Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Vài nét về nguồn gốc cờ tướng (ST) - Trang 2
Close
Login to Your Account
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 20 của 20
  1. #11
    Ngày tham gia
    Oct 2010
    Bài viết
    60
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trung Quốc thì chẳng ai lạ gì. Là nước lớn nhưng không đàng hoàng, nhận vơ đủ thứ của thiên hạ. Cứ cái hay của các nước lân bang thì nhận là của mình, nếu không giải thích rất láo toét cái hay của người khác đại thể là "bọn nó giỏi cái đó chẳng qua như cái giỏi của con chim nhớ đường, con chó giỏi đánh hơi... Mất dạy khốn nạn đến thế là cùng". Chỉ những cái gì hiển nhiên không thể nuốt được chúng mới công nhận (đạo phật...) không thì xập xí xập ngầu và đưa các bằng chứng hỗn xược (sợ nhất thời gian nữa chúng đưa dẫn chứng có rất nhiều mả người Trung quốc ở Hà Nội nên rõ ràng Hà Nội là đất Trung Quốc). Vừa rồi ngay Ngô Bảo Châu nghe nói cũng có tờ báo Trung Quốc nói là người phương Nam đất Trung Quốc đoạt giải toán Field !? Thế kỷ này mà họ còn như vậy thì hỏi chỉ cần mấy thế kỷ trước thì thế nào. Chẳng ai lạ cái kiểu cãi cùn "Bác Hồ quê Thái Bình- Phòng 8 sinh viên, 6 người Thái Bình, 2 Nghệ An, cãi nhau về chuyện Bác quê ở đâu, sau biểu quyết thì chắc chắn là Bác ở Thái Bình: 6/8 phiếu !). Ông Diệp Khai Nguyên với quan điểm đó cũng không có gì lạ. Có 1 chi tiết rất thú vị về cờ vua và cờ tướng, thì cờ tướng phải gọi là cờ vua và cờ vua phải gọi là cờ tướng. Vì thực ra cờ tướng ta đang chơi đúng là cờ vua. Hai bên vua quân sỹ bảo vệ, vua chỉ ở trong cung không đi đâu cả. Nhưng bọn tàu dù cóp nhặt nhưng không dám mang tội khi quân mà dám gọi là cờ vua. Chỉ 1 câu thơ phạm húy đã tru di, phanh thây (nhà thơ quên tên cụ, kỵ... mấy đời dám viết tên, hoặc có ý phản nghịch) nữa là dám "giết vua" trên bàn cờ.Để "cho lành" gọi là cờ tướng. Còn cờ vua đúng ra phải gọi là cờ tướng. Làm gì có ông vua nào chạy ngược chạy xuôi như vậy (trừ mất nước). Bị từ con tốt, con mã... đuổi hết chỗ này sang chổ khác. Tôi thì cho rằng cờ tướng cũng xuất phát từ Ấn độ, cũng như các con số 0,1,2... cơ số 10 của các nhà thông thái Ấn độ cổ hơn đứt con số La Mã hay số đếm vớ vẫn của Tàu. Cũng như cái ruột thừa tưởng có là hay, nếu không Trung Quốc sẽ nhận vơ nốt số ả rập (thực chất của người Ấn) là của mình. Và khi đó toán học Trung Quốc sẽ phát triển kéo theo nhiều thứ khác ( không đến nỗi bị hết Kim đến Liêu, Mông cổ, người Mãn, Nhật, Phương Tây đè đầu cưỡi cổ chỉ chăm chăm bắt nạt mấy nước hiền lành bên cạnh) và chắc chắn cái hũ tương thối văn hóa Trung Quốc sẽ khác bây giờ (văn hóa hũ tương thối của người Trung Quốc là câu nói của 1 tác giả người Hoa trong tác phẩm "người Trung Quốc xấu xí").
    Lần sửa cuối bởi cobra, ngày 16-11-2011 lúc 11:05 PM.

  2. Không thích tuhiep không thích bài viết này
  3. #12
    Ngày tham gia
    Dec 2009
    Bài viết
    53
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Cờ tướng theo nguyên tắc chắc chắn không phải của Trung Quốc rồi!! Cơ bản là Trung Quốc không có con Voi, không có 1 lý do hợp lý nào cho việc người Trung Quốc đem 1 con vật không có ở nước mình để làm môn cờ của quốc gia mình cả!! Chuyện vô lý ai cũng nhìn thấy rõ. Quân Voi có thể nói là một trong những quân quan trọng nhất của bàn cờ Tướng. Người ta có thể dám chấp nhau 1 mã, thậm chí 2 mã chứ chẳng ai dám chấp Voi bao giờ! Cờ tướng chỉ có thể là của Người Việt cổ hoặc người Ấn độ thôi.
    .

    Cá nhân tôi là người không bao giờ công nhận Cờ tướng có nguồn gốc từ Trung Quốc, mặc dù các quân cờ đã bị Hán hóa về mặt chữ viết.

    Các bài viết trên, có ai đã đề cập Tượng kỳ là Cờ hình tượng: cái này làm ơn nhìn kỹ chữ Tàu đi. Nó ghi là 象 棋: có nghĩa là Cờ Voi, nguyên con Voi nè 象, còn chữ Tượng có nghĩa là hình tượng thì theo đúng chữ phồn thể của Trung Quốc thì phải ghi khác cái chữ Con Voi.

    Về bài viết nguồn gốc cờ tướng, có lần Hội cờ tường TPHCM cũng có viết 1 bài dài đăng trên tập sách cẩm nang chơi cờ tướng và nội dung đại để cũng không Công nhận Cờ tướng có nguồn gốc từ Trung Quốc.

    Tóm lại: nếu viết bài theo dạng nghiên cứu thì mọi người nên tham khảo cho kỹ nhiều nguồn tư liệu và lập luận logic hợp lý, đừng có mơ hồ mà phán lung tung kẻo làm người đọc ngộ nhận.

  4. Thích tuhiep đã thích bài viết này
  5. #13
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    1
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Đông Á bệnh phu, mà nguyên cái lý giải về quân pháo đã cho thấy là chả có tý hiểu biết gì về lịch sử rồi, lại còn chơi cái chiêu " đa phần các nhà khoa học công nhận là của Trung quốc" thì đúng là .... cái trò Bác Hồ quê Bình của mấy cậu sinh viên

  6. #14
    Ngày tham gia
    Feb 2012
    Bài viết
    1
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Lịch sử:
    Đây loại cờ có từ khoảng thế kỷ 7. Cờ tướng được bắt nguồn từ Saturanga, một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 6 (trước cờ tướng khoảng 200 năm). Chính Saturanga được phát minh từ Ấn Độ, sau đó đi về phía tây, trở thành cờ vua và đi về phía Đông trở thành cờ tướng. Người Trung Quốc cũng đã thừa nhận điều này.
    Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất là quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường (sau năm 618), là quân cờ ra đời muộn nhất trong bàn cờ tướng, bởi cho tới thời đó, con người mới tìm ra vũ khí pháo để sử dụng trong chiến tranh.
    Tuy nhiên, người Trung Hoa đã cải tiến bàn cờ Saturanga như sau:
    Họ không dùng "ô", không dùng hai màu để phân biệt ô, mà họ chuyển sang dùng "đường" để đặt quân và đi quân. Chỉ với động tác này, họ đã tăng thêm số điểm đi quân từ 64 của Saturanga lên 81.
    Đã là hai quốc gia đối kháng thì phải có biên giới rõ ràng, từ đó, họ đặt ra "hà", tức là sông. Khi "hà" xuất hiện trên bàn cờ, 18 điểm đặt quân nữa được tăng thêm. Như vậy, bàn cờ tướng bây giờ đã là 90 điểm so với 64, đó là một sự mở rộng đáng kể. Tuy nhiên, diện tích chung của bàn cờ hầu như không tăng mấy (chỉ tăng thêm 8 ô) so với số điểm tăng lên tới 1 phần 3.
    Đã là quốc gia thì phải có cung cấm (宮) và không thể đi khắp bàn cờ như kiểu trò chơi Saturanga được. Thế là "Cửu cung" đã được tạo ra. Điều này thể hiện tư duy phương Đông hết sức rõ ràng.
    Bàn cờ Saturanga có hình dáng quân cờ là những hình khối, nhưng cờ Tướng thì quân nào trông cũng giống quân nào, chỉ có mỗi tên là khác nhau, lại được viết bằng chữ Hán. Đây có thể là lý do khiến cờ tướng không được phổ biến bằng cờ vua, chỉ cần liếc qua là có thể nhận ra đâu là Vua, đâu là Hoàng hậu, kỵ sỹ, v.v. Tuy nhiên, đối với người Trung Hoa thì việc thuộc mặt cờ này là không có vấn đề gì khó khăn. Có lẽ việc cải tiến này cũng một phần là do điều kiện kinh tế bấy giờ chưa sản xuất được bộ cờ có hình khối phức tạp như cờ vua. Cờ tướng không phải là một trò chơi sang trọng, muốn tạo ra một bàn cờ tướng cực kỳ đơn giản, chỉ cần lấy que vạch xuống nền đất cũng xong, còn cờ vua thì mất công hơn nhiều khi phải tạo ra các ô đen/trắng xen kẽ nhau.
    Gần đây ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị cải cách hình dáng các quân cờ tướng và trên thực tế người ta đã đưa những phác thảo của những bộ quân mới bằng hình tượng thay cho chữ viết, nhất là khi cờ tướng được chơi ở những nước không sử dụng tiếng Trung Quốc.
    Với sự thay đổi bố cục bàn cờ, người Trung Hoa đã phải có những điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng cho bàn cờ. Đó chính là những ngoại lệ mà người chơi phải tự nhớ.

    Xuất xứ tên gọi :
    Bàn cờ tướng thật sự là một trận địa sinh động, có tầng có lớp và thật hoàn hảo: đủ các binh chủng trên chiến trường, công có, thủ có, các quân được chia thành ba lớp xen kẽ hài hoà. Lại còn có cả sông, cung cấm. Hình tượng quốc gia hoàn chỉnh, có vua tôi, có 5 binh chủng, có quan ở nhà, quân ra trận v.v..., vừa có ý nghĩa, vừa mang sắc thái phương Đông rõ nét, vì vậy người Trung Hoa đặt tên cho cờ này là Tượng kỳ (象棋) với ý nghĩa cờ hình tượng (theo chữ Hán) chứ không phải vì có quân voi trên bàn cờ .
    Cũng có một số tài liệu lý giải rằng, vì Trung Hoa không có voi, khi tiếp nhận Saturanga thấy trong các quan có quân voi lạ nên người Trung Hoa bèn gọi là "tượng kỳ" để kỷ niệm một loại cờ lạ có con voi. Như thế có người suy ra "tượng kỳ" có nghĩa là cờ voi.
    Tại Việt Nam thì từ xưa tới nay vẫn gọi là cờ tướng chứ không ai gọi là cờ tượng cả. Tướng cầm đầu thì phải gọi là cờ tướng. Đó cũng là nét hay của ngôn ngữ Việt, dễ gần gũi, dễ hiểu. Khi cờ vua du nhập vào Trung Quốc, họ gọi nó bằng cái tên rất dài là "Quốc tế tượng kỳ" (cờ voi thế giới) và cho đến nay họ vẫn gọi như vậy, trong khi người Việt chỉ gọi một tên ngắn gọn lại là cờ vua.

  7. Thích tramphungchau, tuhiep đã thích bài viết này
  8. #15
    Ngày tham gia
    Oct 2012
    Bài viết
    2
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Vjệt Nam dùg ngôn ngữ gần gũj dễ hjểu hơn Trug Quốc nhiều. Vjệt nam muôn năm!

  9. Thích tuhiep đã thích bài viết này
  10. #16
    Ngày tham gia
    May 2010
    Đang ở
    TP.HCM
    Bài viết
    136
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Ừ thì tớ ghét TQ nhưng tớ cũng phải công nhận rằng cờ tướng là của TQ.

    Tuy cờ tướng có nguồn gốc từ môn cờ ở Ấn Độ nhưng sau nhiều cải tiến và thay đổi đã cho ra một môn cờ với bộ mặt khác hẳn với "cha đẻ" Saturanga của nó. Tuy là copy ý tưởng nhưng cách thức thể hiện và lối đánh đã khác hẳn Saturanga. Nếu các bạn không thể công nhận điều đó thì hãy nghĩ ngay đến Truyện Kiều tác phẩm văn học của Nguyễn Du là bài thơ phỏng theo tác phẩm Kim Vân Kiều Truyện của TQ, không lẽ các bạn lại nói Truyện Kiều của người TQ à. các bạn cùng ngẫm và xuy nghĩ nhé

  11. Thích tramphungchau, tuhiep đã thích bài viết này
  12. #17
    Ngày tham gia
    Nov 2012
    Bài viết
    5
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi vienkhach Xem bài viết
    Ừ thì tớ ghét TQ nhưng tớ cũng phải công nhận rằng cờ tướng là của TQ.

    Tuy cờ tướng có nguồn gốc từ môn cờ ở Ấn Độ nhưng sau nhiều cải tiến và thay đổi đã cho ra một môn cờ với bộ mặt khác hẳn với "cha đẻ" Saturanga của nó. Tuy là copy ý tưởng nhưng cách thức thể hiện và lối đánh đã khác hẳn Saturanga. Nếu các bạn không thể công nhận điều đó thì hãy nghĩ ngay đến Truyện Kiều tác phẩm văn học của Nguyễn Du là bài thơ phỏng theo tác phẩm Kim Vân Kiều Truyện của TQ, không lẽ các bạn lại nói Truyện Kiều của người TQ à. các bạn cùng ngẫm và xuy nghĩ nhé
    Bác đúng là có cái nhìn thật khách quan!

  13. Thích tuhiep đã thích bài viết này
  14. #18
    Ngày tham gia
    May 2011
    Bài viết
    192
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    "Chính Saturanga được phát minh từ Ấn Độ, sau đó đi về phía tây, trở thành cờ vua và đi về phía Đông trở thành cờ tướng. Người Trung Quốc cũng đã thừa nhận điều này."
    Theo ý riêng của mình thì cờ tướng ngày nay có sự đóng góp của dân TQ, nhưng không của riêng TQ. câu phía trên chưa thuyết phục mình lắm. Đi về phương đông thành cờ tướng chưa rõ nghĩa. Có thể khi du nhập Trung Hoa thì có sẵn cờ cổ TQ rồi, người TQ kết hợp 2 môn cờ cổ nầy thành môn cờ tướng sơ khai; rồi sau nầy thêm 4 quân pháo hình thành cờ tướng ngày nay (một cải cách lớn). Sau đó người dân TQ có công biên tập, nghiên cứu về luật cờ tướng, chiến thuật chiến lược chơi cờ tướng, mới có bộ môn cờ tướng đầy sức hấp dẩn như ngày nay.
    Theo mình cờ tướng là di sản văn hoá của nhân loại, có sự đóng góp rất lớn công sức của nhân dân trung Hoa./.
    Lần sửa cuối bởi tuhiep, ngày 06-11-2013 lúc 06:32 AM.

  15. Thích tramphungchau đã thích bài viết này
  16. #19
    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    70
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi tetsuko98 Xem bài viết
    Hihi, tiểu đệ mới dạng nhập môn. Chưa đọc bất kì quyển sách nào về cờ quá 10 trang. Có chuyện này không ăn nhập lắm với cờ, nhưng lại gần giống câu chuyện về nguồn gốc của cờ tướng trên. Hồi xưa học toán, thầy giáo có kể chuyện về các phát minh toán học của các nước Tư Bản khi đưa ra công bố phát minh. Thì bác Liên Xô ngố nhà ta rất ít khi công nhận và luôn đưa một ông nào đó của mình ra nói là đã phát minh ra định lý đó. Cái này gọi là nhận vơ đó. Bác Trung Quốc nhà ta cũng thế thôi.
    Hoặc là bác nói đùa, hoặc là thầy bác đùa, nhưng cũng có thể là thầy bác chẳng biết gì. Còn không thì bác đưa ví dụ ra xem nào. Vì theo tôi đó là điều không thể có được.

  17. Thích tuhiep đã thích bài viết này
  18. #20
    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    70
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi tamhiep2 Xem bài viết
    Cái lý thú ở đây là cờ Tướng đáng ra phải được gọi là cờ Vua mới đúng tính chất của nó và cờ Vua thì ngược lại. Bài viét này đăng trên tạp chí: Người chơi cờ năm 2003 thì phải, mình chuyển nhà nên đã mất hết rồi.
    Đúng tính chất có lẽ là theo quan nệm của phương đông thôi. Ở châu âu vua cầm quân là bình thường. Những nguyên soái nổi tiếng nhất châu âu đều là vua cả. Ví dụ: Alexander Đại Đế, Caesar( không là vua nhưng cũng là nguyên thủ La Mã cổ ), Karl 12, Pi-ốt Đại đế, Friedrich2, Napoleon.....

  19. Thích tuhiep đã thích bài viết này
Vài nét về nguồn gốc cờ tướng (ST)
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68