Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Thủy Hử, Tam Quốc đều "có vấn đề"?
Close
Login to Your Account
Trang 1 của 6 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 54
  1. #1
    Ngày tham gia
    May 2011
    Bài viết
    207
    Post Thanks / Like

    Mặc định Thủy Hử, Tam Quốc đều "có vấn đề"?

    Link gốc của bài viết
    http://vietbao.vn/Van-hoa/Thuy-Hu-Ta.../75162866/105/
    ...............
    Cách đây không lâu, khi giáo sư Đại Học Quốc gia Australia, Bill Jenner đưa ra nghi ngờ của mình về giá trị tinh thần của tiểu thuyết “Thuỷ Hử”, ngay lập tức đã gây ra những cuộc tranh luận rôm rả từ phía độc giả.

    Không ít người tỏ ra hồ nghi lập luận của học giả này, bởi từ bao đời nay, Thuỷ hử đã trở thành 1 trong “Lục tài tử thư” của Trung Quốc (do Kim Thánh Thán, một nhà phê bình văn học có tiếng đời Minh-Thanh xếp hạng và được nhiều người công nhận). Gồm: Ly Tao của Khuất Nguyên, Nam Hoa kinh của Trang tử, Sử ký của Tư Mã Thiên, thơ Đỗ Phủ, Thuỷ Hử của Thi Nại Am và Tây Sương ký của Vương Thực Phủ.

    Nghi ngờ giá trị tinh thần của Thủy hử

    Cái gọi là các anh hùng hảo hán trong sách ra tay choảng nhau thường gây ra tổn thương cho bản thân và người nhà, chỉ vì để chứng tỏ võ công của mình mà họ sử dụng bạo lực, làm hại kẻ khác. Xét về ý nghĩa ấy thì Thủy hử là một bộ tiểu thuyết bệnh hoạn. Trong đó việc tuyên truyền ca ngợi quan niệm bạo lực và nghĩa khí anh em kiểu lưu manh thì không có chút ý nghĩa xây dựng nào cả.

    (GS Bill Jenner - ĐHQG Australia, người nhiều năm nghiên cứu văn học cổ điển TQ, từng dịch Tây Du Ký ra tiếng Anh).

    Người ta cũng không ngớt lời ca ngợi tính cách anh hùng, nghĩa khí hảo hán của các nhân vật trong đó. Tại Việt Nam, Thủy hử cũng là niềm say mê của nhiều thế hệ độc giả.

    Gần đây, dịch giả Trần Đình Hiến, một chuyên gia nghiên cứu về văn hóa Trung Quốc, trong cuộc hội thảo về tiểu thuyết Tô tem Sói, cũng bày tỏ thái độ phản đối của ông đối với Thủy hử và thậm chí, cả Tam quốc chí.

    Trao đổi với VTC News, ông nói:

    - Hồi còn trẻ, tôi mê mải đọc Thuỷ hử, thậm chí nhớ từng chương, từng đoạn, từng nhân vật một. Bản lĩnh anh hùng, dám đứng tách ra khỏi thể chế phong kiến, dám làm dám chịu, có thù phải trả, có oán phải báo… vừa đọc vừa cảm giác trong người cũng nóng dần lên, quả thật sức hấp dẫn của Thuỷ hử là không cần phải bàn, nó lý giải tại sao bao nhiêu năm nay người ta đọc, tìm hiểu, và dựng thành phim không biết bao nhiêu lần. Nhưng đến giờ thì tôi đồng tình với nhận xét của giáo sư Bill Jenner.
    Thuy Hu Tam Quoc deu co van de
    Dịch giả Trần Đình Hiến phát biểu tại buổi hội thảo về Tôtem sói.

    - Ông nghi ngờ như thế nào?

    - Không chỉ nghi ngờ, tôi còn cho rằng cần phải đặt Thủy hử lên bàn mổ, để chỉ tận tay từng dấu hiệu bệnh tật của nó. Bill Jenner đã đưa ra những mặt hạn chế từ nhân vật, bối cảnh thời đại, mục đích, ý nghĩa câu chuyện… và tôi đồ rằng không một ai có thể lật lại được lập luận của ông. Tuy nhiên là một người nước ngoài, ông mới chỉ “bắt bệnh” mà chưa chỉ ra được căn nguyên gây bệnh.

    - Chẳng lẽ không có nổi một ý nghĩa nào cho cả thiên truyện?

    - Có chứ, Thủy hử mang ý nghĩa chống bất công rõ nét. Nhưng không có bất cứ một tiêu chí chung nào được đặt ra cho chữ “chống bất công”. Các nhân vật gắn với nhau theo kiểu giang hồ đúng nghĩa, chỉ có 2 điều khẳng định chất hảo hán trong họ là: không được bán rẻ bạn bè và không háo sắc. Họ có thể cướp của giết người, cướp pháp trường, chiếm cứ một vùng lập ấp thảo… nhưng không thể bội phản chữ tín với nhau.

    Toàn bộ nhân vật của truyện đều cố gắng tránh xa đàn bà, để giữ gìn chất anh hùng của họ. Điển hình nhất là Tống Giang lấy vợ và ngủ riêng ngay đêm tân hôn, vậy thì tránh sao được việc vợ họ bám víu vào người khác để được sống bình thường!? Lý Quỳ bị đẩy đến mức cao nhất cho “mã nhân vật” này, ghét đàn bà, yêu Tống Giang đến mức trong mơ cũng không dám làm đại ca giận, nhưng sẵn sàng vác búa đến đập vỡ đầu Tống Giang, chỉ vì nghe phong thanh sự tằng tịu của ông với Lý Sư Sư.

    Trong cả thảy 108 nhân vật của Thủy hử , chỉ duy nhất một người có vợ thì cục mịch, ngây độn, tướng ngũ đoản, xấu xí, bất tài nhất. Đây chính là điểm mấu chốt khẳng định sự “có vấn đề” của các nhân vật trong truyện, phải gọi họ là robot thì chính xác hơn là những con người.

    Thuy Hu Tam Quoc deu co van de

    "Thế thiên hành đạo" nhưng lại... có vấn đề?

    - Vậy họ đại diện cho điều gì?

    - Cho những kẻ giang hồ, có nghĩa khí đấy nhưng là nghĩa khí giang hồ, chẳng phải vì chính nghĩa, vì bất công hay vì dân nghèo gì hết, chỉ vì cái dòng máu ấy thôi.

    - Ở trên ông nói giáo sư Bill Jenner mới chỉ "bắt bệnh"?

    - Nghĩa là chưa nhìn sâu xa hơn vào nguyên nhân sản sinh ra những nhân vật robot đó, nó bắt nguồn từ một nền văn hóa “có vấn đề”, mà chính xác hơn là từ khi đạo Khổng được nhà Hán đưa vào để cai trị quốc gia. Những “tam cương”, “ngũ thường”… gò chết con người vào luân lý xã hội, chỉ còn bổn phận là tồn tại.
    Thuy Hu Tam Quoc deu co van de
    "Tam quốc chí" cũng có vấn đề?

    Duyệt lại “đệ nhất thư” Tam Quốc chí, càng thấy bất ổn. Họ chỉ là những mảng tính cách được đẩy đến cực hạn: nhân từ như Lưu Bị, trung thành như Quan Công, giảo quyệt như Tào Tháo… cũng lánh xa phụ nữ.

    Lưu Bị lấy vợ chỉ vì mục đích chính trị, Khổng Minh gọi vợ mình là “xú”, và nếu ai tinh ý sẽ nhận ra chỉ có Triệu Tử Long được xem là anh hùng trọn vẹn, chết già trên giường, vì cả đời không sờ vào đàn bà.

    Thực sự, tác phẩm này đã tạo dựng nên những mẫu người điển hình cho xã hội phong kiến noi theo, thích môtíp nào thì hành xử như thế.

    - Còn “Đông Chu Liệt Quốc”?

    - Bộ này lại phải liệt vào một dòng khác, những nhân vật “có vấn đề” cũng xuất hiện, nhưng bối cảnh lịch sử của nó lại hẹp hơn, sự kiện vụn lẻ chứ không xuyên suốt và trên diện rộng như Tam Quốc chí.

    Điều đáng nói ở Tam Quốc chí là những nhân vật ấy lại đại diện cho giai tầng trên của xã hội, và còn gì nguy hiểm bằng nếu như bất cứ một người Trung Quốc nào cũng lánh xa vợ mình để được làm đại trượng phu. Không cần phải bàn thì ai cũng biết là con người phải có “nhân tình, nhân tính, nhân dục”, bây giờ gạt bỏ mọi bản năng tự nhiên, bỏ chữ “con” đi, thì liệu chữ “người” còn tồn tại được không.

    - Xin cảm ơn ông!


    Lương Nguyên (thực hiện)
    Việt Báo (Theo_VTC News)
    ..............................................
    Không biết có topic nào tương tự không, nhưng em ngại tìm nên lập cái mới
    Dụng công thực hành đạo đức sẽ không còn đạo đức
    http://www.ep.liu.se/PubList/Default.aspx?userid=xuatr28

  2. Không thích tramphungchau không thích bài viết này
  3. #2
    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    1,328
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    đọc mấy bài nghiên cứu nghiên rả của mấy ông này thì đọc cho vui thôi anh Táo tầu ạh

    các nhà văn Mỹ sao có nhiều tác phẩm hay như vậy, vì cách học văn bình văn của họ khác nhiều nền văn hoc ở chế độ độc tài khác, cách dạy và bình văn bên đó , người thầy chỉ đưa ra ý kiến, học viên bình, đúng sai không quan trọng miễn là thấy hợp lý.

    cá nhân tôi đọc Thủy Hử từ năm chưa đến mười tuổi, đến bây giờ vẫn thích, đọc hai ba lần vẫn thấy thích, và phục tài văn chương của Thi Nại Am, nhĩa khí ngút trời của những hảo hán Lương Sơn bạc.

    108 anh hùng Lương sơn không ai muốn đi ăn cướp cả, Lâm Xung, Dương Chí, Lư Tuân Ngĩa, đều là các chức quan nhỏ , hoăc phú gia, bị dồn nén không còn đường thoát thân mới phải đi đến bãi Lương sơn

    Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng, .... đều là những người dân lương thiện, Lỗ thấy cảnh người hát rong bị chèn ép không tiếc cả tấm thân tiền bạc cứu vớt học, Võ Tòng rồi Sử Tiến toàn người nhân nghĩa, đánh hổ cứu dân, Sử Tiến đánh lũ cướp Chu Vũ cứu dân, trên đường bị giải đi đày những người này có ý giết sai nha đi làm cướp ngay đâu?

    tác giả bình luận bài viết trên có nhiều chỗ không ngửi được đâu nhé, các anh hùng Lương Sơn dìm người ta là lưu manh, tôi đọc đi đọc lại chả thấy họ lưu manh cái gì cả, ho là tầng lớp bình dân, sống hào hiệp, nhân nghĩa như vậy đã đủ chưa? ông bình văn kia đòi người ta có sức vác núi chuyển sông - giúp dân .. đó là điều không thể nhé, nếu anh nhà văn nào cố ép một anh tiều phu chả học hành gì lên chức nguyên soái ... đó là chuyện cổ tich thôi nhé.

  4. Không thích cobra không thích bài viết này
  5. #3
    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    1,328
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    anh Whitelotos sen trắng tôi hay gọi thân mật là anh táo tầu hehe!

    thẩm văn khó lắm, Kim Thánh Thán bình văn Thủy Hử, nhưng ông ấy sống dười triều nhà Thanh cởi mở hơn rất nhiều nếu ông ấy sống ở thời kỳ nhà Tống, triều vua Tống Huy Tông, chúng ta ở thế kỷ 20 lại nên có cái nhìn khác, tất nhiên Kim nói có nhiều cái đúng, nhưng chúng ta không thể tin mọi điều được, cần xem xét vấn đề một cách logic.

    đọc Bố già, tiếng gọi nơi hoang dã.., cần phải có chút hiểu biết về thực tế xã hội của Mỹ nhưng năm nội chiến ở đó, mới thấy cái hay, cái dở, bút pháp nhà văn ra làm sao. chứ đếch biết gì lấy cái oai tiến sĩ, giáo sư này nọ áp người đọc văn ý kiến mình đúng thì quả thật hơi buồn cười
    Lần sửa cuối bởi Alent_Tab, ngày 25-11-2014 lúc 07:21 AM.

  6. Không thích cobra không thích bài viết này
  7. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2014
    Bài viết
    16
    Post Thanks / Like

    Thumbs up

    Trích dẫn Gửi bởi whitelotos Xem bài viết
    Link gốc của bài viết
    http://vietbao.vn/Van-hoa/Thuy-Hu-Ta.../75162866/105/
    ...............
    Cách đây không lâu, khi giáo sư Đại Học Quốc gia Australia, Bill Jenner đưa ra nghi ngờ của mình về giá trị tinh thần của tiểu thuyết “Thuỷ Hử”, ngay lập tức đã gây ra những cuộc tranh luận rôm rả từ phía độc giả.

    Không ít người tỏ ra hồ nghi lập luận của học giả này, bởi từ bao đời nay, Thuỷ hử đã trở thành 1 trong “Lục tài tử thư” của Trung Quốc (do Kim Thánh Thán, một nhà phê bình văn học có tiếng đời Minh-Thanh xếp hạng và được nhiều người công nhận). Gồm: Ly Tao của Khuất Nguyên, Nam Hoa kinh của Trang tử, Sử ký của Tư Mã Thiên, thơ Đỗ Phủ, Thuỷ Hử của Thi Nại Am và Tây Sương ký của Vương Thực Phủ.

    Nghi ngờ giá trị tinh thần của Thủy hử

    Cái gọi là các anh hùng hảo hán trong sách ra tay choảng nhau thường gây ra tổn thương cho bản thân và người nhà, chỉ vì để chứng tỏ võ công của mình mà họ sử dụng bạo lực, làm hại kẻ khác. Xét về ý nghĩa ấy thì Thủy hử là một bộ tiểu thuyết bệnh hoạn. Trong đó việc tuyên truyền ca ngợi quan niệm bạo lực và nghĩa khí anh em kiểu lưu manh thì không có chút ý nghĩa xây dựng nào cả.

    (GS Bill Jenner - ĐHQG Australia, người nhiều năm nghiên cứu văn học cổ điển TQ, từng dịch Tây Du Ký ra tiếng Anh).

    Người ta cũng không ngớt lời ca ngợi tính cách anh hùng, nghĩa khí hảo hán của các nhân vật trong đó. Tại Việt Nam, Thủy hử cũng là niềm say mê của nhiều thế hệ độc giả.

    Gần đây, dịch giả Trần Đình Hiến, một chuyên gia nghiên cứu về văn hóa Trung Quốc, trong cuộc hội thảo về tiểu thuyết Tô tem Sói, cũng bày tỏ thái độ phản đối của ông đối với Thủy hử và thậm chí, cả Tam quốc chí.

    Trao đổi với VTC News, ông nói:

    - Hồi còn trẻ, tôi mê mải đọc Thuỷ hử, thậm chí nhớ từng chương, từng đoạn, từng nhân vật một. Bản lĩnh anh hùng, dám đứng tách ra khỏi thể chế phong kiến, dám làm dám chịu, có thù phải trả, có oán phải báo… vừa đọc vừa cảm giác trong người cũng nóng dần lên, quả thật sức hấp dẫn của Thuỷ hử là không cần phải bàn, nó lý giải tại sao bao nhiêu năm nay người ta đọc, tìm hiểu, và dựng thành phim không biết bao nhiêu lần. Nhưng đến giờ thì tôi đồng tình với nhận xét của giáo sư Bill Jenner.
    Thuy Hu Tam Quoc deu co van de
    Dịch giả Trần Đình Hiến phát biểu tại buổi hội thảo về Tôtem sói.

    - Ông nghi ngờ như thế nào?

    - Không chỉ nghi ngờ, tôi còn cho rằng cần phải đặt Thủy hử lên bàn mổ, để chỉ tận tay từng dấu hiệu bệnh tật của nó. Bill Jenner đã đưa ra những mặt hạn chế từ nhân vật, bối cảnh thời đại, mục đích, ý nghĩa câu chuyện… và tôi đồ rằng không một ai có thể lật lại được lập luận của ông. Tuy nhiên là một người nước ngoài, ông mới chỉ “bắt bệnh” mà chưa chỉ ra được căn nguyên gây bệnh.

    - Chẳng lẽ không có nổi một ý nghĩa nào cho cả thiên truyện?

    - Có chứ, Thủy hử mang ý nghĩa chống bất công rõ nét. Nhưng không có bất cứ một tiêu chí chung nào được đặt ra cho chữ “chống bất công”. Các nhân vật gắn với nhau theo kiểu giang hồ đúng nghĩa, chỉ có 2 điều khẳng định chất hảo hán trong họ là: không được bán rẻ bạn bè và không háo sắc. Họ có thể cướp của giết người, cướp pháp trường, chiếm cứ một vùng lập ấp thảo… nhưng không thể bội phản chữ tín với nhau.

    Toàn bộ nhân vật của truyện đều cố gắng tránh xa đàn bà, để giữ gìn chất anh hùng của họ. Điển hình nhất là Tống Giang lấy vợ và ngủ riêng ngay đêm tân hôn, vậy thì tránh sao được việc vợ họ bám víu vào người khác để được sống bình thường!? Lý Quỳ bị đẩy đến mức cao nhất cho “mã nhân vật” này, ghét đàn bà, yêu Tống Giang đến mức trong mơ cũng không dám làm đại ca giận, nhưng sẵn sàng vác búa đến đập vỡ đầu Tống Giang, chỉ vì nghe phong thanh sự tằng tịu của ông với Lý Sư Sư.

    Trong cả thảy 108 nhân vật của Thủy hử , chỉ duy nhất một người có vợ thì cục mịch, ngây độn, tướng ngũ đoản, xấu xí, bất tài nhất. Đây chính là điểm mấu chốt khẳng định sự “có vấn đề” của các nhân vật trong truyện, phải gọi họ là robot thì chính xác hơn là những con người.

    Thuy Hu Tam Quoc deu co van de

    "Thế thiên hành đạo" nhưng lại... có vấn đề?

    - Vậy họ đại diện cho điều gì?

    - Cho những kẻ giang hồ, có nghĩa khí đấy nhưng là nghĩa khí giang hồ, chẳng phải vì chính nghĩa, vì bất công hay vì dân nghèo gì hết, chỉ vì cái dòng máu ấy thôi.

    - Ở trên ông nói giáo sư Bill Jenner mới chỉ "bắt bệnh"?

    - Nghĩa là chưa nhìn sâu xa hơn vào nguyên nhân sản sinh ra những nhân vật robot đó, nó bắt nguồn từ một nền văn hóa “có vấn đề”, mà chính xác hơn là từ khi đạo Khổng được nhà Hán đưa vào để cai trị quốc gia. Những “tam cương”, “ngũ thường”… gò chết con người vào luân lý xã hội, chỉ còn bổn phận là tồn tại.
    Thuy Hu Tam Quoc deu co van de
    "Tam quốc chí" cũng có vấn đề?

    Duyệt lại “đệ nhất thư” Tam Quốc chí, càng thấy bất ổn. Họ chỉ là những mảng tính cách được đẩy đến cực hạn: nhân từ như Lưu Bị, trung thành như Quan Công, giảo quyệt như Tào Tháo… cũng lánh xa phụ nữ.

    Lưu Bị lấy vợ chỉ vì mục đích chính trị, Khổng Minh gọi vợ mình là “xú”, và nếu ai tinh ý sẽ nhận ra chỉ có Triệu Tử Long được xem là anh hùng trọn vẹn, chết già trên giường, vì cả đời không sờ vào đàn bà.

    Thực sự, tác phẩm này đã tạo dựng nên những mẫu người điển hình cho xã hội phong kiến noi theo, thích môtíp nào thì hành xử như thế.

    - Còn “Đông Chu Liệt Quốc”?

    - Bộ này lại phải liệt vào một dòng khác, những nhân vật “có vấn đề” cũng xuất hiện, nhưng bối cảnh lịch sử của nó lại hẹp hơn, sự kiện vụn lẻ chứ không xuyên suốt và trên diện rộng như Tam Quốc chí.

    Điều đáng nói ở Tam Quốc chí là những nhân vật ấy lại đại diện cho giai tầng trên của xã hội, và còn gì nguy hiểm bằng nếu như bất cứ một người Trung Quốc nào cũng lánh xa vợ mình để được làm đại trượng phu. Không cần phải bàn thì ai cũng biết là con người phải có “nhân tình, nhân tính, nhân dục”, bây giờ gạt bỏ mọi bản năng tự nhiên, bỏ chữ “con” đi, thì liệu chữ “người” còn tồn tại được không.

    - Xin cảm ơn ông!


    Lương Nguyên (thực hiện)
    Việt Báo (Theo_VTC News)
    ..............................................
    Không biết có topic nào tương tự không, nhưng em ngại tìm nên lập cái mới
    Nhân vô thập toàn!
    Chín người nhưng mà mười ý
    Câu chuyện nhỏ này ai cũng biết mình xin nhắc lại mọi người cùng nghe.
    HAI CHA CON & CON LỪA

    Một trong những câu chuyện ngụ ngôn mà người ta thường kể cho con cái nghe nhất đó là câu chuyện: "Hai cha con và con lừa". Có hai cha con dắt con lừa ra chợ bán. Cha ngồi trên lưng lừa, con đi bộ theo sau. Người đi đường thấy thế bèn nói: "Cha gì mà không biết thương con! Ngồi trễm trệ trên lưng lừa, trong khi con phải đi bộ!". Nghe vậy, người cha bèn nhảy xuống khỏi lưng lừa và nhường cho con cưỡi lừa. Ði được một chốc, hai cha con lại nghe người hai bên đường chỉ trích: "Ðồ con bất hiếu, ngồi ung dung trên lưng lừa, trong khi cha lại đi cuốc bộ". Nghe như vậy, hai cha con mới bảo nhau: "Chỉ còn một cách để cho thiên hạ khỏi nói là hai ta cùng cưỡi lừa".

    Thế là hai cha con cùng leo lên lưng lừa. Nhưng đi được một quãng, họ lại bắt đầu nghe một lời phê bình khác: "Thật là đồ vô nhân đạo! Làm sao con lừa chịu đựng cả một sức nặng như thế".

    Nghe thế, hai cha con lại vội nhảy xuống khỏi lưng lừa. Lần này thì cũng có người phê bình: "Ðồ dại dột, có lừa mà không dám cưỡi lại phải đi bộ". Hai cha con không biết nghĩ sao, đành phải nai lưng khiêng con lừa đến chợ.

    Ðôi khi chúng ta cũng bị ảnh hưởng rất nhiều vì những lời khen chê của thiên hạ. Dĩ nhiên chúng ta cần phải biết lắng nghe những ý kiến xây dựng của những người có thiện chí muốn giúp đỡ chúng ta. Tuy nhiên chúng ta không nên để mình bị "rung động" bởi những lời dèm pha thiếu nền tảng của người khác.
    Tác phẩm Thủy Hử - Tam Quốc Chí nhìn nhận từ nhiều góc độ.
    Bây giờ nhìn nhận nội dung sẽ ko đúng với hoàn cảnh hiện tại <có pháp luật can thiệp> nên ...
    Với lại Người Trung Quốc hay viết ca người Người Trung Quốc
    La Quán Trung viết theo lối "ủng Lưu phản Tào"
    Theo quan điểm cá nhân
    Mình thấy 2 tác phẩm này vẫn còn nguyên giá trị!
    Sang Thiên Hà
    0947122255
    THIEN HA EVENT

  8. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2014
    Bài viết
    28
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Có mùi vi phạm nội quy diễn đàn đấy gg11gg

  9. Thích phieumien, 6789, dinhhoang_208, TuongLong, trung_cadan đã thích bài viết này
  10. #6
    Ngày tham gia
    May 2011
    Bài viết
    207
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Sự thật chuyện ăn thịt người ở Trung Quốc
    http://www.tienphong.vn/the-gioi/su-...uoc-579975.tpo
    ........................................
    Trong cuốn Thủy Hử của tác giả Thi Nại Am, Tống Giang còn gọi là Tống Áp Ty, Tống Công Minh hay Cập Thời Vũ, nhân vật có thật sống vào thế kỷ XII dưới thời Tống Huy Tông trước khi trở thành thủ lĩnh của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc từng suýt bị giết để lấy gan làm thuốc giải rượu cho đầu lĩnh Trương Anh.

    Một trong 3 nữ tướng dưới trướng Tống Giang, Tôn Nhị Nương, biệt danh “Mẫu dạ xoa”, một trong 72 Địa Sát Tinh của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc từng hành nghề “bán thịt người”.

    Thủy Hử nói rằng, là phụ nữ sắc sảo, tinh thông võ thuật, ăn mặc diêm dúa nên Tôn Nhị Nương khá thành công cùng với chồng là Trương Thanh trong việc mở quán rượu ở đồi Thập Tự, đánh thuốc mê, cướp tài sản, xả thịt để bán như thịt trâu, thịt bò và làm nhân bánh bao.

    Võ Tòng, anh hùng đả hổ từng suýt chết dưới tay Tôn Nhị Nương khi đang trên đường đi đầy qua quán rượu ở đồi Thập Tự.

    Sau đó, họ kết nghĩa huynh đệ và cùng lên Nhị Long Sơn đầu quân với Hòa thượng Lỗ Trí Thâm trước khi về với Tống Giang.

    .......................

    Đến thời tống mà vẫn man rợ nhỉ
    Dụng công thực hành đạo đức sẽ không còn đạo đức
    http://www.ep.liu.se/PubList/Default.aspx?userid=xuatr28

  11. #7
    Ngày tham gia
    Oct 2010
    Bài viết
    60
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Đề tài rất hay ! khống phải ông người Úc hoặc dịch giả Trần Đình Hiến phê bình đâu, mà rất nhiều, rất nhiều các học giả uyên thâm phê bình các chuyện trên những mặt rất tệ của nó. Quả thật tôi rất mê những chuyện trên từ bé nhưng sau này thấy nó có nhiều vấn đề và mong con cái không nên đọc. Trong tác phẩm "người Trung Quốc xấu xí" tác giả vạch ra hết những cái hay cái dở của văn hóa "hũ tương" thối Trung Quốc, trong đó có các chuyện của họ. Tôn Trung Sơn (nhớ không nhầm) thậm chí còn nói chuyện Trung Quốc ít đọc là tốt không đọc thì càng tốt (tất nhiên còn nhiều tác phẩm giá trị như Hàn phi Tử, Sử ký Tư mã Thiên... còn mấy chuyện trên không đọc thì tốt). Quay trở lại, tại sao các tác giả lại viết vậy? bối cảnh của nó. nó viết giai đoạn nào? Tư tưởng tác giả... Hà Nội mai lại lạnh, chúng ta lạnh vì đang sống trong một bầu không khí lạnh, chẳng khác những con cá trong "bể " Không khí. Mọi người, các nhà văn cũng nằm trong cái "bể" văn hóa Phương đông. Ta và Trung Quốc chịu ảnh hưởng lớn bởi tam giáo (ít người thoát được): nho giáo, phật giáo, Lão giáo. Chính "ba ông" này tạo ra cái hũ tương (cái bể) thối của văn hóa á đông, nhất là nho giáo. Ở ta rất nhiều học giả phản đối nho giáo coi nó như cản bước khoa học kỹ thuật... điển hình nhất là cụ Phan Khôi. Tư tưởng của Khổng tử có rất nhiều điều đáng nói, tựu chung theo tôi xấu nhiều hơn tốt. Mấy chuyện vừa nêu ở trên được viết trong giai đoạn Nhà Minh ( có thể kể cuối Nguyên đầu Minh) xin mời các ông viết gì thì viết nhưng phải theo tư tưởng "3 ông tam giáo" nói trên. Tam Quốc thì phải trung quân ai chống là phản tặc, Thủy Hử ca ngợi mấy ông ăn thịt người, thảo khấu moi gan ... Mấy ông mặt dày tâm đen được tung hô. Mong rằng con em chúng ta không phải đọc những chuyện trên để làm "vốn sống". Tất nhiên không phải nhân vật nào cũng vậy, nhưng tốt nhất không để con em ta tiếp xúc với thứ "độc dược" đó (Tôn Trung Sơn yêu văn hóa Trung Quốc, con người Trung Quốc... của ông chắc chẳng mấy người bằng còn nói về nó như thế). Thiết nghĩ chúng chỉ như món thuốc lào- độc nhưng ta khó bỏ. Không nên cho trẻ phải hút như cha anh nó.
    Lần sửa cuối bởi cobra, ngày 25-11-2014 lúc 04:30 PM.

  12. Thích Tvsi, Thợ Điện, DuongChi, 6789, trung_cadan, Alent_Tab, whitelotos đã thích bài viết này
    Không thích 123456 không thích bài viết này
  13. #8
    Ngày tham gia
    May 2011
    Bài viết
    207
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Không liên quan, nhưng chúc mừng sinh nhật bác rắn, em đoán có chúc trên fb bác cũng chả đọc đâu nên chúc ở đây luôn
    Dụng công thực hành đạo đức sẽ không còn đạo đức
    http://www.ep.liu.se/PubList/Default.aspx?userid=xuatr28

  14. Thích 6789, trung_cadan, Alent_Tab đã thích bài viết này
  15. #9
    Ngày tham gia
    Oct 2010
    Bài viết
    60
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Cám ơn chú !

  16. Thích Thợ Điện, trung_cadan, Alent_Tab, whitelotos đã thích bài viết này
  17. #10
    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    1,328
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    chúc mừng sinh nhật bác Rắn ráo nhé! chúc bác luôn khỏe mạnh, hanh phúc và tìm được nhiều niềm vui!

  18. Thích 6789, trung_cadan, whitelotos đã thích bài viết này
Thủy Hử, Tam Quốc đều "có vấn đề"?
Trang 1 của 6 123 ... CuốiCuối

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68