Kết quả 1 đến 10 của 38
Chủ đề: Đôi điều về Hứa Ngân Xuyên
-
15-09-2010, 11:39 PM #1
Đôi điều về Hứa Ngân Xuyên
Đôi điều về Hứa Ngân Xuyên
Phải chăng tuổi thơ cơ cực đã tạo nên lối đánh kim cương bất hoại của Hứa
1. Tình phụ tử
Hứa nói với phóng viên, người đầu tiên anh phải cảm ơn đó chính là bố anh.
Khi Hứa học lớp 5, đã từng viết bài văn về bố, bài văn này đoạt giải nhất trong cuộc thi của Sơn đầu. Bài văn viết: “Bố vì cuộc sống của cả nhà, ban ngày đưa em đi tìm người chơi cờ, buổi tối lại phải làm in ấn, thường làm rất khuya. Em, nằm ngủ trên giường, những khi giật mình tỉnh giấc, nghe tiếng bố ho, những đêm ấy em thường trắng đêm cùng bố…”
Nhà Hứa có 6 người, ngoài anh còn có một anh trai, chị gái và một em gái. Bố anh là nghề in ấn. 6 người sống trong căn phòng hơn 10 m2, cảnh tượng này có lẽ nhiều người không tưởng tượng được. Ấn tượng sâu đậm nhất với Hứa đó là những ngày đông lạnh giá, bên ngoài trời rét như cắt, Hứa cùng anh trai cùng nằm chung trên một chiếc giường nhỏ, hai người tranh giành chăn, có một đêm chăn bị kéo đứt đoạn, không đủ che ấm cho bàn chân…
Với bố, Hứa là một đứa trẻ thông minh hiểu chuyện. Từ khi còn nhỏ Hứa đã đọc hết “Tùy đường diễn nghĩa”. Anh rất thích truyện này. Hứa cũng rất thích ngồi xem bố chơi cờ. Bố cũng thường đem Hứa đi khắp Sơn đầu chơi cờ. Có một chuyện làm bố anh mãi mãi không thể quên đó là: “ Vì nhà rất nghèo, có khi cơm cũng chẳng đủ, có một ngày bố anh đưa hai anh em đi trên phố, hai anh em nhìn thấy một quán bánh bao, dù đã đi qua nhưng hai người vẫn ngoái đầu nhìn lại. Bố quay lại muốn mua vài cái cho hai anh em, nhưng sau khi mua xong, đã không thấy bóng hai người đâu…”
Năm 12 tuổi Hứa gia nhập đội Quảng đông. Điều làm anh vui mừng đó là, do thành tích thi đấu tốt, anh có thể “tọa đài”: Mỗi tháng ở công viên văn hóa Quảng châu đều chơi hai bàn cờ, phí “trà nước” cho mỗi bàn là 4 tệ, Hứa đều để dành, mỗi khi tết đến anh đều đem hết về nhà
Một lần chú Hứa đến kỳ đội thăm Hứa, hôm đó là cuối tuần, trong căn phòng rộng lớn trống vắng chỉ một mình Hứa đang ngồi thẩm cờ. Khi về ông chú nói với bố, bố Hứa vô cùng đau xót. Và ông quyết lên thăm con. Nhưng từ quê đến Quảng châu mất hơn 10 tệ tiền xe, là số tiền mà ông dành dụm rất lâu mới có. Hai bố con gặp nhau bao vui vẻ. Ông còn nhớ rất rõ cảnh khi chia tay Hứa: Ông nói với Hứa, ông phải trở về nhà, nước mắt Hứa bỗng trào ra, nhưng Hứa khóc không thành tiếng, vì mười mấy người trong kỳ đội đang nhìn anh…
Hứa luôn thầm cảm ơn bố đã đưa anh đến với cờ. Với Hứa, chính những tiếng ho của bố lúc đêm khuya là động lực thôi thúc anh phấn đấu, nhất định anh phải thành công trên con đường đã chọn, để cho bố có một cuộc sống tốt hơn...
Còn tiếp...Lần sửa cuối bởi nghiadiamusuong, ngày 16-09-2010 lúc 12:42 AM.
Chúng tôi khiêng anh về qua sông Đăk BLa
Mưa tầm tã trên thân anh đẫm máu
Trận đánh chưa xong, mắt anh nhìn đau đáu
Lần cuối cùng bầu trời Kon Tum
-
15-09-2010, 11:43 PM #2
Quá hay đúng là chỉ trong nghịch cảnh người ta mới phát lộ sáng ý . Danh thủ Hứa Ngân Xuyên mãi mãi là 1 thiên tài kỳ nghệ trên Thế Giới .
Mọi thứ nên được sắp xếp lại .....
-
15-09-2010, 11:45 PM #3
Nhưng sao mình đọc trong Hứa Ngân Xuyên tuyển tập thì lại nói Hứa là con 1 nhà giáo nghèo ở tỉnh Huệ Lai nhỉ . Trước khi ra nhập CLB Hưng Hoa dưới trướng của các danh thủ Dương Quan Lân , Thái Phúc Như . Hứa Ngân Xuyên có vài năm thụ nghệ ở nhà danh sư Trương Hán Cường ở thành phố Sơn Đầu .
Mọi thứ nên được sắp xếp lại .....
-
15-09-2010, 11:57 PM #4
Bố Hứa có làm thầy giáo hay không thì tôi không chắc, trong bài viết này chỉ thấy nói ông làm về in ấn
Còn về Trương Hán Cường, đó là người thứ hai Hứa phải cảm ơn. Trong bài này có 4 mục: 1. Tình phụ tử; 2. tình sư đồ (Trương Hán Cường); 3. tình chiến hữu (Lữ Khâm; thêm một chút quan hệ của Hứa với Diêm Văn Thanh và Hồ Minh); 4. tình nhi nữ (Văn Tịnh- vợ Hứa)
Chúng tôi khiêng anh về qua sông Đăk BLa
Mưa tầm tã trên thân anh đẫm máu
Trận đánh chưa xong, mắt anh nhìn đau đáu
Lần cuối cùng bầu trời Kon Tum
-
16-09-2010, 12:17 AM #5
ngoài những điều kể trên theo như tôi được biết ngoài Lữ đại ca , trong tuyển Quảng Đông , Hứa Ngân Xuyên còn rất coi trong 1 người nữa ngoài sư phụ Dương Quan Lân là đại sư Thăng Trác Quang . Thăng Trác Quang hơn Hứa 7 tuổi đến với Quảng Đông sớm hơn .Nhưng kỳ nghệ mãi mãi ko vươn tới tầm Hứa Ngân Xuyên . Hiện nay do xuống phong độ anh ko còn đủ khả năng đánh cho Quảng Đông nữa mà sang Khai Loan thì phải .Tuy nhiên khi Hứa kỳ nghệ chưa phát triển mạnh Thăng Trác Quang cùng vs Hứa đệ tập cờ tình cảm khá tốt . Đến năm 16 tuổi ( 1991 ) Hứa Ngân Xuyên tuy chưa vô địch Trung Quốc ( 2 năm sau anh đã thành công ) . Trong giải vô địch cá nhân Quảng Đông , Hứa Ngân Xuyên đã đánh bại được Dương Quan Lân ( thầy anh và là GM China ) khi mới 16 tuổi , 2 năm sau khi 18 ,Hứa Ngân Xuyên vô địch Trung Quốc , 1 năm sau tại Ngũ Dương Bôi giải đấu giành cho các quán quân Trung Hoa . Anh đã đệ nhất quốc thủ đánh bại đại sư huynh Lữ Khâm lên ngôi vô địch . Để rồi từ đó bắt đầu cuộc chinh phạt mang tên " Lĩnh Nam Song Hùng " Hứa Ngân Xuyên , Lữ Khâm làm rạng danh làng cờ Quảng Đông .
Kết thúc năm 2001 giải cờ " Siêu Cấp Bài Vị " dành cho những cao thủ kiệt suất nhất Trung Hoa = trận tranh huy chương Vàng giữa song hùng Lĩnh Nam " Lữ Khâm vs Hứa Ngân Xuyên " .
Song hổ hàng đầu Lữ , Hứa vừa là đồng môn , anh em và tâm giao ngoài đời . Trong 9 năm tính từ chức vô địch đầu tiên của Hứa Ngân Xuyên 1993 , trải qua rất nhiều cuộc chiến lớn nhỏ , nội bộ , nhanh , chậm đủ cả . Hứa Ngân Xuyên , Lữ Khâm gặp nhau tổng cộng trong 21 trận CK qua thống kê của kỳ nghệ Trung Hoa ( 1 con số cực kỳ ấn tượng , nếu biết bên cạnh họ là bao nhiêu anh hùng khác ). Hứa đệ thắng 16 lần thua có 5 .
Năm 2007 sau rất nhiều chiến công hán mã cho tỉnh nhà , Hứa Ngân Xuyên được các ban ngành , tỉnh ủy đứng hàng thứ 6/10 Thanh Niên ưu tú của tình Quảng Đông , cùng như còn rất nhiều điều mún nói nữa .... Nhưng sẽ nói sauMọi thứ nên được sắp xếp lại .....
-
16-09-2010, 09:55 AM #6
Phải chăng tuổi thơ cơ cực đã tạo nên lối đánh kim cương bất hoại của Hứa?
Với các kỳ thủ khác ưa công sát phế quân như Liễu Đại Hoa, Lữ Khâm, phải chăng các anh có một tuổi thơ giàu sang, tiêu tiền khỏi phải nghĩ? :-)
-
16-09-2010, 10:30 AM #7
Nghiadiamusuong có phải là Phong ko. Nếu đúng thì anh em vẫn tập trung thường xuyên bên nhà cụ Thọ đấy, lúc nào liên hệ lại.
-
16-09-2010, 11:23 AM #8
2. Tình sư đồ
Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
nguồn: gdchess.com
Người thứ hai Hứa phải cảm ơn đó chính là Trương Hán Cường- kỳ vương của Sơn đầu, đây là người đầu tiên Hứa bái làm thầy. Từ khi Hứa bắt đầu chơi cờ, rất nhanh Hứa đã đuổi kịp bố. Bố anh cảm thấy đã không còn có thể dạy anh, ông bèn tìm đến nhà Trương, xin Trương là thầy Hứa. Lần đầu tiên, Trương không đồng ý, bố Hứa lại đến lần hai, được biết từ Huệ an quê Hứa đến Sơn đầu có tới một trăm dặm đường, Trương rất cảm động. Trương đã tới Huệ an, muốn nhìn xem Hứa có xứng làm đồ đệ của mình không. Nhưng rốt cục điểu làm Trương cảm động không phải là kỳ nghệ của Hứa, mà là bài văn đoạt giải kia. Trương nghĩ: “đứa trẻ có thể dạy dỗ”.
Trương để cho Hứa ở ngay tại nhà mình. Ông đưa ra quy định rất nghiêm khắc đối với Hứa: Mỗi sáng phải dậy từ 6h sáng chạy bộ, 8h học cờ, buổi chiều học cờ, chủ yếu là nhận sự khiêu chiến từ khắp nơi- đây có lẽ là một nếp truyền thống dân gian.
Có lẽ điều lưu lại sâu sắc trong ký ức của Hứa về thời thơ ấu đó là, những buổi chiều Trương chở Hứa trên chiếc xe cà tàng, đi khắp hang cùng ngõ hẽm, thọ giáo các “lục lâm hảo hán”, bọn họ đều là cao thủ. Mỗi ván cờ 10 tệ, vào những năm 80 đây tuyệt không phải là con số nhỏ. Nhưng bọn họ không không nhìn ra Hứa, bởi Hứa vẫn là một đứa trẻ con. Bọn họ nói, chơi một ván với cậu, chúng tôi đều phải hút thuốc, tiền thuốc ai trả? Hứa rất nghèo, thắng thua Trương phải gánh vác. Kết quả thế nào? Hứa thường làm Trương hài lòng mỗi khi ra về.
Hứa nói, sở dĩ anh có thể đứng vững ở đội Quảng đông cao thủ nhiều vô kể, đầu tiên phải nói đến kinh nghiệm thực chiến của anh rất phong phú, bao gồm cả công phu tàn cục khi loạn chiến.
Năm 1993, Hứa 17 tuổi đoạt chức quán quân toàn quốc, anh không thất hứa: anh về quảng châu, cùng một người bạn bắt xe về Sơn đầu, đưa cúp vô địch tặng Trương.
Còn tiếp...Lần sửa cuối bởi nghiadiamusuong, ngày 16-09-2010 lúc 11:28 AM.
Chúng tôi khiêng anh về qua sông Đăk BLa
Mưa tầm tã trên thân anh đẫm máu
Trận đánh chưa xong, mắt anh nhìn đau đáu
Lần cuối cùng bầu trời Kon Tum
-
16-09-2010, 01:14 PM #9
10 tệ ước chừng khoảng 27 hay 28 nghìn VND . Nhưng theo như tôi biết khi Hứa học Trương Hán Cường và đi giang hồ lúc hơn 10 tuổi khi đó vào khoảng năm 1986 hay 87 gì đó . Số tiền đó ở giai đoạn Trung Quốc đang ở giai đoạn khủng hoảng " Bè lũ bốn tên " rồi sau này là đỉnh điểm " Thảm Sát Thiên An Môn " Bắc Kinh năm 1989 thì rõ ràng đó ko phải là 1 số tiền nhỏ mà cũng khá lớn vào thời điểm kinh tế lúc ấy ( chưa tính đến bão giá ) . Sau đó đến năm 1989 khi 14 tuổi Hứa đã được cho vào đội dự bị của Quảng Đông bên cạnh các đại huynh như Lữ Khâm , Trang Ngọc Đình ( sn 1967 gì đó ) , Thăng Trác Quang , Hoàng Sỹ Thanh dưới trướng danh sư Dương Quan Lân .
Sau những chiến công ở các giải trẻ Trung Quốc cùng năm đó 1989 , Hứa gây bất ngờ bằng việc thắng được danh thủ Tiền Hồng Phát ( là thượng tướng Trung Hoa lúc bấy giờ )khi mới 14 tuổi . Ván này Hứa đánh ra trung cục phế quân cực cao , trước phế mã sau phế cả xe ! Đánh cục lão danh thủ khi đó là 1 cú sốc lớn . Sau này ván cờ đó được cho vào Trung cục tinh hoa Hứa Ngân Xuyên tập.
Năm 1990 chưa tạo nên ấn tượng gì thêm
Năm 1991 đứng trong tốp đầu khi mới 16 tuổi và được gọi là " Tiểu Ngân Xuyên "
Năm 1992 thua thiên tài Hồ Vinh Hoa , nhưng lại được Hồ lão đánh giá rất cao và khẳng định tiểu Hứa sẽ là thiên tài tương lai nay mới chỉ bắt đầu .
Năm 1993 báo hiệu 1 bước trưởng thành lớn về con người lẫn kỳ nghệ khi vô địch Trung Quốc bên cạnh hàng loạt những đại tướng lừng danh khác như Hồ Vinh Hoa , Liễu Đại Hoa , Lữ Khâm , Triệu Quốc Vinh . Chính thức trở thành đại tướng của Trung Hoa Kỳ Nghệ là lúc anh mới 18 tuổi .
Sau này chắc ko cần giới thiệu thêm , những năm 50 của thế kỷ trước người Trung Hoa tự hào so sánh rằng :
Thi Đàn Đỗ , Kỷ
Kỳ Quốc Hồ , Dương ( Hồ Vinh Hoa , Dương Quan Lân ). Thì nay những năm 90 họ tự hào rằng " Hồ Vinh Hoa là thiên tài kỳ nghệ 100 năm mới xuất hiện 1 lần , Hứa Ngân Xuyên cũng phải mất đến 99 năm "Mọi thứ nên được sắp xếp lại .....
-
16-09-2010, 01:33 PM #10
Sau Hồ Vinh Hoa 14 lần, thì Hứa Ngân Xuyên là kỳ thủ vô địch Trung Quốc 6 lần (1993, 1996, 1998, 2001, 2006, 2009), đứng thứ nhì, và hiện đang là đương kim vô địch.
Chắc Hứa Ngân Xuyên sẽ còn giành 3-5 chức vô địch TQ nữa, với kiểu thi đấu hệ Thụy Sĩ 13 ván. Nếu đánh đối kháng như năm 2008 thì Hứa Ngân Xuyên khó có khả năng vô địch vì anh đánh hòa nhiều.
Đôi điều về Hứa Ngân Xuyên
Đánh dấu