Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Hồi ký của Vương Gia Lương
Close
Login to Your Account
Trang 1 của 6 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 74

Hybrid View

  1. #1
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    dichnhac.com
    Bài viết
    82
    Post Thanks / Like

    Mặc định Hồi ký của Vương Gia Lương

    Hồi ký của Vương Gia Lương



    Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
    Nguồn: hychess.com

    Hồi 1: Sấm Quan Đông

    Vương Gia Lương người huyện Hoàng- Sơn đông, sinh năm 1933, sở trường về bố cục “trung pháo quá hà xe”, kỳ phong dũng mãnh, thích công sát, được người đời gọi là “Đông bắc hổ”. Vào các năm 1956, 1957,1959 ông đoạt danh hiệu Á quân toàn Trung quốc, về sau đến năm 1981 ông lại lần thứ 7 tiến tiến vào hàng 6 vị quốc thủ hàng đầu. Năm 1982, ông được tấn phong “tượng kỳ đại sư”, năm 1984 ông được phong “tượng kỳ đặc cấp đại sư”. Từ năm 1979 ông làm chủ biên tạp chí “Bắc phương kỳ nghệ” (này là tạp chí “kỳ nghệ”), năm 1985 ông là phó viện trưởng của Kỳ viện Hắc long giang.

    Ông là người Sơn đông, vì sao lại chyển tới Đông bắc sinh sống?

    Mọi thứ phải bắt đầu từ phụ thân của tôi, quê nhà của ông là huyện Hoàng- Sơn đông, ông nội tôi là một giáo viên nghèo. Quê tôi đất chật người đông, cuộc sống trong gia đình gặp muôn vàn khó khăn. Vì gánh nặng mưu sinh, bố và chú tôi đã rời bỏ quê hương, đến Đông bắc sinh sống, chính là đến vùng Sấm quan đông. Có thể nói khi bố tới Cáp nhĩ tân trong tay chẳng có gì, cùng với chú hai người học nghề ở một cửa hàng đồ dùng gia đình, miễn cưỡng ăn bợ người ta. Bố học nghề ở đó được 5, 6 năm, năm 1932 Cáp nhĩ tân bị một trận lũ lụt, bố liền quay trở về Sơn đông, chú tôi một mình lưu lại Cáp nhĩ tân.

    Năm 1933 sau khi tôi ra đời, cuộc sống trong gia đình ngày càng khó khăn, không còn cách nào khác, bố lại một mình tới Đông bắc. Mẹ tôi ở cùng bốn người chị em, nhà dì hai của tôi ở Hắc hà, lần này bố không đi Cáp nhĩ tân mà đi tới nhà dì. Bố có biết chút tiếng nga nên thường cùng dì đi buôn bán ở biên giới với người Nga. Ngược xuôi 3 năm ở biên giới nhưng vẫn không kiếm được tiền, bố cũng không biết tiếp tục phải làm thế nào.

    Chồng của dì sống ở huyện Tôn ngô có một căn phòng trống, và cho bố mượn để mượn để mở một cửa hàng tạp hoá. Ngày đó Đông bắc rất nhiều rừng, dựa vào rừng mà sống, cửa hàng tạp hoá của bố bán gỗ và các sản phẩm của rừng núi. Dần dần cuộc sống của bố đã ổn định trở lại. Và một ngày, mẹ đưa tôi khi ấy mới bốn tuổi tới huyện Tôn ngô.

    Lần đầu học cờ
      
    Ông học cờ như thế nào?

    Bố vô cùng thích chơi cờ, thường đánh quải giác mã. Lúc đó ở huyện Tôn ngô cờ tướng rất thịnh hành, trong huyện bố có thể xếp hàng đệ tam, so với hai người trên mình trình độ cũng không kém là bao. Trong huyện có một chợ nhỏ rất phồn hoa, náo nhiệt, ở trước một cửa hàng sách thường bày một bàn cờ, chỉ cần trời không mưa, mỗi ngày ở đó đều rất đông người vây lấy chơi. Bố thường hay tới đó chơi cờ, tới giờ ăn cơm cũng không về, mẹ làm xong cơm thường bảo tôi đi gọi bố. Và lần nào cũng vậy, bố luôn bắt tôi phải đợi, ngồi bên cạnh ông xem ông chơi cờ, dần dần tôi cũng biết chơi, sau đó thỉnh thoảng cũng chơi một hai ván. Nhưng, ngày ấy còn bé, có rất nhiều trò chơi, cờ tướng chưa thực sự cuốn hút tôi.


    Còn tiếp ...
    Lần sửa cuối bởi nghiadiamusuong, ngày 07-09-2010 lúc 06:48 PM.
    Chúng tôi khiêng anh về qua sông Đăk BLa
    Mưa tầm tã trên thân anh đẫm máu
    Trận đánh chưa xong, mắt anh nhìn đau đáu
    Lần cuối cùng bầu trời Kon Tum

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    dichnhac.com
    Bài viết
    82
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Tiếp hồi 1...

    Bố qua đời

    Khi tôi mười tuổi, tình hình Đông bắc vô cùng khẩn cấp, do tại Đông nam á các nước lần lượt bại trận, Nhật bản vô cùng muốn chiếm Đông bắc. Bố trong một lần diễn tập phòng không đã quên không tắt đèn, kết quả bị quan quân Nhật bản bắt đi, giam mười mấy ngày trong thuỷ lao. Khi được thả ra thì mắc bệnh phù thủng, hơn nửa năm sau thì qua đời. Bố qua đời không được bao lâu thì hồng quân Liên xô tiến vào Đông bắc. Huyện Tôn ngô có một con sông, đã chia nó thành nam, bắc Tôn ngô. Một lần hàng nghìn hồng quân Liên xô trúng phải mai phục của quân Nhật, chết vài trăm người, nhưng nhờ có đại quân phía sau tiến lên, quân mai phục của Nhật không chống đỡ nổi, phải rút lui về nam Tôn ngô, rút tới bờ sông thì cầu bị gãy, vài nghìn quân Nhật xác phơi đầy sông. Hồng quân do trúng phải mai phục, bèn trút giận lên người Trung quốc, bọn họ bắt hết con gái và trẻ con trong huyện, sau này tôi chỉ biết có hai người chạy trở về. Trong núi của nam Tôn ngô có một công sự rất lớn của quân đội, là nơi tạm trú của vài chục vạn quân Nhật. Hồng quân Liên xô không có cách gì đẩy lui. Và cứ như thế nam, bắc giằng co. Nhưng tiếp tục không được bao lâu thì thiên hoàng Nhật bản đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Tôi còn nhớ rất rõ hình ảnh rất nhiều người Trung quốc đứng xem một viên tướng Nhật bị treo cổ.

    Dù chiến tranh đã qua đi, nhưng cuộc sống vẫn vô cùng khó khăn. Bố qua đời, mọi thứ bị chiến tranh tàn phá, trường học bị san thành bình địa. Mẹ đành phải cầm cố cửa hàng, đưa tôi rời khỏi nơi này, và đến nhà chú ở Cáp nhĩ tân,

    Bắt đầu sinh sống bằng nghiệp cờ

    Lúc đầu bố và chú cùng nhau tới Cáp nhĩ tân học nghề, khi bố quay về Sơn đông, một mình chú lưu lại nơi đây, qua nhiều năm vất vả kiếm sống, chú cũng đã mở được một cửa hàng nhỏ. Sau khi đến Cáp nhĩ tân, mẹ định cho tôi tiếp tục học hành, không ngờ được rằng đến lúc này tôi đã say mê cờ tướng.

    Ngày ấy ở Cáp nhĩ tân có một người họ Điền, là một trong ngũ hổ tướng, đã cùng tôi chơi một ván cờ nhượng song mã, kết quả ván đó hoà. Cũng nhờ ván đó Họ Điền mến tôi, đã chỉ và đưa tôi tới một nơi, nơi đó ngũ hổ tướng thường hay chơi cờ. Và từ đây, ngày ngày tôi bám trụ nơi này, học hỏi được không ít. Nhưng người thật sự ảnh hưởng đến tương lai của tôi chính là thầy dạy lớp vỡ lòng Kim Khải. Tôi gặp Kim tiên sinh cũng ở nơi đó, lúc ấy Kim tiên sinh đang là một trong ngũ hổ tướng, tính tình hiền hoà. Thấy tôi không hiểu khai cục và tàn cục, tiên sinh đã đưa tôi về nhà, đưa các cổ phổ “quất trung bí”, “mai hoa phổ”, “thích tình nhã chú”… mà tiên sinh sưu tầm được đưa cho tôi đọc. Tôi như bắt được vàng, ngày ngày lao vào nghiên cứu, và có lẽ sự nghiệp học hành của tôi đã bị bỏ dở từ đây.


    Hết hồi 1
    Lần sửa cuối bởi nghiadiamusuong, ngày 08-09-2010 lúc 12:25 PM.
    Chúng tôi khiêng anh về qua sông Đăk BLa
    Mưa tầm tã trên thân anh đẫm máu
    Trận đánh chưa xong, mắt anh nhìn đau đáu
    Lần cuối cùng bầu trời Kon Tum

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    dichnhac.com
    Bài viết
    82
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Hồi 2:

    Khi ở huyện Tôn ngô ông đánh cờ như thế nào?

    Khi ấy, tôi thỉnh thoảng chơi cờ, đó không phải là sở thích. Chủ yếu do bố yêu cơ, thường có người tìm bố chơi cờ, tôi rất ít khi đi đánh. Bố cũng không chơi cờ cùng tôi. Công phu tàn cục của bố cũng rất tốt, có khi thỉnh thoảng chỉ điểm cho tôi.

    Như thế phải sau khi tới Cáp nhĩ tân ông mới bắt đầu chơi cờ?

    Đúng vậy, từ khi được Kim tiên sinh tặng sách, tôi mới bắt đầu nghiên cứu cờ. Khi bắt đầu đọc “thích tình nhã chú” tôi vô cùng thích thú các cách công sát. Qua một thời gian, chỉ cần nhìn hình, tôi có thể nhìn ra sát pháp. Kim tiên sinh còn tặng tôi một bộ cờ, làm bằng gỗ, quân cờ khắc vô cùng tinh xảo, hơn nữa bộ cờ này cũng có lai lịch của nó. Thời Mãn châu, Cáp nhĩ tân có tổ chức giải cờ, Kim tiên sinh áp đảo quần hùng giành ngôi quán quân, bộ cờ là giải thưởng của năm đó. Tôi vô cùng thích bộ cờ này, và làm một bàn gỗ, ngày ngày cắp ra công viên (ngày nay là công viên Đào lân) chơi. Ngày ấy, trong công viên còn có rất nhiều động vật, nhưng nơi có ý nghĩa nhất chính là nơi biểu diễn cờ, quân cờ ở đó rất lớn, mỗi nước đi đều phải có một đứa trẻ ra bê quân cờ. Ngày ấy, ngày nào tôi cũng ở đây, đã bắt đầu mê mẩn cờ.

    Quãng thời gian này, kỳ nghệ của tôi thăng tiến rất nhanh, đối với kỳ đàn của Cáp nhĩ tân cũng đã có chút hiểu biết. Ngày ấy, lợi hại nhất Cáp nhĩ tân là hai người Vương Nhược Toàn và Mao Như Các. Vương Nhược Toàn là một thầy giáo dạy thuốc, còn Mao Như Các vì một mắt không tốt, mà bạn bè gọi là “mao hoạt tử” hoặc “mao đại hiệp”.

    Lần đầu gặp Vương Nhược Toàn tôi toàn thua, khoảng nửa năm sau, tôi lại tìm Vương, kết quả là hoà 3 ván. Từ đó, Vương không còn chơi cờ với tôi.

    Khi ông đã có danh tiếng trong giới cờ thì thế nào?

    Dù Khi đó ở Cáp nhĩ tân đối thủ của tôi đã rất ít, nhưng phải nói đến một người. Người này tên gọi Vương Kính Tuyên, là “đệ nhất cao thủ” trong “ngũ hổ tướng”, thường chơi đơn đề mã, ai có thể thắng Vương đều có thể trở thành “nhất lưu cao thủ” của Cáp nhĩ tân, khi ấy có thể coi Vương là thước đo của làng cờ Cáp nhĩ tân. Có một lần khi nghe Vương nói về Tạ Hiệp Tốn chơi cờ mù, nói ông ấy lợi hại như thế nào. Thấy vậy tôi liền nói: “như thế cũng không có gì, tôi cũng có thể chơi cờ mù”. Vương nghe xong không tin, bèn thử chơi cùng tôi. Thật ra lúc trước tôi cũng hay bày cờ mù, đó là những lúc đọc sách cờ, hơn nữa lúc trẻ trí nhớ tốt, ván cờ mù với Vương tôi thắng, thế là Vương viết tặng một tấm bài “hậu sinh khả uý- Cáp nhĩ tân tượng kỳ tam thiếu niên”. Thật ra ngày nay nói tới cờ mù cũng chẳng có gì là ghê gớm, chỉ cần là cao thủ đều có thể chơi.

    Còn tiếp...
    Lần sửa cuối bởi nghiadiamusuong, ngày 09-09-2010 lúc 03:09 PM.
    Chúng tôi khiêng anh về qua sông Đăk BLa
    Mưa tầm tã trên thân anh đẫm máu
    Trận đánh chưa xong, mắt anh nhìn đau đáu
    Lần cuối cùng bầu trời Kon Tum

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    dichnhac.com
    Bài viết
    82
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Tiếp hồi 2:


    Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
    Nguồn: hychess.com


    “Tượng kỳ tam thiếu niên” gồm những ai?

    Người đầu tiên là Vương Nhược Toàn, người thứ hai là Mao Hoạt Tử, người thứ ba chính là tôi. Về sau, Vương Nhược Toàn chuyên tâm nghiên cứu y thuật, không còn chơi cờ, Trương Đông Lộc- đệ tử của ông ấy thay thế vào vị trí đó.

    Kỳ nghệ của Trương rất cao, có một hôm Trương nói với tôi có một cao thủ tới từ Thẩm Dương, ván đầu tiên đã thắng Mao Hoạt Tử. Vừa nghe nói, tôi liền tới nhà Trương mời người kia chơi cờ. Người đó tên gọi Tào Hồng Khởi, biệt hiệu là “Tào loát tử”. Chúng tôi ở nhà Trương chơi hai ván, tôi thua một hòa một. Sau hai ván này Tào không chơi với tôi nữa. Vì sau đó Tào lại thua Mao hai ván, Tào chỉ muốn tìm Mao chơi cờ.

    Nửa năm sau, Tào lại tới Cáp nhĩ tân, lần này Tào đã thua tôi. Tào nói với tôi về đệ nhất cao thủ ở Thẩm dương có “bát đại thánh”, “tứ mãnh tướng”, “ngũ đại cao thủ”… Tào nói: “Nếu ông có cơ hội hãy tới Thẩm dương tìm những người đó”. Tào còn cho tôi biết ở Thẩm dương, Trường xuân cờ tướng rất phát triển.

    Sau đó, ông đi Thẩm dương như thế nào?

    Ngày ấy tôi đang học việc ở một công xưởng ở Cáp nhĩ tân, công xưởng mới mở chi nhánh ở Thẩm dương, vừa đúng lúc đang cần tuyển công nhân đi Thẩm dương, thế là tôi xin đi.

    Sau khi đến Thẩm dương, theo lời chỉ bảo tôi tìm đến Lỗ gia trà hội. Lỗ gia trà hội tuy mang tiếng là quán trà, nhưng trên thực tế đây là nơi chơi cờ. Mỗi sáng tiêu 2 phân tiền là cho một bình trà ngon, là có thể chơi cờ cả ngày. Lỗ gia trà hội buôn bán rất tốt, các cao thủ đều tới đây chơi cờ.

    Ở Lỗ gia trà quán, đầu tiên tôi gặp Đổng Ngọc Liệu, người được mọi người ở đây gọi là “pháo vương”, bởi đi trước hay đi sau Đổng đều vào pháo đầu rất lợi. Sau khi Đổng thua tôi, có một người gọi là “thiết lâm cửu”, kỳ nghệ cao hơn Đổng tới tìm, nhưng ông ta vẫn thua tôi. Trong chuyến đi này, tôi rất tiếc đã không gặp được đệ nhất cao thủ của Thẩm dương, tôi rất tiếc, nhưng tôi phải quay về Cáp nhĩ tân.


    Hết hồi 2
    Chúng tôi khiêng anh về qua sông Đăk BLa
    Mưa tầm tã trên thân anh đẫm máu
    Trận đánh chưa xong, mắt anh nhìn đau đáu
    Lần cuối cùng bầu trời Kon Tum

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    dichnhac.com
    Bài viết
    82
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Hồi 3:

    Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
    Nguồn: hychess.com


    Tôi chỉ ở Thẩm dương hai tháng là quay trở về Cáp nhĩ tân. Về cơ bản các kỳ thủ của Thẩm dương tôi đều gặp qua, và còn quen một số bạn hữu, như Thường Đức của Thẩm dương tứ mãnh, chúng tôi mới gặp mà có duyên, thường xưng huynh gọi đệ. Khi tôi ở Thẩm dương, Thường Đức mời tôi về nhà ở, nhưng tôi không đi, thường cư ngụ ở đơn vị.

    Trở về Cáp nhĩ tân, tôi nhớ tới Lưu Phụng Xuân từng nói với tôi, sư huynh Triệu Văn Tuyên của Lưu là đệ nhất cao thủ của vùng Đông bắc, từng đoạt quán quân Hoa bắc, từng đại diện cho Hoa bắc tham gia các giải đấu, khi nào có điều kiện tôi có thể đi tìm người ấy. Lưu có đưa địa chỉ của Triệu cho tôi. Sau khi tôi cùng Kim tiên sinh, Mao Hoạt Tử, Trương Đông Lộc thương lượng đã quyết định mời Triệu tới Cáp nhĩ tân.

    Triệu vốn dĩ là một địa chủ, nhưng sản nghiệp đã không còn, cuộc sống vô cùng khó khăn. Nhưng đây là một người rất hào sảng, vô cùng thích kết bằng hữu. Sau khi nhận được thư mời của chúng tôi, quả nhiên Triệu tới Cáp nhĩ tân. Sau khi Triệu tới đây, ông sống ở nhà Kim tiên sinh.

    Triệu ở Cáp nhĩ tân bao lâu?

    Triệu ở đây khoảng nửa tháng, chúng tôi lo ăn ở cho Triệu, mỗi ngày chúng tôi đều chơi cờ. Triệu mắc bệnh về mũi, thường vừa đánh cờ, vừa lau mũi. Ông ấy đánh với Trương Đông Lộc hai ván, một thắng một hòa, đánh với Mao Hoạt Tử 6 ván, 3 thắng 3 hòa. Cuối cùng, đánh với tôi 21 ván, tôi 3 thắng, 6 thua. Những ván cờ này đã dạy cho tôi rất nhiều. Khi tiễn Triệu về, chúng tôi chuẩn bị cho Triệu ít lộ phí, Triệu nói với tôi: “Tiểu vương, kỳ nghệ của cậu có thể đi Bắc kinh, Thiên tân một chuyến, Đông bắc bây giờ người có thể thắng cậu không nhiều. Bây giờ cậu lại đi Thẩm dương, bọn họ đã không thể thắng nổi cậu. Có cơ hội cậu hãy đi Cẩm châu hội kiến cùng Dương Xuân Hồng, nếu đi Bắc kinh, danh thủ Bắc kinh có Hầu Ngọc Sơn, Tạ Tiểu Nhiên, Trương Đức Khôi… Trương Đức Khôi là một người tốt, nếu cậu đi các nơi đó, tôi gửi cậu một phong thư, đi Bắc kinh tìm Trương Đức Khôi, đi Thiên tân tìm Tiền Mộng Vũ.


    Còn tiếp...
    Chúng tôi khiêng anh về qua sông Đăk BLa
    Mưa tầm tã trên thân anh đẫm máu
    Trận đánh chưa xong, mắt anh nhìn đau đáu
    Lần cuối cùng bầu trời Kon Tum

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Đang ở
    dichnhac.com
    Bài viết
    82
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Tiếp và hết hồi 3

    Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
    Nguồn: hychess.com

    Tiền Mộng Vũ là người thế nào?

    Tiền là một người rất yêu cờ, làm nghề dạy học, chân bị tật. Ông ta có tiền, thường trợ giúp các kỳ thủ. Nhưng kỳ nghệ của Tiền không cao, kém các danh thủ một bậc. Tiền thường qua lại với các danh thủ, cao thủ của Thiên tân thường chơi cờ tại nhà Tiền. Triệu nói với tôi nếu đi Thiên tân hãy tìm Tiền. Triệu có thể viết một phong thư cho Tiền, tiếp đón tôi không thành vấn đề.

    Nhắc tới Tiền Mộng Vũ còn có một câu chuyện. Ở Hoa bắc có một nhất lưu cao thủ tên gọi Dương Mậu Dung, là phận hậu bối, tuổi trẻ ngông cuồng, Dương từng nói “kỳ nghệ của Triệu cũng thế thôi”, Tiền biết chuyện này, bèn xuất tiền mời Triệu đánh độ cùng cùng Dương. Dương không chịu thua kém, đồng ý ngay. Ván đầu tiên chỉ đánh 24 nước, đến nước 24 Triệu đi xe 1 bình 3, đến lúc này Dương nói đau đầu, bèn “phong kỳ” không chơi nữa, trên thực tế hình cờ của Triệu đang ưu. Ván này từng được đăng trên tạp chí “tượng kỳ”.

    Kỳ nghệ của Triệu ở Đông bắc phải chăng là cao nhất?

    Trong quá khứ là đệ nhất Hoa bắc!

    Triệu còn giới thiệu cho tôi nhiều cao thủ trên toàn quốc, Hoa nam có Lý Khánh Hoàng, Hoàng Thành Tuyên, Hoa bắc có Chu Đức Dụ, Vạn Sĩ Hữu. Triệu còn đặc biệt nhắc tới một người của Hoa bắc tên gọi Hồ Chấn Châu. Kỳ nghệ của Hồ rất lợi hại, từng nhiều lần thắng Triệu.

    Hồ đã cao cờ vậy, sao không thấy có danh tiếng?

    Hồ mất sớm. Theo Triệu nói, sức khỏe của Hồ không tốt, Hồ đi Thượng hải tìm Chu Đức Dụ thách đấu, nhưng Chu không chơi. Bởi khi Hồ chơi với Tạ Văn Tuấn, do nhất thời sơ ý để thua Tạ. Tạ ở Thượng hải chưa thể xem là nhất lưu cao thủ, Chu Đức Dụ nói “Tôi có thể chấp Tạ hai tiên, ông thua người tôi chấp hai tiên thì đánh với tôi như thế nào?”.

    Theo Triệu nói, là vận khí của Hồ không tốt, do cuộc sống khốn khó, thân thể bệnh tật, khi ở Thượng hải ăn ở, đi lại đều có vấn đề. Cờ của Hồ chỉ hơi yếu khai cục, trung tàn rất thâm hậu, thật ra Tạ căn bản không phải là đối thủ của Hồ. Kỳ nghệ của Hồ không kém Triệu, khi ở Thượng hải những người này Triệu từng thắng, kỳ nghệ của Chu không hơn Hồ, lần này Hồ thua cao thủ hạng 2, còn bị Chu mỉa mai. Hồ rất tức giận, sau khi trở về nhà bệnh mà qua đời, vô cùng đáng tiếc.

    Xem ra vận khí đối với kỳ thủ vô cùng quan trọng?

    Có thể nói như vậy

    Con của Kim tiên sinh có chơi cờ không?

    Kim tiên sinh kết hôn 15, 16 năm cũng không có con, sau này Kim tiên lại lấy vợ hai nhưng cũng không có con, cuối cũng Kim Tiên sinh đành phải nhận một đứa trẻ làm con nuôi. Đứa trẻ này nhỏ hơn tôi, không học chơi cờ. Kim tiên sinh có một người cháu, tên là Vương Kim Ngôn, từng đoạt á quân toàn tỉnh. Nói tới người này vận khí cũng không tốt, tôi là quán quân, người đó á quân, Trương Đông Lộc hạng 4, do lấy danh nghĩa thành phố tham gia giải toàn quốc, người đó không phải là người Cáp nhĩ tân nên không được tham gia, kết quả tôi và Trương Đông Lộc tham gia giải toàn quốc, người đó không có cơ hội, thật đáng tiếc.


    Còn tiếp...
    Chúng tôi khiêng anh về qua sông Đăk BLa
    Mưa tầm tã trên thân anh đẫm máu
    Trận đánh chưa xong, mắt anh nhìn đau đáu
    Lần cuối cùng bầu trời Kon Tum

  7. #7
    Ngày tham gia
    Dec 2009
    Bài viết
    61
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Hay quá, tiếp đi bác ơi!!!
    Tất cả rồi cũng sẽ qua...

  8. #8
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    193
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    hix,hay quá,còn hơn truyện kiếm hiệp của Kim Dung nữa!chờ.....
    Bình tĩnh,tự tin, không cai cú.Âm thầm,chịu đựng, trả thù sau!

  9. #9
    chemgio's Avatar
    chemgio Guest

    Mặc định

    hix,hay quá,còn hơn truyện kiếm hiệp của Kim Dung nữa!chờ..... [COLOR="Red"][/COLbaOR]

  10. #10
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    970
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Tôi vốn có cơ hội tính xe, hình thành tàn cục tất thắng, nhưng ván cờ này bắt đầu từ 8h chơi tới 2h tối, nước cờ này Dương nghĩ tới cả giờ đồng hồ, tôi chờ đợi trong vô vị, chỉ nghe tiếng mưa rơi bên ngoài. Một nước cờ trường kỳ của Dương, tôi kiên nhẫn trong tức tối, chỉ muốn giết chết Dương luôn, nhưng đã không nhìn ra nước cờ diệu thủ phế pháo của Dương. Sau này, tôi bày lại cho Mã Khoan xem ván cờ, Mã nghĩ tới 2h cũng không nhìn ra diệu thủ, công phu của Dương quả là cao thâm. Thua ván cờ tất thắng, hai ván sau tôi cũng thua rất nhanh chóng. Ván thứ 3 chơi xong thì trời đã sáng, đã đến giờ ăn sáng nên chúng tôi ngừng chơi.
    Có ai có biết biên bản ván này ko nhỉ? cho mình xem đc ko?

Hồi ký của Vương Gia Lương
Trang 1 của 6 123 ... CuốiCuối

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68