Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Mạc Đinh Chi thắng Trạng cờ nhà Nguyên
Close
Login to Your Account
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 14
  1. #1
    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    1,328
    Post Thanks / Like

    Mặc định Mạc Đinh Chi thắng Trạng cờ nhà Nguyên

    cụ Mạc Đĩnh Chi như chúng ta từng biết là bậc tài cao học rộng tinh thông cầm kỳ thi họa- cụ sống vào thế kỷ 13 cờ tường lúc ấy chưa có những cuốn sách tiêu biểu như mai hoa phổ, quất trung bí - tuy là tự tiềm tự mà cụ thành tài môn này- một lần khi ngoài 60 tuổi cụ đi sứ nhà Nguyên - ngoài thời gian làm việc đồi đáp với các vua quan nhà nguyên và xướng họa thơ phú với sứ thần Hàn Quốc cụ rất thích cưỡi ngựa dạo phố- một lần đi qua một con phố đông đúc thấy một nhà có bảng trước ngõ ghi là - Trạng cờ xứ Hoa - là người thông minh tuyệt đỉnh lại am hiểu môn này cụ vào nhà giả vờ là khách độ đường xin hớp nước chè để uống- rồi hỏi han gia cảnh chủ nhà sau mới nói chiện sang kỹ thuật cờ.
    hai người nói chuyện rất tâm đắc - Ông chủ nhà vốn là Tiến sĩ nhà Tống bên Trung Quốc khi nhà Tống bại vong nhà Nguyên lên thay ông ta không ra làm quan chỉ ngồi nhà thơ phú - chơi các môn Kỳ hoa vọng tuyết giết thời gian làm vui- gặp cụ Đĩnh Chi là người am hiểu nhiều lĩnh vực nên hai người rất tâm đắc với nhau - như đôi bạn thân ngàn năm mới gặp nhau vậy.

    cụ Đình Chi đề nghị đánh một ván cờ biết Mạc Đĩnh Chi muốn thử tài mình, người Tầu nọ bèn đem bàn cờ và bộ quân bằng sừng ra tiếp. nhưng cụ Mạc lắc đầu và nói xin đem bộ quân bằng ngà ra để chơi mới được. Trạng cờ Trung Hoa nói :

    - Bộ quân bằng ngà chỉ để tiếp vua mà thôi. Ngoài ra cũng chỉ tiếp những người hơn cờ ta thôi. Nếu mang ra đánh, ngài thua cờ tôi thì sao ? Mạc Đĩnh Chi bèn nói :

    - Nếu tôi thua thì xin gửi lại ngài cái đầu, còn nếu tôi thắng thì chỉ xin ngài các bảng treo chữ Trạng cờ và bộ quân băng ngà này.

    Hai người chơi ván cờ đã đến ba ngày vẫn chưa phân thắng bại. Đến gần tối ngày thứ ba, thấy nước cờ của mình đã núng thế, Mạc Đĩnh Chi bèn nói xin nghỉ để đên sáng hôm sau. Đêm về, Mạc Đĩnh Chi đã dựng lại các nước cờ trong óc và nghĩ ngay ra phải thí xe đánh Tốt mới là nước cờ quyết định.

    Sáng hôm sau gặp lại trạng cờ Trung Hoa, Đĩnh Chi ung dung dí ngón tay đánh ngay con tốt. Trạng cờ giật mình rồi thốt lên :

    - Đúng là nước cờ thần, xin chịu thua ngài.
    Trạng cờ vội gói lại bộ quân cờ bằng ngà và cái biển, xin nộp cho Mạc Đĩnh Chi nhưng ông đã từ chối mà không nhận, chỉ muốn từ nay người chơi cờ nọ nên cất cái bảng Trạng cờ kia đi.

    Sau khi đi về Triều chuẩn bị quần áo đổi công văn cụ xin phép Vua nhà Nguyên về nước- trước khi ra về vua Nguyên biết ngài vừa đi bát phố về thay vì đánh đố bằng văn thơ lần này vua Nguyên hỏi

    - Từ khi đến Yên Kinh, ngày nào nhà ngươi cũng cưỡi ngựa đi trên đường thăm phong cảnh, thế ngươi có biết mỗi ngày có bao nhiêu người qua lại trên đường cái không ?

    Câu hỏi thật là bất ngờ, vua không thử tài văn học mà muốn thử tài quan sát. Hằng ngày đi lại trên đường ở Kinh đô thì có biết bao nhiêu người, ai có công để ý mà đếm. Sau một lát suy nghĩ, Mạc Đĩnh Chi đã điềm tĩnh trả lời :
    -Muôn tâu bệ hạ, hàng ngày trên đường kinh đô chỉ có hai người đi lại.

    Vua Nguyên lấy làm lạ bèn hỏi lại :

    - Nhà ngươi nói không đúng, sao lại chỉ có hai người ?

    Mạc Đĩnh Chi bèn thưa :

    - Muôn tâu bệ hạ, thần nói chỉ có hai người là rất đúng ạ. Vì hằng ngày, phàm những người qua lại trên đường thì chẳng vì danh cũng vì lợi mà thôi, như vậy rõ ràng chỉ có hai người là cầu danh và cầu lợi.

    Vua Nguyên phải phục vì tài biện bác của Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi
    Cụ sống trải qua ba triều vua sau này được cháu bẩy đời là Mạc Đăng Dung tôn là Kiến thủy - Khâm ninh văn Hoàng đế- đền thờ cụ ở thôn lũng động - vua nhà Mạc xây dựng lại làm nơi khi các triều thần có việc đi lại qua đó đều phải xuống ngựa bái vọng.

    cụ Mạc Đĩnh Chi - chính là thủy tổ của người viết bài này- sau khi cháu cụ bị thất thế ở kinh thành Thăng Long tôn thất nhà Mạc phải thay tên đổi họ tránh sự tiêu diệt của Trịnh Tùng- tuy thay họ nhưng họ mới vẫn như nguyên tổ của chữ Mạc chỉ thay thêm vài nét - tôi họ Vũ cũng là một nhánh của cụ - nay vào gia phả nhà đọc lại thấy thấm thía nên bốt hầu mọi người đọc cho vui

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2014
    Bài viết
    177
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Câu chuyện hay.

  3. #3
    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    1,328
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    năm nào đến ngày giỗ cụ hoặc đến ngày họp họ tôi cũng thường xuôi thuyền về đọc các câu đối, các biển phong thần của các triều đại sau này phong tặng. thái miếu học Mạc của các cụ tôi ở thôn Ngũ Đoan- Kiến Thuyh xây dựng hoành tráng lắm- sau này lịch sử đánh giá lại hai triều đại tiến bộ nhất thời phong kiến là triều nhà Hồ ( Hồ Quý ly đó) sau này là nhà Mạc. vì các cải cách tiến bộ đi trước thời đại.

  4. #4
    Ngày tham gia
    May 2010
    Bài viết
    111
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    hôm trước trên VTC có phóng sự về Thái Miếu nhà Mạc. Ở đây còn đang lưu giữ thanh bảo kiếm (đao) của Mạc Đăng Dung

  5. Thích cotuongsonghong.vn, trai_qn08, cuonghanh, trung_cadan, Alent_Tab đã thích bài viết này
  6. #5
    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    1,328
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    vấn còn bạn ạh- thanh đó là thanh long đao của Mạc Thái tổ - sau khi kinh thành khói lửa - tông thất nhà Mac bị Trịnh Tùng truy sát nên một người đem thanh long đao về Nam Định dấu diếm ông ấy đổi sang họ Phạm - gần đây thanh long đao được đưa về Thái miếu thờ dưới lăng cụ Nhân minh Cao Hoàng đế Mạc Đăng Dung.

  7. #6
    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Bài viết
    152
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Lão Tab viết thêm vài bài nữa nhá,văn của lão củng khá hay đó

  8. Thích cotuongsonghong.vn, trai_qn08, cuonghanh, trung_cadan đã thích bài viết này
  9. #7
    Ngày tham gia
    Dec 2011
    Bài viết
    60
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    [QUOTE=Alent_Tab;478716]vấn còn bạn ạh- thanh đó là thanh long đao của Mạc Thái tổ - sau khi kinh thành khói lửa - tông thất nhà Mac bị Trịnh Tùng truy sát nên một người đem thanh long đao về Nam Định dấu diếm ông ấy đổi sang họ Phạm - gần đây thanh long đao được đưa về Thái miếu thờ dưới lăng cụ Nhân minh Cao Hoàng đế Mạc Đăng Dung.[/QUOTE. Đấy là nhà thơ Phạm Trọng Thanh ở Nam Định!

  10. Thích cotuongsonghong.vn, trai_qn08, cuonghanh, tom, anhthubl đã thích bài viết này
  11. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2009
    Bài viết
    303
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    đánh cờ chưa biết đốihủ thế nào mà dám nói thua để lại cái đầu đúng thật là cụ nhà ta quá liều lĩnh,

  12. Thích doi_co_e_roi, cotuongsonghong.vn, cuonghanh, tom, tranquoi đã thích bài viết này
  13. #9
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    567
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Cái đoạn " để lại cái đầu" thì chắc là không có rồi, truyện nhà mình lại thêm vào cho nó hay, hậu sinh nghe cứ thấy ko đúng thế nào ấy . Lại còn xin nghỉ 1 đêm để nghĩ rồi nghĩ tiếp cái nước thí xe ăn tốt nữa chứ hehe.

  14. #10
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    76
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi Alent_Tab Xem bài viết
    năm nào đến ngày giỗ cụ hoặc đến ngày họp họ tôi cũng thường xuôi thuyền về đọc các câu đối, các biển phong thần của các triều đại sau này phong tặng. thái miếu học Mạc của các cụ tôi ở thôn Ngũ Đoan- Kiến Thuyh xây dựng hoành tráng lắm- sau này lịch sử đánh giá lại hai triều đại tiến bộ nhất thời phong kiến là triều nhà Hồ ( Hồ Quý ly đó) sau này là nhà Mạc. vì các cải cách tiến bộ đi trước thời đại.
    Trơi ơi gặp a rồi ma bg mới biết a cũng la ng ho mạc giống em, a alô cho e theo sdt 0974383368 co nhiêu chuyên muốn noi voi a.

  15. Thích TuongLong, cotuongsonghong.vn, Alent_Tab đã thích bài viết này
Mạc Đinh Chi thắng Trạng cờ nhà Nguyên
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68