Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
tung vó ngựa hồng 1
Close
Login to Your Account
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 11
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    huế
    Bài viết
    284
    Post Thanks / Like

    Smile tung vó ngựa hồng 1

    bài này em đọc trên mạng, post lên để anh em đọc chơi
    nếu có mạo phạm tác giả, xin bỏ qua cho.
    Tung vó Ngựa hồng (1)



    MÃ TRONG CUỘC CỜ - CUỘC ĐỜI
    Quân Mã, hay Ngựa, còn gọi là quân Kỵ, ở trong Cờ Tướng hay Cờ Vua, thường được nhắc tới như là một quân chủng đặc biệt tượng trưng cho một vẻ đẹp hào hùng, mang dáng dấp hiệp sĩ cứu khổn phò nguy, xuất hiện đúng lúc và ra tay trừ gian diệt bạo không ngại gian khó, hiểm nghèo. Nói tới Mã, là nói tới một sự biến hoá kỳ ảo của những nước đi nhảy nhót thần kỳ, một phép Lăng Ba Vi Bộ (!) độc đáo, đầy sự bất ngờ, và hành tung thì bí ẩn, ý đồ kín đáo. Nếu trên bàn cờ mà không có Mã, hoặc đúng hơn là không còn Mã, thì dường như cuộc chơi trở nên bớt sôi động, bớt gay cấn và giảm đi ít nhiều hào khí, trầm lắng hẳn vì không còn nghe tiếng nhạc ngựa reo vui, tiếng vó câu rộn rịp. Mã đã đem lại sự bình ổn vững vàng và cân bằng trong những thế trận thiên về phòng ngự, thì Mã cũng đã nổi bật lên như là một kỵ sĩ bách chiến bách thắng không hề biết đến chiến bại khi tràn sang phòng tuyến đối phương, với vẻ oai phong lẫm liệt, hào khí ngất trời. Không thể nói khác được, rằng chính kỵ binh Mã, đã góp phần lớn vào những đường nét tạo nên vẻ huyền bí của kỳ nghệ, những gì được gọi là phần cốt lõi, tinh hoa, tinh túy nhất, của bộ môn thể thao trí tuệ Cờ Tướng vốn được nhiều người yêu thích. Người đời đôi khi cũng tự ví von, cho mình như là quân Mã trong một VÁN CỜ ĐỜI đầy dẫy những bất công, hàm oan, nghiệt ngã. Đó là hình ảnh tượng trưng của những người can đảm, anh hùng, mang trong tâm bầu nhiệt huyết sục sôi, sẵn sàng lên yên dấn thân một-mình-một-ngựa đi vào cuộc đời, tả xung hữu đột giữa vòng trùng vi thù địch, để dẹp tan những trở ngại, xô đổ những vướng mắc, vung gươm tráng sĩ trả nợ núi sông, sẵn sàng da ngựa bọc thây không mong ngày trở về. Hình ảnh đẹp thay mà cũng cao quý thay!
    Ở đây xin được có một vài lời bàn vui về quân Mã trong cuộc cờ, qua đó, phác họa nên chân dung của những "kỵ binh Mã" giàu lòng nghiã hiệp và nhân ái, đang sống giữa cuộc đời, âm thầm hành hiệp và lắm phen bị ngã ngựa thương đau, mà dù cho có bị cuộc đời dày xéo và vùi dập, nhưng vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu không chịu khuất phục, không hề thay lòng đổi dạ, luôn gìn giữ khí tiết và lòng tự trọng. Xin được gửi đến những kỵ sĩ kiệt xuất đó một niềm hàm ân, tình thương mến và lòng kính trọng.
    MÃ TÂY PHƯƠNG - MÃ ĐÔNG PHƯƠNG
    Mã Tây phương, tức là quân Mã trong Cờ Vua, không bị ràng buộc bởi khái niệm gọi là nước cản như Mã Đông phương, tức là quân Mã ở trong Cờ Tướng. Vì thế, Mã Tây phương có tầm nhìn khoáng đãng và nước nhảy phóng túng, Mã dũng mãnh và uy lực, ra roi là chỉ biết lồng lên và phi ngay nước đại, sẵn sàng vượt qua bất cứ trở ngại hay khó khăn nào ngăn cản trên đường đi, lối về. Mã Tây phương lúc nào cũng như vội vã, và có vẻ như không biết đến sự dè dặt cần thiết, sự cẩn trọng trong lễ nghĩa, trong giao tế, khi mà Mã sẵn sàng nhảy lên thật cao, vọt ngang qua... đầu bất cứ đối tượng nào, kể cả những bậc trưởng thượng, những vị lắm quyền nhiều chức nhiều tước (Hoàng Hậu, Xe, Tượng). Mã Tây phương không biết úy kỵ, không quen kiêng nể. Mã Tây phương quả thật như có rất nhiều quyền hạn, nên không sợ bị đè, không sợ bị phế, không sợ bị lạc lối dù cho có bị kẻ thù dùng chiến thuật biển người vây hãm không cho thoát thân: Mã vẫn dễ dàng thoát vòng trùng vi và quất ngựa truy phong mất dạng. Mã Tây phương ít khi ở lâu một chỗ, mà thích bay nhảy, vui đâu chúc đó. Tâm tình của Mã Tây phương khá là bạc bẽo, khi mà Mã sẵn sàng đổi trắng thay đen (ô trắng ô đen trong Cờ Vua) không một chút áy náy, ngượng ngùng. Trong ý nghiã nào đó, Mã Tây phương có vẻ như còn quá vô tư, quá hồn nhiên. Mã không muốn bị ràng buộc nhiều lắm với trách nhiệm và bổn phận đối với nhân quần, và xã hội. Quả thế, Mã Tây phương cho tới lúc tử trận, không hề có được một phút giây ngưng nghỉ, một thời khắc rảnh rang. Mã nếu có phải lìa bỏ cuộc chơi nửa chừng, thì tình trạng hình hài được gọi là chết tươi quả là không ngoa vậy.
    Nhưng với Mã Đông phương thì khác hẳn. Mã Đông phương sẵn sàng chấp nhận bị tiêu diệt ngay trong nước đi đầu tiên bởi khẩu đại Pháo của đối phương khi mà Mã chưa kịp thắng yên cương, chưa kịp vào trận. Số phận của Mã Đông phương thật là hẩm hiu và là trường hợp duy nhất trong tất cả mọi hình thức được gọi là chơi cờ ở trên thế gian này, là cho phép đối phương ăn liền quân Mã (nếu muốn) ở ngay trong nước khai cuộc. Thế rồi Mã Đông phương còn bị nước cản ràng buộc để không cho dễ dàng thăng tiến, không để cho vội vàng xuất chinh khi chưa phân định trách nhiệm rạch ròi và mục đích cứu cánh phải theo đuổi. Mã Đông phương còn phải biết ẩn nhẫn quy phục khi thời cơ chưa đến. Mã chấp nhận bị đè (bình Xe đè Mã), bị phế (phế Mã hãm Xe), bị chặt chân (Quải cước mã). Mã bị che ngang đôi mắt (nước cản), không nhìn thấy kẻ thù (Mã đối phương) đang chuẩn bị ra tay ám toán. Mã cũng lắm phen sa cơ thất thế, tiến thoái lưỡng nan, như lâm vào... thế việt vị chẳng hạn, và bèn bị trảm quyết bi thảm. Mã Đông phương với bổn phận và trọng trách trên vai, không thể tuỳ tiện được làm theo ý riêng, mà phải biết lúc nào thì được đi nước kiệu và lúc nào thì phi nhanh nước đại. Mã còn phải biết nhịn nhục, nhún nhường và đành chịu kém thế trước kẻ tiểu nhân đang phùng thời hãnh tiến nặng lời sỉ vả (xem Thân Phận Tốt Đen), ngăn cản Mã không cho được thăng hoa, tiến bộ. Tội nghiệp cho Mã Đông phương biết bao bởi đôi mắt đã bị che ngang, bơ vơ trên đường nhấp nhô, và khi có thể đưa mắt trông ra hai bên con đường rất xa thì cũng là lúc bàn cờ đã trở nên quang quẻ, chấm dứt những cuộc tàn sát, thanh toán đẫm máu, để đi vào giai đoạn tàn cục, cho Mã Đông phương tha hồ thênh thang khắp cõi tang thương mà không phải ưu tư với nỗi bận lòng rằng liệu còn có thể ung dung cất bước được nữa chăng! Mà không chắc lúc đó Mã Đông phương có còn được toàn mạng yên ổn sống sót hay là đã da ngựa bọc thây từ thủa nảo thủa nào rồi? Tóm lại, Mã Đông phương bị hạn chế bởi lắm những tập tục, định kiến, hẹp hòi của người đời, là đã không để cho Mã thỏa chí vẫy vùng ngang dọc, lại bắt Mã phải chịu đựng, mang trên vai gánh nặng của trách nhiệm và bổn phận, ưu tư nợ nần cơm áo, và đôi mắt thì bị bưng bít, tầm nhìn bị che khuất đi... Thật tội nghiệp cho Mã Đông phương biết bao!
    Nhiều kỳ hữu mới (học) tập chơi Cờ Tướng, cứ hay lầm lẫn giữa Mã Tây phương và Mã Đông phương. Mang thân phận là Mã ta, mà cứ ngỡ mình là Mã tây, để rồi không hề quan tâm đến khái niệm gọi là nước cản, cứ nhảy bừa đến vị trí không thể được !. Và kết quả là phải thực hiện lại nước đi, đồng thời sẽ bị người ngoài đánh giá như là một kẻ sốc nổi, vụng về, kém cỏi, chưa sạch nước cản, chưa trưởng thành, có tầm nhìn không xa hơn chóp mũi, tợ như thằng con nít miệng còn hôi sữa hay chưa ráo máu đầu vậy. Thật là đáng cả thẹn lắm thay
    XUẤT MÃ : KẺ SĨ DẤN THÂN
    Là khái niệm vào cuộc, hay dấn thân, hoặc nhập thế của người kỵ sĩ. Có câu thơ cổ rằng:
    Đã mang tiếng ở trong trời đất
    Phải có danh gì với núi sông
    (Nguyễn Công Trứ)
    thì đó chính là lý tưởng mà Mã hằng nung nấu, ấp ủ. Mã không thể chọn thái độ điềm nhiên tọa thị an phận thủ thường ở xó tàu ngựa cũ, để chỉ đưa mắt thản nhiên, vô cảm, lặng lẽ nhìn cảnh sa trường mịt mù khói lan, đạn nổ, máu xương loang lổ, với một thái độ thụ động của kẻ bàng quan, mà là Mã phải quyết chí dấn bước thăng trầm xuất chinh, đóng góp công sức mình vào sự thành bại của chiến cuộc. Hình ảnh lâm ly và cảm động nhất của Mã là khi rũ áo lên yên, gạt bỏ mọi niềm riêng vướng mắc, chấp nhận vào cuộc, chấp nhận "áo bào thay chiếu anh về đất" (thơ Quang Dũng) và có thể ra đi không hẹn ngày trở về. Khi đấu thủ thực hiện nước đi Mã 2 hoặc Mã 8, tấn 3 hoặc tấn 7, (cũng có thể tấn 1 hoặc 9, hoặc 4, 6) thì rõ ràng thế trận đối kháng đã hình thành, và dù ở vào thế công hay ở trong thế thủ, thì Mã cũng đã mặc nhiên sẵn sàng đương đầu với những thử thách cam go đang chờ đợi ở phía trước. Xuất Mã, hoặc để tiện bề ứng chiến, hoặc để phòng ngự và cũng để sẵn sàng đánh trả đối phương nếu bị xúc phạm. Xuất Mã, nghiã là quyết định mang sở trường ra để thi thố với người, với đời, và trong chừng mực nào đó mang ý nghiã rất tích cực, phấn khởi, không thể bị hiểu lầm là thái độ hèn nhát, ẩn thân, sợ sệt, nhường nhịn, nép mình, cầu an. Khi đối phương đi Pháo (2 hoặc 8) bình 5 để nhìn ngó Tốt 5 giữ cửa thì đáp lại, xuất Mã hoặc nhảy Mã là nước đi đúng để chứng tỏ sự quyết tâm ăn thua đủ với kẻ địch, không hề chịu kém, và Tốt 5 bèn là được bảo vệ ngay tức thì. Không như "những kẻ không khoái hoạt chỉ thích thượng Voi ở ngay nước đi đầu tiên" (Nguyễn Tuân), thì rõ ràng xuất Mã hoặc nhảy Mã biểu lộ một trạng thái hào hùng phấn khích hơn nhiều. Người kỵ sĩ đã xuất chinh, lên yên, đi vào cuộc đời, chấp nhận tất cả mọi hệ lụy, oan khiên mà trong đời sẽ gặp phải, nhưng không bi quan, mà ngược lại, với lòng phấn chấn hứng khởi tưởng như không còn gì có thể tạo nên sự nhiệt thành hơn thế nữa. Đó là một thái độ của một kẻ sĩ Đông phương chân chính, nhận thức được trách nhiệm của mình đối với nhân quần và xã hội. Một thái độ rất đáng được trân trọng, kính nể, và ngưỡng phục.

  2. Thích tramphungchau đã thích bài viết này
  3. #2
    Ngày tham gia
    May 2010
    Bài viết
    2
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Bài viết của bạn rất hay đấy, thank nhé.

  4. #3
    Ngày tham gia
    Apr 2010
    Bài viết
    1
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Tung Vó Ngựa Hồng, bài luận về Cờ Tướng, tác giả là ông Đỗ Hùng, bình luận viên của làng cờ Bình Thuận. Ông cũng là tác giả bài Thân Phận Tốt Đen, bình luận đến 21 chương về quân Tốt.
    Tác giả Dương Diên Hồng, đã ăn cắp và trích đăng, in thành sách bài Tung Vó Ngưa Hồng, đổi tựa là Vó Ngựa Tung Hoành rất ấu trĩ : quân Mã đâu có đi ngang đi dọc được mà gọi là "tung hoành" ?
    Tác giả Đỗ Hùng đã mượn "cờ" để viết về "người", trước đây chưa có ai từng làm như vậy. Cũng khá là vui đó, phải không các kỳ hữu?

  5. #4
    Ngày tham gia
    Sep 2010
    Bài viết
    2
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Bài viết rất hay. Mình rất thích chơi cờ tướng nhưng vận dụng quân mã thì rất kém.Mình nghe người ta nói xa 10 pháo 7 mả 3 mà có đúng không? Nhờ các anh chị giải thích dùm?cám ơn.

  6. #5
    Ngày tham gia
    Sep 2010
    Bài viết
    14
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Mình rất thích bài viết này!
    Lần sửa cuối bởi Mai Thanh, ngày 30-09-2010 lúc 01:24 PM.

  7. #6
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Đang ở
    Nghệ an
    Bài viết
    3
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    hay thật!tui là người mới chơi cờ nên đọc nhưng dòng này thấy thật hay thật thú vị.Thế mới thấy được trong cờ tướng muôn hình muôn vẻ.thật sâu xa

  8. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2011
    Bài viết
    151
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Hong linh sưu tầm được bài viết rất hay tôi chỉ muốn thêm một chút bình chú thôi.
    Tung vó ngựa hồng bài viết ca ngợi quân kỵ hay quân mã trong bàn cờ (rất hay)
    Nhưng "thuyền phương nam ngựa phương bắc". Người làm tướng tự phải biết mạnh yếu thế nào mới dụng binh được.
    Có nhiều tài liệu đã nói là khai cuộc mã yếu hơn khai cuộc pháo, trung cuộc mã bất lợi hơn pháo một chút (điều đó chưa thấy ai khẳng định chắc chắn cả) tôi chỉ nói một chút về tàn cuộc thôi.
    Về tàn cuộc thường thì mỗi bên còn 1 đến 3 quân chủ lực khi đó nếu mà xe pháo mã và xe song pháo nếu là kỳ thủ Trung quốc thường sẽ chọn xe song pháo và kỳ thủ việt nam sẽ chọn bộ ba xe pháo mã. Sao vậy?
    Kỳ thủ Trung quốc dùng pháo giỏi nhưng kỳ thủ Việt nam cưỡi ngựa hay và như vậy trận cờ dễ hòa.
    Tôi đã được xem trận 'xe song pháo' đánh 'xe song mã cận chiến' tuyệt hay khi hai mã liên tục hoán đổi trận thế khiến song pháo không thể hãm thành hai xe chỉ trợ công mà không thi triển nổi dù bàn cờ chỉ còn thêm tướng sĩ tượng và mỗi bên 1 tốt. Kết thúc là mã tốt đả bại đơn pháo.
    Vậy có lẽ nên đổi lại là "Ngựa việt nam - Pháo Trung quốc" thì có lẽ đúng hơn.

    Chỉ là ý kiến nhỏ của tôi thôi

  9. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2011
    Bài viết
    22
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Về tàn cuộc thường thì mỗi bên còn 1 đến 3 quân chủ lực khi đó nếu mà xe pháo mã và xe song pháo nếu là kỳ thủ Trung quốc thường sẽ chọn xe song pháo và kỳ thủ việt nam sẽ chọn bộ ba xe pháo mã.
    @mimi14970:Bạn cho mình hỏi có đúng như vậy khộng bạn?

  10. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2011
    Đang ở
    Bình ĐỊnh
    Bài viết
    78
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Giá trị các quân chỉ có tính tương đối thôi bạn ạ. Nó tuỳ thuộc vào vị trí của quân đó trong một thế cờ. Dĩ nhiên khi mới khai cuộc thì quân mã có vẻ kém thễ hơn pháo nhưng về tàn cuộc thì không hẳn vậy. Tuỳ mỗi người hay quân nào thôi. Nhưng nếu bạn đánh mã hay thì sẽ có những sát cục đẹp mắt hơn so với pháo và xe. Đây là ý kiến cá nhân mình. Mình là người Viêt Nam nên khi muốn chuyển tàn cuộc cũng muốn giữ lại mã hơn là pháo. He he.
    Gái Củ Chi chỉ cu anh hỏi củ chi
    Về Cù Mông cồng mu vượt Cù Mông

  11. #10
    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    80
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Tôi đồng ý với bạn giadinh7777.Qua thực chiến,theo tôi thì phối hợp xa-pháo-mã sẽ đem lại cho tôi nhiều đòn phối hợp phức tạp và biến hoá hơn là xa song pháo.Còn về trung cuộc thì tôi nghĩ quân pháo hay quân mã đều lợi hại như nhau.Do lúc trung cuộc thì quân hai bên tương đối còn đầy đủ binh chủng.Vì vậy,vấn đề là ai phối hợp với quân nào nhuần nhuyễn hơn thì quân đó mới là"lợi hại"với người đó.Thanks!

tung vó ngựa hồng 1
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68