Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Thủy Hử, Tam Quốc đều "có vấn đề"? - Trang 3
Close
Login to Your Account
Trang 3 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 54
  1. #21
    Ngày tham gia
    May 2014
    Bài viết
    348
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    cái mà tôi muốn nói chế độ thủy hử mục nát, dân chúng bị đàn áp.
    tam quốc thì chiến tranh liên miên,
    vậy là nam nhi gạt chuyện vợ con xang 1 bên . lo quốc gia đại sự ,
    thì các bạn lại nói là bệnh hoạn là có vấn đề, cốt truyện nên cấm trẻ em xem. thì những tư tưởng và lập luận đó đúng chăng,? có cần chỉnh sửa 1 chút về tư tưởng của các bạn lại ko nhỉ.
    .......Kẻ đánh cắp trí tuệ...........

  2. Không thích daoquan không thích bài viết này
  3. #22
    Ngày tham gia
    Nov 2014
    Bài viết
    28
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi gg11gg Xem bài viết
    cái mà tôi muốn nói chế độ thủy hử mục nát, dân chúng bị đàn áp.
    tam quốc thì chiến tranh liên miên,
    vậy là nam nhi gạt chuyện vợ con xang 1 bên . lo quốc gia đại sự ,
    thì các bạn lại nói là bệnh hoạn là có vấn đề, cốt truyện nên cấm trẻ em xem. thì những tư tưởng và lập luận đó đúng chăng,? có cần chỉnh sửa 1 chút về tư tưởng của các bạn lại ko nhỉ.
    Viết còn sai chính tả mà lập luận cái nỗi gì. Chuyện người ta mà mang chủ tịch mình vào so sánh thì không có mùi vi phạm nội quy là gì??? Thôi bỏ qua đi, về nhà học lại chính tả đã nhé BẠN HIỀN.

    Lần sửa cuối bởi daoquan, ngày 27-11-2014 lúc 12:38 AM.

  4. Thích 6789 đã thích bài viết này
  5. #23
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    42,453
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi gg11gg Xem bài viết
    cái mà tôi muốn nói chế độ thủy hử mục nát, dân chúng bị đàn áp.
    tam quốc thì chiến tranh liên miên,
    vậy là nam nhi gạt chuyện vợ con xang 1 bên . lo quốc gia đại sự ,
    thì các bạn lại nói là bệnh hoạn là có vấn đề, cốt truyện nên cấm trẻ em xem. thì những tư tưởng và lập luận đó đúng chăng,? có cần chỉnh sửa 1 chút về tư tưởng của các bạn lại ko nhỉ.
    Bạn viết những điều nhậy cảm ( đặc biệt về chính trị ) , điều đó vi phạm nội quy của forum , vậy nên tôi xóa bài bạn , bạn hiểu chứ .

    Ngoài điều đó ra thì quan điểm của bạn luôn được tôn trọng tại đây !!!
    CÓ CHỖ ĐỨNG , CỨNG CHỖ ĐÓ

    Đăng Ký tham gia Học cờ trực tuyến - Học cờ online - Cơ hội nâng cao kỳ nghệ cùng kiện tướng quốc gia Vũ Hữu Cường , Bình luận viên kiêm nhà tổ chức Phạm Thanh Trung :


    CHAT ZALO : 0935356789



    Website học cờ trực tuyến : http://hocco.vn/



  6. Thích Kiem_Nhat, whitelotos, 6789, jayjay đã thích bài viết này
  7. #24
    Ngày tham gia
    Oct 2010
    Bài viết
    60
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    "anh Nhậm hiểu nhầm ý em nhé! người Trung Hoa có câu gét thì khen, thích thì chê

    đọc Tam Quốc và Thủy hử bác thấy đó, Lã Quán Trung dìm Tào Tháo nhưng thực ra là khen hết lời - tài trị quốc, thơ văn, tài quân sự - đối xử với người tài

    ông ấy viết khen hết lời Khổng Minh, Lưu Bị- nhưng đọc kỹ thấy mỗi lời khen là một lời chê đấy

    Thủy Hử cũng vậy, khen nức nỏ Tống Giang nhưng ẩn ý mỗi hồi chiện là một lời chê


    bác cấm con cái đọc Thủy Hủ là không được rồi, Vác xin là thuốc phòng bệnh thực ra nó chính là virust tiêm vào con người để cơ chế tự đào thải của con người thích nghi dần để chống lại nó bác ạh"
    Chú Alent-Tab, vấn đề chính ở chỗ chú nói đấy. Chúng ta luôn sẵn sàng thực hiện công tác phòng cháy, nhưng bao giờ cũng mong không phải dùng đến dụng cụ cứu hỏa, có nghĩa không mong cháy xảy ra. Giả dụ cháy không bao giờ xảy ra thì tốt biết bao,đỡ biết bao nhiêu tiền. Tương tự như công tác tiêm phòng, mấy chục năm về trước nhiều loại bệnh chưa xuất hiện, chúng ta không phải tiêm phòng. Tưởng tượng mấy chục năm nữa xuất hiện thêm rất nhiều bệnh, trẻ con lại phải tiêm phòng thêm mấy chục mũi thì buồn biết bao, mong cho nó đừng xảy ra. Dân tộc ta giá những tên đường mang tên các anh hùng dân tộc ( không có giặc ngoại xâm) thay bằng các nhà khoa học, danh nhân văn hóa thì tốt biết bao! Tuy nhiên mong muốn và kỳ vọng là một chuyện. Quay lại mấy chuyện Tàu ở trên, sao không cho con trẻ thay vì đọc chuyện Tấm Cám bằng chuyện Không gia đình... cũng là trả thù nhưng nhân văn biết bao, không đầu độc vào đầu óc con trẻ những chuyện kinh tởm. Tam Quốc, Thủy Hử, Đông chu liệt quốc, toàn mưu toan ác độc, toàn chém giết dã man... nếu thế hệ sau không phải "học" kinh nghiệm sống của chúng và được sống trong môi trường "sạch" thì có tốt không? Chuyện gì thì chuyện phải truyền đạt tư tưởng tốt cho thế hệ sau, có tính nhân văn cao cả, giúp cho thế hệ sau kinh nghiệm sống, vốn sống... thì mới trường tồn! Chân, thiện, mỹ là cái "đích" của con người. Mong thế hệ sau không phải đọc chúng làm "vốn sống", còn cấm sao được chúng đọc, bởi ta cấm cũng không được và không có quyền cấm, chỉ có điều nên định hướng cho chúng những chuyện hay nên đọc để tăng thêm hiểu biết chân chính như danh ngôn của Vôn te: "Càng hiểu biết, con người càng tự do". vẫn biết "bất ngôn chi giáo", hơi nhiều nhời mong được lượng thứ.

  8. Thích whitelotos, trung_cadan, 6789, Thợ Điện đã thích bài viết này
  9. #25
    Ngày tham gia
    May 2010
    Đang ở
    Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
    Bài viết
    841
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi SangThienHa Xem bài viết
    Nhân vô thập toàn!
    Chín người nhưng mà mười ý
    Câu chuyện nhỏ này ai cũng biết mình xin nhắc lại mọi người cùng nghe.
    HAI CHA CON & CON LỪA

    Một trong những câu chuyện ngụ ngôn mà người ta thường kể cho con cái nghe nhất đó là câu chuyện: "Hai cha con và con lừa". Có hai cha con dắt con lừa ra chợ bán. Cha ngồi trên lưng lừa, con đi bộ theo sau. Người đi đường thấy thế bèn nói: "Cha gì mà không biết thương con! Ngồi trễm trệ trên lưng lừa, trong khi con phải đi bộ!". Nghe vậy, người cha bèn nhảy xuống khỏi lưng lừa và nhường cho con cưỡi lừa. Ði được một chốc, hai cha con lại nghe người hai bên đường chỉ trích: "Ðồ con bất hiếu, ngồi ung dung trên lưng lừa, trong khi cha lại đi cuốc bộ". Nghe như vậy, hai cha con mới bảo nhau: "Chỉ còn một cách để cho thiên hạ khỏi nói là hai ta cùng cưỡi lừa".

    Thế là hai cha con cùng leo lên lưng lừa. Nhưng đi được một quãng, họ lại bắt đầu nghe một lời phê bình khác: "Thật là đồ vô nhân đạo! Làm sao con lừa chịu đựng cả một sức nặng như thế".

    Nghe thế, hai cha con lại vội nhảy xuống khỏi lưng lừa. Lần này thì cũng có người phê bình: "Ðồ dại dột, có lừa mà không dám cưỡi lại phải đi bộ". Hai cha con không biết nghĩ sao, đành phải nai lưng khiêng con lừa đến chợ.

    Ðôi khi chúng ta cũng bị ảnh hưởng rất nhiều vì những lời khen chê của thiên hạ. Dĩ nhiên chúng ta cần phải biết lắng nghe những ý kiến xây dựng của những người có thiện chí muốn giúp đỡ chúng ta. Tuy nhiên chúng ta không nên để mình bị "rung động" bởi những lời dèm pha thiếu nền tảng của người khác.
    Tác phẩm Thủy Hử - Tam Quốc Chí nhìn nhận từ nhiều góc độ.
    Bây giờ nhìn nhận nội dung sẽ ko đúng với hoàn cảnh hiện tại <có pháp luật can thiệp> nên ...
    Với lại Người Trung Quốc hay viết ca người Người Trung Quốc
    La Quán Trung viết theo lối "ủng Lưu phản Tào"
    Theo quan điểm cá nhân
    Mình thấy 2 tác phẩm này vẫn còn nguyên giá trị!
    Hai tác phầm này mình đã từng đọc và xem video nhiều lần
    Dhtn Dqhuy nghĩ cái gì cũng nên học
    Cái tốt cái hay học để vận dụng vào thực tiễn
    Cái xấu cũng phải học để mà né
    Một thời gian ta sẽ ngộ ra những điều chân lý hết sức đơn giản!
    => Khi đó ta đã trưởng thành

  10. Thích trung_cadan, 6789 đã thích bài viết này
  11. #26
    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    87
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi cobra Xem bài viết
    Đề tài rất hay ! khống phải ông người Úc hoặc dịch giả Trần Đình Hiến phê bình đâu, mà rất nhiều, rất nhiều các học giả uyên thâm phê bình các chuyện trên những mặt rất tệ của nó. Quả thật tôi rất mê những chuyện trên từ bé nhưng sau này thấy nó có nhiều vấn đề và mong con cái không nên đọc. Trong tác phẩm "người Trung Quốc xấu xí" tác giả vạch ra hết những cái hay cái dở của văn hóa "hũ tương" thối Trung Quốc, trong đó có các chuyện của họ. Tôn Trung Sơn (nhớ không nhầm) thậm chí còn nói chuyện Trung Quốc ít đọc là tốt không đọc thì càng tốt (tất nhiên còn nhiều tác phẩm giá trị như Hàn phi Tử, Sử ký Tư mã Thiên... còn mấy chuyện trên không đọc thì tốt). Quay trở lại, tại sao các tác giả lại viết vậy? bối cảnh của nó. nó viết giai đoạn nào? Tư tưởng tác giả... Hà Nội mai lại lạnh, chúng ta lạnh vì đang sống trong một bầu không khí lạnh, chẳng khác những con cá trong "bể " Không khí. Mọi người, các nhà văn cũng nằm trong cái "bể" văn hóa Phương đông. Ta và Trung Quốc chịu ảnh hưởng lớn bởi tam giáo (ít người thoát được): nho giáo, phật giáo, Lão giáo. Chính "ba ông" này tạo ra cái hũ tương (cái bể) thối của văn hóa á đông, nhất là nho giáo. Ở ta rất nhiều học giả phản đối nho giáo coi nó như cản bước khoa học kỹ thuật... điển hình nhất là cụ Phan Khôi. Tư tưởng của Khổng tử có rất nhiều điều đáng nói, tựu chung theo tôi xấu nhiều hơn tốt. Mấy chuyện vừa nêu ở trên được viết trong giai đoạn Nhà Minh ( có thể kể cuối Nguyên đầu Minh) xin mời các ông viết gì thì viết nhưng phải theo tư tưởng "3 ông tam giáo" nói trên. Tam Quốc thì phải trung quân ai chống là phản tặc, Thủy Hử ca ngợi mấy ông ăn thịt người, thảo khấu moi gan ... Mấy ông mặt dày tâm đen được tung hô. Mong rằng con em chúng ta không phải đọc những chuyện trên để làm "vốn sống". Tất nhiên không phải nhân vật nào cũng vậy, nhưng tốt nhất không để con em ta tiếp xúc với thứ "độc dược" đó (Tôn Trung Sơn yêu văn hóa Trung Quốc, con người Trung Quốc... của ông chắc chẳng mấy người bằng còn nói về nó như thế). Thiết nghĩ chúng chỉ như món thuốc lào- độc nhưng ta khó bỏ. Không nên cho trẻ phải hút như cha anh nó.
    Rất lâu rồi lên diễn đàn cờ tướng mới đọc được bài viết hay như vậy ,ai cũng có hiểu biết như vậy thì Vn khác xa rồi !

    Bài viết đã chỉ ra nhiều cái sai lầm của đạo Khổng mà VN bị ảnh hưởng quá nhiều ,người Nhật đã thoát Khổng và đã trở thành 1 cường quốc đúng nghĩa !
    Ai đọc " Người TQ xấu xí " or " Chết bởi tay TQ " sẽ hiểu thêm phần nào cái đạo Khổng mà TQ và VN bị ảnh hưởng ...

    Thủy Hử ,Tam Quốc như các bạn đã bình luận ,có quá nhiều bạo lực ,thủ đoạn , độc ác ,bất công , như Tào Tháo giết cả nhà Lão Bá Xa ... Sau khi chiếm Thành Đô con Bàng Đức giết hết cả họ hàng ,người nhà Quan Vân Trường để trả thù cho Cha .... Người TQ vẫn nhiều người thờ QVT ,MTĐ thế mới biết cái "xấu xí" của người TQ như thế nào .
    Chúng ta bị ảnh hưởng quá nhiều bởi văn hóa TQ ,hồi nhỏ tôi cũng từng say mê thuộc lòng bộ Tam Quốc này ,sau này thì tôi tẩy chay phim ảnh và văn hóa TQ .VN muốn trở thành 1 cường quốc thì việc đầu tiên phải là thoát " Khổng " .

  12. Thích whitelotos, 6789, trung_cadan đã thích bài viết này
  13. #27
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    3,456
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi cobra Xem bài viết
    Đề tài rất hay ! khống phải ông người Úc hoặc dịch giả Trần Đình Hiến phê bình đâu, mà rất nhiều, rất nhiều các học giả uyên thâm phê bình các chuyện trên những mặt rất tệ của nó. Quả thật tôi rất mê những chuyện trên từ bé nhưng sau này thấy nó có nhiều vấn đề và mong con cái không nên đọc. Trong tác phẩm "người Trung Quốc xấu xí" tác giả vạch ra hết những cái hay cái dở của văn hóa "hũ tương" thối Trung Quốc, trong đó có các chuyện của họ. Tôn Trung Sơn (nhớ không nhầm) thậm chí còn nói chuyện Trung Quốc ít đọc là tốt không đọc thì càng tốt (tất nhiên còn nhiều tác phẩm giá trị như Hàn phi Tử, Sử ký Tư mã Thiên... còn mấy chuyện trên không đọc thì tốt). Quay trở lại, tại sao các tác giả lại viết vậy? bối cảnh của nó. nó viết giai đoạn nào? Tư tưởng tác giả... Hà Nội mai lại lạnh, chúng ta lạnh vì đang sống trong một bầu không khí lạnh, chẳng khác những con cá trong "bể " Không khí. Mọi người, các nhà văn cũng nằm trong cái "bể" văn hóa Phương đông. Ta và Trung Quốc chịu ảnh hưởng lớn bởi tam giáo (ít người thoát được): nho giáo, phật giáo, Lão giáo. Chính "ba ông" này tạo ra cái hũ tương (cái bể) thối của văn hóa á đông, nhất là nho giáo. Ở ta rất nhiều học giả phản đối nho giáo coi nó như cản bước khoa học kỹ thuật... điển hình nhất là cụ Phan Khôi. Tư tưởng của Khổng tử có rất nhiều điều đáng nói, tựu chung theo tôi xấu nhiều hơn tốt. Mấy chuyện vừa nêu ở trên được viết trong giai đoạn Nhà Minh ( có thể kể cuối Nguyên đầu Minh) xin mời các ông viết gì thì viết nhưng phải theo tư tưởng "3 ông tam giáo" nói trên. Tam Quốc thì phải trung quân ai chống là phản tặc, Thủy Hử ca ngợi mấy ông ăn thịt người, thảo khấu moi gan ... Mấy ông mặt dày tâm đen được tung hô. Mong rằng con em chúng ta không phải đọc những chuyện trên để làm "vốn sống". Tất nhiên không phải nhân vật nào cũng vậy, nhưng tốt nhất không để con em ta tiếp xúc với thứ "độc dược" đó (Tôn Trung Sơn yêu văn hóa Trung Quốc, con người Trung Quốc... của ông chắc chẳng mấy người bằng còn nói về nó như thế). Thiết nghĩ chúng chỉ như món thuốc lào- độc nhưng ta khó bỏ. Không nên cho trẻ phải hút như cha anh nó.
    hẳn là Phật giáo nằm trong 3 tác nhân làm hỏng người TQ cơ đấy ông anh thử chỉ ra Phật giáo lấp ló chỗ nào trong 2 tác phẩm trên được không? những con người thiển cận đọc sơ vài bài tiểu luận trên mạng,giọpg văn sặc mùi hũ tương thối

    cùng 1 nền tảng Phật giáo,nhưng 1 thời gian dài người ta lãng quên Phật,do đa phần đạo Phật quá cấp tiến,khó hiểu so với mặt bằng tri thức của thời đại,chỉ những tầng lớp tri thức,quý tộc trong xã hội mới tiếp cận được tư duy của đạo này,đâm ra dễ bị ném đá

    ông anh làm ơn hiểu biết thêm 1 chút rồi hãy vào đây bình luận mới lời cao siêu nha.cùng là Phật giáo bị chính Ấn độ ruồng rẫy,qua tới Nhật Bản người ta phát triển thành cả 1 hệ thống tôn giáo sứ Anh đào,sau này khi Nhật Bản hùng mạnh,cả thế giới mới quay về nghiên cứu đạo Phật.trích tạm mấy câu của 1 lão bác học lẩm cẩm nói thế này về đạo Phật bác ah

    “Tôn giáo tương lai sẽ là tôn giáo toàn cầu”

    Vượt lên mọi thần linh giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm trọng thể gồm mọi phương diện trên. Trong cái nhất thể đầy ý nghĩa. Chỉ có Đạo Phật đáp ứng đủ điều kiện đó.

    “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu được mọi nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo”

    “Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học”

    “Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để theo khoa học vì Phật giáo bao gồm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học”

    “Tôi là một người không tôn giáo. Nhưng nếu có Tôn giáo thì Tôi phải là một Phật tử. Vì những gì Tôi hiểu biết bây giờ thì mấy ngàn năm qua Kinh Phật đã nói hết rồi”
    ông bạn thử hỏi anh gú gồ để xem lão già lẩm cẩm đấy là ai nhé chắc cũng giúp ích cho ông trong 1 bài triết lý nào đó,ở nơi khác nhé

  14. Thích trung_cadan, Thợ Điện, 6789 đã thích bài viết này
    Không thích cobra không thích bài viết này
  15. #28
    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    1,328
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    các bác bàn làm sao cho nó hóm hỉnh độc đáo, vậy mới vui chứ không nên đi sâu vào các vấn đề khó hiểu, hoặc đọc được ba cái lăng nhăng trên mạng rồi lấy đó lên đây tán chiện, con ruồi bay qua Tab còn biết con nào đực con nào cái, nữa là mấy cái cồng trên mạng. nhất là các trang Web nhạy cảm.

    vấn đề này mỗi người một ý, không thể như một cộng một bằng hai như toán học được, anh này nghĩ là đúng nhưng đối với anh kia là sai, anh nào giải trình tốt hơn thì người đó thắng.

  16. Thích whitelotos, 123456, trung_cadan đã thích bài viết này
  17. #29
    Ngày tham gia
    May 2011
    Bài viết
    207
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi gg11gg Xem bài viết
    nói tới nói lui tôi thấy ko có ai có cái nhìn khách quan hết vậy. chỉ với 1 cái nhìn biên kiến thiển cận cá nhân, mà bình cả 1 thời đại.
    chẳng khác con cóc ngồi đáy giếng , nhìn lên miệng giếng chỉ thấy bầu trời, nhỏ như cái nón lá, rồi kết luận bầu trời chỉ là thế,
    than ôi việt nam, người tài chết hết rồi sao, tiếc thay.
    Xét một cách khách quan, trong chúng ta ai cũng là một con cóc ngồi trong cái giếng của mình.
    Cái giếng của chúng ta có thể coi như là thế giới quan của mỗi người, được hình thành thông qua kiến thức, suy nghĩ của mỗi người. Cái gọi là trời hay là chân lý trong Phật giáo gì đấy chỉ có thể có với các bậc thành nhân, khi đó nó là cái "không thể chứng vì không có gì để chứng", hiểu nôm na là không còn bất kỳ một thành kiến nào cả. Là con người, thì đương nhiên không làm thế đc, nên chúng ta có lẽ đều là cóc ngồi đáy giếng, và mỗi cái giếng có độ nông sâu, bề rộng khác nhau mà thôi.
    Có những con cóc hiểu đc lý lẽ đó, chấp nhận đc ý tưởng mới. Nhưng cũng có nhiều con cóc ghẻ, coi cái giếng của mình là tốt nhât và coi mấy cái giếng khác là đồ bỏ đi. Mấy con cóc ghẻ đó có khi cả đời không dám bước chân lên miệng giếng để chấp nhận là cũng có nhiều cái giếng khác co khi to đẹp hơn cái giếng của mình
    Dụng công thực hành đạo đức sẽ không còn đạo đức
    http://www.ep.liu.se/PubList/Default.aspx?userid=xuatr28

  18. #30
    Ngày tham gia
    May 2014
    Bài viết
    348
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi whitelotos Xem bài viết
    Xét một cách khách quan, trong chúng ta ai cũng là một con cóc ngồi trong cái giếng của mình.
    Cái giếng của chúng ta có thể coi như là thế giới quan của mỗi người, được hình thành thông qua kiến thức, suy nghĩ của mỗi người. Cái gọi là trời hay là chân lý trong Phật giáo gì đấy chỉ có thể có với các bậc thành nhân, khi đó nó là cái "không thể chứng vì không có gì để chứng", hiểu nôm na là không còn bất kỳ một thành kiến nào cả. Là con người, thì đương nhiên không làm thế đc, nên chúng ta có lẽ đều là cóc ngồi đáy giếng, và mỗi cái giếng có độ nông sâu, bề rộng khác nhau mà thôi.
    Có những con cóc hiểu đc lý lẽ đó, chấp nhận đc ý tưởng mới. Nhưng cũng có nhiều con cóc ghẻ, coi cái giếng của mình là tốt nhât và coi mấy cái giếng khác là đồ bỏ đi. Mấy con cóc ghẻ đó có khi cả đời không dám bước chân lên miệng giếng để chấp nhận là cũng có nhiều cái giếng khác co khi to đẹp hơn cái giếng của mình
    đã là giếng thì, dù có to đẹp đến mấy thì cũng trong phạm vi là cái giếng, tại sao ta lại ko chịu bỏ hết tất cả cái giếng để thấy 1 bầu trời nhỉ, cái mà tôi ví dụ là để cho hiểu, và ngụ ý kêu các bạn thoát ra khỏi cái giếng chứ ko phải kêu bạn so sánh cái giếng này giếng nọ,
    cũng giống như thầy thuốc cho thuốc, ko chịu uống cứ đem thuốc ra mổ xẽ so sánh thì đến bao giờ mới hết bệnh chứ ku.
    Lần sửa cuối bởi gg11gg, ngày 27-11-2014 lúc 05:16 PM.
    .......Kẻ đánh cắp trí tuệ...........

Thủy Hử, Tam Quốc đều "có vấn đề"?
Trang 3 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68