Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Thi đấu nội bộ cờ tướng học sinh: Lê Trí Bách (lớp 3) - Ngô Xuân Gia Huy (lớp 3)
Close
Login to Your Account
Kết quả 1 đến 8 của 8
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    42,464
    Post Thanks / Like

    Mặc định Thi đấu nội bộ cờ tướng học sinh: Lê Trí Bách (lớp 3) - Ngô Xuân Gia Huy (lớp 3)

    Căn cứ vào nhu cầu thực tế và mục đích phổ biến môn cờ tướng đến lứa tuổi học sinh, tạo ra sân chơi lành mạnh giúp trẻ em phát triển tư duy và các kỹ năng giao tiếp, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cờ tướng, Học Viện Thăng Long Kỳ Đạo tuyển sinh lớp học cờ tướng cho trẻ em hè 2015.




    Lịch học:
    Tối thứ 4 và tối thứ 6 hàng tuần, thời gian: 19g30 đến 21 giờ.
    Địa điểm: Quán cafe Trung Cadan, số 19 ngõ 178 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội (Đối diện công viên 1/6; bên cạnh bệnh viện Đống Đa).

    Giảng dạy: thầy Nguyễn Hưng Hải, cựu đội tuyển cờ tướng trẻ Hà Nội, lãnh đội CLB cờ tướng Học Viện Thăng Long Kỳ Đạo.

    Tổ chức và quản lý :

    - Phạm Thanh Trung ( admin diễn đàn Thanglongkydao.com )

    Nội dung khoá học:

    - Học cờ tướng bài bản từ đầu, cách chơi cờ tướng cơ bản
    - Cách ghi chép, đọc biên bản ván đấu, sử dụng đồng hồ khi thi đấu
    - Học những nguyên tắc khai cục, những loại hình khai cục căn bản nhất của cờ tướng
    - Giải các bài tập tàn cuộc, sát cục cơ bản
    - Được tham gia thi đấu và vui chơi cùng các bạn

    Học phí: 80.000 đ/ 1 buổi

    Liên lạc : hunghai1111@gmail.com Mr Hải 0988674911. Mr Trung: 0989896668
    CÓ CHỖ ĐỨNG , CỨNG CHỖ ĐÓ

    Đăng Ký tham gia Học cờ trực tuyến - Học cờ online - Cơ hội nâng cao kỳ nghệ cùng kiện tướng quốc gia Vũ Hữu Cường , Bình luận viên kiêm nhà tổ chức Phạm Thanh Trung :


    CHAT ZALO : 0935356789



    Website học cờ trực tuyến : http://hocco.vn/



  2. #2
    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    3,239
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Đến với lớp học cờ tướng cho trẻ em của Học Viện Thăng Long Kỳ Đạo, các em vừa được vui chơi, phát triển trí tuệ tư duy, phát triển các kỹ năng giao tiếp và hình thành nhân cách, theo cách tương tác trong nhóm. Sau đây xin trích một bài nghiên cứu về trẻ em, những áp lực và sự thay đổi mà các em phải đổi mặt. Nó giúp các bậc phụ huynh hiểu con em mình hơn, có những thay đổi để các em trở nên gần gũi, tự nhiên phát triển về cả thể chất và tâm lý, trí tuệ.

    TẠI SAO NGÀY NAY TRẺ EM CẦN CƯỜI NHIỀU HƠN

    Từ xưa đến nay, thời thơ ấu luôn là một quãng thời gian êm đẹp, ít căng thẳng và tràn đầy niềm vui khi được khám phá thế giới và chơi đùa. Những nghiên cứu gần đây chỉ cho chúng ta rằng thông qua quãng thời gian chơi đùa, chúng ta phát triển trí tuệ cảm xúc, hiện nay được xem như là một nhân tố đơn lẻ chủ chốt đối với sự thành công của một con người trong suốt cuộc đời. Để phát triển cơ thể, đòi hỏi những bài tập thể dục cường độ cao trong quá trình vui chơi để rèn luyện kĩ năng vận động, phát triển và đối mặt với sự tăng trưởng nhanh chóng. Trong khi chơi, chúng ta phát triển những kĩ năng xã hội và cảm xúc và học làm thế nào để đối mặt với những tình huống khác nhau có tính chất quyết định và ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống trong tương lai của chúng ta.
    Trẻ em ngày nay đang ngày càng trở nên lệ thuộc vào những kiểu thời thơ ấu mới và rất khác – sự vui chơi và những hoạt động thể chất bị hạn chế, ngày càng nhiều những vấn đề gây stress nảy sinh, các em được yêu cầu cư xử giống người lớn từ rất sớm, chơi theo nhóm và sự tương tác với những bạn cùng trang lứa bị thay thế bởi những trò chơi điện tử và những thiết bị giao tiếp từ xa.

    NHỮNG CĂNG THẲNG MÀ TRẺ EM PHẢI ĐỐI MẶT


    Trẻ em, đối tượng có năng lượng tự nhiên được thể hiện một cách truyền thống là thông qua hoạt động, cười và vui chơi thì bây giờ đang bị bắt buộc ngồi một chỗ và tập trung vào học hành để chuẩn bị cho những mục tiêu lớn lao từ rất sớm.
    Những nghiên cứu cho thấy có một bước nhảy vọt lớn trong số lượng trẻ em mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Những trẻ em bị mắc chứng này sẽ trở nên quá hiếu động và thấy khó tập trung thậm chí trong một khoảng thời gian ngắn. Chúng hành động bốc đồng và dường như không có cảm giác về sự nguy hiểm.
    Trẻ em phải đối mặt với môi trường học thuật đầy cạnh tranh từ rất sớm và chịu nhiều sức ép từ phía bố mẹ và thầy cô trong việc đạt được những điểm số xuất sắc. Việc học tập gây ra nhiều triệu chứng của stress và lo âu xã hội cao.
    Sự gia tăng số lượng những gia đình tan vỡ và hậu quả của việc thiếu đi những mối liên kết cảm xúc bền chặt hay những mối quan hệ lâu dài với bố mẹ hoặc những người lớn có trách nhiệm cùng lúc đã gây ra rất nhiều những vấn đề về cảm xúc.
    Thay vì được vui chơi một cách khỏe mạnh với bạn bè, những đứa trẻ có bố mẹ đi làm cả ngày hay có ít anh chị em, thậm chí là con một thường phải ở một mình và cảm thấy cô đơn. Sự giảm chung trong kĩ năng làm cha mẹ khiến trẻ em bị tước đi sự hướng dẫn về đạo đức và cảm xúc và mất đi những hình mẫu để noi theo.
    Sự vui chơi thoải mái và mang tính tương tác dần bị thay thế bởi những trò chơi điện tử, tivi, và mạng Internet. Những kĩ năng giao tiếp thời đại công nghệ cao đã ăn mòn niềm vui nhờ việc nở nụ cười với những thứ giản đơn. Nếu không xét đến những ảnh hưởng của công nghệ cao mà chúng ta đang chứng kiến đến những giá trị và cách xây dựng xã hội, trẻ em ngày nay đang vui chơi theo một cách rất khác so với cách chơi truyền thống là chơi trong một nhóm – một điển hình của lịch sử nhân loại. Rất nhiều những kĩ năng cảm xúc và kĩ năng xã hội có được thông qua việc vui chơi tương tác theo nhóm đang dần mất đi.
    Thế hệ IPOD, IPAD, IPHONE: thậm chí khi những đứa trẻ đang ở trong một nhóm chúng cũng không thường giao tiếp với những người xung quanh. Chúng đang đắm chìm trong một thế giới riêng, phớt lờ mọi âm thanh xung quanh và do đó, khóa chặt mọi sự giao tiếp xã hội.
    Thế hệ của điện thoại di động và tin nhắn SMS: Ngày xưa, trẻ em học những kĩ năng giao tiếp mặt đối mặt và cười thoải mái trong lúc vui chơi. Hiện tại, những điều đó bị thay thế bởi hàng loạt kiểu giao tiếp từ xa không kèm theo ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm gương mặt. Loại giao tiếp từ xa này phát triển những kĩ năng thuộc về não bộ nhưng lại không phát triển những kĩ năng trong việc đọc cảm xúc từ cơ thể và biểu cảm gương mặt, trong khi đó những kĩ năng này mới là chìa khóa để phát triển trí tuệ cảm xúc.
    Trẻ vị thành niên đặc biệt đang phải đối mặt với áp lực thi đại học và phải đáp ứng những trông đợi của bố mẹ trong việc học hành và đạt được những mục tiêu, thậm chí là những mục tiêu không thực tế. Việc không đạt được những mục tiêu đó thường dẫn đến sự lo âu, cảm xúc có hại cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, trong một số trường hợp có thể dẫn đến kết cục đau lòng là tự sát.
    Dường như nhiều yếu tố của cuộc sống hiện tại đang hiệp lực đánh cắp tuổi thơ tươi đẹp của trẻ và khiến chúng có một thời thơ ấu khác với đầy sự căng thẳng và lo âu. Bất kì hệ thống nào có thể mang đến nhiều nụ cười hơn cho trẻ em ngày nay đều cần được thúc đẩy và đưa vào những chương trình giáo dục. Điều này sẽ giúp các em đối mặt với stress và cũng giúp bù đắp phần nào thời gian được vui chơi và cười đùa mà các em bị mất.

    Stress ở trẻ vị thành niên là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chúng ta biết rằng những năm đầu của độ tuổi này được đánh dấu bằng những sự thay đổi nhanh chóng. Chúng phải đối mặt với những yêu cầu từ phía trường học và bố mẹ đó là học tập tốt và đạt được những mục tiêu đã đề ra, thậm chí là những mục tiêu quá sức. Việc không đạt được những mục tiêu ấy dẫn tới sự lo lắng, yếu tố rất có hại với cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, thậm chí dẫn đến kết quả đau lòng là sự tự vẫn.
    Trẻ vị thành niên cười rất nhiều với bạn bè cùng trang lứa nhưng khi chúng tiếp xúc với những người lớn tuổi hơn, chúng thường khép mình lại và trở nên rất dè dặt trong việc biểu lộ cảm xúc của bản thân. Chúng chỉ muốn ở một mình và sống khá nội tâm. Các em sợ sự phán xét, đánh giá và cực kì vụng về, non nớt trong những hành động của mình. Đang trong ngưỡng của sự trưởng thành, các em sợ phải đối mặt với những thử thách khi trở thành một người lớn.

    NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH GÂY STRESS CHO THANH THIẾU NIÊN

    Kỳ dậy thì: Đứa trẻ thay đổi cả về tâm lí lẫn sinh lí trong thời kì dậy thì. Thậm chí cả thái độ của đứa trẻ đối với bố mẹ cũng gần như thay đổi. Thường thì, những đứa trẻ nghĩ rằng bố mẹ chúng là kiểu người lỗi thời và hay bực mình. Đổi lại, bố mẹ lại thấy con cái mình táo tợn và hay sưng sỉa. Hiển nhiên, đó sẽ là một khoảng thời gian chứa đầy xung đột cho cả bố mẹ và con cái họ. Trong thực tế, còn đáng báo động hơn nếu thời kỳ dậy thì không kéo theo những sự xung đột. Điều đó chứng tỏ những đứa trẻ đang giấu bố mẹ những vấn đề mà các em phải đối mặt, điều này dẫn tới những cảm xúc và tâm trạng bị dồn nén, gây hại cho tâm thần.

    Sự mâu thuẫn của cha mẹ: Trong giai đoạn chuyển tiếp này, cha mẹ nâng cao những mong đợi của họ và trở nên khá mâu thuẫn trong cách hành xử. Đôi lúc, họ muốn con cái mình cư xử như những đứa trẻ và đôi lúc lại muốn chúng cư xử giống một người trưởng thành. “Không được làm thế, con mới chỉ là trẻ con”; “Con có thể làm được điều đó, con đã đủ lớn rồi”. Những sự hướng dẫn đó gửi đi những tín hiệu xáo trộn tới những đứa trẻ khiến chúng trở nên thu mình và lúc nào cũng ở trong trạng thái tự phòng vệ. Những nụ cười giúp làm tiêu tan những ý nghĩ ngờ vực và thù địch phát sinh từ những cuộc đối đầu liên tục với bố mẹ. Nụ cười giúp giải phóng endorphin, chất kích thích nảy sinh những cảm xúc tích cực và sự thay đổi gần như tức khắc trong trạng thái tâm trạng.
    Các mối quan hệ thay đôi: thời kỳ dậy thì là một khoảng thời gian trong cuộc sống diễn ra khi đứa trẻ bắt đầu cảm thấy tự do. Nhưng sự hỗ trợ từ phía cha mẹ vẫn là tối quan trọng. Cha mẹ không chỉ là một mạng lưới an toàn mà còn là một nền tảng vững chắc để từ đó đứa trẻ có thể trải nghiệm cả thế giới.
    Nụ cười giúp các em phát triển mạnh sự tự tin và khuyến khích một mạng lưới tuyệt vời của những mối quan hệ lành mạnh. Nó thúc đẩy sự hình thành nhóm đồng thời xóa bỏ những cảm xúc tiêu cực như sự hiếu thắng, ghen tị và sự đối kháng.
    Những yêu cầu của trường học: Khi thanh thiêu niên bước vào ngưỡng cửa của sự trưởng thành, chúng phải sống trong một môi trường đầy những thay đổi. Sự tự do mới hình thành của chúng cũng mang đến những áp lực mới do việc học hành, cạnh tranh và cố gắng cật lực để trở nên xuất sắc đem lại. Tất cả những điều đó dẫn tới stress và sự căng thẳng mà có lúc đã được chứng minh là nguyên nhân dẫn đến cái chết. Nụ cười có khả năng giảm những triệu chứng stress và giúp cải thiện sức khỏe.

    Những trách nhiệm mới: Trẻ vị thành niên nhận ra vai trò của chúng trong gia đình và tầm quan trọng của việc giúp đỡ người khác. Khi chúng trở nên trưởng thành hơn, chúng cũng đảm nhận những trách nhiệm mới. Một nụ cười chân thành giúp phát triển cảm giác về sự độc lập và tự lực. Nó thúc đẩy lòng tự trọng và giúp các em làm tốt hơn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

  3. Thích Tuank75, huytuong, tienlien, doioikhoi, trung_cadan đã thích bài viết này
  4. #3
    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    3,239
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Hình ảnh lớp Cờ Tướng cho học sinh của Học Viện Thăng Long Kỳ Đạo:









    Những đứa trẻ vô cùng tinh nghịch của tôi, nhưng biết đâu một trong số các em sẽ là Hứa Ngân Xuyên, Vương Thiên NhẤT, Trịnh Duy Đồng... của Việt Nam trong tương lai?
    Lần sửa cuối bởi chienxahanoi, ngày 19-06-2015 lúc 06:57 PM.

  5. Thích tienlien, trung_cadan đã thích bài viết này
  6. #4
    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    3,239
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Vừa qua, lớp học cờ tướng cho học sinh, Học Viện Thăng Long Kỳ Đạo đã tổ chức giải thi đấu cờ tướng nội bộ cho các em, giải đấu hệ thuỵ sĩ 5 ván đã diễn ra sôi nổi và hào hứng.

    Kết thúc giải đấu, kết quả:


    Nhất: Từ Hải Hiếu
    Nhì: Ngô Gia Huy
    Ba: Nguyễn Hữu Mạnh


    Các hình ảnh thi đấu và trao giải:








    Các lớp học diễn ra vào tối thứ 4 và thứ 6 hàng tuần, từ 19 giờ đến 21 giờ!!! Chúng tôi liên tục tuyển sinh, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho các em!!! Mọi thông tin về lớp học và đăng ký, xin vui lòng liên hệ: Mr Hải 0988674911. Mr Trung: 0989896668

  7. Thích doioikhoi, tienlien, trung_cadan đã thích bài viết này
  8. #5
    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    3,239
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Lớp học cờ tướng cho học sinh - chuyên đề phản cung mã ngày 21/8/2015


  9. Thích tienlien, vhcuong, trung_cadan đã thích bài viết này
  10. #6
    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    3,239
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Giải đấu nội bộ lớp học cờ tướng học sinh lần 2 - 25/09 / 2015

    Các hình ảnh giải đấu:



    Sự tự tin thể hiện trên gương mặt của các em !















    Kết quả giải đấu lần 2:

    Nhất: Ngô Gia Huy
    Nhì: Bùi Hoàng Nam
    Ba: Phan Thành đạt

  11. #7
    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    3,239
    Post Thanks / Like

    Mặc định


    TTTT thi đấu nội bộ cờ tướng học sinh: Lê Trí Bách (trường Lê Văn Tám) - Ngô Xuân Gia Huy ( trường Đặng Trần Côn B)



    Lần sửa cuối bởi chienxahanoi, ngày 20-05-2016 lúc 09:13 PM.

  12. #8
    Ngày tham gia
    Dec 2009
    Bài viết
    140
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    cậu bé lê trí bách tuy có thua, nhưng mình vẫn thích em hơn

  13. Thích chienxahanoi đã thích bài viết này
Thi đấu nội bộ cờ tướng học sinh: Lê Trí Bách (lớp 3) - Ngô Xuân Gia Huy (lớp 3)

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68