Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Những Kỳ nhân tuyệt thế trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc - Trang 4
Close
Login to Your Account
Trang 4 của 5 Đầu tiênĐầu tiên ... 2345 CuốiCuối
Kết quả 31 đến 40 của 46
  1. #31
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    1,241
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Bác ấy dịch bài từ mạng Trung Quốc,hình như có ở TLKĐ.....tớ chỉ đoán vậy thôi ??!!

  2. #32
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    11
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi tranbinh Xem bài viết
    Kỳ I. Vua pháo Ba Cát Nhân
    Trong số những kỳ vương tuyệt thế của lịch sử cờ tướng Trung Hoa, Ba Cát Nhân là một trong số rất hiếm hoi những người tộc Mãn. Tuy thế kỳ nghệ của Ba Cát Nhân cực kỳ tinh thâm, từng xưng hùng xưng bá một thời. Ông đặc biệt có sở trường sử dụng lối đánh " tuần hà Pháo", nên đời sau vẫn thường gọi ông là Tuần Hà Pháo Vương Ba Cát Nhân.

    1. Sử sách viết rằng, tổ tiên họ Ba vốn sinh sống ở vùng Đông Bắc, nhưng sau này khi người Mãn tiến vào Trung Nguyên, thành lập nên triều đình Mãn Thanh, tổ tiên họ Ba mới đến vùng Giang Tô làm quân rồi định cư luôn ở đó. Ba Cát Nhân sinh vào năm Đồng Trị thứ 7, tức năm 1868 tại vùng Trấn Giang, Giang Tô, nơi cha Ba Cát Nhân đương nhậm chức Tào Vận. Chuyện kể rằng, khi Ba Cát Nhân sắp ra đời, ngôi chùa Di Đà ở ngày cạnh phủ họ Ba bùng phát một trận hỏa hoạn vô cùng khủng khiếp. Lửa lan từ Tàng Kinh Các đến phòng phương trượng rồi từ Đại Hùng Bảo Điện lan sang Quan Âm các, cả ngôi chùa Di Đà chìm ngỉm trong một biển lửa. Nhìn ngọn lửa cháy đã 3 ngày 3 đêm chưa tắt đang bừng bừng lan sang nhà mình, cả phủ họ Ba hốt hoảng tìm cách di tản đồ đạc đi nơi khác. Trong lúc hốt hoảng, Ba phu nhân đã trở dạ sinh trước mấy ngày. Điều kỳ lạ là, đúng vào thời khắc đứa trẻ nhà họ Ba ra đời thì ngọn lửa như bị một phép thần dập tắt. Chuyện này được truyền đi, người vùng Trấn Giang đều nói, đứa con nhà họ Ba là tượng trưng của điềm may mắn, cát tường. Sau đó, vị quan đứng đầu Trấn Giang đã lấy cái tên “ Cát Nhân” ( người đem lại điềm may mắn) để đặt cho đứa trẻ này, ý rằng đứa trẻ này đem lại điềm may mắn cho mọi người. Cái tên Ba Cát Nhân của vị Kỳ vương tuyệt thế những năm sau này đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy.
    Ngay từ nhỏ, Ba Cát Nhân đã rất mê cờ tướng, lại thêm thiên phú thông minh nên mới hơn mười tuổi Cát Nhân đã tinh thông kỳ nghệ xưng hùng một dải Trấn Giang. Không chỉ thông minh hơn người Ba Cát Nhân còn rất cần cù hiếu học. Đối với kỳ nghệ Ba Cát Nhân càng chăm chú nỗ lực tìm tòi không biết mệt mỏi.
    Ba Cát Nhân ham học đến mức trên màn của ông lúc nào cũng dán sẵn một tờ giấy, bên trên là những thế cờ nổi tiếng của các cao thủ cổ kim. Mỗi ngày, trước khi đi ngủ, Ba Cát Nhân lại nằm nhìn chăm chăm vào thế cờ dán trên màn rồi trầm tư mặc tưởng suy nghĩ rất mông lung về những cách phá giải. Cho đến khi người đã mệt bã ra, hai mắt nhắm lại Ba Cát Nhân mới chịu ngủ yên. Cứ như vậy ngày qua tháng lại những biến hóa của thế cờ dần dần in sâu vào trong đầu Ba Cát Nhân, đồng thời khiến chơi cờ trở thành thứ vô cùng thân thuộc và gần gũi với Ba Cát Nhân.
    2. Những người yên cờ vùng Trấn Giang đều gọi Ba Cát Nhân là “Ba Bất Đấu”, liên quan đến biệt hiệu này có hai cách giải thích. Một thuyết nói rằng khi Ba Cát Nhân chơi cờ ông rất giỏi dùng pháo, tuần hà pháo, thuận thủ pháo, liệt thủ pháo đều rất tinh diệu, có thể nói là xuất thần nhập hóa áp đảo quần hùng. Những kỳ thủ đấu pháo với Ba Cát Nhân trên bàn cờ mười người thì có đến chín người thua. Vì thế mọi người mới đặt cho Ba Cát Nhân biệt hiệu “ Ba Bất Đấu”, nghĩa rằng chẳng ai đấu lại được ho Ba cả.
    Lại có một thuyết khác nói rằng, từ nhỏ Ba Cát Nhân đã chơi cờ rất giỏi. Năm 15 tuổi, Ba Cát Nhân đã không tìm được địch thủ ở vùng Trấn Giang. Khi đó, gia đình họ Ba còn rất sung túc, phụ thân thường mang Ba Cát Nhân đi khắp nơi để đấu cờ. Ba Cát Nhân kỳ nghệ hơn người đánh đâu thắng đấy nên lần nào hai cha con cũng trở về hả hê với một túi tiền đầy. Trước sau, Ba Cát Nhân đã đánh bại các cao thủ Hoa Hồng Tuyền ở Tô Châu, Quan Hồ Tử, Ngô Chí long ở Hàng Châu…. Một lần, Ba Cát Nhân hẹn thách đấu với một cao thủ trong vùng nhưng đến ngày hẹn người này đột nhiên thay đổi quyết định nhất quyết không chịu giao đấu với Ba Cát Nhân. Nguyên nhân là do vị cao thủ này thấy Ba Cát Nhân tuổi trẻ nhưng kỳ nghệ kinh người sợ khi đấu cờ sẽ thua, vừa mất tiền lại vừa mất danh nên chẳng bằng tìm cách thoái thác không tham gia nữa. Sau này cũng có rất nhiều cao thủ dùng cách đó để thoái thác những cuộc đấu trực tiếp với Ba Cát Nhân. Lâu dần giới chơi cờ thường gọi Ba Cát Nhân là “Ba Bất Đấu”

    Nguồn Báo Pháp luật và Cuộc sống
    Tác giả: Lê Văn
    tớ thấy tranbinh văn thơ song toàn

  3. #33
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    3
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    thế ko phải là Sỏa Bối Tử ak , ông ấy diều xe khiểu pháo quỷ khốc thần sầu đó, đánh bại hòa thượng Liễu Nhiên mười mấy năm xưng hùng xưng bá,

  4. #34
    Ngày tham gia
    Aug 2009
    Bài viết
    53
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Nói chung đã đam mê cờ tướng ở nước nào cũng khổ.
    Lần sửa cuối bởi ttdongda, ngày 20-07-2010 lúc 03:49 PM.

  5. #35
    Ngày tham gia
    Aug 2009
    Bài viết
    53
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Chị Tranbinh viết tiếp đi i miss you !!
    Lần sửa cuối bởi ttdongda, ngày 20-07-2010 lúc 03:59 PM.

  6. #36
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    1,241
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Những Kỳ nhân tuyệt thế trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc

    Kỳ III Đơn đề mã –Phùng Kính Như ‘tiếp theo và hết ‘


    Năm 1930 hôi cờ Hoa Nam ,Hoa Đông được tổ chức, ngay sau khi phía Hoa Đông nhận lời ,phía Hoa Nam bắt đầu tổ chức lựa chọn đại biểu tham gia thi đấu . Lúc ấy Phiên Phiên trà thất, Thiếu Lâm Tự của giới cờ Hoa Nam đương nhiên là địa điểm đầu tiên cho những chọn lựa. Nhưng suy đi tính lại, người nào cũng có lý do không tham gia được, cuối cùng lưa chọn rơi vào Phùng Trạch và Lý Địch. Tuy nhiên Phùng là người trong giới giang hồ , đại biểu cho giới cờ Hoa Nam thi đấu , ngoài trình độ cờ cao siêu còn phải có lễ nghi ,trang phục khí độ đi kèm. Hội cờ Hoa Nam không coi trọng chuyện thân phận chỉ yêu cầu Phùng ,Lý trong thời gian thi đấu nhất định phải mặc áo dài, cầm quạt ,lời lẽ phải khiêm cung, chú ý phong độ. Đối với Phùng mà nói lại thêm một vấn đề là cái tên không đươc nhã nhặn cho lắm, thông qua một hồi suy xét, cuối cùng mọi người quyết định đổi tên cho Phùng thành Kính Như . Vì vậy trong cuộc đại chiến hội cờ Đông Nam năm dó không có Phùng Trạch tham gia mà chỉ có Phùng Kính Như. Cũng từ đó cái tên Kính Như được lưu sử sách ,kết thúc thời kỳ bày cờ thế nơi đầu đường góc chợ của Phùng Trạch.
    Lịch sử đã chứng minh, mỗi khi đất nước thanh bình ,ổn định các thú chơi tao nhã mới có đất phát triển, những người lấy cờ làm nghề mưu sinh có thể duy trì đươc cuộc sống. Thế nhưng nếu có động loạn thì số phận của những người này trở nên bi thảm nhất.. Những trận đấu hào hùng của Phùng Kính Như tại Hội cờ Hoa Nam ,Hoa Đông cũng là những thời khắc đẹp nhất của cuộc đời Ông. Ông vua cờ xuất thân từ nghèo nàn . Vào năm 1942 quân Nhật phát động chiến tranh Thái Bình Dương , Kính Như đang ở Hương Cảng tránh đi không kịp , không bạn bè , không chốn dung thân ,không nơi nương tựa .Sức cùng lực kiệt Ông mất ở bãi bóng Tu Đồn…..
    Cuối cùng…hai vị kỳ khách giang hồ đều ngã xuống, có điều cả Chung Chân và Phùng Kính Như đều không gục ngã trước các nước cờ mà gục ngã trước sự nghiệt ngã của số phận . Đây là hai trong nhiều trang buồn của lịch sử cờ tướng Trung Hoa.

    Nguồn Báo Pháp luật và Cuộc sống

    Tác giả: Lê Văn
    Lần sửa cuối bởi tranbinh, ngày 20-07-2010 lúc 04:09 PM.

  7. Thích luongdangxuan, Tuank75, hp007hp, 6789 đã thích bài viết này
  8. #37
    Ngày tham gia
    Nov 2009
    Bài viết
    229
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Xét ra chơi cờ ở nước nào và ở thời nào cũng khổ như nhau, đáng buồn nhỉ.
    Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ
    Ung dung tự tại thế mà vui

  9. Thích Hỏa đã thích bài viết này
  10. #38
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    1,241
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Giới thiệu một ván đấu của Phùng Kính Như mà tranbinh sưu tầm được

    Tạ Hiệp Tốn tiên bại Phùng Kính Như


















    // fen on move 44: r3kae2/4a4/4e4/1R7/3R5/9/5p3/4E4/4A4/2EAK4 w - - - 1
    // movefirst for this fen: red

  11. #39
    Ngày tham gia
    Jul 2010
    Bài viết
    1
    Post Thanks / Like

    Wink

    that

    la ko tuong dc dung la ky vuòg so 1 ba cat nhan ca dọ danh co ko thua ại

  12. #40
    Ngày tham gia
    Oct 2014
    Bài viết
    1
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    các cao nhân có thể cho em biết thêm một chút thông tin về Kinh đô kỳ vương Sỏa Bối Tử được ko ạ?

Những Kỳ nhân tuyệt thế trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc
Trang 4 của 5 Đầu tiênĐầu tiên ... 2345 CuốiCuối

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68