Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Quân Sĩ trong cờ Úp - Trang 2
Close
Login to Your Account
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 13 của 13
  1. #11
    Ngày tham gia
    Apr 2011
    Bài viết
    294
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Con sĩ trong cờ úp mạnh gần bằng 1 mã. Nó công không mạnh và k nhanh nhưng k thể cản nó trừ khi sĩ trùng chân. Những đòn phối hợp xe pháo mã có thể thực hiện tương tự với xe pháo sĩ.

    Khi kết hợp với pháo trung lộ bắn rất uy lực. Nếu đối thủ mỏng trung lộ thì cặp pháo sĩ liên kết mạnh k kém gì 1 xe.

    Đặc biệt con sĩ trong cờ úp có khả năng phòng thủ khủng khiếp nếu liên kết được cặp sĩ giằng ở trung tâm. Thường mọi người sẵn sàng phế pháo hoặc mã để hủy cặp sĩ khi có đòn đánh hoặc đã ăn được hàng úp.

  2. Thích LamQuanTuyet, chezz, trung_cadan đã thích bài viết này
  3. #12
    Ngày tham gia
    Apr 2010
    Bài viết
    122
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    (tiếp)

    Sĩ đôi
    Mỗi một Sĩ chỉ kiểm soát được một nửa số điểm trên bàn cờ. Do vậy khi có hai Sĩ sẽ xẩy ra hai trường hợp: chúng có điểm kiểm soát giống nhau (ta gọi là cặp Sĩ trùng) và khác nhau (ta gọi là cặp Sĩ lệch hoặc vênh).

    Điểm mạnh của cặp Sĩ trùng (có thể cùng Sĩ lẻ hoặc cùng Sĩ chẵn) là chúng có thể bảo vệ được nhau (khi đó gọi là Sĩ gánh hay Sĩ giằng), cùng tiến cùng lùi an toàn dù đối phương đứng dầy đặc xung quanh. Người ta hay dùng cặp Sĩ trùng để ngăn chặn một hướng tấn công, khá hiệu quả để chống lại bộ ba Xe Pháo Mã. Nếu chúng lên tấn công sẽ phải cần lực lượng đáng kể để ngăn chặn hay hạ được chúng. Đôi khi cặp Sĩ trùng có thể dìu dắt nhau an toàn, đánh tới tận Cung đối phương mà không cần các quân khác giúp sức. Cờ tàn cặp Sĩ trùng có thể thủ hoà một Xe. Nhược điểm là chúng “chấp” một nửa bàn cờ vì cả hai vẫn chỉ kiểm soát được có một nửa số điểm, giống như một quân.

    Cặp Sĩ lệch (một là Sĩ lẻ, quân kia là Sĩ chẵn) lại có thể quét kín bàn cờ. Lúc này Tướng đối phương chẳng còn chỗ nấp nào yên ổn. Cờ tàn nếu Tốt đối phương không kịp liên kết có thể bị cặp Sĩ này dễ dàng quét sạch. Nhược điểm là cặp Sĩ lệch không thể bảo vệ lẫn nhau. Đối phương có thể truy bắt từng quân Sĩ mà quân kia dù có luẩn quẩn ngay cạnh cũng đành trơ mắt nhìn, không thể bảo vệ người anh em song sinh.

    Từ phần trước ta thấy với bên Trắng cơ hội lật ra Sĩ lẻ là 11/15 gấp 3 lần Sĩ chẵn. Do vậy cơ hội có cặp Sĩ trùng đều là Sĩ lẻ là 11/15 x 11/15 = 121/225 = 0.54 lớn nhất, ra cặp lệch chẵn lẻ là 2 x 4/15 x 11/15 = 88/225 = 0.39 (thực chất là hai cặp chẵn-lẻ và lẻ-chẵn) và cặp Sĩ trùng cùng chẵn là 4/14 x 4/15 = 16/225 = 0.07 hiếm gặp nhất (chỉ bằng 1/8 cặp trùng lẻ). CSDL các ván cờ của chúng tôi cũng khẳng định tỷ lệ này. Như vậy nếu thấy một cặp Sĩ trắng thì bạn có thể giả định nhanh chúng là cặp Sĩ trùng lẻ (hậu phải xét kỹ hơn) vì xác suất là lớn nhất và bạn cần luyện thêm các bài dùng Sĩ trùng để thủ thế và tấn công xuyên tâm đối phương. Hai Sĩ chẵn về bảo vệ Cung là hoàn hảo do chúng rất giống cặp Sĩ trong cờ Tướng. Tuy vậy xác suất hình thành lại khá nhỏ (0.07) nên ít cơ hội có chúng. Một lần nữa xin nhắc lại là Đen sẽ gặp ngược lại: cặp Sĩ thường gặp là cặp Sĩ trùng chẵn.

    Ván 3.6
    Ván cờ dưới của các đấu thủ hạng khá online.



    Đến đây hai bên đã lật được hầu hết quân chủ lực. Trắng đưa được Xe và Sĩ vào gần Tướng đối phương và Pháo Sĩ đe doạ một bên cánh. Bên Đen mặc dù không còn quân nào trong Cung bảo vệ cho Tướng nhưng quân xung quanh lại nhiều và rất mạnh, bao gồm hai Xe bảo vệ nhau, có thể đòi đổi Xe Trắng để giảm áp lực. Hai Mã đen cũng cạnh nhau, cản trở Mã trắng tấn công và bảo vệ một phần Cung, Pháo đen quét đường áp đáy. Ngoài ra hai Xe giả vẫn còn tồn tại bảo vệ hai cánh và Tượng giả bảo vệ được đỉnh Cung.

    Trắng cần đưa thêm lực lượng vào cận chiến mới bẻ gẫy được hàng phòng ngự mạnh và dầy đặc của Đen. Trắng chọn đưa thêm Sĩ.

    24. P6.1! X8.4

    Việc đầu tiên Trắng tìm cách chia tách đôi Xe đen, đề phòng nước đổi Xe và cản luôn một Mã cột 3.

    25. S5.4 B5.1 26. S4.5 X7/1

    Tiến Sĩ để doạ Xe và nhân tiện khi Xe lúng túng chạy vòng quanh đối phó, Trắng tranh thủ đưa quân Sĩ này áp sát Cung. Giờ Trắng đã có đôi Sĩ lệnh sẵn sàng tấn công, đủ sức quét mọi điểm Cung. Chúng lại được Pháo và Xe hỗ trợ đằng sau nên không còn sợ hãi gì.

    27. S3.4 Tg5-6 28. S5.6 M3/4 29. S6.5 P2-5
    30. S4/5 P5-6 31. X4.1 Tg6-5 32. S5.6 1-0

    Các nước tiếp theo đôi Sĩ liên tục “múa”, dồn ép trong Cung Tướng đối phương và cuối cùng phối hợp với Xe chiếu hết.

    Nhìn chung Sĩ có sức mạnh vượt một quân Tốt đã sang sông nhưng còn kém Mã. Sĩ đóng vai trò phòng thủ và tấn công đều hiệu quả. Về tâm lý nó tương tự như Tốt: bị coi thường rẻ rúng nhưng rồi có thể tỏa sáng gây bất ngờ cho mọi bên. Nó làm nên sức mạnh ngầm trong cờ Úp và thường đóng vai trò lớp quân dự trữ nhằm xoay chuyển tình thế.
    (Hết phần Sĩ)


  4. Thích LamQuanTuyet, heodat9202 đã thích bài viết này
  5. #13
    Ngày tham gia
    Apr 2010
    Bài viết
    122
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Sắp tới tôi sẽ post bài cũng về Sĩ trong cờ tàn (cờ tàn có Sĩ). Mời các bạn đón xem

  6. Thích LamQuanTuyet, sapa2015, heodat9202 đã thích bài viết này
Quân Sĩ trong cờ Úp
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68