Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Cờ tướng tàn cuộc
Close
Login to Your Account
Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 38
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    Đơn Dương - Lâm Đồng
    Bài viết
    6,124
    Post Thanks / Like

    Smile Cờ tướng tàn cuộc

    LỜI MỞ ĐẦU :

    Cờ tàn là giai đoạn cuối cùng của ván cờ. Khi cuộc chiến diễn ra trên bàn cờ,lực lượng đôi bên tiêu hao dần và thế cờ được đơn giản, trận đấu đi vào giai đoạn quyết định cuối cùng, đó là tàn cuộc. Cụ thể còn lại bàn nhiều quân thì chưa có sự nhất trí rõ rệt giữa những nhà nghiên cứu lý luận về cờ, nhưng mặc nhiên người ta cũng thừa nhận mỗi bên chỉ còn 1,2 quân chiến đấu và vài con Chốt; lực lượng phòng vệ Sĩ,Tượng thì không kể, nhưng thông thường đôi bên cũng bị tổn thất ít nhiều.

    Khi sang giai đoạn tàn cuộc, mọi đấu thủ có một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cần phải giải quyết là nếu đã có ưu thế về quân số hoặc về thế trận, thì phải cố gắng khai thác ưu thế đó để giành phần thắng. Nếu đối Phương chiếm ưu thế ấy,thì phải phòng thủ thật vững chắc để đưa ván cờ đến kết thúc hòa. Trong trường hợp thế cờ còn cân bằng, thì phải cố gắng giành ưu thế để rồi chuyển thành thắng lợi.

    Tàn cuộc chia làm 2 loại rõ rệt : loại nghệ thuật và loại thực dụng . Mặc dù chúng rất giống nhau nhưng mục tiêu của mỗi loại hoàn toàn khác nhau.

    Tàn cuộc nghệ thuật còn gọi là “ cờ thế ” được người ta nghiên cứu đặt ra để nhằm thưởng thức, gây bất ngờ cho người giải qua những đòn phối hợp kỳ lạ. Loại này phải là cái gì quyến rũ và phổ diễn một vẻ đẹp, trong đó có sự bất ngờ và kinh ngạc trộn lẫn với sự khâm phục óc sáng tạo của người soạn nên thế cờ. Tàn cuộc nghệ thuật phải thật đúng và chỉ được một cách giải mà thôi. Còn loại tàn cuộc thực dụng là những thế cờ căn bản được rút ra từ thực tiễn các trận đấu. Loại này khi được đưa vào sách, người ta thường loại bỏ những quân không cần thiết, vì sự hiện diện của chúng có thể làm thay đổi kết quả thế cờ.

    Mục tiêu duy nhất của loại tàn cuộc thực dụng là cho các tay cờ những nguyên tắc tổng quát dễ nhớ để họ có thể tìm thấy lối đi trong vài thế cờ căn bản. Như vậy, người chơi cờ dễ học được không sợ nhầm lẫn nếu thế cờ đưa đến tình trạng hòa hay thắng và họ sẽ học được những Phương pháp dễ nhất và an toàn nhất dễ đạt được kết quả trên. Nếu tàn cuộc thực dụng có một số cách giải khác nhau, điều đó không phải là một lỗi lầm, vì việc này sẽ giúp cho các tay cờ dễ dàng phát huy óc sáng tạo hơn.

    Tuy nhiên, qua bao thế kỷ phát triển môn cờ Tướng, hàng ngàn thế cờ tàn đã được nghiên cứu, phân tích rất tỉ mỉ. Trong những thế cờ này, phương pháp tấn công và phòng thủ tốt nhất đã được vạch ra trên cơ sở giả thiết hai bên đều chơi những nước chính xác nhất. Nhờ đó, nhiều thế cờ tàn thực dụng trở thành những bài học điển hình có thể vận dụng vào thực tiễn thi đấu mà kết quả hoàn toàn chính xác như đã được khẳng định. Do đó đối với người chơi cờ phải biết chuyển thế cờ từ trung cuộc sang một tàn cuộc có thể còn phức tạp và từ một tàn cuộc phức tạp chuyển nó về một trong những tàn cuộc điển hình đã được nghiên cứu.

    Nội dung quyển sách này ( Cờ Tướng _ Tàn Cuộc : Những ván cờ tàn cơ bản và thực dụng )nhằm tổng kết những bài học điển hình trên để giúp các bạn chưa nắm vững và thiếu kinh nghiệm chơi cờ tàn có tư liệu tham khảo và nâng cao trình độ
    Đối với những người mới chơi cờ nên học cờ tàn trước. Vì với những thế cờ còn ít quân dễ phân tích các tình huống và dễ học tập những đòn chiến thuật của các quân .trên cơ sở nắm vững những đòn chiến thuật này về sau dễ tiếp thu những đòn phối hợp từ đơn giản đến phức tạp.

    Trước khi đi sâu nghiên cứu những thế cờ cụ thể,xin nêu một số nguyên tắc cơ bản của giai đoạn cờ tàn như sau:

    1. Các quân phải đứng linh hoạt và liên hoàn :

    Thực ra đây là nguyên tắc tổng quát cần phải được quán triệt trong tất cả các giai đoạn trên ván cờ,nhưng nó đặc biệt quan trọng trong khi chuyển về tàn cuộc. Vì trong tàn cuộc số lượng quân còn lại rất ít, giá trị của mỗi quân đều tăng lên,nhất là khi chúng chiếm được những vị trí tốt. Đứng linh hoạt và liên hoàn, các quân càng tăng thêm sức mạnh, thuận lợi cho việc tấn công và phòng thủ. Còn đứng ở những chỗ kẹt hoặc tán lạc nhau thì các quân sẽ yếu đi, khó bảo vệ nhau cũng như bảo vệ cho Tướng.

    2. Triệt để giữ gìn mọi loại quân nhưng sẵn sàng hy sinh khi cần thiết:

    Sang giai đoạn cờ tàn, nếu đã chiếm ưu thế,thì nói chung là không nên đổi quân khi chưa chuyển được về thế thắng điển hình, lại càng không nên hy sinh vô lối, kể cả Chốt và Sĩ, Tượng. Nhưng khi có cơ hội do đối phương sơ hở thì phải mạnh dạn phế bỏ quân để kết thúc ván cờ nhanh chóng hơn. Ngược lại khi kém thế, trong nhiều trường hợp biết hy sinh quân đúng chỗ, đúng lúc có thể chuyển về những thế hòa điển hình.

    3. Trong tấn công phải lo phòng thủ và trong phòng thủ phải sẵn sàng phản công:

    Nói đúng nguyên tắc này không có gì mâu thuẫn vì kinh nghiệm cho thấy : say sưa tấn công không nhìn lại thế phòng thủ thường sơ hở thường bị đối phương trả đòn dễ thất bại, còn lo tự vệ chống đỡ không những nước sai lầm của đối phương để phản công, bỏ lỡ cơ may đảo ngược tình thế.

    4. Cố gắng chiếm lĩnh các trục lộ 4,5,6 nhưng không xem thường các đường ngang và các trục lộ khác:

    Khi còn ít quân, các trục lộ 4,5,6 càng trở nên quan trọng vì đó là những đường dẫn đến việc ưu hiếp Tướng đối phương. Do dó việc chiếm lĩnh các trục lộ này có ý nghĩa quyết định thắng lợi hoặc thủ hòa khi kém thế. Tuy nhiên không được xem thường các đường ngang và các trục lộ khác, kể cả các đường biên, vì chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều quân nhanh chóng để tấn công hoặc phòng thủ.

    5. Cần bảo vệ Tướng, Sĩ ,Tượng nhưng cũng cần sử dụng chúng như một lực lượng tấn công:

    Các giai đoạn trước ,Tướng,Sĩ, Tượng thường đóng vai trò thụ động, luôn luôn phải che chở,bảo vệ,(nhất là đối với Tướng). Nhưng trong giai đoạn tàn cuộc, nếu chiếm ưu thế thì cần biết sử dụng chúng như một lực lượng tấn công hoặc hỗ trợ tấn công. Có nhiều thế cờ,chính nhờ vai trò tích cực của tướng của Sĩ hoặc của Tượng đã quyết định thắng lợi. Tất nhiên nếu thế cờ kém phân hơn thì việc bảo vệ chặt chẽ Tướng,Sĩ, Tượng là một yếu tố quan trọng, đảm bảo dẫn đến thế hòa.

    6.Xác định đúng mức vai trò của Chốt trong từng thế cờ cụ thể:

    Trong khai cuộc và trung cuộc, nói chung vai trò của Chốt rất khiêm tốn, thường là quân xung kích để triển khai thế trận. Còn sang giai đoạn tàn cuộc, vai trò của Chốt tăng lên rất nhiều và trong nhiều trường hợp nó lại giữ vai trò quyết định thắng lợi hoặc góp phần quyết định thắng lợi. Đối với bên kém thế nó có khả năng góp phần tạo ra thế hòa hoặc tạo ra khả năng đánh phản đòn. Do dó cần phải dánh giá dúng mức vai trò của chúng, nhất là khi chúng đã sang sông. Có mấy điểm cần quan tâm đối với Chốt:

    - Phải cố gắng yểm trợ 1,2 Chốt sang sông và khi đã sang sông rồi thì phải tích cực bảo vệ nó.

    - Đừng bao giờ hấp tấp tiến Chốt xuống sâu, nếu không được bảo vệ và nếu chưa có kế hoạch tấn công rõ ràng.

    - Cần tính toán kỹ khả năng phối hợp giữa các quân với Chốt để kết thúc ván cờ với khả năng sử dụng Chốt là quân xung kích dánh phá hệ thống Sĩ, Tượng để trên cơ sở đó uy hiếp mạnh và giành thắng lợi ở các bước tiếp sau.

    Tóm lại, tàn cuộc rất quan trọng. Những ưu thế trong khai cuộc hoặc trung cuộc dù lớn thế nào nhưng khi chuyển sang giai đoạn cờ tàn mà không biết khai thác đề chuyển thành thắng lợi thì coi như hỏng cả. Nhiều người chơi cờ giỏi có thể không am tường mọi loại khai cuộc nhưng dứt khoát họ rất vững các " bí quyết " của mỗi loại tàn cuộc.

    Trong phấn sau xin cung cấp cho các bạn những " bí quyết " ở dạng phải xử lý trong các trường hợp dánh thắng hoặc thủ hòa.

    Tài liệu biên soạn chủ yếu được rút ra từ thực tiễn thi đấu và từ những quyển sách cờ đã được xuất bản, như “ Tân kỳ le dien”, “ Thực dụng tàn cuộc ”, “ Cờ tàn tinh hoa ” của các tác giả trong và ngoài nước.

    Trích nguyên văn từ sách CỜ TƯỚNG – TÀN CUỘC : NHỮNG VÁN CỜ TÀN CƠ BẢN VÀ THỰC DỤNG

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    Đơn Dương - Lâm Đồng
    Bài viết
    6,124
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trên đây là một số lý thuyết cơ bản bản kỹ năng chơi tàn cuộc , vì có nhiều phần mêm hổ trợ của các bạn Baothy89-MaiMai - Zhaoxinxin .. đưa lên hỗ trợ rất tốt cho việc rèn luyện "công lực" cho nên tôi không đưa lên các ván cơ tàn nữa , vì điều đó sẽ là thừa . Tuy nhiên , việc học tập kinh nghiệm của các danh thủ trong xư lý tàn cuộc là 1 vấn đề cần thiết nên trong topic tới , tối cố găng đưa lên vài ván thực chiến của các danh kỳ để các bạn thưởng thức trình độ chơi tàn điêu luyện của họ như thế nào

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    322
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Cám ơn Bác Congaco, Bác đưa thêm vài ván thực chiến của các Danh kỳ và phân tích để AE học tập. Học không bao giờ là thừa phải không bác.
    Cần phải biết rất nhiều để có thể biết nghi ngờ
    V. Hochinski

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    Đơn Dương - Lâm Đồng
    Bài viết
    6,124
    Post Thanks / Like

    Mặc định Ván cờ tàn thực chiền Dương- Hồ



    Thế cờ này là ván đấu giữa Dương Quan Lân và Hồ Vinh Hoa tại giải đồng đội lần thư tư của Trung Quốc năm 1979. Dương Quang Lân cầm Đỏ đi trước . Ai cũng có thể nhận được nước đi đúng nhất của DQL là 1. M7.6 để kiềm chế đối phương. , nhưng tuổi già sức yếu , lại qua 70 nước quần thảo , Dương lão tiên sinh đã đi :
    1. C5 – 6 ?? C5 – 4 !!
    HVH đã “rình mò” nước này từ lâu , bây giờ Sĩ ăn tốt là bị mã câm điền “chít “ liền Vì thế Dương lão đi tiếp
    2. M7/9 C3 – 4
    3. Tg – 5 Cs – 5
    4. M9.7 M4.3
    5. M7.6 C4 –5
    6. Tg – 6 Ct – 6 .
    Bị mất sĩ , tinh thần lão Dương bấn loạn , không nhìn thấy cơ may cuối cùng để thủ hòa , đó là nước 7. M6/5 ăn tốt bỏ mã (nếu đi tiếp 7… M3/5 8. Tg.1 M5/3 9. Tg.1 M3/5 10. Tg/1 M5/6 11. S4.5 M6/7 12. S5/6 M7.6 13. C6 – 7 M6.4 14. C7 -8 M4.3 15. Tg.1 M3.2 16. Tg/1 hòa )
    Nhưng do sai lầm nên lão Dương phải trả giá :
    7. Tg. 1 ?? M3/4
    8. B6 – 5 M4.2
    9. M6/7 M2/3
    10. M7/9 C5 – 4
    11. Tg /1 M3.5 (red thua )

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    Đơn Dương - Lâm Đồng
    Bài viết
    6,124
    Post Thanks / Like

    Mặc định Ván cờ thực chiến Lữ Khâm -Hồ Vinh Hoa


    Hình trên là ván cờ Lữ Khâm _Hồ Vinh Hoa đã đi tới giai đoàn tàn cuộc sau 128 nước quần thảo . Mặc dù đi trước nhưng Lữ kém 1 tốt . Nếu đánh giá đúng thực lực thì Lữ phải cầu hòa , nhưng có lẻ chủ quan cho rằng mình có thể win nêu liều lĩnh .
    Anh đã đi :
    1. C1.1
    Rõ ràng nếu thấy không thắng được thì Tốt phải ở trên để che mắt tướng đặng mà đánh hòa chứ còn đi xuống thì không có tác dụng gì . Lẽ ra nên M5/7 phòng thủ hay hơn
    1… …..M6. 8
    2. C1-2 M8/9
    Hồ tiên sinh chơi nước rất cao , nhìn bề ngoài có vẻ nhún nhường sợ sệt nhưng kỳ thực dụ red ăn sĩ , vì nếu 3. M5.6 thì M9.7 4. C2-3 M7.5 5. M6/5 C7.1 xanh thắng
    3. C2 -1 M9.7
    4. Tg.1
    Vô sự tướng đi chơi ! Lẽ ra 4. M5/3 không chế trung lộ thì khá hơn
    4………M7.5
    5. M5/7 C7 -6
    6. Tg/1 M5.7
    7. M7/8 C4.1 !
    Xanh đi nước hay nhưng không phải khó thấy , chỉ vì đỏ chủ quan , không quan sát kỹ , cứ tưởng Mã bắt thì nó phải chạy , ai dè nó là con MA , điếc không sợ súng
    8. M8.6 M7.8
    9. Tg.1 C4-5 Đỏ không đỡ được nước bí đành chịu thua .


    Trích : Cờ Tương Tàn cuộc của cùng nhóm tác giả với “Cờ tàn nghệ thuật-Cờ thế Giang Hồ”
    Lần sửa cuối bởi Congaco_H1R5, ngày 25-06-2009 lúc 03:59 PM.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    Đơn Dương - Lâm Đồng
    Bài viết
    6,124
    Post Thanks / Like

    Mặc định Kiên quyết không ngừng thế tiến công

    Nguyên tắc chới chơi cờ có nêu “ trong tấn công phải có phòng thủ “. Nhưng cũng tùy tình hình cụ thể mà quyết định chứ không thấy đối phương đe dọa thì ngưng lại mà quay về phòng thủ . Vấn đề phải phân tích kỹ xem ai thắng trước . Sau đây là 1 ván thực chiến của 2 danh kỳ , bên tiên đã quyết định đúng khi “Kiên quyết không ngừng thế tấn công” mặc dù bên Hậu có Pháo giác và 2 tốt “cặp cổ”


    1. P1-9 T5/7 (1)
    2. P9.6 S5/4 (2)
    3. M6.7 Tg.1
    4. P9/1 P1-2
    5. M7/8 Tg.1
    6. M8/6 Tg-4
    7. P9/4 Tg/1 (3)
    8. C8-7 Tg-5
    9. M6.7 Tg/1
    10. C7-6 S6.5
    11. P9-5 S5.6 (5)
    12.C6-5 Tg-6
    13. M7/5 !! S4.5
    14. M5.3 Tg.1
    15.P5-4 ( thắng )

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    Đơn Dương - Lâm Đồng
    Bài viết
    6,124
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    (1) Nếu như 1……..S5.4 thì
    2. M6.4 Tg-4 .
    3.P1.6 Tg.1
    4. C8-7 Tg-5
    5. P9/1 thắng
    Còn nếu 1…..Tg-4 thì
    2. P1.6 Tg.1
    3. M6.8 Tg.1
    4. P9/2 thắng
    (2) Nếu như 2……T3.5 thì
    3. C8.1 T5/3
    4. C8-7 S5/4
    5. M6.7 Tg.1
    6. P9/1 thắng
    (3) Nếu 7…….P2/4 thì M4/2 bắt Pháo thắng
    (4) Nếu như đổi lại 9…….Tg.1 thì
    10. P9-8 S4.5
    11. M7/6 Tg-4
    12. P8-6 thắng
    (5) Nếu như 11….S5.4 thì
    12. M7/6 P2/5
    13. M6.5 P2-5
    14. M5.3 thắng

  8. #8
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    Đơn Dương - Lâm Đồng
    Bài viết
    6,124
    Post Thanks / Like

    Mặc định Hai Pháo chốt thắng 2 pháo chốt

    Thế cờ dưới đây thuần lý thuyết chứ không phải ván thực chiến được trích trong quyển "Trận Thuận Pháo Hiện Đại " , Nhận thấy đặc sắc nên gủi lên cho các bạn cùng thưởng thức và học tập

    Thế cờ này Đỏ lợi thế nhờ chốt xuống sâu đe dọa tướng đối phương , đồng thời Pháo hăm chiếu nhờ 2 con sĩ “nối giáo cho giặc “ . thế nhưng nếu không biết làm thua thì về lâu dài Xanh có cơ may phong2thu3 và trả đòn (Đêm dài lắm mộng) Cách thắng như sau :
    1. C2-3 Tg/1
    2. C3.1 Tg.1
    3. P1-4 P4-6
    4. P8-7 S5.4
    5. P7.6 P1-2
    6. P4-8 ! P6-2
    7. P7/6 S6/5
    8. P8-4 (1-0)
    đỏ định đánh pháo trùng ở cánh nhưng trước hết không cho đối phương chơi P6-3, vì nếu 4. P4-7 P6-3 cản

  9. #9
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    29
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    thank anh ga

  10. #10
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    Đơn Dương - Lâm Đồng
    Bài viết
    6,124
    Post Thanks / Like

    Mặc định


    Đây là 1 ván cờ tàn trong thực chiến giữa hai danh thủ .
    Thực tế thi đâu Đỏ đã thua vì đã không " Kiên quyết không ngừng thế tiến công"
    Đại laọi đỏ đi như sau :
    1. S5/6 ? M3/2 , Xanh ám phục nước 2....C5-6 3. tg.1 M2/4 4. P5/2 P2/3 bắt chết pháo đỏ và kết quả Xanh thắng .
    Bây giờ nhgiên cứu lại (Bác Tú , bác Vị , Bác Hòa , Bác Mỹ nghiên cứu chứ 0 phải tui nghiên cứu à nghen ) thì nếu Đỏ đánh giá đúng tình hình , "kiên quyết không ngừng thế tiến công" thì Đỏ phải thắng .
    Thắng như thế nào xin mới các bạn cùng tham gia nghiên cức và bình luận

Cờ tướng tàn cuộc
Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68