Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Những bài viết hay về cờ tướng. - Trang 2
Close
Login to Your Account
Trang 2 của 9 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 84
  1. #11
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    431
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Bài báo sặc tính lý thuyết. Khác nào bảo các ông chồng tập thêu thùa, nấu nướng, điệu đà để hút vợ.

    Bản chất nam, nữ trời cho là vậy rồi. Ông chồng ghiền cờ, bà vợ không thích cờ thì có học kiểu gì cũng chẳng gây ngạc nhiên cho chồng được (không tập trung, không hứng thú để học)

    Chưa kể về tâm lý, đàn ông thích phụ nữ đẹp (có khi chỉ thích thế thôi), ông nào ghiền cờ mà thấy các em biết chơi cờ lại càng tò mò thích thú, chứ với vợ nhà thì chưa chắc việc thạo cờ lại gây hào hứng ngạc nhiên cho các ông. Nhiều ông giỏi cờ lại rất sợ vợ cũng ghiền cờ vì thấy có vẻ bệ rạc sao đó. Đôi khi vợ chồng không thích cùng nghề, cùng sở thích nhiều quá đâu.
    Thức đêm mới biết đêm dài,
    Ngủ ngày mới biết ngày dài hơn đêm.

  2. #12
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    322
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Ước gì vợ tớ cũng như thế !
    Cần phải biết rất nhiều để có thể biết nghi ngờ
    V. Hochinski

  3. #13
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    322
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi themgaidep Xem bài viết
    Mục lục:
    Thay lời nói đầu
    Mã trong cuộc cờ và cuộc đời
    Mã tây phương
    Mã đông phương
    Bình phong mã (Giữa sóng gió cuộc đời)
    Đơn đề mã (Kiên vững bền gan lập chí)
    Mã đội (nên công hay đáng tội)
    Phản công mã một chiến lược phản công nhanh
    Phế mã cuộc (khí mã cuộc)
    Chuyển giác mã (Thế mã quì hay triều cung mã)
    Hoà - Đạt tới cảnh giới vô cùng
    Thế trận phế mã hãm xe (lừng danh một thời)
    (St)
    MÃ TRONG CUỘC CỜ - CUỘC ĐỜI
    Quân Mã, hay Ngựa, còn gọi là quân Kỵ, ở trong Cờ Tướng hay Cờ Vua, thường được nhắc tới như là một quân chủng đặc biệt tượng trưng cho một vẻ đẹp hào hùng, mang dáng dấp hiệp sĩ cứu khổn phò nguy, xuất hiện đúng lúc và ra tay trừ gian diệt bạo không ngại gian khó, hiểm nghèo. Nói tới Mã, là nói tới một sự biến hoá kỳ ảo của những nước đi nhảy nhót thần kỳ, một phép Lăng Ba Vi Bộ (!) độc đáo, đầy sự bất ngờ, và hành tung thì bí ẩn, ý đồ kín đáo. Nếu trên bàn cờ mà không có Mã, hoặc đúng hơn là không còn Mã, thì dường như cuộc chơi trở nên bớt sôi động, bớt gay cấn và giảm đi ít nhiều hào khí, trầm lắng hẳn vì không còn nghe tiếng nhạc ngựa reo vui, tiếng vó câu rộn rịp. Mã đã đem lại sự bình ổn vững vàng và cân bằng trong những thế trận thiên về phòng ngự, thì Mã cũng đã nổi bật lên như là một kỵ sĩ bách chiến bách thắng không hề biết đến chiến bại khi tràn sang phòng tuyến đối phương, với vẻ oai phong lẫm liệt, hào khí ngất trời. Không thể nói khác được, rằng chính kỵ binh Mã, đã góp phần lớn vào những đường nét tạo nên vẻ huyền bí của kỳ nghệ, những gì được gọi là phần cốt lõi, tinh hoa, tinh túy nhất, của bộ môn thể thao trí tuệ Cờ Tướng vốn được nhiều người yêu thích. Người đời đôi khi cũng tự ví von, cho mình như là quân Mã trong một VÁN CỜ ĐỜI đầy dẫy những bất công, hàm oan, nghiệt ngã. Đó là hình ảnh tượng trưng của những người can đảm, anh hùng, mang trong tâm bầu nhiệt huyết sục sôi, sẵn sàng lên yên dấn thân một-mình-một-ngựa đi vào cuộc đời, tả xung hữu đột giữa vòng trùng vi thù địch, để dẹp tan những trở ngại, xô đổ những vướng mắc, vung gươm tráng sĩ trả nợ núi sông, sẵn sàng da ngựa bọc thây không mong ngày trở về. Hình ảnh đẹp thay mà cũng cao quý thay!
    Ở đây xin được có một vài lời bàn vui về quân Mã trong cuộc cờ, qua đó, phác họa nên chân dung của những "kỵ binh Mã" giàu lòng nghiã hiệp và nhân ái, đang sống giữa cuộc đời, âm thầm hành hiệp và lắm phen bị ngã ngựa thương đau, mà dù cho có bị cuộc đời dày xéo và vùi dập, nhưng vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu không chịu khuất phục, không hề thay lòng đổi dạ, luôn gìn giữ khí tiết và lòng tự trọng. Xin được gửi đến những kỵ sĩ kiệt xuất đó một niềm hàm ân, tình thương mến và lòng kính trọng.
    Cần phải biết rất nhiều để có thể biết nghi ngờ
    V. Hochinski

  4. #14
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    322
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    MÃ TÂY PHƯƠNG - MÃ ĐÔNG PHƯƠNG
    Mã Tây phương, tức là quân Mã trong Cờ Vua, không bị ràng buộc bởi khái niệm gọi là nước cản như Mã Đông phương, tức là quân Mã ở trong Cờ Tướng. Vì thế, Mã Tây phương có tầm nhìn khoáng đãng và nước nhảy phóng túng, Mã dũng mãnh và uy lực, ra roi là chỉ biết lồng lên và phi ngay nước đại, sẵn sàng vượt qua bất cứ trở ngại hay khó khăn nào ngăn cản trên đường đi, lối về. Mã Tây phương lúc nào cũng như vội vã, và có vẻ như không biết đến sự dè dặt cần thiết, sự cẩn trọng trong lễ nghĩa, trong giao tế, khi mà Mã sẵn sàng nhảy lên thật cao, vọt ngang qua... đầu bất cứ đối tượng nào, kể cả những bậc trưởng thượng, những vị lắm quyền nhiều chức nhiều tước (Hoàng Hậu, Xe, Tượng). Mã Tây phương không biết úy kỵ, không quen kiêng nể. Mã Tây phương quả thật như có rất nhiều quyền hạn, nên không sợ bị đè, không sợ bị phế, không sợ bị lạc lối dù cho có bị kẻ thù dùng chiến thuật biển người vây hãm không cho thoát thân: Mã vẫn dễ dàng thoát vòng trùng vi và quất ngựa truy phong mất dạng. Mã Tây phương ít khi ở lâu một chỗ, mà thích bay nhảy, vui đâu chúc đó. Tâm tình của Mã Tây phương khá là bạc bẽo, khi mà Mã sẵn sàng đổi trắng thay đen (ô trắng ô đen trong Cờ Vua) không một chút áy náy, ngượng ngùng. Trong ý nghiã nào đó, Mã Tây phương có vẻ như còn quá vô tư, quá hồn nhiên. Mã không muốn bị ràng buộc nhiều lắm với trách nhiệm và bổn phận đối với nhân quần, và xã hội. Quả thế, Mã Tây phương cho tới lúc tử trận, không hề có được một phút giây ngưng nghỉ, một thời khắc rảnh rang. Mã nếu có phải lìa bỏ cuộc chơi nửa chừng, thì tình trạng hình hài được gọi là chết tươi quả là không ngoa vậy.
    Nhưng với Mã Đông phương thì khác hẳn. Mã Đông phương sẵn sàng chấp nhận bị tiêu diệt ngay trong nước đi đầu tiên bởi khẩu đại Pháo của đối phương khi mà Mã chưa kịp thắng yên cương, chưa kịp vào trận. Số phận của Mã Đông phương thật là hẩm hiu và là trường hợp duy nhất trong tất cả mọi hình thức được gọi là chơi cờ ở trên thế gian này, là cho phép đối phương ăn liền quân Mã (nếu muốn) ở ngay trong nước khai cuộc. Thế rồi Mã Đông phương còn bị nước cản ràng buộc để không cho dễ dàng thăng tiến, không để cho vội vàng xuất chinh khi chưa phân định trách nhiệm rạch ròi và mục đích cứu cánh phải theo đuổi. Mã Đông phương còn phải biết ẩn nhẫn quy phục khi thời cơ chưa đến. Mã chấp nhận bị đè (bình Xe đè Mã), bị phế (phế Mã hãm Xe), bị chặt chân (Quải cước mã). Mã bị che ngang đôi mắt (nước cản), không nhìn thấy kẻ thù (Mã đối phương) đang chuẩn bị ra tay ám toán. Mã cũng lắm phen sa cơ thất thế, tiến thoái lưỡng nan, như lâm vào... thế việt vị chẳng hạn, và bèn bị trảm quyết bi thảm. Mã Đông phương với bổn phận và trọng trách trên vai, không thể tuỳ tiện được làm theo ý riêng, mà phải biết lúc nào thì được đi nước kiệu và lúc nào thì phi nhanh nước đại. Mã còn phải biết nhịn nhục, nhún nhường và đành chịu kém thế trước kẻ tiểu nhân đang phùng thời hãnh tiến nặng lời sỉ vả (xem Thân Phận Tốt Đen), ngăn cản Mã không cho được thăng hoa, tiến bộ. Tội nghiệp cho Mã Đông phương biết bao bởi đôi mắt đã bị che ngang, bơ vơ trên đường nhấp nhô, và khi có thể đưa mắt trông ra hai bên con đường rất xa thì cũng là lúc bàn cờ đã trở nên quang quẻ, chấm dứt những cuộc tàn sát, thanh toán đẫm máu, để đi vào giai đoạn tàn cục, cho Mã Đông phương tha hồ thênh thang khắp cõi tang thương mà không phải ưu tư với nỗi bận lòng rằng liệu còn có thể ung dung cất bước được nữa chăng! Mà không chắc lúc đó Mã Đông phương có còn được toàn mạng yên ổn sống sót hay là đã da ngựa bọc thây từ thủa nảo thủa nào rồi? Tóm lại, Mã Đông phương bị hạn chế bởi lắm những tập tục, định kiến, hẹp hòi của người đời, là đã không để cho Mã thỏa chí vẫy vùng ngang dọc, lại bắt Mã phải chịu đựng, mang trên vai gánh nặng của trách nhiệm và bổn phận, ưu tư nợ nần cơm áo, và đôi mắt thì bị bưng bít, tầm nhìn bị che khuất đi... Thật tội nghiệp cho Mã Đông phương biết bao!
    Nhiều kỳ hữu mới (học) tập chơi Cờ Tướng, cứ hay lầm lẫn giữa Mã Tây phương và Mã Đông phương. Mang thân phận là Mã ta, mà cứ ngỡ mình là Mã tây, để rồi không hề quan tâm đến khái niệm gọi là nước cản, cứ nhảy bừa đến vị trí không thể được !. Và kết quả là phải thực hiện lại nước đi, đồng thời sẽ bị người ngoài đánh giá như là một kẻ sốc nổi, vụng về, kém cỏi, chưa sạch nước cản, chưa trưởng thành, có tầm nhìn không xa hơn chóp mũi, tợ như thằng con nít miệng còn hôi sữa hay chưa ráo máu đầu vậy. Thật là đáng cả thẹn lắm thay
    XUẤT MÃ : KẺ SĨ DẤN THÂN
    Là khái niệm vào cuộc, hay dấn thân, hoặc nhập thế của người kỵ sĩ. Có câu thơ cổ rằng:
    Đã mang tiếng ở trong trời đất
    Phải có danh gì với núi sông
    (Nguyễn Công Trứ)
    Thì đó chính là lý tưởng mà Mã hằng nung nấu, ấp ủ. Mã không thể chọn thái độ điềm nhiên tọa thị an phận thủ thường ở xó tàu ngựa cũ, để chỉ đưa mắt thản nhiên, vô cảm, lặng lẽ nhìn cảnh sa trường mịt mù khói lan, đạn nổ, máu xương loang lổ, với một thái độ thụ động của kẻ bàng quan, mà là Mã phải quyết chí dấn bước thăng trầm xuất chinh, đóng góp công sức mình vào sự thành bại của chiến cuộc. Hình ảnh lâm ly và cảm động nhất của Mã là khi rũ áo lên yên, gạt bỏ mọi niềm riêng vướng mắc, chấp nhận vào cuộc, chấp nhận "áo bào thay chiếu anh về đất" (thơ Quang Dũng) và có thể ra đi không hẹn ngày trở về. Khi đấu thủ thực hiện nước đi Mã 2 hoặc Mã 8, tấn 3 hoặc tấn 7, (cũng có thể tấn 1 hoặc 9, hoặc 4, 6) thì rõ ràng thế trận đối kháng đã hình thành, và dù ở vào thế công hay ở trong thế thủ, thì Mã cũng đã mặc nhiên sẵn sàng đương đầu với những thử thách cam go đang chờ đợi ở phía trước. Xuất Mã, hoặc để tiện bề ứng chiến, hoặc để phòng ngự và cũng để sẵn sàng đánh trả đối phương nếu bị xúc phạm. Xuất Mã, nghiã là quyết định mang sở trường ra để thi thố với người, với đời, và trong chừng mực nào đó mang ý nghiã rất tích cực, phấn khởi, không thể bị hiểu lầm là thái độ hèn nhát, ẩn thân, sợ sệt, nhường nhịn, nép mình, cầu an. Khi đối phương đi Pháo (2 hoặc 8) bình 5 để nhìn ngó Tốt 5 giữ cửa thì đáp lại, xuất Mã hoặc nhảy Mã là nước đi đúng để chứng tỏ sự quyết tâm ăn thua đủ với kẻ địch, không hề chịu kém, và Tốt 5 bèn là được bảo vệ ngay tức thì. Không như "những kẻ không khoái hoạt chỉ thích thượng Voi ở ngay nước đi đầu tiên" (Nguyễn Tuân), thì rõ ràng xuất Mã hoặc nhảy Mã biểu lộ một trạng thái hào hùng phấn khích hơn nhiều. Người kỵ sĩ đã xuất chinh, lên yên, đi vào cuộc đời, chấp nhận tất cả mọi hệ lụy, oan khiên mà trong đời sẽ gặp phải, nhưng không bi quan, mà ngược lại, với lòng phấn chấn hứng khởi tưởng như không còn gì có thể tạo nên sự nhiệt thành hơn thế nữa. Đó là một thái độ của một kẻ sĩ Đông phương chân chính, nhận thức được trách nhiệm của mình đối với nhân quần và xã hội. Một thái độ rất đáng được trân trọng, kính nể, và ngưỡng phục.
    Cần phải biết rất nhiều để có thể biết nghi ngờ
    V. Hochinski

  5. #15
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    322
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    BÌNH PHONG MÃ: GIỮA SÓNG GIÓ CUỘC ĐỜI
    Ðó là khi cả 2 Mã cánh tả và cánh hữu cùng nhảy lên vị trí 3 và 7, hình thành một bức bình phong ngăn cản những đợt tấn công dồn dập của đối phương. Chính ở những vị trí này, Mã chấp nhận bị đè, bị che chắn ngang tầm mắt không một chút phàn nàn, than vãn. Mã đã học được chữ "nhẫn" trong giai đoạn đầu của kỳ cuộc. Đã quyết định nhập thế để tung vó câu muôn dặm vào đời rồi thì phải kể đến sự kiên trì chống trả bền bỉ thế công của địch trong một giai đoạn, hoặc tối thiểu cũng là đến giai đoạn trung biến, để rồi sẽ có cơ hội phi nước đại và vươn lên chiếm lĩnh trận địa ở một vị thế thuận lợi hơn! Trong giai đoạn này, kỵ binh Mã như tỏ vẻ hiếu hoà, không muốn gây nên lắm sự hiềm thù khích bác ai cả. Mã kiên trì gìn giữ được những vị trí trọng yếu của phòng tuyến quân nhà, đó những vị trí tiền phương như Chốt 1, Chốt 5, Chốt 9, hay những vị trí của lực lượng phòng vệ như Sĩ 4, Sĩ 5, Sĩ 6, hoặc ngay cả những vị trí của quân chủng chủ lực chiến Xa khi đã xuất đầu lộ diện: Xe 1 hay Xe 9, bình 1 hay tấn 1 đều ở trong tầm gìn giữ bảo an của Mã. Thế trận phòng ngự của hậu thủ bèn là trở nên bình ổn, vững như bàn thạch, rõ ràng là nhờ công lớn của kỵ binh Mã. Sự hoà nhã của Mã trong trường hợp này có thể làm nản lòng đối phương bởi sự công phá hung hãn đã trở nên vô tác dụng. Mã đã hoá giải được hết những đợt công kích được xuất phát từ bên phòng tuyến đối địch. Cho dù đối phương có bộc lộ những ý tưởng đe dọa, hoặc ngấm ngầm triển khai ý đồ tưởng như sẽ là dạy cho Mã một bài học, thì cũng chỉ là vô ích mà thôi, bởi sự ôn nhu nhún nhường của Mã lại chứa đựng một sức mạnh nội tại làm địch thủ phải kiêng nể. Nhớ lại rằng bình phong Mã khi đã chấp nhận bị đè, bị che ngang tầm mắt, thì tưởng như không có khả năng vượt thoát thăng hoa. Nhưng nếu đối phương mất cảnh giác, tự tháo khăn bịt mắt Mã, điều động chiến Xa hoặc khẩu đại Pháo sang vị trí khác, thì cầm bằng như, nghiễm nhiên là tam hoặc thất lộ đã được khai thông rồi, và không còn gì có thể cản được kỵ binh Mã ngay lập tức tung vó rong ruổi vượt lên như vũ bão, tiến vào thế cuộc đối công rất dũng mãnh. Lúc đó thì đối phương có hối cũng không còn kịp nữa. Như vậy, bình phong Mã, chính là sự ôn hoà cần thiết (của hậu thủ) để đối đầu với sự dữ dội cuồng phong bão táp do đối phương áp đặt lên phòng tuyến của mình. Và cho tới khi thế công của địch đã mòn mỏi dần đi, nhuệ khí thoắt chốc tàn lụi bởi không thể đạt được sự ưu thắng như mong đợi, thì giá trị của bình phong Mã mới dần dần lộ rõ. Như người võ sinh học theo môn phái Judo của Nhật Bản vậy, biết lấy nhu chế cương, lấy tĩnh khắc động, để qua đó bộc lộ một tính cách cao thượng và đức tự chủ rất đáng quý trọng.
    Bình phong Mã, là thế trận phòng ngự đối công hiệu quả nhất của hậu thủ, để chống lại Pháo đầu của tiên thủ, mà chung cục thường là dẫn tới hoà cờ (nếu bên Tiên thủ cũng "ngộ" được rằng không cách chi thắng đặng, thì nên tự toàn gìn giữ lấy thân, kẻo cứ mải mê chém giết thì sẽ bị thua ngược rất đáng tiếc). Sự khiêm nhu nhún nhường ẩn chứa tiềm tàng sức mạnh bên trong, đó là ý nghiã của thế trận Bình phong Mã. Nói cách khác, bằng một phong thái ôn nhu khoan hoà, nhưng vẫn không kém uy lực, người kỵ sĩ đã chứng tỏ được bản lãnh xuất chúng của mình rồi vậy.
    ĐƠN ĐỀ MÃ: KIÊN VỮNG BỀN GAN LẬP CHÍ
    Khi Mã 8 hay Mã 2 từ vị trí khai cuộc nhảy lên vị trí 1 (bên phải) hoặc 9 (bên trái) thì bèn được gọi là tả hoặc hữu đơn đề Mã. Ở 2 vị trí này Mã có vẻ như bị lãng quên, dường như không ai ngó ngàng chi đến Mã cả. Mã hiền hoà, an phận, nép mình trước ngưỡng cửa cuộc đời, như không màng chi đến tranh chấp ở trung lộ. Và nếu như cửu lộ Chốt 9 hay nhất lộ Chốt 1 chưa được khai mở thì đường hoạn lộ của tả hữu đơn đề Mã này còn là bế tắc đến gấp mấy lần. Nhưng phần số thăng hoa của (tả hữu) Đơn đề Mã lại không ở vào giai đoạn khai cuộc, mà là lệ thuộc vào giai đoạn trung biến và thậm chí ở cả giai đoạn tàn cục quan yếu về sau. Sự ám quân phục binh phòng khi hữu sự quả là ý tưởng thâm hậu mà chủ soái đã dành cho Đơn đề Mã. Mã không cần phải khua chiêng dóng trống phất cờ như tiền quân tiên phong mở đường chinh phạt, mà đành là Mã im hơi lặng tiếng chờ đợi thời điểm mà lịch sử dành riêng cho mình. Vì thế, nếu có kẻ bàng quan nào đôi phen tỏ vẻ khinh nhờn về sự nhẫn nại của Đơn đề Mã, đó là do họ chưa hiểu được chí lớn của người kỵ sĩ, trong một bối cảnh rối rắm của cuộc cờ đang tranh chấp quyết liệt, và Đơn đề Mã lúc đó như là "rồng còn ở trong ao tù vậy" (Lưu Bị trong Tam Quốc Chí). Chỉ tới khi rồng quẫy khúc vượt lên không rồi thì lúc đó đối phương chỉ có đưa mắt nhìn theo với lòng tiếc hận mà thôi. Có kỳ thư (đã thất truyền?!) chép rằng: Khi lực lượng 2 bên còn đang đồng quân, đồng thế, chiếm điểm công ứng bằng nhau, thế trận ngang ngửa, chưa biết ai thắng. Vậy nếu bên nào muốn thắng thì phải biết cách vận sức vận công lấy gân trước bên kia, rồi dồn khí lực vào đan điền, đoạn tung một chưởng kinh hồn (!), là thắng. - Thế vận sức lấy gân để dồn khí lực vào đan điền nghĩa là nước đi khai thông Nhất hoặc Cửu lộ Chốt : Chốt 9 (hay 1) tấn 1. - Rồi tung một chưởng kinh hồn nghĩa là nước đi: Mã 9 (hoặc 1) tấn 8 (hoặc 2), bèn là sẽ dành phần thắng. Đơn đề Mã, hay là Mã-một-vó, như đã nhận định, là lực lượng dự phòng cho công cuộc trường chinh.
    Vậy mà cũng có kẻ ngồi bên đường chờ nhìn móng ngựa văng ra để cười, nhưng rồi đoàn lữ nhạc đã đi xa (lời của cố danh cầm Guitar Flamenco Việt Nam Hoàng Bửu), thì đó đúng là hình ảnh hào hùng của Tả Hữu Đơn đề Mã, khi giờ đã điểm, tung vó tiến vào trận như cuồng phong cát bay đá lở. Và khi đối phương còn đang mải mê cười cợt, miệng còn chưa ngậm lại kịp đã thấy lưỡi đại đao lạnh ngắt kề ngay bên cổ rội Lúc đó thì đối phương chỉ còn có nước cởi giáp quy hàng mà thôi, rồi đành đoạn vươn cổ chịu thác vậy.
    Đó là ý nghiã của thế khai cuộc Đơn đề Mã, là hình ảnh người anh hùng khi chưa gặp vận hội phong vân. Chỉ cho tới khi thời cơ đã tới, lực lượng quân nhà công thủ lưỡng diện bình ổn, sự xuất hiện của viện binh (tả-hữu) đơn đề Mã sẽ tức thời làm thay đổi thời cuộc. Thời thế tạo anh hùng chính là đó. Nghĩa là lúc mà hạnh vận đã hanh thông rồi thì giá trị của Đơn đề Mã mới bộc lộ tỏ tường, để không uổng công phu hàm dưỡng tu luyện lên tới mức thượng thừa, với nội lực cao cường, võ nghệ cao siêu, mà người đời không thể tưởng tượng hay thấu hiểu đặng.
    Cần phải biết rất nhiều để có thể biết nghi ngờ
    V. Hochinski

  6. #16
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    322
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    MÃ ĐỘI: NÊN CÔNG HAY ĐÁNG TỘI?
    Cũng có khi Chốt 5 tiến lên, nhường vị trí cho Mã 3 hoặc 7 nhảy vào vị trí sau lưng, và án ngữ trước mặt Pháo đầu, thì Mã này bèn được gọi là Mã đội. Phương án này của đấu thủ là nhằm công phá thẳng vào trung lộ đối phương. Thế công rất mạnh. Khi đối thủ thượng voi hoặc ghểnh sĩ tạo thành thế thủ thụ động, thì lập tức Mã đội sẽ được điều động để thực hiện ý đồ trên, với tầm sát thủ được tạo ra bởi những khẩu đại pháo ở tuyến sau. Vai trò của Mã đội trong trường hợp này khá là khiêm tốn, bởi với nhiệm vụ chỉ làm ngòi cho kẻ khác lợi dụng thì nếu có thành sự, công trạng của Mã sẽ chẳng được đáng kể là bao. Mã đội có thái độ như phải chịu cúc cung, phục tùng, khiêm tốn nép mình chịu làm một thứ "con đội" cho kẻ khác được dịp tâng công, lấy điểm. Mã đội tự thân đã phải gánh chịu mọi sự hiểm nguy rình rập, đem thân mình phơi bày ra trước trận tiền, cho đối phương tha hồ nhìn ngó, bình phẩm với lòng căm ghét và khinh khi, oán hờn khôn tả. Mã chưa tạo nên sự gì nguy hiểm cho đối phương, Mã cũng chưa hăm dọa tiêu diệt một đối tượng nào, nhưng Mã đã tạo điều kiện cho kẻ khác dấu mặt ẩn thân, ném đá dấu tay, gây nên mối hiểm nguy khôn lường về phiá đối phương. Có thể Mã sẽ bị tiêu diệt ngay sau đó tức thì, vì Mã đã thực hiện một nước đi có tính cách dò dẫm, thách thức, khích bác đối phương, trong khi tự thân Mã vẫn còn bị che ngang tầm mắt, đường tiến thủ vẫn còn bị hạn hẹp và nếu có bị công kích thì cũng không thể nhảy nhót né tránh vào đâu được. Mã đội phải làm như ra vẻ tận tụy, hết lòng vì ích lợi chung, vì sự nghiệp chung, để rồi nếu có thành công, thì vai trò của Mã đội cũng được gọi cho là có đóng góp chút đỉnh(!). Sự căm ghét và khinh thường, bỉ thử của đối thủ dành cho Mã đội quả thật không phải là không có căn cứ. Vì, thật ra, ở vị trí làm "trái độn" cho kẻ khác lập công thì cũng chẳng vinh quang gì. Đó là hình ảnh của kẻ vong thân, đánh mất chính bản thân mình, khi phải khiêng voi cõng rắn trên lưng mà đành cắn răng không dám hé môi thốt lên một lời than vãn. Ngựa khuỵu gối mòn mỏi, lặt lè bước nặng, gập ghềnh trên đường vô định. Tiền đồ (khai cuộc) của Mã đội đã như vậy thì hậu vận (tàn cuộc) có lấy chi làm hứa hẹn, sáng sủa? Nhưng có vẻ Mã đội chỉ cần quan tâm đến mục đích và cứu cánh của cuộc cờ mà thôi, còn mọi lời thị phi của người ngoài xem như chẳng màng đến. Và Mã vẫn mặt mày lơ láo lấy sự đội làm mục đích tiến thủ, quyết đeo đuổi tới cùng. (Rõ là Thân lươn bao quản lấm đầu! Kim Vân Kiều truyện).
    Số phận của Mã đội có lắm phen cũng lâm vào hiểm nghèo như khi chiến Xa đối phương được lập tức điều động tới kìm kẹp ngay bên cạnh, rồi phía bên nữa có một khẩu đại Pháo hung ác phiá sau sẵn sàng nhả đạn tiêu diệt. Nếu Mã đội sợ thác thảm oan uổng thì thôi hãy khiêm cung thoái bộ, hạ Mã, thối lui trở về vị trí bình phong như cũ, ít ra cũng còn giữ được lòng tự trọng, nhược bằng cứ khăng khăng xin được "đội cho tới thác" thì đối phương sẽ chuẩn y cho.
    Mã đội cũng có thể là hình ảnh của người kỵ sĩ vẫn như còn trong thủa hàn vi, chưa gặp lúc được tung hoành, đắc dụng, để đem sở học ra giúp đời. Người kỵ sĩ chỉ vì muốn nhắm đến đại cuộc mà sẵn sàng bỏ qua hết những tiểu tiết không đáng kể. Người phi thường thì có một quá khứ khác thường, là hình ảnh Tướng quốc Hàn Tín xưa, cắp gươm xin cơm Phiến Mẫu, chịu luồn trôn gã bán thịt, mà không nghĩ đến chữ "nhục". Chiến thắng khắc địch, đó là mục đích duy nhất mà Mã đội nhắm đến. Ngoài ra, tất cả đều là... chuyện nhỏ. Nên công hay đáng tội, điều đó còn tùy ở từng quan điểm của mỗi người khi lạm bàn về Mã đội. Vì thật ra, cuộc cờ vẫn còn chưa kết thúc.
    HẠ MÃ: KẺ THỨC THỜI MỚI LÀ TUẤN KIỆT
    Như đã nhận định, số phận của Mã Đông phương khá là hẩm hiu, vì không thể và không có quyền chọn lựa ngay cho mình một phong cách hiên ngang vốn có của người kỵ sĩ, như là:
    Oai phong tuấn mã đi trong sa trường dấn thân
    Bờm ngựa tung bay trong cơn gió sớm
    đuôi cong vung lên trong chiều khói lan
    (Rong Khúc 8 - Phạm Duy)
    mà đành phải nhẫn nhục chờ đợi cơ hội, chờ được sự phân định trách nhiệm rạch ròi rồi mới có thể xuất chinh đặng. Muốn phi nhanh nước đại ư? Chưa phải là lúc này. Muốn cáp Mã bàn hà ư? Chưa tới kỳ hạn thuận lợi. Sự nhẫn nại của kỵ binh Mã tưởng như khó có thể chịu đựng nổi, vì đối phương cứ chèn ép mãi. Mã đã bị đè quá lâu rồi, cùng sự bưng bít, sự giam hãm của đối phương dành cho Mã, rồi là sự hăm dọa tiêu diệt, sự khích bác sỉ nhục đến cùng cực. Có thể nói kỵ binh Mã gần "bứt sô" tới nơi, và dường như Mã đang lập nguyện rằng thà là bị chết vinh còn hơn là chịu cảnh sống nhục như thế này v.v
    Rồi thốt nhiên nghe như có tiếng chiến Mã uất ức hí vang, thân ngựa quay cuồng lồng lộn như muốn giật đứt giây cương, tung vó câu nhảy chồm lên không, bờm ngựa lúc lắc rũ rượi như muốn vất bỏ dây đai che ngang đôi mắt, tiếng móng gõ lộp cộp nóng nảy. Người kỵ sĩ như muốn phá tung xiềng xích để vượt thoát ra đi, như muốn "quay lưng đưa chân đá vỡ yên cương để thong dong lên đường thoát thân" (Rong Khúc 8). Mã như đánh mất sự tự chủ, đánh mất sự kiên định vững bền những tưởng vẫn còn giữ được trong bất kỳ tình huống nào. Phải chăng đã đến lúc cho Mã vượt thoát thăng hoa, ngang tàng đường hoàng tiến vào trận địa, dấn bước dõng dạc vào sâu trong tuyến phòng ngự của đối phương? Phải chăng thời giờ đã điểm, cơ hội đã đến, phút vinh quang oai trấn uy hùng của kỵ binh Mã đã tới nơi rồi?
    Thế nhưng chỉ trong khoảnh khắc, tựa như có một cú gò dây cương làm Mã thảng thốt nghẹn ngào, ắng lặng. Rồi như có ngay một hàm thiếc để bịt vào miệng, tiếng hí liền câm bặt. Xót xa hơn, lại thêm một lằn roi răn đe tàn bạo quất ngang thân mình rướm máu. Mã như bị khuất phục, bờm ngựa rũ rượi xác xơ, đầu cúi gầm xuống, tủi nhục với dây đai che bưng bít hai bên đôi mắt vẫn còn. Và Mã chợt hiểu ra rằng thời cơ thế là vẫn chưa đến, vẫn chưa phải là lúc mà Mã có thể rũ sạch khỏi mọi ràng buộc vướng víu bên mình để vượt thoát thăng hoa. Và, thật đáng kinh ngạc làm sao, khi trong sự tận cùng của lòng kiên tâm, với một ý chí càng được trui rèn thêm lên, kỵ binh Mã vẫn tiếp tục, tiếp tục nhẫn nhục, và chờ đợi, chờ đợi nữa.
    Đó là ý nghiã của khái niệm hạ Mã, tức kỵ binh Mã phải chấp nhận sự nhân nhượng thoái bộ, lùi về, với một thái độ nhún nhường, khiêm cung, cùng với sự tự chủ cao độ, hiếm có. Hạ Mã, đó cũng là thái độ của một kẻ sĩ đã am tường lẽ biến hóa của Trời Đất, của thời cuộc thăng trầm, chứ có phải chấp nhận thua cuộc đâu?
    Còn Trời còn Đất còn non nước
    Có lẽ ta đâu mãi thế này?
    (Nguyễn Công Trứ)
    Đó chính là hình ảnh của một kẻ sĩ rất thức thời và hết sức khôn ngoan vậy
    Cần phải biết rất nhiều để có thể biết nghi ngờ
    V. Hochinski

  7. #17
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    322
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    MỘT MÌNH MỘT NGỰA : ĐẸP ĐỜI - XẤU CỜ
    Hình ảnh hào hùng nhất của Mã là khi một mình một ngựa tiến sang phòng tuyến của đối phương. Khi tam hoặc thất lộ Chốt đã khai thông rồi, và khi Mã đã hội đủ những yếu tố, điều kiện cần thiết cho việc xuất chinh, thì phương án cáp Mã bàn hà sẽ được đấu thủ thực hiện. Những gian nan của cuộc đời đang chờ đợi người kỵ sĩ ở phiá trước. Có rất nhiều cảm xúc được bày tỏ trong các kỳ thi cổ xưa, kể về một thân chiến mã dặm trường thiên lý, tuyết rơi phủ lối làm nặng nề vó câu, gập ghềnh gian nan trên đường đến nơi trấn nhậm:
    Vân hoành Tần Lĩnh gia hà tại?
    Tuyết ủng Lam Quan mã bất tiền
    (Bản dịch của Bùi Khánh Đản:
    Mây ngang Tần Lĩnh nhà đâu tá?
    Tuyết ủng Lam Quan ngựa khó qua)
    Đó là hai câu thơ trích trong bài Đường thi của quan Hình bộ Thị lang Hàn Dũ đời Đường Hiến Tông (806 - 820) khi bị biếm chức làm Thứ sử Triều Châu phải đi ngựa từ kinh đô Trường An 8 ngàn dặm đến nơi sở nhậm; trên đỉnh núi Tần Lĩnh, khóc than vì nỗi lao đao của đường công danh sự nghiệp, trong khi ngựa lạc lối trên cửa ải Lam Quan; làm cho ta cảm thấy rất bùi ngùi, thương cảm.
    Một khi đấu thủ thực hiện phương án nhảy Mã lên hà, thường đã phải trải qua những cảm xúc khó tả, vì chiến Mã không phải là một quân cờ thí, ngược lại rất được bảo trọng. Nhưng biết bao mối nguy nan không thể lường trước được ở phía trước, làm trách nhiệm càng đè nặng thêm lên vai người kỵ sĩ. Trong muôn ngàn trường hợp, thì cáp Mã bàn hà luôn là nước đi đầu tiên của quân chủ lực để thực hiện phương án tấn công. Không bao giờ kỵ binh Mã được đưa lên hà để làm nhiệm vụ phòng thủ. Trong cuộc cờ, khi quyết định tấn công, không như những quân binh chủng Pháo binh hoặc chiến Xa có lối di chuyển rất mau chóng, nhặm lẹ, mang tính áp đảo đối phương bằng đường ngang lối dọc, tung hoành bên trái bên phải; thì kỵ binh Mã với lối di chuyển nước kiệu chậm rãi từ tốn được điều động khoan thai tiến lên. Khi chưa vội vã phải phi nước đại thì Mã đã có đủ thời gian cần thiết để nhận định tình hình, để nhìn thấy rất, lắm, quá những cảnh tượng chướng tai gai mắt phơi bày ở trước mặt, như đang chờ đợi Mã ra tay chiêu an, phủ dụ. Một kẻ khiêu khích (Tốt đen) đang chờn vờn trêu ngươi trước mặt ư ? Mã bèn không nói không rằng, dùng đại đao hạ sát ngay. Một khẩu đại Pháo đang chuẩn bị nạp đạn bắn giết loạn xạ ư ? Khỏi cần nghe lời phải trái, Mã lập tức hạ thủ liền tay khi đối phương chưa kịp khai hỏa. Chiến Xa nọ của địch thủ đang chuẩn bị càn quét phòng tuyến quân nhà ư, khỏi cần cân nhắc e dè, Mã ra tay tế độ giùm cho hồn về chín suối luôn. Nghiã là Mã đã chuyển từ phi nước kiệu sang phi nước đại, và giương cao cờ chính nghĩa, thẳng tay tiễu trừ giặc phỉ. Mã đã len lỏi qua truông, lội suối, băng rừng, vượt ngàn, tung hoành giữa phòng tuyến địch, lập nên đầu danh trạng, làm nên những chiến công hiển hách, những kỳ tích phi thường. Phòng tuyến đối phương như lắm phen nghiêng ngả, sóng xô bão dậy, bởi tiếng vó câu dồn dập, tiếng ngựa hí vang lừng, tiếng gươm giáo va chạm nghe loảng xoảng, và tiếng hò reo đắc thắng của người kỵ sĩ. Chiến Mã đã quần thảo bền bỉ giữa vòng vây thù địch, sức ngựa trào tuôn dai dẳng, như liên miên bất tận, ẩn chứa nội lực sung mãn.
    Kià, còn đó những kỳ thư từ ngàn xưa để lại đã minh họa những chiến công của người kỵ sĩ đơn độc. Nào là Quan Vân Trường đơn đao phó hội, Quan Vân Trường quá ngũ quan trảm lục tướng. Nào là Triệu Vân đoạt Á Đẩu, Triệu Vân cứu chúa. Lại còn Vó ngựa thần kỳ, Ngựa thần cứu chủ, Vó câu muôn dăm... ôi thôi là đủ mọi thành tích tài tình của một-mình-một-ngựa quần nát phòng tuyến của đối phương.
    Thật không ngòi bút nào tả cho hết hình ảnh quá đẹp cùng với sự oai phong uy dũng của người kỵ sĩ. Kìa, là một thân chiến Mã đang nhảy nhót vần vũ giữa chốn chiến trường hung hiểm với 4 phía thù địch giăng mắc dày đặc. Hào hùng quá! Nọ, là một kiếp ngựa hồng đã gieo rắc kinh hoàng khắp chốn khi thoắt hiện thoắt ẩn giữa phòng tuyến địch, chỉ thấy loang loáng thanh đại đao giữa vòng vây của địch thù. Hình ảnh đẹp tuyệt vời và giàu cảm xúc biết bao!
    Nhưng có thể hình ảnh càng đẹp trong cuộc đời bao nhiêu thì càng xấu trong cuộc cờ bấy nhiêu. (Hay có lẽ chỉ đẹp ở trong cờ thế?). Ở trong cuộc đời, người hiệp sĩ hành hiệp đơn độc như không cần ai giúp sức, và không chờ được tuyên dương khen ngợi. Còn ở cuộc cờ? Người kỵ sĩ đơn thương độc mã dấn bước thăng trầm vào cuộc đời, đành là hình ảnh đẹp, nhưng trong cuộc cờ thì rõ là một thái độ có tính liều lĩnh, tự sát. Khi không được sự yểm trợ của hậu phương, của quân nhà, thì càng tiến sâu vào phòng tuyến của đối phương bao nhiêu, Mã càng phải chịu sự hiểm nguy tăng dần lên bấy nhiêu. Có thể Mã sẽ triệt hạ được một vài chuớng ngại trên nẻo đường rong ruổi, nhưng đằng khác, Mã không thể tự mình giải thoát được những mối quan hệ dây dưa rối rắm, những mối ràng buộc nguy hiểm, làm quẩn chân Mã, làm chậm bước ruổi rong, và biết đâu, làm tắt nghẽn cả đường đi lối về của Mã, để tự thân người kỵ sĩ bỗng chốc cảm thấy như khó khăn trong xoay xở, nhìn quanh bốn phiá tù túng, đường đời thoắt chốc trở nên như quanh co kẹt lối. Có phải chăng ngựa đã vào đường hẹp không sao quay đầu lại được? Bước nhảy của quân Kỵ, đôi khi như có đi mà không có về, là bởi nước cản làm trở ngại, (Mã Đông phương - Mã Tây phương). Và thế là, bởi sự ràng buộc, bởi sự kìm kẹp của đối phương, Mã bèn bị giảm đi uy lực, mất đi tác dụng công phá, để phải kéo lê kiếp sống thừa, tính mạng chỉ còn tính được từng giây từng phút, tránh sao khỏi thảm cảnh bị đối phương đem làm vật tế cờ, và rồi sau đó địch thủ với thế hơn quân sẽ triển khai phản tiên rất dữ tợn. Người kỵ sĩ đành đoạn chịu thác oan không lời trăn trối ở bên phòng tuyến địch. Than ôi, tình cảnh kể đáng thương tâm làm sao chịu thấu?
    Hình ảnh một quân Kỵ đơn thương độc mã tả xung hữu đột trong phòng tuyến địch thù, có thể lập được khá nhiều công trạng, nhưng đó chỉ thật là trường hợp thật là hãn hữu. Và nếu hình ảnh đó thật là đẹp, trong cuộc cờ hay trong cuộc đời (!) thì rõ ràng vẫn là hình ảnh rất dễ phai mờ, không thể trường cửu, không thể bền lâu. Nói đúng ra đó là một tình huống tối kỵ và không nên để diễn biến dây dưa quá lâu ở trong cuộc cờ. Có thể chăng là chỉ một phút giây lóe sáng nào đó của người kỵ sĩ, để chỉ thể hiện một lòng phấn chấn, một tài nghệ phi thường, một phách khí hiên ngang nhưng với sự tự chủ cao độ, để cho người đời cảm nhận, và chỉ nên thế mà thôi. Vì chính ở cái khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, tính cách của người anh hùng đã được bộc lộ. Và thế là đã đủ. Người kỵ sĩ chắc chắn không để bả vinh hoa, mồi danh vọng làm mờ mịt lý trí, mà phải biết tự chủ, chế ngự bản ngã, chớ vội khoa trương, đến nỗi vô tình phô bày sở đoản cho đối phương khai thác và chế ngự. Nói cách khác, hình ảnh một mình một ngựa vẫn là hình ảnh đẹp, giàu chất thơ, nhưng chỉ nên có trong ý tưởng mà thôi. Còn thì đó là tình huống không nên để xảy ra trong kỳ cuộc. Thấu hiểu được điều đó thì các kỳ thủ mới được xem là người trí.

    MÃ NGỌA TÀO: TRẢ NỢ TANG BỒNG
    Thoạt nghe ba chữ Mã Ngọa Tào, mấy ai dám hiểu đó là một thế trận sôi động, thần sầu quỷ khốc, hung hiểm và kỳ lạ vào bậc nhất của nghệ thuật Tượng Kỳ, như nhà văn quá cố Nguyễn Tuân đã viết trong tập truyện ngắn Vang Bóng Một Thời bất hủ xuất bản cách đây dễ đến nửa thế kỷ. Câu nói được đặt vào cửa miệng của một danh tướng (giặc) Cờ Đen đã gác đao rửa kiếm quy ẩn, sau khi đã chơi xong vài ván cờ tưởng (cờ mù) với cậu Chiêu, là một nho sinh nghèo nhưng khí khái: "Để tới vụ xuân sang năm tôi sẽ rủ cậu lên Hưng Hóa đấu cờ với một người bạn gái trạc tuổi cậu. Cô ta có cái nước Mã Ngọa Tào lạ lắm" (Vang Bóng Một Thời - Nguyễn Tuân). Nhà văn quá cố Nguyễn Tuân, ngoài tài nghệ văn chương phi thường, còn là một cao thủ cờ tướng, như sách tiểu sử kể lại. Trong nhiều tác phẩm của ông, hay nhắc đến thú chơi cờ mà chính tác giả cũng là một đấu thủ rất ngoan cường (Hồi ký Một Chuyến Đi, Chiếc Lư Đồng Mắt Cua).
    Nhưng đối với nước Mã Ngọa Tào thì người phàm có thể chỉ hiểu nôm na là một nước nhảy Mã thế nào đó mà thôi, hay là một cách dùng chữ đầy sáng tạo của nhà văn, vốn có rất nhiều từ ngữ sáng tạo thật sự đã được đưa vào giáo trình giảng dạy cho học sinh ở bậc trung học; chứ không ai dám nghĩ khác hơn. Nước nhảy Mã thế nào đó (!) có thể phỏng đoán là trước hết tiên thủ đi Mã 2 tấn 3, rồi sau đó sẽ có lúc Mã 3 thoái 2, trở về chuồng cũ (!) chăng? Hay là từ vị trí bình phong, Mã sẽ thoái về ngọa tâm, án ngữ trước mặt Tướng? Không phải, vì đó gọi là nước phế Mã hãm Xa chứ làm gì còn mang tên là Mã Ngọa Tào? Vả lại, Mã nhập cung - Tướng khốn cùng chứ làm sao mà gọi là ngọa tào? Hay là Mã sẽ thoái về hiền hoà khép nép bên cạnh Đại Tướng Quân, dưới chân Sĩ trái hoặc Sĩ phải? Ở 2 vị trí tù túng này không thấy tiền đồ sáng sủa chi dành cho Mã, thì làm sao gọi là ngọa tào cho được? Lại càng không thể là Mã quỳ (Mã 2 tấn 4, hoặc Mã 8 tấn 6 từ vị trí khai cuộc) hoặc là chuyển giác Mã (từ vị trí Mã quỳ, Mã nhảy tiếp tấn 4 hoặc 6 xuyên qua cung Tướng). Vậy đó mà không ít hồ nghi, băn khoăn, tự hỏi dành cho độc giả dù đã từng đọc Nguyễn Tuân, đã từng biết chơi cờ Tướng (và kỳ nghệ cũng kha khá?!), nhưng vẫn không biết Mã Ngọa Tào là nước cờ ra làm sao!
    Diễn biến của Mã Ngọa Tào mà nhà văn Nguyễn Tuân đã nhắc đến cách đây gần 50 năm trong tác phẩm bất hủ Vang Bóng Một Thời được tóm lược như sau:
    Trong phần trước ta có nhắc đến hình ảnh hào hùng của người kỵ sĩ đơn thương độc mã tả xung hữu đột trong phòng tuyến địch. Thì với nước Mã Ngọa Tào, diễn biến cũng xảy ra tương tự, nhưng ở trong trường hợp này thì Mã không hề đơn độc, mà lại được sự "hiệp đồng tác chiến" của một chiến Xa đã được điều động từ trước lên án ngữ ở hàng ngang gần cuối tuyến phòng ngự đối phương (Xe 8 tấn 8). Thế rồi từ Bình phong Mã tấn chốt 7, bị Xe đối phương đè không thể bàn hà đặng, bên hậu thủ bèn Pháo 9 thối 1 và sau đó bình 7 đả Xe. Chiến Xa đối phương liền né sang bên một bộ (Xe 3 bình 4), bắt buộc phải tự tháo khăn bịt mắt Mã nọ. Lập tức hậu thủ bèn Mã tấn 8 bàn hà, rồi Chốt 7 tấn 1 tiến sang hà để làm thông thoáng thêm thất lộ Chốt, (để Mã đả xe đối phương, Xe này lại bình 3 như cũ) rõ là đường hoạn lộ đã hanh thông, và sau đó thì bên hậu thủ thực hiện luôn những nước nhảy Mã liên tiếp rất dũng mãnh, cao siêu: Mã tấn 6 kỵ hà (Mã tiếp tục đả Xe, và Xe này tức khí tấn 2 ăn Pháo luôn). Mã tấn 4, và Mã tấn 3 chiếu Tướng (phương án tối ưu, nước đi chính xác). Đối phương hoá giải nước chiếu xong rồi thì luôn mồm than khóc kêu la bởi sự thiệt hại quá lớn lao, làm đau lòng khôn tả, vì nước tiếp theo là bị Mã 3 tấn 1 ăn tươi ngay chiến Xe cánh tả chưa kịp triển khai, chưa kịp xuất chiến. Nghiã là bị Mã đối phương xuất phát từ rất xa, tưởng như vô hại, nhưng không ngờ kỵ binh Mã phi nhanh quá và khi đại chiến Xa nọ chưa kịp định thần thì đã thấy lưỡi đại đao loang loáng vần vũ ở trước mặt. Và thế là thủ cấp của Xe nọ không thể giữ được, bèn rơi rụng, thác thảm.
    Năm nước phi Mã thần tốc suốt dọc đường chéo bàn cờ từ trái sang phải của hậu thủ, để kết thúc với sứ mệnh cuối cùng đã đạt được là vung cao đại đao lên chém bay đầu chiến Xa đối phương ở góc phiá phải của bàn cờ, rồi tạm nghỉ chân ngựa ở đó (có thể hoàn toàn không còn tham chiến nữa), sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ được cấp trên tin cẩn giao phó - thì đó chính là diễn biến của nước "Mã Ngọa Tào lạ lắm" (theo Nguyễn Tuân) mà có lẽ có rất ít các kỳ thủ lưu tâm tới, hoặc nói đúng hơn là không để ý tới, để nghiên cứu, nghiền ngẫm, tìm hiểu cho thật tường tận. Chắc chắn nếu đã có lần xem tới thế trận này, hẳn không kỳ hữu nào không lấy đó làm điều kỳ dị, và chí ít cũng phải xem lại vài lần cho rõ ràng hơn.
    Nhưng đó không chỉ là một thế trận hay ho, kỳ bí, mà kỳ thật, Mã Ngọa Tào còn ẩn chứa cả một ý nghiã, một nhận thức, một suy tưởng triết lý về cuộc đời, về "cõi người ta", rất sâu sắc. Phải chăng Mã Ngọa Tào, chính là sự trả công xứng đáng mà cuộc đời đã dành cho người kỵ sĩ, sau khi công đã thành, danh đã toại ở cuối quãng đường hành hiệp? Mã đã dấn thân hiên ngang vào giữa lòng cuộc đời, không từ nan mọi gian khổ, hết lòng hết sức xả thân liều mình không kể đến hiểm nghèo nguy khó và kể cả đến tính mạng, và đã thành đạt, hoặc gọi chính xác hơn là cũng thỏa được chí nam nhi vẫy vùng ngang dọc, chọc trời khuấy nước, tung hoành bốn bể.v.v. Có thể cuộc cờ vẫn chưa kết thúc, dòng đời vẫn tiếp diễn. Nhưng chiến công của Mã thì không thể bị người đời lãng quên. Người chiến binh sau khi đã trả xong món nợ tang bồng hồ thỉ, trả xong món nợ núi sông, đã an nhiên tự tại chọn thái độ lui về rửa tay gác kiếm quy ẩn, rũ sạch bụi trần danh lợi, để tiêu dao ngày tháng với cỏ nội hoa ngàn, trời trăng mây nước? Mã Ngọa Tào, chính là hình ảnh của người kỵ sĩ, đã hoàn toàn cố ý bỏ quên chuyện đời, không màng chi đến những cái gọi là quyền lực danh vọng vênh vang bề thế, (vốn chỉ là những khái niệm có tính cách phù phiếm, hào nhoáng, tô vẽ bên ngoài của kiếp nhân sinh phù du), và càng không còn một chút vương vấn bận lòng chi về chiến công đó - một chiến công lẫy lừng mà muôn đời sau người đời vẫn còn nhắc nhở.
    Và không biết nhà văn quá cố Nguyễn Tuân trong suốt kỳ nghiệp của mình có lắm phen chịu khổ sở vì phải đương đầu với nước Mã Ngọa Tào kỳ lạ này hay không? Hoặc chỉ nên xem đó như là một nỗi ám ảnh hay là ước nguyện của ông, (mà cũng có thể là của mỗi người trong tất cả chúng ta) về hình tượng của một kẻ sĩ Đông Phương được trở về tìm gặp lại chính mình sau gần cả một đời ruổi rong mê mải, lùng sục, tìm kiếm?
    Cần phải biết rất nhiều để có thể biết nghi ngờ
    V. Hochinski

  8. #18
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    322
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    THAY NGỰA: TIẾC NUỐI MẤY ĐỖI CHO VỪA
    Một trong những tình huống tạo nên một mối oan khiên đeo đẳng mãi trong cuộc cờ, gây nên lắm cuộc tranh cãi, mà thường là ngầm chứa ít nhiều tiếc nuối, hoặc lắm khi đấu thủ còn lấy làm ân hận bởi sự quyết đoán vội vàng, thiếu cân nhắc của mình, vì cuộc cờ đã không kết thúc với sự ưu thắng tuyệt đối của quân nhà, mà trái lại, còn rối rắm thêm lên... Đó là sự quyết định "thay ngựa giữa hà" của tiên thủ. Quả là một sự võ đoán không phải lúc nào cũng hợp tình hợp lý, và trong ý nghĩa nào đó, rõ ràng đã làm cho Mã cảm thấy như đã chọn nhầm chân chúa để phò tá, mà rồi vẫn phải ngậm đắng nuốt cay rút vào hậu trường không kèn không trống, với nỗi tủi buồn khôn kể xiết.
    Vâng, thật là oái ăm cho Mã, khi đã nhận trách nhiệm rõ ràng, cầm đại đao hiên ngang lên yên và chờ cho tam hoặc thất lộ Chốt đã khai thông rồi, thì bèn cáp mã bàn hà ngay. Không như hình ảnh một mình một ngựa, đơn độc tiến sang phòng tuyến của đối phương, để rồi có thể đưa tới thiệt mạng oan uổng, mà lần này, Mã có được sự yểm trợ của một đồng đội chí cốt, tự thân cũng là Mã, đang chực chờ tăng cường hoặc cứu viện ở phiá sau. Thế là tiếng vó ngựa bèn rộn rã vang lên, thế trận khai mở, Mã (tiền) múa tít cây đại đao che kín thân mình, đứng bên này sông, oai phong uy dũng chuẩn bị vượt sông tiến sang trận địa của đối phương. Đối phương nhận định rõ ràng rằng do đã quá khinh suất, đã không điều động chiến Xa lên vị trí tuần hà làm nhiệm vụ cảnh giới, để bây giờ nhìn Mã vượt sông không cách chi ngăn cản được. Từ vị trí bàn hà, nhìn ngó trước sau không có gì trở ngại, Mã quyết định kỵ hà nhảy sang đứng bên kia sông. Rõ ràng cơ hội lập công đã ở trong tầm tay. Rõ ràng phòng tuyến đối phương đang nghiêng ngả, lực lượng phòng vệ đối phương hối hả rối rít che chắn, tìm phương án đối phó với kỵ binh Mã đang như gió lốc tràn sang trận địa bỏ ngỏ. Nhưng, lạ thay, khi mà ý đồ của Mã chưa hề bộc lộ, tài nghệ của Mã chưa hề được phơi bày, chưa được làm cho sáng tỏ, Mã chưa có cơ hội để thi triển sở trường, chưa phát huy được uy lực vốn có, Mã chưa hề phụ lòng tin cẩn của chủ soái, Mã chưa chứng tỏ được bản lãnh của mình trước quân thù hằng hà sa số mà Mã xem như là phường giá áo túi cơm hết cả, thế mà bỗng dưng Mã bị buộc phải đứng chựng lại: tay cầm đại đao đang múa tít, chợt dừng lại trên không, tiếng vó câu im bặt, tiếng nhạc ngựa đang reo vui chợt câm lặng. Mã tái mét mặt mày, ngơ ngác nhìn quanh không hiểu ra làm sao cả. Đối phương đành là đã điều động lực lượng chủ lực phòng thủ, thậm chí đem cả khẩu đại Pháo hoặc chiến Xa ra nhằm ngăn cản bước nhảy vọt của Mã, nhưng đã có gì hiểm nghèo đâu! Ngay cả khi đối phương cho Mã đối địch tiến lên, đưa mắt gườm gườm nhìn ra vẻ muốn chọi tay đôi thì vị tất Mã cũng chẳng lấy chi làm điều, vì Mã còn lắm phép biến hoá lạ lùng chưa chắc đã có ai am tường, hiểu thấu! Thế đó mà tự dưng tiên thủ quyết định đưa Mã yểm trợ tiến lên, đặt hết niềm tin yêu vào "kẻ đến sau" này, sẵn sàng đánh đổi lấy vị trí của Mã tiền phương mà trước đó đã từng được tin cẩn giao phó trọng trách. Bội bạc và éo le thay, khi mà Mã tiền phương đành bị thảm tử khi chưa lập được đầu danh trạng, Mã bị giết liền, và Mã yểm trợ từ phía sau nghiễm nhiên cũng khai đao nhảy lại vào vị trí đánh đổi, tiếp tục thực hiện vai trò đã được giao phó.
    Có vẻ là cuộc cờ vẫn không chuyển biến, nhưng Mã (tiền) đã bị thay ngựa giữa hà mà chẳng rõ lý do là tại làm sao, bởi vì Mã trước hay Mã sau thì cũng thế thôi, hà tất phải đổi thay phũ phàng như vậy! Thế mới thật là ngậm ngùi, thương cảm.
    Đó chính là tình huống tạo nên một mối oan khiên lớn, đeo đẳng mãi trong cuộc cờ cho tới lúc tàn cục, mà nhiều khi chính tiên thủ cũng phân vân không giải đáp được là thật sự có cần thiết để làm thế không? Bởi vì, như đã giả định là có thể đấu thủ đã không dành được thắng lợi hoặc chí ít cũng là đạt được sự ưu thắng sau khi quyết định đổi Mã. Nhưng, điều đó đã không xảy ra. Vậy thì hà tất phải thay ngựa chi cho thêm phận tủi buồn, bội bạc?

    PHẾ MÃ: CHỈ LÀ MỘT MẠNG NGỰA?
    Mã Đông phương như đã nhận định, thường phải gánh chịu những thiệt thòi, áp chế, làm lắm phen tạo nên mối thương cảm, ngậm ngùi chua xót bởi sự hy sinh quá lớn lao để đánh đổi lấy những thành quả không lấy gì làm chắc chắn, thậm chí nếu không muốn nói là mơ hồ, ảo mộng của bên hậu thủ. Nghiã là bên đi sau đã dùng Mã làm mồi nhử cho Xe đối phương ăn tươi nuốt sống, rồi thì sau đó sẽ có phép làm cho chiến Xa này bị tù hãm, không còn linh hoạt nữa, và phản tiên tấn công rất hung tợn, ăn lại một Xe, lại còn phá nát tuyến phòng ngự của bên tiên thủ, đồng thời có cơ hội triển khai các quân chủ lực khác tiến vào chiếm lĩnh trận địa đối phương, có vẻ thắng lợi gần như ở trong tầm tay rồi… Đó là nội dung của thế trận Phế Mã Hãm Xa lừng danh, sôi động một thời trong làng cờ Việt Nam mấy mươi năm về trước!
    Rất nhiều kỳ luận xoay quanh vấn đề liệu tiên thủ có bị thua thảm chăng, hay là hậu thủ đã phế Mã oan uổng? Có những hảo thủ đã âm thầm biên soạn, lời bàn, ghi chép đến cả chục trang giấy học trò, với những hình vẽ và những lời chú giải chi chít, mà tựu trung chỉ là giải bày quan điểm bênh vực cho bên tiên thủ, rằng sau khi giết Mã đối phương rồi, thì thế thắng đã là tất yếu, không thể thua đặng. Lời chú giải rõ ràng mang ít nhiều giọng điệu cay cú, nóng giận, bởi lẽ có thể thế trận khi được đưa ra để hiệu đính lại, thì e rằng bên tiên thủ trong thực tế đã phải buông cờ đại bại mất rồi, thế mới là hận đau!
    Nhớ lại những ngày ấy, khắp chốn kỳ lâm, giang hồ, đâu đâu cũng thấy kỳ hữu tụ hội 5-7 người bên bàn cờ gỗ, nghe tiếng quân cờ đập chan chát, với những lời lẽ quát tháo hằn học, những giọng điệu bàn cãi thật sôi nổi, ví dụ: "Tiên không thể thua đăng..."; "Xem lại, tiên thua là bởi vi.."; "Sở dĩ tiên thua là vì không đi như vây.."; "Hậu phải thác, làm sao thắng đăng..."; "... Phế Mã vội vã quá, tiên thua là phai..".v.v...

    Rõ ràng không ai bênh vực cho bên hậu thủ cả, bởi hành vi phế Mã tự đó đã ẩn chứa sự nhẫn tâm, tàn ác, không phù hợp với đức tính hiếu hòa và bản chất nhân ái của một bậc chính nhân, một người quân tử.
    Nhưng, than ôi, "chỉ là một mạng ngựa" (Bố Già - Mario Puzzo - Bản dịch Ngọc Thứ Lang) thì có tiếc xót cũng đành chịu, vì như hậu thủ đã nhận định, giá trị của Mã bị phế có gì là lớn, có chi đâu mà phải tiếc nuối, hà tất phải luôn mồm than khóc kể lể! Hậu thủ bèn phế Mã liền không chút chùn tay, không chút ân hận. Vì hậu thủ cho rằng có cần chi đến Mã đâu, mà vẫn bình thiên hạ được chứ, vẫn an bang tế thế được chứ, vẫn tề gia trị quốc được chứ, và vẫn tỏ rạng vương đạo đó chứ! (Ôi, chẳng thấy vương đạo ở đâu, hay đã thành bá đạo mất rồi). Và thế là kỵ binh Mã đành bị Xe đối phương giết tươi khi tài năng chưa được phô bày, khi nợ tang bồng vay nợ chưa trả xong. Mã đã nhập thế để mong mỏi được hành hiệp, đóng góp công sức vào chiến cuộc, để mong đạt đến một thắng lợi chung. Nhưng hậu thủ không cho là như vậy, mà vẫn khăng khăng nhận định chẳng cần đến sự xả thân của Mã, rằng sự có mặt của Mã trong tình thế này là thừa, là không cần thiết. Không những chỉ đánh giá vậy mà thôi, hậu thủ lại mượn tay đối phương giết quách Mã đi, rồi cho rằng sau đó vẫn dành được thắng lợi như thường! Và mọi điều đã trở nên quá rõ ràng khi sự thử nghiệm của bên hậu thủ đã không mang lại thắng lợi như mong muốn. Cuộc-cờ-đời đã lỡ làng, mà nhân thân thì hữu hạn, đâu còn cơ hội để chứng tỏ mình nữa! Bởi chưng kỵ binh Mã đã bị phế hết sức đau xót và oan uổng, và tài năng của Mã xem như không được đắc dụng. Thật là phí phạm. Vì thế, chỉ một câu kết luận duy nhất trong trường hợp này để có thể tạm gọi là nghe được, dù cho không còn có tác dụng cảnh tỉnh nữa, vì mọi sự đều trở nên trễ nãi cả rồi: hậu thủ không thể được xem là người trí đặng.
    Cần phải biết rất nhiều để có thể biết nghi ngờ
    V. Hochinski

  9. #19
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    322
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    MÃ ĐÁO : ĐÀ ĐAO - MIẾNG SỞ TRƯỜNG
    Như đã phân tích ở trên, kỵ binh Mã có nước nhảy lắm khi thần kỳ, với ý đồ thì đầy vẻ bí hiểm và khó đoán. Khi cuộc cờ đang đi vào giai đoạn tranh chấp căng thẳng, cân não, chỉ cần một bên đấu thủ mất cảnh giác trong một khoảnh khắc, thì kỵ binh Mã sẽ như từ thinh không tràn xuống, tợ thiên binh vạn Mã áp đảo đối phương, làm cho tình thế trở nên hiểm nghèo ngay. Chính vì vậy mà trên bước đường rong ruổi, lắm phen Mã bị đối phương dùng quân chủ lực truy nã gắt gao, để nhằm bớt đi mối di họa về sau. Nhưng, tựu trung thật khó mà vây bắt cho được kỵ binh Mã, trừ phi phải điều động đến 2, 3 quân chủ lực, mà e cũng không dễ dàng gì!
    Hãy xem: đối phương đã phải tốn rất nhiều công sức biết bao khi lồng lộn lên quyết chí truy lùng tầm nã kỵ binh Mã cho được. Khi Mã nhảy vọt về đằng đông, đối phương cũng dạt về phiá đông đuổi bắt; nhưng Mã lại bất ngờ tạt về phía tây để né tránh, làm đối phương lỡ bộ, rồi cũng lật đật chuyển hướng tây rượt theo Mã. Mã lại quày quả xuôi về hướng nam, đối phương lại cũng chuyển hướng đuổi theo; rồi bất ngờ Mã lộn lên phiá bắc, đối phương cực chẳng đã lại phải bẻ lái tìm theo, mệt nhọc khôn tả. Nhưng có phải kỵ binh Mã chịu chấp nhận bị truy lùng gắt gao và luôn phải trốn chạy thảm não như vậy? Không hẳn là thế, bởi có một yếu tố làm đối phương phải luôn luôn đề cao cảnh giác. Đó là ngón hồi mã thương hay còn gọi là đà đao, chính là đòn sở trường của kỵ binh Mã. Vậy thì khi đối phương đang ra sức tầm nã, quyết tiêu diệt cho đặng kỵ binh Mã nọ, thì không ngờ chính thị là lúc kỵ binh Mã đang lựa thế để thực hiện miếng đà đao sở trường của mình. Và có thể có lúc nào đó, vì quá khinh suất, đối phương đang rượt đuổi nà tới, tưởng chừng giết được kỵ binh Mã đặng rồi, thì chính bản thân Y lại lãnh đủ một ngón tàn độc của kẻ bị rượt đuổi: đột nhiên kỵ binh Mã quay mình đứng chựng lại, đưa ngược lưỡi đại đao ra phiá sau, trong khi đối phương đang trên đà lao tới như tên bắn, không kịp kìm hãm, bèn là đầu lâu lập tức rời khỏi cổ và lăn lông lốc giữa chốn sa tràng với máu me phun ra có vòi (!!!), thác thảm.
    Đó là một tuyệt chiêu của kỵ binh Mã, là một đòn lợi hại đặc thù mà không một quân chủng nào có thể bắt chước được. Một phong cách riêng tư, độc đáo mà chỉ Mã mới có. Và chỉ khi nào Mã phải sử dụng đến tài nghệ này, thì thường đạt thắng lợi chắc chắn đến mười mươi không thể sai trật đi đâu.
    Thật thế, ngón đà đao sở trường của kỵ binh Mã, được sử dụng với một sự chính xác và tinh tế, và dũng lực thì có thừa. Sai lầm duy nhất của đối phương là đã đánh giá quá thấp kém tài nghệ của Mã, và không lường được những bước nhảy biến ảo của quân kỵ. Chỉ một nước chiếu dương đông kích tây, đối phương vừa hoá giải nước chiếu xong thì một quân chủ lực đành đoạn bị thảm sát bởi ngón hồi mã thương tuyệt diệu của người kỵ sĩ. Và thế là, kết thúc một cuộc truy sát, trong đó kẻ bị truy sát nghiễm nhiên trở thành một chủ thể quật cường, có khả năng hủy diệt mọi đối tượng đã gây nên sự phiền toái, cản trở bước chân ngựa ruổi rong...
    Đó cũng là bài học khiêm tốn dành cho những kẻ cuồng đồ hung bạo hay dựa vào cường quyền để hành xử, áp chế không nương tay với những kẻ thế cô, dồn ép họ vào đường cùng mạt lộ. Nhưng, bài học về Mã đáo còn đó, kẻ cuồng bạo nọ rồi cũng có khi phải hối tiếc. Ngay cả trong kỳ cuộc mà còn lắm thiên biến vạn hoá, có lúc chiếm được ưu thế, nhưng cũng có lúc thất thế suy vi; huống hồ là ở Ván-Cờ-Đời, sự thịnh suy như giọt sương đọng trên ngọn cỏ (Thiền Sư Vạn Hạnh), thì sá kể chi những lúc đắc thế vênh vang, bởi vì kể cả những điều ấy thì cũng chóng tàn phai mà thôi.

    CẮT NGỌC DIÊM VƯƠNG
    Có khi Mã không thèm xử dụng cây đại đao quen thuộc đầy dũng mãnh uy lực, nhưng cũng ít nhiều nặng nề và vướng víu hoặc đúng hơn là chẳng phải nhọc sức làm vậy, bởi chưa cần thiết, mà ngược lại, Mã chỉ có thể sử dụng một lưỡi trủy thủ gọn nhẹ với tài nghệ khéo léo, chính xác và dứt khoát cũng như khi dùng đại đao lấy đầu đối phương vậy, thì mới mang lại hiệu quả. Đại đao là chỉ xử dụng khi phải loạn đả giữa vòng trùng vi thù địch. Còn trong trường hợp này thì Mã không sử dụng đại đao được, mà chỉ phải sử dụng một lưỡi trủy thủ mới xong. Bởi lẽ nếu chỉ cần sơ lệch một đường đao, là không còn cơ hội để sửa chữa nữa, mà đành phải nuối tiếc gác đao buông cờ chịu hoà rất oan uổng. Nên có trường hợp chỉ sử dụng 1 lưỡi trủy thủ chém sắt như bùn thì mới thành sự đặng (nghiã là phải biết thực hiện nước đi cân nhắc, tỉ mỉ - như một nhà giải phẫu học - hết sức chính xác, với phương án tối ưu).

    Ở cục cờ tàn, theo như các kỳ thư từ ngàn xưa lưu truyền lại, thì thường là 1 Mã phải chịu hoà 2 sĩ chứ không cách chi thủ thắng đặng. Nhưng nếu làm thế nào mà tiêu diệt được 1 trong 2 Sĩ nọ, thì đương nhiên là chuyển thành thế 1 Mã thắng 1 Sĩ như là điều tất nhiên vậy. Còn thì thường thường đành phải chịu hoà thôi. Xem ra ấm ức chịu sao xiết!
    Có kỳ hữu ngẫu nhiên sưu tầm được cẩm nang nọ, liền lấy đó làm điều nhập tâm, bỏ ăn mất ngủ hàng bao ngày đêm chiêm nghiệm, cho tới một hôm rồi thì tập trung các kỳ hữu lại, xếp bàn cờ ra và có lời bàn thêm rằng: "Đúng như cẩm nang nọ đã chú giải, rằng 1 Mã thường là phải chịu hoà với 2 Sĩ mà thôi. Nhưng nếu phải chịu thế thì nỗi khổ đau của bên có Mã không phải là nhỏ, mà làm sao khác đặng chứ, trừ khi biết dụng phép Cắt Ngọc Diêm Vương (!). Phép ấy phải chân truyền thì mới phát huy được uy lực, chứ học lóm theo cách bàng môn tả đạo thì không cách chi làm nên việc đặng, bởi vì sức ngựa thì mòn mỏi dần đi mà thời giờ có cho phép kéo dài đâu? Diễn nôm về phép Cắt Ngọc Diêm Vương là như vầy: Diêm Vương có 2 hòn ngọc, lừa thế cắt đi mất 1 hòn thì liệu Diêm Vương quá sức đau thương làm sao chịu nổi, dần dà mất máu mà đành thác thảm. Thế thì thử hỏi, 1 Mã làm sao chịu hoà với 2 sĩ cho đặng!". Nói đoạn, rồi thì kỳ hữu nọ bèn cao giọng giảng giải, tay phải lật sách, trỏ vào từng dòng chú giải đã tự soạn riêng, tay trái đi cờ, quả nhiên sau gần từ 5 đến 7 nước Mã chính xác tuyệt vời luồn lách khéo léo, lưỡi trủy thủ vung lên, Diêm Vương mất một trong hai hòn... ngọc tức thì. Xem tới đó thì các kỳ hữu đang đứng xúm xít vây quanh liền cả tiếng hoan hô vang dậy, bởi vì hình ảnh còn lại không gì khác là Mã lại lạnh lùng dấu lưỡi trủy thủ vào tay áo, cầm ngang đại đao và phi tới lấy nốt hòn... ngọc còn lại của đối phương dễ dàng. Diêm Vương có 2 hòn ngọc mà không giữ được lại còn khư khư muốn giữ lấy thủ cấp làm sao cho đặng?
    Có người bèn hỏi: Sao sách nọ chỉ chép có vài dòng bí hiểm làm vậy, mà diễn giải thì cầu kỳ lắm thay?
    Kỳ hữu nọ vẻ mặt liền lộ vẻ khinh khoái không sao tả xiết, thản nhiên phúc đáp: "Sách chỉ là gợi ý, phải chiêm nghiệm thêm thì mới đặng thông tuệ chứ sao!"
    Nghĩa là khi gặp thế trận 1 Mã với 2 Sĩ, thì kỵ binh Mã chớ vội buông đại đao, gác kiếm chịu hoà khá là sớm sủa, mà phải tâm ngẩm chiêm nghiệm một hồi đã, để xem có dụng phép Cắt Ngọc Diêm Vương đặng chăng! Nếu thấy đặng thì lập tức hành xử như cẩm nang nọ đã giảng giải, (là chỉ phải sử dụng một lưỡi trủy thủ chém sắt như bùn - tức là nước đi chính xác, cao siêu). Nhược bằng không đặng thì lúc đó hẵng gác cờ chịu hoà vậy, xem như còn gửi "ngọc" đó, sẽ hẹn cắt sau, ở ván khác (!), không muộn.
    Cần phải biết rất nhiều để có thể biết nghi ngờ
    V. Hochinski

  10. #20
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    322
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    KINH KHA SANG TẦN
    Bất ngờ có kỳ hữu có kỳ nghệ chỉ ở bậc trung, đặt câu hỏi: Một Mã, một Tốt thắng Sĩ Tượng bền đặng chăng?

    Có hảo thủ nọ kỳ nghệ rất cao, nhưng tự nhiên phải nghệch mặt ra, và chưa giải đáp được ngay tức thời, bởi rõ là hoà cờ, nhưng hà cớ chi hỏi han lôi thôi như vậy, hay là có phép chi cao siêu (hiện đại) thủ thắng đặng mà mình chưa tham khảo đến?
    Trong tiểu thuyết võ hiệp Cô Gái Đồ Long của Kim Dung tiên sanh có kể về tình huống tương tự như sau, là lời của Quận chúa Triệu Minh, trong chương Võ Đang Cứu Viện: "Một con dơi độc (chỉ Thanh Dực Bức Vương Vy Nhất Tiếu), và một xú hoà thượng (chỉ Hoà thượng Túi Vải Nói Không Được), phỏng làm được gì?"
    Nếu chỉ kể ngang đó thôi, thì quả là một câu vấn thú vị. Nhưng về sau, cũng trong truyện đó, là các cao thủ võ lâm đều lần lượt tề tựu đủ mặt, làm cán cân lực lượng nghiêng hẳn về một phía, đưa đến thắng lợi cho bên phái Võ Đang. Vậy thì con dơi độc Vy Nhất Tiếu và xú hoà thượng Nói Không Được chỉ là bước đầu thăm dò thực lực đối phương, còn thì thành sự vẫn là phải nhờ vào lực lượng cứu viện. Không giống như trường hợp đang được lời bàn ở đây: một Mã một Tốt thắng sĩ tượng bền đặng chăng?
    Rõ ràng là không nhờ vào một thế lực, một quân binh chủng nào khác, để yểm trợ hoặc ứng chiến phiá sau, mà chỉ một Mã và một Tốt mà thôi.
    Trong Đông Châu Liệt Quốc, lại cũng có hình ảnh tương tự là tráng sĩ Kinh Kha cùng với kẻ tùy tòng Tần Vũ Dương (một kẻ hữu dõng vô mưu tàn bạo, lên 5 tuổi đã biết giết người), lãnh sứ mạng sang thích khách Tần Thủy Hoàng. Ra đi không hẹn ngày về, vẫn là ám chỉ một sứ mệnh khó khăn hầu như không thể thực hiện được. Nhưng người anh hùng vẫn cương quyết dấn thân ra đi, để xả thân vì đại nghiã, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, và vẫn ra tay hành sự. Theo chính sử kể lại thì tráng sĩ Kinh Kha đã thác bỏ mạng cùng với kẻ tuỳ tùng Tần Vũ Dương bên đất khách quê người, không làm nên công trạng gì, trừ để lại cho đời một tấm gương về lòng can đảm, về một tinh thần quyết tử, và một ý chí bất khuất không gì lay chuyển.
    Trở lại vấn đề đang lạm bàn ở trên, rằng: một Mã một Tốt thắng Sĩ Tượng bền đặng chăng? Than ôi, cũng là một thử thách cân não, y như hình ảnh người tráng sĩ xưa, nhận lãnh sứ mạng ra đi nhưng không biết có thành sự, và vẫn phải dấn thân, vào cuộc. Bên kia bờ sông Dịch, sau khi hát lên bài ca từ biệt (hay tử biệt), người tráng sĩ cùng kẻ tùy tòng cất bước không ngoảnh mặt lại... Một trường quyết đấu bèn được bày ra, diễn biến đầy căng thẳng, không một giây phút lơi lỏng, ngơi nghỉ. Có 2 trường hợp một Mã một Tốt thắng Sĩ Tượng toàn, xem như người kỵ sĩ và kẻ tuỳ tùng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mà trước đó những tưởng bất khả thi. Còn trong vô vàn trường hợp khác, thì không thể thủ thắng đặng. Chỉ một điều có khác chăng với hình tượng Kinh Kha xưa là phi thắng tất hoà, tức rằng là người kỵ sĩ (Mã) và kẻ tuỳ tòng (Tốt) không phải thác thảm oan uổng bên phòng tuyến của đối phương, mà đối tượng phải chịu thác chính là kẻ đương đại, tức hảo thủ (địa phương) nọ đã nhận lời thách thức đòi phải hoà trong tất cả mọi trường hợp, trong khi kỳ nghệ còn hạn chế, chưa hề tham khảo đến những kỳ thư, cẩm nang.v.v... lưu truyền nhan nhản khắp chốn kỳ lâm, giang hồ. Thật là đáng tiếc vậy!

    SONG MÃ : TIỆC NGỰA LINH ĐÌNH
    Một mình một ngựa đã đành là hình ảnh đẹp không ai có thể phủ nhận. Nhưng nếu đấu thủ vẫn còn gìn giữ được cả 2 Mã, vì đấu thủ đã không thay Mã, không phế Mã, cũng chẳng bỏ Mã... thì, với cả 2 quân kỵ còn nguyên vẹn, cuộc cờ sẽ trở nên sôi động hơn, hung hiểm hơn với tiếng vó câu rộn rịp khua vang, với tiếng hí lẫy lừng của song Mã hiệp sĩ cùng nhau phò tá, khi thì bình phong Mã, khi thì đơn đề Mã, khi thì Mã quỳ, khi thì Mã đội.v.v... để cùng hiệp đồng cứu giá, hay cùng luân phiên công thủ lưỡng diện rất là phấn chấn, hào hùng, đẹp mắt.
    Chẳng hạn ở giai đoạn trung biến, khi cả 2 kỵ binh Mã cùng đứng cách nhau khoảng một bước nhảy thì bèn trở thành song Mã giao chân rất lợi hại, làm thành một tấm lá chắn hữu hiệu nhằm ngăn chặn sự công phá của chiến Xa hay khẩu đại Pháo của đối phương. Mã giao chân, hay còn gọi là hảo bằng hữu, chính là một người bạn đồng sinh cộng tử tốt bụng, đã cùng chia sẻ nỗi nhẫn nhục đắng cay từ thủa còn hàn vi, thủa còn ẩn nhẫn chờ thời. Chính vì vậy mà sự am tường hiểu biết lẫn nhau của song Mã giao chân, là một thứ tình đồng môn gắn bó tưởng như bền vững đến nỗi không ai có thể phá vỡ được.
    Song Mã giao chân chẳng phải chỉ biết làm một tấm lá chắn mà thôi, song còn biết luân phiên dời đổi vị trí và triển khai tiến lên, sửa sang thế trận từ thủ sang công một cách tài tình. Đối phương sẽ cảm thấy áp lực đè nặng dần lên phòng tuyến của mình bởi sự hiệp đồng lợi hại của song Mã giao chân, bèn trở nên hung hãn điên cuồng tìm đủ mọi cách để gây mâu thuẫn, nhằm phá tan tình bằng hữu vững bền của song Mã giao chân nọ. Vị tất đã thực hiện được, mà nếu có phá được đi chăng nữa thì cái giá phải trả không phải là nhỏ.
    Nhưng mối giao hảo của Mã giao chân tuy là vững bền, cũng vẫn phải biết cảnh giác trước sự dèm pha xúc xiểm của kẻ tiểu nhân, của một tên vô lại Tốt đen chẳng hạn. Hắn chỉ cần mò mẫm, lân la, tìm cách đến đứng gần ngay bên một trong hai Mã nọ, thì liền đó, mối giao hảo giữa 2 Mã lập tức bị lung lay, và thế cân bằng bị phá vỡ ngay. Tình cảm thương yêu liên đới của song Mã giao chân thế là tan nát, mà chỉ bởi tay một gã Tốt đen quen lời nịnh hót, bợ đỡ, thế mới đau lòng! Do đó, song Mã giao chân tuy là lợi hại, đối chọi ngang ngửa với những kẻ ngang cơ và thậm chí cả đối với những kẻ trên cơ. Nhưng vẫn còn có thể bị gia hại bởi những kẻ dưới tay. Bài học cảnh giác này rất có ý nghiã đối với tình bằng hữu).
    Thế rồi khi song Mã giao chân đã đạt tới sự chín chắn của tình bằng hữu, không còn lo bị ai xúc xiểm phá vỡ tình nghiã kim lan nữa, thì bèn có dịp hội ngộ đối ẩm với nhau. Trong kỳ thư ghi rõ thế cờ nổi tiếng đó có tên Song Mã Ẩm Tuyền, tức là 2 kỵ binh Mã hiền hoà cùng dừng chân ngựa để uống nước bên bờ suối. Đó là một hình ảnh mang rất nhiều tứ thơ, rất giàu cảm xúc, đối lập hoàn toàn với kỳ cuộc đang tranh đấu sát phạt nhau rất hung dữ giữa hai kỳ thủ, mà thắng hay bại, được hay thua chỉ tính toán trong đường tơ kẽ tóc mà thôi. Thật vậy, trong cuộc đối ẩm, (có thể là ẩm nước suối hay ẩm một thứ nước có... lửa nào khác!) 2 kỵ binh Mã đã đồng tâm, đã đi tới thống nhất ý niệm bàn nhau giết quách chủ soái đối phương với những đòn tuyệt sát tàn khốc không thể tưởng tượng được (dĩ nhiên đối thủ phải bó tay chịu trói chứ không tài nào chống trả đặng). Chính vì vậy mà thế Song Mã Am Tuyền đã đi vào lịch sử Nghệ Thuật Tượng Kỳ từ cả hằng bao thế kỷ nay như là tượng trưng cho một sự đồng thanh tương ứng - đồng khí tương cầu của 2 kẻ bằng hữu, tri âm tri kỷ, đã từng cắt máu ăn thề với nhau và hiểu rõ tính cách của nhau đến từ chân tơ kẽ tóc và thương yêu nhau hết độ. Là hình ảnh của một người bạn đường (khác với bạn đời) đúng điệu, giữ lòng thủy chung như nhất trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống. Thật hiếm có biết bao!
    Đó là ý nghiã của thế trận Song Mã Am Tuyền lừng danh tự cổ chí kim, hay đúng hơn chính là thước đo của tình bằng hữu thiêng liêng mà dường như càng ngày càng thấy hiếm hoi trong đời sống xô bồ, hỗn tạp hôm nay.

    NHẤT MÃ: ĐẠT TỚI CÁI VÔ CÙNG
    Cuộc cờ đã đi vào giai đoạn tàn cục. Cả 2 bên đấu thủ đều ngầm hiểu rằng cuộc chinh chiến trường kỳ thế là đã gần tới hồi kết thúc, không còn ai có thể thắng ai được nữa. Những cuộc mưu đồ, những âm mưu ám muội, những kế sách thần sầu quỷ khốc... hết thảy đều đã được lần hồi thi triển và đều không mang lại thắng lợi cho riêng một bên nào. Bàn cờ trở nên như một bãi chiến trường hoang vắng, không còn thấy bóng dáng những quân binh chủng chủ lực, những khẩu đại Pháo, những cỗ chiến Xa hay những bộ binh Tốt đen nào còn lảng vảng. Tất cả đều đã "rải rác biên cương mồ viễn xứ" cả rồi. Đó là một bãi sa mạc tang thương, với sự vắng lặng thê lương ảm đạm, chứng tích của một cuộc dâu bể khốc liệt nhất, của một cuộc chiến tranh (trí tuệ) không một giây ngơi nghỉ, khoan nhượng, không một phút nương tay, nhường nhịn...
    Nhưng kìa, hãy xem hình ảnh của một kỵ binh Mã còn sống sót và trở về sau cuộc chinh chiến trường kỳ gian khổ. Chàng kỵ sĩ chỉ còn có một mình một ngựa, với tay buông lỏng dây cương vục nước bên sông vuốt mặt phong trần. Đao kiếm mang bên mình chàng đã để rơi mất từ bao giờ. Ao bào sờn rách, cháy sém, binh phục loang lổ máu đào, chàng cũng chẳng để ý tới. Mũ trụ, giáp sắt, giầy đinh, chàng cũng quẳng mất ở nơi đâu rồi. Tóm lại, chàng kỵ sĩ giờ đây không còn là hình ảnh oai phong lẫm liệt của những ngày đầu lên yên xuất chinh đi vào cuộc chiến với lòng phấn chấn, với lý tưởng cao đẹp và những ôm ấp hoài bão lớn lao nữa. Chàng đã có ít nhiều đổi thay, những đổi thay mà nếu không có ai được trải qua những giờ phút ngặt nghèo nguy nàn của đời chiến binh, những lần kề cận hay đối mặt với cái chết, những nỗi thăng trầm tủi cực của kiếp chinh nhân, những khao khát và những ưu tư, những thao thức và những dằn vặt.v.v... giống như chàng, thì hẳn không một lời giải thích nào có thể làm cho người đời thấu hiểu và cảm thông với chàng đặng. Cuộc chinh chiến cũ đã qua đi như là một giấc mơ hãi hùng, như là một quá khứ đã từng được vây phủ bằng một màu xám đen. Bên nào thắng, phía nào thua, giờ đây không còn là nỗi ám ảnh của người chiến binh nữa. Tâm hồn chàng kỵ sĩ bây giờ như đã tìm được sự yên tĩnh, sự bình thản và an nhiên. Chàng không còn màng chi đến khái niệm không gian và thời gian; cả quá khứ, hiện tại và tương lai đối với chàng cũng không là gì nữa. Một mình một ngựa, chàng trở về nơi chốn xuất phát xưa, lòng tràn ngập nỗi yêu thương, một tình yêu thương đồng loại, yêu thương tha nhân cùng với những nỗi thống khổ vốn là. Giờ đây, đôi mắt chàng không còn bị ai bưng bít nữa, chàng đã giác ngộ, đã nhìn thấy hết, đã thấu hiểu hết. Tất cả chỉ vì một chữ HOÀ. Hoà - vì đã thấu hiểu đến sự vận hành tuần hoàn của Am Dương, Đất và Trời, của Đêm và Ngày, của Sống và Chết, của Tự Nhiên Vạn Vật trong Vũ Trụ. Hoà - vì đã đạt được đến sự quân bình giữa Thiện và Ac, Thịnh và Suy, giữa Họa và Phúc, giữa Hư và Thực, trong tận cùng sâu thẳm của Bản Ngã, Tâm Linh...
    Và, cuối cùng, cuộc chiến tranh trí tuệ diễn ra trên một bàn cờ với 64 ô vuông thế là chấm dứt. Hình ảnh nhất Mã thong dong đi vào cõi không (Thiên Mã Hành Không) xin được dùng để kết thúc lời bàn về kỵ binh Mã, và cũng xin được xem đó như là một biểu trưng của một ý thức giác ngộ, thanh cao, hướng thượng ở trong mỗi người chúng ta - những người yêu cờ - luôn biết tìm kiếm để vươn lên đến Chân, Thiện, Mỹ, thông qua NGHỆ THUẬT TƯỢNG KỲ, là một thú tiêu khiển có thể làm cho mọi người xích lại gần nhau vì có cùng chung một mục đích: vẻ đẹp của tâm hồn, của trí tuệ và còn là niềm vui trong cuộc sống.
    Cần phải biết rất nhiều để có thể biết nghi ngờ
    V. Hochinski

Những bài viết hay về cờ tướng.
Trang 2 của 9 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68