Lâm Đệ
20-01-2012, 08:15 AM
Trích trong tác phẩm của Bá Dương
Năm nghìn năm văn hóa truyền thống của chúng ta lấy sự sùng bái làm nền tảng, làm cho cái quan hệ giữa người và người chỉ dựa trên sự kính sợ hơn là trên tình cảm yêu thương.
Viết đến đây thế nào cũng có người gào lên : " Còn cái chữ NHÂN của chúng ta thì sao ? "
Nếu nói đến chữ NHÂN phải phân biệt rõ hai mặt. Một mặt là nếu bảo có chữ nhân thì tất nhiên là có, nhưng chỉ có trong sách vở, mà trên hành động thì cái thành tố của nó quá nhỏ bé. Sở dĩ chúng ta hơi một tí là lôi cái chữ " nhân " này ra chỉ vì có thể dễ dàng tìm nó trong sách vở mà khó tìm được nó trong hành động. Mặt khác, chữ " nhân " tựa hồ không phải là " ái " ; chữ " ái " tựa hồ không phải là " nhân ". " Nhân " là phe nắm quyền, đối với thứ dân ở dưới có một chút tình thương xót và thông cảm nên mới bố thí, ban phát cho để tỏ ra mình độ lượng, khảng khái - như cô trông trẻ đối với trẻ con ở vườn trẻ.
Sự thực là giữa người và người đầy những " cung kính " và " sợ sệt ". Có nhiều người vì kính mà thành sợ, chẳng khác nào con đối với cha. Có nhiều người vì sợ thành ra kính, giống gái đĩ đối với khách làng chơi, như đại thần đối với hoàng đế, tiện dân đối với quan lại, tù nhân với cai ngục.
Anh không thấy Chu Toàn Trung tiên sinh làm cái tiết mục gì lúc hoàng đế mở quần thần đại yến sao ? (ông này mưu phản mà tên Toàn Trung - nhưng không trung- lại là tên vua ban) Anh ông ta là Chu Dục tiên Sinh mắng : " Lão tam, mày làm phản như vậy không sợ diệt tộc à ? ", làm cho mọi người cụt hứng bỏ ra về. Sử sách lập tức xưng tụng anh ông ta là đại đại trung thần, kỳ thật anh ông ta chỉ vì sợ " diệt tộc " mà thôi. Trong chính sử, cái loại tiết mục này nhiều lắm. Bất cứ sự kiện nào, nếu loại bỏ cái phần sợ hãi đi thì những tình cảm còn lại chả có ý nghĩa gì nữa.
Trong Hồng Lâu Mộng, Giả Bảo Ngọc tiên sinh viết cho Lâm Đại Ngọc nữ sĩ : " Trong lòng tôi, ngoài bà nội, cha, mẹ tôi, thì chỉ còn có cô thôi ! " Tôi bây giờ cũng đã nhiều tuổi, tôi nghi câu nói này là không thật. Nói rằng Giả Bảo Ngọc yêu bà nội, yêu mẹ thì không có gì là giả tạo, chứ nói yêu ông bố thì tôi e rằng vấn đề trở nên rất to tát. Vì có dùng kính hiển vi để soi toàn bộ tác phẩm cũng không thể tìm thấy được một tý vết tích nào của cái tình yêu đó, mà chỉ toàn thấy sự hãi sợ. Chỉ nghe bố gọi là Giả Bảo Ngọc đã rụng rời tay chân. Tình cảm của con đối với cha như vậy thì nơi tiềm thức chắc phải mong sao cho ông già anh ta chết phứt đi cho rồi.
Cái triết học khởi từ kính, sợ làm cho khoảng cách giữa vua và tôi, giữa quan và dân, càng ngày càng thêm xa cách. Cái tôn nghiêm của hoàng đế tất phải " lên cao đến 33 thiên đường, để lợp ngói cho Ngọc Hoàng thượng đế ". Còn thần dân thấp hèn tất phải " chết đến 18 từng địa ngục, thay Diêm vương đào than đá ".
Trên thế giới này chưa hề có quốc gia nào lại cần đến cái phong cách xui xẻo đến như Trung Quốc vậy.
Hôm trước, lúc đi thăm Viện bảo tàng Boston, tôi thấy bên trong có bầy đôi giày cho phụ nữ bó chân của thời đại các bà nội chúng ta. Kinh nghiệm bản thân cho tôi biết những người phụ nữ khoảng tuổi tôi thời ấy đều phải bó chân. Ngày nay những người trẻ tuổi nghe đến chắc không thể nào tưởng tượng nổi. Tại sao trong văn hóa chúng ta lại có thể sinh ra một cái tập quán tàn khốc thế ? Lại có thể áp đặt nó lên trên một nửa dân số trong hàng nghìn năm, làm cho những người bị bức hại phải tàn phế cả hai chân, thậm chí có khi còn gãy cả xương, thối cả thịt, không thể đi đứng được. Tại sao văn hóa Trung Quốc lại có thể kéo dài cả hàng nghìn năm trong lịch sử một yếu tố dã man như vậy ? Tại sao lại cho phép trường tồn qua một thời gian dài như thế mà không có một người nào đứng lên bảo nó phản tự nhiên, hại sức khỏe ? Ngược lại, đại đa số nam nhi còn xem bó chân là hay ho, đẹp đẽ.
Còn nói đến việc bách hại nam nhi thì thế nào ? Đó không phải chỉ riêng chuyện các hoạn quan. Theo ghi chép của lịch sử, từ các triều vua Tống trở về trước, các nhà có quyền và có tiền đều có thể tự do thiến các nô bộc của mình. Sự việc kinh rợn này kéo dài cho đến triều Tống - thế kỷ XI - mới bị cấm. Chỉ căn cứ vào hai việc trong biết bao nhiêu việc không hợp lý và vô nhân đạo của văn hóa Trung Quốc suốt quá trình lịch sử của nước này, ta cũng có thể thấy là những thành phần không hợp lý của nó đã lên đến một mức độ không thể nào khống chế được.
Bất kỳ văn hóa của một dân tộc nào đều như một dòng sông lớn, thao thao bất tuyệt trôi đi. Và với thời gian dần dần biết bao thứ nhơ nhớp bẩn thỉu trong dòng sông lớn ấy, - như cá chết, mèo chết, chuột chết - sẽ bắt đầu chìm lắng. Lắng đọng quá nhiều sẽ làm dòng sông không thể chảy nữa, biến thành một cái đầm nước chết, càng sâu càng nhiều, càng lâu càng thối, lâu dần thành một cái vại tương, một cái đầm bùn bẩn phát chua, phát thối.
Nói đến cái hũ tương có lẽ những bạn trẻ không thể hiểu, tôi vốn sinh ra ở phương Bắc, nơi quê tôi cái thứ này rất nhiều. Tôi không thể nói chính xác cái chất tương trong vại ấy làm bằng những chất liệu gì (chất chính là đậu tương và bột mì), nhưng các vị nếu đã ăn qua vịt quay tại các tiệm ăn Trung Quốc thì chính là loại tương đó. Nó là một chất đặc không chảy được, không giống nước sông Hoàng hà từ trên trời chảy xuống một tý nào. (Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi - thơ Lý Bạch). Nó là một thứ nước ao tù, lại được để cho bốc hơi, cho lắng đọng nên nồng độ càng ngày càng đông đặc. Cái văn hóa của chúng ta, cái tiền oan nghiệp chướng như đã nói cũng là như thế.
Năm nghìn năm văn hóa truyền thống của chúng ta lấy sự sùng bái làm nền tảng, làm cho cái quan hệ giữa người và người chỉ dựa trên sự kính sợ hơn là trên tình cảm yêu thương.
Viết đến đây thế nào cũng có người gào lên : " Còn cái chữ NHÂN của chúng ta thì sao ? "
Nếu nói đến chữ NHÂN phải phân biệt rõ hai mặt. Một mặt là nếu bảo có chữ nhân thì tất nhiên là có, nhưng chỉ có trong sách vở, mà trên hành động thì cái thành tố của nó quá nhỏ bé. Sở dĩ chúng ta hơi một tí là lôi cái chữ " nhân " này ra chỉ vì có thể dễ dàng tìm nó trong sách vở mà khó tìm được nó trong hành động. Mặt khác, chữ " nhân " tựa hồ không phải là " ái " ; chữ " ái " tựa hồ không phải là " nhân ". " Nhân " là phe nắm quyền, đối với thứ dân ở dưới có một chút tình thương xót và thông cảm nên mới bố thí, ban phát cho để tỏ ra mình độ lượng, khảng khái - như cô trông trẻ đối với trẻ con ở vườn trẻ.
Sự thực là giữa người và người đầy những " cung kính " và " sợ sệt ". Có nhiều người vì kính mà thành sợ, chẳng khác nào con đối với cha. Có nhiều người vì sợ thành ra kính, giống gái đĩ đối với khách làng chơi, như đại thần đối với hoàng đế, tiện dân đối với quan lại, tù nhân với cai ngục.
Anh không thấy Chu Toàn Trung tiên sinh làm cái tiết mục gì lúc hoàng đế mở quần thần đại yến sao ? (ông này mưu phản mà tên Toàn Trung - nhưng không trung- lại là tên vua ban) Anh ông ta là Chu Dục tiên Sinh mắng : " Lão tam, mày làm phản như vậy không sợ diệt tộc à ? ", làm cho mọi người cụt hứng bỏ ra về. Sử sách lập tức xưng tụng anh ông ta là đại đại trung thần, kỳ thật anh ông ta chỉ vì sợ " diệt tộc " mà thôi. Trong chính sử, cái loại tiết mục này nhiều lắm. Bất cứ sự kiện nào, nếu loại bỏ cái phần sợ hãi đi thì những tình cảm còn lại chả có ý nghĩa gì nữa.
Trong Hồng Lâu Mộng, Giả Bảo Ngọc tiên sinh viết cho Lâm Đại Ngọc nữ sĩ : " Trong lòng tôi, ngoài bà nội, cha, mẹ tôi, thì chỉ còn có cô thôi ! " Tôi bây giờ cũng đã nhiều tuổi, tôi nghi câu nói này là không thật. Nói rằng Giả Bảo Ngọc yêu bà nội, yêu mẹ thì không có gì là giả tạo, chứ nói yêu ông bố thì tôi e rằng vấn đề trở nên rất to tát. Vì có dùng kính hiển vi để soi toàn bộ tác phẩm cũng không thể tìm thấy được một tý vết tích nào của cái tình yêu đó, mà chỉ toàn thấy sự hãi sợ. Chỉ nghe bố gọi là Giả Bảo Ngọc đã rụng rời tay chân. Tình cảm của con đối với cha như vậy thì nơi tiềm thức chắc phải mong sao cho ông già anh ta chết phứt đi cho rồi.
Cái triết học khởi từ kính, sợ làm cho khoảng cách giữa vua và tôi, giữa quan và dân, càng ngày càng thêm xa cách. Cái tôn nghiêm của hoàng đế tất phải " lên cao đến 33 thiên đường, để lợp ngói cho Ngọc Hoàng thượng đế ". Còn thần dân thấp hèn tất phải " chết đến 18 từng địa ngục, thay Diêm vương đào than đá ".
Trên thế giới này chưa hề có quốc gia nào lại cần đến cái phong cách xui xẻo đến như Trung Quốc vậy.
Hôm trước, lúc đi thăm Viện bảo tàng Boston, tôi thấy bên trong có bầy đôi giày cho phụ nữ bó chân của thời đại các bà nội chúng ta. Kinh nghiệm bản thân cho tôi biết những người phụ nữ khoảng tuổi tôi thời ấy đều phải bó chân. Ngày nay những người trẻ tuổi nghe đến chắc không thể nào tưởng tượng nổi. Tại sao trong văn hóa chúng ta lại có thể sinh ra một cái tập quán tàn khốc thế ? Lại có thể áp đặt nó lên trên một nửa dân số trong hàng nghìn năm, làm cho những người bị bức hại phải tàn phế cả hai chân, thậm chí có khi còn gãy cả xương, thối cả thịt, không thể đi đứng được. Tại sao văn hóa Trung Quốc lại có thể kéo dài cả hàng nghìn năm trong lịch sử một yếu tố dã man như vậy ? Tại sao lại cho phép trường tồn qua một thời gian dài như thế mà không có một người nào đứng lên bảo nó phản tự nhiên, hại sức khỏe ? Ngược lại, đại đa số nam nhi còn xem bó chân là hay ho, đẹp đẽ.
Còn nói đến việc bách hại nam nhi thì thế nào ? Đó không phải chỉ riêng chuyện các hoạn quan. Theo ghi chép của lịch sử, từ các triều vua Tống trở về trước, các nhà có quyền và có tiền đều có thể tự do thiến các nô bộc của mình. Sự việc kinh rợn này kéo dài cho đến triều Tống - thế kỷ XI - mới bị cấm. Chỉ căn cứ vào hai việc trong biết bao nhiêu việc không hợp lý và vô nhân đạo của văn hóa Trung Quốc suốt quá trình lịch sử của nước này, ta cũng có thể thấy là những thành phần không hợp lý của nó đã lên đến một mức độ không thể nào khống chế được.
Bất kỳ văn hóa của một dân tộc nào đều như một dòng sông lớn, thao thao bất tuyệt trôi đi. Và với thời gian dần dần biết bao thứ nhơ nhớp bẩn thỉu trong dòng sông lớn ấy, - như cá chết, mèo chết, chuột chết - sẽ bắt đầu chìm lắng. Lắng đọng quá nhiều sẽ làm dòng sông không thể chảy nữa, biến thành một cái đầm nước chết, càng sâu càng nhiều, càng lâu càng thối, lâu dần thành một cái vại tương, một cái đầm bùn bẩn phát chua, phát thối.
Nói đến cái hũ tương có lẽ những bạn trẻ không thể hiểu, tôi vốn sinh ra ở phương Bắc, nơi quê tôi cái thứ này rất nhiều. Tôi không thể nói chính xác cái chất tương trong vại ấy làm bằng những chất liệu gì (chất chính là đậu tương và bột mì), nhưng các vị nếu đã ăn qua vịt quay tại các tiệm ăn Trung Quốc thì chính là loại tương đó. Nó là một chất đặc không chảy được, không giống nước sông Hoàng hà từ trên trời chảy xuống một tý nào. (Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi - thơ Lý Bạch). Nó là một thứ nước ao tù, lại được để cho bốc hơi, cho lắng đọng nên nồng độ càng ngày càng đông đặc. Cái văn hóa của chúng ta, cái tiền oan nghiệp chướng như đã nói cũng là như thế.