Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Mây mưa Phù Tang
Close
Login to Your Account
Kết quả 1 đến 5 của 5

Chủ đề: Mây mưa Phù Tang

  1. #1
    Ngày tham gia
    Dec 2010
    Đang ở
    Racoon City
    Bài viết
    1,293
    Post Thanks / Like

    Mặc định Mây mưa Phù Tang

    Các ngài sinh ra để thiết lập hệ thống này luân lí nọ .Tôi kính phục các ngài lắm ,còn tôi .Tôi sinh ra chỉ để ăn và ngủ .Trời ơi ! nhất là ngủ với Catherine (Trích trong Giã từ vũ khí của Ernest Hemingway )

    Shunga 春画 hay xuân hoạ, là những bức tranh về “xuân tình” hay nghệ thuật hoa tình (erotic) của Nhật Bản; shunga tương đương với xuân cung hoạ của Trung Quốc. Nguồn gốc thể loại shunga khởi đầu với tác phẩm của Moronobu (khoảng 1660) và gắn liền với thời kì đầu của loại tranh mộc bản Phù thế hoạ (Ukiyo-e).

    Đầu tiên, shunga được xuất bản như những chỉ dẫn cho giới kĩ nữ. Nhưng với đà phát triển thịnh vượng, các kĩ viện mở ngày càng nhiều ở Edo (nay là Tokyo) cùng những thay đổi trong đẳng cấp Nhật Bản khi giới thương gia ngày càng giàu có hơn, và họ dẫn đầu một phong cách sống hưởng lạc, vì vậy tranh shunga đã đạt được một chiều hướng mới hơn. Các cửa tiệm trong “quận đèn đỏ” ở Edo, gọi là Yoshiwara, bày bán tranh và sách shunga làm quà lưu niệm hoặc để chỉ dẫn cho khách làng chơi. Shunga cũng được xem như của hồi môn cho các cặp vợ chồng mới cưới để họ dùng như sách chỉ nam giáo dục về hạnh phúc chăn gối.

    Với cuộc cách tân kĩ thuật in tranh mộc bản đa sắc vào năm 1765—trước đó tranh mộc bản được tô màu bằng tay hoặc được in với một bảng màu hạn chế—từ đây, thể loại shunga đã đi vào một giai đoạn mới vừa về mặt thẩm mĩ vừa về thương mại. Sự hưng thịnh này kéo dài thêm một thế kỉ nữa và kết thúc vào đầu thời Minh Trị (1868-1912) khi Nhật Bản mở cửa ra với phương Tây. Trong thời kì Minh Trị, chỉ có vài hoạ sĩ chuyên vẽ shunga và chủ yếu chịu ảnh hưởng nghệ thuật phương Tây.

    Một số hoạ sĩ quan trọng vẽ tranh shunga: Moronobu, Harunobu, Koryusai, Utamaro, Kiyonaga, Shuncho, Hokusai, Shigenobu, Eisen, Eizan, Kuniyoshi, Kunisada, Kyosai.

    Dưới đây sẽ lần lượt giới thiệu một số tranh shunga tiêu biểu của từng hoạ sĩ bậc thầy nêu trên, và dưới mỗi bức sẽ ráng có vài hàng chú thích và nhận xét. Mở đầu với Kitagawa Utamaro (1753-1806), người có công phục hưng loại tranh Phù thế. Ngoài những đề tài thiên nhiên, côn trùng,... ông nổi tiếng về thể loại mĩ nhân hoạ (bijinga) với một phong cách hết sức đặc thù. Những phụ nữ đẹp đầy nhục cảm trong tranh của ông đươc coi là mẫu mực tuyệt vời nhất và gợi cảm nhất của thể loại tranh Phù thế. Ông cũng thành công trong việc nắm bắt những khía cạnh tinh tế về cá tính và tâm trạng của phụ nữ thuộc mọi tầng lớp, tuổi tác, và trong mọi hoàn cảnh. Nhiều tác phẩm của Utamaro miêu tả đời sống của các kĩ nữ ở quận đèn đỏ Yoshiwara, vì vậy, ông được xem là “hoạ sĩ của lầu xanh”. Từ giữa thế kỉ 19, tác phẩm của Utamaro đã sang tới châu Âu và rất được ưa chuộng, đặc biệt ở Pháp. Tranh ông đã ảnh hưởng tới hoạ phái Ấn tượng ở châu Âu, đặc biệt trong cách ông diễn tả những góc nhìn cục bộ và nhấn mạnh vào những điểm sáng và tối. Sự nghiệp sáng tác của Utamaro để lại hơn 2.000 mộc bản, cùng với nhiều hoạ phẩm cũng như nhiều sách minh hoạ, đặc biệt là hơn 30 hoạ tập shunga. Utamaro là hoạ sĩ duy nhất đương thời đạt được tiếng tăm vang dội, rồi được cả thế giới biết đến, và được coi là một trong những hoạ sĩ Phù thế tiêu biểu và vĩ đại nhất.(st)

    Kitagawa Utamaro 喜多川 歌麿 (1750-1806)



    Kitagawa Utamaro (1750-1806), Trong mùng, 1800
    Cảnh thú vị về một gia đình được miêu tả qua lớp vải the của cái mùng. Người chồng đang ấy vợ trong khi cô đang cho đứa nhỏ nhất bú. Còn đứa lớn đang hờn dỗi vùng vằng đòi ra khỏi với bố mẹ. Để ý bàn tay nhỏ của em bé đang véo vào vú bên kia của mẹ.



    Kitagawa Utamaro (1750-1806), Cái đầu lân, từ loạt tranh nhan đề ‘Ehon takara gura’, 1805.
    Cặp tình nhân đang làm tình cuồng nhiệt dưới tấm mền phủ màu lục gắn vào với cái đầu lân to tướng. Điểm hài hước nằm ở chi tiết vẻ mặt nạ của cái đầu lân đang quan sát!



    Kitagawa Utamaro (1750-1806), Sát thủ ninja, từ hoạ tập ‘Ehon takara gura’, 1805.
    Một ninja đang rọi chiếc đèn vào một cặp đang làm tình, với chi tiết ngộ nghĩnh về hai con chuột nhắt.







    Đàn ông Tây Dương với kĩ nữ, 1800

    Một người phương Tây (có lẽ Bồ-đào-nha hay Pháp) đang giao hợp với một kĩ nữ. Nhìn chi tiết hoa văn Barốc trên bộ phận sinh dục người đàn ông!



    Đồng luyến ái, 1803.
    Cậu bé được miêu tả ở đây là chú tiểu (chigo), sẵn sàng phục vụ các hoà thượng, họ vốn không bị dị nghị khi là những hành giả cuồng nhiệt đối với cái gọi là “Thanh xuân đạo”. Thường những miêu tả giữa nam với nam trong shunga Nhật thì đóng vai chủ động là người đàn ông lớn tuổi hơn. Còn đối tác thụ động luôn là một cậu bé đến tuổi dậy thì hoặc trước tuổi dậy thì hoặc một thiếu niên chưa cạo tóc phía trên trán (dấu hiệu chưa trưởng thành). Những quan hệ giữa nam với nam, trong tầng lớp samurai và trong tu viện giữa hoà thượng với thị tăng trẻ tuổi, là một hiện tượng bỉnh thường ở Nhật bản thời Mạc phủ Tokugawa, củng như việc mại dâm giữa những kép tuồng kabuki trẻ đóng vai nữ.



    Cưỡng hiếp, trong hoạ tập 'Ehon hana fubuki’, 1802
    Khu vườn là bối cảnh cho hai người đàn ông dùng vũ lực cưỡng hiếp một phụ nữ đang khiếp sợ. Trong khi người chồng bị kiềm chế nằm bẹp dưới họ. Trên cánh tay của một trong hai kẻ tấn công, xăm hình một bộ xương đang chơi đàn tam.

    5 bức shunga của Utamaro dưới đây rút từ hoạ tập 'Negai no itoguchi' (Đầu mối của dục vọng), 1799










  2. Thích quanghuykt, trung_cadan đã thích bài viết này
  3. #2
    Ngày tham gia
    Dec 2010
    Đang ở
    Racoon City
    Bài viết
    1,293
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Vào khi Katsushika Hokusai 葛飾 北斎 (1760 – 1849) bước vào thế giới của Phù thế hội hoạ (Ukiyo-e), trở thành học trò của Kachikawa Shunsho vào tuổi 18, thì tranh thể loại vẽ mĩ nhân của Kiyonaga và Utamaro đã lên tới tuyệt đỉnh vinh quang. Sau khi Shunsho qua đời năm 1793, Hokusai bắt đầu khám phá những phong cách nghệ thuật khác, bao gồm việc hấp thu những phong cách châu Âu qua những tranh khắc đồng của Pháp và Hoà Lan. Là hoạ sĩ sinh ra ở Edo (nay là Tokyo) và sống trong thời đại Edo, ông chịu ảnh hưởng của các hoạ sĩ như Sesshu (Tuyết Chu) và những phong cách khác của hội hoạ Trung Quốc.
    Vào tuổi 51, Hokusai bước vào thời kì sáng tạo thể loại Hokusai manga 北斎漫画 và những cẩm nang hội hoạ. Hoạ tập manga đầu tiên của Hokusai phát hành năm 1814, gồm những phác thảo hoặc những biếm hoạ, cùng với 12 tập manga bao gồm hàng ngàn những bản vẽ về động vật, nhân vật tông giáo, và sinh hoạt hàng ngày của đủ mọi hạng người. Chúng thường có tính hài hước, và rất phổ biến đương thời. Chính những manga này đã ảnh hưởng tới hình thức truyện tranh hiện đại.
    Hokusai có một sự nghiệp lâu dài, nhưng phần lớn tác phẩm quan trọng của ông sáng tạo vào sau tuổi 60. Chính vào những năm 1820, Hokusai đã đạt tới tuyệt đỉnh sự nghiệp. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là loạt tranh mộc bản Ba mươi sáu cảnh núi Phú sĩ, (1831), gồm bức Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa nổi tiếng được sáng tác trong thời kì này. Và những loạt tranh khác như 56 trạm Tokaido (1806), Ngoạn cảnh thác nước của các địa hạt… Tranh Phù thế của ông chuyển hoá hình thức nghệ thuật từ một phong cách vẽ chân dung những kĩ nữ và đào kép nổi tiếng trong thời Edo sang một phong cách rộng rãi hơn, tập trung vào những bức phong cảnh, cây cối, và động vật
    Thời kì cuối đời, Hokusai sáng tác với tên hiệu là "Hoạ cuồng Lão nhân Vạn bút (Gakyō Rōjin Manji). Chính thời gian này ông lại sản sinh một loạt tranh quan trọng khác, Một trăm cảnh núi Phú sĩ. Trong lời hậu từ cho tác phẩm này, Hokusai viết:


    Từ khi lên sáu, tôi có thói quen phác hoạ trực tiếp từ đời sống. Tôi đã trở thành hoạ sĩ, và từ tuổi 50 trở đi, bắt đầu tạo ra những tác phẩm có được tiếng tăm nào đó, nhưng chẳng có gì làm trước tuổi 70 là đáng chú ý. Vào tuổi 73, tôi bắt đầu nắm bắt được những cấu tạo của loài chim và muông thú, côn trùng và cá, và cách thức cây cối tăng trưởng. Nếu tiếp tục cố gắng, chắc tôi sẽ hiểu chúng rành hơn vào thời điểm tôi 86, vì thế vào tuổi 90, tôi sẽ thâm nhập được vào tính cốt yếu của sự vật. Vào tuổi 100, tôi sẽ có được sự hiểu biết cực kì tuyệt vời về sự vật, trong khi ở tuổi 130 và 140, hoặc hơn nữa, tôi sẽ đạt tới giai đoạn mà mọi nét điểm và mọi nét chấm phá sẽ thực sống động. Nguyện xin Trời đất ban tuổi thọ, và cho tôi cơ hội để chứng tỏ điều này không phải là nói dối."
    Năm 1839, một tai hoạ kéo theo một trận hoả hoạn đã phá huỷ xưởng hoạ của Hokusai và phần lớn tác phẩm của ông. Vào thời gian này, sự nghiệp của ông bắt đầu lu mờ, trong khi đó, những hoạ sĩ trẻ hơn như Ando Hiroshighe bắt đầu ngày càng nổi tiếng. Nhưng Hokusai không bao giờ ngừng vẽ, và ông hoàn tất tác phẩm Uyên ương trong dòng nước vào tuổi 87.
    Không ngừng tìm cách tạo ra những tác phẩm tuyệt vời hơn, bên giường lâm chung, ông kêu than, "Giá như Trời cho tôi chỉ mười năm nữa thôi… Chỉ năm năm nữa thôi, khi ấy tôi sẽ trở thành một hoạ sĩ thực thụ." Ông qua đời vào ngày 10 tháng 5, 1848, và được chôn cất tại Thanh kính tự (Seikyō-ji) ở Tokyo.
    Một linh hồn tự do
    Bay lượn trong không trung
    Trên bình nguyên mùa hè

    Đó là bài thơ haiku mà Hokusai đề trên bức tranh của Eisen vào lễ sinh nhật thứ 70 của ông. Bài thơ thấm đượm tinh thần tự do sáng tạo nghệ thuật của Hokusai cho tới khi ông qua đời, và nó được đọc trong tang lễ và được khắc trên bia mộ ông. Hokusai là bậc hoạ sư của các hoạ sĩ trong thời đại ông, người sáng tạo ra cái đẹp đầy quyến rủ. Tác phẩm của ông đạt được tiếng tăm rộng rãi và để lại ảnh hưởng lâu dài tới nghệ thuật thế giới

    *
    Thể loại shunga hay xuân hoạ là một mảng quan trọng trong sự nghiệp của Hokusai cũng như trong thế giới tranh Phù thế. Dưới đây là những bức điển hỉnh rút từ các hoạ tập shunga của Hokusai. (st)



    Tôi viết tên anh trên gấm, trên nhung.
    Tôi viết tên anh trên trán, trên tay
    Tôi viết tên anh trong gió, trong mây
    Tôi viết tên anh vào lòng biển lớn sông dài (lời bài hát Tôi viết tên anh )



    Dùng đồ nghề là dây khoai sọ



    Thời đó mà đã Lesbians Gớm thật



    Những đường nét nhàu gãy gọn của lớp áo lót trên bụng người đàn bà là lối vẽ đặc trưng của Hokusai.



    Giấc mộng của vợ người ngư phủ hay Cô thợ lặn với bạch tuộc
    Đây là bức shunga nổi tiếng nhất của Hokusai, con bạch tuộc lớn đang khẩu giao (cunnilingus) với một cô thợ lặn bào ngư, trong khi bạch tuộc con thì đang hôn cô và dùng xúc tu mơn trớn ti cô.
    *






    Từ thế giới của những người tình cuồng nhiệt, Hokusai chuyển sang một cảnh gần như hài kịch—đây là bức số 7 trong hoạ tập Phúc thọ thảo (Fukujuso), miêu tả một cảnh hiếp dâm vụng về và buồn cười của một người giúp việc ở nhà tắm công cộng, một cô gái mà hắn khao khát từ lâu. Để ý đồng tiền giắt vào tai hắn theo tập quán của những người giúp việc không có hầu bao.
    *
    Những bức dưới đây trích từ hoạ tập Manpuku Wagojin/Vạn phúc hoà hợp thần, thực hiện vào khoảng 1821, thuộc bộ tranh shunga nổi tiếng nhất của Hokusai. Không giống như những hoạ tập hoa tình vốn tập trung vào những khu vui chơi lạc thú, hoạ tập Vạn phúc hoà hợp thần là một ví dụ cho thể loại tranh hoa tình, miêu tả những câu chuyện về những những người đàn ông và đàn bà bình thường.


    Trang đầu tiên của hoạ tập miêu tả chân dung thần Vạn phúc và Giao hợp, hai vị thần nam nữ, một tiên nhân và một tiên nga, tóc rối bù sống trong thâm sơn cùng cốc, cạnh một cái ao. "Những vị thần của sơn cốc"--sơn và cốc ám chỉ hai bộ phận sinh dục--ở đây được nhân cách hoá thành hình tượng dương vật và âm hộ. Việc giao hợp nam nữ là kết quả, nguồn gốc thực sự của vạn phúc.



    Một cảnh khôi hài với một cặp tình nhân đang xem cặp chuột nhắt giao cấu.













    Ở phía sau là một kĩ nữ đang nghỉ mệt, trong khi một khách hàng vẫn chưa thoả mãn và đangmaanf với đồng nghiệp của cô ở phòng bên cạnh.



    Sắp đến đỉnh



    Hai người phu khiêng kiệu đang cưỡng hiếp một kĩ nữ.




  4. Thích Freedom, quanghuykt, Bến Tre đã thích bài viết này
  5. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2009
    Đang ở
    hai phong
    Bài viết
    3,152
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Em thích bức tranh đầu tiên hihi, nó rất hay, hay ở chỗ nào em cũng chả hiểu nhưng rõ ràng là rất thật và tinh tế.
    Trời cho bao năm để rong chơi...?
    Đến khi gặp người, chân rã rời...!

  6. Thích Bến Tre, Thợ Điện đã thích bài viết này
  7. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2009
    Bài viết
    94
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    những bức tranh này hầu hết là tranh KHẮC GỖ của Nhật Bản, nó thể hiện văn hoá Phồn thực của Nhật Bản vào khoảng thế kỉ 17,18. khi người Châu Âu biết đến những bức tranh này qua những hàng hoá được gói bằng những bức tranh này thì rất sửng sốt,Tranh Khắc gỗ Nhật Bản đã tạo lên 1 làn sóng mới trong giới mỹ thuật CHâu Âu lúc bấy giờ, 1 trong những hoạ sĩ nổi tiếng chịu ảnh hưởng của Tranh khắc gỗ Nhật Bản đó chính là Vincent van Gogh người HÀ LAN.....
    mọi người rảnh thì tìm đọc thêm nhé!
    chúc vui!
    LƯƠNG SƯ HƯNG QUỐC

    Đắc thiên hạ anh tài nhi giáo
    Hưng quốc gia nguyên khí chi phương

  8. Thích Bến Tre, Thợ Điện, trung_cadan đã thích bài viết này
  9. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2009
    Bài viết
    94
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    hihi, các bác thông cảm, e là dân Sư Phạm Mỹ thuật nhưng lại nặng lòng mới cái anh CỜ Tướng này, hôm nay vô diễn đàn lại thấy có mấy tranh được học qua ngày còn là sinh viên nên hơi ngứa nghề nên phát biểu linh tinh, các bác đừng cười nhé vì em đang "MẤT DẠY" mà, hihi
    LƯƠNG SƯ HƯNG QUỐC

    Đắc thiên hạ anh tài nhi giáo
    Hưng quốc gia nguyên khí chi phương

  10. Thích trung_cadan, Bến Tre đã thích bài viết này
Mây mưa Phù Tang

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68