Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Cuộc Đời Này 18 Trận ( Go Seigen )
Close
Login to Your Account
Kết quả 1 đến 7 của 7
  1. #1
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    13
    Post Thanks / Like

    Mặc định Cuộc Đời Này 18 Trận ( Go Seigen )

    Qua một thời gian khá dài kể từ khi tôi xa cờ vây. Nhìn lại một quãng thời gian đã qua lại khiến tôi có động lực để tiếp tục cống hiến cho mọi người .

    Để kích thích thêm sự hấp dẫn có các vị kỳ thủ cờ vây , từ cao thủ đến tay mơ . Tôi xin mạn phép gửi tới mọi người một tác phẩm của Go Seigen với nhan đề " Nhân Sinh 18 Cục " tổng kết cả cuộc đời của ông vào 18 ván cờ đánh dấu quan trọng nhất trong sự nghiệp đánh cờ . Vì đến nay cây đại thụ của giới cờ chúng ta cũng vừa tròn 100 tuổi .

    Qua đó tôi lại ấp ủ một hi vọng rằng giới cờ vây của chúng ta sẽ lại nở rộ một mùa gặt hái những tài năng mới , những đam mê mới trong thời gian tới .

    Đôi lời giới thiệu về Go Seigen : ông sinh ngày 12/6 năm 1914 . Sinh ra ở Phúc kiến, Trung Quốc , không ai ngờ rằng cậu bé này sẽ trở thành một vị kỳ thánh tương lai , Học cờ từ năm 9 tuổi nhưng chỉ vài năm sau ông đã đạt đến một sức cờ không thể tưởng tượng được . Lần lượt cầm hòa vời Inoue Kouhei 5d và đánh bại Hashimoto Utaro 4d ở tuổi 14 . Điều đó cũng đủ chứng tỏ được tài năng thiên bẩm của ông về cờ vây . ..

    Sau đây cũng là ván đấu đầu tiên đánh dấu bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời của ông .

    Ngày 4 tháng 9 năm 1928 , Go Seigen quyết định bái Kensaku Segoe 7d làm thầy vì vậy , vị đệ tử tài năng độc đáo nhất của Kensaku lúc đó là Hashimoto Utaro đến Bắc Kinh để thử tài .



    Trận Đầu Tiên : Nhập Môn Khảo Thí
    Xem Với Comment trên EIDOGO


    http://eidogo.com/#Bm2ZRctM


    Lần sửa cuối bởi vinhan, ngày 06-08-2014 lúc 04:05 PM.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    13
    Post Thanks / Like

    Mặc định Trận thứ 2 : Nhất chiến thành danh


    Ngày đầu năm 1929 , sau một thời gian ngắn cậu thiếu niên Ngô Thanh Nguyên sang đến nhật bản xa xôi , và cũng là thánh địa của giới kỳ thủ thời điểm đó . Lời đồn về một vị thiếu niên kỳ thủ với sức cờ vô cùng ấn tượng vốn đã lưu truyền một thời gian trước khi cậu đặt chân đến đây . Bởi vậy , cả giới cờ nhật bản cũng sục sôi vì một câu hỏi : rốt cuộc Go Seigen mạnh đến trình độ nào ở tuổi 14 ? .

    Một cuộc thi được tổ chức nhằm nhập đẳng cho cậu thanh niên mới chân ướt chân ráo đến nhật nhằm kết nạp cậu vào viện cờ nhật bản " Nihon Kiin " . Tài trợ bởi tờ báo quốc dân lớn nhất thời điểm đó , trận đấu mời đến hai vị kỳ thủ trẻ nổi bật của làng cờ nhật thời điểm đó là
    Shinohara Masami 4d ( người này nổi tiếng với tài đánh vô cùng quyết liệt và có biệt hiệu là "The Heavy Tank" , ông cũng là đệ tử của Inoue Kouhei 5d)
    Muramisha Yoshinori 4d ( người này lại là đệ tử của Kubomatsu Katsukiyo vùng Quan Tây(Kansai)(VA: nếu có dịp sẽ giới thiệu với mọi người về kỳ thủ đầy tính truyền kỳ này trong làng cờ Nhật) . Muramisha và Shinohara thời điểm này đều được cho là làn sóng đại kỳ thủ tương lại cho giới cờ nhật bản , cả hai đại diện cho 2 viện cờ phát triển nhất là "Kansai Kiin" và "Nihon Kiin" .

    Người thứ 3 quan trọng nhất và cũng là kỳ thủ nổi tiếng nhất thời điểm đó , đệ nhất kỳ thủ Honninbo Shusai . Người kế thừa của kỳ đường "Honninbo" , và là kỳ thủ mạnh nhất trong làng cờ nhật .

    Ngô Thanh Nguyên phải đối mặt với ba kỳ thủ cực mạnh đầu tiên trong cuộc đời mình để bắt đầu bước lên đỉnh cao nhất của kỳ giới .

    Và cũng vì vậy trận thứ 2 ngày 1/1/1929 cũng mang ý nghĩa quan trọng nhất trong cuộc đời Ngô Thanh Nguyên .


    Trận thứ 2 : Nhất Chiến Thành Danh .

    Mời các bạn xem trên EIDOGO với phần bình luận của Go Seigen.

    Lần sửa cuối bởi vinhan, ngày 06-08-2014 lúc 04:06 PM.

  3. Thích TCNguyen, chienxahanoi, Xuanvu2012, mymother, trung_cadan đã thích bài viết này
  4. #3
    Ngày tham gia
    May 2014
    Bài viết
    37
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Xin thứ lổi cho hỏi:VIHAN dịch và viết lại những từ văn này hay sáng tác( bởi rất hay rất súc tích và hấp dẫn).Có khi do chơi được cờ vây mà VIHAN giỏi như vậy không?.

  5. Thích TCNguyen, trung_cadan, vinhan đã thích bài viết này
  6. #4
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    13
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi mymother Xem bài viết
    Xin thứ lổi cho hỏi:VIHAN dịch và viết lại những từ văn này hay sáng tác( bởi rất hay rất súc tích và hấp dẫn).Có khi do chơi được cờ vây mà VIHAN giỏi như vậy không?.
    Tôi chỉ dịch lại phần luận cờ của Go Seigen , còn lại cũng là dựa một phần hiểu biết và đam mê cờ vây mà viết ra thôi .

    Cờ vây so ra không hề thua kém một một thể thao trí tuệ nào khác về lịch sử lẫn những truyền tụng , truyền kỳ . Tuy vậy , ở Việt Nam lại không có nhiều người chơi , khiến cho môn nghệ thuật này có lẽ không được truyền bá rộng rãi . Một phần vì hiếm người để thọ giáo , phần khác lại thiếu những phong trào , những người nổi bật trong kỳ giới ở việt nam . Tôi đến với cờ vây có lẽ cũng hơn 10 năm rồi , và bắt đầu chơi cờ trên mạng có lẽ bắt đầu từ năm 2005 , đến nay . Qua thăng trầm trong cuộc đời , càng nghiền ngẫm lại càng cảm thấy cuộc đời này có nhiều điều được phản ánh qua nó . Cũng vì vậy , tôi cũng muốn giúp những kỳ thủ mới được dễ dàng hơn khi truy tìm những kiến thức hiểu biết , và cũng hi vọng một phần nào đó truyền được cảm hứng , lòng say mê của mình với mọi người .

    Đời người "lên thác xuống ghềnh , lên voi xuống chó" gian nan thử thách còn nhiều , chông gai trên đường đời còn lắm , chỉ hi vọng ý chí sắt đá , trái tim kiên định , tâm trí tỉnh táo để vượt qua .

    đánh cờ thì thắng bại là lẽ đương nhiên , ta không cần vì thắng mà tranh giành , không cần vì bại mà rối loạn . người biết nhìn toàn cục thì không bao giờ phải chiến , người không sợ chiến đấu thì không bao giờ thua .

  7. #5
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    13
    Post Thanks / Like

    Mặc định Trận Thứ 3 : Đại chiến "Đại Thủ Hợp"

    Năm 1930 . Thời điểm này , Go Seigen bắt đầu làm quen với phong tục và không khí của nhật bản .

    Trong khi , danh tiếng hồi còn ở trung quốc cũng chỉ khiến một số vị kỳ thủ coi trọng đến Go Seigen thì nay sau trận chiến với Honninbo Shusai , Danh tiếng của Go Seigen cũng bắt đầu vang dội cả kỳ giới .Thành tích ấn tượng với 3 trận liên thắng với 3 vị kỳ thủ nổi danh , trong đó phải kể đến Honninbo Shusai , đã khiến cho nhiều vị cao thủ trong làng cờ mộ danh và tìm gặp đến Go Seigen . Liên tiếp được giao đấu với nhiều vị kỳ thủ khác nhau , sức cờ của Go Seigen lúc này cũng bắt đầu tiến bộ một cách dũng mãnh .

    Cũng phải nói một phần sự tiến bộ vượt bậc trong một thời gian ngắn này cũng phải kể đến đại công của sư phụ ông là Kensaku Segoe . Kensaku vốn cũng là một vị kỳ tài trong làng cờ Nhật bản , đặc biệt ông này chưa bao giờ bái ai làm sư phụ , một thân thực lực đều là tự học thành tài . Kensaku sinh ra ở Quảng Đảo , vùng đất thánh của kỳ giới một thời vì đã sinh ra vị kỳ thánh Honninbo Shusaku . Phong cách dạy cờ của ông cũng là cực kỳ quỷ dị . Khởi điểm ông cho phép đệ tử nhận 9 quân chấp , đánh liên tục 50 ván không cần luận thắng bại , cứ như vậy hết 50 ván sẽ bỏ 1 quân chấp . Có lẽ cũng nhờ phương pháp đặc dị này mà những vị đồ đệ của ông đều là những kỳ tài có một không hai trong lang cờ : Hashimoto Utaro " Bất tử điểu" , Go Seigen " Kỳ Thánh thế kỷ 21" , Cho Hyunhun " Kỳ Đế " .

    Cũng chính nhờ những trải nghiệm trong đời kỳ thủ của sư phụ mình mà chính Go Seigen cũng hiểu được một điều , đẳng cấp của mỗi kỳ thủ không chỉ phản ánh đến là sức cờ của họ cao đến đâu mà còn nói rõ những tâm huyết , mồ hôi công sức , thậm chí là máu mà mỗi một vị kỳ thủ phải bỏ ra mới có thể thăng được một hạng .Nhờ vậy không bị chìm đắm trong ánh hào quang của sự sùng bái .

    "Đại Thủ Hợp" , Một cuộc thi đặc biệt chỉ có một mục đích nhằm thăng hạng cho mỗi kỳ thủ . Đây có thể nói là đại chiến trường của mỗi một kỳ thủ chuyên nghiệp , không tồn tại sự khoan nhượng , không chấp cờ , hoàn toàn công bằng , dù 1d đối chiến 9d cũng vậy , khiến cho thiếu niên Go Seigen bắt đầu cảm nhận được áp lực của một vị kỳ thủ chuyên nghiệp .

    Với kỳ giới nhật bản thời điểm đó , việc trao đẳng cấp cho kỳ thủ từ 3d trở xuống mà không cần tham gia đại thủ hợp cũng có nhiều .Tuy nhiên những người được đặc cách như vậy đều là những bậc kỳ tài hiếm gặp mà Go seigen cũng là một trong số họ . Nhưng từ 4d trở lên thì chưa hề có việc đặc cách như vậy , ranh giới 3d cũng chỉ là chiếc ghế chứng tỏ Go Seigen bắt đầu bước lên hàng ngũ những kỳ thủ mạnh nhất . Nhưng cậu thiếu niên còn cả một trặng đường để đạt đến đỉnh cao nhất của kỳ giới với đẳng cấp 9d và những danh hiệu cao quý nhất .

    Ngày 26(27)/11/1930 Đối thủ đầu tiên của Go Seigen trong "đại thủ hợp" đó là Hayashi Yutaro , Đây cũng là một bậc cao thủ trong giới cờ nhật thời điểm đó ,Vừa đạt đến 6d ở tuổi 30 nhờ thành tích ưu dị trong giải "đại thủ hợp" trước đó . Ông cũng được giới kỳ thủ mệnh danh là "tiểu Tú Sách" để tưởng nhớ đến đại kỳ thánh Shusaku điều đó cũng đủ chứng tỏ sức cờ của ông ở thời điểm đó .

    Trận thứ 3 : Đại Chiến "Đại Thủ Hợp"

    Mời các bạn xem ván cờ trên Eidogo

    Lần sửa cuối bởi vinhan, ngày 06-08-2014 lúc 04:08 PM.

  8. Thích TCNguyen, chienxahanoi, trung_cadan, mymother, Xuanvu2012 đã thích bài viết này
  9. #6
    Ngày tham gia
    May 2014
    Bài viết
    37
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    VINHAN cho xin SDT. SDT của tôi:0913850445.
    Lần sửa cuối bởi mymother, ngày 06-08-2014 lúc 04:43 PM.

  10. Thích trung_cadan đã thích bài viết này
  11. #7
    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    3,239
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Rất thích bài của bạn vinhan, hi vọng bạn sớm ra các trận tiếp theo!

  12. Thích TCNguyen, TuongLong, trung_cadan đã thích bài viết này
Cuộc Đời Này 18 Trận ( Go Seigen )

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68