Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Ẩm Thực Trên Cao Nguyên Đá Đồng Văn..
Close
Login to Your Account
Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 30
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Ẩm Thực Trên Cao Nguyên Đá Đồng Văn..



    Không phải ngẫu nhiên mà từ nhiều năm nay, vùng núi đá cực bắc của tỉnh cực bắc Hà Giang đã trở thành điểm đến của nhiều tour du lịch khám phá. Vùng đất được mệnh danh là cao nguyên đá này quá ấn tượng đối với du khách bởi phong cảnh thiên nhiên cực kỳ hùng vĩ. Nhưng không chỉ có cảnh quan, món ăn ở đây cũng rất lạ lùng...

    Từ thị xã Hà Giang, qua những con đèo cao ngất tới Quản Bạ, rồi Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Phong cảnh vừa hùng vĩ vừa trữ tình dần hiện ra ngoài cửa xe như trong một bộ phim du lịch khám phá. Đầu xuân, những vườn mận, vườn đào hoa nở trắng xoá hoặc hồng rực.

    Đầu hè, những triền ngô xanh nõn bám trên các sườn núi đá. Trễ hơn chút nữa, mùa lúa duy nhất trong năm bắt đầu, từ trên những sườn núi cao nhìn xuống thung sâu, thấp thoáng các khu ruộng bậc thang loáng nước, ở đó, người Mông đang hối hả cày cấy.



    Trong không gian như mơ như thực ấy, không khi nào thiếu những vạt cải hoa vàng rực rỡ. Và thật thú vị, đó chính là món ngon đầu tiên mà người viết bài từng được ăn khi lần đầu tiên đến với vùng cao nguyên đá Hà Giang.

    Cải ngồng Hà Giang rất lạ, cọng mũm mĩm như đọt măng tây, điểm những chấm hoa vàng tươi rói cả khi còn tươi lẫn khi đã luộc chín. Ngọt, chắc, bùi là những cảm giác rõ mồn một khi thưởng thức món ngồng cải luộc rất bình dân nhưng cực kỳ khoái khẩu với người miền xuôi vốn thèm rau sạch khi đến Hà Giang!

    Khí hậu quanh năm mát mẻ của núi cao, nhất là vùng "lõi của cao nguyên đá" là hai huyện Đồng Văn, Mèo Vạc khiến nơi đây trồng được những loại rau, đậu rất ngon và lạ. Trái "dưa mèo" mũm mĩm như chú chuột bạch cỡ lớn, đậu Hà Lan xanh mượt, giòn và ngọt lạ lùng.
    Dẫu không nổi tiếng như ở Định Hoá (Thái Nguyên) hay Mường Thanh (Điện Biên), lúa gạo trồng trong những thung lũng lọt giữa ngút ngàn núi đá ở Đồng Văn, Quản Bạ vẫn làm nên những nồi cơm ngon nhất



    Cơm gạo mới ở Đồng Văn, Mèo Vạc luôn nấu bằng nồi nhôm đúc và vùi trong than củi nên thơm dẻo khác hẳn cơm nấu trong nồi điện dưới xuôi.

    Thường thì muốn đi hết một vòng bốn huyện miền núi cao, du khách phải nghỉ lại Hà Giang sau khi vượt qua 320km đường xe từ Hà Nội. Sáng hôm sau, lại đi trên những con đường chênh vênh trên sườn núi cao ngất. Đi theo hành trình ấy, thì ăn trưa tại thị trấn Yên Minh là hợp lý. Chặng về cũng vậy, khởi hành từ Đồng Văn hoặc Mèo Vạc vào buổi sáng thì tầm trưa cũng lại đi qua "cửa ải" Yên Minh.



    Thị trấn cửa ngõ của hai huyện Đồng Văn, Mèo Vạc có hai quán ăn nhỏ nằm bên chợ huyện Yên Minh đã sẵn sàng đón khách. Món ăn ở đây khá "độc". Ngồng cải luộc vừa ngọt vừa bùi, bó ngô non nhồi thịt thơm phức, tôm suối xào lá chanh giòn tan.

    Vào các buổi sáng chủ nhật, dưới những mái ngói thâm nâu trên cao nguyên đá là cả một thế giới kỳ lạ của ẩm thực! Rượu ngô người Mông 8.000 đồng/lít, uống say tràn cung mây


    Đặc biệt vào mùa lạnh, món lạp xường và thịt xông khói trở thành đặc sản. Quy trình làm lạp xường nhiều người đã biết, thịt băm nhỏ trộn gia vị nhồi vào ruột heo non và nướng trên than hồng cho chín rồi trên trên gác bếp. Thịt xông khói được làm theo cách khác. Thịt mông, vai, ba chỉ của con lợn cắp nách xẻ thành miếng dài đem ướp muối chừng một tuần rồi đem treo lên gác bếp. Đem làm món, vị mặn của muối quyện với chất béo của mỡ khiến người mới ăn không biết đằng nào mà lần!



    Dân tộc Tày ở Hà Giang còn có món rêu đá nướng vô cùng đặc biệt (những món ăn được chế biến từ rêu đá còn được gọi là quẹ), người ta tìm rêu ở những bãi rêu lớn rồi đem về được vò đập thật kỹ cho sạch nhớt phù sa, sau đó có thể chế biến thành nhiều món như rêu rán, rêu khô nhưng độc đáo nhất vẫn là món trộn với các loại gia vị rồi đem nướng. Rêu còn được phơi khô trên lên gác bếp để dự trữ, chỉ có khách quý mới được đãi món rêu khô này..

    Lõi của vùng cao cực Bắc là thị trấn Đồng Văn. Thủ phủ của cao nguyên đá khiến ta nao lòng bởi vẻ đẹp u hoài của khu phố cổ bên ba dãy chợ mà người Pháp khi xâm chiếm Đồng Văn đã xây từ những năm 30 của thế kỷ trước.



    Nếu đã một lần đến cao nguyên đá, bạn hãy cố tìm để được ăn món "gà mèo", một giống gà đặc biệt chỉ có ở vùng cao núi đá này và xứng đáng được liệt vào hàng đặc sản. Con gà mèo không khác gì gà thường nhưng chân đen, mặt đen, mào đen, da đen, thịt đen và xương cũng đen nốt. Luộc, rang và nấu canh gừng là cách người vùng cao nguyên đá "ứng xử" với gà mèo.

    Thịt gà mèo rất lạ: không béo, không nát, chắc mà không dai, nạc mà không xác. Tóm lại, nếu một lần đã được xơi món thịt gà đen như bánh gai ấy, thì một ngày đẹp trời nào đó, ta sẽ lại khao khát được leo cao nguyên đá lần thứ hai, rồi lần thứ ba!
    (theo Xaluan,VTV)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Món Ngon Chân Quê Quảng Ngãi..



    Nói đến du lịch Quảng Ngãi, nhiều người cho rằng dải đất miền Trung này không có gì để thưởng lãm. Song có lẽ ít người biết Quảng Ngãi có cả một vùng biển đảo kỳ thú phóng khoáng nắng gió để khám phá và hào phóng những món ăn ngon.

    < Món cá kho lột da thịt chắc như thịt gà trông rất gợi thèm...

    Ấn tượng nhất ở Quảng Ngãi chính là huyện đảo Lý Sơn với những cảnh đẹp núi lửa hùng vĩ ôm lấy bãi biển xanh ngời nắng gió và những món ăn mặn mòi khó quên. Những món ngon phải kể vào hàng "top ten" của huyện đảo đương nhiên là đặc sản biển. Ngay cả những món hải sản tưởng chừng quen thuộc, nhưng hương vị đồ biển của những món ấy trên đảo dường như mang vị tươi ngon khác biệt và cách xào nấu rất riêng


    < Cồi sò điệp xào xả ớt, rau ngổ, ngò gai mang vị mặn mà rất riêng của Lý Sơn.

    Như khi dùng bữa trưa khá thịnh soạn dọn ra cho đoàn du khách đến thăm đảo gồm những món "kinh điển" như còi sò điệp xào xả ớt, cá kho, canh chua cá, mực xào chua ngọt, mọi người ai cũng trầm trồ bởi vị tươi ngọt của những món ăn rất đỗi bình dân quen thuộc này



    < Tô canh chua phong vị biển của đảo Lý Sơn chỉ vừa chua đủ cho người ta nhớ, không quá ngọt nồng mà cũng chẳng quá cay đến xuýt xoa.

    Cũng phải thôi, toàn là những miếng cá, miếng sò tươi ngon mà mới hôm qua con cá, con sò ấy còn bơi tung tăng ngoài biển Lý Sơn, hôm nay đã nằm trong đĩa đặc sản biển thì làm sao không thơm, không ngọt!

    < Vẫn là món mực xào chua ngọt giống như ở thành phố ta vẫn nếm qua, nhưng nếm những con mực tươi vừa bắt đêm qua trên đảo vừa xào chín tới chắc hẳn ngon hơn nhiều.

    Cách nêm nếm của người miền Trung cũng dị biệt so với người miền Nam, những món ăn biển mang vị đậm đà gần với cách nêm nếm của người miền Bắc, dường như làm cho món ăn biển ở đây thêm mặn mòi khó quên. Không chỉ thế, trong mỗi món ăn đồ biển quen thuộc, người Lý Sơn dường như luôn có thêm chút sáng tạo nho nhỏ để làm nên mùi vị khác biệt.


    < Tỏi mồ côi Lý Sơn có hình dáng và hương vị độc đáo lạ thường.

    Như cồi sò điệp xào xả ớt thì nêm thêm chút rau ngò gai, rau ngổ. Thích nhất là món cá kho nguyên con, không rõ loài cá gì nhưng thịt chắc và trắng như thịt gà, con cá được lột da để phơi lớp thịt cá ngấm nước kho màu nâu sẫm trông đến là gợi thèm. Con cá trần trụi lớp da trông vừa lạ mắt vừa ngon miệng, cách kho cá này cũng hiếm gặp.

    Hay như món canh chua cá, người Lý Sơn chỉ dùng cái vị chua dìu dịu của cà chua, của dứa mà không bỏ thêm me chua; vị ngọt đã có nạc cá, không cần bỏ thêm đường đến mức ngọt lịm như món canh chua của người miền Nam. Tô canh chua phong vị biển của đảo Lý Sơn chỉ chua vừa đủ cho người ta nhớ, không quá ngọt nồng mà cũng chẳng quá cay đến xuýt xoa.



    < Dĩ nhiên không thể bỏ qua món gà Quảng Ngãi. Món gà nướng dường như đậm đà hơn cả gà luộc trong món cơm gà nổi tiếng của Quảng Ngãi.

    Còn món mực xào chua ngọt nếm ở Lý Sơn thì tươi giòn khỏi chê chỗ nào. Vẫn là món mực xào chua ngọt giống như ở thành phố ta vẫn nếm qua, nhưng ăn mực tươi vừa bắt đêm qua trên đảo và vừa xào chín tới chắc hẳn ngon hơn nhiều.

    Có lẽ cái làm nên hương vị rất riêng của hải sản Lý Sơn khiến người ở xa đến đã một lần nếm qua thì khó lòng lãng quên chính là cái vị ngọt dân dã tự nhiên vốn có mà thiên nhiên ban tặng, người Lý Sơn chỉ tôn hương vị thiên nhiên ấy thêm lên bằng tay nghề nêm nếm sao cho vừa khéo, vừa ngon miệng



    < Món sò điệp nướng mang mùi vị Quảng Ngãi khác thường: mỗi con ngậm một quả ớt bên cạnh đậu phộng và hành phi mỡ đưa mùi béo ngậy.

    Trên bến tàu lưu luyến giã từ huyện đảo, ai nấy xúm xít vào chòi bán tỏi gần đấy mua vài ký tỏi về thành phố làm quà. Tỏi Lý Sơn trồng bằng cát biển trắng xóa làm nên vị cay nồng vốn đã có tên tuổi trên thị trường, song giống tỏi ở đây còn có một chủng loại cao cấp mà chỉ Lý Sơn mới có: tỏi mồ côi.

    Mỗi củ tỏi mồ côi thường chỉ có duy nhất một tép có hình giọt nước, trông rất đẹp mà vị của nó cũng nồng nàn độc đáo. Người dân địa phương tin rằng củ tỏi mồ côi dùng để ngâm rượu chữa bệnh tim mạch rất hiệu quả. Vì vậy mà dù giá tỏi mồ côi cao hơn gấp bốn lần giá tỏi Lý Sơn bình thường (giá tỏi Lý Sơn thường chỉ 80.000 đồng/kg trong khi tỏi mồ côi đến 400.000 đồng/kg), nhiều du khách vẫn thích thú mua những ký tỏi mồ côi về làm quà bởi tên gọi cũng như hương vị "độc" của nó khó tìm ở nơi nào khác.


    < Tôm nướng không ướp gia vị tươi giòn của biển Thiên Đàng, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.

    Trở về đất liền, mọi người vẫn còn chưa muốn giã biệt Quảng Ngãi. Một đêm lưu lại bãi biển Khe Hai bên bãi tắm Thiên Đàng (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã mang lại những giờ vui thú khám phá những món ngon nổi danh xứ Quảng.

    Cơm gà Quảng Ngãi đã vài lần nếm qua, nhưng lần này không chỉ là cơm gà luộc, mà là gà nướng vàng rụm thơm lừng. Gà ta thịt đã ngon ngọt dai khỏi chê rồi, lại còn bồi thêm những vị ướp thịt thơm ngon đặc biệt khác mà trong lúc háu ăn và mê mải với đủ loại món ngon dân dã, tôi chỉ kịp nhận ra vị lá chanh rất chân quê mà thôi


    < Cá tươi nướng mộc mà dễ hao cơm.

    Và rồi không chỉ có gà nướng, một bữa tiệc nướng dọn ra ngay bên bãi Thiên Đàng, ê hề những sò điệp nướng ớt mỡ hành, tôm thẻ nướng mọi, cá nục nướng mộc vừa xem xém... và cả bắp nướng, khoai lang nướng nữa. Tất cả đều tươi roi rói và giòn tan ở đầu lưỡi. Gió biển nồng nàn từ đâu ngoài xa khơi đưa về như làm dậy thêm lên mọi mùi hương đặc sản biển vương vấn khó gọi tên, cảm giác lâng lâng khó tả như lạc chốn thiên đường...

    Ai bảo du lịch Quảng Ngãi không có gì để khám phá?
    (theo Tuổi Trẻ dulich)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Đậm Đà Cá Thính_Lập Thạch Vĩnh Phúc..


    Vùng Lập Thạch (Vĩnh Phúc) được biết đến là một vùng bán sơn địa. Trước kia thường có một mùa nước ngập đồng chiêm, thủy sản nước ngọt rất phong phú, đặc biệt là các loại cá. Với thuận lợi này, người dân Lập Thạch đã đem đến cho du khách món ăn độc đáo: Cá thính.

    Nghe người già trong vùng kể lại, ngày xưa ở Lập Thạch, mỗi khi nước lên, người dân bắt được rất nhiều cá từ các ao hồ, sông suối nhưng lại không ăn hết ngay được. Đời sống bấy giờ còn khó khăn, điện và các vật dụng để bảo quản thực phẩm hiện đại lại chưa có. “Cái khó ló cái khôn”, người dân nơi đây đã nghĩ ra cách ướp muối cá với thính để giữ cá được lâu hơn. Đặc sản cá thính cũng ra đời từ đó



    Cá thính (còn gọi là cá muối chua) là một món ăn độc đáo. Những nguyên liệu của món cũng rất dễ kiếm, cá và thính là hai nguyên liệu chính.

    Có rất nhiều loại cá để làm cá thính như: cá mương, cá nẹp, cá riếc, cá rô ta, rô phi, cá chép, cá mè, cá quả… Nhưng có lẽ làm từ cá quả là ngon hơn cả. Cá được mổ sạch, đánh vẩy, bỏ lòng để ráo nước. Nếu là cá nhỏ thì để nguyên, còn cá to thì cắt thành từng khúc nhỏ khoảng hai đốt ngón tay. Sau đó, ướp muối cho cá rồi cho vào lọ. Vào mùa hè để 4 đến 5 ngày, còn mùa đông thì để 6 đến 7 ngày, lấy ra vắt kiệt nước



    Khi cá đã được vắt kiệt nước, công đoạn tiếp theo là ướp thính cho cá. Thính được làm từ ngô, gạo tẻ hoặc gạo nếp. Nhưng phổ biến nhất là làm từ ngô. Ngô được rang vàng rồi nghiền ra, giần lấy những hạt thính nhỏ như hạt cải xát vào cá, rồi cho vào lọ chừng lưng lọ thì để rơm vào, úp ngược lọ xuống một cái đĩa đựng nước lã. Để khoảng nửa tháng có thể mang ra ăn được.

    Muốn cá thính thơm ngon hơn, khi ướp thính cho cá ta cho thêm vài lá ổi vào cùng. Sau một thời gian, lấy cá ra cạo sạch thính cũ và cho thính mới vào. Cá thính để càng lâu càng ngon hơn


    Cá thính khi ăn có thể rán hoặc nướng. Cá thính rán lên có lớp ngoài là thính giòn giòn vàng óng, phần thịt cá bên trong có màu hồng và dai dai đậm đà rất hợp với cơm nóng. Cá thính nướng lại là món ưa thích của đàn ông. Vào tiết trời se lạnh được ngồi nhâm nhi chén rượu với đĩa cá thính nướng thơm thì còn gì hơn.

    “Vào mùa hè làm cá thính thường mặn nên ít người làm. Nhưng đến mùa đông thì trong nhà mỗi người dân Lập Thạch chúng tôi đều có một lọ cá thính. Những người đi làm xa quê thường nhờ người gửi cho một lọ cá thính”, bà Thu (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) chia sẻ

    (theo lao đông)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Những "Mỹ Tửu" Nức Danh Đất Việt..



    Rượu làng Vân, táo mèo Sapa, Bàu Đá, Đế Gò Đen đã trở thành những “mỹ tửu” nức danh khắp nơi bởi sự thơm ngon và mang đậm dấu ấn rất đặc trưng.

    Người Việt có câu “Vô tửu bất thành lễ” để nhấn mạnh tầm quan trọng của rượu trong lễ nghi giao tiếp. Mỗi địa phương trên đất nước ta đều có những loại rượu rất đặc trưng và trở thành niềm tự hào của người dân xứ sở.

    Rượu Táo mèo - tinh túy Sapa

    Đến với Sapa, du khách không chỉ chìm trong vẻ đẹp huyền ảo của thành phố sương mù mà còn ngất ngây bởi men rượu nồng nàn.

    Ở Sapa, cây táo mèo mọc hoang trên các dãy núi Hoàng Liên Sơn, như là một món quà mà thiên nhiên ưu đãi cho đồng bào nơi đây. Rượu táo mèo được ngâm ủ từ loại táo rừng, có màu nâu sóng sánh và vị thơm ngọt rất đặc trưng. Loại rượu này tuy dân dã nhưng vô cùng độc đáo.


    Quả táo mèo là kết tinh của núi rừng đại ngàn, của khí trời và nắng gió vùng cao. Ấy vậy mà không lấy gì làm ngạc nhiên khi nó có đủ vị chua ngọt và chát đắng. Quả táo mèo được ngâm rất kỹ rôi cất thứ tinh chất ấy để pha chế rượu.

    Táo mèo còn là vị thuốc quý, hạ huyết áp, hạ mỡ máu, cải thiện sức co bóp cơ tim, rất tốt cho tim mạch. Ngoài ra còn giúp an thần và cân bằng sinh lý. Dân gian còn gọi nó bằng cái tên “quả chua chát” hay “quả tình yêu” vì nó mang đầy đủ những hương vị của cuộc đời


    Rượu Làng Vân - hồn quê Kinh Bắc

    Làng Vân nằm bên sông Cầu, Bắc Giang. Hình ảnh đầu tiên bạn sẽ bắt gặp khi đến đây là đôi câu đối được viết trên cổng làng và những chiếc thùng phi, chum rượu xếp lớn dọc đường. Bước qua chiếc cổng cổ kính ấy là một vùng văn hóa cổ lừng danh với nghề nấu rượu – làng Vân.

    Thời phong kiến, rượu làng Vân là lễ vật dâng lên vua chúa để sử dụng trong yến tiệc cung đình. Qua hàng trăm năm vẫn giữ nguyên hương vị. Những giọt rượu phải trải qua rất nhiều công đoạn mà thành


    Nguyên liệu để nấu phải là loại nếp cái hoa vàng thơm ngon, được nấu chín thành cơm rồi trộn đều cùng một thứ men “huyền bí” gia truyền của làng Vân. Ủ cơm này cho chín trong khoảng 72 giờ rồi đổ nước vào ngâm thêm 72 giờ nữa mới đưa lên bếp chưng cất thành rượu.

    Rượu làng Vân là hồn quê Kinh Bắc bởi cái mùi thơm thanh khiết, vị đậm đà, trong suốt.


    Khách uống rồi như đi vào cõi mộng, say mà không say. Người ta như được tiếp thêm sức mạnh, tinh thần sảng khoái. Cái say mà rượu làng Vân đem lại là cái say của sự nền nã, đằm thắm mà nếu thưởng thức rồi bạn chẳng thể nào quên…

    Rượu Bàu Đá - vang danh đất võ

    Rượu Bàu Đá bắt nguồn từ xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn. Đây là đặc sản của miền đất võ Bình Định. Rượu được đựng trong những bình hồ lô bằng sành để du khách mua về làm quà biếu, vì thế mà có thêm tên Bầu Đá.

    Xóm rượu Bàu Đá ra đời muộn mằn so với các làng, xóm rượu trong vùng, đó là những năm 1947 - 1948, một số hộ gia đình: Ông Đinh Lý, Tám Cộng, Mười Mẫu, Ba Trương... mời ông Hương Lễ Nghè một nghệ nhân nổi tiếng nghề nấu rượu ở làng An Vinh, xã Bình An, huyện Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn) tỉnh Bình Định sang dạy nghề nấu rượu, và cũng từ đây họ truyền nghề cho nhau, đến nay 40 hộ gia đình xóm Bàu Đá có đến 38 hộ chuyên nghề nấu rượu


    Rượu được nấu bằng gạo lứt nên có hương vị đặc trưng. Khi chưng cất không được vội vàng, phải dùng lửa liu riu mới vắt cạn được tinh chất gạo.
    Người nấu rượu lâu năm không cần nếm cũng có thể thẩm định được chất lượng của rượu bằng cách lắng nghe tiếng rơi của rượu trong vại sành lúc chưng cất và hương rượu thoáng qua.

    Đưa rượu lên rót nghe thánh thót trong veo, hơi rượu thơm nồng, nước rượu trong như pha lê. Rượu rót ra chén sủi bọt sủi tăm, uống vào không có cảm giác gắt, hay nóng cháy cổ, rượu Bàu Đá chính gốc lỡ khi bạn quá chén cũng không thấy đau đầu.


    Rượu đế Gò Đen - “mỹ tửu” Long An

    “Ăn nem Thủ Đức, uống rượu Bến Lức Gò Đen” đã là câu nói cửa miệng của người miền Nam. Loại rượu này ra đời từ thời Pháp thuộc. Thực dân cấm ta không được nấu rượu để chiếm độc quyền. Rượu chúng sản xuất không hợp khẩu vị nên người dân vẫn thường lén lút nấu.

    Dân Gò Đen nấu rượu lậu trong đám đế (một loại cỏ thân cao) hoặc nấu xong cho vào bong bóng lợn, bong bóng trâu, giấu đi chờ bán. Rượu đế Gò Đen ra đời từ đó và tồn tại cho đến bây giờ.


    Đế Gò Đen nấu thuần bằng nếp. Người dân nơi đây chăm chút từng hạt nếp, cục men, từng động tác chưng cất, pha chế để được loại rượu ngon nhất. Chọn nếp là bước quan trọng đầu tiên: những loại nếp hạt tròn, mẩy, có mùi thơm. trắng đục đều.

    Thường là nếp mỡ và nếp mù u và nếp than đen tuyền được trồng chính tại địa phương. Sau khi nấu thành cơm nếp, để nguội thì rắc men vào ủ bằng loại men mài rễ thảo mộc hoặc men bí truyền chế từ các vị thuốc bắc: quế khâu, đinh hương, trần bì, quế chi, đại hồi cộng thêm nhãn lồng, trầu hương...

    Đế Gò Đen nổi tiếng bởi rượu trong như nước mưa. Mỗi khi rót rượu vào ly, tiếng rượu chảy, vị cay nồng đã đủ làm say, làm khao khát lòng người uống.

    (theo MaskOnlien,VTV)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định CNN Bình Chọn 40 Món Ăn Ngon Nhất Việt Nam..



    Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam. Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng - miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú và rất đa dạng.

    Đây là đặc điểm mà chuyên trang du lịch của CNN đánh giá cao khi lựa chọn ra 40 món ăn ngon nhất Việt Nam.

    Món ăn Việt Nam không nổi bật nhờ sự phức tạp, rất nhiều món ăn phổ biến có thể được chế biến từ vỉa hè cho đến các nhà hàng sang trọng. Tuy nhiên, chính sự đơn giản, nguyên liệu tươi ngon cùng sự chế biến đặc trưng của từng vùng miền giúp các món ăn này trở nên nổi tiếng.


    1. Phở

    Đứng đầu danh sách các món ăn nổi tiếng nhất Việt Nam không có gì có thể thay thế được phở. Món ăn này phổ biến đến nỗi đi đâu cũng có thể nhìn thấy, từ các thành phố lớn cho đến vùng quê, từ vỉa hè đến nhà hàng, đâu đâu cũng có thể bắt gặp cảnh tượng đám đông tụ lại, xì xụp quanh những chiếc bàn ghế nhựa, thưởng thức tô phở nóng hổi. Món ăn đơn giản này bao gồm bánh phở làm từ bột gạo, nước dùng ninh từ xương, thịt bò hoặc thịt gà ăn kèm rau sống. Phở không chỉ rẻ, ngon mà còn được bán 24/24. Cách chọn một quán phở ngon chỉ đơn giản là chọn hàng nào có đông người ăn hoặc tìm đến những địa chỉ nổi tiếng như Phở Thìn, 13 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội


    2. Chả cá

    Người Hà Nội coi chả cá là một món ăn đặc biệt, đến mức có hẳn một con phố mang tên Chả cá. Con phố này là nơi có nhà hàng Chả Cá Lã Võng nổi tiếng, chỉ phục vụ một món duy nhất là cá dùng kèm tỏi, gừng, nghệ, dùng nóng trên một chiếc chảo nhỏ. Thay vì đến phố Chả cá, bạn cũng có thể tìm đến Đường Thành, quận Hoàn Kiếm, nơi có rất nhiều nhà hàng chả cá với hương vị thơm ngon.


    3. Bánh xèo

    Bánh xèo có hình dạng giống với bánh crepe, được rán với thịt lợn, tôm, giá và được tô điểm bằng rau sống tươi. Đây được coi là một món bánh truyền thống của người Việt Nam. Để thưởng thức loại bánh này như người dân bản địa, bạn hãy cắt bánh thành từng miếng vừa ăn, cuốn trong bánh đa nem hay lá rau diếp, nhúng bánh vào nước chấm đặc biệt mà đầu bếp chuẩn bị. Bạn hãy tìm đến quán bánh xèo nổi tiếng ở địa chỉ 46A Đinh Công Tráng, quận 1, TP HCM, để thưởng thức hương vị khó quên của món bánh này


    4. Cao lầu

    Món ăn này là đặc sản của Hội An. Cao lầu được nhiều người coi là món ăn của sự giao thoa văn hóa với những sợi mỳ dày giống với mỳ udon Nhật Bản, phần bánh đa giòn và thịt lợn có phần giống món ăn Trung Quốc, trong khi nước dùng và rau sống mang đậm chất Việt Nam. Điểm đặc biệt là món cao lầu chính hiệu phải được làm từ nước lấy từ giếng nước Ba Le ở Hội An. Hãy thưởng thức món ăn này tại Try Morning Glory, 106 Nguyễn Thái Học, Hội An


    5. Rau muống

    Một số người gọi rau muống là cỏ dại mọc ven sông nhưng điều này không cản trở việc rau muống trở thành một món ăn phổ biến nhất của người Việt Nam. Một địa rau muống xào tỏi giản dị, thơm lừng là điều không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của người Việt. Rau muống là món ăn phổ biến ở các nhà hàng và quán bia hơi trên đường phố Việt Nam. Bạn có thể thưởng thức món ăn dân dã này ở Chung Den Bia Hơi, 18B Hàng Cót, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.


    6. Nem rán hay chả giò

    Có thể món nem rán hay chả giò theo cách gọi của người miền Nam không được ưa thích nhiều như những phiên bản nem cuốn rau thịt tươi và tốt cho sức khỏe khác, nhưng món ăn này rất đáng để đề cập đến. Trong một chiếc nem rán nhỏ xinh, vừa ăn lại chứa đựng đầy đủ thành phần, từ thịt lợn, miến đến các loại rau củ quả. Quán nem rán tại số 1 Hàng Mành, quận Hoàn Kiếm là một địa chỉ nên đến đối với khách du lịch.


    7. Gỏi cuốn

    Là một phiên bản của nem rán, gỏi cuốn ngày càng được ưa chuộng nhờ sự tươi ngon lại tốt cho sức khỏe khi bạn đã thưởng thức quá nhiều món rán ở Việt Nam. Một chiếc gỏi cuốn đúng cách bắt đầu từ những lá xà lách tươi rói, tiếp đến là thịt thái lát mỏng, dùng kèm các loại rau sống như rau mùi, khế chua, dứa, chuối xanh... cuộn chặt tay và gọn gàng, chấm ngập nước mắm chanh ớt. Bạn có thể tìm thấy đủ loại gỏi cuốn tại Quán ăn Ngon, 18 Phan Bội Châu, Hoàn Kiếm, Hà Nội



    8. Bún bò Huế

    Món bún đặc trưng của thành phố ở miền Trung Việt Nam đã được ưa chuộng và phổ biến khắp cả nước. Sợi bún có phần dày hơn loại bún ở miền Bắc và miền Nam, bún bò Huế đặc biệt ở phần nước dùng và hương vị cay nồng của người dân cố đô. Bạn không cần phải đến Huế mới có thể thưởng thức món ăn này, mà hãy thử ở Tib Express, 162 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP HCM.



    9. Bánh khọt

    Loại bánh có hương vị đặc biệt và xinh xắn này được tìm thấy ở ba miền với thành phần giống hệt nhau nhưng có khác về kích cỡ. Thông thường một chiếc bánh khọt được đựng trong một chiếc đĩa nhỏ, vừa miệng ăn. Phần vỏ giòn bên ngoài được là từ sữa dừa, với nhân tôm, đậu, hành. Quán bánh khọt nổi tiếng ở TP HCM là quán Cô Ba Vũng Tàu, 59B Cao Thắng, quận 3.



    10. Gà tần

    Bạn bị ốm, gà tần là món ăn thích hợp nhất để bồi bổ sức khỏe của người Việt Nam. Có thể món ăn này hơi khó ăn mà là cách chữa bệnh xa lạ với người nước ngoài nhưng đây chắc chắn là một vị thuốc bổ không thể thiếu ở Việt Nam. Hãy thử một lần món ăn lạ này tại phố ẩm thực Tống Duy Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

    Ngoài ra, trong danh sách 40 món ngon Việt Nam mà CNN bình chọn, còn có nộm hoa chuối, bún bò Nam Bộ, hoa quả dầm, phở cuốn, chân gà nướng, phở xào, cà phê trứng, bò lá lốt, xôi, bánh cuốn, cà tím kho tộ, bột chiên, bún đậu mắm tôm, bánh gối, cơm sườn nướng, cháo, bò lúc lắc, hạt dẻ, bánh ướt thịt nướng, bún chả, bánh mì, lẩu, bánh bao, cơm rang, bò bít tết, cơm chay, chè, mỳ xào bò, đậu phụ sốt cà chua, bún canh

    (theo hung vi,dich từ CNN)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Thơm Ngon Xôi Xiêm Vùng Châu Đốc..



    Xôi - món ăn bình dị không chỉ là thức quà sáng tiện lợi mà nó còn là một thức quà trưa, là bữa lót dạ đêm hiện hữu khắc các vùng miền nước ta.

    Mỗi vùng miền của nước ta lại có những món xôi đặc trưng, đa dạng về nguyên liệu như xôi bắp, xôi đậu, xôi gà, xôi ngọt... và đặc biệt là món xôi Xiêm của người dân vùng Châu Đốc tỉnh An Giang nếu ai có dịp thưởng thức sẽ khó thể nào mà quên được hương vị thơm ngon độc đáo.

    Theo người dân nơi đây, món xôi này được du nhập về vùng đất Châu Đốc bởi một người Thái gốc Việt vì thế mà tên gọi xôi Xiêm cũng có nguồn gốc từ đó. Xôi có vị ngọt, béo ngậy và một mùi thơm rất lạ, chính vì thế mà nó nhanh chóng trở thành một món ăn rất được chuộng ngay từ lần đầu tiên giới thiệu với người dân địa phương



    Cách chế biến xôi Xiêm cũng không phức tạp lắm nhưng nhưng lại cần có kinh nghiệm và sự khéo léo. Về nguyên liệu phải đảm bảo là gạo nếp Thái, bột mỳ, trứng vịt, đường thốt nốt. Gạo nếp đem vo sạch, để ráo rồi lấy lá chuối đặt vào chõ hấp bằng tre, nhôm hoặc inox. Nước trong nồi hấp cách mặt chõ chừng 2cm. Đặt chõ hấp lên bếp trên ngọn lửa nhỏ rồi đồ trong khoảng 1 giờ. Trong suốt thời gian này, gạo nếp sẽ hút hơi nước sôi bốc lên và chín dần.

    Tiếp theo là đến đoạn chuẩn bị nước xốt. Trứng được đập vào trong tô sứ, thêm một chút bột mỳ, nước dừa tươi, đường thốt nốt, đánh tan đều rồi bỏ vào hấp cách thuỷ khoảng 30 phút. Pha một chút nước dừa tươi với bột năng để chế biến nước cốt dừa


    Khi ăn xôi Xiêm, người ta xới xôi ra đĩa, rưới nước xốt và nước cốt dừa lên trên. Món xôi đạt yêu cầu là khi hấp phải chín tới, dẻo, không nhão mà cũng không cứng, nước xốt có vị ngọt, ngậy mà không béo, thơm mát.

    Du khách khi bước vào những góc nhỏ chợ ở Châu Đốc, từ chiếc chõ xôi đã toả hương ngào ngạt như muốn đánh thức vị giác của thực khách. Vị thơm ngọt của lá dứa, thơm nồng của lá chuối quyến luyến trong một cảm nhận thật hài hoà. Thưởng thức một món ăn ngon không chỉ nằm trong cảm nhận của vị giác. Cái ngon là sự hòa trộn của cả cảm nhận thị giác và khứu giác. Món xôi Xiêm làm được điều ấy, chính vì vậy mà tuy có nguồn gốc từ Thái Lan nhưng xôi Xiêm đã trở thành món ngon truyền thống của người dân vùng Châu Đốc, An Giang

    (theo laodong)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Bánh Cóoc Mò Đượm Lòng Người Bắc Cạn



    Trong các loại quà bánh của người Tày, Nùng ở Cao Bằng, Lạng Sơn… có một loại bánh khá đặc biệt bởi nó được làm để dành riêng cho con trẻ: Đó là bánh coóc mò.

    Theo tiếng Tày thì coóc mò coóc mò có nghĩa là sừng bò (coóc: sừng, mò: bò). Gọi thế vì bánh có hình chóp nhọn, trông giống sừng bò, trâu.

    Bánh làm bằng gạo nếp, gói bằng lá chuối hoặc lá dong, không nhân, thật đơn sơ nhưng là một thứ bánh mà trẻ con đứa nào cũng thích. Gạo nếp vo sạch, đãi kỹ, để cho ráo nước. Lá chuối tươi xé từng miếng vuông vắn như chiếc khăn tay, cuốn lại như cái phễu. Dồn gạo vào, vỗ vỗ cho chặt tay, dùng lạt mềm buộc lại… Những đôi tay cứ thoăn thoắt, chẳng mấy chốc đã gói được rổ bánh. Bánh cũng được luộc như bánh chưng nhưng mau chín hơn, chỉ chừng khoảng hai giờ là được.

    < Công đoạn gói bánh.

    Bánh coóc mò thường được làm vào dịp vụ mùa tháng năm, tháng mười, sau khi gặt xong những trà nếp sớm, vừa như một cách ăn mừng lúa mới vừa như để thưởng công cho trẻ nhỏ đã ngoan ngoãn vâng lời, biết giúp cha mẹ việc nhà, việc đồng.

    Đặc biệt, trong những đám ăn mừng đầy tháng, thôi nôi, dù là mùa nào, bao giờ người ta cũng làm bánh coóc mò. Chiếc bánh nhỏ xinh được đặt vào tận tay em bé như lời cầu mong của ông bà, cha mẹ cho bé hay ăn, chóng lớn, mạnh khỏe, ngoan ngoãn



    < Các bà, các mẹ cùng làm bánh coóc mò.

    Người ta còn làm bánh coóc mò bán trong các chợ phiên. Bánh được xâu thành từng cặp, từng chùm. Các bà các mẹ đi chợ về, trong chiếc tay nải bao giờ cũng có một túm coóc mò mua về cho con, giống như người miền xuôi mua bánh đa, bánh đúc để làm quà vậy.

    Bánh bóc ra xanh và rền như bánh chưng, vừa rắn vừa dẻo, có hương thơm của nếp, hương thanh khiết của ruộng đồng. Bánh không có nhân nhưng càng nhai kỹ càng thấy ngon, không ngấy. Người ưa ngọt thì khi ăn chấm với mật hoặc đường.

    < Sau khi đã được luộc chín.

    Bánh bóc ra xanh và rền như bánh chưng, ăn có vị đậm và thơm bởi được làm từ gạo nếp nương và lạc nhân đỏ. Bánh không có nhân nhưng càng nhai kỹ càng thấy ngon, không ngấy. Người ưa ngọt thì khi ăn chấm với mật hoặc đường, rất hợp với những bữa điểm tâm buổi sáng. Bóc chiếc bánh xanh rền, ăn dẻo, thơm bạn mới thấy hết ý nghĩa của món bánh này.

    Tuổi thơ tôi đã bao lần được ăn coóc mò. Sao mà ngon đến thế. Không biết có phải ngon bởi bánh được làm bằng gạo nếp pìpất, một loại nếp thơm ngon đặc biệt của vùng cao hay ngon bởi cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, người thân dành cho mình qua miếng bánh. Vì hồi đó cuộc sống còn nghèo lắm, cơm ăn còn chưa đủ no nói gì tới quà cáp, bánh trái.
    Cũng có thể là tất cả, nên dẫu bây giờ được ăn nhiều của ngon vật lạ, tôi vẫn không quên được thứ bánh dân dã ấy

    (theo Queehuong)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Gỏi Măng Miền Sơn Cước..


    Nhân chuyến công tác miền tây Quảng Trị, tôi được anh bạn "thổ địa" mời về nhà thăm chơi. Tiếp tôi với những món ăn đặc sản nơi đây, anh không quên giới thiệu từng món anh đã cất công làm.

    Nào là cá suối (còn gọi cá mát) nướng chấm với muối sống (muối hạt), kẹp một ít rau rừng, món heo bản hong thịt vừa dai vừa bùi… Đặc biệt có một món mới nhìn qua tôi cứ tưởng mít trộn dưới xuôi nhưng không phải, đó là món gỏi măng mà chỉ mùa này mới có.
    Vừa nhâm nhi, anh vừa thuyết trình về món gỏi măng mà tôi không ngừng thắc mắc vì cảm thấy quá ngon, quá thơm, định bụng lúc xong việc sẽ mua một ít măng về chế biến cho cả nhà ăn.

    Mùa này ở đây mưa không thấy mặt trời, không khí mát mẻ. Măng rừng vào mùa mưa đâm mụt được các mẹ các chị người đồng bào thiểu số hái về bán rất nhiều ở các chợ, nhưng không phải loại nào cũng có thể làm gỏi được vì một số loại có vị đắng, mùi hăng


    Anh giải thích thêm chỉ loại măng trắng thân to bằng hai ngón tay làm gỏi mới ngon. Loại này có thể luộc lên bóc ra chấm muối ăn. Măng lúc ấy có mùi vị như ngô non, rất thơm và ngọt. Măng trắng sau khi mua về lột vỏ, luộc lên. sau đó xả lại bằng nước lạnh để măng giòn hơn khi ăn, rồi thái sợi để cho ráo nước. Khâu làm gia vị gồm: rau thơm, húng quế, rau mùi, hành tây, lá đinh lăng, tất cả băm nhỏ. Lạc rang giã nhỏ, rán thêm ít bì lợn thì càng tốt. Mọi thứ xong xuôi cho măng vào một cái bát lớn, trộn đều các gia vị với nhau. Thêm muối, bột ngọt, tiêu hạt, trái ớt mọi thứ thái chỉ cho đúng vị. Vậy là đã hoàn thành món gỏi măng.

    Đặc điểm của món gỏi măng là ăn có vị cay, vị ngọt của măng, của hương vị núi rừng hòa quyện tạo nét độc đáo riêng biệt mà không món gỏi nào có được.

    Món măng anh bạn tôi làm không có bì lợn rán nhưng tôi cảm thấy quá đủ rồi, quá ngon rồi. Ngon không chỉ bởi bàn tay khéo léo của anh mà còn vì tấm lòng hiếu khách anh gửi gắm vào trong đó.
    Cảm ơn anh đã cho tôi một trải nghiệm thú vị về văn hóa ẩm thực nơi miền sơn cước này

    (theo dulich Tuôi Tre)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Bánh Ngải_Đặc Sản Người Tày..


    Mỗi dân tộc đều sáng tạo ra những loại bánh có hương vị khác nhau, và giống như các dân tộc thiểu số khác ở Thái Nguyên thì dân tộc Tày có một loại đặc sản riêng thường làm vào Tết Thanh minh: đó là bánh ngải.

    Bánh ngải có màu xanh đặc trưng của thiên nhiên, hình thù và cách làm gần giống với bánh dày của người miền xuôi.

    Làm bánh ngải không khó nhưng lại đòi hỏi sự công phu và khéo léo từ khâu chọn gạo, đường, rau ngải cho đến khâu ra bánh



    Bánh ngải kén gạo vì thế không phải loại gạo bất kỳ nào cũng làm được bánh. Muốn bánh thơm, dẻo phải chọn loại nếp nương và không được lẫn dù chỉ một hạt gạo tẻ. Đường để làm nhân bánh cũng phải lựa chọn rất cẩn thận, phải chọn đường phên (một loại đường thẻ, miếng to chừng bàn tay) có màu vàng, ngọt và không có sạn.

    Lá ngải được rửa sạch, đun trong nước tro bếp từ 2 đến 3 giờ. Để có nước tro tốt, người ta chọn tro sạch, tốt nhất là tro tre nứa, hoặc tro vỏ đậu xanh


    Tro sạch được lèn vào rá tre, để rá trên chậu tạo khoảng cách cho nước từ rá chảy xuống. Người ta đổ nước từ từ vào tro cho ngấm dần rồi chảy xuống chậu. Nước tro lúc đầu đặc có màu cà phê, sau loãng dần. Lá ngải đun trong nước tro rất chóng nhừ. Sau khi đun nhừ, đổ lá ngải ra rá, rửa nhiều lần cho sạch nước tro, nhặt bỏ sơ (gân lá, cuống lá già), vắt kiệt nước rồi nắm thành từng nắm bằng nắm tay.

    Gạo làm bánh được ngâm từ tối hôm trước rồi đem đồ chín thành xôi vừa độ dẻo. Trong quá trình đồ, khi lên hơi, người ta thường tưới thêm lần nước để khi giã bánh sẽ dẻo hơn


    Trong quá trình chờ xôi chín sẽ chuẩn bị nhân bánh, người ta đun đường phên lên thành mật sau đó trộn mật với vừng đen rang chín giã nhỏ. Nhân bánh chính là bí quyết tạo ra hương vị thơm ngon cho chiếc bánh.

    Xôi đồ chín phải giã ngay lúc còn nóng cùng với những nắm lá ngải để bánh mềm, mịn và dẻo. Sau khi xôi được giã nhuyễn, các bà, các mẹ sẽ nhanh tay múc ra mâm để nặn bánh. Bánh được nặn thành hình tròn sau đó ấn dẹt ra, cho thìa nhân vào giữa, rồi gói vỏ bánh lại bọc kín lớp nhân bên trong thành hình như chiếc bánh dày là được. Cố gắng khéo léo để nhân không bị trào ra ngoài vỏ bánh. Mỗi chiếc bánh nóng hổi được đặt trên một khoanh lá chuối tròn nhỏ bằng chiếc bánh để chúng không dính vào nhau. Sau đó gói chung khoảng 10 cái bánh nhỏ vào một lớp lá chuối để giữ bánh được lâu hơn



    Bánh ngải là thứ bánh rất dễ ăn, mát và không ngấy, nếu ai đã từng ăn một lần sẽ không quên mùi vị của loại bánh dân dã này. Vị hăng hăng, thơm thơm là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp, của đường, miếng bánh có sự tươi non của đồi nương, cái hoang dã của lá rừng như gói cả mùa xuân trong mát.

    Bánh ngải trước đây chỉ được làm trong các dịp mừng lúa mới hay các ngày lễ tết của người Tày. Tuy nhiên, do cơ chế thị trường hiện nay bánh ngải đã được bày bán một cách rộng rãi tại chợ phiên trong huyện. Đến đây, nếu muốn bạn cũng có thể tự tay mình nặn ra những chiếc bánh xinh xắn theo sở thích của mình để kỉ niệm cho một chuyến đi đầy thú vị

    (theo bao Bắc Kạn)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Bài viết
    1,032
    Post Thanks / Like

    Mặc định Cá Linh Kho Me..



    Món ăn xuất hiện khi đồng bằng sông Cửu Long vào mùa nước nổi. Dòng nước từ bên kia biên giới Campuchia đổ xuống, ngoài việc “làm vệ sinh” đồng ruộng, nó còn mang theo nguồn lợi thủy sản. Cá tôm từ Biển Hồ (Campuchia) theo dòng nước tràn xuống thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu, trong đó có cá linh.

    Trong sách Tự vị tiếng nói miền Nam, cụ Vương Hồng Sển kể một giai thoại: Vua Gia Long chạy đến Vàm Nao, An Giang để tìm đường ra biển thì bất ngờ có đàn cá nhỏ nhảy vào thuyền. Nhà vua không đi nữa vì cho rằng hiện tượng đó báo trước điềm gở sẽ xảy ra. Đúng là quân Tây Sơn đã mai phục ở đó. Để tỏ lòng tri ân loài cá, vua đặt tên chúng là cá linh



    Năm nào cũng vậy, đến tháng Bảy, tháng Tám âm lịch thì từ thượng nguồn sông Cửu Long, cá linh non đầu mùa bắt đầu xuôi dòng về miền hạ tập tành kiếp sống giang hồ vẫy vùng sông nước. Cá linh non nhỏ bằng mút đũa là món ăn khoái khẩu khi trở thành món kho lạt dầm me non chấm bông điên điển đầu mùa. Khi con nước dâng cao, với đa dạng phiêu sinh vật, cá linh dần đã trưởng thành, lớn cỡ ngón tay trỏ người lớn. Đây là lúc nó trở thành nguyên liệu cho các món chiên bột, kho mắm.

    Trong lần đi thực tế mùa nước nổi ở thượng nguồn sông Hậu (xã Khánh An, huyện An Phú, An Giang), tôi được một chủ nhà đãi bữa ăn ngon từ cá linh. Hồi hộp nhìn gia chủ từ nhà sau bưng đĩa nhôm cạn đáy ra bàn. Khi đĩa nhôm yên vị trên bếp cồn, mới nhìn thấy những con cá linh nằm lẫn lộn với những trái me còn nguyên vỏ. Chủ nhà cầm đũa dầm từng trái me rồi hòa tan trong nước món ăn, nói: “Đây là món cá linh kho me, ăn cơm cũng được mà ăn với bún càng ngon hơn”



    Ăn với bún, cá linh kho me được dùng kèm với rau muống và ngò gai, làm giảm vị mặn của món kho và vị chua của me. Còn ăn cơm thì vị chua của me kích thích dịch vị, vị mặn của món ăn khiến chén cơm thêm đậm đà. Chủ nhà tận tình chỉ dẫn cách thực hiện món ăn. Theo đó, để có món cá linh kho me thì làm như sau: đầu tiên bắc chảo lên bếp, sấy tỏi thật thơm, cho muối, nước mắm cùng một ít nước lạnh vào; sau đó cho đường, bột ngọt vào. Nước sôi, thả cá linh đã làm sạch vào. Cuối cùng bỏ me trái đã rửa sạch vào. Đậy nắp vung, nước sôi giở nắp, rải hành lá cắt khúc dài vào, dọn ra bàn.

    Mùa nước nổi cũng là mùa me non bắt đầu phát triển. Những trái me lớn cỡ ngón tay người lớn, hột non mới tượng hình, nạc me dày, có vị chua vừa phải, là gia vị “số một” cho nhiều món ngon của miền Tây Nam Bộ. Độc đáo nhất vẫn là để chế biến các món ăn từ cá linh.

    (theo dulich thanhnien)
    Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên từng chặng đường đi..

Ẩm Thực Trên Cao Nguyên Đá Đồng Văn..
Trang 1 của 3 123 CuốiCuối

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68