PDA

View Full Version : Mai Thanh Minh



trannhien
11-06-2009, 03:34 PM
Bài này em lượm trên Internet, Bác nào chưa đọc thì đọc cho vui.

Như một người giữa muôn người

Bài này không có ý định viết về một ngôi sao thể thao mà viết về một con người đã chọn thể thao làm nghề của mình, đơn giản như anh nói: "Người nào cũng phải có nghề. Tôi cũng vậy, phải có công việc của mình..." Anh đã sống, đã vui buồn với nghề nghiệp ra sao, chắc cũng có nhiều người tò mò muốn biết...

Từ đời này sang đời khác, cờ Tướng được cả triệu người chơi. Nhưng mãi tới mùa đông năm 1992 các danh thủ khắp Trung Nam Bắc mới có dịp "anh tài hội ngộ".

Vào năm ấy, đoàn cờ Tướng từ Sài Gòn ra Đà Nẵng dự giải có tên của Mai Thanh Minh. Tên đã đẹp, kỳ nghệ đã được đồn đại nhiều, nên tôi tưởng tượng đó hẳn là một bậc quân tử phong lưu, đẹp trai, xuất thân từ thành phố nổi tiếng là "hòn ngọc Viễn Đông".

Nhưng đến khi diện kiến thì tôi ngã ngửa vì bất ngờ. Đó là một người đàn ông có khuôn mặt hốc hác, nước da vàng tái của người bị sốt rét, mới 35 tuổi mà nom già trước tuổi, khoác bộ quần áo sơ sài lụng thụng trên một thân thể gầy còm, chẳng ăn nhập chút nào trước những bộ comlê, cà-vạt, mũ phớt chỉnh chệnh của các bậc kỳ lão từ Hà Nội vào. "Một dị nhân, một quái kiệt chăng?" tôi tự hỏi. Mãi rồi tôi mới biết, sau giải phóng anh từng đi thanh niên xuong phong 4 năm. Nhưng rồi bị những cơn sốt rét rừng quật ngã. Thế nào là sốt rét rừng chỉ có ai đã từng trải qua mới thấm thía hết nỗi kinh sợ đối với căn bệnh này, nó làm người ta chập chờn giữa cái sống và cái chết, vắt cạn sức và làm biến đổi hẳn cơ thể của con người dù người đó đang ở độ thanh xuân. Anh buộc phải xuất ngũ. Có lần tôi lấy làm tiếc cho sức khỏe của anh, anh vẫn còn đùa được: "Thì cũng nhờ bị vậy nên mới được đánh cờ cho tới giờ".

Đất Sài Gòn từ đầu thế kỷ đã sôi động vì những trận tỷ thí trên kỳ đầi, với những tên tuổi lẫy lừng như Ba Ngoan, Giáo Hội, Hà Quang Bố, Hứa Văn Hải rồi tới Phạm Văn Ngọc, Phạm Thanh Mai, Lý Anh Mậu, Trần Quới... cùng với những chuyến du đấu của những kỳ vương Trung Quốc, Hồng Kông, những trận biểu diễn tỷ thí... đã trở thành trung tâm cờ Tướng miền nam. Thân phụ của anh, ông Mai Văn Phú, quê Nam Định, vào Sài Gòn sinh sống, cũng là người say mê cờ, có lẽ say mê từ thủa ông còn sống trên đất Bắc vì ông cũng là bạn cờ với những tay cờ cự phách Bắc Kỳ như Nguyễn Thi Hùng, Đặng Đình Yến, Nguyễn Tấn Thọ... Nghe nói sau này, khi Mai Thanh Minh ra thi đấu ở Hà Nội, ông Tấn Thọ đã đưa anh tới thăm ngôi nhà xưa kia bố anh đã từng sống ở phố Huyền Trâm Công Chúa (nay là phố Bùi Thị Xuân). Ông Mai Văn Phú ngày ấy là công nhân, sống vất vả, nhưng cũng đã kịp truyền nghiệp cờ cho đứa con thứ tư của mình là Mai Thanh Minh khi Minh 13 tuổi.

Sau khi xuất ngũ, tay trắng, sức kiệt, nhưng kỳ nghệ trong anh bùng phát. Như anh tâm sự: "Tôi chơi cờ từ hồi đó riết tới giờ, không có nghỉ, không có bỏ giải nào hết!". Chơi với không ít danh thủ, những tay cờ giang hồ, dần dà anh nổi tiếng vùng Phú Nhuận. Từ năm 85 đến 88 liên tiếp lên kỳ đài, Mai Thanh Minh được coi là tay cờ cự phách của đất Sài Gòn.

trannhien
11-06-2009, 03:35 PM
Quay lại với giải Vô địch toàn quốc năm 1992, Sài Gòn cử ra 7 danh thủ là Diệp Khai Nguyên, Nguyễn Bá Hùng, Dương Nghiệp Lương, Mong Nhi, Mai Thanh Minh, Dương Thanh Danh. Từ hồi nào tới giờ chưa khi nào có cuộc cờ lớn như như thế nên người Đà Nẵng vào xem rất đông. Cuộc tranh tài sôi nổi vô cùng. Danh thủ kỳ tài của Đà Nẵng là Trần Văn Ninh quần thảo không chút nao núng với tất cả các cao thủ Sài Gòn. Ván quyết định cuối cùng để tranh ngôi vô địch là giữa Trần Văn Ninh và Mai Thanh Minh. Hai bậc cao thủ chẳng lạ gì nhau. Có lần ngay tại Sài Gòn, Ninh đã gặp Minh trong một trận gây chấn động với mười ván đấu liên tiếp, hai bên bất phân thắng bại, tỷ số hoàn toàn cân bằng.

Hồi đó tôi làm trọng tài bàn 1 là bàn của những tay cờ giỏi nhất giải thi đấu nên may mắn được thưởng thức kỳ nghệ của hai danh thủ lỗi lạc này. Mai Thanh Minh thường ngồi bất động, hai tay vòng trước ngực, người nhô hẳn ra phía trước. Nét mặt cương nghị, dù thắng thế hay nguy nan đều không thể hiện, điềm tĩnh đến kỳ lạ. Cả hai quần nhau trên bàn cờ ác liệt. Ván cờ hay và cuốn hút tới mức hàng trăm người bên ngoài chen lấn cố sức đẩy ào cửa đề tràn vào xem. Ban tổ chức vất vả lắm mới đẩy lùi được họ ra ngoài.

Rốt cuộc, Trần Văn Ninh phải thua, nhường chức Vô địch quốc gia lần đầu tiên cho địch thủ của mình. Tôi cũng không rõ ván thua duy nhất và đầy kịch tính đó đã tác động tới Trần Văn Ninh lớn tới mức nào, nhưng chỉ biết liên tiếp các năm sau tuy họ vẫn gặp nhau ở các giải vô địch quốc gia, nhưng chưa bao giờ Ninh có thể vươn tới chức Vô địch quốc gia, dù chỉ một lần, trong lúc Mai Thanh Minh đoạt tới năm lần từ đó tới nay.

Từ ngày đó Minh đi tới đâu cũng có người thách đấu. Nhiều lần tôi gặp anh ngồi trong chiếu cờ đông đúc ở nhà danh thủ Đinh Trường Sơn tại Hà Nội hay trong khách sạn ở Vũng Tàu. Có lần vừa thi đấu ở Trung Quốc về, đang ngồi nói chuyện thì cửa bật mở, một đám 5, 7 thanh niên ào vào, đòi được "đọ với ông Minh vài ván". Điều đó cũng dễ hiểu, nhất là sau những ván anh từng tranh hùng ngang ngửa với những tên tuổi lẫy lừng của Trung Quốc như Lữ Khâm, Triệu Quốc Vinh, Từ Thiên Hồng, Hứa Ngân Xuyên... anh là kỳ thủ đi thi đấu quốc tế nhiều nhất và cũng đem về nhiều thắng lợi cho đội tuyển cờ Tướng quốc gia. Bây giờ trên kỳ đài thế giới không ai là không biết tên anh.

Tuy thế mấy ai biết được con người nổi tiếng này sống ra sao: nơi gia đình anh, gồm có mẹ già và các anh chị sống thực ra không phải là nhà. Đó la một cái hẻm nhỏ, dùng mấy câu gỗ gác ngang sang hai ngội nhà hai bên rồi đặt lên những tấm tôn rách phế liệu người ta thải ra, bốn bên quây tạm ván cũ làm vách, nền nhà chính là nền đường bằng đất nên vẫn còn chỗ lõm chỗ lồi. Tất cả quây quần, chen chúc, bữa đói bữa no trong bấy nhiêu năm.

Lần đầu tiên có tên đi thi đấu giải Vô địch thế giới tại Bắc Kinh vào mùa xuân năm 1993, Minh không có lấy một đồng trong túi. Ông Quách Anh Tú, chủ tịch liên đoàn cờ Thành Phố, bèn đưa cho anh 500 USD và giao hẹn: "Nếu đi đánh thắng có tiền thưởng thì trả lại, nếu đánh thua thì cho luôn!". Câu nói ấy khiến Minh vững tâm cầm tiền mua vé tàu. May sao ráng đánh được mớ tiền thưởng, mừng qua, sau khi trả nợ cũng còn dư được ít nhiều phải tấp vào để cấp tốc sửa sang nhà cửa, chả dám nhậu nhẹt, đãi đằng gì. Minh tâm sự: "nghề cờ cũng như các nghề khác, có lúc sướng, lúc khổ, mình phải sẵn lòng chấp nhận thôi".

Các năm từ 1992 tới 1995 Mai Thanh Minh liên tiếp đoạt ngôi vô địch quốc gia. Đến năm 1998 anh đoạt ngôi vô địch một lần nữa. Như thế trải qua 9 giải anh năm lần giành được ngôi cao nhất, đó là một thành tích chưa ai có thể vượt qua kể từ năm 1992 có giải Vô địch quốc gia tới nay.

trannhien
11-06-2009, 03:36 PM
Nhưng đường đời đâu phải suôn sẻ. Đầu năm 1996, giải vô địch quốc gia diễn ra tại Vân Hồ (Hà Nội). Mọi người rất ngạc nhiên khi thấy Minh tụt xuống tới tận thứ 7 và có tin đồn rằng danh thủ này đã "hết pin". Sau mới biết trước ngày anh đi đấu thì người anh của Minh qua đời. Cái chết của người anh đè nặng lên tâm trí khiến anh không còn lòng dạ nào tập trung thi đấu. Gia đình anh nghèo quá, mẹ anh già nua, hết người này tới người khác ốm đau. Ngay trước khi anh đi giải ở Hawai, lại thêm một người chị nữa của anh vĩnh biệt dương gian. Cái nghèo, cái khổ không buông tha gia đình anh. Mẹ anh thấy anh chơi cờ miết, tuy vừa thương vừa chiều con nhưng cũng đâm lo, không biết cứ theo đuổi nghiệp cờ như thế thì tương lai con mình rồi sẽ sao!

Nhưng rồi hình như "trời cũng có mắt" đối với con người này, bởi nói cho cùng thì chính sự tận tâm, hết lòng vì cờ của anh cũng đã góp phần làm vẻ vang cho nền thể thao nước nhà, nhất là trước một Trung Hoa hùng mạnh, thách thức cả thế giới. Mai Thanh Minh đã có những ván thắng, ván hòa oanh liệt, góp phần cho đội Việt Nam đoạt chiếc cúp bạc thứ nhì thế giới. Trong năm 1994, tức là năm thứ 2 dự giải quốc tế anh được Hiệp hội cờ Tướng thế giới phong đẳng cấp Quốc tế đại sư (lần đầu tiên Minh dự giải Vô địch cờ Tướng thế giới là năm 1993 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, cùng đi với anh còn có Diệp Khai Nguyên, Trần Văn Ninh và Lê Thị Hương). Cứ như đã "khổ tận" thì cũng có ngày "cam lai" hay đó là kết quả của 6 năm liên tục đứng trên đỉnh cao nhất của cờ Tướng Việt Nam: năm 1998 anh được mời dự giải cờ Phật Thừa Bôi, một giải cờ Tướng danh giá bậc nhất thế giới. Anh được xếp hạng 10. Năm 1999 anh được đặc cách tham gia giải này lần thứ 2 và giành được ngôi thứ 3, nhận được món tiền thưởng 19.000 USD, sau khi tặng quỹ từ thiện 3000 anh cũng còn được 16.000. Giải thưởng của nó quả là một gia tài lớn lao chưa bao giờ anh dám mơ tưởng tới. Ngôi nhà bây giờ được sửa khang tranh hơn, đã có điện thoại để gọi đi nơi này nơi kia và lần này anh có thể vui vẻ đãi đằng bạn bè. Anh trích tiền tặng nhiều người, anh nhớ tới những người đang ốm đau, những người thầy nâng đỡ dìu dắt mình, tới tạp chí mà mình từng cộng tác. Đó không chỉ là đồng tiền mà là tấm lòng, là thời điểm thư thả để nhớ tới những người đã cùng mình trải qua thời buổi cam go, gian truân.

Đã kề tuổi 50, lăn lóc trong "nghề cờ" cũng đã ba thập kỷ có lẻ. Cay đắng ngọt bùi đều từng nếm trải, bước chân đã in khắp đất nước cũng như trên các nẻo đường quốc tế, Mai Thanh Minh vẫn cứ y như thế: giản dị, chân thành, hơi luộm thuộm, nói năng phải phép. Chung quanh thật là ồn ào, nhưng anh vấn đắm chìm trong thế giới cờ của minh, những lời ca ngợi cũng chỉ như gió thoảng bên tai. Đánh cờ có thể chỉ là để kiếm sống, có thể được tôn vinh là người anh hùng khi đoạt cúp, đoạt huy chương... Có thể chỉ là để thỏa mãn lòng đam mê khao khát, nó tùy theo quan niệm và tâm linh của mỗi con người. Ở Mai Thanh Minh tất cả đều đơn giản bởi anh luôn coi mình là một người lao động, không cao mà cũng không thấp hơn ai. Mỗi một con người đều có một sở thích, có một khả năng, có thể làm việc bằng trí óc, có thể bằng tay chân. Chỉ có điều là làm với niềm vui thích, say sưa, chăm chỉ và thủy chung với công việc mà mình đã lựa chọn.

trannhien
11-06-2009, 03:37 PM
Thật là thú vị nhìn Mai Thanh Minh khi một mình đối chọi cùng một lúc với 12 đối thủ trên 12 bàn cờ bày trước hàng trăm cặp mắt ngưỡng mộ tại những buổi giao lưu cờ Tướng. Chỉ có cờ thì mới có kiểu chơi một người chấp cả chục người như thế. Cũng thật thú vị khi ngắm nhìn anh ngồi bình thảm trước những bàn cờ đẹp tuyệt mỹ, đối diện với những nhà vô địch thế giới, những người mà giới cờ Trung Hoa coi như "có thiên mệnh để trấn giữ ngôi quán quân thế giới", ấy thế mà lắm phen đã phải luống cuống trước những nước cờ cao siêu của kỳ thủ họ Mai này.

Gần đây người ta bàn nhiều về tính chuyên nghiệp trong thể thao. Khi có phóng viên hỏi anh về những vấn đề này, anh cảm thấy hình như đó là một mớ lý thuyết xa xôi, đầy rẫy chữ nghĩa, khiến người ta không hiểu nổi thực chất của nó là gì nữa, trong khi cha ông chúng ta đã đi trên con đường ấy một cách rất tự nhiên. Còn anh, Mai Thanh Minh, theo dòng đời bình dị và thản nhiên coi đó là nghề nghiệp của mình từ lâu rồi, ít nhất là trong gần ba chục năm qua.

internazionale
11-06-2009, 03:42 PM
Xem 2 ván cờ năm 1994 khi Mai Thanh Minh đánh với Lĩnh Nam Song Hùng của Trung Quốc công nhận trung cục thật cao,nước cờ rất tạo bạo,sắc bén.Tài hoa như thế mà hình như vẫn phải sống đơn độc,kiếm độ vất vả kể ra dân cờ đúng là rất đáng thương hơn là đáng giận thật !

gianggiahuy
25-06-2009, 11:24 PM
Lão này giờ cờ yếu lắm rồi.

xiangqi_newbie
25-06-2009, 11:42 PM
Lão này giờ cờ yếu lắm rồi.

Mình cũng cố làm người lịch sự, nhưng mà đành phải thú thật rằng chú này bựa quá, trình có đến trời mà kg biết tôn trọng các bậc đàn anh, vứt! [-X

RockU
26-06-2009, 12:01 AM
Lão này giờ cờ yếu lắm rồi.

Bó tay! [-X

tieunhulai
26-06-2009, 12:32 AM
Anh Minh là kỳ thủ có vẻ khiêm nhượng, điềm đạm lắm.

Cách nay mấy năm được xem anh Minh đấu với anh Ninh trên CXQ trận Thuận Pháo (tứ binh tương kiến) rất hay. Trước giờ đấu thấy anh ngồi chơi, mình pm hỏi, xin số đt làm quen định bụng sẽ theo học. Anh vui vẻ nhận lời, nhưng do nhiều nguyên nhân mình ko đến quận 4 bái sư được. Chưa nói chuyện ngoài đời chỉ nói qua điện thoại, thấy anh có vẻ thoải mái dễ mến.

Tác phong của anh rất tốt. Có thể làm thầy dạy cờ.

BoongGoong
26-06-2009, 01:18 AM
Cần trân trọng tài năng của các danh thủ kể cả khi người ta xuống phong độ.....
Nghề cờ rất vất vả.... nhưng đã theo nghề cờ thì phải chấp nhận thôi....

themgaidep
26-06-2009, 07:25 AM
Lão này giờ cờ yếu lắm rồi.

Tôi không biết bạn là cao thủ cỡ nào mà nhận xét vể danh thủ Mai Thanh Minh như thế? Còn nếu là người yêu cờ chân chính thì không bao giờ lên nói nhưng lời nói như vậy.x-(x-(x-( . NÓi để bạn biết nhé, ngay cả các danh thủ cờ tướng hàng đầu của Việt Nam hiện nay cũng nhưng các "lão tiền bối" khi nhắc tới anh cũng đều rất tôn trọng đấy.
Không hiểu nổi bạn nữa

gianggiahuy
26-06-2009, 09:27 AM
Xin lỗi anh em vì ngày xưa cũng khoái MTM lắm nhưng gần đây y thua liểng xiểng hoài nên hơi bức xúc .

trannhien
26-06-2009, 09:34 AM
Xin lỗi anh em vì ngày xưa cũng khoái MTM lắm nhưng gần đây y thua liểng xiểng hoài nên hơi bức xúc .

Bác dùng từ chán quá. Một danh thủ như MTM mà gọi bằng y à x-(.
Phong độ lên xuống là chuyện bình thường, hơn nữa danh thủ MTM bây giờ cũng lớn tuổi rồi, thế hệ đàn em sau này giỏi hơn là chuyện bình thường, như thế thì cờ mới mong phát triển.

BoongGoong
27-06-2009, 08:31 PM
Trong thể thao và giải trí, một quốc gia nào mà những nhà vô địch trên 50 tuổi thì điều đó chứng tỏ quốc gia đó khủng hoảng nhân tài...

SiPhu_BacHa
27-06-2009, 09:45 PM
Trân trọng Mai Thanh Minh và Trềnh A Sáng , 2 anh có cách ngồi trước bàn cờ điềm đạm và đáng nể !!!

gianggiahuy
28-06-2009, 08:20 AM
Trân trọng Mai Thanh Minh và Trềnh A Sáng , 2 anh có cách ngồi trước bàn cờ điềm đạm và đáng nể !!!

MTM điềm đạm vì bí nước thôi :-??:-??:-??

Mecolam
28-06-2009, 09:56 AM
Có vẻ như Gianggiahuy này quen biết bác Mai Thanh Minh kha khá.

Congaco_H1R5
29-06-2009, 10:19 AM
Kỳ Đài Bình Thạnh năm 1991 sau vài lần thay đổi kỳ đài chủ , lúc này danh thủ Mai Thanh Minh thủ đài , công đài là kỳ thủ Nguyễn Phương Hùng , lúc này được đánh giá là "một bông hoa vừa chớm nở" của làng cờ thành phố , NPH đi tiên và tấn công như vũ bảo , nhưng cới sự già đòn cú 1 kỳ thủ đang trên đỉnh cao phong độ , anh Minh đã hóa giải thế công và đưa ván cờ về tàn cuộc tất thắng . Xin giới thiệu với các bạn ván cờ công đài do Mai Thanh Minh làm đài chủ , ván cờ diễn ra cách đây 18 năm
Khai cuộc : Bán đồ nghịch pháo
Mai Thanh Minh (hậu thắng)
1. C2.5 H8+7 2. H2+3 R9.8
3. R1.2 C2.5 4. P7+1 H2+3
5. C8.7 R1.2 6. H8+9 C8+4
7. P3+1 E3+1 8. A4+5 C8.7
9. R2+9 H7-8 10. E3+1 P9+1
11. R9+1 H8+9 12. R9.6 R2+5
13. R6+6 R2.3 14. C5+4 A6+5
15. C7.6 H9+8 16. E7+5 R3-1
17. R6.7 H8+6 18. C5-2 H6+5
19. C6-1 K5.6 20. R7.9 R3.4
21. C6.8 R4.2 22. C8.6 R2+3
23. R9-1 H5-3 24. C5+1 H3+4
25. R9.7 R2.7 26. R7.4 C5.6
27. C5.4 R7.1 28. R4+1 K6.5
29. R4-1 R1.9 30. C4.5 A5+6
31. A5+6 H4-6 32. K5.4 H6+8
33. K4+1 C7.1 34. R4+1 H8-7
35. K4.5 R9.4 36. R4.5 K5.6
37. R5-1 R4.3 38. R5.9 R3-1
39. P5+1 H7-5 40. R9.4 K6.5
41. R4-2 R3+2 42. K5+1 H5+3
43. K5.4 R3-1 44. K4-1 R3.5
45. C5.2 C1+2

Nguyễn Phương Hùng

Không rõ vì lý do gì , sau này không thấy được ván cờ nào của Nguyễn Phương Hùng nữa

tieunhulai
05-07-2009, 01:58 AM
Nói về "bông hoa" trong cờ tướng VN phải nói tới 2 hai vị: Mai miền nam và Đào miền bắc.

Mai tạ, Đào khai

Tự dưng sau đó mấy năm không có bông hoa nào nở nữa là thay vào đó là...trái cây: Chuối già (tức lão danh thủ Trần Đình Thuỷ vô địch quốc gia năm 66, 67 tuổi mới là quái đản, sau đó hình như đi dự giải quốc tế vẫn kịp kích bại danh tướng Ngô Quý Lâm với chiêu Pháo đầu, đơn Mã đội thì phải)

Ká ká ká...

longdaudinh
09-09-2009, 04:30 PM
MTM điềm đạm vì bí nước thôi :-??:-??:-??

Thiệt là tình chịu hết nổi ông này rồi 'a

laototphilao
09-09-2009, 04:47 PM
:"> GiangGiaHuy có những ý tuởng mới lạ đó, đọc các bài khác của cậu này cũng hay hay khiến nguời ta ngẫm nghĩ

Thancongphao
09-09-2009, 06:25 PM
Danh thủ Mai Thanh Minh là một người rất đáng trân trọng,trong thể thao có câu "Phong độ chỉ là nhất thời,đẳng cấp mới là mãi mãi

reporter
09-09-2009, 07:36 PM
Khi còn ở SG cách nay vài năm, mình cũng có quen biết anh Minh, vài lần sang trung tâm TDTT Quận 4 chơi để xem các cao thủ như Mai Thanh Minh, Nguyễn Nhật Duy dợt cờ. Thấy mình mê cờ, chẳng hề câu nệ khác biệt đẳng cấp, anh Minh chủ động mời chơi, trong ván đấu, anh chẳng ngần ngại chỉ dẫn thêm về cách xử lý hình cờ... Nói chung, tôi thấy anh Minh là một người hào sảng, giản dị đúng chất dân cờ. Với một bậc tiền bối trong một lĩnh vực như vậy thì nên trân trọng, dù mình có làm "ông nọ bà kia" ở đâu chăng nữa... Tôi cũng từng có 1 dịp dợt cờ với danh thủ Nguyễn Phương Hùng (lúc ấy chẳng biết ảnh từng là kỳ thủ có hạng) - nhân vật trong ván đấu ở trên tại 1 xới cờ ở Tân Quy, Q7. Phong cách chơi cờ của anh này cũng rất điềm đạm, không hề huênh hoang, tỏ vẻ ta đây chút nào (điều này, tôi mạo muội cho rằng có lẽ hơi khác với 1 số kỳ thủ có hạng của Hà thành thì phải)... Tôi để ý rằng các cao thủ khác của TPHCM và VN như Diệp Khai Nguyên, Trềnh A Sáng, Nguyễn Trần Đỗ Ninh... cũng đều có phong thái tương tự.

Trộm nghĩ, giá như một vài kỳ thủ (mà tôi không tiện nêu tên) vốn rất có tài năng của Hà Nội mà bớt đi phần ngạo mạn đôi chút, thì có phải cũng đạt được thành công (cả về kỳ nghệ lẫn "kỳ đức") như các danh thủ đất Sài thành chăng?

laototphilao
09-09-2009, 11:46 PM
Anh Minh là người đầu tiên ở Việt Nam nhận phần thưởng lớn và xứng đáng với công sức bỏ ra với "cờ tướng" "mình nhớ khoản hơn 16 ngàn $" ở giải "phật thừa bôi" bên Mỹ. Không riêng gì cờ tướng, ngay cả bóng đá cũng thế "tính tự kiêu" sớm thỏa mãn thì không khá được. Mình đánh cờ nghiệp dư tốp 5 nước ở Hà Nội vẫn thích tính chuyên nghiệp ở "Trung Quốc" đơn giản vào xem trực tuyến cao thủ như Tưỡng Xuyên , HỨa Ngân Xuyên ... họ ăn mặc rất lịch sự đến trước thời gian ngồi chờ đối thủ ... khi đánh xong dù khác đội vẫn thẩm lại những nước "hay giở" . Hơn nhau đẳng cấp nhưng họ lôn tôn trọnng nhau Hồ Vinh Hoa cao là thế nhưng ông luôn giữ "đánh với kiện tướng cũng như với người đánh giày" .

nightduke
10-09-2009, 07:38 AM
Mình từng đánh cờ... vua thắng anh Minh khi luyện tập tại Quận 3. Thế có được tính là thắng vua cờ không nhỉ?

toilavay
18-01-2010, 10:17 AM
Lão này giờ cờ yếu lắm rồi.

Bó chân bạn rồi.Dù gì thì MTM là thần tượng của rất nhiều kỳ thủ đương đại.

tuongquan
18-01-2010, 01:28 PM
Xem 2 ván cờ năm 1994 khi Mai Thanh Minh đánh với Lĩnh Nam Song Hùng của Trung Quốc công nhận trung cục thật cao,nước cờ rất tạo bạo,sắc bén.Tài hoa như thế mà hình như vẫn phải sống đơn độc,kiếm độ vất vả kể ra dân cờ đúng là rất đáng thương hơn là đáng giận thật !

Bạn Inter không biết nên nói vậy. Thầy Minh đã từ lâu rồi không đánh độ, thầy chỉ dạy cờ và thi đấu thôi. Nếu có ra sòng cờ thì chỉ công đài và xem thôi.

banghuu
18-01-2010, 01:33 PM
Anh Minh là kỳ thủ có vẻ khiêm nhượng, điềm đạm lắm.
Tác phong của anh rất tốt. Có thể làm thầy dạy cờ.

Hiện tại do tuổi tác ảnh hưởng đến sức khỏe, nên QTĐS Mai Thanh Minh đã chuyển sang làm công tác huấn luyện, anh đang là HLV TPHCM.

xuan2009
18-01-2010, 02:17 PM
Trong khi tôi và các bạn chỉ mới là những người yêu cờ thôi, thì những Mai thanh Minh. Trình a Sáng, Nguyễn vũ Quân...v.v Đã làm sáng danh nền cờ tướng nước nhà. Họ đáng kính trọng và đừng ai xúc phạm họ. CHÀO

skeleton
18-01-2010, 03:00 PM
Mình cũng rất hâm mộ danh thủ Mai Thanh Minh và Trình A Sáng, Phong độ của họ có thể đi xuống nhưng đẳng cấp và phong thái của họ là mãi mãi.

CXQ
18-01-2010, 05:04 PM
Để hum nào mình quay Clip các danh thủ cho bà con trên thanglongkydao chiêm ngưỡng. Chụp mãi cũng chán nhẩy :D

hungmap0090
18-01-2010, 05:46 PM
Thật hạnh phúc khi mình là kỳ thủ quận 3, suy ra thì Mai Thanh Minh cũng là sư tổ của mình,^^

bechip
18-01-2010, 11:17 PM
Lão này giờ cờ yếu lắm rồi.

Có thể bạn nói đúng. Nhưng nên dùng câu nói khác. Bạn đã nhiều lần nói đúng nhưng thật sự khó nghe lắm. Mọi khi tôi đọc bài của bạn la tôi nổi ngứa chửi ngay...nên bị khóa nick. Lần này không dám chửi nữa:-o:-o:-o

bechip
18-01-2010, 11:20 PM
Xin lỗi anh em vì ngày xưa cũng khoái MTM lắm nhưng gần đây y thua liểng xiểng hoài nên hơi bức xúc .

gianggiahuy mà có thây đổi 100 cái nick khác thì các bạn ở diễn đàn đều nhận ra. Không tin bạn thử xem nào.:-h:-h:-h

Don't cry
06-04-2010, 08:34 AM
Mai Thanh Minh xứng đáng là kỳ thủ xuất sắc nhất của VN . Chỉ có Mai Thanh Minh và Trềnh A Sáng mà thôi , đó là những người vô địch VN nhiều năm nhất nhưng chức vô địch của MTM có giá trị hơn hẳn các chức vô địch của những người khác . Hồi xưa cho phân chia làm giải A2 , A1 như bây giờ chỉ có giải A2 mà thôi , vô địch là vô địch toàn quốc nhưng MTM ko phải là người SG , anh là người gốc Nam Định vào nam sinh sống cho nên khi thi đấu anh ko có ai hỗ trợ cả ko có 1 máy bơm nào cả , chức vô địch của MTM hoàn toàn là tự lực cánh sinh , 1 mình anh vươn lên giữa 1 giải ngân hà toàn sao của miền Nam ( miền Bắc lúc đó chưa đủ sức cạnh tranh ) đến những năm 1996 , làng cờ miền Bắc có ai hòa với MTM là được thưởng rồi , thành tích đối đầu tốt nhất của danh thủ miền Bắc với MTM chính là người vẫn còn thi đấu đến bây giờ Nguyễn Quốc Tiến của bộ Công An với 3 lần hòa , 1 lần thua . MTM là số 1 !!!

newnew
06-04-2010, 12:27 PM
Tôi đồng ý với Don't cry khi nhận xét 99% về MTM............

hoathuongthichduthu
10-04-2010, 12:35 AM
Mai Thanh Minh lúc này đánh cờ không như xưa nữa vì tuổi lớn thôi. Vậy mà Ban tổ chức cúp Phương Trang vẫn trân trọng và mời anh thi đấu giải năm nay đó.
Bác nào có ý chê anh Minh thì nói cho nó đàng hoàng nhe, chứ nói sốc là tui bụp liền à.

tranbinh
10-04-2010, 10:57 AM
Hay tin Mai Thanh Minh ngã bệnh nặng ae ngoài HN rất buồn, cầu mong Anh tai qua nạn khỏi tiêp tục đào tạo ,cống hiến cho phong trào cờ TP HCM cũng như toàn quốc. Chúc Anh vạn sự bình an !!

HuaNganXuyen
10-04-2010, 11:28 AM
Thật buồn quá đi , danh thủ Mai Thanh Minh chứ ko phải ai khác đã làm rạng rỡ nền cờ tướng Việt Nam trong những buổi đầu bước ra trường quốc tế ấy ... Khi trong thập niên 90 ,kỳ nghê đỉnh cao của anh ( hay nhất VN lúc đó ) đã làm cho những đại tướng của Trung Hoa kỳ nghệ toát mồ hôi sợ sệt như ( hòa Triệu Quốc Vinh , Từ Thiên Hồng , thắng Lữ Khâm 1 ván hòa Hứa Ngân Xuyên ) khiến cho " Dương Thành Vãn Báo " nức tiếng ca ngợi .
Năm 2007 khi ĐC ĐS Hứa Ngân Xuyên đến TPHCM cũng đã nói chuyện với các fan hâm mộ cờ tướng .Tôi nghe bro Tâm nói ,Hứa gia rất coi trọng anh Minh và có nhận xét thực sự anh Minh mới là khiến Hứa Ngân Xuyên mệt mỏi nhất trong các danh thủ Việt Nam chứ ko phải là Nguyễn Vũ Quân hay Nguyễn Thành Bảo ( Hứa đánh giá ở cùng thời kỳ đỉnh cao thì Mai Thanh Minh khó lường hơn Quân và Bảo ) . Mong rằng vẫn còn đó những câu chuyện cổ tích trong cuộc sống này ... Chúc anh mọi sự bình an !

CXQ
14-04-2010, 05:06 PM
CXQ xin được chia sẻ bài viết của QTĐS Lê Thiên Vị - PHÓ CHỦ TỊCH LIÊN ĐOÀN CỜ TPHCM về một con người khả kính. Bài viết được đăng trên báo Thể Thao TP.HCM.

“Độc cô cửu kiếm” Mai Thanh Minh: Trăm năm còn có gì đâu!


http://thethaohcm.com.vn/Imagethethaohcm.php?path=pic_new/13-04-2010/maithanhminh_thethaohcm_1271151981.jpg
“Độc cô cửu kiếm” Mai Thanh Minh (phải) tại Giải Phật Thừa bôi năm 1998 tại Hawaii

Từ năm 1992, tại Giải vô địch hạng Nhất cờ tướng toàn quốc lần 1 ở Đà Nẵng, làng cờ tướng Việt Nam mới biết đến danh thủ Mai Thanh Minh với chức vô địch và đạt đẳng cấp kiện tướng quốc gia. Liên tiếp vào các năm sau: 1993, 1994, 1995 và 1998, Mai Thanh Minh cũng xuất sắc chiếm ngôi vô địch.

Thành tích tiếp theo của Mai Thanh Minh là năm 1997 hạng nhì, năm 1999 hạng ba và năm 2001 hạng nhì. Đó là thành tích ở quốc nội, còn quốc tế thì Mai Thanh Minh đã làm cho làng cờ châu Á và thế giới phải kinh ngạc và khâm phục khi lần đầu tiên vào năm 1993 tại Giải vô địch cờ tướng thế giới lần 3 tại Bắc Kinh, Mai Thanh Minh đã xuất sắc chiếm hạng nhất giải Phi Hoa duệ và hạng 6 trong bảng tổng sắp. Năm 1994, ông cùng đồng đội là Trương Á Minh, Trần Văn Ninh và Mong Nhi chiếm HCB đồng đội châu Á lần thứ 8 tại Ma Cau. Với thành tích trên Mai Thanh Minh là danh thủ Việt Nam được phong đẳng cấp Quốc tế đại sư đầu tiên. Năm 1997, ông đoạt hạng nhất “Phi Hoa duệ”, hạng 4 giải cá nhân tại Giải vô địch cờ tướng thế giới lần 5 tại Hong Kong.

Năm 1998 và 1999 là thời kỳ hoàng kim của “Độc cô cửu kiếm” Mai Thanh Minh, khi tham dự Giải Phật thừa bôi tại Hawaii (Mỹ). Tại giải năm 1998, Mai Thanh Minh xếp hạng 10 nhận được 3.000 USD, năm 1999 hạng 3 nhận được 16.000 USD. Kỷ lục này cho tới nay chưa có kỳ thủ nào phá được. Năm 2001, ông cùng danh thủ Trịnh A Sáng chiếm hạng 3 đồng đội tại Giải vô địch cờ tướng thế giới lần thứ 7 tại Ma Cau.

Ngày 11/4/2010 lúc 0g15 do bị bạo bệnh nên “Độc cô cửu kiếm” Mai Thanh Minh đã dừng bước giang hồ, vĩnh biệt bạn bè, kỳ hữu để về cõi vĩnh hằng.

Danh thủ Mai Thanh Minh sinh ngày 7/3/1957 là một trong các thành viên trong đội dự tuyển cờ tướng của TPHCM từ năm 1995 và gần đây do lớn tuổi và sức khỏe kém nên BHL đã chuyển Minh làm HLV. 53 tuổi không phải là tuổi quá già, cũng không quá trẻ, nhưng Mai Thanh Minh đã sớm ra đi để lại bao thương tiếc cho bạn bè cùng các kỳ thủ trong nước và ngoài nước.
Thay mặt Liên đoàn Cờ tướng TPHCM, xin thành thật chia buồn cùng gia đình và thông báo tin buồn đến các kỳ hữu.

Xin mượn hai câu thơ trong Cung oán ngâm khúc để đưa tiễn danh kỳ vang bóng một thời:


“Trăm năm còn có gì đâu
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì”.

CXQ
14-04-2010, 05:09 PM
Tam liên quán Mai Thanh Minh

CON NHÀ TÔNG, KHÔNG GIỐNG LÔNG CŨNG GIỐNG CÁNH

Đầu những năm 1950, ở vùng Bà Chiểu (Sài Gòn) có một anh công nhân chơi cờ khá cao. Anh mới trên 30 nhưng ai cũng tưởng anh đã ngoài 50 ! Đó là Mai Văn Phú, công nhân Sở Trường Tiền Gia Định. Hồi đó người chơi cờ ít biết đến sách vở, thế mà anh rất tinh tường Quất Trung Bí, Mai Hoa Phổ. Khi sống ở Hà Nội, anh từng quen thân với các cao thủ đất Thăng Long như Nguyễn Thi Hùng, Trương Trọng Bảo, Đặng Đình Yến, Nguyễn Tấn Thọ. Rất tiếc cuộc sống nghèo khó đã không cho phép anh tiến xa hơn trình độ của một kỳ thủ hạng trung.

Mai Thanh Minh sinh năm 1957 tại Bà Chiểu, chính là người con thứ tư của anh Phú. Được cha tận tình chỉ bảo nên Minh đã sớm bộc lộ năng khiếu chơi cờ từ lúc 12, 13 tuổi.


NHỮNG THỬ THÁCH ĐẦU ĐỜI

Mấy năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ở vùng ngã tư Phú Nhuận xuất hiện một tay cờ trẻ có vầng trán cao, đôi mắt sáng nhưng mặt vàng như nghệ. Chàng trai vốn là thanh niên xung phong, bị sốt rét nặng nên phải đưa về gia đình điều trị. Sau khi đỡ bệnh, chàng trai bắt đầu luyện tập chơi cờ trở lại và chẳng mấy chốc đã trở thành cao thủ nhất vùng.

Dạo đó tại vùng cầu chữ Y có một tay cờ trẻ tên là Chung Cường. Anh ta nghe tiếng Minh cao cờ liền tìm đến thử tài. Lúc đầu hai bên chơi dè dặt nên sau mấy mươi hiệp vẫn cầm đồng. Nhưng Minh càng đánh càng hăng, đánh Chung Cường hết phương chống đỡ. Ngoài cuộc đọ tài này, Minh còn gặp nhiều tay cờ trẻ khác háo hức kéo đến khiêu chiến và cũng đều bại trận dưới tay Minh.


BUỔI PHÁT THƯỞNG KỲ LẠ

Mùa xuân năm 1980, phòng TDTT Phú Nhuận tổ chức giải cờ mừng Xuân. Kết quả không có gì bất ngờ vì Mai Thanh Minh, Nguyễn Văn Dũng và Lê Văn Kiết là 3 cao thủ địa phương đã chia nhau những thứ hạng đầu. Thế nhưng buổi phát thưởng đã không tổ chức theo kiểu bình thường. Sau khi Ban Tổ Chức giải báo cáo kết quả, người ta mời một ông khách - nghe đồn là ở cấp trên xuống - phát biểu ý kiến. Ông khách chẳng phát biểu gì mà kêu mang 3 bàn cờ ra để ông đánh đồng loạt với 3 người đoạt giải. Thấy chuyện lạ, dân mê cờ kéo đến xem đông nghẹt. Kết quả cuộc đấu biểu diễn hai bên hòa nhau, trong đó Minh phải thủ hòa với ông khách. Tuy đó chỉ là một cuộc đấu vui, nhưng Minh đã sớm nhận ra trình độ mình còn non kém.


THẮNG LỢI BẤT NGỜ VÀ KHỔ LUYỆN

Một bước ngoặt lớn đối với Minh tại giải vô địch toàn thành năm 1985 đã giúp Minh vươn lên nhanh chóng. Tại giải này, kỳ thủ được nhiều người tin tưởng sẽ giành chức vô địch chính là Trần Quới. Nhưng bất ngờ đã xảy ra, Trần Quới bị Nguyễn Văn Xuân đánh bại, rồi sau đó lại bị Lê Văn Bình cầm hòa. Minh tận dụng ngay cơ hội, vượt lên đoạt chức vô địch. Từ đó Minh chính thức bước vào hàng ngũ những cao thủ hàng đầu đất Sài Gòn. Tiếp tục khổ luyện, ngoài việc nghiên cứu kỳ thư, Minh còn được nhiều vị sư bá truyền đạt biết bao kinh nghiệm quý báu. Và khi giải toàn quốc được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1992, Minh đã khẳng định được mình, xuất sắc giành ngôi quán quân.


CÔNG LỰC CỦA 4 NHÀ VÔ ĐỊCH TRUNG QUỐC

Làng cờ Trung Quốc rất hùng hậu, nếu kể hàng cao thủ phải có đến 500. Trong số này có khoảng 100 người được xếp hàng Đại Sư, và hơn 10 người là Đặc Cấp Đại Sư. Nếu coi hệ số là biểu hiện công lực, thì phải trên 2300 điểm mới được xem là Đại Sư. Vậy công lực của 4 nhà vô địch Trung Quốc ra sao mà Minh đã bức hòa được họ? Xin giới thiệu tóm tắt như sau:

1. ĐCĐS Lữ Khâm: hệ số cao nhất Trung Quốc hiện nay (năm 1994) 2556. Đấu với Minh 2 ván ở giải đồng đội châu Á tại Macau năm 1994, mỗi người thắng 1 ván.

2. ĐCĐS Triệu Quốc Vinh: hệ số xếp hạng 2 Trung Quốc 2534. Giải thế giới đánh ở Bắc Kinh năm 1993, đấu với Minh 1 ván, đi tiên bị Minh bức hòa.

3. ĐCĐS Từ Thiên Hồng: hệ số xếp hạng 5 Trung Quốc 2502. Cũng đi tiên và bị Minh bức hòa tại giải thế giới năm 1993.

4. ĐCĐS Hứa Ngân Xuyên: hệ số xếp hạng 9 Trung Quốc 2437, đánh hòa với Minh 2 ván tại Macau năm 1994.

Các nhà vô địch Trung Quốc kể trên đều được làng cờ Tướng thế giới xưng tụng là Kỳ vương vì họ đã từng giành chức vô địch thế giới. Thế mà Minh đấu hòa được với họ, rõ ràng công lực của Minh rất cao. Và mới đây, với thành tích 3 lần liên tiếp vô địch A1 toàn quốc (tam liên quán), Minh xứng đáng là gương mặt tiêu biểu nhất của làng cờ Tướng Việt Nam hiện nay.





(Bài được viết vào năm 1994 - không rõ tác giả )

laototphilao
14-04-2010, 09:01 PM
Đặt đuợc kỹ năng như Mai Thanh Minh, Nguyễn Vũ Quân, Lê Thị Huơng, Vũ Huy Cuờng, Phạm Quốc Huơng... ngoài năng khiếu họ phải hy sinh rất nhiều Vinh quang thì có nhưng đắng cay cũng nhiều, vài năm cờ tuớng Việt Nam mất đi các danh thủ kiệt xuất như anh Đặng Hồng Việt, Vũ Quân rồi anh Mai Thanh Minh.. nghĩ cũng buồn, vì họ chưa đuợc thỏa mãn về những côgn sức phải bỏ ra, nhưng mà thôi tài năng của các anh ấy là kho dữ liệu quý báu của những ngừoi yêu cờ sau này. Giống như Họa sĩ vangogh sống trong đau khổ nhưng những tác phẩm là những kiệt tác sau này

kytuco
20-01-2011, 04:57 PM
Lão này giờ cờ yếu lắm rồi.

Tôi không biết bạn này có bị banned nick vĩnh viễn hay không, nhưng tôi nghĩ mình có vài lời thô thiển cho câu nói của bạn ấy và những người ủng hộ.

Khi làm được một điều gì đó thành công, lợi ích cho mình, cho người ta kiêu hãnh bảo vệ điều ấy khi có ai đó cố tình phủ nhận hay xúc phạm về thành tựu ấy.
Nhưng kiêu ngạo là “mục hạ vô nhân” là xem dưới mắt không người, không có ai tài giỏi hơn ta, giàu có hơn ta, mạnh mẽ hơn ta. Kiêu ngạo là một sự lố bịch mà ta không thể tha thứ cho ta. Kiêu ngạo là phủ nhận sự hiện hữu của người khác, chà đạp lên nhân phẩm không phải chỉ của người khác mà còn là cả của ta.
Tri thức mà ta có được là tập hợp, là tích lũy của vô số tri thức của các bậc tiền bối, cha anh chúng ta, bạn bè chúng ta. “Thiên tài không phải là được sinh ra, mà thiên tài là được nuôi dưỡng”, người cha của ba cô gái tài hoa lừng lẫy trong làng cờ Vua thế giới nhà Polgar, ông C.Polgar đã từng phát biểu và chứng minh bằng sự thành công mà các cô này mang lại là do đào tạo, khổ luyện chứ không phải bẩm sinh. Bẩm sinh tất cả chúng ta là thiên tài trong một ý nghĩa nào đó, và tài năng ấy thật sự chói sáng khi nó được mài giũa theo năm tháng. “chín mươi chín phần trăm là khổ luyện và chỉ một phần trăm là thiên tài” người phương Tây nói. Cổ nhân chúng ta có câu “Không thầy đố mày làm nên”. Cho dù chúng ta không đọc bất kỳ quyển kỳ phổ nào, không sử dụng bất kỳ phần mềm chuyên dụng cờ nào, không thèm quan tâm đến bất kỳ bình luận nào, nhưng hể ngày nào mà ta còn chơi cờ, cho dù là chơi với computer hay chơi với bất kỳ ai thì ngày ấy ta vẫn còn nợ những đối thủ của chúng ta, nợ những nhà lập trình, bởi vì chính họ là đối trọng cho ta rèn luyện, cho ta trải nghiệm để hoàn thiện khả năng chơi cờ. Như thế đấy, lòng kiêu ngạo của chúng ta không có chỗ đứng. Ta thắng một ván cờ với ai đó, ta thắng một ai đó nhiều ván cờ và ta đâm ra kiêu ngạo!? Nhưng trước khi thắng ai đó, thắng một ván cờ nào đó ta đừng bao giờ quên rằng ta đã từng có vô số những thất bại trước vô số những người khác!
Ai rồi cũng sẽ già, khả năng rồi cũng sút giảm, thế hệ sau sẽ dần thay thế. Và chúng ta dù còn trẻ hay rất trẻ, sức cờ có mạnh đến bao nhiêu thì rồi cũng sẽ như thế hệ cha anh mà ra đi nhường lại cho thế hệ mai sau nữa.
Thế hệ cha anh đã để lại nhiều di sản, nhiều danh tiếng lừng lẫy mà có thể nhiều năm sau, hàng trăm năm sau vẫn còn tồn tại. Còn chúng ta – những người trẻ tuổi kiêu hãnh về điều gì? Chúng ta kiêu ngạo với ai? Kiêu ngạo với người già khi mà ta chưa làm được điều mà họ đã làm, đã thành công? Kiêu ngạo với người trẻ tuổi hơn ta khi mà ta biêt rằng họ sẽ đánh bại ta trong tương lai (lấy việc ta đang làm mà suy vậy)? Không có lý do gì để kiêu ngạo với một người đã vang danh và người ấy đã qua đời. Cựu vô địch quốc gia Mai Thanh Minh là một điển hình cho ta học tập về tính tình và năng lực. Lòng đố kỵ luôn là thứ trang sức vướng víu không cần thiết mà chúng ta vô tình mang theo. Quẳng nó đi và trang bị cho mình lòng biết ơn, hãy biết ơn sâu sắc các bậc tiền nhân của chúng ta, hãy biết ơn thầy cô giáo, biết ơn bạn bè chung quanh ta, biết ơn mọi người vì đã cho ta trí tuệ này, tài năng này. Thành công của chúng ta ngày nay chính là nhờ vào thành công của các bậc tiền bối năm xưa. Hãy biết ơn và ta sẽ thấy mình thật sự lớn!

mr_right
30-06-2011, 11:41 PM
Cám ơn Bro, bài viết rất hay!

giadinh7777
12-01-2012, 04:07 PM
Còn nhớ năm 1997 khi chơi cờ tôi thường hay chơi Pháo đầu mã đội và thường bị thua liểng xiểng với mấy anh đi hậu Bình phong Mã. Khi đó chưa biết sách vở là gì. Sau này, vào nhà sách Văn Lang thấy có cuốn Bình Phong Mã do danh thủ Mai Thanh Minh biên soạn, sinh viên nghèo kiết nhưng cũng ráng góp tiền mua về nghiên cứu. Nếu "nhất tự vi sư" thì anh Minh chính là sư phụ cờ của mình.

ngocanh87th
12-01-2012, 10:00 PM
Xin lỗi anh em vì ngày xưa cũng khoái MTM lắm nhưng gần đây y thua liểng xiểng hoài nên hơi bức xúc .
toi củng o đồng tình với ý kiến trên.vì tôi nghĩ rằng ,nếu thế hệ trẻ mà thua thế hệ đi truớc hoặc bằng người đi trước thì xã hội này o bao giờ tiến lên dc8->

CXQ
09-11-2012, 03:29 AM
Trò chuyện với Quốc tế Đại sư Mai Thanh Minh

Trong một lần đi công tác Sài Gòn, tôi đã hân hạnh gặp được QTĐS Mai Thanh Minh. Đó là sau dịp anh dự giải cờ Tướng quốc tế "Phật Thừa Bôi". Trước đây người ta biết nhiều về những thành tích vẻ vang của anh như năm lần vô địch quốc gia, được phong đẳng cấp Quốc tế Đại sư, giành huy chương bạc cúp đồng đội quốc tế... Câu chuyện xoay quanh về giải Phật Thừa Bôi mà anh mới tham gia nhưng cũng còn những chuyên khác về gia đình, cuộc sống, những suy nghĩ của anh mà có lẽ không phải ai cũng biết...

Trước giải này, anh có tin mình sẽ thi đấu tốt hơn lần trước không?
- Tôi đã nói trước với anh em trước lúc ra đi rằng tôi sẽ xếp thứ tư.

Quyết tâm là một chuyện, còn thực tế lại là một chuyện, anh không nhớ là năm trước anh cũng thi đấu cật lực mà chỉ đạt hạng 10 thôi sao?

http://xqfan.com/vn/uploads/xq58-0.jpg
Từ trái qua phải: Mai Thanh Minh, Đào Cao Khoa, một khán giả và Phạm Trường Lâm (HLV) tại cúp Phật Thừa, tổ chức tại Hawai, Mỹ, 1998

- Năm nay trước tiên tôi biết các kỳ thủ Trung Quốc không tham gia thi đấu. Năm ngoái họ cũng bỏ cuộc nhưng là bỏ giữa chừng khiến cho những người được xếp gặp họ có lợi vì được "ăn không" một điểm, còn năm nay không ai được "ăn không" như thế nữa. Đó là một sự công bằng lợi thế cho mình. Thư hai là năm ngoái khi người ta công bố thể thức mình nghe không rõ nên khi vào đánh còn bỡ ngỡ, năm nay đi lần thứ hai thì mình thành "thổ công" rồi, chẳng còn phải e ngại gì, nhất là các đối thủ thì đã hiểu rõ nhau quá rồi.

Thế nhưng trước khi đi giải này anh cũng đã kịp chuẩn bị gì đâu, nhất là thông báo chậm, phải ra Hà Nội làm visa gấp rồi chuẩn bị lên đường luôn?
- Thường thì ai cũng phải được chuẩn bị sớm, nhưng tình hình thực tế ở nước mình như thế thì cũng phải chấp nhận thôi. Tuy nhiên trong năm tôi cũng đã thi đấu nhiều, tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ các trận thi đấu quốc tế trước cho nên khi lên máy bay vẫn vững tin ở mình.

Điều gì ấn tượng nhất trong chuyến đi Hawai vừa rồi?
- Có lẽ là lúc xuống sân bay thấy nhiều bà con người Việt của mình ra đón. Người mình ở đâu tình quê hương cũng nặng. Bà con đưa chúng tôi về chỗ ở, hỏi thăm tin tức bên nhà. Ai cũng mừng vì các kỳ thủ ta đánh khá, làm bà con Việt kiều rất thích, rất hãnh diện. Anh Phạm Trường Lâm có đem khoảng một trăm số tạp chí "Người chơi cờ" sang tặng, mọi người đều rất sung sướng khen ngợi. Họi nói "Việt Nam mình cũng có tạp chí cờ như ai, làm gì mà chẳng tiến nhanh!"

Đánh một giải quốc tế lớn như thế sức khỏe anh ra sao?
- Giải được tổ chức rất tốt, nơi ăn ngủ rất thoải mái dễ chịu, phong cảnh lại đẹp và yên tĩnh nên không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.

Theo anh thì trình độ cờ Tướng Việt Nam so với quốc tế ra sao?
-Theo tôi nghĩ và qua thực tế thi đấu, hiện Việt Nam chỉ kém Trung Quốc, còn với Đài Loan thì ngang ngửa.

Còn trong tương lai?
- Rất có khả năng sẽ đuổi kịp Trung Quốc nếu như...
... được đầu tư tốt hơn chăng?

- Đúng như thế. Trong lúc cờ Tướng Trung Quốc được đầu tư toàn diện và rất tốt thì ở ta đầu tư cho môn cờ Tướng nói chung còn hạn chế.

Anh nói ta ngang ngửa với Đài Loan, nhưng trong giải vừa rồi anh xếp thứ 3, sau hai kỳ thủ Đài Loan. Như vậy xem ra họ vẫn trên cơ chúng ta hay ít ra cũng là địch thủ đáng gờm chứ?
- Với Đài Loan thực tế ta chẳng kém gì. Ngay như Ngô Quý Lâm vô địch giải này cũng không thắng nổi Đào Cao Khoa, ông ta chỉ thoát hiểm sau một ván phụ đánh bằng cờ nhanh. Tôi không gặp Ngô Quý Lâm ở trận chung kết, nhưng nếu gặp tôi hoàn toàn không ngại ông ta.

Nếu có Trung Quốc tham gia, liệu anh có đứng được ở vị trí thứ 3 không?
- Rất khó. Chỉ có thể xếp thứ 7 hay thứ 8.

Họ mạnh như vậy sao?
- Đúng vậy. Đánh ngang bằng với họ thì còn có thể, nhưng thắng họ thì rất khó. Có đánh thực tế thì mới thấy, vì hệ thống đào tạo của họ rất hoàn hảo, đầu tư của họ cho cờ lớn.

Nếu được sinh ra lần nữa, Minh vẫn chọn chơi cờ làm nghiệp của mình chứ?
- Làm sao mà sinh ra được lần nữa hả anh? Đời mình ham cờ, tư nay về sau cũng chỉ có đánh cờ mà thôi. Mỗi người có một sở thích, có một nghề, tôi nghĩ cờ cũng vậy.

Nếu có ai bắt Minh thôi đánh cờ, Minh có chịu nổi không?
-Không ai có thể bắt mình thôi nổi. Còn sống thì còn đánh cờ hoài.

Hiện nay phong độ cờ của Minh ra sao?
- Có thể nói là rất tốt. Đi thi đấu là đấu hết mình, không còn nghĩ tới chuyện gì khác.

Trước kia chắc là còn phải lo chuyện mưu sinh, nhưng sau khi có tiền thưởng thì mọi sự đã đâu vào đấy phải không?
- Đúng thế. Đã ba chục năm có lẻ theo nghiệp cờ, bây giờ tôi mới thấy mình được an tâm, thư thả hơn. Như hoàn cảnh gia đình tôi thì anh biết rồi.

(Sau này khi có tiền Minh đã sửa sang lại nhà cửa khá hơn, còn mấy chục năm qua nhà anh trong xóm lao động, vách gỗ, che bằng những tấm tôn cũ người ta thải ra, nền nhà bằng đất. Cả mẹ già của anh cùng các anh chị chen chúc sống bữa đói bữa no trong căn nhà chật hẹp này. Trong có sáu năm một người anh và một người chị của Mai Thanh Minh đã qua đời trong ngôi nhà này - chú thích của người viết bài).

Ngoài đánh cờ ra Minh còn làm gì nữa không?
- Đánh cờ là chính, ngoài ra còn đi dạy cờ. Hiện nay Minh dạy cờ ở Quận 3, mỗi tuần 3 buổi.

Ngoài cờ ra Minh còn thích gì nữa không, thời gian rảnh của Minh làm gì?
- Thỉnh thoảng nghe nhạc, hát karaoke, thế thôi, vì Minh không có thì giờ.

Gần đây cờ Tướng trẻ thành phố có vẻ xuống hơn các năm trước, giải trẻ vừa rồi không có huy chương nào. Theo Minh thì tại sao?
-Vì các em phải học nhiều quá, nhất là học thêm. Ngay những em thuộc diện năng khiếu được tuyển chọn mà mỗi tuần cũng chỉ có vài giờ tập cờ thì làm sao tiến bộ được.

Nếu có con, Minh có muốn con sẽ nối nghiệp mình, như Minh đã nối nghiệp bố không?
- Không đâu anh!

Cực khổ hay bạc bẽo quá chăng?
-Mình đã qua nghiệp cờ thì mình biết. Chơi cờ mà đam mê thì tốn thời gian lắm. Phải bỏ nhiều thứ. Mỗi thời mỗi khác, bây giờ con cái phải được học hành tới nơi tới chốn, làm công việc của thời đại mới. Không phải tôi mà phần lớn anh em theo nghiệp cờ đều nghĩ vậy.

Minh là trường hợp đặc biệt đã thành công với nghề cờ?
- Xét cho cùng tôi vẫn là người may mắn nhất trong số anh em chơi cờ. Còn mọi người chơi cờ đều sống rất nghèo.

Sắp tới Minh cũng sẽ tính có một gia đình, một tổ ấm cho mình chứ, nhất là khi có được một khoản tiền kha khá trong tay?
- Tôi tính cứ ở vậy thôi, không nghĩ tới chuyện vợ con gì nữa đâu anh ạ. Tôi còn mẹ, các em và các cháu, cũng coi như gia đình, là tổ ấm rồi. Hồi trước gia đình lo cho mình, nuôi mình để mình đánh cờ, giờ mình phải lo lại cho mọi người trong nhà.

Những ai là những người thầy chính của Minh?
- Biết bao nhiêu mà kể cho hết anh. Tôi học ở mỗi người một ít. Ai mình học được mình đều coi là thầy.

Nhưng Minh cũng là thầy của nhiều người chứ?
- Người ta biết thì bầy cho mình, mình bầy lại cho người khác. Đó cũng là điều tất nhiên thôi.

Sau khi được giải thưởng về, nghe nói Minh tặng quà cho nhiều người lắm phải không?
- Có gì đâu anh. Bao nhiêu năm qua mình nhận được bao nhiêu là sự giúp đỡ của mọi người. Bây giờ là lúc vui vẻ, thư thả, ngồi nhâm nhi với nhau chút đỉnh hay có chút quà mọn cho mọi người, có gì đáng kể đâu.

Nhiều bạn đọc đã có thư hay gọi điện tới tạp chí chúc mừng anh, hỏi thêm về kỳ nghệ của anh và xin địa chỉ của anh. Anh có nhắn gửi gì tới họ không?
- Tôi rất mừng là dù có nhiều khó khăn nhưng tạp chí vẫn duy trì được cho tới ngày nay. Một tạp chí là rất quan trọng về nhiều mặt đối với làng cờ nước ta. Nhân dịp này tôi xin nhờ tạp chí chuyển lời cảm ơn của tôi tới những người hâm mộ. Tôi sẽ cố gắng chơi cờ tốt hơn nữa để không phụ lòng trông mong của mọi người đối với tôi.


Võ Tấn
Nguồn: Người chơi cờ
(Bài đăng vào tháng 9 năm 2005)

modungcongtu
09-11-2012, 07:59 AM
Yếu thì đúng ! Nhưng kỳ lực vẫn ok