trongky
16-08-2009, 12:30 PM
Như nhiều vị trong chúng ta đã biết, người nước ta biết chơi cờ Tướng từ sớm lắm, đến đời Lê đã có câu: " Rượu làng Mơ, cờ Mộ Trạch". Mộ Trạch là quê hương của Trạng Cờ Vũ Huyên, ở huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương, trong các loại phả Hán Nôm mà nay chúng ta còn giữ được là bộ Tương kỳ huyền bí cục và bộ Việt Nam Tượng kỳ phả vẫn còn chép được lại hai ván cờ nổi tiếng. Một là ván cờ của Trạng Cờ Vũ Huyên, danh thủ thời Lê đánh thắng sứ Minh. Hai là của Trạng Cờ Trương Đăng Quế, danh thủ thời Nguyễn đánh thắng sứ Thanh.
Diễn biến toàn cục ván cờ Vũ Huyên đi hậu thắng sứ Minh như sau:
1. H8+7 P3+1 2. P3+1 H2+3
3. H2+3 H3+4 4. R1+1 C8.4
5. R1.4 H8+7 6. H3+2 R9+1
7. R4+4 C2+2 8. P7+1 P7+1
9. R4-2 P3+1 10. P3+1 C2.7
11. E7+5 P3+1 12. H7-5 R1.2
13. C8.9 R2+5 14. H5+3 R9.3
15. C9+4 P3+1 16. C9.1 P3.4
17. C1-1 H4+3 18. C1-1 R2-5
19. A4+5 P4+1 20. P5+1 C7.2
21. K5.4 C2+5 22. K4+1 R3+1
23. H2+3 C4.6 24. R4.6 C6-1
25. H-+2 R2+2 26. R6-2 R3.6
27. A5+4 R6+5 28. K4.5 R6.8
29. R9.8 R8+1 30. K5-1 H3+4
Từ khai cục Trạng Cờ Vũ Huyên đã tiến tốt ngăn trận Mã tiên phong ý nhường khách nhưng vẫn cơ động tiếp đến cho pháo quá cung đứng sau mã, một lối xuất quân đặc biệt của danh thủ nước ta. Tốt 3 tiến nhưng không quá ép khách. Ở nước thứ 18, xe 2 thoái 5 là nước cờ được sách Hải Dương phong vật chí do Đạm Trai Trần Huy Pháp soạn rất khen ngợi, quả là nước cờ rất khiêm tốn mà cũng cao tuyệt. Từ trung cục đến tàn cục, Trạng Cờ Vũ Huyên vẫn tỏ ra nhường khách ít mưu tử ( ăn quân) mà tập trung vào thế cờ. cuối cũng thẳng trong không khí vui vẻ. Người xưa vẫn cho rằng, kỳ đạo với nhân sinh tương thông, giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật chơi cờ có lẽ là ở chỗ ấy vậy.
Ván cờ cổ thứ hai mà kỳ phả còn chép được là ván cờ của Trạng Cờ Trương Đăng Quế thời Nguyễn đi tiên thắng sứ Thanh năm 1842 tại Kinh đô Huế. Diễn biến như sau:
1. C2.5 H8+7 2. H2+3 P3+1
3. R1.2 R9.8 4. C8+4 P7+1
5. P5+1 A4+5 6. H8+7 E3+5
7. R2+6 H2+3 8. H7+5 R1.4
9. R2.3 C8+4 10. P3+1 C8.7
11. E3+1 H3+4 12. P5+1 H4+5
13. H3+5 R8+8 14. C5.3 R8.7
15. R9+2 R4+6 16. H5+4 K5.4
17. A4+5 R4.3 18. R9.6 K4.5
19. P5+1 P7+1 20. H4+2 C7-3
21. C8.3 C2.4 22. C++3 E5-7
23. C3+5 R7.8 24. H2+3 K5.4
25. C3+2 K4+1 26. R6.8 C4.2
27. R8+5 R8+1 28. A5-4 R3.5
29. A6+5 R5-3 30. R8+1 K4+1
31. R8-4 R5.4 32. R8+3 K4-1
33. H3-5 R8-8 34. C3-2 R8-1
35. R8+1 K4-1 36. C3+1 K4.5
37. H5+7 R4-2 38. A5-6
Ván cờ diễn ra khá căng thẳng, khai cục Trương Đăng Quế đi đúng bài bản Pháo đầu Mã đội còn phía sứ Thanh xuất quân theo trận Mã bình phong, sách Mai Hoa Phổ khai cục có vẻ hơi lấn lướt đến trung cục vẫn vậy nhất là sau nước thứ 19 sứ Thanh bắt được Xe. Nhưng từ trung cục trở về sau, cờ sứ Thanh lâm vào thế bị động. Nước cuối cùng bằng nước đi thoái Sỹ, Trương Đăng Quế đã thắng sứ Thanh bằng một nước lùi của con Sỹ, thắng thật là khéo.
Hai ván cờ cổ nói trên cho thấy nghệ thuật và ý nghĩa chơi cờ Tướng của các Cụ ta. trong thơ ca nước ta, từ thơ thời Hồng Đức ( bài Kỳ trong Bát vịnh), thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ( bài Quan Kỳ Cổ Ý), thơ Hồ Chủ Tịch ...đều nói lên ý nghĩa sâu xa của việc chơi Cờ. Như chúng ta đều biết hai câu cuối trong bài thơ Học đánh cờ ( Ngục trung nhật ký) của Bác:
Công thủ vận trù vô lậu trước
Tài xưng anh dũng đại tướng quân
(Tấn công phòng thủ không lạc nước
Tài xứng anh hùng đại tướng quân)
Đó là về ý nghĩa còn trong thực tế muốn đẩy việc chơi cờ cho được như vậy ngoài việc khổ luyện còn phải có phương pháp học tập tốt. Theo các Đại sư Cờ, ngoài việc khiêm tốn học tập người khác, người muốn nâng cao một cách chắc chắn trình độ chơi Cờ của mình, việc đọc nghiên cứu kỹ Kỳ phả là việc không thể bỏ qua. Đó là nói về việc chơi cờ, nếu nói rộng hơn, Kỳ phả Hán Nôm còn có mối quan hệ nhất định với việc nghiên cứu văn học, văn hóa, thẩm mỹ và các phương diện khác trong lịch trình tiến hóa của dân tộc. Chính bởi vậy sau khi trung tâm Phả học được thành lập, chúng tôi rất lưu ý đến Kỳ phả. Các bộ Kỳ phả Hán Nôm mà chúng tôi được đọc quả thực là vô giá đối với giới Phả học nước nhà. Rồi đây chúng tôi mong sẽ tìm được thêm các bộ Kỳ phả, không chỉ là Kỳ phả của Cờ Tướng mà cò cả Kỳ phả Cờ Vây và các loại cờ khác ở nước ta. Nhưng muốn làm được như vậy, rõ ràng cần có sự giúp đỡ của mọi người, cần có sự hợp tác của các chuyên gia nhiều ngành và sự quan tâm trên cả hai phương diện là lý luận và ứng dụng của các cơ quan hữu quan. Bởi lẽ ấy mà chúng tôi viết bài này.
Tác giả: Trần Lê Sáng
Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Diễn biến toàn cục ván cờ Vũ Huyên đi hậu thắng sứ Minh như sau:
1. H8+7 P3+1 2. P3+1 H2+3
3. H2+3 H3+4 4. R1+1 C8.4
5. R1.4 H8+7 6. H3+2 R9+1
7. R4+4 C2+2 8. P7+1 P7+1
9. R4-2 P3+1 10. P3+1 C2.7
11. E7+5 P3+1 12. H7-5 R1.2
13. C8.9 R2+5 14. H5+3 R9.3
15. C9+4 P3+1 16. C9.1 P3.4
17. C1-1 H4+3 18. C1-1 R2-5
19. A4+5 P4+1 20. P5+1 C7.2
21. K5.4 C2+5 22. K4+1 R3+1
23. H2+3 C4.6 24. R4.6 C6-1
25. H-+2 R2+2 26. R6-2 R3.6
27. A5+4 R6+5 28. K4.5 R6.8
29. R9.8 R8+1 30. K5-1 H3+4
Từ khai cục Trạng Cờ Vũ Huyên đã tiến tốt ngăn trận Mã tiên phong ý nhường khách nhưng vẫn cơ động tiếp đến cho pháo quá cung đứng sau mã, một lối xuất quân đặc biệt của danh thủ nước ta. Tốt 3 tiến nhưng không quá ép khách. Ở nước thứ 18, xe 2 thoái 5 là nước cờ được sách Hải Dương phong vật chí do Đạm Trai Trần Huy Pháp soạn rất khen ngợi, quả là nước cờ rất khiêm tốn mà cũng cao tuyệt. Từ trung cục đến tàn cục, Trạng Cờ Vũ Huyên vẫn tỏ ra nhường khách ít mưu tử ( ăn quân) mà tập trung vào thế cờ. cuối cũng thẳng trong không khí vui vẻ. Người xưa vẫn cho rằng, kỳ đạo với nhân sinh tương thông, giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật chơi cờ có lẽ là ở chỗ ấy vậy.
Ván cờ cổ thứ hai mà kỳ phả còn chép được là ván cờ của Trạng Cờ Trương Đăng Quế thời Nguyễn đi tiên thắng sứ Thanh năm 1842 tại Kinh đô Huế. Diễn biến như sau:
1. C2.5 H8+7 2. H2+3 P3+1
3. R1.2 R9.8 4. C8+4 P7+1
5. P5+1 A4+5 6. H8+7 E3+5
7. R2+6 H2+3 8. H7+5 R1.4
9. R2.3 C8+4 10. P3+1 C8.7
11. E3+1 H3+4 12. P5+1 H4+5
13. H3+5 R8+8 14. C5.3 R8.7
15. R9+2 R4+6 16. H5+4 K5.4
17. A4+5 R4.3 18. R9.6 K4.5
19. P5+1 P7+1 20. H4+2 C7-3
21. C8.3 C2.4 22. C++3 E5-7
23. C3+5 R7.8 24. H2+3 K5.4
25. C3+2 K4+1 26. R6.8 C4.2
27. R8+5 R8+1 28. A5-4 R3.5
29. A6+5 R5-3 30. R8+1 K4+1
31. R8-4 R5.4 32. R8+3 K4-1
33. H3-5 R8-8 34. C3-2 R8-1
35. R8+1 K4-1 36. C3+1 K4.5
37. H5+7 R4-2 38. A5-6
Ván cờ diễn ra khá căng thẳng, khai cục Trương Đăng Quế đi đúng bài bản Pháo đầu Mã đội còn phía sứ Thanh xuất quân theo trận Mã bình phong, sách Mai Hoa Phổ khai cục có vẻ hơi lấn lướt đến trung cục vẫn vậy nhất là sau nước thứ 19 sứ Thanh bắt được Xe. Nhưng từ trung cục trở về sau, cờ sứ Thanh lâm vào thế bị động. Nước cuối cùng bằng nước đi thoái Sỹ, Trương Đăng Quế đã thắng sứ Thanh bằng một nước lùi của con Sỹ, thắng thật là khéo.
Hai ván cờ cổ nói trên cho thấy nghệ thuật và ý nghĩa chơi cờ Tướng của các Cụ ta. trong thơ ca nước ta, từ thơ thời Hồng Đức ( bài Kỳ trong Bát vịnh), thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ( bài Quan Kỳ Cổ Ý), thơ Hồ Chủ Tịch ...đều nói lên ý nghĩa sâu xa của việc chơi Cờ. Như chúng ta đều biết hai câu cuối trong bài thơ Học đánh cờ ( Ngục trung nhật ký) của Bác:
Công thủ vận trù vô lậu trước
Tài xưng anh dũng đại tướng quân
(Tấn công phòng thủ không lạc nước
Tài xứng anh hùng đại tướng quân)
Đó là về ý nghĩa còn trong thực tế muốn đẩy việc chơi cờ cho được như vậy ngoài việc khổ luyện còn phải có phương pháp học tập tốt. Theo các Đại sư Cờ, ngoài việc khiêm tốn học tập người khác, người muốn nâng cao một cách chắc chắn trình độ chơi Cờ của mình, việc đọc nghiên cứu kỹ Kỳ phả là việc không thể bỏ qua. Đó là nói về việc chơi cờ, nếu nói rộng hơn, Kỳ phả Hán Nôm còn có mối quan hệ nhất định với việc nghiên cứu văn học, văn hóa, thẩm mỹ và các phương diện khác trong lịch trình tiến hóa của dân tộc. Chính bởi vậy sau khi trung tâm Phả học được thành lập, chúng tôi rất lưu ý đến Kỳ phả. Các bộ Kỳ phả Hán Nôm mà chúng tôi được đọc quả thực là vô giá đối với giới Phả học nước nhà. Rồi đây chúng tôi mong sẽ tìm được thêm các bộ Kỳ phả, không chỉ là Kỳ phả của Cờ Tướng mà cò cả Kỳ phả Cờ Vây và các loại cờ khác ở nước ta. Nhưng muốn làm được như vậy, rõ ràng cần có sự giúp đỡ của mọi người, cần có sự hợp tác của các chuyên gia nhiều ngành và sự quan tâm trên cả hai phương diện là lý luận và ứng dụng của các cơ quan hữu quan. Bởi lẽ ấy mà chúng tôi viết bài này.
Tác giả: Trần Lê Sáng
Viện Nghiên cứu Hán Nôm.