Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Cờ tướng Khai cuộc cẩm nang
Close
Login to Your Account
Trang 1 của 16 12311 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 160
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    Tuy Hoa Town, Phu Yen Province
    Bài viết
    99
    Post Thanks / Like

    Mặc định Cờ tướng Khai cuộc cẩm nang

    DOWNLOAD bản pdf scan từ sách in

    Quyển Cờ tướng Khai cuộc cẩm nang của các tác giả: Trần Tấn Mỹ, Lê Thiên Vị, Phạm Tấn Hoà, Quách Anh Tú, nay mình post lên để các bạn "tu luyện võ công khai cuộc"





    Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang

    Tác giả: Trần Tấn Mỹ, Lê Thiên Vị, Phạm Tấn Hoà, Quách Anh Tú

    Sách "Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang" là một trong những quyển sách tiếng Việt rất có giá trị về
    khai cuộc. Bạn có thể tìm thấy ở quyển này những kiến thức cơ bản về khai cuộc như mục tiêu của khai cuộc, cách chơi khai cuộc. Sách đã đề cập đến hầu hết các loại khai cuộc phổ biến cùng nhiều biến. Các khai cuộc và biến này đã được các tác giả phân loại khoa học và bình chú công phu...
    Lưu ý:
    Nhóm tác giả sách Trần Tấn Mỹ, Lê Thiên Vị, Phạm Tấn Hoà, Quách Anh Tú vừa là những kỳ thủ rất nổi tiếng, vừa là các huấn luyện viên và người nghiên cứu cờ lâu năm. Đặc biệt họ đều là những người rất tâm huyết với việc truyền bá các kiến thức cờ và đào tạo lớp trẻ.


    Lời nói đầu
    Khai cuộc là một vấn đề chiến lược rất rộng lớn. Muốn nghiên cứu sâu phải có một tập thể các chuyên gia nhiều kinh nghiệm mới thực hiện được. Liên đoàn cờ trong những năm gần đây, bước đầu nghiên cứu một số thế trận nổi tiếng, thịnh hành, giúp phần nào tư liệu cho các bạn hội viên và người hâm mộ Cờ Tướng gần xa tham khảo. Tuy các tài liệu đó chưa phải là những công trình nghiên cứu sâu nhưng nó chỉ phù hợp với những bạn có trình độ khá, còn phần đông các bạn chơi cờ trình độ yếu chưa thể tiếp thu được.
    Để đáp ứng phần nào nguyện vọng của số đông này, chúng tôi cho xuất bản quyển "Cờ Tướng khai cuộc cẩm nang" nhằm hướng dẫn lại những vấn đề thuộc phần kiến thức phổ thông. Đối tượng chủ yếu là những bạn chơi cờ trình độ trung bình trở xuống, đặc biệt là nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của các em thanh thiếu niên mới bước đầu tiếp cận với Cờ Tướng. Nhưng đối với các bạn huấn luyện viên, hướng dẫn viên về cờ, sách cũng cung cấp nhiều tư liệu có giá trị về phương pháp sư phạm để các bạn tham khảo giảng dậy.
    Sách gồm bốn chương, với chương đầu nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của khai cuộc. Qua chương này gợi ý hướng dẫn cho người chơi một phương pháp thẩm định, đánh giá thế cờ, đồng thời trình bầy rõ khái niệm về thế và lực, quyền chủ động và vấn đề lời quân, lời chất. Nhưng trọng tâm của sách là ở chương hai và chương ba: chương hai trình bầy cụ thể những nguyên tắc cơ bản trong khai cuộc, còn chương ba hướng dẫn cách đi tiên và cách đi hậu. Thực chất chương ba chỉ để minh hoạ rõ hơn các vấn đề trong chương hai và giúp cho người đọc quán triệt đầy đủ các nguyên tắc ra quân. Mặt khác, qua hai chương này, bằng những ván cờ sinh động gợi lên những ý niệm ban đầu về chiến lược, về kế hoạch bố trí quân để tấn công, phản công hay phòng ngự. Và tuy chủ đề đi sâu giai đoạn khai cuộc nhưng qua các ván đấu của các danh thủ, giai đoạn trung cuộc và tàn cuộc cũng được nêu ra với những đòn chiến thuật truy quân, ăn quân, đổi quân, giành thế, thí quân cùng những pha phối hợp chiếu bí rất ngoạn mục, hấp dẫn. Điều này phù hợp với trình độ và tâm lý của những người mới tiếp cận với bộ môn cờ. Phần cuối cùng là chương mở rộng kiến thức, giới thiệu một số thế trận thông dụng hiện đại, làm cơ sở bước đầu để sau này anh em có điều kiện đi sâu nghiên cứu chuyên cuộc.

    Chương I Khai cuộc - mấy khái niệm cơ bản
    I. Ý nghĩa và tầm quan trọng của khai cuộc
    Xét theo thứ tự thời gian, một ván cờ thường được chia làm ba giai đoạn: khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc. Sự phân chia này tuy có tính cách qui ước nhằm dễ dàng nghiên cứu nhưng nó phản ánh một thực tế là có giai đoạn mở đầu rất quan trọng. Giai đoạn này gồm bao nhiêu nước thì chưa có sự thống nhất giữa những nhà nghiên cứu, nhưng thông thường người ta cho rằng giai đoạn này phải kéo dài từ 8 đến 12 nước đi đầu tiên. Sở dĩ nói giai đoạn này rất quan trọng vì nó thực sự có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ quá trình diễn biến ván cờ. Ta thấy nhiều ván do khai cuộc tồi nên kết thúc sớm, không có giai đoạn tàn cuộc, thậm chí do khai cuộc lỗi lầm nghiêm trọng cũng không có cả giai đoạn trung cuộc.
    Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của khai cuộc phải trải qua nhiều chặng đường lần lần mới sáng tỏ, vì không phải từ thời xa xưa các tay cờ đã có ngay được những nhận thức đúng đắn. Bởi thời trước, hầu hết các tay cờ đều nhận định rằng ván cờ căng thẳng, quyết liệt và nổi rõ sự hơn kém là ở giai đoạn trung cuộc và tàn cuộc. Như vậy theo họ nghĩ, hai giai đoạn sau phải quan trọng, quyết định hơn giai đoạn đầu. Với nhận thức như thế nên họ chỉ quan tâm nghiên cứu trung cuộc và tàn cuộc, ít khi chịu gia công học tập và nghiên cứu khai cuộc. Trong khi đó một số danh kỳ các thế kỷ trước có lúc đua nhau nghiên cứu tổng kết cờ tàn và cờ thế nên vô hình trung củng cố thêm những nhận thức lệch lạc trên. Điều tệ hại là nó tác động khiến một số tay cờ có quan điểm đánh giá rất thấp vai trò của khai cuộc và coi như không cần thiết phải nghiên cứu. Họ nghĩ "vô chiêu thắng hữu chiêu" là không cần học tập, chơi không bài bản cũng thắng được những người chơi theo sách vở, nhưng họ không biết muốn chơi được kiểu "vô chiêu" lại càng phải nghiên cứu, học tập kỹ hơn ai hết. Đến đầu thế kỷ 20 thì mọi chuyện đã sáng tỏ, hầu hết các danh thủ đều khẳng định khai cuộc có tầm quan trọng đặc biệt. Những ai chơi cờ theo ngẫu hứng trong khai cuộc đều không thể đương cự được với những người có học tập, nghiên cứu. Chính từ thực tiễn thi đầu các danh thủ đã rút ra kết luận đó. Nhưng rồi lại có những quan điểm lệch lạc khác khi có một số người lại đề cao quá mức giai đoạn này. Cho nên đã có lúc cũng nổi lên những cuộc tranh luận xung quanh nhận định, đánh giá lại vị trí và tầm quan trọng của khai cuộc. Cuối cùng người ta đã phân tích khách quan và thống nhất kết luận rằng cả ba giai đoạn khai, trung, tàn cuộc đều có ý nghĩa và tầm quan trọng quyết định, và các giai đoạn đều có mối quan hệ khăng khít với nhau. Chơi khai cuộc tốt thì mới có một trung cuộc ưu thế và từ một trung cuộc ưu thế mới dẫn về một tàn cuộc thắng lợi. Tuy nhiên để thấy rõ tầm quan trọng nổi bật của khai cuộc người ta thường nêu một tỷ lệ đáng tham khảo là phần khai cuộc quyết định 40%, còn phần trung và tàn cuộc mỗi giai đoạn quyết định khoảng 30%.
    Tóm lại, khai cuộc là giai đoạn triển khai các lực lượng, khởi sự từ nước đi đầu tiên và chấm dứt với sự điều động hầu hết các quân chủ lực ở cả hai cánh để tạo thành một thế trận tấn công hoặc phòng thủ. Việc hình thành một thế trận phải xuất phát từ một kế hoạch hẳn hoi, đó là chiến lược dàn trận của người điều khiển trận đấu.
    II. Mục tiêu ván cờ và mục tiêu trong khai cuộc
    Để hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của những nước đi trong chiến lược dàn quân, ta cần phải nắm vững mục tiêu trong khai cuộc. Bài học đầu tiên cho những người mới học chơi cờ đã chỉ rõ "chiếu bí Tướng đối phương là mục tiêu chính của ván cờ", nhưng trong giai đoạn khai cuộc, mục tiêu này chỉ là một mục tiêu phụ. Bởi lẽ giai đoạn này các quân cờ mới được triển khai, chưa có điều kiện gì để bắt bí Tướng đối phương. Tất nhiên trong một vài trường hợp hãn hữu, gặp phải đối phương chơi quá tồi hay đãng trí thế nào đó ta cũng có thể bắt được Tướng ngay trong khai cuộc. Nhưng với những đối thủ tương đối có trình độ thì mục tiêu trong khai cuộc phải đặt thấp hơn, không thể chủ quan đặt mục tiêu quá cao, sẽ là điều không tưởng đối với những người chơi cờ ngay nay. Hẳn nhiên những mục tiêu đề ra trong khai cuộc phải luôn gắn với mục tiêu tối hậu và chiếu bí kẻ địch.
    Vậy thì mục tiêu trong khai cuộc là gì?
    Những nước triển khai quân hợp lý, chính xác trong khai cuộc sẽ tạo một nền tảng vững chắc cho một thế trận trước khi chuyển sang giai đoạn trung cuộc. Như vậy mục tiêu ban đầu trong khai cuộc là các quân phải cố giành cho được những vị trí thuận lợi trên bàn cờ, tiếp đó là tiêu diệt một bộ phận nhỏ sinh lực địch - thường là một hai con Tốt. Từ những thắng lợi nhỏ đó dẫn đến những ưu thế làm nền tảng vững chắc cho trung cuộc và tàn cuộc. Mặt khác cũng đòi hỏi trong thế trận của ta không được có những điểm yếu - những điểm mà ta phải luôn canh chừng đối phương khai thác gây khó khăn cho ta. Ngược lại, ta phải cố gắng không cho đối phương chiếm những vị trí tốt, tìm cách phong tỏa ngăn cản để đối phương triển khai càng chậm càng tốt hoặc uy hiếp, đe dọa ngay những điểm yếu của họ.
    Trong Cờ Tướng người ta thường phân biệt các trường hợp để đánh giá: nếu ta đi trước, các quân chiếm vị trí tốt và chực chờ tấn công, buộc đối phương phải đề phòng đối phó, người ta gọi đó là giành quyền chủ động, ngược lại là đối phương bị động. Đó là mức thấp nhất của một ưu thế. Trường hợp ta tiêu diệt 1-2 con Tốt hoặc Mã thì chỉ mới là lời quân, nếu ta đồng thời cũng giữ quyền chủ động thì đó mới là một ưu thế. Thông thường người ta quan niệm giành được quyền chủ động là được tiên còn bị động đối phó là hậu thủ. Trong nhiều trường hợp bên được tiên chơi không chính xác bị đối phương trả đòn, phản kích phải chống đỡ thì gọi là mất tiên, còn bên đối phương gọi là phản tiên. Như vậy có thể nói mục tiêu của khai cuộc đối với bên đi tiên vốn nắm quyền chủ động thì phải tiếp tục giữ cho được quyền chủ động này lâu dài, tiến lên kiếm lời 1-2 Tốt hoặc nếu có thể thì lời quân (hơn 1 Mã hoặc 1 Pháo) hay lời chất (Pháo hoặc Mã đổi lấy Xe). Trong kế hoạch tiêu diệt sinh lực địch, có khi người ta cũng nhằm đến việc lời Sĩ hoặc Tượng của đối phương để chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho giai đoạn trung, tàn cuộc sau này. Còn đối với bên đi hậu vốn phải bị động chống đỡ cần cố gắng chơi chính xác để không cho đối phương khai thác tấn công, lần lần đưa đến thế cân bằng. Nếu đối phương sơ hở phải kịp thời khai thác trả đòn giành lại quyền chủ động rồi tiến lên giành ưu thế.
    Lúc này cần nói rõ thêm vấn đề ưu thế với vấn đề lời quân, lời chất. Vì những vấn đề này thường xuyên đặt ra cho mọi đối thủ, đặc biệt là thường nẩy sinh ngay trong khai cuộc.
    Như trên đã nêu, thông thường người ta đánh giá một thế cờ căn cứ vào hai yếu tố: nước tiên và thực lực. Nước tiên là giành được quyền chủ động, còn thực lực là xem xét tương gian quân số đôi bên. Nếu một bên có cả hai yếu tố vừa chủ động, vừa hơn quân, hơn chất thì rõ ràng bên đó đang chiếm ưu thế.
    Nhưng trong thực tiến thi đấu thường xảy ra hiện tượng: một bên sẵn sàng hi sinh quân để giành lấy thế chủ động tấn công, có thể uy hiếp đối phương rất mạnh thì người ta coi đó là ưu thế. Bên lời quân, lời chất phải bị động đối phó thì không thể đánh giá là ưu thế được mà phải gọi là thất thế. Muốn cứu vãn tình trạng bị uy hiếp bên thất thế thường phải hi sinh quân để giảm bớt áp lực của đối phương.
    Chẳng hạn ván cờ bên: Trắng lời quân nhưng thất thế, Đen lỗ quân nhưng đang có thế tấn công.
    Như vậy giữa hai yếu tố thế chủ động với lời quân hoặc lời chất thì yếu tố đầu luôn được đánh giá cao hơn yếu tố sau. Thế nhưng yếu tố chủ động chỉ là một tình thế tạm thời, nếu khéo phát huy thì có thể biến thành thắng lợi, ăn quân, hơn chất trở lại hoặc chiếu bí Tướng đối phương. Còn nếu không biết phát huy để đối phương tập hợp được lực lượng chi viện xây dựng tuyến phòng thủ vững chắc thì yếu tố chủ động sẽ mất dần đi. Trong khi đó yếu tố hơn quân, hơn chất thường là tình trạng kéo dài, nếu không có gì bắt buộc họ phải hi sinh, trả quân, trả chất thì yếu tố này càng lúc càng trở nên quan trọng. Bởi vì khi thế cờ đã lập lại cần bằng thì yếu tố lực lượng sẽ là yếu tố chi phối.
    Từ thế kỷ 16, 17 các danh kỳ đã nhận thức đúng đắn về hai yếu tố này nên bài "Kỳ kinh luận" có ghi: "Bỏ quân cần được nước tiên. Bắt quân chớ để hậu thủ". Chu Tấn Trinh viết quyển "Quất trung bí" đã lặp lại quan điểm này trong bài "Toàn chỉ" của mình và cho đến nay dù trình độ cờ đã phát triển rất cao, vẫn chưa có một danh thủ nào tỏ ra phản bác quan điểm trên.
    III. Những cơ sở để đánh giá một thế cờ
    Khi tiến hành một ván cờ, luôn luôn phải đánh giá đi đánh giá lại tình hình diễn biến của nó. Đánh giá không phải chỉ để biết ta đang bị động, cân bằng hay chủ động, hoặc đang ưu thế hay kém phân, mà đánh giá còn để biết những chỗ mạnh, chỗ yếu của ta cũng như của đối phương. Từ đánh giá, nhận định đúng thực chất tình hình thế trận, mới có thể đề ra một kế hoạch chơi tiếp ở giai đoạn sau.
    Thông thường, nếu đánh giá tổng quát để biết ai ưu thế, ai kém phân, người ta chỉ cần xem xét hai yếu tố nước tiên và thực lực, còn như đánh giá toàn diện đầy đủ các mặt thì phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
    1. Vị trí các quân chủ lực Xem xét vị trí các quân chủ lực gồm các quân Xe, Pháo và Mã là để thấy chúng có khả năng kiểm soát các đường ngang, đường dọc hoặc các điểm trên bàn cờ. Nếu các quân kiểm soát được nhiều đường nhiều điểm và có tính cơ động cao thì đó là chúng có vị trí tốt, có thể tiến sang tấn công hoặc cần thiết có thể quay về phòng thủ.
    Ở đây không dừng lại sự đánh giá một cách chung mà cần thiết phải đánh giá vai trò, tác dụng từng quân cờ của ta cũng như của đối phương. Khi mới học chơi cờ, ta biết sức mạnh của một Xe bằng hai Pháo hoặc bằng hai Mã cộng với một Tốt. Đó là đơn thuần so sánh sức mạnh vốn có của các quân mà không nói gì đến vị trí của chúng. Nhưng khi tiến hành trận đầu thì các quân luôn đứng ở những vị trí khác nhau, có quân ở vị trí tốt, có quân ở vị trí xấu. Như vậy việc so sánh sức mạnh giữa các quân phải căn cứ vào sức mạnh và vị trí của nó tức là lực và thế của nó. Như nói Xe 10, Pháo 5, Mã 4,5; đó là sức mạnh vốn có hay là "lực" của từng quân, còn vị trí của nó đứng sẽ tạo nên một cái "thế" riêng biệt. Ta thấy lực của một quân cờ có thể tăng thêm hoặc giảm đi do thế đứng tốt hay xấu. Trong từng ván cờ cụ thể, ta thấy đôi khi Mã mạnh hơn Pháo hoặc mạnh hơn Xe, thậm chí Tốt có khi mạnh hơn cả Pháo lẫn Xe.
    Lạc nước, hai Xe đành bỏ phí
    Gặp thời, một Tốt cũng thành công.
    (Thơ Hồ Chủ tịch)
    Để giúp người mới học chơi cờ biết được sức mạnh vốn có của các quân, những nhà nghiên cứu đã đưa ra một bảng so sánh như sau:
    Nếu khởi đầu lấy con Tốt làm chuẩn để định giá trị sức mạnh của nó là 1 thì các quân khác có giá trị so sánh là:
    • Mã 4,5
    • Pháo 5
    • Xe 10
    • Sĩ 2
    • Tượng 2,5
    • Tướng không định được, vì mất Tướng bị xử thua nên không thể so sánh. Tuy nhiên trong một số trường hợp Tướng cũng có thể trợ công khiến nó có giá trị bằng một trong ba loại quân chủ lực.
    Nói Tốt có sức mạnh là 1 nhưng khi đã qua hà phải đánh giá sức mạnh của nó là 2. Trường hợp có hai Tốt qua hà mà chúng liên kết được với nhau phải thấy sức mạnh nó tăng lên, không phải 2 + 2 = 4 mà phải là 4, 5 hoặc 5, nghĩa là tương đương sức mạnh của một Mã hoặc một Pháo. Còn con Tốt đầu cũng phải thấy nó quan trọng hơn các con Tốt khác. Không phải chỉ có các Tốt qua hà liên kết mới tăng thêm sức mạnh mà các quân chủ lực có chỗ đứng tốt, liên kết phối hợp nhau, sức mạnh của chúng cũng được nhân lên nhiều hơn, khác hẳn với trường hợp chúng đứng riêng lẻ, tản lạc. Với bảng giá trị trên cho phép các đấu thủ tính toán thiệt hơn khi đổi quân, nhưng đó chỉ là sức mạnh ban đầu, còn sức mạnh thực tế thì phải xem xét kỹ vị trí của từng quân trong một thế cờ cụ thể. Không thể đổi một con Mã hay lấy một con Pháo dở thậm chí lấy một con Xe dở mà tưởng là lời chất để rồi xổng mất ván cờ.

    2. Yếu tố lực lượng
    Lực lượng là một yếu tố quan trọng thường quyết định thắng lợi của ván cờ. Nếu không có những tình huống sơ hở để bị các đòn phối hợp chiếu bí thì thường bên nào hơn quân hoặc hơn chất sẽ giành thắng lợi cuối cùng. Như Xe, Pháo, Mã phải thắng Xe, Mã bền Sĩ, Tượng hoặc Xe, Pháo và một Tốt phải thắng Xe bền Sĩ, Tượng.
    Tuy nhiên như trên đã nêu, quân cờ bao giờ cũng có lực và thế cho nên không phải chỉ tính sức mạnh đơn thuần bằng quân số. Điều này giải thích vì sao có nhiều ván cờ đông quân hơn mà thua, ít quân hơn mà chiến thắng, đó là do thế cờ quyết định. Mà thế cờ là do nhiều quân tạo nên, chúng liên kết phối hợp nhau làm tăng sức mạnh của chúng. Do đó yếu tố lực lượng thường được nêu ra sau yếu tố vị trí của các quân.
    Thế nhưng cũng không nên cường điệu quá đáng yếu tố vị trí và đánh giá thấp yếu tố lực lượng. Có thể trong giai đoạn khai cuộc và trung cuộc thì yếu tố vị trí các quân giữ vai trò chi phối nhưng khi chuyển sang giai đoạn tàn cuộc thì yếu tố lực lượng càng lúc càng nổi rõ hơn.
    Trong khi xem xét yếu tố lực lượng không thể xem nhẹ vai trò của các quân Tốt. Tạm thời một lúc nào đó, các Tốt chưa đóng vai trò gì đáng chú ý, nhưng khi bắt đầu kết thúc giai đoạn khai cuộc, chuyển qua trung cuộc thì các Tốt thường nổi lên như những nhân tố quan trọng, thậm chí quyết định thắng, bại hay hòa trong giai đoạn trung tàn. Nêu điểm này để thấy, ngay trong giai đoạn khai cuộc các danh thủ thường đặt mục tiêu giành thế chủ động và kiếm lời Tốt là tốt lắm rồi.

    3. Yếu tố hệ thống phòng thủ
    Đánh giá một thế cờ phải đánh giá cả hệ thống phòng thủ của hai bên. Hệ thống phòng thủ chủ yếu là nói vai trò của các quân Sĩ, Tượng, cả Tốt đầu và 1-2 quân chủ lực bảo vệ, che chở chúng. Nếu chúng được bố trí trong thế liên hoàn, gắn bó chặt chẽ nhau để nương tựa nhau, bảo vệ cho Tướng là một hệ thống phòng thủ mạnh và ngược lại là một hệ thống phòng thủ tồi, có khiếm khuyết.
    Một bên có thể hơn về lực lượng nhưng không chắc giành được thắng lợi nếu đối phương có hệ thống phòng thủ vững chắc. Còn một bên tuy lực lượng ít hơn nhưng có khả năng giành chiến thắng do hệ thống phòng thủ của đối phương sơ hở hay sứt mẻ, không đủ sức chống đỡ.
    Với kinh nghiệm trận mạc, các danh thủ có nhiều cách công phá các hệ thống phòng thủ, từ tấn công chính diện đến tấn công cánh. Nếu cần thiết, họ bỏ Mã đổi lấy Tượng, thậm chí bỏ cả Xe đổi lấy Sĩ để làm cho thế phòng thủ của đối phương yếu đi rồi phối hợp quân tiến lên chiếu bí. Tuy nhiên không phải bao giờ hi sinh quân để phá hệ thống phòng thủ của đối phương cũng đều giành được thắng lợi. Trong từng thế cờ cụ thể, mới thấy rõ lúc nào hi sinh là đúng, lúc nào hi sinh là không đúng và cũng từ những kiểu tấn công này, những tay cờ chơi thường xuyên có nhiều kinh nghiệm, hiểu sâu bản chất của những hệ thống phòng thủ, phân biệt được thế nào là phòng thủ vững chắc, thế nào là phòng thủ kém hiệu quả. Có nhiều hệ thống phòng thủ, đôi khi nhìn bề ngoài tưởng là yếu kém nhưng lại đảm bảo hiệu quả hơn hết, ngược lại có một số hệ thống phòng thủ với các quân liên hoàn nhưng đó lại là hiện tượng bên ngoài, chỉ vững chắc tạm thời mà thôi; khi đối phương hi sinh quân, đột phá thì toàn bộ hệ thống tan rã rất nhanh chóng. Đây là những vấn đề rất lý thú mà phần sau chúng ta sẽ khảo sát trực tiếp trong những ván cờ minh họa ở chương II và III.
    Lần sửa cuối bởi Go_player, ngày 13-08-2010 lúc 10:00 AM.

  2. Thích trung_cadan, caohuy, tinhlahan702 đã thích bài viết này
  3. #2
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    Tuy Hoa Town, Phu Yen Province
    Bài viết
    99
    Post Thanks / Like

    Mặc định Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang (tt)

    IV. Thẩm định, đánh giá một số ván cờ cụ thể

    Sự khác biệt giữa người chơi cờ giỏi với người chơi cờ kém không phải ở chỗ khả năng tính toán được nhiều hay ít số lượng nước đi mà sự khác biệt chính là sau một loạt nước đi, người chơi giỏi đánh giá được nhanh chóng và chính xác bên nào ưu, bên nào kém; còn người chơi dở không thể đánh giá đúng được. Nhắc lại điều này để nói vấn đề thẩm định, đánh giá thế cờ sau một vài nước đi là rất cần thiết và nếu đánh giá chính xác nó sẽ quyết định rất lớn cho bước thắng lợi tiếp sau. Thế có nghĩa là chơi một ván cờ không phải chỉ thẩm định đánh giá một lần, mà đó là một việc thường xuyên, nó luôn đi kèm với việc chọn lựa phương án và tính toán nước đi. Trong giai đoạn khai cuộc, việc thẩm định, đánh giá này càng giữ vai trò quan trọng, đôi khi quyết định hẳn cho sự thắng bại sau này.
    Chúng ta học tập cách thẩm định, đánh giá của một số danh thủ qua những thế cờ cụ thể sau đây.

    Thế số 1: Lưu Tinh - Thái Ngọc Quang
    Năm 1974, danh thủ Lưu Tinh gặp tay cờ Thái Ngọc Quang ở một giải cờ, họ đã chơi trận Nghịch Pháo như sau:
    Ván cờ:

    1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M8.7
    3. X1-2 X9-8 4. X2.6 M2.3
    5. X2-3 X1-2 6. P8-6


    Mới khai cuộc mấy nước, Lưu Tinh đã uy hiếp con Mã 7 của đối phương, đánh giá đối phương phải lo chạy Mã, có thể 6...M3 /5 để rồi sau đó phải rời bỏ Pháo đầu bằng P5-4 và lên Tượng đầu. Do đánh giá như vậy nên Trắng ung dung chơi 6. P8-6 chờ đối phương chống đỡ. Thế nhưng Thái Ngọc Quang không chống đỡ mà đi:

    6. ... X2.8!



    Lưu Tinh chẳng cần xem trước xem sau ăn ngay Mã đối phương.

    7. X3.1







    Như vậy là Quang hi sinh Mã để mở đợt phản công. Ta xem Đen phản công như thế nào:

    7. ... P8.7 8. M3/2 P5.4
    9. S6.5 X8.9 10. P6/2



    Nước thứ 9, Trắng không lên S4.5 vì đánh giá sau khi 9...X8.9 10.X3 -4 X8-7 11.X4.7 X7/3 12.P6.1 P5/2, Đen lỗ 1 Mã nhưng có thế công mạnh, vì vậy chọn phương án lên Sĩ cánh trái tốt hơn.

    Nước thứ 10, Trắng chơi P6 /2 vì thấy Đen có đòn "đánh xuyên tâm" X2 -5 ăn Sĩ chiếu buộc S4.5 rồi Đen đi X8 -7 ăn Tượng chiếu bí. Trắng lui Pháo về thủ thì Đen không chơi được đòn xuyên tâm này.

    10. ... X8-7?



    Đến đây bộc lộ tâm lý nôn nóng của Thái Ngọc Quang. Anh cho rằng ăn Tượng xong, X2-5 thì Trắng cũng hết đỡ. Nếu chịu khó phân tích thì sẽ phát hiện cách chống đỡ của đối phương, do đó chọn phương án "đánh nguội" một nước trước đã. Đó là: 10...T3.5!

    Bây giờ Trắng có hai khả năng chống đỡ:
    a) Một là 11. X9.1 X2-1 12. M8.7 P5-9! 13. M7/9 P9.3 14. S5.4 P9-7 15. S4.5 P4-6, Đen lợi thế.
    b) Hai là 11. X3/3 C5.1 12. X3-4 P5/1! 13. X9.2 X8-7 14. X4/3 X7/3 15. X9-6 X7-3 16. X6.3 P5-8 17. X4-2 P8-3, Đen chủ động tấn công.
    Bây giờ ta xem Lưu Tinh đối phó và kết thúc ván cờ:

    11. X9.1 X2-1 12. M8.7 X1-2
    13. M7.5 T3.5 14. M5.6 M3/5
    15. X3-5 X7/3 16. X5/1 X2/6
    17. P6.4



    Ở nước 17, Trắng không cần suy nghĩ vì thế cờ Đen thua rõ, chứ nếu Trắng chơi 17. X5-3 thắng nhanh hơn.

    17. ... X7.1 18. P6-5 X7-5
    19. T7.5 X2-4 20. X5-7



    Thế số 2: Lý Quảng Lưu - Tiền Hồng Phát
    Năm 1977, Lý Quảng Lưu gặp Tiền Hồng Phát ở giải toàn quốc Trung Quốc. Lý cầm Trắng đi trận Tiên Nhân Chỉ Lộ, Tiền đối phó bằng Pháo đầu. Ván cờ diễn ra như sau:
    Ván cờ:

    1. B3.1 P8-5 2. M2.3 M8.7
    3. X1-2 B3.1 4. P2-1 M2.3
    5. M8.7 X9.1 6. X9.1 X1.1
    7. X9-4 X1-4 8. S4.5 M3.4
    9. X4.4






    Lý đánh giá đưa Xe kỵ hà buộc đối phương 9...M4.3 10. X4-7 ăn Tốt đuổi Mã khiến Mã 7 Trắng trở nên linh hoạt. Nếu như Đen đi 9... P2.2 thì 10. C7.1 M4.5 11. X4 -7 M5.3 12. P1-7, Trắng vẫn giữ thế công. Còn Đen đánh giá khác, thấy trục lộ 7 của Trắng yếu, nhảy Mã lên để rồi P5-3 phản công. Khi Trắng đưa Xe kỵ hà, Đen phát hiện nơi đó là điểm xấu, dễ bị công kích khiến Đen thực hiện kế hoạch có phần thuận lợi hơn.

    9. ... B7.1 10. X4-3 P5-3!



    Trắng không thể bỏ chạy để B7.1 ăn Tốt qua hà. Đen đẩy Xe đen vào tử địa, liền tranh thủ cách để diệt ngay.

    11. X3.1 P3.1 12. X3.1 T7.5
    13. X3-2 P2-8 14. X2.7 X9-8
    15. X2-1 X4-2 16. P8-9 P3.3
    17. M7/9 X2.7 18. P9-5 X2-1
    19. P5.4 S4.5 20. P1.4 X8.2
    21. P5/1 X1-3 22. T3.5 P3.1
    23. M3/4 M4.5 24. B3.1 Tg5-4
    25. P1/2 X8-4


    Đến đây Trắng chịu thua vì không còn khả năng phản đòn, trong khi Đen phối hợp làm thua trong mấy nước tới.

    Thế số 3: Thái Phúc Như - Hồ Vinh Hoa
    Năm 1973 tại Quảng Châu có một trận đấu giao hữu giữa Thái Phúc Như và Hồ Vinh Hoa. Trận đấu diễn ra rất sôi nổi, Thái cầm Trắng chơi Pháo đầu tấn công, Hồ cầm Đen chơi Uyên Ương Pháo đối công.
    Đánh đến nước thứ 11, tạo thành thế cờ bắt đầu như bàn cờ dưới.
    Ván cờ:







    Bây giờ đánh giá thế nào?

    Về lực lượng thì Trắng lỗ mất Tốt đầu nhưng các quân Trắng đang chiếm các vị trí tốt, hai Xe chận yếu đạo với Pháo đầu Mã dội đang thế tấn công, con Pháo 8 cũng sẵn sàng qua hà phối hợp. Trước mắt Trắng không sợ một phản đòn nào của Đen nên vấn đề đặt ra cho Trắng là làm sao khuếch đại ưu thế để tiến lên giành thắng lợi. Còn đối với Đen đang lời Tốt đầu đang chực chờ đưa Tốt qua bắt quân đối phương. Nếu đổi bớt Pháo thì áp lực trung lộ của Trắng giảm. Nhược điểm của Đen nổi rõ là một Mã chưa lên, một Xe kẹt trong góc, các quân khó lòng phối hợp để tạo một sức mạnh phòng ngự hiệu quả. Từ đánh giá, thẩm định rõ các mặt, Trắng quyết đổi bớt quân để đưa thế cờ sang một giai đoạn mới có lợi cho Trắng, đòn chiến thuật diễn ra như sau:

    12. M5.6! B5.1



    Vì sao Đen chơi như vậy? Vì Đen phân tích đánh giá phương án diễn ra như sau:
    a) Nếu 12... M3.4 13. X6.1 P5 -7 14. P8.7 M8.6 15. X6-5, Đen ưu rõ
    b) Nếu 12... P5 -8 13. M6.5 T3.5 14. X4.6 X1-2 15. X4-5 S6.5 16. P8-6, Đen khó chống đỡ.
    c) Nếu 12... P5 -7 13. P5-2 M8.6 (nếu 13... P8 -6 14. M6.7 P6-3 15. X6.5 Tg-4 16. X4.8 Tg.1 17. P2.6, chiếu ăn lại Xe, ưu thế) 14. M6.7 P8-3 15. P2.6 X9-6 16. X4.6 P3-6 17. X6-4, bắt Đen một quân.
    d) Nếu 12... X1 -4?? 13. M6.5 X4.4 14. M5.3 M8.6 15. X4.7 M3.5 16. X4/2 P5-6 17. X4.2 Trắng cũng thắng.

    Trắng chơi một đòn chiến thuật bất ngờ:

    13. M6.4 P8/1



    Nếu Đen ham bắt Xe: 13...C5-4 thì 14.M4.3 M8.6 15.X4.7 C4 -5 16.X4/1 P5-6 17.M3/1, Trắng cũng lời quân. Còn nếu 13...P8 -6 thì 14.M4 /5 T5/7 thì còn có khả năng cầm cự.

    14. M4.5!



    Con Mã Trắng rất hay nhưng con Pháo giữa của Đen có thể chống đỡ lâu dài, bây giờ đổi đi. Trắng vẫn còn ưu thế tấn công.

    14. ... S6.5 15. X6-5 X9-8 16. B7.1



    Trắng lại tiếp tục đổi Tốt để giành thế uy hiếp. Chính với ưu thế sẵn có. Trắng chơi nước này gây thêm áp lực để rồi kết thúc thắng lợi ván cờ.

    16. ... B3.1 17. P8-7 X1.1
    18. X5-7 M3/1 19. X7.2 P8-9
    20. M9.7 X1-4 21. X7-3 P9/1
    22. M7.5 X4/1 23. M5.6 X4.2
    24. X3-6 M8.7 25. X4.7 P9-6
    26. X6-9


    Đen chịu thua.

    V. Vài nét về lịch sử phát triển khai cuộc

    Để có thể tiếp cận với Cờ Tướng một cách thuận lợi, chúng ta cần tìm hiểu qua những chặng đường phát triển của nó, đặc biệt là tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của những thế trận ra quân, tức là khai cuộc. Từ việc tìm hiểu này chúng ta sẽ có cái nhìn khái quát và dự kiến được phần nào triển vọng của Cờ Tướng nói chung và các kiểu khai cuộc nói riêng trong tương lai.
    Theo các nhà nghiên cứu thì Cờ Tướng tuy có nguồn gốc xuất hiện từ lâu đời nhưng phải đến thế kỷ 12 các hình thức bàn cờ, quân cờ và các qui tắc, luật chơi mới được sửa đổi, bổ sung đầy đủ giống như hiện nay. Vì từ đời nhà Đường, khoảng thế kỷ thứ 8, Cờ Tướng còn rất giống Cờ Vua, các quân đi trên các ô chứ không phải trên các đường và chưa có các quân Pháo. Mãi đến cuối đời Tống - tức là thời Nam Tống (1201 - 1276) mới có các quân Pháo, số Tốt giảm bớt, các qui tắc, luật chơi thay đổi thì Cờ Tướng mới phát triển mạnh trong dân gian, và cũng bắt đầu từ đó nhiều thế trận được xây dựng và định hình. Những thế trận đầu tiên xuất hiện là những trận đấu Pháo, gồm Thuận Pháo và Nghịch Pháo. Theo các nhà nghiên cứu thì những thế trận này rất sôi nổi và thịnh hành trong suốt nhiều thế kỷ. Do đó mà những quyển kỳ phổ cổ xưa nhất chỉ đề cập đến các kiểu chơi này. Như Du hí đại toàn (?),Kim bằng thập bát biểnK, Thích tình nhã thú và đặc biệt là Quất trung bí giới thiệu khá sâu sắc về các trận Thuận Pháo và Nghịch Pháo. Trong các thế kỷ 15, 16 bắt đầu xuất hiện nhiều kiểu chơi mới, nhưng phải đến cuối thế kỷ 17, sau khi Vương Tái Việt xuất bản quyển Mai hoa phổ thì các trận Bình Phong Mã, Đơn Đề Mã, Chuyển Giác Mã và Quá Cung Pháo mới thực sự thịnh hành.
    Có thể nói Cờ Tướng từ khi định hình đến thế kỷ 19 là thời kỳ khai phá, xây dựng nền tảng với sự xuất hiện nhiều chiến lược dàn quân cơ bản để vào thế kỷ 20, Cờ Tướng tiến lên thời kỳ phát triển rực rỡ đầy sáng tạo. Thế nhưng nhìn lại chặng đường từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 19, ngoài một số thành tựu đáng phấn khởi, cũng cần thấy những mặt hạn chế của thời đại. Đó là số lượng cổ phổ còn lưu lại quá ít và các danh kỳ viết sách, phần lớn nặng về "chủ nghĩa kinh nghiệm" chứ chưa có sự phân tích, lý luận để làm sáng tỏ các vấn đề. Mặt khác, các tài liệu, sách cổ thường không khách quan, trình bày các thế trận thiên lệch một bên nên không thuyết phục cao người xem. Một số thế trận mang tư tưởng tấn công táo bạo, bất chấp nguy hiểm và không cần đếm xỉa gì đến thế phòng thủ bên nhà, chỉ biết tấn công chiếu bí cho được Tướng đối phương mà thôi. Điều này cho thấy các tài liệu, sách vở thời xưa chưa đặt vấn đề nghiên cứu một cách công bằng và khách quan để người sau có thể kế thừa và phát huy một cách thuận lợi.
    Sang thế kỷ 20, các danh thủ kế thừa tất cả những tinh hoa, thành tựu của những thế kỷ trước nhưng đồng thời cũng thấy những mặt hạn chế trên nên họ ra sức sáng tạo bổ sung. Với quan điểm đúng đắn, khách quan, họ nghiên cứu nhiều kiểu khai cuộc mới có kết hợp giữa lý luận và thực tiến, so với những quyển kỳ phổ cổ xưa thì có một khoảng cách rõ rệt.
    Các thế trận mới như Tiên nhân chỉ lộ, Phản Công Mã, Thiết Đơn Đề, Uyên Ương Pháo, Sĩ Giác Pháo... đều là những sáng tạo của các danh kỳ ở thế kỷ này, đã làm cho các kiểu ra quân thêm phong phú, đa dạng. Thế nhưng các danh kỳ đương đại không dừng lại đó. Cùng với những trào lưu cách tân, đổi mới trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, thẩm mỹ, âm nhạc, hội họa... làng cờ cũng có nhiều tư duy mới.
    Thật vậy, làng cờ Trung Quốc cũng như làng cờ Việt Nam và nhiều nước khác từ các thập niên 60, 70 bỗng nổi lên những luồng gió mới muốn "cách tân" nhiều thế trận xưa cũ mà nhiều người đã bắt đầu nhàm chán, để tạo ra những kiểu chơi mới hấp dẫn, sinh động hơn. Tư tưởng chiến lược dàn quân hiện đại tuân thủ các nguyên tắc ra quân, tức là triển khai toàn diện quân hai cánh rồi mới bắt đầu mở những đợt tấn công. Đa số các danh thủ đương đại đều thiên về tư tưởng tấn công nhưng không mạo hiểm, liều lĩnh đến mức "chiến thắng hay là chết" mà phương châm phải là "phi thẳng tất hoà". Do đó mục tiêu trong giai đoạn khai cuộc chủ yếu là giành thế chứ không phải là ăn quân. Nếu đi trước thì phải duy trì lâu dài quyền chủ động tiến lên chiếm ưu thế và phát huy ưu thế càng lúc càng lớn hơn; ngược lại bên đi sau cố gắng tranh giành các vị trí tốt, hạn chế quyền chủ động của đối phương tiến lên đạt thế cân bằng và giành quyền chủ động.
    Vấn đề thế và lực lượng như trên đã nêu, các danh thủ đều nhất trí với các quan điểm của những người đi trước và biết tận dụng tạo nên nhiều tình huống căng thẳng, quyết liệt. Tiêu chuẩn của những ván cờ hay chính là có nhiều tình huống gay cấn, căng thẳng và có những đòn đánh phối hợp lý thú. Do đó kiểu chơi mới thường có những trường hợp hi sinh quân để lấy thế, đồng thời né tránh những kiểu đổi quân đơn giản để tạo cho thế cờ thêm phức tạp. Những tình huống "các hữu cố kỵ" tức là hai bên đều có những chỗ nguy hiểm "chết người", ngày trước người ta không dám thực hiện thì ngày nay các danh thủ lại thích chơi, thử thách thần kinh lẫn nhau. Để duy trì thế căng thẳng, phức tạp họ thường chuyển thế trận ban đầu thành những thế trận khác, như từ Đơn Đề Mã thành Bán Đồ Liệt Thủ Pháo, từ Thuận Pháo thành Bình Phong Mã, Phản Công Mã hay ngược lại. Điều này đòi hỏi những người chơi cờ hiện đại phải có một kiến thức rất uyên bác về nhiều loại khai cuộc khác nhau.
    Tóm lại, lịch sử hình thành và phát triển khai cuộc là một quá trình tiến lên không ngừng, từ chủ nghĩa kinh nghiệm đến tinh thần khoa học, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, từ sơ khai đến hoàn thiện và ngày càng hoàn thiện ở đỉnh cao hơn.
    Biết được lịch sử hình thành và phát triển này để chúng ta luôn luôn nhạy bén với những cái mới, nắm bắt được những thành tựu đương đại. Trên cơ sở này chúng ta cần phát huy ngày một cao hơn, làm cho Cờ Tướng mãi mãi là một trò chơi trí tuệ luôn hấp dẫn, sinh động đối với cuộc sống của con người.
    Lần sửa cuối bởi tuanseed, ngày 25-06-2009 lúc 04:21 PM.

  4. Thích tran_phuc_an, tinhlahan702 đã thích bài viết này
  5. #3
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    Tuy Hoa Town, Phu Yen Province
    Bài viết
    99
    Post Thanks / Like

    Mặc định Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang (tt)

    Các bạn chỉ dẫn giúp mình: Tại sao trong tài liệu Word có hiển thị hình bàn cờ tướng mà sao khi post lên không còn thấy hình bàn cờ ?


    Chương II Những nguyên tắc cơ bản trong khai cuộc

    Đi sâu tìm hiểu một số sách cổ thì thấy người xưa có dạy những nguyên tắc chơi cờ. Đó là những nguyên tắc chung chứ không nêu riêng cho phần khai cuộc. Chẳng hạn bài "Tượng dịch" của Lưu Khắc Trang thời Nam Tống (1187 - 1269) nêu nhiều nguyên tắc chơi cờ rất đáng chú ý, hoặc rõ nhất là "Mười bí quyết chơi cờ" nêu trong Sự lâm quảng ký (Phần "Nghệ văn loại") của Trần Nguyên Tịnh cũng thời Nam Tống cho đến tận ngày nay nhiều điểm vẫn còn giữ nguyên giá trị. Thế nhưng nếu đem những nguyên tắc này áp dụng cho khai cuộc thì còn chung quá và nhiều điểm cũng không phù hợp.
    Nay tổng kết kinh nghiệm của các danh thủ đương đại để vạch thành các nguyên tắc vận dụng cụ thể vào khai cuộc thì rõ ràng và phù hợp hơn. Có 7 nguyên tắc cơ bản cần chú ý sau đây:
    1. Phải nhanh chóng triển khai toàn bộ quân chủ lực
    2. Phải hình thành một thế bố trí quân linh hoạt
    3. Phải sử dụng hợp lý các nước đi Tốt và Sĩ, Tượng
    4. Trong khai cuộc không nên sử dụng một quân đi nhiều lần
    5. Khi chưa triển khai đủ lực lượng thì không nên vội tấn công
    6. Không nên tham lợi nhỏ mà bị bẫy
    7. Phải tránh tình trạng các quân cản trở nhau

    I. Phải nhanh chóng triển khai toàn bộ quân chủ lực

    Giai đoạn khai cuộc là giai đoạn ra quân, bố trí đội hình lực lượng để săụn sàng tấn công hay phòng thủ. Giai đoạn này đòi hỏi các quân chủ lực Xe, Pháo và Mã của cả hai cánh phải được huy động nhanh chóng tiến lên chiếm lấy những điểm thuận lợi. Cụ thể là hai Xe phải ra cho sớm để giành lấy các thông lộ 2, 4 hoặc 6, 8, còn Pháo thì tuỳ từng kiểu chơi bố trí cho đúng chỗ để sẵn sàng tham gia tấn công hoặc tiếp ứng phòng thủ. Đối với Mã cũng vậy, cần triển khai sớm để bảo vệ Tốt đầu, thường một con ở nhà phòng thủ, một con sẵn sàng nhảy qua phối hợp cùng các quân khác tấn công.
    Việc đưa quân nào tấn công trước, quân nào chực chờ tiếp ứng và quân nào nhất thiết phải ở lại bên nhà để phòng thủ đều phải có kế hoạch. Không được tùy hứng điều động lung tung, nhất là không xác định rõ nhiệm vụ từng quân cờ cụ thể thì hàng ngũ sẽ mau rối loạn. Khi chơi có kế hoạch, tức là các quân được bố trí theo một đội hình chiến đấu thì sang giai đoạn trung cuộc sẽ dễ dàng thực hiện các ý đồ chiến lược một cách chủ động.
    Sau đây chúng ta xem một số ván cờ cụ thể minh họa để thấy thực hiện đúng nguyên tắc thì giành ưu thế còn không theo nguyên tắc sẽ bị động và thất bại như thế nào.
    Ván 1: Pháo đầu phá thuận Pháo
    Ván cờ:

    1. P8-5 P2-5 2. M8.7 M2.3
    3. X9.1 X1-2 4. X9-4 S6.5?


    Không cần lên Sĩ vội, nhưng nếu có lên thì nên S4.5 để mở lộ Tướng khác bên, không để Xe đối phương dòm ngó rất nguy hiểm.

    5. X4.7 M8.9 6. B3.1 X2.6?



    Bên cánh trái của Đen bộc lộ yếu kém, đáng lẽ Xe Đen chỉ nên tuần hà để chi viện chứ không nên vội phản công.

    7. M2.3 X2-3 8. M3.4 B3.1
    9. M4.3 P8-6 10. M3.2 P6-8
    11. X1.1 B3.1 12. X1-8







    Bên Trắng ra quân cả hai cánh, bây giờ đưa Xe chiếm lộ 8 với ý đồ phối hợp với Xe, Mã kia chiếu bí đối phương: 13.X4.1 S5/6 14.M2/4 Tg.1 15.X8.7, thắng. Do đó buộc Đen phải giải nguy.

    12. ... X9.1
    13. X8.7 B3-4 14. X4.1 S5/6
    15. M2/4 X9-6 16. X8-4 S4.5
    17. X4.1 Tg5-6 18. P2-4


    Qua ván cờ ta thấy Trắng ra quân phóng khoáng, các quân phối hợp làm tê liệt cánh trái của đối phương, trong khi đó Đen chỉ sử dụng một Xe và một Tốt để tấn công.
    Ván 2: Pháo đầu phá đơn đề Mã
    Ván cờ:

    1. P8-5 M8.7 2. M8.7 M2.1
    3. X9-8 P2-4 4. B5.1 T7.5
    5. B5.1 B5.1 6. X8.5 S6.5


    Trắng đã ra Xe phối hợp với Tốt đầu phá vỡ trung lộ của Đen mà Đen vẫn chưa kịp ra một con Xe nào.

    7. X8-5 X9-6 8. M2.3 P4.5
    9. P2-1 P4-7 10. M7.5 X6.6







    Trắng đã hi sinh trước một Mã để giành thế tấn công rất hung hãn ở cánh mặt. Còn Đen lời quân nhưng một Xe chưa ra, các quân khác tản lạc, không đủ sức chống đỡ.

    11. X1-2 P8-9 12. X2.7 P9.4
    13. M5.4 M7/6 14. P1.4 P9.3
    15. P1.3 M6.8 16. X2.1 X6.3
    17. Tg5.1 X1-2 18. X2.1 S5/6
    19. X5.2 S4.5 20. X2/1


    Thắng.
    Với hai ván cờ trên cho thấy Đen bố trí đội hình không vững, đặc biệt các Xe chậm ra mà lại đi phản công đối phương, do đó ván cờ mới vào giai đoạn trung cuộc chưa bao lâu đã kết thúc.
    Ván 3: Bình phong Mã phá Pháo đầu
    Ván cờ:

    1. M2.3 P8-5 2. M8.7 M8.7
    3. T7.5 X9-8 4. X1-2 X8.6
    5. B7.1 X8-7 6. M7.6 B7.1?


    Trắng chơi trận khởi Mã rồi hình thành Bình Phong Mã, đội hình vững chắc, Đen lợi dụng đối phương không tấn công nên vào Pháo đầu, Xe qua hà để phản công. Nước C7.1 là ngừa Mã đối phương nhảy qua, nhưng sơ hở để P2.4 đe dọa bắt Xe, bắt Tượng khiến Đen thất thế.

    7. P2.4 P5.4 8. S6.5 P5/1
    9. P2-3 X7-4 10. P3.3 S6.5
    11. P3-1 X4/1 12. X2.9 M7/6







    Trắng bỏ một Mã để lấy Xe, Pháo uy hiếp một cánh khiến đối phương hoàn toàn tê liệt, sau đó sẽ bắt lại quân và giành thắng lợi.

    13. P8.2 X4-3 14. P8-5 X3/1
    15. P1-4 X3-5 16. P4-6 S5/6
    17. P6-4 M2.1 18. X9-6 X5.1
    19. X6.8 P2-6 20. P4/1


    Thắng.
    Trong khi bên Trắng huy động gần như toàn bộ các quân chủ lực để tấn công thì bên Đen chỉ sử dụng một Xe và một Pháo, còn quân một cánh hoàn toàn bất động. Khi gần kết thúc trận đấu coi như cánh mặt của Đen vẫn chưa triển khai, đó là một sai lầm nghiêm trọng không thể tha thứ được. Và rõ ràng sai lầm đó đã trả giá đắt.


    II. Phải hình thành một thế bố trí quân linh hoạt

    Nhanh chóng triển khai các quân chủ lực là để dàn thành một thế trận với yêu cầu là các quân đều phát huy tốt chức năng của mình. Đó là thế bố trí quân linh hoạt hay còn gọi là có tính cơ động cao. Muốn tấn công thì có ngay điều kiện liên kết các quân để tấn công hoặc cần thiết phải phòng thủ thì cũng dễ dàng chuyển sang phòng thủ, cánh mặt cánh trái hô ứng có nhau. Hoặc cũng có thể chuyển thế trận này sang thế trận khác mà vẫn chủ động hay vẫn giữ vững thế phòng ngự. Trái với linh hoạt là bị phong tỏa, bị ngăn cản tầm hoạt động, các quân di chuyển khó khăn trong tình thế ngột ngạt.
    Sau đây chúng ta xem một số kiểu bố trí quân của cả hai bên.
    Ván 4: Pháo Đầu Công Bình Phong Mã Hiện Đại
    Ván cờ:

    1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B7.1
    3. X1-2 X9-8 4. X2.6 M2.3
    5. B7.1 M7.6


    Trắng chơi Pháo đầu Xe qua hà, Đen đối phó bằng Bình Phong Mã hiện đại với hệ thống Mã nhảy lên hà khiến cuộc chiến rất căng thẳng.

    6. M8.7 T3.5
    7. P8-9 X1-2
    8. X9-8







    Đến đây thì hai bên coi như đã triển khai xong lực lượng cả hai cánh. Trắng đi X9-8 để rồi X8.6 uy hiếp cả hai cánh của đối phương làm cho thế cờ Đen sẽ trở nên gò bó. Vì vậy buộc Đen phải đi:

    8. ... P2.6
    9. X2/2 B7.1



    Đen đang bị Xe đen ghim một Pháo, một Xe nên hi sinh Tốt để thoát khỏi tình trạng khó chịu này.

    10. X2-3 P8-7
    11. M7.6?



    Đáng lẽ với thế bố trí quân linh hoạt như vậy, Trắng nên chuyển sang một đội hình vừa công vừa thủ: bỏ Pháo đầu bằng 11. P5-6 để nước sau 12. T3.5 thế cờ vững chắc. Còn bây giờ đổi Mã sẽ bị động:

    11. ... M6.4 12. X3-6 X8.6
    13. X6-3 P7.4 14. T3.1 P2/1!



    Chơi đến đây thì Đen đã giành được thế chủ động, các quân liên kết phối hợp tốt để tấn công.

    15. X3-6 X8.2 16. X6/2 P2-5
    17. X8.9 P5-9 18. X8/7 P9.2
    19. S4.5 X8-6


    Đen bình Xe chặn lộ Tướng Trắng để nhường đường cho con Pháo của mình, nước sau sẽ đi 20... P7-8 hăm chiếu bí. Các quân Trắng cuối cùng bị dồn sang cánh trái, không có cách gì để cứu giá cho Tướng, đành chịu thua.
    Ván 5: Pháo Đầu Phá Phản Công Mã
    Ván cờ:

    1. P2-5 M2.3 2. M2.3 P8-6
    3. X1-2 M8.7 4. X2.6 T7.5
    5. X2-3 X9.2 6. B5.1 B3.1






    Bên Trắng chơi Pháo đầu Xe qua hà công bên Đen thủ Phản Công Mã. Nhận thấy trung lộ đối phương yếu nên Trắng đẩy Tốt đầu phối hợp tấn công, đáng lẽ Đen phải đi ngay 6... P6/1 vừa đuổi Xe vừa để Mã bảo vệ trung lộ.

    7. B5.1 P2.1 8. P5.4 S6.5
    9. P5.2 P2.6 10. P5-6 P2-4
    11. Tg5-6 X1-2 12. P8-5 P6/2
    13. P6/1 S4.5 14. P6-3 P6.2
    15. P3-5 T3.5 16. P5.5 Tg5-6
    17. P5-1


    Trắng chỉ mới huy động Xe, Pháo và Tốt đầu tấn công, thế mà đã gây khó khăn cho Đen, vì Đen bố trí quân cánh trái gò bó, không phát huy được tác dụng. Cuối cùng do sai lầm nhiều nước quá nghiêm trọng nên thua nhanh ván cờ.

    Ván 6: Thế Trận Đối Binh
    Ván cờ:

    1. B3.1 B3.1 2. M2.3 M2.3
    3. M3.4 M8.7 4. P8-5 T7.5
    5. X9.1 X1-2 6. X9-4 S6.5
    7. M4.3 M3.2


    Trắng và Đen bố trí quân khá linh hoạt. Đến đây đáng lẽ Đen nên đi 6...P2.1 đuổi Mã sẽ có điều kiện phản tiên, chỉ vì chủ quan đánh giá thấp mối nguy hiểm nên mới đi như vậy.

    8. M8.7 P2-3
    9. P2-3 X9-8
    10. X1-2 P8.4?



    Đen nên 10...M2.3, nếu Trắng đi 11. M3.1 X8.1 12. B3.1 M3.5 13. C3.1 M7/6 14. T7.5 C3.1 sau đó X8-9 bắt chết Mã.

    11. M3.1 X8.2 12. X2.3 X8-9
    13. B3.1 M7/6 14. P5.4 X2.3
    15. P5/1







    Trắng thoái Pháo đe dọa Mã Đen nhưng ám phục đòn phối hợp uy hiếp cánh trái của đối phương.

    15. ... M2.3??



    Nước sai lầm nghiêm trọng, dẫn đến thua nhanh. Đáng lẽ chơi X9-6 đề nghị đổi Xe, giữ vững thế phòng thủ, ván cờ còn kéo dài.

    16. X4.8! Tg5-6
    17. X2.6 Tg6.1?



    Phương châm "còn nước còn tát" cần thực hiện bằng 17...T5/7 18. X2-3 Tg.1 19. P3-4 S5/6 20. X3/1 Tg.1 21. X3-7 X2/1, Đen còn chống đỡ dài dài. Do sai lầm lần nữa nên thua nhanh.

    18. P5-4 S5.4
    19. X2-5 X2.2 20. P4/4


    Và chiếu Pháo trùng thắng.
    Đây là ván thực chiến giữa Thi Gia Mô và danh kỳ Ngô Thiệu Long hồi cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Cả hai bố trí quân tương đối linh hoạt nhưng Đen có những sai sót khá nghiêm trọng khiến ván cờ kết thúc sớm.

  6. Thích tran_phuc_an, tinhlahan702 đã thích bài viết này
  7. #4
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    169
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi tuanseed Xem bài viết
    Các bạn chỉ dẫn giúp mình: Tại sao trong tài liệu Word có hiển thị hình bàn cờ tướng mà sao khi post lên không còn thấy hình bàn cờ ?
    Cách đưa hình ảnh lên thì trong forum có nói rồi, nếu bạn có file word thì gửi luôn cho mọi người hoặc gửi cho mình, rồi mình up lên cho. Email : giangkimanhbdx@yahoo.fr

  8. Thích tinhlahan702 đã thích bài viết này
  9. #5
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    Tuy Hoa Town, Phu Yen Province
    Bài viết
    99
    Post Thanks / Like

    Mặc định Trả lời bạn kemdau

    Đã gởi file Word cho bạn kemdau rồi !

  10. #6
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    91
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    bạn up hình bàn cờ lên cho mọi người tiện theo dõi!! Thanx nhìu nhìu

  11. #7
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    Đơn Dương - Lâm Đồng
    Bài viết
    6,124
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Việc này bước đầu đã có thể thực hiện được nhưng vẫn còn mới mẻ với đại đa số các thành viên , vẫn còn phải tim hiểu thêm nhiểu mới có thể đưa ra hướng dẫn cách post ván cờ bạn ah - Thân chào

  12. #8
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    155
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Mình xin mượn Topic 1 chút. Bạn chủ Topic cho mình hỏi là cuốn sách này hiện nay còn xuất bản không? Ở Thành Phố thì mua ở đâu bạn, siêu thị có không bạn?
    Cõi người ta vạn nẻo đường
    Sáng soi chỉ một tình thương nhiệm mầu

  13. #9
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    Tuy Hoa Town, Phu Yen Province
    Bài viết
    99
    Post Thanks / Like

    Mặc định Thử upload một số ván cờ minh hoạ

    IV. Thẩm định, đánh giá một số ván cờ cụ thể

    Thế số 1: Lưu Tinh - Thái Ngọc Quang
    Năm 1974, danh thủ Lưu Tinh gặp tay cờ Thái Ngọc Quang ở một giải cờ, họ đã chơi trận Nghịch Pháo như sau:
    Ván cờ:

    1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M8.7
    3. X1-2 X9-8 4. X2.6 M2.3
    5. X2-3 X1-2 6. P8-6


    Mới khai cuộc mấy nước, Lưu Tinh đã uy hiếp con Mã 7 của đối phương, đánh giá đối phương phải lo chạy Mã, có thể 6...M3 /5 để rồi sau đó phải rời bỏ Pháo đầu bằng P5-4 và lên Tượng đầu. Do đánh giá như vậy nên Trắng ung dung chơi 6. P8-6 chờ đối phương chống đỡ. Thế nhưng Thái Ngọc Quang không chống đỡ mà đi:

    6. ... X2.8!



    Lưu Tinh chẳng cần xem trước xem sau ăn ngay Mã đối phương.

    7. X3.1



















    // fen on move 44: r3kae2/4a4/4e4/1R7/3R5/9/5p3/4E4/4A4/2EAK4 w - - - 1
    // movefirst for this fen: red




    Như vậy là Quang hi sinh Mã để mở đợt phản công. Ta xem Đen phản công như thế nào:

    7. ... P8.7 8. M3/2 P5.4
    9. S6.5 X8.9 10. P6/2



    Nước thứ 9, Trắng không lên S4.5 vì đánh giá sau khi 9...X8.9 10.X3 -4 X8-7 11.X4.7 X7/3 12.P6.1 P5/2, Đen lỗ 1 Mã nhưng có thế công mạnh, vì vậy chọn phương án lên Sĩ cánh trái tốt hơn.

    Nước thứ 10, Trắng chơi P6 /2 vì thấy Đen có đòn "đánh xuyên tâm" X2 -5 ăn Sĩ chiếu buộc S4.5 rồi Đen đi X8 -7 ăn Tượng chiếu bí. Trắng lui Pháo về thủ thì Đen không chơi được đòn xuyên tâm này.

    10. ... X8-7?



    Đến đây bộc lộ tâm lý nôn nóng của Thái Ngọc Quang. Anh cho rằng ăn Tượng xong, X2-5 thì Trắng cũng hết đỡ. Nếu chịu khó phân tích thì sẽ phát hiện cách chống đỡ của đối phương, do đó chọn phương án "đánh nguội" một nước trước đã. Đó là: 10...T3.5!

    Bây giờ Trắng có hai khả năng chống đỡ:
    a) Một là 11. X9.1 X2-1 12. M8.7 P5-9! 13. M7/9 P9.3 14. S5.4 P9-7 15. S4.5 P4-6, Đen lợi thế.
    b) Hai là 11. X3/3 C5.1 12. X3-4 P5/1! 13. X9.2 X8-7 14. X4/3 X7/3 15. X9-6 X7-3 16. X6.3 P5-8 17. X4-2 P8-3, Đen chủ động tấn công.
    Bây giờ ta xem Lưu Tinh đối phó và kết thúc ván cờ:

    11. X9.1 X2-1 12. M8.7 X1-2
    13. M7.5 T3.5 14. M5.6 M3/5
    15. X3-5 X7/3 16. X5/1 X2/6
    17. P6.4



    Ở nước 17, Trắng không cần suy nghĩ vì thế cờ Đen thua rõ, chứ nếu Trắng chơi 17. X5-3 thắng nhanh hơn.

    17. ... X7.1 18. P6-5 X7-5
    19. T7.5 X2-4 20. X5-7



    Thế số 2: Lý Quảng Lưu - Tiền Hồng Phát
    Năm 1977, Lý Quảng Lưu gặp Tiền Hồng Phát ở giải toàn quốc Trung Quốc. Lý cầm Trắng đi trận Tiên Nhân Chỉ Lộ, Tiền đối phó bằng Pháo đầu. Ván cờ diễn ra như sau:
    Ván cờ:

    1. B3.1 P8-5 2. M2.3 M8.7
    3. X1-2 B3.1 4. P2-1 M2.3
    5. M8.7 X9.1 6. X9.1 X1.1
    7. X9-4 X1-4 8. S4.5 M3.4
    9. X4.4




















    // fen on move 44: r3kae2/4a4/4e4/1R7/3R5/9/5p3/4E4/4A4/2EAK4 w - - - 1
    // movefirst for this fen: red



    Lý đánh giá đưa Xe kỵ hà buộc đối phương 9...M4.3 10. X4-7 ăn Tốt đuổi Mã khiến Mã 7 Trắng trở nên linh hoạt. Nếu như Đen đi 9... P2.2 thì 10. C7.1 M4.5 11. X4 -7 M5.3 12. P1-7, Trắng vẫn giữ thế công. Còn Đen đánh giá khác, thấy trục lộ 7 của Trắng yếu, nhảy Mã lên để rồi P5-3 phản công. Khi Trắng đưa Xe kỵ hà, Đen phát hiện nơi đó là điểm xấu, dễ bị công kích khiến Đen thực hiện kế hoạch có phần thuận lợi hơn.

    9. ... B7.1 10. X4-3 P5-3!



    Trắng không thể bỏ chạy để B7.1 ăn Tốt qua hà. Đen đẩy Xe đen vào tử địa, liền tranh thủ cách để diệt ngay.

    11. X3.1 P3.1 12. X3.1 T7.5
    13. X3-2 P2-8 14. X2.7 X9-8
    15. X2-1 X4-2 16. P8-9 P3.3
    17. M7/9 X2.7 18. P9-5 X2-1
    19. P5.4 S4.5 20. P1.4 X8.2
    21. P5/1 X1-3 22. T3.5 P3.1
    23. M3/4 M4.5 24. B3.1 Tg5-4
    25. P1/2 X8-4


    Đến đây Trắng chịu thua vì không còn khả năng phản đòn, trong khi Đen phối hợp làm thua trong mấy nước tới.

  14. Thích tinhlahan702 đã thích bài viết này
  15. #10
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    886
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Thế là ta học thêm 1 đòn Nghịch Pháo nữa rồi haha.Thanks bro tuanseed

Cờ tướng Khai cuộc cẩm nang
Trang 1 của 16 12311 ... CuốiCuối

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68