Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
"Chuyện" nhặt
Close
Login to Your Account
Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 25

Chủ đề: "Chuyện" nhặt

  1. #1
    Ngày tham gia
    Jun 2010
    Bài viết
    348
    Post Thanks / Like

    Mặc định "Chuyện" nhặt

    Hôm trước vào facebook tự dưng lại thấy bài của ông bạn sống cạnh nhà. Đọc xong thấy cũng có chút gì đó đáng để suy nghĩ .

    Tập làm người nhà quê


    Người quê - Người phố.

    Cho đến bây giờ, Chich cũng chưa thể xác định được khái niệm nào đang gắn với mình: “Người thành phố” hay “Người nhà quê”?

    Nói Chich là người thành phố thì cũng chả phải vì Chich sinh ra ở quê, bố mẹ Chich, ông bà Chich, họ hàng Chich đều là người nhà quê. Chich lớn lên dưới những cây mít, những đống rơm, những mùi của đồng ruộng.

    Nói Chich là người nhà quê chắc nhiều người cũng không đồng ý vì Chich đang sống trên thành phố. Đang có trong mình những cái lạnh lùng, vô cảm của người thành phố. Hàng ngày Chich đi làm như một cỗ máy, vẫn hít đều bụi và khói xăng. Cũng đã quen với cảnh tắc đường, quen với ồn ào, xô bồ, vội vã, lố lăng và cũng đã học được một chút cái cách để mình trở nên sang trọng, lịch sự trước mắt mọi người.

    Bước chân theo bố mẹ lên thành phố từ hồi 3 tuổi, suốt thời gian Chich sống ở cái nơi xe cộ tấp nập, nhà cửa san sát đó, Chich chỉ thấy người ta tập làm “người thành phố”, cấm có thấy ai tập làm “người nhà quê” bao giờ.

    Tập thành người phố

    Chich đã chứng kiến đủ kiểu tập làm người thành phố của đủ kiểu người. Bắt đầu từ thời sinh viên. Nếu ai tinh ý một chút sẽ thấy những cô sinh viên của năm thứ nhất khác rất nhiều so với những bà chị năm thứ ba, thứ tư.

    Họ khác từ vẻ bên ngoài, khác màu tóc, khác quần áo. Tập làm người thành phố, có nghĩa là họ sẽ về quê thưa đi. Bắt đầu nhìn chính mẹ mình bằng con mắt xa lạ dần. Khó tin, nhưng có thật đấy.

    Chich có biết hai chị em nhà nọ. Lên thành phố được 4 năm, mà khi về quê họ không dám vào WC của nhà mình vì chê nó hôi thối. Cứ mỗi lần về quê là hai chị em lại sang nhà cô chị hang xóm “hái hoa” hay “đi vũ trụ” nhờ. Bố mẹ cố lắm cũng không thể xây được WC tự hoại vì tiền còn để nuôi hai cô ăn học trên phố. “Người thành phố” sạch quá. Mỉa mai thay!

    Lại có những kẻ muốn mình là “người thành phố” mà cố tình quên đi nguồn gốc của mình. Có những kẻ chật vật “mò mặt” ra thành phố, sống trong khu nhà trọ thấp lè tè của những người nhập cư mà khi về quê, họ huênh hoang không tưởng. Ở thành phố có đói vàng mắt ra nhưng khi từ thành phố về, cũng phải quần nọ, áo kia, phải mượn cho đủ bộ về khoe mẽ với người làng.

    Họ ném những cái nhìn dè bửu, những cái cười nửa miệng, những cái nhăn mặt khó chịu vào chính nơi họ đã sinh ra. Họ nghĩ họ là “người thành phố” mà! Họ kể về những phố nọ, ngõ kia trên thành phố. Họ kể về những bữa nhậu hàng triệu bạc. Họ bắt đầu so sánh từ ăn, mặc, ở đến chuyện đi tiểu tiện. Và, trong bất cứ ví dụ so sánh nào, họ cũng không quên nói vài câu tôn vinh “người thành phố”.

    Tập làm “người thành phố” là bắt đầu tập đối phó với những gian xảo, lừa lọc. Đối phó xong biết gian xảo và lừa lọc là vừa.

    Tập làm “người thành phố” là bắt đầu tập cách vô cảm trước những chuyện của người khác. Chich thấy buồn lắm, buồn khi thấy khu tập thể nhà thằng bạn Chich, người ta sống với nhau sát vách mà không biết nhau. Hàng xóm có người mất mà sáng ra người ta vẫn đi làm, tối về vẫn nghe nhạc như thường ngày.

    Tập làm “người thành phố” là phải biết nói ra các cụm từ “tham như nông dân” (trong khi bố họ là nông dân), “con nhà quê”, “hai lúa”... Tập làm “người thành phố” là phải biết tỏ thái độ lạ lẫm trước cái cuốc, cái cày, cái sàng, cái mẹt (thứ mà trước kia quá quen thuộc với họ), phải tập quên tát nước, gặt lúa, nhổ mạ (những việc mà trước đây, ngày nào họ cũng làm).

    Giờ Chich đang ở điểm giao thoa “nửa quê, nửa tỉnh”, ‘giở ông, giở thằng”. Chich quyết định tập làm “người nhà quê” để sống tình cảm hơn, để thật thà, để chịu khó, để biết quý đồng tiền hơn. Chich sợ cái kiểu học đòi làm “người thành phố” lắm rồi.
    Tập làm người thành phố là phải biết vô cảm!

    Rũ áo phong sương trên gác trọ.
    Lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    3,456
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    tại sao người thành phố cứ phải bị gán cho những định kiến kiểu sống vô cảm,thích đồng tiền nhỉ có phải vì cách thể hiện tình cảm của người thành phố ko bị cái thiếu thốn làm người khác cảm động nên người ta cố tình lờ đi chăng

    nói thật đọc mấy bài kiểu này nhàm vãi ra con các ông các bà từ quê lên biến chất,là do ai? sao cứ phải đổ lỗi cho người thành phố chúng tôi cũng phải đi học,đi làm.thu nhập của chúng tôi cao hơn 1 chút,chúng tôi diện 1 chút thì là lỗi của chúng tôi ah các bạn đáng trách vì các bạn cố để giống chúng tôi,nhưng văn hóa,thẩm mỹ.... là đúc kết của cả 1 quá trình 2-3 chục năm chúng tôi sống ở môi trường thành phố mà thành.đâu phải sau 2-3 năm ít ỏi các bạn cọp py lại y chang,để rồi trở thành những phiên bản kệch cỡm thì là lỗi của chúng tôi ah? nói thật người thành phố chúng tôi chả thích chơi cùng mấy người như thế, uh chúng tôi kiêu,chúng tôi chảnh đấy có sao ko?

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    42,591
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Cứ comment đê , vụ này mợ thú , tối mợ rảnh mợ chém bão cho xem !!!
    Lần sửa cuối bởi trung_cadan, ngày 12-07-2012 lúc 12:23 PM.
    CÓ CHỖ ĐỨNG , CỨNG CHỖ ĐÓ

    Đăng Ký tham gia Học cờ trực tuyến - Học cờ online - Cơ hội nâng cao kỳ nghệ cùng kiện tướng quốc gia Vũ Hữu Cường , Bình luận viên kiêm nhà tổ chức Phạm Thanh Trung :


    CHAT ZALO : 0935356789



    Website học cờ trực tuyến : http://hocco.vn/



  4. #4
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Đang ở
    Hà Nội
    Bài viết
    6,491
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Themgaidep cũng nhặt được 1 bài trên báo, sưu tầm lại để các bác đọc chơi.


    Ứng xử với người quê ra phố

    - Người quê ra phố đôi khi mang theo những nếp sinh hoạt rất "dị" như khạc nhổ, cho chân bẩn lên giường, không tắt máy lạnh, ăn to nói lớn... Xử sự thế nào cho phải phép nhất khi có thể đó chính là người thân. Người trong cuộc và chuyên gia nói gì về việc này?

    Bà Nguyễn Thị Thông (xã Ngư Lộc, tỉnh Thanh Hóa): Thói quen thì không thể bỏ ngay

    Ở quê tôi việc khạc nhổ thậm chí là đi tiểu tiện ở ngoài sân, vườn là chuyện bình thường. Nếp sống đó trở thành thói quen từ rất lâu. Khi ra thành phố, tôi thực sự cảm thấy bí bách và không thoải mái chút nào. Khạc nhổ, đi vệ sinh đều phải vào một nơi nhất định. Nhà chỉ có mấy chục mét vuông ra ra, vào vào, nhiều khi muốn khạc nhổ cũng khó, thậm chí thò cổ ra đường nhổ nước bọt có khi cũng bị người đi đường người mắng nhiếc.

    Tôi nghĩ việc khạc nhổ chẳng phải là hoàn toàn xấu. Ví dụ, khi tôi ở quê, nếu nhà có khách, tôi muốn khạc nhổ thì tôi sẽ lịch sự đi ra vườn, khạc xong thì vào, cũng giống như người thành phố đi vệ sinh thôi. Nhưng thói quen đó đem ra thành phố thì không hợp, bởi sự khác biệt về không gian sinh hoạt. Mà đã là thói quen thì không thể bỏ ngay tức khắc được.



    Người quê ra phố đôi khi mang những nếp sinh hoạt không phù hợp. (Ảnh minh họa)


    Anh Nguyễn Thanh Sơn (Văn Quán, Hà Nội): Người nhà quê "khó bảo"

    Vợ chồng tôi vừa đón cô họ ở quê ra chơi chưa đầy một tuần lễ mà cảm thấy như bị tra tấn. Trước khi đi làm tôi đã dặn cô ấy khi đi ra ngoài phải đóng cửa cận thận, đi vệ sinh phải dội nước, lau bồn sạch sẽ thế mà khi đi làm về nhà cửa như nhà hoang, đồ đạc bầy ra bẩn nhơ nhuốc khắp nhà. Do máy điều hòa bật cả ngày, sử dụng quá tải nên khi tôi về nhà máy bốc mùi khét lẹt. Xấu hổ nhất là hôm có vợ chồng anh bạn cùng cơ quan đến chơi.

    Lúc ngồi vào mâm, cô ấy hỏi chuyện họ tới tấp, không để cho họ nói câu gì. Vừa ăn vừa nói phùng má trợn mắt, bắn cả thức ăn vào họ. Vợ chồng tôi ngượng chín cả mặt, muốn chui luôn xuống đất lúc đó.

    ThS ĐỗThị Hương Thảo (giảng viên bộ môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội: Văn hóa kẻ chợ

    Trong xã hội hiện nay có nhiều cách ứng xử khác nhau trước những hành động của người nhà quê khi ra thành thị. Chúng ta có thể phân chia thành 2 nhóm. Nhóm coi thường những thói quen xấu của người ở quê và nhóm cảm thông trước những thói quen xấu của họ. Nó phụ thuộc vào trình độ văn hóa của từng người, không phải ai cũng văn minh, lịch sự hiểu và thông cảm với những thói quen xấu của người ở quê. Trước những hành động mang phong cách đặc sệt của người nhà quê, ngay tại nhà mình như khạc nhổ, cho chân bẩn lên giường, không tắt máy lạnh, ăn to nói lớn... những người hiểu biết, biết cảm thông thì họ sẽ nhẹ nhàng nhắc nhở.

    Đối với những người thành phố biết thông cảm, khi có người ở quê ra chơi, chủ nhà sẽ dẫn họ đi một vòng quanh một lượt. Hướng dẫn họ cụ thể từng khu vực như nơi ăn nghỉ, vệ sinh... Có thể họ chưa biết sử dụng các thiết bị đắt tiền, hiện đại đó thì phải hướng dẫn tỉ mỉ cách sử dụng. Có thể một lần chưa được thì phải vài lần khắc sẽ quen và biết dùng. Nhưng rõ ràng không phải ai cũng có được suy nghĩ và ứng xử nhẹ nhàng như vậy.

    Nhiều người ở phố "nửa mùa" mới ra phố đã có thái độ khinh thường, dè bỉu người ở quê. Tuy vậy cũng không thể khẳng định cứ người ở phố lâu thì họ văn minh, lịch sự hơn người mới ở quê ra phố sống mà quan trọng vẫn là cách ứng xử của mỗi người. Vì xét cho cùng về lịch sử văn hóa thì dù người nhà quê hay người sống ở thành thị đều từ người nông dân mà ra. Kể cả văn hóa Thăng Long cũng đều là văn hóa kẻ chợ nên có sự hội nhập và hòa tan.

    Đức Lợi (Thực hiện)
    "Không có phụ nữ xấu, chỉ có người không biết rằng mình rất xấu mà thôi!"

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    Simaica
    Bài viết
    2,061
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Cá nhân mình đánh giá bây giờ
    - Người quê không còn quê nữa mất các bản chất tốt đẹp vốn có như thật thà, chất phác, tình đồng hương vv.. mà thêm vào đó là tính lọc lừa dối trá, hão danh học đòi
    - Người Thành phố giờ kém văn minh hơn thời còn thuộc Pháp, đi ăn vừa đi vừa xỉa răng, ăn tục nói phét, Không đi về chiều sâu, có tiền không biết chơi, chơi các thú tầm thường rẻ tiền háo danh
    Bản thân mình không để ý đến quê hay tỉnh gì hết trơn
    Người nào đẳng cấp biết cư xử, có văn hóa, chơi đẹp là ok còn bye bye hết dù có ở đâu cũng vậy.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    11,749
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Về quê tán gái vớ vẩn trai làng uýnh chít , sợ mỗi mấy bác "cà phê" chuyện này thoai, manh động không chịu nổi .

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    Simaica
    Bài viết
    2,061
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Mình có thằng bạn quen, trúng chứng khoán mấy năm trước có tiền rước về nhà đủ thứ, thảm trải nhà, sinh bệnh nuôi cá cảnh cho hợp phong thủy, găn trên người nào Rolex hơn 10 ngàn $, giày ý gần ngàn, sơ mi ... ngồi uống diệu anh em nó khoe này nọ như lợn cưới cái ao mới, đú má nhìn con rolex thằng này đeo mình lướt qua phát biết ngay hàng đểu, sơ mi đồ tào, chơi thế chơi làm loz gì?
    Có tý tiền nó đầu tư học mấy khóa Enlish, đầy tư con cái học đàn piano còn nói được
    Đây suôt ngày gái mú toàn con bẩn tưởi, ăn mặc quần xung đột với áo từ mày sắc đến kích cỡ
    Mà giờ nhiều người như vậy thế mới hay ke ke

  8. #8
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Đang ở
    Hà Nội
    Bài viết
    6,491
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi 6789 Xem bài viết
    Về quê tán gái vớ vẩn trai làng uýnh chít , sợ mỗi mấy bác "cà phê" chuyện này thoai, manh động không chịu nổi .
    Chắc bác 6789 có nhiều kinh nghiệm xuơng máu vụ này rùi ha...
    "Không có phụ nữ xấu, chỉ có người không biết rằng mình rất xấu mà thôi!"

  9. #9
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    11,749
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi laototphilao Xem bài viết
    Mình có thằng bạn quen, trúng chứng khoán mấy năm trước có tiền rước về nhà đủ thứ, thảm trải nhà, sinh bệnh nuôi cá cảnh cho hợp phong thủy, găn trên người nào Rolex hơn 10 ngàn $, giày ý gần ngàn, sơ mi ... ngồi uống diệu anh em nó khoe này nọ như lợn cưới cái ao mới, đú má nhìn con rolex thằng này đeo mình lướt qua phát biết ngay hàng đểu, sơ mi đồ tào, chơi thế chơi làm loz gì?
    Có tý tiền nó đầu tư học mấy khóa Enlish, đầy tư con cái học đàn piano còn nói được
    Đây suôt ngày gái mú toàn con bẩn tưởi, ăn mặc quần xung đột với áo từ mày sắc đến kích cỡ
    Mà giờ nhiều người như vậy thế mới hay ke ke
    Thật ra cái này gọi là trưởng giả học làm sang thôi, mình có nghe câu này:" Buồn vui nhìn nét mặt, sang hèn coi cốt cách. Xem bói như vậy cho 100 người trúng cả trăm luôn" , học làm người sang giàu nó cần phải là 1 quá trình rất rất dài.... Nếu địa vị mình bây giờ bỗng dưng giầu có cũng phải thay hết, "giầu đổi bạn, sang đổi vợ" mà ... Đang chân đất mắt toét thì cứ vàng ta chát đầy vào người, đang ăn mặc lòe loẹt thì sẽ đổi gu com lê cà vạt, búng thêm cái anh kính trắng cho cái mẹt đỡ gian ác như hai mợ 123456 và Jayjay, mặc đồ body trông dâm dật khậm khật như mợ Bakjen ...Chỉ để, cho nó soang thôi
    Lần sửa cuối bởi 6789, ngày 12-07-2012 lúc 12:49 PM.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    Simaica
    Bài viết
    2,061
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Để nên đẳng cấp phải tích tụ qua nhiều đời, học ăn học nói học gói học mở, không phải tự nhiên học cái thành tài luôn được.
    Nói như bác 6789 là để ý cốt cách chuẩn luôn
    Người lấm la lấm lét, không dám nhìn thằng vào mặt người khác dù có trát vàng vào người vẫn nhận ra là xuất phát điểm y thế nào rồi

"Chuyện" nhặt
Trang 1 của 3 123 CuốiCuối

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68