Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Vùng Cao Vẻ Đẹp Thuần Khiết..
Close
Login to Your Account
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 20
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Vùng Cao Vẻ Đẹp Thuần Khiết..

    QUA DỐC A LÙ



    Người ở Bát Xát (Lào Cai) hay nói “Dốc A Lù - sương mù Ý Tý”, câu nói vừa khiến người lữ hành tò mò vừa như một cái níu chân đầy ngập ngừng và e ngại. Dốc A Lù ư? Sương mù ư?...

    < Bản A Lù nhìn từ trên cao.

    Chúng tôi đều đã vượt qua và trải nghiệm, những trải nghiệm không bao giờ quên. Đi rồi mới thấy cái đẹp thanh tao hư ảo của miền cao trong cái nhọc nhằn, vất vả của điều kiện địa hình



    < Cánh đồng A Lù.

    Một tấm ảnh mùa vàng ở A Lù đã ám ảnh tôi suốt hai năm, trước khi bắt đầu chuyến đi về thị tứ bé nhỏ này trên miền biên giới. Khi miền Bắc vào thu, cả Tây Bắc trở thành những điểm đến lộng lẫy và đầy háo hức của dân “phượt”. Người ta đến Mường Hoa thăm lúa, qua Mù Căng Chải đón lúa reo đỉnh trời, đắm mình trong những cánh đồng vàng Sín Chải, Ý Tý…
    Và một trong số những điểm đến đó, có thêm cái tên A Lù


    < Đường từ A Mú Sung đi A Lù.

    A Lù là một trong những xã nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc dọc theo suối Lũng Pô, thuộc huyện Bát Xát, Lào Cai. Dù bạn đến A Lù theo hướng nào, từ Ý Tý, Ngải Thầu lại hay từ Lũng Pô, A Mú Sung sang cũng vất vả, nhọc nhằn chả kém gì nhau. Đường đèo cao, vực sâu, sạt đường mấy năm chưa tu sửa, đá sỏi gập ghềnh, vừa chạy xe vừa căng người ra chuẩn bị tinh thần… ngã. Nhưng đã lên đến Bát Xát, nhất định phải đặt chân trên đất A Lù



    Cũng như nhiều xã vùng cao Bát Xát, địa hình A Lù bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao, thấp dần từ đông nam sang tây bắc, giao thông trong vùng vô cùng khó khăn, cách trở. Nhưng cũng chính điều này đã mang lại cho A Lù một vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, khoáng đạt. Bà con người Mông, Dao, Hà Nhì, Phù Lá sống rải rác trên lưng núi, canh tác ruộng bậc thang khắp nơi. Vào mùa vụ, từ trên cao nhìn xuống A Lù trông như một bức tranh vẽ.

    Do nằm trên độ cao từ 700-1.000m so với mặt nước biển, lúa A Lù chỉ cấy một vụ, bà con phải chắt chiu từng thửa đất để trồng cây lương thực, thảo quả, trồng lúa, chỗ nào không dắt được nước thì gieo lúa nương.


    < Tấm áo của núi.

    Những yếu tố tự nhiên và con người đó đã làm nên một điểm đến A Lù óng ả và phiêu bồng, đặc biệt vào mùa lúa chín cuối tháng 9 đầu tháng 10 hằng năm.

    Ở A Lù, Séo Phìn Chư, Ngải Chồ, Khu Chu Lìn, Khoa San Chải, Tả Suối Câu… những cái tên đọc lên đã thấy khó, đường lên thôn, lên bản còn khó gấp vạn lần. Vậy nên sau phiên chợ Ý Tý sáng thứ bảy hằng tuần là lại gặp mấy thanh niên Mông tập chạy xe máy trên khoảnh đất khá rộng gần cánh đồng A Lù. Họ tập chạy xe cho “ngọt” để còn đi trên những con đường chênh vênh sườn núi, bé xíu và gộc gằn đá sỏi trở về nhà



    < Phút dừng chân.

    Các bạn tôi cũng muốn thử tay lái người Kinh lên núi, nên quyết định đi xe xuống bản A Lù, một phần vì không cưỡng lại được sức hấp dẫn từ những mái nhà nhỏ xíu trên đỉnh một mỏm núi thấp hơn con đường chúng tôi đang đứng khi chiều buông.

    Những làn khói mỏng tỏa lên từ những nóc nhà dưới bản A Lù trở thành một ma lực cuốn chúng tôi xuống núi, dù chiếc xe máy thay vì là một chiến mã tung vó trên thảo nguyên, nay lại trở thành một vật cản khiến khoảng cách từ trên đường quan lộ xuống A Lù càng thêm khó khăn bội phần. Sau khi thử sức được vài chục mét, chúng tôi quyết định bỏ xe lại và đi bộ xuống bản

    < Cô gái Hà Nhì.

    Nắng chiều đang tắt dần trên cánh đồng mới vào vụ gặt, cả một thảm lúa mênh mang hút tầm mắt đi về tận cuối trời. Đôi chỗ đã gặt, mà sao có thửa ruộng vẫn còn xanh? Nhà nào trong bản đã lỡ vụ cấy chậm vài ngày để bức tranh A Lù thêm điểm nhấn, thêm khắc khoải và thêm phần ma mị khi thần bóng đêm đang chầm chậm choàng tấm áo của mình lên cánh đồng.

    Trên đỉnh cao A Lù ấy, tôi không nghe thấy tiếng ồn ào của cuộc sống, không thấy hờn ghen, không âu lo khắc khoải.

    Tôi ngồi trên mỏm đá, phía dưới là cánh đồng A Lù. Trái tim tôi rộng mở, như cánh đồng A Lù đang xoải cánh. Trái tim tôi đủ đầy như màu vàng ấm áp của A Lù. Có khi nào tôi quay lại chốn ấy để thấy một A Lù khô cằn sỏi đá và cỏ dại lấp đầy trên ruộng bậc thang không?

    (Theo dulich Tuổi Trẻ)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Khám Phá Tả Van Trong Mây..



    Từ Hà Nội giờ lên với Lào Cai nay thật dễ dàng. Bạn có thể đi đường bộ hoặc đi tàu. Buổi sáng đi từ Hà Nội, qua 340km là chiều có thể dừng chân trong sương lạnh Sa Pa để chờ những sắc màu và âm thanh nổi lên trong đêm quanh nhà thờ đá.

    Trước khi đến Tả Van, bao giờ các đoàn khách cũng dừng chân ở thị trấn Sa Pa, nghỉ ngơi lấy sức để sáng hôm sau tiếp tục hành trình.

    Từ thị trấn Sa Pa, xuôi theo con đường mòn uốn lượn trên lưng chừng núi khoảng 10km, là đến với xã Tả Van. Nhiều du khách vẫn chọn phương tiện xe máy để đi, vì chỉ có đi xe máy, bạn mới có thể tận hưởng hết khung cảnh thiên nhiên cùng vô vàn những điều thú vị khác. Tuy nhiên, chỉ mất khoảng 200 nghìn đồng, bạn có thể thuê một chiếc xe tốt ngay tại thị trấn Sa Pa

    Theo tiếng của người Mông, Tả Van có nghĩa là “vòng cung lớn”. Bản đẹp như một bức tranh, lưng tựa vào dãy Hoàng Liên Sơn, trước mặt là suối Mường Hoa trong trẻo uốn dòng. Từ Tả Van có thể đi lại rất thuận tiện sang các điểm du lịch nổi tiếng khác của Lào Cai: Lao Chải, Cầu Mây, Tả Phìn…

    Nhiều năm trở lại đây, Tả Van đã trở thành một trong những điểm đến cho những ai ưa khám phá, trải nghiệm.



    Trong không gian hùng vĩ của đất trời mây khói, Tả Van ẩn chứa nhiều “mắt nhìn” sâu thẳm - nơi mà người ta lên như để tìm thêm từng “mảnh quá khứ” của những người anh em núi cao vừa quen vừa lạ.

    Ở Tả Van còn sót lại tục thờ đá của người Việt cổ. Bên kia suối có khu chạm khắc đá cổ với gần 200 tảng đá to nhỏ các cỡ. Trên mỗi tảng đá khắc nhiều hình ảnh và hoa văn độc đáo của người xưa. Ngày ngày trong không gian ấy, người ta sinh sống, hoạt động, đi lên Sa Pa bán hàng thổ cẩm, đi chợ và nói chuyện cấy hái…



    Bản sắc văn hoá được coi như một tiềm lực cơ bản để thúc đẩy du lịch, hơn nữa một số điều kiện vật chất của Tả Van thời gian qua đang được nâng cao.

    Trong xã đã có nhiều hộ dân tổ chức dịch vụ lưu trú, khách có thể nghỉ qua đêm với điều kiện ăn uống, vệ sinh và an ninh tương đối tốt, đêm nằm trên đệm cứng trong nhà gỗ mà ngửi mùi sương lạnh ở ngoài lùa vào khe gỗ và tiếng rì rầm của gió…

    (Theo ANTD)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Suối Giàng..



    Nhà báo Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, vừa trở về từ Suối Giàng (Yên Bái) với những trải nghiệm đầy xúc động. Câu chuyện giản dị của ông sau khi được đăng tải trên Blog cá nhân đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

    Mê trẻ miền núi
    Sáng nay, lần đầu tiên lên Suối Giàng, định ngắm mấy cây chè cổ thụ. Vào tuổi này, có lúc chợt lo là nhiều cái lạ ở đất nước, mình đã nghe, biết từ lúc còn là trẻ con, mà giờ chưa nhìn thấy tận mắt…
    Xe lên đến trung tâm xã Suối Giàng, thế nào lại đỗ ngay trước cửa trường học. Mấy trăm đứa trẻ con đang tập thể dục. Ngay cạnh đó là mấy dãy nhà nội trú của chúng nó. Không hiểu sao, cứ nhìn thấy trẻ con miền núi là mình mê.



    Cậu chủ quán trước cửa trường, sau mới biết rằng có vợ là giáo viên, cho biết trường tiểu học có 80 học sinh nội trú. Phải có từ 100 học sinh nội trú trở lên mới có chế độ hỗ trợ của nhà nước. Khu nội trú này dân nuôi hoàn toàn. Cha mẹ góp gạo mỗi tuần hai kg, và 5 ngàn tiền thức ăn. Bọn mình không tin, cứ lục vấn mãi: Sao lại 5 ngàn thì chúng nó ăn uống kiểu gì? Cậu ta cứ khăng khăng đúng thế, đúng thế.

    Vừa lúc có một bác người Mông xách xô nước đi ngang, cậu chủ quán bảo: Đấy, ông này nấu cơm cho chúng nó đây. Thế là bọn mình đi theo luôn. Trèo tắt qua mấy dãy nhà trên đồi, đi thẳng vào cổng Ủy ban Xã Suối Giàng, rồi vòng ra sau nhà Ủy ban, thì có cái lều tường che gỗ ván, giữa có cái bếp đang đỏ lửa, ngoài cửa có cái chậu tắm lớn đầy những cái bát to bẩn chưa rửa. Một loại bát như nhau thôi. Trong bếp ngoài nồi cơm đang nấu, một nồi nữa chắc để nấu canh, còn thì chẳng có đồ đạc gì cả

    Hỏi: 80 đứa chỉ ăn cái nồi cơm này đủ à? Bác H Mông nói: Nồi to lắm đấy, 13 -14 cân gạo mới đầy đấy. Lại hỏi: Thế ăn cơm với cái gì ? – Với canh rau….

    Bây giờ mới nhìn ra chỗ tôi tối có mấy bó rau cải bé tẹo, mà lại đã úa vàng một nửa. Không hiểu canh nấu với gì, vì mắm muối giấu ở đâu, chứ không có trong bếp. Hỏi: Sao ít rau thế? – Ừ, không đủ đâu, phải mua thêm nữa đấy. Thế có thịt cá ăn bao giờ không?- Không có đâu, bao giờ bố mẹ đóng thêm tiền thì mua cho ăn một bữa có thịt.

    Một nồi cơm (hy vọng là đủ) và một nồi canh rau cải (gồm xô nước vừa được xách lên, mấy bó rau, chắc ít muối, mắm, dầu mỡ cho vào nữa – nhưng quả thật bọn mình không thấy chúng được cất chỗ nào, chắc không có trong bếp vì sợ chó mèo hay ăn trộm chăng ?)



    Đó là bữa ăn trưa cho 80 mầm non của đất nước vào ngày 22 tháng 9 năm 2011. Tức là khi đất nước đã bước vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21. Là sau một năm tưng bừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, là năm đầu của nhiệm kỳ Đại hội 11…vv..và ..vv..
    Bọn mình nói: Trưa nay bác mua thịt cho chúng nó ăn được không? Bạn mình đưa ít tiền. Mình đưa thêm nữa, hỏi: Đủ mua thịt chưa? Bác người Mông: Đủ chứ, đủ chứ. Chốc nữa lên xem chúng nó ăn thịt mà. Nói xong bác đi xuống chợ ngay, hình như chợ gần thôi, ở mé núi bên kia.

    Sống thì chắc được thôi, nhưng mình nghĩ học khó vào lắm. Hồi đi học, lúc nào mình cũng muốn ăn, dù bố mẹ nuôi nấng đầy đủ hơn bọn trẻ con hàng xóm nhiều. Khi bắt đầu đi học đại học ở Thanh xuân, cả ngày thấy đói. Ăn tập thể, xong bữa, rửa bát cầm về, dọc đường từ nhà ăn đến phòng ở đã thấy thèm ăn nữa. Cơm không thịt ăn đủ suất rồi mà bụng cứ như chưa ăn. Ngồi trên lớp, lúc nào cũng nghĩ đến ăn. Tối bọn chúng nó rủ sang phòng con gái, mình không đi, vì nhìn mặt con gái cũng thích nhưng đang nói chuyện tự nhiên thấy đói thì không thích gì nổi nữa



    Mình hình dung sự thèm ăn là một thằng cha khả ố, nó cứ ngồi chồm chỗm trong người ta, lúc nào nó cũng nhắc là nó đang ở đây, ở đây. Nó cứ ngồi đấy thì cảm xúc không từ trong ra ngoài được, chữ nghĩa với toán, tính không từ trên bảng chui vào đầu được.

    Từ bếp vào chỗ học sinh nội trú ở, có giường tầng, mỗi buồng có bảng ghi ở cửa “Nhóm bản Lóp”, “Nhóm bản…”.. Chăn chiếu bẩn lắm. Nhưng thôi, cái này mình nhìn thấy nhiều rồi. Được cái nhà cũng kín, mùa đông trên núi nhà kín là quan trọng nhất .

    Sang bên khu nội trú (cũng dân nuôi) của trường trung học thì nhà cửa có vẻ tuềnh toàng hơn nhiều. Mùa đông thế này chết rét mất. Các cô giáo ở ngay cùng dãy với học sinh. Một cô khi từ dưới đi lên nhìn cứ tưởng học sinh, vì thấp nhỏ, mặc cái áo khoác trắng như đồng phục, đến nơi nghe cô ấy nói mới hiểu là cô giáo



    Bếp chung luôn với khu giường tầng, cả hai bếp đều đỏ lửa hun hai cái nồi to đen, mở ra thấy một nồi cơm, một nồi canh bí. Mình tò mò cúi hẳn xuống nhìn, thấy mấy miếng xanh xanh cứ nhảy lộn tùng phèo trong đó (lửa rất to, ở đây không thiếu củi). Hình như cũng có ít váng mỡ.

    Hỏi: Thế có món gì nữa không hả cô ? Cô giáo chỉ gói nilon nhỏ trên bàn, mình cầm lên xem, thì ra mấy miếng cá khô. Có 45 đứa cấp hai nội trú ăn ở đây, cũng tiêu chuẩn 5 ngàn /tuần. Nhưng bọn này có vẻ được ăn khá hơn lũ cấp I. Các cô giáo bớt tiền lương của mình, cộng vào tiền bố mẹ góp, để mua thức ăn.

    Theo nhẩm tính thì mỗi tháng 45 đứa có 900 nghìn đồng tiền thức ăn (trừ gạo) do bố mẹ góp. Tiền các cô giáo cho thêm cũng chừng ấy nữa. Bình quân mỗi học sinh mỗi ngày có được 2 nghìn đồng tiền thực phẩm (bên cấp 1 chỉ 1.000 đồng/ngày, như ông nấu cơm nói cho chúng tôi biết) .


    Quy củ hơn bên cấp I, bên này đều đặn mỗi tuần được một bữa ăn thịt. Cụ thể là: Mua dưới chợ 1 kg loại thịt rẻ nhất, rồi kho lẫn với đậu phụ.100 nghìn đồng, thế là cả khu nội trú có món thịt cộng đậu phụ kho. Còn như bây giờ, một tuần may ra chúng nó mới có một lần được như vậy .

    Mỗi anh em gởi cô giáo ít tiền, để cô mua thêm thức ăn cho học sinh .

    Lại nhớ đã 6-7 năm trước, làm Nối vòng tay lớn lần thứ hai hay thứ ba gì đó, mình cử mấy nhóm đi vào các miền nghèo. Mỹ Linh (Giờ vẫn dẫn Văn hóa- Sự kiện và nhân vật trên VTV3) đi mũi Tây Bắc. Cũng vào chỗ học sinh dân tộc nội trú, quay cảnh bữa cơm của lũ trẻ. Rồi hôm phát trực tiếp từ trường quay S9 Mỹ Linh nói rằng chỉ cần 2 ngàn đồng/ngày cho mỗi đứa bé thôi thì hàng ngày bữa ăn có màu sắc hơn, chứ bây giờ chỉ thấy có màu trắng của cơm và trắng của măng nấu muối….
    Rồi cô nàng không nén được, khóc nấc trước cả bao triệu người xem TV. Khóc thật sự, dù cố nén



    Bằng ấy năm trôi qua. Năm vừa rồi là năm đầu tiên mình không còn chủ trì làm Nối vòng tay lớn của VTV. Nhưng hôm nay lên Suối Giàng, vẫn thấy bữa cơm như thế, rồi vẫn thấy con số 2 ngàn đồng thì mỗi ngày sẽ có thịt ăn, nhưng vẫn chưa có được cái hai ngàn ấy. Mà hai ngàn đồng cách đây 7 năm to hơn 2 ngàn đồng bây giờ lắm chứ.

    Dự án 9 triệu/tháng

    Đi xuống, gặp cô người Mông trẻ bế con chắc mới 7-8 tháng tuổi, ngồi trên tảng đá. Hỏi ra mới biết từ bản xuống thăm con ở nội trú cấp một, đang đợi giờ tan học để gặp con. Và chắc đem 5 ngàn với hai cân gạo xuống nộp tiền ăn một tuần cho con. Đứa bé ngoan thật, người lạ bế cứ cười toe toét. Còn cô mẹ cũng hóm ra phết, mình hỏi đùa “ Cho tao mang về nuôi nhé”, thì trả lời “ Ừ, cho đấy, đẻ đứa khác được mà !”. Mấy anh em cho ít tiền gọi là mừng tuổi bé ( mới tháng 8, khà khà..) thì đỏ mặt, phải dúi vào tay mới chịu lấy.

    Trên đường trở ra, mới tính kỹ: Mỗi khu nội trú ( một khu 80 đứa cấp một, bên kia 45 đứa cấp hai) ngày nếu một bữa có thịt kho lẫn đậu phụ, sẽ cần 2kg thịt cho cấp 1, 1kg cho học sinh cấp, kèm đậu phụ nữa là 300 ngàn/ ngày, hay là 9 triệu đồng/ tháng. Mỗi năm sẽ cần 108 triệu đồng. Nếu cả hai bữa có thịt trong ngày thì cần gấp đôi: 18 triệu/ tháng, hay 216 triệu/ năm .

    Nếu cứ như thế 10 năm, để 125 đứa học sinh này ngày nào cũng có món thịt kho kèm đậu phụ (chắc chắn học sinh được ăn cơm với tý thịt khác với học sinh chỉ ăn cơm với món canh loãng, vì tuổi ấy, chúng nó cần đạm lắm để phát triển não), cần có từ một tỷ hai đến trên hai tỷ bốn trăm triệu. Với bằng ấy tiền, 125 đứa trẻ con được ăn có đạm trong cả mười năm! Với từng cá nhân thì đó là món tiền lớn rồi.



    Nhưng để có 125 đứa trẻ (à, sau 10 năm, đó là các cô cậu thanh niên chứ) khỏe khoắn, đầu óc sáng láng…thì thêm số tiền đó có gọi được là nhiều không? 10 năm cơ mà, sau 10 năm, cả một thời đại công nghệ mới đã thay thế cái cũ trên thế giới này. Trong 10 năm ấy, ở chỗ này, nếu có từ 1 đến 2 tỷ ( VNĐ đấy nhé, đừng nhầm sang USD mà phải tội) – giúp được trên 100 đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh hơn, thông minh hơn để bước vào thời đại đó.
    Mình biết nước ta nghèo (nói chung, rất chung thôi). Nhưng có nghèo đến thế không?

    Thôi, không nghĩ chuyện xa xôi, mình quyết định là về nhà, gọi ngay Tiến Trọc và Thánh Cô để bàn về dự án cơm thịt kèm đậu cho 125 nhóc Suối Giàng này. Bước đầu là 1 bữa có thịt/ngày, hay còn gọi dự án 9 triệu. Kéo được thêm bạn bè thì chuyển càng nhanh càng tốt sang 2 bữa có thịt/ngày, hay dự án 18 triệu/tháng. Lạy giời, đừng có lạm phát hay tăng giá nữa nhé, mức ấy là mức thịt bạc nhạc rồi, không hạ cấp xuống được nữa đâu!



    Hay là bàn với Tiến Trọc và Thánh Cô lập hội những người bạn của trẻ con vùng cao? Bây giờ có bao người đi phượt vùng cao, góp mỗi người một chút cho các nhóc. Lập trang web…Nhưng thôi, chuyện nhỏ làm được thì mới có khả năng làm chuyện to hơn.

    Khi rời Suối Giàng được vài chục cây số, chợt nhớ chuyện không biết buổi sáng bọn trẻ con này nó có được ăn gì không. Nói với mọi người trên xe. Mỗi người đoán một kiểu, nhưng không ai dám chắc.

    Về đến Phú Thọ, thì mình hiểu ra: Từ lúc rời Suối Giàng đến giờ, tâm trạng xót và bi quan, có cả chút phẫn nữa, nhưng lại vẫn có một sợi gì đó ấm áp lẩn khuất, mà rõ ràng là từ các câu nói nghe được. Chợt nhớ lúc ở bếp trường cấp hai, mình hỏi cô giáo: Thế mỗi cô giáo phải bớt bao nhiêu tiền từ lương của mình để mua thức ăn cho các cháu? Cô giáo trả lời: Dạ, không giống nhau, người lương cao hay là Đảng viên thì góp nhiều hơn, giáo viên hợp đồng hay quần chúng thì góp ít hơn



    Vậy là Đảng viên thì san từ lương giáo viên miền núi của mình số tiền nhiều hơn người khác để mua thức ăn cho học sinh. Quả thật, đã lâu lắm rồi, mình hiếm khi nghe được một điều đẹp đẽ như vậy về Đảng viên. Mà không phải nghe từ một diễn đàn hay khung cảnh hoành tráng nào mà nghe thì tin ngay. Nghe mà thấy lòng đỡ lạnh. Bởi mình cũng là đảng viên đã mấy chục năm rồi .

    Về đến Hà Nội, mở máy ra viết dòng đầu của bài này, để gửi cho Tiến Trọc – đấy , chính cái dòng: “Hôm nay, lần đầu lên Suối Giàng, định ngắm mấy cây chè cổ thụ”…mới nhớ ra là sáng nay tất cả đã quên chuyện xem cây chè. Đỗ xe xong , sà vào đám trẻ, bần thần cả người bởi chuyện ăn uống của chúng nó, lên xe về, chẳng ai nhớ mục đích của việc phóng xe lên đỉnh núi Suối Giàng

    (Theo blog Trần Đăng Tuấn)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Nà Luồng_Bản Du Lịch Hấp Dẫn Tây Bắc



    Những nếp nhà sàn cổ, điệu khèn, tiếng sáo, trang phục, công cụ lao động sản xuất truyền thống, cộng với cảnh đẹp thiên nhiên nguyên sơ, huyền bí của bản vùng cao… Tất cả đã tạo lên một Nà Luồng thân thiện đối với du khách trong và ngoài nước.

    Nằm cách trục đường quốc lộ 4D gần hơn 7km, bản Nà Luồng, xã Nà Tăm, huyện Tam Đường là nơi cư trú của 91 hộ và gần 500 nhân khẩu đồng bào dân tộc Lào. Với những phong tục, tập quán sinh hoạt đặc trưng, nghề dệt thổ cẩm truyền thống và phương thức lao động sản xuất trồng lúa nước, trồng ngô, bản Nà Luồng đang được coi là điểm hội tụ các yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng, gắn với văn hóa dân tộc



    Sau khoảng 20 phút trên con đường cấp phối quanh co uốn quanh các sườn núi, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi cảnh vật thiên nhiên nơi đây.

    Trong ánh nắng vàng của buổi chiều tà, dòng Nậm Mu đầu bản lấp lánh dưới ánh mặt trời như rát bạc. Nhìn từ trên cao xuống, đập vào mắt du khách là cánh đồng lúa vàng óng đang vào mùa gặt. Nà Luồng hiện ra với những nếp nhà sàn cổ, những đụn khói lam chiều phảng phất trong những bóng cây cổ thụ.

    Sức hút đến với du khách ngay từ đầu bản khi phải qua chiếc cầu treo chênh vênh, cảm giác bồng bềnh, lãng đãng trong gió núi. Trên con đường mòn dẫn vào bản qua cánh đồng đang vào mùa gặt, mùi ngai ngái của rơm rạ như đưa du khách về với cánh đồng quê thuở thơ ấu. Vừa đặt chân đến bản, du khách sẽ nghe thấy tiếng lách cách âm vang khắp bản. Dưới gầm sàn, đầu nhà là bóng dáng cô gái Lào răng đen, mặc trang phục truyền thống đang miệt mài bên khung cửi.



    Ông Lò Văn Điếng – Trưởng bản Nà Luồng cho biết: “Vẻ đẹp tự nhiên của Nà Luồng là do bà con trong bản giữ được phong tục, tập quán và các nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Từ đầu năm đến nay đã có nhiều đoàn khách trong nước và nước ngoài đến với bà con. Khách ở lại có, khách ghé thăm rồi đi ngay có. Họ đến đây đều bỏ tiền ra mua một cái áo, cái quần hay cái túi mang về làm kỷ niệm. Từ đó bà con cũng có thêm việc làm và thu nhập phục vụ cho cuộc sống hàng ngày”.

    Đến bản Nà Luồng, ngoài việc được trải nghiệm cuộc sống lao động sản xuất thường ngày của người dân bên những thửa ruộng bậc thang, cánh rừng gần như nguyên sơ hay những thảm thực vật và động vật rất phong phú, đa dạng, du khách còn được hòa cùng không gian văn hóa đặc trưng, truyền thống. Những bộ trang phục đẹp mắt, hàm răng đen bóng của các thiếu nữ đến những bài ca dân vũ cổ xưa bên điệu khèn, tiếng sáo hay tục té nước (Bun Vốc Nặm) trong những dịp hội hè, lễ tết, cưới xin… Tất cả như hòa quện vào nhau tạo lên một Nà Luồng đặc sắc, thân thiện và mến khách



    Nà Luồng đã được lãnh đạo Tổng cục Du lịch (Bộ VH,TT&DL) và những người có thâm niên trong ngành Du lịch của các tỉnh Tây Bắc trong chuyến khảo sát tuyến du lịch vào đầu tháng 9 vừa qua. Sau chuyến đi, những người có trách nhiệm đã bỏ phiếu bầu chọn Nà Luồng là điểm bản đặc sắc nhất trong 8 tỉnh miền núi phía Bắc.

    Tới đây, Tổng cục Du lịch sẽ đưa Nà Luồng vào danh sách điểm đến trong tuyến di lịch “Vòng cung Tây Bắc”.

    Ông Nguyễn Thành Công – Giám đốc Trung tâm xúc tiến du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Đây là điểm bản đầu tiên của tỉnh được “xếp hạng” trong khu vực do chính những người trong ngành bầu chọn. Khi có văn bản chính thức công nhận bản trong tuyến du lịch “Vòng cung Tây Bắc”, trung tâm sẽ tham mưu với Sở để lập hồ sơ trình tỉnh tuyến du lịch cộng đồng: Vàng Pheo – Bản Hon – Nà Luồng.

    Phát hiện hang Nà Luồng đẹp nhất Hà Giang

    Huyện Yên Minh (Hà Giang) vừa phát hiện hang Nà Luồng trên địa bàn thôn Nà Luồng, xã Mậu Long, cách trung tâm thị trấn Yên Minh khoảng 25km.


    Cửa hang Nà Luồng rộng hơn 30 mét được che phủ bởi rừng cây nghiến, đinh, lát và dây leo chằng chịt. Lòng hang rộng và sâu hàng ngàn mét. Đến đây, du khách có thể chiêm ngưỡng những nhũ đá đẹp ngay từ cửa hang và kéo dài suốt chiều dài, chiều rộng của hang. Dọc lối đi trong hang, những khối đá có hình thù giống cá, lợn rừng, trâu rừng... So với các hang đã từng phát hiện ở Hà Giang trước đó, Nà Luồng được đánh giá là hang đẹp nhất hiện nay.

    Được biết, UBND huyện Yên Minh đã triển khai các lực lượng bảo vệ hang Nà Luồng nhằm giữ nguyên vẻ đẹp nguyên sơ của hang; đồng thời tăng cường tuyên truyền các hộ dân sinh sống xung quanh không khai thác nhũ đá trong hang, không săn bắt các loài linh dương, linh trưởng, các loài chim có ở khu vực này. Tới đây, Hà Giang sẽ đầu tư, quy hoạch, xây dựng đường giao thông để sớm đưa hang Nà Luồng trở thành điểm du lịch hấp dẫn trên địa bàn tỉnh.

    (theo báo Lao Cai)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Lên Với Mường Hum..


    Mường Hum nổi tiếng với những con suối đẹp, những ngọn núi nhấp nhô vây quanh một thung lũng là trung tâm của 8 xã thuộc huyện Bát Xát (Lào Cai). Để đến được nơi đây, du khách phải vượt qua những con dốc ngoằn ngoèo, những con đèo được gọi là "cổng trời”. Khi đến được Mường Hum, ai nấy đều như cảm thấy rơi tõm vào một không gian đặc sắc.

    Mường Hum hội tụ chủ yếu các dân tộc Dao đỏ, Mông, Giáy, Hán, Hà Nhì... Con gái Giáy nơi đây nổi tiếng đẹp. Vào mỗi phiên chợ chính (ngày chủ nhật), người dân trong vùng đổ về đây buôn bán, mua sắm rất đông. Những cô gái xúng xính váy áo, tay cầm điện thoại bấm "tít tít” rất thành thục. Họ nói dẻo và có duyên. Nếu ai cần, họ sẵn sàng làm một hướng dẫn viên, đưa về bản họ tham quan mà không cần bất cứ một đồng lệ phí nào. Sự thân thiện và nhiệt tình đã làm nên cuộc sống đầy bản sắc của con người nơi đây


    < Cầu Mường Hum.

    Ba năm trước, trong hành trình về vùng cao Y Tý, tôi đã ở lại Mường Hum vài ngày và thăm thú các bản làng. Nụ cười của những em bé, những cụ già đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng.

    Anh bạn tôi là dân phượt "chính hãng” đã nói thế này: "Tôi đi vùng cao nhiều, nếu đến Lào Cai mà bỏ qua chợ Mường Hum thì cũng thật đáng tiếc.
    Hàng hóa ở đây ngày càng đa dạng, khi đường xá được cải thiện. Rất nhiều món ăn để du khách lựa chọn. Riêng tôi thích nhất món lợn cắp nách. Ngày thường, ai đến đây cũng thích ngắm cảnh Mường Hum sơn thủy hữu tình, còn vào ngày chợ phiên cảnh bắt mắt du khách nhất là đoạn suối ven chợ.

    Bên bờ suối, bầy ngựa đợi chủ vào chợ với đủ sắc lông, thỉnh thoảng chúng cất tiếng hí vang khiến bức tranh sơn cước càng thêm sinh động, rất hiếm thấy ở nơi khác...


    Chợ Mường Hum nằm dưới thung lũng nhỏ, kề bên là suối nước trong vắt. Đối với bà con dân tộc trong vùng, đi chợ không chỉ để mua bán.

    Chợ phiên còn là nơi thư giãn, hẹn hò của nhiều nam thanh nữ tú. Người ta đến đây để ngắm và để được mọi người chiêm ngưỡng.



    Các thiếu nữ Dao ăn mặc thật đẹp và rất cầu kỳ: khăn đội đầu màu đỏ, gấp nếp xuống tận tai. Các thiếu nữ Mông váy hoa sặc sỡ, lại đội thêm mái tóc giả bằng len sợi nhuộm màu trông giống như một bông hoa biết đi, lung linh khoe sắc.

    Tôi không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật mà còn thấy cuộc sống con người nơi đây thật yên bình, vui tươi và mong muốn có dịp được trở lại nơi này



    Mường Hum chỉ cách Bản Vược - trung tâm huyện lỵ cũ của huyện Bát Xát 24 km nhưng khá biệt lập với bên ngoài, bởi địa bàn xã nằm lọt trong thung lũng, bốn phía vây quanh là núi. Trải qua nhiều biến động lịch sử,

    Mường Hum vẫn luôn giữ vai trò thủ phủ vùng Tây Bắc của tỉnh Lào Cai. Hiện nay Mường Hum còn lại dấu tích những biệt thự cổ, những đồn bốt từ thời phong kiến cho đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp



    Nơi đây còn có những con suối đẹp, đặc biệt là suối Mường Hum đã từng đi vào thơ ca, nhạc họa. Suối Mường Hum là tên gọi chung cho dòng chảy hợp lưu từ Piềng Láo và Nậm Pung Hồ chảy về.

    Dòng suối và tình yêu cuộc sống của cư dân bản địa là nguồn cảm hứng dạt dào cho nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ viết nên ca khúc Suối Mường Hum còn chảy mãi nổi tiếng qua mấy chục năm.

    Nhiều đoàn khách đến với Mường Hum vẫn bị hút hồn bởi những khu ruộng bậc thang và những đồi chè xanh mướt mát. Thêm nữa, họ còn bất ngờ vì nơi đây vẫn còn giữ được các cánh rừng nguyên sinh


    Rừng tạo nên dáng vẻ thâm u huyền tích, giữ cho không khí trong lành, cho suối nguồn còn chảy mãi, cho mỗi nếp nhà dưới núi cao vách đứng được an lành, không bị tàn phá bởi những cơn giận dữ của thiên nhiên. Đó thực sự là điều mà rất nhiều nơi không thể nào lấy lại được, bởi rừng đã bị con người xâm hại.

    Tỉnh Lào Cai cũng xác định Mường Hum là vùng đất không những giàu tiềm năng kinh tế, mà còn chất chứa tài nguyên nhân văn, phù hợp cho chiến lược phát triển kinh tế du lịch. Khu vực này có nhiều địa điểm đáng đưa vào chương trình tham quan, tìm hiểu lịch sử, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa dân tộc. Đơn giản nhất là loại hình du lịch tham quan chợ phiên, tìm hiểu nghệ thuật ẩm thực và du ngoạn tắm suối Mường Hum.



    Nhìn một cách tổng thể, du lịch Mường Hum vẫn chưa thể so sánh với những khu du lịch làng bản khác của Lào Cai như Tả Van, Tả Phìn... Bởi dẫu sao, nơi đây kinh tế vẫn còn chậm phát triển và chưa được đầu tư xứng đáng.

    Nhưng có người đánh giá, Mường Hum giống như một nàng công chúa ngủ quên trong rừng. Nếu được quan tâm, thì vẻ thơ mộng của núi rừng nơi đây sẽ là điểm đến lý tưởng của hàng ngàn du khách mỗi năm, giúp cho kinh tế trong khu vực có điều kiện phát triển

    (theo báo Đại Đoàn Kết)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Mèo Vạc_ Mơ Về Núi..



    Từ trên cao nhìn xuống, cả thị trấn Mèo Vạc (Hà Giang) nằm bé gọn như bàn tay trong một thung lũng không rộng lắm, bốn bề là núi đá vây quanh.

    Qua đỉnh đèo, muốn xuống thị trấn phải đổ con dốc dài tới hơn 5 cây số. Đầu vào thị trấn hai bên có những vườn cây sơn trà lâu năm trông khá xanh mát kéo dài vài trăm mét.

    Chúng tôi đến Mèo Vạc vào buổi chiều, khi nắng đã bớt nhưng trời vẫn oi nồng. Những vạt nắng cuối chiều soi rõ thị trấn với những khối nhà công sở liền mảng màu vàng, đây đó điểm tí chút nhà gỗ người Mông cũ xỉn ám đen hơi khói củi, còn lại chủ yếu là nhà người Kinh lên buôn bán làm ăn ở đây, dễ nhận ra vì nhà trần hoặc xây ống



    Bao quanh thị trấn là những ruộng ngô xanh ngát. Dưới ánh nắng chiều, xanh vàng rực lên một bức tranh miền núi điển hình. Bóng núi xám đen của đá tai mèo trải xuống làm sự tương phản càng rõ nét. Dăm ba cây samu cao vút, đặc trưng loài cây vùng núi bắc Việt Nam.

    Giữa thị trấn là sân vận động và khu chợ thật rộng. Vì là chợ vùng cao nên có một bãi đất trống rộng dùng làm nơi mua bán trâu, bò. Chợ mỗi tuần họp một phiên vào chủ nhật, đông vui và nhộn nhịp lắm!


    Chiều xuống muộn, trong thung lũng không có hoàng hôn, bóng núi đổ sập khi mặt trời khuất sau ngọn thấp nhất. Cả thị trấn chìm trong ráng mỡ gà đã rán cháy. Sau gần một tiếng, sao nổi chi chít dày đặc trên vòm trời, những đỉnh núi xung quanh đâm lên nền trời thật muôn hình, lủa tủa, rờn rợn: vừa hoang sơ kỳ bí, vừa hấp dẫn mời gọi.

    Sau một hồi tìm chỗ nghỉ, tôi quyết định chọn nhà trọ có chị chủ kiêm bán tạp phẩm. Căn nhà hai tầng; tầng dưới bán tạp phẩm, tầng trên ngăn ra làm 4 phòng cho khách trọ thuê (giá 80.000 đồng/phòng). Căn nhà trông thẳng ra bến xe và hơi chếch nhìn ra tượng đài Bác, cũng khá đầy đủ



    Chúng tôi lại tìm đến quán ăn mới mở, đối diện luôn cổng chợ Mèo Vạc. Tất cả các loại rau, gà Mèo, thịt bò xào và không quên chai rượu ngô nữa. Thật thú vị là rau không "hiếm" lắm ở đây... Đặc biệt có cả rau đắng tươi, nấu bát canh suông húp mát cả ruột, vị đắng tê tê đầu lưỡi chuyển dần xuống họng sang vị ngọt mát rồi lan tỏa đúng như "thần dược", tan đi hết cả những mệt nhọc trên đường...

    Đêm Mèo Vạc phố xá im lìm cả, chỉ có đèn đường và đèn bảo vệ các cơ quan còn sáng. Ngày thì thế mà đêm xuống hơi núi đá tỏa ra mát rượi. Tôi chìm trong giấc ngủ của men rượu ngô Mèo Vạc, của "hội chứng xe máy" tê rần người, đường xa, lơ mơ về chợ tình Khâu Vai..



    Thị trấn Mèo Vạc là trung tâm của Huyện Mèo Vạc - huyện vùng cao biên giới phía bắc của tỉnh Hà Giang, Việt Nam.
    Huyện Mèo Vạc có độ cao từ 1000-1500m so với mực nước biển, có 90% diện tích là núi đá và có tới 90% dân số là người Mông.

    Mèo Vạc nằm trong lòng thung lũng, bốn bề là núi đá. Từ đỉnh đèo, xuống thị trấn phải qua con dốc quanh co dài 5 cây số


    Thị trấn Mèo Vạc có một điểm khá thú vị, là nằm gần như biệt lập; khác với nhiều thị trấn vùng cao khác là bám lấy tuyến giao thông chính, rồi phân nhánh. Ở trong lòng thị trấn, bên cạnh những công trình, cơ quan hành chính, xen kẽ ngay những quần cư của người dân tộc Mông. Rừng núi, đồng ruộng và nông thôn hòa nhịp cùng phố thị.

    Cuộc sống ở thị trấn Mèo Vạc bình yên, êm đềm và thân thiện. Thị trấn nhỏ bé, đi loanh quanh một lúc là hết, nhưng khám phá cho đủ chắc mất không ít thời gian…

    (theo báo thanh niên)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Đi ăn cưới người Mán tại Tả Phìn(1)

    Mọi chuyện bắt đầu cách đây 2 tháng, khi em tò mò lên trang Phượt xem có gì hay ho, và topic "Đi ăn cưới người Mán tại Tả Phìn" đập ngay vào mắt. Thế là off 1 lần làm quen với chủ topic, thỏa thuận việc mình sẽ leo đèo bằng xe đạp, mọi người còn lại đi xe máy, vậy là lên đường.



    Câu chuyện tất nhiên là đạp xe từ Lào Cai lên Tả Phìn ăn cưới, nhưng sẽ miêu tả phần ăn cưới là chính, vì phần đạp xe thì không có gì đặc sắc cả
    - Địa điểm:
    Tả Phìn là một bản vùng cao giáp Trung Quốc. Bản này có tầm hơn 40 nóc nhà của người dân tộc Mán, hay còn gọi là người Dao Đỏ. Đây là bản du lịch, cách Sapa 12km, và là nơi đầu tiên khách du lịch ghé thăm sau khi tới Sapa.
    - Con người:
    Người Mán, hay còn gọi là Dao Đỏ sống rải rác vùng núi giáp Trung Quốc. (Người Mán rất ghét người khác gọi mình là người Mán.... hi...hi...... nên tốt nhất ta gọi họ là người Dao Đỏ)

    Tên phổ thông là người Mán, nhưng gọi là Dao Đỏ thì dễ nhận ra họ hơn vì trang phục rất đặc trưng là cái khăn đỏ quấn trên đầu phụ nữ từ già đến trẻ. Già có khăn của già, trẻ có khăn của trẻ, nhưng đều giống nhau ở đặc điểm là màu đỏ rất tươi.

    Ngoài cái mũ ra, quần áo của cả nam lẫn nữ đều thêu những hoa văn rất đẹp và đậm chất của dân tộc Dao Đỏ. Em show tạm 1 cái ảnh lên đây, các hình chi tiết kỹ hơn sẽ được post ở phần chi tiết miêu tả chuyến đi


    Tạm thời sơ qua là vậy, em sẽ kể chi tiết về văn hóa người Dao Đỏ trong các bức ảnh tiếp theo.

    Bắt đầu nào....
    ----------------------------------
    Bỏ qua những câu chuyện trước khi đi, em đi vào luôn hành trình ha....
    2h trước khi nhảy lên tàu hỏa đi Lào Cai, em cuống cuồng vơ vội 2 bộ quần áo, 1 cái áo khoác mỏng, vội vã đạp xe ra ga
    < Cô đơn giữa đèo:

    Biết là Sapa rét lắm, nhưng nghĩ tới 30km leo đèo một mình, em quyết định mang càng ít hành lý càng tốt. Trước đó gạ gẫm mỏi mồm mà các bác đi xe máy không nhận khiêng hộ cái balo, nên đành liều. Xem ra đây là quyết định đúng đắn. 3 ngày không tắm rửa, mặc nguyên quần áo ẩm ướt bẩn nhoe nhoét, một thử thách khá thú vị
    < Hành lý chỉ gồm 1 túi topeak cỡ trung bình, ghi đông thì treo túi máy ảnh.

    Để có đủ sức khỏe cho buổi sáng đạp xe, lên tàu em quyết định nện 2 viên thuốc ngủ, đây là quyết định sai lầm, vì sáng hôm sau đầu cứ quay quay, cũng may lúc đạp xe thì bắt đầu tỉnh táo.

    Trời dở mây mù dở mưa phùn, cực kỳ khó chịu, tầm nhìn có lúc chỉ khoảng trong vòng 10m, sợ nhất là ô tô nó không nhìn thấy mình, thế nên em phải lắp đèn đóm cả trước lẫn sau, bật đèn giữa ban ngày


    Chuyến này quyết định leo đèo bằng xe Folding để xem khả năng của xe này thế nào. Nếu ổn thì có nghĩa là có thể khiêng nó đi touring khắp nơi.

    Bò lóp ngóp 6 tiếng, cuối cùng cũng tới nơi. Tiêu thụ hết 2 chai nước, 4 miếng lương khô và 4 cái kẹo lạc.
    < Show 2 cái ảnh để các bác thấy lúc đó mưa gió rét mướt thế nào.

    Lúc này đoàn đi xe máy vẫn còn cách Lào Cai 100km, xem ra phải chờ họ ít nhất 3 tiếng nữa. Gọi điện cho anh trai chú rể ra đón thì anh này đang có việc bận, thành ra phải co ro ngồi chờ ở trung tâm bản. Cũng may đây là bản du lịch, em nhờ cô bán hàng lưu niệm pha cho ấm trà nóng, mời mấy bác tài xế quanh đó nguồi uống cho vui.

    Chờ tầm nửa tiếng thì ông anh cũng xuất hiện, thế là được đưa về nhà sâu tít gần cuối bản. Anh này tên là anh Giảo. Đây không hẳn là tên, anh Giảo nghĩa là anh Cả.

    Nói chung người Dao Đỏ có cách đặt tên theo nguyên tắc khá phức tạp, khiên cho 1 người nào đó nhất thiết phải có cái tên như thế, bố mẹ không tự đặt tên cho con được. Cụ thể nguyên tắc gọi tên thế nào, em sẽ miêu tả sau.
    < Rốt cục là cũng vào được ngôi nhà ấm cúng, có cái quan trọng nhất: Lửa:

    Em ngồi rịt không rời cái bếp này. Trong thời gian ngồi đây chờ đoàn xe máy, em quan sát được khá nhiều điều thú vị trong ngôi nhà lạ lẫm này

    Ảnh chụp thoải mái, và không thoải mái ... một số nghi lễ không được chụp ảnh, một số sự kiện em ghét em không chụp, he..he.... , cú nhất là gái bản rất xinh, trai bản cũng rất đẹp, mà không chụp được. Thế nên phần lớn ảnh của em chỉ chụp trẻ con với bà già thôi.

    Quay lại câu chuyện ở ngôi nhà lạ lẫm, trong hơn 2h, em được 1 anh khác tên là anh Lở ngồi tiếp chuyện. Lở nghĩa là anh thứ 2 trong gia đình, đang bị què do đi lợp mái nhà cho hàng xóm bị ngã, đâm ra không làm việc được. Anh này cũng là người duy nhất nói tiếng Kinh với em, còn lại họ nói tiếng Dao Đỏ thì em không hiểu chữ nào


    Đặc biệt tiếng Dao Đỏ nghe như tiếng Tây nhé, không giống tiếng TQ tẹo nào.. he.....he....... Người Dao Đỏ dùng chữ Nho làm chữ chính thống, trong bản chỉ có tầm gần chục người biết đọc và biết viết chữ nho, gần chục người này nói chung đều là thầy cúng. Còn lại những người khác mù chữ , hoặc mới xóa mù, kể cả trẻ em đang đi học tới tầm lớp 4-5 là bỏ học rồi.

    Đầu tiên là nói về thầy cúng:
    Trong ảnh là ông thầy cúng cao tay nhất làng đang ngồi làm tiền giấy để cúng ma. Số tiền giấy này cũng đốt như vàng mã của mình

    Thế nào là thầy cúng cao tay? Thầy cúng cũng có dăm bảy hạng, mỗi làng có tầm chục ông thầy cúng, nên sự phân hạng cũng rõ ràng lắm. Thầy cúng cao tay nhất này có thể học thuộc các bài cúng rất dài, em thấy ông này ngồi cúng ma, đọc bài cúng ma tầm 2 tiếng đồng hồ liên tục, tất nhiên là em không hiểu gì.... hì.....

    Việc của thầy cúng này sẽ là cúng cho những việc rất trọng đại như dựng nhà, lấy vợ... Nếu dựng nhà ngon lành, hoặc sau đám cưới vợ chồng hòa thuận thì danh tiếng thầy cúng sẽ nổi nhanh chóng. Nhưng nếu dựng nhà mà có người bị ngã què chân như anh Lở, hoặc sau đám cưới vợ chồng đánh nhau thì coi như do thầy cúng thấp tay..... he..he..
    < Cảnh thương tâm đây: chọc huyết heo!


    Mỗi đám cưới, 7 con lợn sẽ về cõi vĩnh hằng. Nhà trai thịt 6 con, nhà gái thịt 1 con. Kế hoạch là như thế này:
    Hàng năm đến mùa, nhà trai đến hỏi cưới, cái này phụ thuộc cả vào thầy cúng, thầy cúng phán hợp tuổi thì mới được hỏi cưới. Thực tế thì nhiều cô gái xinh được nhiều nhà trai hỏi, nên vụ đấu tranh giành giật khá gay gắt.... he...... he......
    Sau khi nhà gái nhận lời, nhà trai về bắt đầu nuôi lợn, tiêu chuẩn là 6 con. Nhà gái bắt đầu nuôi 1 con lợn, và cô dâu bắt đầu may áo cưới. Tròn 1 năm sau 7 con lợn mỗi con được gần 1 tạ, cô dâu cũng thêu xong quần áo, là lúc chuyện đại hỉ bắt đầu
    < Một nhân vật khá quan trọng em gặp trong lúc ngồi chờ đoàn xe máy là cậu bé này:


    Ở đây có chế độ "xã hội chủ nghĩa" rất bài bản: Nếu nhà trai không nuôi đủ 6 con lợn, hoặc chẳng may chết mất 1 - 2 con thì hàng xóm có thể cho vay lợn. Bao giờ nhà hàng xóm tổ chức cưới, giỗ thì họ sẽ mang lợn sang trả. Các việc khác cũng vậy, dựng nhà, thổi kèn, cúng.... hôm nay tôi giúp ông, ngày mai ông giúp lại tôi, ghi sổ nợ đàng hoàng, cực kỳ rõ ràng sòng phẳng. Chung quy một gia đình cưới dâu về sẽ tiêu tốn tầm 30 triệu đồng.
    Một tín hiệu mừng là nếu cô dâu Dao Đỏ lấy chồng người Kinh thì cả hai nhà chỉ thịt duy nhất 1 con lợn. Bác nào định làm rể ở đây yên tâm nhé, không lo tốn kém
    < Các bác để ý cái quần chỗ đầu gối thủng to đùng nhé, do nó bò khắp nhà mà ra.

    Không sinh ra trong gia đình này, trong bản này. Cậu bé này là sản phẩm của một ông thầy cúng thấp tay bên bản Khoan. Bố mẹ cãi vã bỏ nhau khi cậu bé mới tầm 1 tháng tuổi, họ quyết định rao bán đứa trẻ (ở dân tộc Dao Đỏ, điều này là hợp pháp), thế là anh cả (Giảo) của nhà này mua về nuôi. Nhưng không may là đến nay đã hơn 4 tuổi mà cậu bé này nói không sõi, chân bị teo không đi lại được, chỉ vịn ghế đứng, hoặc bò trong nhà.
    Điều an ủi duy nhất là cậu bé được nuôi nấng trong 1 gia đình rất tốt tính, và là con của ông bố Giảo rất tháo vát và tốt bụng

    < Nhìn xô thịt lợn mà hãi.

    Ngotrantrung: người dân ở vùng miền núi phía bắc quan niệm: cho chụp người khác chụp hình là bắt hồn họ vào cái máy ảnh, nên họ thường yêu cầu trả xiền cho họ để chụp ảnh.
    Chả biết thế nào, nhưng muốn chụp ảnh ở chợ Bắc Hà chẳng hạn, em thường phải trả 5000Đ!

    Hi....hi... đó là cái cớ để gạ tiền khách du lịch thôi bác ạ. Người dân tộc quen thuộc với máy ảnh nhiều nhất 10 năm, lấy đâu ra tập tục với quan niệm.
    Em đến bản Tả Phìn lần này với tư cách là khách mời, nên không có chuyện bị gạ tiền trong bất cứ chuyện gì. Nói về khách mời, người dân ở đây cực kỳ hiếu khách. Em có thể đập cửa xin ngủ nhờ bất kỳ nhà nào trong bản, họ mời ngủ, mời uống rượu, ăn cơm như người trong gia đình. Nhưng cũng phải cẩn thận, theo lời anh Lở, một số nhà có rất nhiều bọ chó, không nên ngủ nhờ... he...he.
    < Người thi lo bếp núc.

    Em tiếp tục câu chuyện: Điều đau khổ nhất lúc này là em phải chứng kiến 2 con lợn bị chọc tiết, tiếng kêu nghe thảm lắm.... hix....
    Sau đó người ta mổ lợn, mang cái đầu con lợn để lên bàn cúng, thầy cúng bắt đầu khấn rất to và rõ ràng. Cảnh này em ngại động chạm nên không chụp ảnh

    < Người thi căng mặt trống.

    Ngoài ra thì mỗi người một việc, có đội thổi kèn phụ họa với thầy cúng (tiếc là ảnh chụp đội này hỏng cả, do em lười, cứ để máy ảnh chụp auto, không chỉnh iso gì cả).

    Ông già đang ngồi căng mặt trống là ông Cỏ (có nghĩa là Bố), như vậy mỗi nhà có một ông Cỏ.
    Cái trống này cũng là cái trống đặc trưng riêng của người Dao Đỏ, sẽ được dùng trong việc đón dâu

    (theo forum Xeđap.org)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Đi ăn cưới người Mán tại Tả Phìn(2)



    Hai tiếng ngồi bên bếp lửa, em quan sát được chừng đó. Nói thêm chút về bếp lửa, cảm giác như cái bếp lửa nó là sợi dây vô hình gắn kết các thành viên trong gia đình về mặt tâm linh. Khi ngồi cạnh bếp lửa, những người khách cũng cảm nhận được rằng mình là một phần trong gia đình này.

    Rốt cục thì đoàn xe máy cũng tới. Hơi ngạc nhiên là lại gặp bạn Hằng (paper) đi cùng 1 bác già tầm 50-60 tuổi... he..he... Nhưng có lẽ vì muốn ra vẻ với bác già này mà bạn Hằng ra vẻ không nhìn thấy em, coi như em không tồn tại, vậy cũng tốt, vì em cũng không có nhu cầu giao tiếp với cô bạn này. Trong các phần tiếp theo em sẽ không nhắc tới nhân vật này nữa.
    Ngoài đôi bạn nói trên, nhóm xe máy cũng kéo tới 5-6 người, đâm ra không khí trở nên sôi nổi, lộn xộn. Cái dở là các bạn này nói nhiều quá, hỏi nhiều quá, làm cho những người khác phải chú ý tới họ, mất vẻ tự nhiên ban đầu. Biết vậy, em vào bếp tham gia bếp núc với mọi người, được giao việc đứng đảo chảo xào lòng mề, khá vui.

    Như các bác thấy, món nào trông cũng luầy nhuầy một đống. Chủ yếu các món đều là sản phẩm từ lợn, có một ít măng và một ít rau thơm. Trông vậy thôi mà ăn rất ngon, không ngấy tẹo nào. Theo lời chủ nhà thì là do thịt lợn nấu với Thảo Quả nên ngon vậy.

    Nói một chút về Thảo Quả, đây là loại quả có giá trị kinh tế rất cao, thương gia Trung Quốc sang lùng mua suốt ngày, đã từng có thời kỳ một kg Thảo Quả giá vài triệu đồng, giờ thì chỉ vài trăm nghìn đồng thôi, cũng đã là sản phẩm có giá trị cao lắm rồi.

    Nhưng Thảo Quả chỉ có thể mọc trong rừng rậm ẩm ướt, không thể trồng trong vườn được, nên năng suất không cao. Ngoài ra cũng chỉ có một số người là có trồng Thảo Quả trong rừng, số còn lại chủ yếu đi kiếm Thảo Quả mọc dại về dùng hoặc bán, đâm ra không có nhiều

    Đặc biệt người dân ở đây không mổ trâu bò cho các dịp trọng đại. Trâu bò là để sản xuất. Nhưng vài năm gần đây vẫn có thịt trâu bò để ăn, bởi vì rét, trâu bò lăn ra chết, thế là có thịt trâu bò sấy khô ăn dần.


    Nói chung là tối om, mờ mờ ảo ảo nên cứ gắp bừa thôi, được miếng nào hay miếng đó.... Em leo đèo từ Lào Cai lên, chỉ gặm mấy miếng lương khô buổi trưa, nên được bữa cơm thế này em đả thật lực.
    Bữa cơm của người Dao Đỏ không bao giờ thiếu rượu, sáng uống, trưa uống, chiều uống, tối lại uống, hơn nữa đây còn là bữa cỗ, đâm ra rượu là thứ không thể thiếu. Cứ ăn được 2 miếng là bị mời uống 1 chén rượu. Em phấn đấu được bữa đầu, các bữa sau thì thôi, ăn ít ít rồi lặn, tổng cộng em ăn 5 bữa như vậy...

    Cơm xong, cả nhóm tụ tập bên bếp lửa buôn chuyện làm quen được dăm phút, mấy cậu thanh niên bản vào ngồi làm quen, lại rượu.... hix.....
    Câu chuyện liên miên tới khuya về phong tục tập quán, về kế hoạch lấy vợ lấy chồng, về ước mơ một tương lai tươi đẹp

    < Một vài pô ảnh để các bác có thể mường tượng bản Tả Phìn trong sương sớm.

    Em ngồi thêm một lúc thì đứng dậy đi ngủ sớm..... một ngày mệt mỏi. Ấy vậy mà cũng không yên thân..... phần vì kèn trống đám cưới chơi thâu đêm, phần vì toàn thân ngứa ngáy do không được tắm rửa sau một ngày nhoe nhoét, em có một đêm trằn trọc. Cũng may, giường nhà anh Giảo không có bọ chó.
    < Đường vào nhà.

    Sáng hôm sau....
    Phải nói là các thủ tục vệ sinh cá nhân hết sức gian nan. Tuy đây là bản du lịch, được nhà nước đầu tư khá nhiều, nhưng do thói quen của người dân nên vấn đề vệ sinh khủng khiếp lắm. Không được tắm đã đành, các thủ tục vệ sinh khác không nhịn được.
    Người ta cũng lịch sự, đun nước cho mình đánh răng rửa mặt .
    < Cảnh sắc khá dịu dàng.

    Nhưng đến phần toilet thì ôi thôi.... khủng khiếp...
    Nhà nào cũng có cái toilet chuẩn nhà nước xây cho, nhưng bẩn kinh khủng khiếp. Em phải bịt mũi dội nước vệ sinh mất 10 phút rồi mới dám "hưởng thụ" nó. Phần này tất nhiên em không chụp ảnh


    Cảm giác lúc này rất lạ. Lạ nhất là sau bữa rượu túy lúy tối qua, sáng ra đầu óc ngon nghẽ, không vương vất tí nào sất.

    Bước đường đi lang thang trong tiết trời rét ngọt, mây bay lảng vảng, cảnh sắc mờ mờ đục đục, không khí trong lành lạ thường. Đây có lẽ là thời khắc bình yên nhất chuyến đi

    Tạm quên câu chuyện cưới xin, em giới thiệu một số thành viên đi xe máy

    Đầu tiên là em gái Hải Phòng, em này ngồi sau xe máy phi từ HP lên HN, rồi từ HN lên Lào Cai, Tả Phìn, thành viên nhóm Phượt Hải Phòng. Không biết em này tên gì. Chỉ biết vần đầu là H, nên có thể đoán là Hiền, Hoa, Hương, Hiên..... hay gì gì đó ..
    < Hai em gái chụp ảnh với trẻ em Dao Đỏ.


    Maria, Omaicay, Khmerka người Nga , saint petersburg, hiện đang dạy tiếng Anh tại một trung tâm ngoại ngữ ở HN, nhưng đã kịp có MBA ở ÚC. Đã chinh phục, phan xi păng, kinabalu, Killimangiaro, và Alps. Đã đi Ai Cập, Srilanka, Trung Quốc,....
    Nói chung là một dân phượt chính cống. Nói tiếng Việt rất sõi thậm chí khi bọn mình hay chơi mấy trò ngữ pháp, chẳng hạn tìm các bộ phận của cơ thể người có dấu huyền , sắc... thì Maria luôn thắng. Nhảy salsa cũng rất hay

    Phương - người con nuôi của dân tộc Dao Đỏ, và chính là người dẫn cả đoàn tới đây: Trông bặm trợn chưa

    Cậu này em cũng không biết tên, là cặp đôi trùng phùng với em gái Hải Phòng (tuy rằng tên này đã có vợ ) - láo quá.... he.....he....

    Còn một 2 cậu bạn nữa nhưng không thấy có ảnh trong máy, chắc tại em ghét 2 cậu này nên không thèm chụp cũng nên..... mà nói chung, ảnh chụp ở máy của em phần lớn phải dính đến... gái. Thế nên không ngạc nhiên mấy khi không có mặt hai cậu bạn đồng hành

    Nhàn cư vi bất thiện, lang thang vớ vẩn một hồi, cả lũ quyết định leo lên đỉnh núi, đây là quyết định tệ hại nhất của cá nhân em.


    Kết quả là em bị ngã 4 lần.... hix...... thế là toi bộ quần áo ăn cưới...
    Đấu tranh một hồi, em thuyết phục cả bọn quay lại vì theo lịch thì cô dâu sắp đến... và mọi sự hay ho bắt đầu từ đây..
    < Đây là em Sán Mẩy (Mẩy nghĩa là chị cả).


    Quay lại chuyện đám cưới.....
    Hóa ra cô dâu còn lâu mới tới. Lệ ở đây là chú rể ở nhà, cô dâu tự đến.... he...he...... thế là lại loanh quanh làm quen thêm vài nhân vật quan trọng trong câu chuyện này.

    Sán Mẩy là chị gái chú rể, chỉ về được đúng ngày cưới, rồi phải quay lại Sapa làm việc. Sán Mẩy làm hướng dẫn viên du lịch từ lúc 15 tuổi, đến nay hơn 20 tuổi, 1 chồng đã ly thân, và 1 con. Nhìn vẻ mặt, dáng điệu thì không còn dáng dấp cô gái người Dao Đỏ nữa rồi, ngôn ngữ cũng là tiếng Dao Đỏ pha tiếng Anh, tiếng Kinh nói chung không sõi, có lẽ chỉ còn cái tên Sán Mẩy là gợi cho người ta biết về cô gái Dao Đỏ ngày nào.


    Thường các cô gái lên Sapa làm du lịch, thường gắn tên Kinh sau chữ Mẩy. Ví dụ: Mẩy Hà, Mẩy Thanh... Và nói chung các cô này đều rất xinh, nhảy dissco và chơi bi-a cực giỏi
    Màu sắc dân tộc không còn hiện trên nét mặt cô gái trẻ nữa, âu cũng là do cơm áo gạo tiền. Được biết đám cưới này, Sán Mẩy cũng gửi khá nhiều tiền về cho em trai sắm lợn cưới vợ, xem ra gánh nặng gia đình sẽ còn đè nặng lên đôi vai cô gái trẻ này.

    Sán Mẩy về đám cưới đem theo một đoàn khách Úc, ăn nhậu, bia bọt, nhảy múa tưng bừng trong nhà. Việc này xem chừng không còn lạ lẫm vì thấy mọi người xung quanh không phản ứng gì. Chỉ có những vị khách tò mò như em là lắc đầu ngao ngán.
    Tuy vậy, những người bạn Úc này có cái hay. Trong đám đó có 1 cô gái rất "đàn bà", em này hút hồn cậu Phương lúc nào không hay. Phương cứ ra lẩm bẩm..... mê em này quá..... mê em này quá!

    Lang thang tha thẩn chờ cô dâu tới, em được tiếp xúc với nhân vật tiếp theo, có thể gọi là đại diện cho ngành du lịch Tả Phìn: Trẻ em

    Một vài tấm hình các cô nhóc cậu nhóc đang chơi đùa. Nếu không phải là người quen, các bác phải chi ra 5000 VND cho mỗi tấm hình đó nhá.
    < Trêu đùa
    < Quây khách du lịch (có chạy đằng trời)
    < Nu na nu nống..

    (theo forum, Xedap.org)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Đi ăn cưới người Mán tại Tả Phìn(3)


    Du lịch, GO!: Tả Phìn cao tới 1600m nên rét lắm. Theo tục lệ của người Dao xưa thì nhà trai phải đi từ 4 giờ sáng, nếu xa hơn thì phải đi từ 3 giờ để đón cô dâu. Cô dâu phải về nhà chồng sớm, trước mặt trời mọc, mới không bị ma theo và sau này sẽ trở thành dâu ngoan và đảm đang. Vậy nên dàn nhạc của bản phải rộn rã vui mừng đánh thức mọi người bà con cùng dậy rất sớm.

    Nào đàn, nào trống, nào chiêng: Tất cả rộn rã cùng lời ca tiếng hát. Khi nào thầy cúng làm lễ xong thì mới đến lượt người của chính quyền ở Tả Phìn đến tuyên bố chứng nhận hai bạn trẻ là vợ chồng. Mọi người ở lại liên hoan, ca múa tại nhà trai cho đến tận hôm sau, để tỏ lòng vui mừng và chúc hạnh phúc cho cặp vợ chồng mới...

    (Tiếp theo): Và rốt cục thì cô dâu cũng đến! Cô dâu phải bịt mặt hoàn toàn, có ô che, có dí máy ảnh vô chụp từ dưới lên thì cũng không thấy mặt cô dâu


    Phong tục là vậy, xem ra giống phim Tàu ha, chắc đến đêm động phòng thì mới được xe mặt cô dâu á.

    Cô bé đi trước chắc là phù dâu.
    Đi theo cô dâu là một đám phù dâu nữa, và một anh chàng thổi kèn. Kỹ thuật thổi kèn của người Dao Đỏ khá đặc biệt. Họ có thể thổi liền một lèo mà không cần nghỉ lấy hơi, nghĩa là vừa thổi kèn vừa thở vô tư. Nhưng nói chung kèn kêu như kèn đám ma ý..... hix

    < Mẹ cô dâu đây, trông quá ngầu! Bà này mất con gái nên mặt mũi hằm hằm quá nhỉ.
    < Còn đồng chí đèo cái gùi này là em trai cô dâu, khiêng đồ đạc và của hồi môn sang hộ cô dâu

    Nói chung là khá bài bản.
    Phía nhà trai, đây là đội nhạc đối đáp. Gọi là đối đáp, em thấy 2 thằng thổi kèn, mạnh thằng nào thằng đó thổi, nghe như đám ma, buồn cười ghê. Tiếc là không thu âm cho các bác thưởng thức.

    Cô dâu phải đứng ngoài cửa tầm nửa tiếng rồi mới được chào đón bằng đội kèn của nhà trai. Đăc biệt lúc này chú rể không xuất hiện

    Màn chào hỏi là màn "hỗn chiến" của 2 đội kèn 2 bên, nói chung là em không hiểu vụ này, mất tầm nửa tiếng đối đáp bằng kèn. Hôm nay, cô dâu nhất thiết không được vào nhà, gia đình chú rể phải làm sẵn cái lán ở ngoài nhà để cô dâu ngủ tạm một đêm. Chắc là cho bọn ma trong nhà nó quen với cô dâu.

    Chuẩn bị vào lán, cô dâu không có ô nữa nên phải đội cái này. Cu cậu ngồi trong cái mũ to này tạm thời làm Ma nơ canh

    < Đây là cái lán, thực ra chỉ có cái giường, rồi quây lại tránh mưa gió. Em chỉ chụp được pô này, không biết các bác tưởng tượng được không.

    Vậy là xong màn thủ tục đón cô dâu về. Hôm sau cô dâu và chú rể làm lễ vu quy, rồi cô dâu được vào nhà, khấn vái này nọ. Phần này ông Cỏ đã nhắc là không được chụp ảnh, nên em không có pô nào. Và xem ra, cũng không có gì đặc biệt nữa



    Em nói kỹ hơn về vấn đề trang phục. Đám cưới là dịp để cả nhà trai lẫn nhà gái diện trang phục đẹp nhất, mới nhất. Vậy nên đây là điều không thể bỏ qua.
    Các bác xem kỹ, ống quần cô dâu đây.

    Nhân nói về cô dâu khi về nhà chồng, vài ngày đầu nói chung không được ngồi ghế trước mặt bố chồng, nghĩa là ông Cỏ. Một là đứng, hai là ngồi xổm. Sau lưng ông này thì không sao, ngồi ghế thoải mái, nhưng theo em quan sát thì cô dâu đứng suốt, cúi gằm mặt ăn cơm, cơm xong thì lấy khăn che mặt, theo lời cô chị dâu thì là do cô dâu ngượng. Thì ra người Dao Đỏ ngượng thì như vậy đây.
    Vài ngày sau, ông Cỏ và thầy cúng sẽ làm lễ đặt lại tên cho cô dâu, lấy họ và tên mới của nhà chồng, lúc này cô dâu mới được phép ngồi ghế trước mặt ông Cỏ
    < Mẹ cô dâu ăn mặc cũng rất cầu kỳ, Đằng sau mũ gắn toàn bạc xịn đó.

    Thêu rất cầu kỳ và tỉ mỉ, màu sắc tươi sáng. Trang phục với màu sắc như thế này, đảm bảo các bác không thể mua ở các cửa hàng lưu niệm

    Lưng áo cũng gắn bạc, và thêu rất cầu kỳ

    Phía trước cũng đeo một cái Cravat bằng bạc

    Ngoài ra nếu các bác để ý các bức ảnh, người Dao Đỏ đã cải tiến đối giày, họ chọn giày thể thao TQ, vừa ấm vừa êm chân.
    Thắt lưng cũng đẹp. Theo lời các cô gái bản, nếu giật được cái thắt lưng này ra thì quần áo sẽ rơi sạch...... em chưa có cơ hội thử vụ này...hi hi.

    Lại nói về mũ, Các bà già có mũ như thế này, đằng sau có gắn bạc

    Trẻ em thì có mũ khác hẳn. Em gái mũ đơn giản hơn. Cái mũ em gái đội thực ra là cái khăn hình tam giác, họ vấn lên đầu thôi. Lớn lên, các cô thiếu nữ vẫn dùng cái mũ như vậy

    Mũ của các em trai thì đặc biệt đẹp và cầu kỳ, bạc gắn khắp nơi.
    < Cậu bé của chúng ta với cái mũ rất đẹp đây.

    Vậy là kết thúc chuyến đi đám cưới người Dao Đỏ ở Tả Phìn


    Phần đổ dốc từ Sapa xuống không có gì đáng nói, chỉ có vài đoạn mây phủ che hết tầm nhìn, vừa đổ đèo vừa run

    Mạn bàn....

    Theo dõi topic này chắc các bác cũng hiểu, chuyến đi này để lại những cảm xúc rất mạnh mẽ về văn hóa, về con người nơi núi cao mây phủ này.

    Lúc đổ dốc xuống Lào Cai, em chợt lẩm nhẩm đọc bài thơ của cụ Nguyễn Công Trứ, xin viết ra đây coi như lời kết của topic này


    Chí làm trai

    Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
    Nợ tang bồng vay trả, trả vay
    Chí làm trai nam bắc đông tây
    Cho phỉ sức vẫy vùng bốn bể

    Nhân sinh thế thượng thùy vô nghệ
    Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh
    Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh
    Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ

    Cũng có lúc mấy tuôn sóng vỗ
    Quyết ra tay buồm lái trận cuồng phong
    Chí những toan xẻ núi lấp sông
    Làm nên đấng anh hung đâu đấy tỏ

    Đường mây rộng thênh thênh cử bộ
    Nợ tang bông trang trắng vỗ tay reo
    Thảnh thơi thơ túi rượu bầu

    --- Nguyễn Công Trứ ---

    Thật khó có thể nhận xét một cách đầy đủ về dân tộc ít người này. Cái văn hóa truyền thống của những con người này nó như ngọn lửa, người ta có thể tạo ra lửa, điều khiển lửa, nhưng để nói là thực sự hiểu ngọn lửa thì không, không ai có thể hiểu.

    Vậy nên chuyến đi của em thực ra cũng chỉ là nếm tí chút một hai món trong bữa đại tiệc văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc. Còn rất nhiều, rất nhiều tập tục, văn hóa nữa, của người Dao Đỏ và của cả những dân tộc anh em khác.

    Nếu nhìn nhận 1 cách đơn giản, xem ra nhiều thứ kỳ lạ trong văn hóa lại thuộc về người Kinh: Ăn thịt chó giải đen, không ăn thịt chó và vịt đầu tháng, quỳ lạy khấn vái suốt ngày ở vỉa hè (đoạn đường Nguyễn Thái Học ở góc Văn Miếu), không ăn xôi lạc ngày đi thi, thủ tờ 2$ trong ví để lấy may.......
    Vậy nên, cái hay, cái thú vị về văn hóa ẩn hiện khắp mọi nơi, chỉ cần người quan sát chịu khó tìm tòi, sẽ nhìn thấy rất nhiều điều thú vị xung quanh ta.
    Hết

    (Theo forum,Xedap.org)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Hành Trình Tây Bắc 2010(1)



    Nói tới Tây Bắc, người ta hay dùng đến hai chữ "khám phá". Những câu chuyện kỳ thú về cách ăn nếp ở của những con người trên những vùng cao nguyên cực Bắc tổ quốc, nơi cư ngụ của rất nhiều dân tộc anh em, như vẫn còn chờ các vị khách miền xuôi khám phá...
    Đây là chuyến đi của bạn Zozzo từ ngày 24 đến 29/2 năm trước với chiều dài khoảng 1100 km khởi hành từ Hà Nội lên Sapa, Sơn La.

    Ngày thứ nhất: HN-Sơn La

    Rảnh rỗi lại vác xe chạy dọc theo đường 6 lên Sơn La, đoạn từ Tương Dương lên đường làm gần như hoàn chỉnh, có cái mới so với năm ngoái là đã có đường tránh qua Tx. Hòa Bình. Đường thì đẹp nhưng cũng không thấy gì mấy do đã chạy nhiều lần. Qua khu vực trồng mận kết hợp buôn heroin Loong Luông, Hang Trùng rồi mấy đồi chè Mộc Châu, rồi mấy vách núi đất đỏ Yên Châu... etc không có gì là đặc biệt ngoài các cô gái Thái. Các cô vẫn tắm suối ngay bên cạnh đường đi, hết sức tự nhiên


    Rồi Cò Nòi, dừng lại chút tưởng niệm các anh hùng kháng chiến chống Pháp tại đài Liệt sỹ. Tôi cũng đang tiến về Tây Bắc theo hướng các anh hành quân ngày xưa đây, nhưng tôi không tiến vào Điện Biên mà đến Tuần Giáo tôi sẽ rẽ sang Tủa Chùa, theo chiều ngược lại.

    Đường đẹp quá nên chạy rất thong thả, cơm nước đàng hoàng mà 5h chiều đã đến Tp. Sơn La, vậy là chỉ mất chừng 6-7 tiếng cho quãng đường mà ngày xưa bộ đội ta phải mất ròng rã hàng tháng trời lặn lội
    < Phố núi đây, mây vờn cột đèn cao áp nhé.

    Nhưng thực ra nó chỉ là cái đám khói trẻ trâu đốt rạ ngoài đồng bay vào. Cũng nhiều khi có mây, nhưng không phải hôm nay. Vả lại, mạn này sương mù hay có hơn


    Còn sớm, đi lòng vòng quanh Tp. Sơn La hóa ra to hơn mình tưởng nhiều. Lần trước chỉ loanh quanh 1 góc nên tưởng nó bé. Chạy dọc theo con đường công sở thấy 1 điều đặc trưng là đâu đâu cũng thấy chơi cầu lông. Mọi nơi mọi chỗ, trường học, sân công sở, vỉa hè... mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là đám công chức cõ lẽ do rất đông công chức ở tp núi này vốn ở các huyện, họ làm việc trên tỉnh cuối tuần mới về nhà. Hết giờ làm việc không phải cơm nước vợ con mè nheo. Vậy còn gì tốt hơn là luyện tập thể thao, nâng cao sức khỏe lại tránh được bao điều cám dỗ không lành mạnh nơi đô thị. Mà cầu lông vốn là môn dễ tổ chức chơi. Tinh thần thể thao rất là khí thế.
    < Đây, quán bình dân, toàn đồ nhà trồng được, ngay cả cái chai SPA kia cũng thế.

    Đến tối, cơm rượu rượu rồi chui vào Ks Sơn La quen thuộc ngủ. Có cái vẫn chưa hiểu sao giá cả mạn Tây Bắc này khá đắt đỏ. Vừa ở Q1 và Q3 trong Sài Gòn, ngay cả khi lạm pháp tăng cao hồi năm ngoái, thì bữa cơm bình dân 50 ngàn ăn không hết. Vậy mà đi trên Tây Bắc này toàn xấp xỉ 100k/bữa. Mà rõ ràng toàn đồ có thể tự cung tự cấp ngay tại địa phương. Chả nhẽ dân tình giàu hơn Sài Gòn sao (?). Tuy nhiên, ăn trên này ngon thật, 1 phần vì đồ tươi sống, một phần chạy xe mệt, đói



    Ngày thứ hai: Sơn La - Tuần Giáo - Tủa Chùa - Mường Lay

    Sáng dậy sớm lên đường sang Tuần Giáo. Đã hết Tết, bà cụ người Thái mang cành đào ra vỉa hè giải tán nốt.


    Đường sang Tuần Giáo tuy nhỏ cũng rất phẳng phiu, dân tình 2 bên đường đã đông đúc hơn hẳn năm ngoái.

    Đang đi lơ ngơ qua Thuận Châu, tự nhiên thấy trước sân ngôi nhà bên đường có đám xanh đỏ, rẽ vào xem nào. Hóa ra mấy cô gái Thái đang tập múa.

    Giữa bộn bề khoai sắn, quần áo bẩn chưa giặt và mặc kệ ông chồng đang chổng mông sửa xe máy trong nhà, họ bật đài hăng say theo điệu múa vòng quanh, không thèm để ý đến máy ảnh luôn


    Xem lúc rồi đi tiếp. Chuẩn bị lên con đèo Pha Đin. Có những vạt rừng hoa ban nở trắng xóa. một vài cô bé trèo lên hái mang xuống vệ đường bán cho đám khách dưới xuôi đi qua.

    Việc sửa chữa đèo Pha Đin năm ngoái giờ đã hoàn thành. Tổng quan lại là đã hạ được vài chỗ cao nhất xuống chút ít. Ví đụ đọan này năm ngoái vẫn còn là đường đất. Ảnh chụp khi đứng trên đường cũ

    Để hạ thấp được chút vây, nhiều cây cầu đã được làm thêm, bắc qua vực. Có chừng chục cái như thế

    Được nâng cấp sửa chữa, vượt đèo bây giờ đã dễ dàng hơn năm ngoái nhiều. Nhưng không vì vậy mà số người lao xuống vực giảm đi.

    Đây chẳng hạn, dấu vết còn mới cứng như chỉ xảy ra 1-2 hôm trước. cái lều con bên đường kia thực ra là cái bàn thờ lập ra vội vàng, có bát hương và cái chai vodka Hà nội bé

    Nhưng dù sao, thì đường vẫn tốt lắm rồi, chỉ cần thay đổi chút biển báo thôi: những cái biển giới hạn tốc độ 25km/h và xóa hết 25km/h xuất hiện liên tiếp, mỗi cái cách nhau chừng 50-100m.

    Và cái biển dưới đây: đang thẳng thì giới hạn, sắp vào cua thì bỏ hết. không hiểu ý đồ muốn gì. Cõ lẽ là muốn người ta tăng tốc lên mà vào cua cho nó sướng

    Hết đèo Pha Đin, không để ý thấy cái biển kỷ niệm trên đỉnh đèo ngày xưa đâu nữa, chắc nó nằm lại trên đường cũ, không đi qua.

    Khăn phiêu, một món trang phục có ý nghĩa quan trọng đối với phụ nữ Thái. Tiếc là chưa gặp được cô nào dễ tính để hỏi sâu hơn.

    Đến Tuần Giáo rẽ đi Tủa Chùa. Cây ban, loài cây đặc trưng cho Tây Bắc, vẫn nở hoa tưng bùng bên sườn núi
    Đường đi khá dốc và quanh co..
    < Nhà ở xung quanh thị trấn.

    Gặp một ông em kỹ sư xây dựng về thăm nhà, đang lên dốc thì tuột bugi. Dừng lại lấy đồ ra giúp, loanh hoay nửa tiếng không xong vì cái đầu bò đã hỏng hết ren. Thôi anh đi trước vậy, rồi chú gọi người nhà ra gánh xe về sau.

    Vào thị trấn lúc giữa trưa, một thị trấn rât bé tý và xơ xác. Có lẽ xơ xác nhất trong các thị trấn đã từng đi qua, mặc dù vẫn có đèn cao áp

    (theo Zozzo blog)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

Vùng Cao Vẻ Đẹp Thuần Khiết..
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68