Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Hồi ký của Vương Gia Lương - Trang 3
Close
Login to Your Account
Trang 3 của 8 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 74
  1. #21
    Ngày tham gia
    Aug 2009
    Đang ở
    Cần Thơ
    Bài viết
    29
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    cảm ơn rất nhiều về bài viết hay của bạn nghiadiasuongmu.

  2. #22
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    dichnhac.com
    Bài viết
    82
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Hồi 8:

    Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
    Nguồn: hychess.com


    Giải cá nhân toàn quốc kết thúc, tôi lại trở về Cáp nhĩ tân, dù không đoạt được chức vô địch, nhưng á quân cũng là thành tích tuyệt vời, tại cung văn hoá đã tổ chức buổi tiệc mừng thành tích của tôi

    Ở Cáp nhĩ tân tròn 1 tháng, tháng 2 năm 1957 nhận lời mời của tới Quảng châu. Mỗi năm cứ vào dịp đầu xuân Quảng châu đều mời 2 danh thủ từ nơi khác tới đấu cờ biểu diễn, trong quá khứ đã từng mời các danh thủ như Hà Thuận An, Đồ Cảnh Minh, Lý Nghĩa Đình, La Thiên Dương… Lần này mời tôi và Hầu Ngọc Sơn. Tôi cũng muốn đi để biết cuối cùng thực lực của mình như thế nào, bèn nhận lời tới đó. Tôi qua Bắc kinh, rồi cùng Hầu Ngọc Sơn tới Quảng châu. Lần này, Quảng châu mời chúng tôi, ngoài tiền ăn ở thì mỗi người còn nhận được 200 tệ. Hầu Ngọc Sơn nói với tôi đòi nhiều hơn, nhưng tôi nói đã đồng ý và như thế là được rồi.

    Tới Quảng châu có người bố trí chỗ ăn ở cho chúng tôi tại “Tân á đại tửu điếm”, kết quả ngày thứ 2 tôi bị bệnh, món ăn của Quảng đông tôi ăn không quen, khí hậu lại nóng. Hầu Ngọc Sơn nói với đơn vị mời chúng tôi, tiểu vương ăn thức ăn của các ngày đã bị bệnh, có thể do không quen. Vốn dĩ, Quảng châu đã lên thực đơn ăn uống cho chúng tôi từ lâu, nhưng do tôi bị bệnh nên đã để cho chúng tôi muốn ăn gì thì ăn.

    Đang bệnh, ngày thứ hai tôi đã đánh cùng Dương Quan Lân, đi ra bố cục quá hà xe, hơn nửa giờ sau thì hoà cờ, cùng lúc đó Hầu Ngọc Sơn thắng Trần Tùng Thuận. Ở Quảng châu tôi đánh 12 ván, chủ yếu là thua Dương, thắng Trần. Thành tích của Hầu Ngọc Sơn cũng như thế. Ván cờ của tôi và Dương đã lập kỷ lụ mới. Ngày đầu tiên người xem bàn cờ lớn tại quảng trường là hơn 20.000 người.

    Biểu diễn ở Quảng châu xong, tôi và Hầu Ngọc Sơn nhận lời mời tới Thượng hải biểu diễn, mọi chi phí đều do Thượng hải tài trợ. Ngoài ra, Thượng hải còn mời Lưu Ức Từ, Lý Nghĩa Đình tới. Vậy là hạng 2, hạng 3, hạng 4, hạng 5 của giải cá nhân toàn quốc vừa rồi đều tới đây. 4 người của Thượng hải sẽ đấu 4 vòng với 4 người chúng tôi.

    Sau 4 vòng, đội Thượng hải đại bại. Tôi, Hầu Ngọc Sơn, Lý Nghĩa Đình và Lưu Ức Từ còn tổ chức một giải đấu biểu diễn. Tôi đoạt chức quán quân giải này. Ở Thượng hải, tôi đánh giao lưu rất nhiều, phần lớn đều giành thắng lợi. Sau khi giao lưu xong ở Thượng hải, Tạ lão (Tạ Hiệp Tốn) lại xuất tiền mời tôi và Hầu Ngọc Sơn tới Hàng châu chơi, nhân tiện lại biểu diễn cờ tại đó. Về sau trên đường về nhà tôi còn biểu diễn ở Tô châu và nhiều nơi đi qua, về đến Nam kinh là tháng 5, nhiệt độ nơi đây trên 40 độ, thời tiết nóng làm người ta thật khó chịu. Tôi và Hầu Ngọc Sơn về Bắc kinh, sau đó từ Bắc kinh tôi trở về Cáp nhĩ tân.

    Lần đi phương nam lần này rèn luyện cho tôi không ít, những ván cờ ở đây làm cho kỳ nghệ của tôi thêm phong phú, kinh nghiệm thực chiến cũng được nâng lên nhiều. Ngoài thành tích đối đầu với Dương Quan Lân không được tốt, còn những kỳ thủ khác tôi đều thắng. Lúc đó, tôi và Dương đều không đưa ra tân chiêu của mình, ai cũng muốn bảo mật thực lực

    Trở về làm việc ở Cáp nhĩ tân vài tháng, lúc này giải cá nhân toàn quốc năm 1957 lại bắt đầu. Ở Thẩm duơng tiến hành đấu phân khu, các cao thủ của Hoa bắc, đông bắc đều tới Thẩm dương. Người được chọn của Cáp nhĩ tân là tôi và Trương Thanh Giang. Lúc này, thực lực của tôi đã rất mạnh. Trong cuộc đấu phân khu ở Thẩm dương, tôi với thành tích bất bại 9 thắng 2 hoà, đoạt danh hiệu đệ nhất, Thượng hải Mã Khoan đoạt đệ nhị, Thẩm dương Nhậm Đức Thuần đoạt đệ tam, Đại liên Lý Thiếu xuân đệ tứ. Như vậy 4 người chúng tôi đủ tư cách tham gia giải cá nhân toàn quốc.

    Những ván đấu khi đó đều được sắp xếp vào buổi sáng, mỗi ngày phải đánh 2 ván, có ván đánh rất muộn mới xong. Khi biểu diễn ở Quảng châu đều là chơi vào buổi tối, có ván chơi đến 1, 2 giờ mới xong, chơi xong trong đầu tôi chỉ toàn là nghĩ về cờ, muốn ngủ cũng khôn được. Trong cuộc thi đấu ở Thẩm dương, tôi sợ mình không ngủ được nên đã dùng thuốc ngủ. Vì giải đấu bố trí rất chặt, không có thời gian nghỉ ngơi, nếu đánh xong mà có thời gian nghỉ ngơi chút xíu thì rất tốt. Sau khi uống thuốc, cảm giác của tôi thật không tồi, ngủ cũng rất ngon giấc. Hơn mười ngày sau giải đấu kết thúc, nghỉ ngơi một ngày là đến Thượng hải tham gia giải., lúc này cảm giác của tôi không được tốt, vì uống thuốc ngủ nhiều kéo theo nhiều tác dụng phụ, ván đấu đầu tiên ở Thượng hải, tôi cảm giác như mặt mình có ngàn vạn mũi kim đâm vào. Nhìn cờ một lúc mà mặt đã đỏ gay gắt. Ván này, tôi vội vàng đánh hoà. 4 ván đầu, tôi 1 thắng, 1 thua, 2 hoà. Tôi cảm giác không thể chơi cờ tiếp, và tìm ban tổ chức xin rút lui khỏi giải, ban tổ chức hỏi tôi có chuyện gì, tôi nói có thể là do uống thuốc ngủ quá nhiều, bây giờ cứ chơi cờ là đau đầu. Sau đó ban tổ chức thương lượng với tôi, giới thiệu tôi tới một bệnh viện của Thượng hải, và yêu cầu họ chữa cho tôi, như vậy buổi sáng tôi chụp điện, 2h chiều lại chơi cờ, lúc này tôi đã không còn coi trọng chuyện thắng thua. Kết quả khi giải đấu chỉ còn 6 vòng, bệnh của tôi đã đỡ nhiều, 6 vòng sau tôi phát huy đuợc thực lực và giành kết quả rất tốt 4 thắng 2 hoà, đặc biệt là ván hậu thủ thắng Lý Nghĩa Đình, vòng cuối cùng hoà Dương Quan Lân, tôi một lần nữa lại giành á quân và Dương một lần nữa vô địch.

    Hết hồi 8, còn tiếp...

    [B]
    Lần sửa cuối bởi nghiadiamusuong, ngày 18-12-2010 lúc 03:16 PM.
    Chúng tôi khiêng anh về qua sông Đăk BLa
    Mưa tầm tã trên thân anh đẫm máu
    Trận đánh chưa xong, mắt anh nhìn đau đáu
    Lần cuối cùng bầu trời Kon Tum

  3. Thích tamthaplucke, hathienvuong26 đã thích bài viết này
  4. #23
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    dichnhac.com
    Bài viết
    82
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Hồi 9:

    Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
    Nguồn: hychess.com



    Trải qua 2 lần rèn luyện trong 2 giải vô địch cá nhân toàn quốc, kỳ nghệ của tôi có bước tiến dài, về thành tích chỉ kém Dương Quan Lân, các cao thủ khác đều thắng. Vì vậy tôi có niềm tin mình sẽ vô địch giải cá nhân toàn quốc năm 1958.

    Sau khi trở về Cáp nhĩ tân, tôi vẫn tiếp tục làm công nhân, khi đó chưa thành lập đội cờ. Nhưng để chuẩn bị cho đại hội thể dục thể thao năm 1959, thì cũng đã thành lập “đội tập huấn”, và tôi lại rời xa công việc, tiến vào đội. Lúc này giải cá nhân toàn quốc năm 1958 đã bắt đầu, vẫn phân các khu đấu loại trên toàn quốc, tôi vẫn đấu ở khu Thiên tân. Lúc này, Trương Đông Lộc đã giải ngũ về quê, tạm thời chưa được phân công công tác, tôi bèn tìm tới Trương và nói: “tới đội cờ, tới đội cờ luyện tập cùng tôi”. Trương đồng ý, tôi giúp Trương rèn luyện cờ trong một tháng, sau đó tham gia giải đấu của Thành phố. Giải này, tôi quán quân, Trương á quân. Sau đó là tham gia giải của tỉnh, giải này Trương đánh không tốt, chỉ đứng hạng 4. Tôi hạng nhất, Vương cấp Nhiên hạng 2, Ngôn Nghệ hạng 3. Nhưng giải cá nhân lần này lấy Thành phố làm đơn vị tham gia, cho nên tôi và Trương đại biểu cho Cáp nhĩ tân tham gia thi đấu ở khu Thiên tân. Khu Thiên tân bao gồm Hoa bắc, Đông bắc, nội Mông cổ…

    Kết quả cuối cùng của cuộc chiến tại Thiên tân như sau: Tôi hạng nhất, Trương phát huy rất tốt thực lực đoạt hạng 2, hạng 3 là Nhậm Đức Thuần, hạng 4 là Mạnh Lập Quốc, hạng 5 là Vương Gia Nguyên, hạng 6 là Hầu Ngọc Sơn. Có một điều đáng nói là Vương Gia Nguyên cả hai lần tham gia đấu phân khu đều giành hạng 5, vì vậy không đủ tư cách tham gia giải cá nhân toàn quốc (chỉ lấy 4 người đứng đầu). Vương Gia Nguyên kỳ phong thích công sát, ván cờ đấu với tôi vốn dĩ là hoà, nều hoà Vương có thể lọt vào top 4, nhưng Vương muốn thắng, nên cố đánh, kết quả bại trận.

    Sau 2 ngày nghỉ ngơi, 4 người chúng tôi đi Quảng châu tham gia giải cá nhân toàn quốc. Quảng quân của khu Quảng châu là Dương Quan Lân, và như thế “Nam Dương Bắc Vương” lại gặp mặt.

    Lần quyết chiến tại Quảng châu này xảy ra rất nhiều chuyện thú vị

    Hai vòng đầu, 4 người chúng tôi không thắng một ván nào. Tôi và Trương hoà cả 2 ván; Nhậm và Mạnh lần lượt thua Điền Gia Thục và Hoa thiết San, lúc đó Mạnh có làm một bài thơ rằng:

    Tứ viên tiểu tướng hạ Dương Thành
    Mạc tằng xuất binh tiên bại lâu qua thủ
    Thệ bả Dương hầu nhất trảm thể

    (Ý thơ rằng: 4 người lần này tới Dương Thành, quyết đánh bại Dương, ngờ đâu lại bại trận trước mấy người vô danh)

    Vì đối thủ của Mạnh và Nhậm kỳ nghệ không cao, cho nên bọn họ thua đều không phục, họ nghĩ phải thua đối thủ cỡ Dương Quan Lân, đây cũng chỉ là câu chuyện đùa của thanh niên trai trẻ, chẳng có ác ý gì.

    Nhưng tôi bị Trương Tăng Hoa bức hoà một ván cờ làm tôi vô cùng tức giận. Bàn cờ đó khi đến tàn cục tôi chỉ còn lại đơn tượng và Trương cũng chỉ còn pháo thấp tốt. Tượng của tôi đang ở lầu 3, tướng ở dưới, và Trương không còn tượng, cờ như vậy ai cũng biết là hoà, tôi liền đề nghị hoà cờ, không ngờ trọng tài lại không đồng ý, cố ý bắt chúng tôi đánh tiếp, lại đi một hồi, trọng tài kiên quyết bắt chúng tôi phải đi đủ 30 nước, không còn cách nào khác đành phải lên rồi lại xuống tượng.

    Vòng tiếp theo tôi gặp Hà Thuận An, chúng tôi đối trận quá cung pháo, tới tàn cục hình thành cục diện mã tốt sỹ tượng toàn của tôi đối mã thấp tốt đơn khuyết tượng. Bàn cờ đó tôi cũng có 3 phần khả năng thắng, nhưng lúc đó đột nhiên Hà đề nghị đếm nước. Trọng tài hỏi tôi, tôi liền nói: “ván cờ này vì sao lại đếm nước, tốt của tôi chưa qua hà sao?” Ván tôi hoà Trương sao trọng tài không phán quyết, ván này tôi còn hi vọng thắng sao lại đếm, trong lòng tôi lúc đó nghĩ: “xem trọng tài phán quyết thế nào”, sau đó trong tài lại ra quy định mới, tốt của tôi sau khi qua hà là đếm nước, trong tình thế đó, tốt của tôi tiến vội, không ăn được tượng của Hà, lại tiến tốt xuống thấp nên đành hoà cờ. Dù tôi rất bất mãn đối với phán quyết của trọng tài nhưng cũng không kiến nghị gì lên ban tổ chức, dù sao cờ cũng đánh xong rồi, kết quả không thể nào thay đổi.

    Qua vài vòng, Hà dẫn đầu còn Trương xếp thứ 2. Trương thắng Lưu Ức Từ, sau đó lại thắng Dương Quan Lân. Ván thắng Dương rất thú vị, tôi biết Trương sẽ gặp Dương, bèn bày một bố cục Dương rất thích dùng, và đưa tân biến nói hết với Trương, quả nhiên sau đó Dương trúng đao. Còn 4 vòng thì Trương vươn lên dẫn đầu. Đối thủ còn lại của Trương là Chu Đức Nguyên, Hà Thuận An, Từ Thiên Lợi, còn một người nữa tôi không nhớ rõ. Trong cục diện đó, Trương hoàn toàn có hi vọng vô địch, ai ngờ đâu 4 vòng cuối, Trương 1 hoà 3 thua, cuối cùng chỉ xếp hạng 4. Và Hà Thuận An sau khi thắng Trương lại vươn lên dẫn đầu, Dương Quan Lân và Lý Nghĩa Đình xếp liền kề sau. Trong giải này quy định, nếu bằng điểm thì xét đến số ván thắng

    Với quy định đó rất có lợi cho Dương. Ván giữa Hà và Dương diễn ra tại công viên văn hoá, người tới xem rất đông. Trong cục diện song pháo sỹ tượng toàn của Hà đấu với pháo mã tốt sỹ tượng toàn của Dương, hà đề nghị hoà cờ nhưng Dương không đồng ý, vì lúc đó Lý Nghĩa Đình đã thắng tôi và Nhậm Đức Thuần, vươn lên đẫn đầu. Nếu Dương thắng mới vô địch, còn hoà chỉ xếp hạng 3, nhưng ván cờ đó về sau vẫn kết thúc hoà.

    Một cơ hội để Hà Thuận An vô địch, chỉ tiếc Hà hoà quá nhiều. Lý Nghĩa Đình vô địch cũng nhiều may mắn, vì 2 vòng cuối đối thủ của Lý đều đã buông xuôi. Tổng kết sau khi giải kết thúc, trưởng ban trọng tại người Quảng châu đã rất bất mãn vì Nhậm Đức Thuần dễ dàng bại trận trước Lý và cho rằng Nhậm cố ý nhường Lý. Lúc đó, sư phụ La Thiên Dương đã đứng lên nói rắng: “Lý vô địch hoàn toàn dựa vào bản thân, chưa từng tìm người “mua cờ”, nhưng năm 1956 đã từng có người tới tìm bọn họ, cầu xin họ nhường cờ nhưng bị họ từ chối”, chuyện của năm 1956 hé ra, buổi tổng kết chẳng còn có ý kiến gì về Nhậm.

    Lần này, tôi chỉ đứng thứ 6, nhưng đã biết được chuyện của quá khứ. Không để Hà Thuận An vô địch, cũng trút bỏ đi được bực tức bị Hà cướp đi chức vô địch năm đó.


    Hết hồi 9, còn tiếp...

    [B][/QUOTE]
    Chúng tôi khiêng anh về qua sông Đăk BLa
    Mưa tầm tã trên thân anh đẫm máu
    Trận đánh chưa xong, mắt anh nhìn đau đáu
    Lần cuối cùng bầu trời Kon Tum

  5. Thích tamthaplucke đã thích bài viết này
  6. #24
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    dichnhac.com
    Bài viết
    82
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Hồi 10:

    Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
    Nguồn: hychess.com



    Giải cá nhân toàn quốc kết thúc, mấy người chúng tôi trở về Cáp Nhĩ Tân, đồng thời tới từ Quảng châu còn còn Phương Tư Nguyên- viện trưởng viện kiểm sát thành phố Quảng châu, chủ nhiệm Bạch Vân của trung tâm văn hoá Quảng châu, hai người họ bị điều chuyển từ Quảng châu tới đây công tác

    Phương Tư Nguyên là một người vô cùng yêu thích cờ tướng, đối với sự nghiệp cờ tướng rất nhiệt tâm, khi còn ở Quảng châu, Dương Quan Lân thành lập đội cờ chính là nhờ có sự dưới đỡ của Phương tiên sinh. Lúc này, về cơ bản thì hắc Long Giang chưa có đội cờ chuyên nghiệp, Phương tiên sinh vừa tới đây nhận nhiệm vụ là bắt tay vào xây đội cờ Hắc long giang, và đó là lúc tôi chính thức gia nhập đội cờ, trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp. Tiếp theo có các giải đại hội thể dục thể thao toàn tỉnh và toàn quốc.

    Khi đó đại hội thể dục thể thao toàn quốc, ở hạng mục cờ tướng có quy định, mỗi tỉnh chỉ có thể cử một kỳ thủ tham gia, vậy là giữa tôi và Trương Đông Lộc chỉ có thể chọn một người. Khi đó Hắc long giang chỉ có một thành viên của đội cờ vua, nhưng trình độ rất thấp, tôi và Trương chẳng được huấn luyện về cờ vua mà đánh với người đó còn có thắng có thua, vì vậy sở đang cân nhắc cho một trong hai người chúng tôi chuyển sang chơi cờ vua, vì cờ vua và cờ tướng có những nét tương đồng, chuyển sang cờ vua không phải là chuyện quá khó khăn, nhưng ai sẽ là người bỏ đi mấy mươi năm công lực cờ tướng của mình đây? Không biết giải quyết thể nào, sở đành sắp xếp một cuộc đấu 10 ván giữa hai người chúng tôi, ai thắng sẽ tiếp tục chơi cờ tướng, người thua chuyển sang bên cờ vua.

    10 ván đấu đã không diễn ra hết, vì chơi xong 7 ván tôi đã 4 thắng 3 hoà, vậy là Trương đành phải chuyển sang chơi cờ vua.

    Do đội cờ tướng phụ thuộc vào tôi, nên với tư cách là người huấn luyện tôi mang theo Lý Nhân Ký, Lý Thủ Dương, Lưu Quảng Tông cùng đến sở để luyện tập. Hàng ngày, cùng luyện tập sức khoẻ và luyện cờ. Lưu Quảng Tống là người trẻ nhất trong đội và cũng là một người rất hiếu thuận, tư cách cũng rất tốt, là một kỳ thủ rất có hi vọng. Nhưng thật đáng tiếc là anh đã mất trong một tai nạn vào những năm 60, khi ấy anh mới khoảng 20 tuổi, nếu anh còn sống, bây giờ trên kỳ đàn có lẽ anh cũng là một tên tuổi lớn.

    Mùa hè chúng tôi có một cuộc đấu giao hữu. Hợp Phì- An Huy. Lúc này, kinh tế của An huy rất nghèo nàn, lạc hậu. Người ăn xin có mặt ở khắp nơi, người ăn xin khi đó với bây giờ không giống nhau, con người khi đó thuần phác, tất cả chỉ vì quá nghèo, ăn mày chỉ vì để sinh tồn, xem ra rất đáng thương. Con ăn mày bây giờ chỉ cần tiền. Ở An huy rất nhiều món ăn không hợp khẩu vị chúng tôi, tất cả đều được đưa cho người ăn xin.

    Lần giao đấu ở An huy tương đối gấp gáp, tổng cộng có hơn 10 vòng, thành tích của tôi vẫn rất tốt, nhưng thành tích của Lưu Quảng Tống không được tốt. Ngoài 2 ván hoà Lý Nghĩa Đình và Hà Thuận An, còn lại đều thua. Giao hữu xong, chúng tôi đi thẳng về Cáp nhĩ tân

    Từ An huy trở về không được bao lâu, đại hội thể dục thể thao toàn quốc diễn ra, giải chia làm 4 tổ đấu, mỗi tổ lấy 2 người đứng đầu vào nhóm bát cường. Lọt vào bát cường có Dương Quan Lân, Lý Nghĩa Đình, Lưu Kiếm Thanh, Hà Thuận An, Vũ Đình Phúc, tôi và hai người nữa nhưng tôi không nhớ tên. 8 người chúng tôi thi đấu vòng tròn chọn người vô địch.

    Bắt đầu tôi gặp Dương Quan Lân, đánh một hồi hai bên bắt tay hoà. Cuối cùng, Dương với thành tích bất bại đoạt chức quán quân. Tôi và Lý Nghĩa Đình cũng bất bại nhận á quân. Ván tôi và Lý được bình chọn là ván đấu hay nhất của giải. Giải đấu kết thúc, còn có cuộc đấu biểu diễn giửa Dương với tôi và Lý. Lý dùng song pháo quá hà xe thua Dương. Còn tôi hậu thủ Dương, về tàn cục xe pháo tốt của tôi đấu cùng xe pháo đơn khuyết tượng của Dương, rất tiếc tôi đã đi nước yếu nên đã bị Dương bức hoà.

    Hết hồi 10, còn tiếp...
    Chúng tôi khiêng anh về qua sông Đăk BLa
    Mưa tầm tã trên thân anh đẫm máu
    Trận đánh chưa xong, mắt anh nhìn đau đáu
    Lần cuối cùng bầu trời Kon Tum

  7. Thích tamthaplucke đã thích bài viết này
  8. #25
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    dichnhac.com
    Bài viết
    82
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Hồi 11:

    Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
    Nguồn: hychess.com



    Năm 1959 thay mặt Hắc long giang tham gia đại hội thể thao toàn quốc tôi đoạt á quân, sau khi trở về Cáp nhĩ tân, tỉnh có tổ chức buổi tiệc tẩy trần cho chúng tôi, trong buổi tiệc này, lãnh đạo tỉnh hứa sẽ thành lập đội cờ tướng Cáp nhĩ tân.   

    Do năm 1960 tổ chức cả giải vô địch cá nhân và vô địch đồng đội toàn quốc, quân số trong đội vẫn chưa đủ, vì vậy chúng tôi đã triệu tập Chu Quý Lâm và Tưởng Trường Hải gia nhập. Lúc này, Hàng châu mời chúng tôi tới đấu giao hữu. Những người tham gia lần này có cả Trương Đông Lộc và Lý Tiết Dân của đội cờ vua, người của đội cờ tướng chỉ có tôi và Chu Quý Lâm. Lần giao hữu này, chúng tôi có đi qua Thượng hải, và có giao lưu với đội cờ Thượng hải. Chu Quý Lâm thể hiện tạm được, đã thắng Hồ Vinh Hoa, người lúc này vẫn chưa là quán quân quốc gia. Giao hữu ở Thượng hải xong, chúng tôi đi Hàng châu tham gia giải giao lưu ngũ tỉnh, và đây cũng là lúc Hồ Vinh Hoa bắt đầu xuất đầu lộ diện trên kỳ đàn.

    Tôi, Từ Thiên Lợi, Mạnh Lập Quốc những người tham gia giao hữu lần này có nói chuyện về Hồ Vinh Hoa, tất cả đều cho rằng Hồ rất có tiền đồ, có thể dạy dỗ được, tôi nói rằng: “Khi ở Thượng hải tôi có nhượng tiên Hồ một ván, Hồ đã thắng, ấn tượng của tôi về Hồ rất tốt, đứa trẻ này phản ứng mau lẹ, rất có cơ trí, đích thực còn tiến xa”. Từ Thiên Lợi có nói: “Đứa trẻ này rất tốt, nhưng tiếc rằng thuận pháo còn kém, vì Từ Thiên Lợi, Hà Thuận An và các cao thủ nam phái thích sử dụng bình phong mã, công chậm thủ chắc, không thích bố cục thuận pháo đối công kịch liệt”. Khi đó thuận pháo bắc phương vô cùng nổi danh, giải cá nhân năm 1957, tôi đã dùng thuận pháo kích bại Hồ bắc Lý Nghĩa Đình, trong đại hội thể dục thể thao năm 1959 cũng với bố cục thuận pháo tôi giành ưu trước Dương Quan Lân. Trong lần giao lưu này. Và trong lần giao hữu này, Hồ gặp phải Triết giang Lưu Ức Từ dùng thuận pháo, do Mạnh Lập Quốc làm người giới thiệu, để tôi nhận Hồ làm học trò, dạy Hồ về thuận pháo. Khi đó tôi nói không muốn nhận học trò, vì tôi dạy cờ không thể tuỳ tiện, cho nên không thể tuỳ tiện nhận học trờ. Mạnh Lập Quốc nói: “Nào ai tuỳ tiện, chúng ta có thể chính thức bái sư, viết văn tự làm chứng cứ”. Tôi liền cầm giấy viết: “ Nguyện làm môn hạ của Vương á quan”, phía sau Mạnh Lập Quốc và Hồ ký tên. Bái sư xong, tôi chỉ dạy cặn kẽ cho Hồ về thuận pháo. Kết quả, trong lần giao lưu này, Hồ đã gây chấn động lớn khi giành chức vô địch.

    Sau khi trở về Cáp nhĩ tân, chúng tôi bắt đầu chuẩn bị cho giải vô địch cá nhân. Lúc này, đội gồm 3 người tôi, Chu Quý Lâm và Vũ hán Trần Gia Khoan. Khi đó, giải đồng đội có 26 đội tham gia. Khi xếp hạt giống, Thượng hải đứng đầu, Quảng đông thứ 2, còn đội thứ 3, có người đề nghị là Hắc long giang, có người đề nghị là Hồ bắc, Hắc long giang có tôi, còn Hồ bắc có Lý Nghĩa Đình. Vì Trần Gia Khoan của Hắc Long Gia từng đoạt hạng 3 trong giải thiếu niên toàn quốc, cho nên Hắc log giang được xếp là đội hạt giống số 3.

    Trận đầu tiên chúng tôi gặp Hà bắc, Hà bắc là đội yếu. Ngồi bàn đầu, tôi hậu thủ thuận pháo trước Trương Phẩm Sơn, rất nhanh tôi phản tiên, tôi cho rằng nhất định sẽ thắng, nên chỉ lưu tâm chiến sự tại bàn 2 và bàn 3. Không ngờ một phút phân tâm, đi cờ không tốt, đã bị Trương kích bại. Lúc này, tại bàn 3, Trần Gia Khoan đã giành chiến thắng, cân bằng tỷ số giữa 2 đội, vậy là thắng thua phụ thuộc vào Chu Quý Lâm. Về tàn cuộc, xe mã tốt của Chu đấu với xe pháo song tượng của đối phương, đánh thế nào cũng thắng, tôi đứng bên ngoài nhòm ngó, lòng nghĩ sao đối phương chưa chịu buông cờ, lúc này chợt thấy Chu biến sắc, tôi nghĩ Chu đã thắng thì sao lại biến sắc? Hoá ra, Chu đi nhầm, bị đối phương hỏi cục. 

    Trận thua Hà bắc đã ảnh hưởng tới chúng tôi rất nhiều, và giải này chúng tôi đã thi đấu không thành công. Giải đồng đội kết thúc, giải cá nhân lại bắt đầu.

    Tôi bắt đầu giải với 4 trận thắng liên tục trước Lưu Ức Từ, Sái Phúc Như, Hồ Vinh Hoa và Hoàng Quốc Khang. Lúc này, thành tích tốt nhất của các kỳ thủ khác chỉ là hai thắng, hai hoà. Tôi tạm thời dẫn đầu.   

    Vòng 5, tôi gặp Lý Nghĩa Đình, tiến vào trung cục tôi đi một nước Binh 7 tiến 1, lòng nghĩ rằng nên đánh bình ổn, ván này hoà cũng được. Lẽ ra, lúc đó tôi nên đi Mã 6 tiến 7, đưa cờ vào thế đối công. Dù cuối cùng vẫn ra hình cờ hoà nhưng tôi đi không tốt đã bị thua ván cờ. Thua ván này, tôi vô cùng hối hận, buổi tối cũng không thể ngủ được, luôn nghĩ rằng, lẽ ra phải đi Mã. Bây giờ nhìn lại quả thật tiến mã là nước chính xác.

    Ván cờ này có thể nói vô cùng quan trọng đối với cuộc chiến của tôi về sau. Tại vòng áp chót, tôi gặp Thượng hải Chu Kiếm Thu, lúc này sau 9 vòng đấu, Hồ Vinh Hoa, Hà Thuận An đều 12 điểm, nếu tôi thắng ván này cũng 12 điêm thì vòng cuối cùng mới có hi vọng giành chức vô địch, cho nên với tôi mà nói, ván cờ này chỉ có con đường thắng, nhưng Chu lại một mực cầu hoà, đương nhiên tôi không muốn hoà, dù chỉ hơi ưu hơn Chu một chút, nhưng tôi liên tục liều lĩnh công sát, kết quả lại bại trận. Nếu lúc đấu với Lý Nghĩa Đình không thua, thì trận này tôi đâu phải cầu thắng, để đến nỗi là kẻ chiễn bại.  

    Vòng cuối cùng, tôi đụng độ Mạnh Lập Quốc, lúc này tôi đã không còn lòng chiến đấu, nên đã nhanh chóng bại trận. Kết quả giải này, Hồ Vinh Hoa vô địch, Hà Thuận An á quân, Dương Quan Lân quý quân, Chu Kiếm Thu điện quân, còn tôi chỉ xếp thứ 10.

    Hết hồi 11, còn tiếp...
    Chúng tôi khiêng anh về qua sông Đăk BLa
    Mưa tầm tã trên thân anh đẫm máu
    Trận đánh chưa xong, mắt anh nhìn đau đáu
    Lần cuối cùng bầu trời Kon Tum

  9. Thích hathienvuong26, tamthaplucke đã thích bài viết này
  10. #26
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    3,608
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Vương Gia Lương tiên sinh thật sự kỳ nghệ cao cường duy có điều may mắn luôn ko song hành . Nên tiên sinh cả đời chỉ biết đến á quân . Nhưng công lao của tiên sinh thật to lớn là người đặt tiền đề cho làng cờ Bắc phái rộng lớn . Rất nhiều những danh thủ Bắc phái sau này đều lấy lối chơi của tiên sinh làm hình mẫu để phát triển kỳ nghệ . Sau này tiên sinh cũng thu nạp và huấn luyện rất nhiều những danh thủ lớn cho làng cờ miền Bắc trong đó đáng kể có Triệu Quốc Vinh , Trương Hiểu Bình , Trương Ảnh Phú . Thực sự công lao của Vương tiên sinh đóng góp cho làng cờ chắc chỉ sau có 2 vị gồm Dương Quan Lân và Hồ Vinh Hoa .
    Mọi thứ nên được sắp xếp lại .....

  11. Thích Hỏa đã thích bài viết này
  12. #27
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    3,608
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Làng cờ Trung Quốc trong vài chục năm qua ( khi chưa có khái niệm SW ) luôn song hành 3 trường phái rõ rệt mà luôn có trong đó những tuyệt đại cao thủ ở trường phái đó .
    - Trường Phái 1 , công chắc , thủ vững từng bước tiến lên mà tiêu biểu trong đó là 2 GM cực kỳ nổi tiếng ở Nam Phương là cặp sư đồ : Dương Quan Lân vs Hứa Ngân Xuyên . Tuy nhiên khi cần thiết 2 vị này cũng đánh những ván cờ bão táp cực hay do khả năng tính toán trung cục cao siêu và kinh nghiệm tàn cục cực kỳ phong phú . Mà trận BK Ngũ Dương Bôi 23 trong thế ngặt nghèo vs Vương Bân là 1 vd điển hình , Hứa gia đã tấn công điên cuông , thượng tướng thân chinh xô xát cực điểm . Hay như phế đến 3 quân , song Pháo , Mã chỉ để đổi lấy 1 xe của Tưởng Xuyên tại giải Đại Hội Thể Thao tranh thứ hạng vs Tưởng Xuyên . Sau dẫn 3 binh phối hợp xe , mã chế thắng thật kinh người .
    _ Trường Phái 2 là Bão Táp Mưa Sa mà tiêu biểu nhất là Hồ Vinh Hoa . Khi ở đỉnh cao , Hồ Đại Sư độc bá võ lâm , chiêu pháp quỷ dị , đòn tấn công cực độc , cao siêu , khó lường mà đối thủ đều lè lưỡi kinh sợ . Thâp Niên Bá và 14 lần đứng đầu Trung Quốc đó là điều cả trăm năm sau cũng khó có ai thay thế được . Hồ tiên sinh xứng danh " phụng hoàng bất tử " danh thủ vĩ đại nhất trong thế giới những người yêu cờ tướng .Đứng hạng 2 ko ai xứng đáng hơn " Cẩm Lý Tàng Châm " Kỳ Thánh Lý Lai Quần , Lai Quần tiên sinh khi trẻ tấn công như vũ báo ra đòn rất hiểm , quỷ kế đa đoan . Nhưng khi đã nắm ưu thế thì tinh tế khôn lường , điều sỹ , điều tượng mà bắt chết tướng địch , lối chơi ko dễ nắm bắt , tiếc 1 điều Lai Quần tiên sinh bỏ nghệ khi ở đỉnh cao vào năm 1994 khiến bao người tiếc nuối . Sau 2 người này ko ai hơn Lữ Khâm , đặt Lữ ở vị trí thứ 3 chắc hẳn ko nhiều người bằng lòng . Nhưng thực tiễn khi công đôi công . Trong giai đoạn đỉnh cao Lữ luôn thất thế vs Hồ và Lai Quần trong những cuộc tranh bá ở thập niên 80 ,90 trước .
    Trường Phái thứ 3 : tiêu biểu nhất là Triệu Quốc Vinh tiên sinh , ko vì vài ván thua xuất bất kỳ ý mà có thể coi thường . Sở dĩ có điều đó bởi lối chơi của Triệu tiên sinh là tổng hòa của 1 trường phái lúc thì mơ mộng lãng mạn , khi thì đa đoan thực dụng nhưng lại chưa đạt đến cảnh giới tối cao . Khi ở đỉnh cao phong độ Triệu Quốc Vinh ngang ngửa Hứa Ngân Xuyên là ko phải chuyện đùa . Trong giai đoạn 90-95 , Triệu 3 lần đứng bảng vàng đề danh , cống hiến nhiều ván cờ hết sức nghệ thuật . Tiên sinh Triệu là người chiến đấu vì cái hay , cái đẹp cũng như tính cách phóng khoáng nơi anh . Người mà 10 nước khai cục ko thèm ra xe khi tiếp Hồ Vinh Hoa , phế đến 2 quân pháo , mã mà hạ được Hứa Ngân Xuyên thiên hạ dám chắc chưa ai làm nổi ? Tất nhiên chẳng phải tiên sinh ko hề có khoảng tối , trong những lúc cần thực dụng , Triệu tiên sinh lại quá ư lãng mạn để rồi hối ko kịp vs Nguyễn Thành Bảo . Trong 1 sân chơi mà người Tầu luôn coi sự thực dụng đến tàn nhẫn để độc bá võ lâm như kỳ đài thế giới .Nhưng khi xuống đến tận cùng của nỗi đau , tiên sinh cũng nhẫn nhục vượt qua Lữ Khâm theo cái cách " phản " Triệu Quốc Vinh nhất để rồi lại thăng hoa hạ Hồng Trí = sự lãng mạn ở trên đỉnh cao Phật Sơn . Các ván cờ hay của Triệu tiên sinh bất kể thắng hay hòa , thua đều là những tác phẩm nghệ thuật rất hay và cuốn hút cho nên mới hiểu số fan hâm mộ Triệu tiên sinh là ko kém ai ở Trung của .
    Nhưng đó cũng chỉ là hoài niệm , thời đại mới , công nghệ phát triển , lối chơi dường như đã bão hòa mà sự giúp sức của máy móc khiến cho sự thăng hoa bớt đi nhiều . Nhưng ngoài Hứa Ngân Xuyên vs tôi các vị Triệu Quốc Vinh , Hồ Vinh Hoa vẫn luôn hết sức đáng xem và khâm phục .
    Lần sửa cuối bởi HuaNganXuyen, ngày 28-12-2010 lúc 10:31 PM.
    Mọi thứ nên được sắp xếp lại .....

  13. Thích Hỏa, dungtamnghinicksau, tamthaplucke đã thích bài viết này
  14. #28
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    3,608
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Vương Gia Lương trong bài có 1 cái gì đó giống vs Triệu Quốc Vinh . Thập niên 60 cùng Hồ Vinh Hoa đánh nhiều ván cực hay có điều tiên sinh cũng ko có nhiều may mắn như Hồ hay như học trò Triệu Quốc Vinh .
    Mọi thứ nên được sắp xếp lại .....

  15. #29
    Ngày tham gia
    Jul 2009
    Bài viết
    356
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    bro HNX Việt Nam có thể cho đường dẫn ván HNX phế 3 quân lấy 1 xe thắng Tưởng Xuyên k?thank bạn nhiều
    Lữ hành cô độc..dặm trường,chân có mỏi...Về nơi đâu? Sỏi đá có đau buồn.Chút ân tình như giọt đắng mãi tuôn...Sầu vương vấn cho nỗi buồn đọng lại!

  16. #30
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    3,608
    Post Thanks / Like

    Smile

    Trích dẫn Gửi bởi Luhanhcodoc Xem bài viết
    bro HNX Việt Nam có thể cho đường dẫn ván HNX phế 3 quân lấy 1 xe thắng Tưởng Xuyên k?thank bạn nhiều
    Cái này mình xem trong trung cục tinh tuyển gồm 4 tập của nhà xuất bản VN nhé , hồi trên CLB Kỳ Hữu của bang chủ Vô Thiên . Ván này đánh Ngũ Thất Pháo đối Bình Phong Mã , Tưởng vs Hứa đổi xe sau đó Hứa phế 3 quân song Pháo , Mã lấy 1 xe nhưng hơn hẳn 3 tốt sau dùng xe mã 3 binh lần lượt qua sông ép chết song Pháo , Mã của Tưởng Xuyên . Trên dữ liệu 01xq và DPXQ chắc ko có ván này , và dĩ nhiên những trang Database kiểu như thế ko thể tập hợp hết số ván đấu của kỳ thủ được .
    Mọi thứ nên được sắp xếp lại .....

Hồi ký của Vương Gia Lương
Trang 3 của 8 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68