Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Cờ tàn Sĩ trong cờ Úp
Close
Login to Your Account
Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    Apr 2010
    Bài viết
    122
    Post Thanks / Like

    Mặc định Cờ tàn Sĩ trong cờ Úp

    Cờ tàn là giai đoạn cuối của ván cờ khi cả hai bên còn rất ít quân. Trong thực chiến cờ Úp ta rất ít khi gặp cờ tàn. Số liệu từ Cơ sở dữ liệu (CSDL) các ván cờ cao cấp của chúng tôi cho thấy chỉ có 0.5% số ván đến được cờ tàn có từ 8 quân trở xuống. Với cờ Tướng, tuỳ theo cách tính số quân tàn cuộc (tính toàn bộ hoặc chỉ tính quân tấn công, bỏ qua Sĩ Tượng) thì tỷ lệ số ván có tàn cuộc nhiều hơn từ 50 đến vài trăm lần.

    Tuy ít gặp nhưng chúng ta vẫn cần học tàn cuộc. Đơn giản là tàn cuộc dậy người ta chơi cờ. Chỉ khi nắm vững đặc tính các quân cờ, cách kết hợp và điều binh khiển tướng một nhóm quân nhỏ ta mới thuần thục điều binh khiển tướng một bàn cờ đầy đủ quân. Trong các ván cờ cũng thường xuyên xẩy ra tình huống chỉ một nhóm quân nhỏ được liên tục điều động tấn công và đối phương cũng chỉ vận động một nhóm nhỏ ra chống đỡ. Các quân khác tạm thời thừa. Nói cách khác người chơi đang liên tục chơi các ván cờ nhỏ, thậm chí là các tàn cuộc nhỏ trong một bàn cờ lớn. Cờ Úp vẫn là một thứ cờ "trẻ" chưa chín muồi về nhiều phương diện. Cùng với thời gian nó sẽ liên tục được người chơi nghiên cứu và hoàn thiện. Khi có thêm hiểu biết các ván cờ sẽ trở nên ngày càng dài và càng cân bằng, điều đó dẫn tới tỷ lệ các ván tàn cuộc tăng nhiều.

    Trong mục này ta sẽ đi sâu vào một số tàn cuộc Sĩ, trích từ Phần Tàn cuộc của cuốn sách "Cờ Úp Cơ Bản" của tôi. Để viết phần này tôi đã dựa vào các kiến thức thu được từ hai nguồn chính: kinh nghiệm tàn cuộc từ cờ Tướng và từ Cơ sở dữ liệu tàn cuộc (CSDL TC) cờ Úp. Ta không thể dựa vào cờ tàn thực chiến vì số ván quá ít và cũng không thể dựa vào nguồn sách vở nào (không có). CSDL TC là do máy tính tính toán tạo ra, nó chứa mọi thế cờ và kết quả cờ tàn. Nó hoạt động giống như một từ điển, đưa cho nó một thế cờ nó sẽ tra cho biết thế cờ đó là thắng, hoà, thua và thắng/thua trong bao nhiêu nước. Cho đến nay tôi đã có CSDL TC của mọi tàn cuộc 6 quân (chứa hơn 700 tỷ thế cờ). Bằng cách nghiên cứu các dữ liệu trong CSDL TC tôi có thể tổng quát hoá thành cách kiến thức chơi tàn cuộc mà ít nhiều còn lạ lẫm với chúng ta.

  2. Thích dungsaigon, heodat9202, tonetone đã thích bài viết này
  3. #2
    Ngày tham gia
    Apr 2010
    Bài viết
    122
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    1. Đơn Sĩ
    Một Sĩ (dù chẵn hay lẻ) thắng được một Tướng trơ trụi, nhưng hoà nếu đối phương còn một quân khác. Nguyên tắc chơi khá đơn giản và giống với cờ tàn đơn Mã, dùng Sĩ khống chế cột Tướng đối phương, có thể là điểm giữa, có thể là điểm trên và dưới, từng bước trục xuất Tướng ra khỏi lộ giữa, điều Tướng (bên Sĩ) chiếm cột giữa rồi khống chế nốt cột còn lại để thắng cờ. Khác với Mã do chân Sĩ ngắn hơn, khi nhập Cung đối phương phải cần Tướng hỗ trợ, tránh đối phương đuổi ngược lại.

    Ván 1: Đơn Sĩ thắng Tướng.


    1. S7.6 Tg.1
    2. Tg.1 Tg/1
    3. S6.5 Tg.1
    4. S5.4 Tg-4
    5. Tg-5 Tg/1
    6. S4.5 1-0


    2. Sĩ chống Tốt
    Một Sĩ lệ hoà với một Tốt. Tuy vậy bên nào cũng có thể thắng nếu có cơ hội ăn được quân đối phương. Hình dưới do Tướng và Tốt quá gần nhau nên Sĩ có thể khống chế cả hai, rồi bắt được Tốt dẫn đến thắng cờ.

    Ván 2: Đơn Sĩ khéo thắng đơn Tốt.

    1) S7.8 Tg.1
    2) Tg.1 Tg/1
    3) S8.7 Tg.1
    4) S7.8 Tg/1
    5) S8.7 Tg.1
    6) S7.8 Tg/1
    7) Tg.1 Tg.1
    8) S8/7 thắng

    (còn tiếp)

  4. Thích tonetone đã thích bài viết này
  5. #3
    Ngày tham gia
    Apr 2011
    Bài viết
    294
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Mình có nói từ lần trước là sĩ giống mã mà. Thủ mạnh hơn mã nhưng công yếu hơn.
    Mã kị tượng, sĩ kị mã.

  6. Thích chezz đã thích bài viết này
  7. #4
    Ngày tham gia
    Apr 2010
    Bài viết
    122
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    3. Sĩ chống Tượng

    Giống Mã chống Tượng bên cờ Tướng, cờ tàn này là lệ hoà. Và cũng giống cờ Tướng thi thoảng bên Sĩ có thể thắng được nếu Tướng và Tượng đối phương cùng bên và Sĩ gần đó khống chế được cả hai dẫn đến ăn Tượng và thắng cờ.


    Ván 3: Sĩ khéo thắng một Tượng.



    1) Tg.1 Tg/1
    2) S7.8 T2.4
    3) S8.7 Tg.1
    4) Tg-6 Tg-5
    5) S7/6 Tg-4
    6) Tg.1 Tg/1
    7) Tg-5 Tg.1
    8) S6.7 thắng


Cờ tàn Sĩ trong cờ Úp

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68