Khi một kỳ thủ còn trẻ, còn đang ở đỉnh cao và thi đấu chuyên nghiệp thì không nên dạy cờ; nếu dạy cờ thì trình độ sẽ chững lại ( không dám nói là sẽ bị tụt so với chính bản thân )
Tại sao vậy?
Vì khi kỳ một kỳ thủ đứng ở vị trí người dạy cờ cho các người chơi cờ thì kỳ thủ - người dạy cờ này sẽ phải tìm các khai cuộc căn bản nhất, thông dụng nhất... rồi nữa, khi đến một hình cờ thì có thể xảy ra 8, 9 biến và tại đây với tâm lí là người dạy cờ thì kỳ thủ - người dạy cờ sẽ gạt ngay 2, 3 biến không thông dụng. Lại bỏ qua biến phức tạp. Còn 4, 5 biến thì lại hướng người học cờ chỉ nên theo 2, 3 biến và kì thủ - người dạy đó cho rằng toàn diện và tâm đắc nhất.
Kì thủ trẻ tuổi - người dạy cờ lâu ngày sẽ mất đi sự sáng tạo trong não bộ và mất đi cái tinh túy của việc chọn biến lạ làm hoảng hốt đối phương và mất đi cái tìm tòi sáng tạo của kì thủ - nghiên cứu cờ.
Lại nữa, những kì thủ trẻ tuổi - dạy cờ dần dần sẽ rơi vào bám chấp việc đặt nặng Khai cuộc và Trung cuộc do đó chơi tàn cuộc sẽ ngày càng kém đi. Đó gọi là luyện chiêu thức quá nhiều làm giảm nội lực nên khi thi đấu đỉnh cao gặp các đối phương đưa về tàn thường bị thua nhiều hơn thắng.
Lại nữa, những kì thủ - người dạy cờ sẽ luôn có cảm giác căng cứng khi giao lưu, sẽ lựa chọn giao lưu vì e ngại bị thua làm người học mất niềm tin do đó ngày càng ít cọ xát thực tế.
Vậy khi nào thì nên dạy cờ?
Những kì thủ bước tới tuổi 50, ngoài 50 đã và khá đầy đủ kinh nghiệm thực chiến và bắt đầu giảm dần thi đấu chuyên nghiệp thì lấy các kiến thức, các kinh nghiệm thực chiến của mình để dạy cờ. Hoặc những kiện tướng từ bỏ thi đấu chuyên nghiệp để chuyển hẳn sang dạy cờ chuyên nghiệp.
Vậy nên, các kì thủ trẻ đang tầm 18 tuổi đến 40 tuổi đang muốn thi đấu chuyên nghiệp hãy nên lấy nghiên cứu và có xát làm hàng đầu, có nghiên cứu, có cọ xát mới hiểu được câu: Biến không mạnh nhưng bất ngờ mới làm nên sự nghiệp.