Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Tản mạn về cờ tướng và kiếm hiệp
Close
Login to Your Account
Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jan 2020
    Bài viết
    12
    Post Thanks / Like

    Mặc định Tản mạn về cờ tướng và kiếm hiệp

    Cờ tướng và kiếm hiệp cổ trang là hai thứ văn hóa đặc sắc của văn hóa Trung Quốc. Ở Việt Nam, hai thứ này cũng được yêu thích và dường như có sự liên quan nhất định, rất nhiều danh thủ của chúng ta được đặt biệt danh theo những nhân vật nổi tiếng trong truyện kiếm hiệp như tây độc, tinh tú lão quái, bạch mi ưng vương, quang minh tả sứ, đại lực thần ma,... Chắc hẳn nhiều anh em chơi cờ cũng có đam mê về kiếm hiệp nên mình xin mạn phép so sánh về những thế trận trong cờ và những môn võ công trong kiếm hiệp Kim Dung. Cờ tướng có đường lối chính quy, đường lối giang hồ thì võ công trong kiếm hiệp cũng có những môn võ chính phái và tà phái. Chúng ta hãy cùng thử so sánh những thế trận hậu thủ chống pháo đầu với võ công của một nhân vật sở hữu cả tuyệt học của cả chính phái và tà phái, đó là Trương Vô Kị, nhân vật chính trong truyện Ỷ thiên đồ long ký.
    1. Cửu dương chân kinh.
    Đây là môn nội công chí cao vô thượng được nhắc đến trong tác phẩm của nhà văn Kim Dung. Lúc đầu môn võ công này được cho là viết bởi Đạt Ma sư tổ của Thiếu Lâm, nhưng sau đó Kim Dung đã sửa lại, do một nhà sư chùa Thiếu Lâm, trong một lần đấu rượu thắng tổ sư phái Toàn Chân là Vương Trùng Dương nên được mượn đọc cửu âm chân kinh, từ đó kết hợp nguyên lý đạo gia trong cửu âm với nguyên lý phật gia ông tu được tạo nên một bộ chuyên dùng luyện nội công là cửu dương chân kinh. Chỉ có hai người lĩnh hội được toàn bộ cửu dương chân kinh là Giác Viễn thiền sư (sư phụ của Trương Tam Phong) và Trương Vô Kị, ngoài ra thì Trương Tam Phong, Quách Tương và Vô Sắc thiền sư mỗi người lĩnh hội được một phần. Khẩu quyết nổi tiếng nhất được nhắc đến trong cửu dương chân kinh đó là:
    Dẫu cho người có hung hăng,
    Chẳng qua gió mát thổi ngang núi này.
    Dẫu cho người có ngang tàng,
    Khác gì trăng sáng giãi tràn sông sâu
    Nghĩa là mặc kệ cho đối thủ hung hăng tấn công, mình cứ không chống cự, coi như không có gì, hơi giống lối chơi "ở nhà ưu thế" của anh Điệp . Trong phần cuối của truyện Thần điêu đại hiệp, Tiêu tương tử trộm sách và bị team thần điêu bắt gặp, trong lúc đường cùng quẫn chí đã một chưởng dốc toàn lực đánh vào Giác Viễn thiền sư, lúc này tất cả các cao thủ đều lo lắng cho ông, ông vốn không biết võ công, chẳng né tránh hay chống đỡ được nhưng nội công tu luyện đã đến mức tòng tâm sở dục, kết quả là Tiêu tương tử bị phản damage bay mất xác, trường hợp tương tự là khi Trương Vô Kị chấp nhận chịu 3 chưởng của Diệt tuyệt sư thái để giải cứu giáo chúng của ngũ hành kỳ. Để so sánh với Cửu dương chân kinh, chúng ta có thể liên tưởng tới thế trận hậu thủ phản cung mã. Đây là thế trận thiên về đối kháng hơn là cạm bẫy, lối đánh phi thắng tất hòa, phòng ngự chủ động nên nhiều cao thủ khi đi hậu chỉ cần hòa hay dùng để chống lại pháo đầu, dễ thấy nhất chính là ngoại tinh lai khách (chỉ có điều hay thua ).
    2. Càn khôn đại nã di
    Đây là môn tâm pháp trấn gia chi bảo của Minh giáo được lưu truyền từ Ba Tư sang trung thổ, tâm pháp này cực kỳ tinh thâm ảo diệu nhưng nổi bật nhất là khả năng hóa giải, phản kích kình lực ngược lại đối thủ. Trận đánh thể hiện sự bá đạo nhất của Càn khôn đại nã di có lẽ không thuộc về Trương Vô Kị (người luyện tới đẳng cấp tuyệt cao của nó) mà thuộc về Dương Tiêu, người mới chỉ luyện được 2 thành mà đã có thể một mình cân cả Vi Nhất Tiếu cùng tứ tản nhân trong khi võ công của ông vốn chỉ nhỉnh hơn Vi Nhất Tiếu một chút. Chúng ta có thể thấy nét tương đồng của Càn khôn đại nã di với thế trận bình phong mã phòng thủ pháo đầu. Thế trận này có thể phòng ngự vững chắc trước các thế công vũ bão của đối phương ngoài ra cũng ám phục nhiều cạm bẫy, phản đòn lợi hại. Nếu càn khôn đại nã di cần phải vận kình sử lực cực kỳ tinh vi ảo diệu nếu không rất dễ tẩu hỏa nhập ma thì bình phong mã cũng rất cần cẩn trọng, chính xác trong từng nước đi, chỉ cần đi sai một nước rất có thể dẫn đến thua thảm ngay tại khai cuộc (đặc biệt là trong những trận bình phong mã hiện đại tiến tốt 7)
    3. Võ công trên thánh hỏa lệnh
    Lộ võ công này do Sơn Trung lão nhân, một tên ma đầu khét tiếng ở Tây Vực sáng tạo nên, chủ yếu dựa vào sự kỳ quái của những chiêu thức để gây bất ngờ và khó khăn cho đối thủ. Lần đầu đối mặt với Phong vân tam sứ Ba Tư, Tạ Tốn, hiểu biết võ công uyên bác lại sở hữu thêm Đồ long đao còn Trương Vô Kị lúc này đã sở hữu nhiều tuyệt học như Cửu dương chân kinh, Càn khôn đại nã di và bộ đôi Thái cực lại được Trương Tam Phong chỉ điểm nên trở nên cực kỳ thuần thục vậy mà vẫn gặp cực nhiều khó khăn, ngoài ra Trương giáo chủ nhân hậu, dễ bị lừa nên tí thì bỏ mạng, may nhờ có Triệu Mẫn dùng Ỷ thiên kiếm tung ra 3 chiêu sát thủ mới thoát chết. Sau này, trong lần đi phượt với gấu, thì bị bốn ông chú phái Võ Đang bắt gặp, tình ngay lý gian, Trương Vô Kị đã phải sử dụng lộ võ công này để đối phó. Nên biết lúc này tứ hiệp đã được Trương Tam Phong truyền thụ Thái cực quyền và kiếm, trước đó mỗi người đều đã tu luyện một pho võ công trong Chân võ thất tiệt trận nên bốn người liên thủ thực lực không thể xem thường. Trương Vô Kị sử dụng võ công trong thánh hỏa lệnh là bất đắc dĩ nhằm tránh bị lộ thân phận nhưng sự tình cờ đó lại trở nên cực kỳ hữu dụng, sau khi khống chế xong bốn ông chú, chính chàng cũng phải tự nhủ "Nếu ta không học được môn võ công cổ quái này, để có thể chống trả được bốn vị sư bá sư thúc liên thủ tấn công, thực không phải là chuyện dễ". Có rất nhiều trận pháp giang hồ để đối phó với pháo đầu nhưng giống võ công trong thánh hỏa lệnh nhất chính là đòn uyên ương pháo (tây tạng quyền). Thế trận này hành quân quái dị, khó lường, nhiều nước đi tưởng như mất nước nhưng lại ám phục nhiều cạm bẫy sâu xa rất giống với đường lối ma đạo của võ công trong thánh hỏa lệnh, đặc biệt hữu dụng trong tình thế khó khăn như chấp 2,3 tiên. Tuy nhiên võ công tà đạo thường sở hữu những nhược điểm nhất định. Trong lần thứ 3 đại chiến với Kim cang phục ma khuyên, lúc này vợ hụt Chu Chỉ Nhược đã lòi đuôi chuột ra là võ công gà mờ,đánh hòa được Du Liên Châu chẳng qua nhờ những chiêu thức quái dị chứ gặp một Độ thì như gà thấy cáo, Trương Vô Kị mới thầm kêu khổ đành dốc sức một mình cân lại tam độ. Bộ võ công chàng sử dụng đầu tiên chính là pho võ công Ba Tư cổ quái khắc trên thánh hỏa lệnh. Thế nhưng pho võ công này quá nửa là tà ma ngoại đạo còn Kim cang phục ma khuyên lại là trận pháp tinh diệu của nhà phật để hàng phục tà ma, vậy nên trong đầu võ lâm chí tôn lúc này ma đạo hoành hành, suýt bị tẩu hỏa nhập ma, khi đó 3 nhà sư chẳng cần làm gì, tự chàng sẽ nhảy dây múa quạt cho đến chết. May thay Tạ Tốn nghe thấy tiếng cười ma quái của nghĩa tử nên đã tụng kinh kim cương, đẩy lùi ma khí trong đầu chàng, giúp chàng tỉnh ngộ, dốc tâm đấu tiếp, dùng những tuyệt học chính tông còn lại để đấu hòa ba vị thần tăng. Điều này rất giống khi uyên ương pháo gặp cao thủ chính đạo sẽ dễ dàng lâm đến tình trạng bí cờ, đối phương chưa cần tấn công thì phía bên cánh trái quân đã lâm vào tình trạng bế tắc, khó triển khai dẫn đến thua cuộc.

  2. Thích Tuank75, Alent_Tab đã thích bài viết này
  3. #2
    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    1,328
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    trước thích mấy truyện này nhưng về sau cho cũng ko thèm đọc. vì toàn xạo lồn cả thôi. võ nghệ thì cứ ra vào dưới nhưng trăm vạn quân như chỗ không người. vừa xem võ sĩ tàu bị đấm ứ hự sau mấy giây. khoa học công nghệ thì toàm cóp còm cọp mạnh cái gì.

  4. #3
    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    1,328
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    a quên phải vào like cháu Oggy cái. ko còm thế lại nghĩ chú ko đồng quan điểm. đọc bài biết cháu cũng học hành đến nới đến chốn cờ đánh cũng nuột nữa. Oggy là con rùa trong bộ phin kinh điển phải ko he he!

  5. #4
    Ngày tham gia
    Jan 2020
    Bài viết
    12
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    mèo mà bác, còn ý kiến cá nhân thì mỗi người một sở thích ai nói gì đâu?

  6. Thích Alent_Tab đã thích bài viết này
  7. #5
    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    1,328
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    hình như ông Rùa vì con gái chú nó hay để chữ ký ở mấy trang cá nhân nó!

    còn diễn đàn thì mỗi người quan điểm mà. có khi phải 100 năm sau mới biết ai đúng ai sai phải không?

    trước xem phin chưởng người gì bay như chim. Lý Tiểu Long báo thù cho sư phụ, kiểu là cứ bị thua về tập tành sau ra đòn cái đối thủ đi tây trúc. giờ gét phim truyện tàu rồi. nhưng ở trên này nhiều người thần tượng thì sao? nên cứ vào sory cái he he!

Tản mạn về cờ tướng và kiếm hiệp

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68