PDA

View Full Version : Tam quốc ngoại biên mini truyện !



nhachoaloiviet
26-08-2009, 10:16 PM
1.Quan Vũ họa trúc

Tương truyền nói rằng sau khi Lưu Quan Trương bị bại binh ở Tiểu Bái ,Quan Vũ vì bảo vệ 2 Hoang tẩu nên bất dắc dĩ phải nương mình bên trại Tào

Tào biết Quan là người trung nghĩa nên hết lòng kính trọng.Một hôm mời Quan tới phó yến,giữa bữa tiệc gọi người mang đến 1 áo cẩm bào để Quan thay,Quan không tiện từ chối liền mặc cẩm bào vào nhưng lại khoác Lục bào của Lưu tặng ra ngoài

Có một tối hàn đông cuối năm tuyết bay mù trời,khi Quan dự tiệc bên dinh Tào về,nghĩ tới Lưu Trương không biết hiện giờ ở đâu ,muốn đi tìm nhưng bị Tào giữ chân,buồn bực ông xách Long đao đến bên khóm trúc trong sân múa trong mưa tuyết.Múa một hồi Quan cảm thấy hào khí hừng hực,liền thu đao đứng ngắm khóm trúc.Chỉ thấy trong hoa tuyết,khóm trúc hiên ngang sừng sững,là như mũi tiễn đứng đón mưa bão,xanh tươi rờn rợn,Quan vô cùng thán phục trúc xanh cao phong lượng tiết và rồi liên tưởng đến hoàn cảnh của mình mà cảm thấy khảng khái vạn phần.Ông xách đao về phòng trải giấy mài mực vẫy bút múa cuồng,những nét mực đi theo tâm ý và một bực mặc hoa trúc đồ hiện ra...Chỉ thấy trên giấy gốc trúc xanh từ phía dưới xé đất đâm lên thẳng tắp,cành như giáo dài,lá tựa gươm đua

Hôm sau Quan Vũ sai thủ hạ mang bức họa vào tặng cho Tào Tháo.Tháo mở ra xem khen đẹp luôn miệng,song ngắm kĩ lại bất giác thở dài.Thì ra những cành lá trúc trên bức họa nhìn kỹ là nét của những chữ trong một bài thơ ngũ ngôn :

Bất tạ đông quân ý
Đan thanh độc lập danh
Mạc hiềm cô diệp đạm
Chung cửu bất điêu linh

Dịch nghĩa : Không đáp lại được ý ngài,giống như khóm trúc đứng một mình trong trời đất,Đừng nhìn lá mỏng manh ,cành nhỏ gầy.Mãi mãi trong dông bão chẳng tiêu điều.
Tào Tháo đã rõ ,đây Quan Vũ mượn trúc nói lên cái chí của mình với Lưu Trương.Dù Tào có cố gắng lưu giữ đến mất cũng chẳng đổi dời.Không lâu sau Viên Thiệu tấn công,Quan chém Nhan ,Văn đền ơn.Rồi khi được tin Lưu Bị,Quan Vũ treo ấn tín ,đem vàng bạc trả hết lại cho Tào chỉ mang theo những người hầu cũ đẩy xe khỏi thành,vì không có visa của Tào nên bất đắc dĩ chém 6 tướng thông đường.Tào không trách tội còn đem bức trúc họa của Quan Vũ sai người khắc vào bia đá tại rừng Thiếu Thất tại Trung Nhạc-Tung Sơn.Dưới còn đề :Quan Thọ Đình Hầu chi Ấn

kangooroo
03-07-2010, 08:39 PM
hay hay truyên sưu tập đâu thế bác

karma
04-07-2010, 05:45 AM
1.Quan Vũ họa trúc

Tương truyền nói rằng sau khi Lưu Quan Trương bị bại binh ở Tiểu Bái ,Quan Vũ vì bảo vệ 2 Hoang tẩu nên bất dắc dĩ phải nương mình bên trại Tào

Tào biết Quan là người trung nghĩa nên hết lòng kính trọng.Một hôm mời Quan tới phó yến,giữa bữa tiệc gọi người mang đến 1 áo cẩm bào để Quan thay,Quan không tiện từ chối liền mặc cẩm bào vào nhưng lại khoác Lục bào của Lưu tặng ra ngoài

Có một tối hàn đông cuối năm tuyết bay mù trời,khi Quan dự tiệc bên dinh Tào về,nghĩ tới Lưu Trương không biết hiện giờ ở đâu ,muốn đi tìm nhưng bị Tào giữ chân,buồn bực ông xách Long đao đến bên khóm trúc trong sân múa trong mưa tuyết.Múa một hồi Quan cảm thấy hào khí hừng hực,liền thu đao đứng ngắm khóm trúc.Chỉ thấy trong hoa tuyết,khóm trúc hiên ngang sừng sững,là như mũi tiễn đứng đón mưa bão,xanh tươi rờn rợn,Quan vô cùng thán phục trúc xanh cao phong lượng tiết và rồi liên tưởng đến hoàn cảnh của mình mà cảm thấy khảng khái vạn phần.Ông xách đao về phòng trải giấy mài mực vẫy bút múa cuồng,những nét mực đi theo tâm ý và một bực mặc hoa trúc đồ hiện ra...Chỉ thấy trên giấy gốc trúc xanh từ phía dưới xé đất đâm lên thẳng tắp,cành như giáo dài,lá tựa gươm đua

Hôm sau Quan Vũ sai thủ hạ mang bức họa vào tặng cho Tào Tháo.Tháo mở ra xem khen đẹp luôn miệng,song ngắm kĩ lại bất giác thở dài.Thì ra những cành lá trúc trên bức họa nhìn kỹ là nét của những chữ trong một bài thơ ngũ ngôn :

Bất tạ đông quân ý
Đan thanh độc lập danh
Mạc hiềm cô diệp đạm
Chung cửu bất điêu linh

Dịch nghĩa : Không đáp lại được ý ngài,giống như khóm trúc đứng một mình trong trời đất,Đừng nhìn lá mỏng manh ,cành nhỏ gầy.Mãi mãi trong dông bão chẳng tiêu điều.
Tào Tháo đã rõ ,đây Quan Vũ mượn trúc nói lên cái chí của mình với Lưu Trương.Dù Tào có cố gắng lưu giữ đến mất cũng chẳng đổi dời.Không lâu sau Viên Thiệu tấn công,Quan chém Nhan ,Văn đền ơn.Rồi khi được tin Lưu Bị,Quan Vũ treo ấn tín ,đem vàng bạc trả hết lại cho Tào chỉ mang theo những người hầu cũ đẩy xe khỏi thành,vì không có visa của Tào nên bất đắc dĩ chém 6 tướng thông đường.Tào không trách tội còn đem bức trúc họa của Quan Vũ sai người khắc vào bia đá tại rừng Thiếu Thất tại Trung Nhạc-Tung Sơn.Dưới còn đề :Quan Thọ Đình Hầu chi Ấn

Tôi thấy ông Quan Công là một nhân vật dở hơi nhất trong tam quốc ,kiến thức kém không biết lẽ tiến thoái lúc nào cũng coi mình là đệ nhất anh hào khinh khi mọi ngươi chết rồi mà cũng chưa tỉnh ngộ , xin đơn cử vài trường hợp
- khi được giao cho kinh châu ông không coi nhiệm vụ là quan trọng khi Tôn quyền sang hỏi con gái để kết hòa hiếu giữa hai nhà .Ong lại coi con của người ta như chó mèo còn con mình như rồng phụng ông dựa vào đâu để coi thường người khác vậy ? Bề nào Tôn quyền cũng dòng dõi vương tôn lại là chúa Giang đông so với Lưu bị anh ông nào có dưới cơ .Ông bất quá chỉ là bộ tướng dưới trướng xuất thân bần tiên bán thịt bán cá gì đó có gì cao quí mà lối thế ? Tôn quyền chiếm xong kinh châu không khéo cho con gái ông vào nhà thổ chứ cao quí gì ?
-Võ công ông cũng thuộc loại thường bâc trung ,đánh với Bàng Đức bộ tướng của Mã Siêu còn chưa ăn lại còn lăm le thách đấu với Mã Siêu khiến cho Khổng Minh phải viết thư dỗ dành như dỗ trẻ mới chịu thôi ! ông chỉ có ỷ mình là em Lưu bị thôi chứ cư xử kém gì kẻ thất phu
-Nếu có xem nghệ thuật châm cứu của trung quốc mơi thấy hết sự kì diêu , người bệnh bị mổ tan hoang cả ruột mà vẫn không biêt đau trên mặt vẫn cười nói như không , huống hồ Hoa Đà là Thần y nạo xương ông ắt là huyệt tê đã châm hết làm gì có cảm giác mà đau, ông biết thế nên mới vờ sai mang ra bàn cờ ngồi chơi ra vẻ phong thái ung dung .Hoa Đà không gây tê có mà ông đã la làng rồi chứ còn cờ với quat gì nữa
-Thua mưu kém trí chết là đáng lắm lại còn u mê bay lang thang đòi đầu bị sư Phổ Tĩnh nạt cho một cái co cẳng chạy mất
Thế thì có gì hay nhỉ ? Bạn nhachoaloiviet hình như hơi bị lãng mạn đấy , kẻ thất phu võ biền chỉ biết có ta làm sao tâm ý thong dong mà vẽ nên bức họa tuyệt tác thế

viet_tu_kbc
04-07-2010, 01:07 PM
Tôi thấy ông Quan Công là một nhân vật dở hơi nhất trong tam quốc ,kiến thức kém không biết lẽ tiến thoái lúc nào cũng coi mình là đệ nhất anh hào khinh khi mọi ngươi chết rồi mà cũng chưa tỉnh ngộ , xin đơn cử vài trường hợp
- khi được giao cho kinh châu ông không coi nhiệm vụ là quan trọng khi Tôn quyền sang hỏi con gái để kết hòa hiếu giữa hai nhà .Ong lại coi con của người ta như chó mèo còn con mình như rồng phụng ông dựa vào đâu để coi thường người khác vậy ? Bề nào Tôn quyền cũng dòng dõi vương tôn lại là chúa Giang đông so với Lưu bị anh ông nào có dưới cơ .Ông bất quá chỉ là bộ tướng dưới trướng xuất thân bần tiên bán thịt bán cá gì đó có gì cao quí mà lối thế ? Tôn quyền chiếm xong kinh châu không khéo cho con gái ông vào nhà thổ chứ cao quí gì ?
-Võ công ông cũng thuộc loại thường bâc trung ,đánh với Bàng Đức bộ tướng của Mã Siêu còn chưa ăn lại còn lăm le thách đấu với Mã Siêu khiến cho Khổng Minh phải viết thư dỗ dành như dỗ trẻ mới chịu thôi ! ông chỉ có ỷ mình là em Lưu bị thôi chứ cư xử kém gì kẻ thất phu
-Nếu có xem nghệ thuật châm cứu của trung quốc mơi thấy hết sự kì diêu , người bệnh bị mổ tan hoang cả ruột mà vẫn không biêt đau trên mặt vẫn cười nói như không , huống hồ Hoa Đà là Thần y nạo xương ông ắt là huyệt tê đã châm hết làm gì có cảm giác mà đau, ông biết thế nên mới vờ sai mang ra bàn cờ ngồi chơi ra vẻ phong thái ung dung .Hoa Đà không gây tê có mà ông đã la làng rồi chứ còn cờ với quat gì nữa
-Thua mưu kém trí chết là đáng lắm lại còn u mê bay lang thang đòi đầu bị sư Phổ Tĩnh nạt cho một cái co cẳng chạy mất
Thế thì có gì hay nhỉ ? Bạn nhachoaloiviet hình như hơi bị lãng mạn đấy , kẻ thất phu võ biền chỉ biết có ta làm sao tâm ý thong dong mà vẽ nên bức họa tuyệt tác thế

Lời bình tuy có phần cay độc nhưng không phải là không có lý, có một số suy nghĩ về nhân vật này tương đồng với suy nghĩ của tôi. Khi xưa đọc đến đoạn Quan Vũ đập bàn mắng " con ta là giống rồng giống phụng, há lại phải hạ mình lấy loại chó loại gà à" cũng cảm thấy giận thay cho Tôn Quyền, cái chết là điều tất yếu cho kẻ thất phu lỗ mãng.

nhachoaloiviet
04-07-2010, 06:13 PM
Những điều bạn viết chính tôi cũng đã viết trong bài nói về Quan Vân trường rồi.Tuy nhiên khi cầm bút phê bình một hình ảnh ,một nhân vật được phong Thánh thì chúng ta cũng nên dùng lời lẽ ,câu văn có chút cân nhắc,lựa chọn từ ngữ sao cho nhẹ nhàng,đúng mực để thể hiện người chê cũng có trình độ văn hóa ,có kiến thức và biết tôn trọng đối thủ chứ không nên ào ào như sôi,thóa mạ nặng nề hình ảnh được nhiều người tôn kính bạn ạ.
Còn câu chuyện trên là tôi sưu tầm được và muốn pót lên góp vui cùng anh em yêu thích tam quốc.Tôi cũng không thật sự hâm mộ Quan gia,tôi yêu thích Trương Dực Đức người nước Yên .

cothe2010
04-07-2010, 09:04 PM
Theo tôi được biết thì Quan Vũ ko phải là người "phóng bút thành thơ".Vả lại nếu Quan Vũ là có ý tứ như vậy thì lúc nhận ngựa Xích thố đã ko nói câu :" nếu có ngựa này tôi sẽ tìm anh tôi nhanh hơn" được.

karma
05-07-2010, 02:14 AM
Những điều bạn viết chính tôi cũng đã viết trong bài nói về Quan Vân trường rồi.Tuy nhiên khi cầm bút phê bình một hình ảnh ,một nhân vật được phong Thánh thì chúng ta cũng nên dùng lời lẽ ,câu văn có chút cân nhắc,lựa chọn từ ngữ sao cho nhẹ nhàng,đúng mực để thể hiện người chê cũng có trình độ văn hóa ,có kiến thức và biết tôn trọng đối thủ chứ không nên ào ào như sôi,thóa mạ nặng nề hình ảnh được nhiều người tôn kính bạn ạ.
Còn câu chuyện trên là tôi sưu tầm được và muốn pót lên góp vui cùng anh em yêu thích tam quốc.Tôi cũng không thật sự hâm mộ Quan gia,tôi yêu thích Trương Dực Đức người nước Yên .
Khi ăn thịt chó phải ngồi đất ,thịt đựng bằng lá chuối , dùng tay bốc mới thấy hết cái ngon dân dã giang hồ .Tam quốc là truyện dã sử không phải chính sử , các nhân vật trong đó đa số là lục lâm thảo khấu xuất thân trong chốn bần hàn dùng sức mạnh và quỉ kế để tranh bá đồ vương , khi phê bình cũng phải bằng cái giọng bỗ bã giang hồ mới vui chứ mới đúng air ( giống như trong xóm nghèo tôi vậy nói chuyên tam quốc hay hán sở tranh hùng lúc nào cũng thằng cha nay ... con mụ nọ .....mẹ kia ... v ...v vậy mới rôm rả ) , còn phong thánh phong thần là cái lối man thư của người trung quốc thực ra có tí giá trị gì đâu ? Tôi thấy lĩnh vực nào bạn cũng tham gia nên rất kính trọng sự hiểu biết của bạn , tuy nhiên sự hiểu biết đó hình như chưa được tiêu hóa kỹ nên nghề chơi có đoi phần cứng ngắc ,gượng gạo, không nắm bắt được cái thần

nhachoaloiviet
06-07-2010, 05:51 PM
Các cụ có câu :Yêu thì nên tốt,ghét thì nên xấu.Chả ai tránh được cái sở ái của mình về vạn vật.Đã không thích thì chúng ta luôn nhìn ra những cái xấu của ai đó và cảm thấy lúc nào họ cũng xấu.Như Lưu Bị khi đã xưng vương thì kẻ thù vẫn gọi là thằng bán dép,dệt chiếu,thằng giẻ rách này nọ...Anh hùng đâu kể đến xuất thân hả bạn.Hãy nhìn vào những gì họ làm được để nhiều người ngưỡng mộ,dù có xuất thân là nhặt rác,luồn trôn như hàn Tín cũng có sao.
Đúng là thịt chó ăn bốc,ngồi đất ,lấy vạt áo chùi miệng cũng có cái rất hay.Nhưng đâu phải lúc nào chúng ta cũng ăn được như vậy.Bình luận với nhau ngoài đời thì chúng ta dùng văn nói,chửi thằng này thằng nọ chả ai cấm.Nhưng khi chúng ta lên diễn đàn công chúng,nơi có nhiều người với nhiều quan điểm,cái nhìn khác nhau thì chúng ta cũng nên chú ý lời ăn tiếng nói sao cho vừa phải ,đấy là cái tôi muốn góp ý.bạn không thờ Quan Vũ nhưng biết đâu nhiều người thờ ông ta.Giống như bạn không theo Đạo thiên chúa,bạn có thể dùng những lời bậy bạ nói về chúa Jesus ,nhưng khi bạn ra chốn đông người bạn cũng nói như ở nhà ,không may có nhiều người theo Đạo họ nổi điên lên là gây ra xô xát. Mặt trăng đối với Hàn thi sĩ không gì đẹp hơn,nhưng dưới cái nhìn của khoa học nó cũng chỉ là cục đất méo mó,toàn hố to nhỏ,đâu phát ra ánh sáng đẹp đẽ gì đâu.Tất cả chỉ là góc nhìn của mỗi con người mà sự việc thành ra thế này thế khác.Cái tôi muốn nói ở đây chỉ có vây.Còn sự hiểu biết của tôi có đáng gì mà để bạn kính trọng.Chúng ta tất cả đều còn ngây ngô lắm

Trùm chém gió
06-07-2010, 07:02 PM
Tui ghét nhất nhân vật triệu tử long

Gà làng cờ
06-07-2010, 09:21 PM
Quan Vũ: Tài năng phi thường, oai dũng bậc nhất, đạo đức vô song, các đại tướng trong Tam Quốc không ai sánh bằng:

Tài của Quan Vũ:

- Thấy Trương Phi đang đánh ngang cơ với Lã Bố, liền nhảy vào đánh hôi. Trong truyện có mấy lần La tiên sinh đã viết Lã Bố sợ Trương Phi không dám tỉ thí, vậy sự có mặt của Vũ có mục đích gì? Dây máu ăn phần chăng ;))

- Khi Hoa Hùng đã đánh liên tiếp với các tướng của Viên Thiệu đã mệt mỏi, Vũ lúc đó đang là một mã cung (hạng lính vô danh) chạy vội ra, chém Hoa Hùng nhanh đến độ chén rượu chưa nguội. Xưa kia bậc đại tướng đối mặt nhau thường đường hoàng xưng tên tuổi rồi mới đánh nhau. Đại tướng Hoa Hùng đâu có ngờ là mình bị giết theo kiểu thích khách như vậy ;))

- Nhan Lương, Văn Sú đều đã bị lũ hổ tướng Trương Liêu, Từ Hoảng quần cho tơi tả, đúng lúc đó một anh râu dài mặt đỏ chạy vội tới cũng chẳng xưng tên họ, cũng giết hai bậc đại tướng nhanh như chớp mắt. Có lẽ các vị quen thói chiến trận đường hoàng, đâu có thể ngờ bị chết lãng nhách như vậy?

- Quá ngũ ải trảm lục vô danh tướng ;))

- Khi Lưu Bị chạy dân vất vả ở Giang Lăng, Tử Long một mình trong vòng vây Đương Dương, Trương Phi một thân chặn cầu Trường Bản, hiểm nguy đều khôn cùng, lúc đấy anh Vũ đại tài của ta ở đâu? Xin thưa, anh ấy "đi mượn quân", vậy là thoát khỏi mọi khó khăn nguy hiểm.

- Vũ là người nhiệm vụ nào cũng không hoàn thành, giao Kinh Châu thì mất Kinh Châu, được giao bắt Tào Tháo ở Hoa Dung thì để Tào Tháo thoát. Đại cục bị ảnh hưởng bất lợi cho phía nhà Thục cũng từ việc Kinh Châu mà ra.

Đạo đức của Vũ:

- Nằm khểnh ở Kinh Châu, rỗi hơi đòi vào Xuyên tỉ thí với Mã Siêu. Như bác gì đó ở trên đã nói, Vũ chẳng ăn nổi tì tướng Bàng Đức của Mã Siêu, vậy Vũ có cửa gì nếu solo với Mã??? Đó chẳng qua là ghen tị với tài của Mã, được Khổng Minh nịnh cho mấy câu thì đắc chí.

- Tôn Quyền nhún nhường muốn kết giao, đó là cơ hội lớn, phù hợp với chiến lược Liên ngô kháng Ngụy của Lượng, nhưng vì kiêu ngạo nên Vũ đã gây hiềm khích với Đông Ngô, không lâu sau là đại chiến Ngô-Thục với kết quả hàng vạn quân Thục cùng Lưu Bị bị thiêu cháy ở Liên Doanh Trại.

- Háo danh bậc nhất Tam Quốc. Khi Hoàng Trung được phong vào Ngũ Hổ Tướng, Vũ dèm pha Hoàng Trung. Đố kỵ Mã Siêu. Tài của Vũ so với Trương Phi, Triệu Vân, mọi người xem sự thể hiện của họ trên chiến trường chắc cũng hiểu, màn thể hiện của Vũ quá ít và kém đặc sắc so với Trương và Triệu, nhưng Vũ phải được phong làm đứng đầu trong Ngũ Hổ Tướng thì mới chịu.

Một sư huynh của Gà đã từng nhận xét về Vũ rằng: Ra trận thì lùi lại sau, xét công thì xông lên trước. Nhân vật phá hoại sự nghiệp của nhà Thục nặng nề nhất thì là quý tử Lưu Thiền, kém một bậc thì là nghĩa thúc Quan Vũ.

123456
06-07-2010, 09:31 PM
lý luận của bác Gà rất thú vị :)

kangooroo
06-07-2010, 10:50 PM
Quan Vũ: Tài năng phi thường, oai dũng bậc nhất, đạo đức vô song, các đại tướng trong Tam Quốc không ai sánh bằng:

Tài của Quan Vũ:

- Thấy Trương Phi đang đánh ngang cơ với Lã Bố, liền nhảy vào đánh hôi. Trong truyện có mấy lần La tiên sinh đã viết Lã Bố sợ Trương Phi không dám tỉ thí, vậy sự có mặt của Vũ có mục đích gì? Dây máu ăn phần chăng ;))

- Khi Hoa Hùng đã đánh liên tiếp với các tướng của Viên Thiệu đã mệt mỏi, Vũ lúc đó đang là một mã cung (hạng lính vô danh) chạy vội ra, chém Hoa Hùng nhanh đến độ chén rượu chưa nguội. Xưa kia bậc đại tướng đối mặt nhau thường đường hoàng xưng tên tuổi rồi mới đánh nhau. Đại tướng Hoa Hùng đâu có ngờ là mình bị giết theo kiểu thích khách như vậy ;))

- Nhan Lương, Văn Sú đều đã bị lũ hổ tướng Trương Liêu, Từ Hoảng quần cho tơi tả, đúng lúc đó một anh râu dài mặt đỏ chạy vội tới cũng chẳng xưng tên họ, cũng giết hai bậc đại tướng nhanh như chớp mắt. Có lẽ các vị quen thói chiến trận đường hoàng, đâu có thể ngờ bị chết lãng nhách như vậy?

- Quá ngũ ải trảm lục vô danh tướng ;))

- Khi Lưu Bị chạy dân vất vả ở Giang Lăng, Tử Long một mình trong vòng vây Đương Dương, Trương Phi một thân chặn cầu Trường Bản, hiểm nguy đều khôn cùng, lúc đấy anh Vũ đại tài của ta ở đâu? Xin thưa, anh ấy "đi mượn quân", vậy là thoát khỏi mọi khó khăn nguy hiểm.

- Vũ là người nhiệm vụ nào cũng không hoàn thành, giao Kinh Châu thì mất Kinh Châu, được giao bắt Tào Tháo ở Hoa Dung thì để Tào Tháo thoát. Đại cục bị ảnh hưởng bất lợi cho phía nhà Thục cũng từ việc Kinh Châu mà ra.

Đạo đức của Vũ:

- Nằm khểnh ở Kinh Châu, rỗi hơi đòi vào Xuyên tỉ thí với Mã Siêu. Như bác gì đó ở trên đã nói, Vũ chẳng ăn nổi tì tướng Bàng Đức của Mã Siêu, vậy Vũ có cửa gì nếu solo với Mã??? Đó chẳng qua là ghen tị với tài của Mã, được Khổng Minh nịnh cho mấy câu thì đắc chí.

- Tôn Quyền nhún nhường muốn kết giao, đó là cơ hội lớn, phù hợp với chiến lược Liên ngô kháng Ngụy của Lượng, nhưng vì kiêu ngạo nên Vũ đã gây hiềm khích với Đông Ngô, không lâu sau là đại chiến Ngô-Thục với kết quả hàng vạn quân Thục cùng Lưu Bị bị thiêu cháy ở Liên Doanh Trại.

- Háo danh bậc nhất Tam Quốc. Khi Hoàng Trung được phong vào Ngũ Hổ Tướng, Vũ dèm pha Hoàng Trung. Đố kỵ Mã Siêu. Tài của Vũ so với Trương Phi, Triệu Vân, mọi người xem sự thể hiện của họ trên chiến trường chắc cũng hiểu, màn thể hiện của Vũ quá ít và kém đặc sắc so với Trương và Triệu, nhưng Vũ phải được phong làm đứng đầu trong Ngũ Hổ Tướng thì mới chịu.

Một sư huynh của Gà đã từng nhận xét về Vũ rằng: Ra trận thì lùi lại sau, xét công thì xông lên trước. Nhân vật phá hoại sự nghiệp của nhà Thục nặng nề nhất thì là quý tử Lưu Thiền, kém một bậc thì là nghĩa thúc Quan Vũ.

Cao nhân cao nhân! Mao Tôn Cương tiên sinh cần gặp bạn này để học hỏi thêm.Tượng Quan Công sau kỳ này chắc ế như tôm khô!

TaoDay
06-07-2010, 10:58 PM
Quan Vũ: Tài năng phi thường, oai dũng bậc nhất, đạo đức vô song, các đại tướng trong Tam Quốc không ai sánh bằng:

Tài của Quan Vũ:

- Thấy Trương Phi đang đánh ngang cơ với Lã Bố, liền nhảy vào đánh hôi. Trong truyện có mấy lần La tiên sinh đã viết Lã Bố sợ Trương Phi không dám tỉ thí, vậy sự có mặt của Vũ có mục đích gì? Dây máu ăn phần chăng ;))

- Khi Hoa Hùng đã đánh liên tiếp với các tướng của Viên Thiệu đã mệt mỏi, Vũ lúc đó đang là một mã cung (hạng lính vô danh) chạy vội ra, chém Hoa Hùng nhanh đến độ chén rượu chưa nguội. Xưa kia bậc đại tướng đối mặt nhau thường đường hoàng xưng tên tuổi rồi mới đánh nhau. Đại tướng Hoa Hùng đâu có ngờ là mình bị giết theo kiểu thích khách như vậy ;))

- Nhan Lương, Văn Sú đều đã bị lũ hổ tướng Trương Liêu, Từ Hoảng quần cho tơi tả, đúng lúc đó một anh râu dài mặt đỏ chạy vội tới cũng chẳng xưng tên họ, cũng giết hai bậc đại tướng nhanh như chớp mắt. Có lẽ các vị quen thói chiến trận đường hoàng, đâu có thể ngờ bị chết lãng nhách như vậy?

- Quá ngũ ải trảm lục vô danh tướng ;))

- Khi Lưu Bị chạy dân vất vả ở Giang Lăng, Tử Long một mình trong vòng vây Đương Dương, Trương Phi một thân chặn cầu Trường Bản, hiểm nguy đều khôn cùng, lúc đấy anh Vũ đại tài của ta ở đâu? Xin thưa, anh ấy "đi mượn quân", vậy là thoát khỏi mọi khó khăn nguy hiểm.

- Vũ là người nhiệm vụ nào cũng không hoàn thành, giao Kinh Châu thì mất Kinh Châu, được giao bắt Tào Tháo ở Hoa Dung thì để Tào Tháo thoát. Đại cục bị ảnh hưởng bất lợi cho phía nhà Thục cũng từ việc Kinh Châu mà ra.

Đạo đức của Vũ:

- Nằm khểnh ở Kinh Châu, rỗi hơi đòi vào Xuyên tỉ thí với Mã Siêu. Như bác gì đó ở trên đã nói, Vũ chẳng ăn nổi tì tướng Bàng Đức của Mã Siêu, vậy Vũ có cửa gì nếu solo với Mã??? Đó chẳng qua là ghen tị với tài của Mã, được Khổng Minh nịnh cho mấy câu thì đắc chí.

- Tôn Quyền nhún nhường muốn kết giao, đó là cơ hội lớn, phù hợp với chiến lược Liên ngô kháng Ngụy của Lượng, nhưng vì kiêu ngạo nên Vũ đã gây hiềm khích với Đông Ngô, không lâu sau là đại chiến Ngô-Thục với kết quả hàng vạn quân Thục cùng Lưu Bị bị thiêu cháy ở Liên Doanh Trại.

- Háo danh bậc nhất Tam Quốc. Khi Hoàng Trung được phong vào Ngũ Hổ Tướng, Vũ dèm pha Hoàng Trung. Đố kỵ Mã Siêu. Tài của Vũ so với Trương Phi, Triệu Vân, mọi người xem sự thể hiện của họ trên chiến trường chắc cũng hiểu, màn thể hiện của Vũ quá ít và kém đặc sắc so với Trương và Triệu, nhưng Vũ phải được phong làm đứng đầu trong Ngũ Hổ Tướng thì mới chịu.

Một sư huynh của Gà đã từng nhận xét về Vũ rằng: Ra trận thì lùi lại sau, xét công thì xông lên trước. Nhân vật phá hoại sự nghiệp của nhà Thục nặng nề nhất thì là quý tử Lưu Thiền, kém một bậc thì là nghĩa thúc Quan Vũ.

Em cũng có chung quan điểm với anh GÀ_Làng_cờ,nhưng ko thể nhìn ra những điểm khúc triết như anh được,đúng là ông QV chả được cái gì ngoài cái lề lối khệnh khạng.Bất tài+tinh vi.
Cách nhận xét của anh thật độc đáo và rất hợp tình hợp lí(theo em là thế)

karma
07-07-2010, 01:02 AM
Các cụ có câu :Yêu thì nên tốt,ghét thì nên xấu.Chả ai tránh được cái sở ái của mình về vạn vật.Đã không thích thì chúng ta luôn nhìn ra những cái xấu của ai đó và cảm thấy lúc nào họ cũng xấu.Như Lưu Bị khi đã xưng vương thì kẻ thù vẫn gọi là thằng bán dép,dệt chiếu,thằng giẻ rách này nọ...Anh hùng đâu kể đến xuất thân hả bạn.Hãy nhìn vào những gì họ làm được để nhiều người ngưỡng mộ,dù có xuất thân là nhặt rác,luồn trôn như hàn Tín cũng có sao.
Đúng là thịt chó ăn bốc,ngồi đất ,lấy vạt áo chùi miệng cũng có cái rất hay.Nhưng đâu phải lúc nào chúng ta cũng ăn được như vậy.Bình luận với nhau ngoài đời thì chúng ta dùng văn nói,chửi thằng này thằng nọ chả ai cấm.Nhưng khi chúng ta lên diễn đàn công chúng,nơi có nhiều người với nhiều quan điểm,cái nhìn khác nhau thì chúng ta cũng nên chú ý lời ăn tiếng nói sao cho vừa phải ,đấy là cái tôi muốn góp ý.bạn không thờ Quan Vũ nhưng biết đâu nhiều người thờ ông ta.Giống như bạn không theo Đạo thiên chúa,bạn có thể dùng những lời bậy bạ nói về chúa Jesus ,nhưng khi bạn ra chốn đông người bạn cũng nói như ở nhà ,không may có nhiều người theo Đạo họ nổi điên lên là gây ra xô xát. Mặt trăng đối với Hàn thi sĩ không gì đẹp hơn,nhưng dưới cái nhìn của khoa học nó cũng chỉ là cục đất méo mó,toàn hố to nhỏ,đâu phát ra ánh sáng đẹp đẽ gì đâu.Tất cả chỉ là góc nhìn của mỗi con người mà sự việc thành ra thế này thế khác.Cái tôi muốn nói ở đây chỉ có vây.Còn sự hiểu biết của tôi có đáng gì mà để bạn kính trọng.Chúng ta tất cả đều còn ngây ngô lắm

Thì bạn cũng có nhiều chỗ rất mực hàm hồ thô lỗ vậy , sao bây giờ lại cố gắng ra vẻ lịch sự thế , những nhận dịnh và xây dựng góp ý của bạn chị làm tôi thấy ghê ghê nó có cái gì từa tựa như son phấn, như đồng bóng

nhachoaloiviet
07-07-2010, 12:32 PM
Thì bạn cũng có nhiều chỗ rất mực hàm hồ thô lỗ vậy , sao bây giờ lại cố gắng ra vẻ lịch sự thế , những nhận dịnh và xây dựng góp ý của bạn chị làm tôi thấy ghê ghê nó có cái gì từa tựa như son phấn, như đồng bóng

Con người phát triển theo hướng đi lên mà bạn.Trước kia tôi hay tiện tay viết bừa,không để ỷ đến cảm giác của người khác.Bây giờ do anh em chỉnh đốn nhiều nên phục thiện rồi.Do vậy tôi cũng liều mạng góp ý với bạn vậy thôi.Bạn có quyền quyết định mà

culu2795
07-07-2010, 12:40 PM
Con người phát triển theo hướng đi lên mà bạn.Trước kia tôi hay tiện tay viết bừa,không để ỷ đến cảm giác của người khác.Bây giờ do anh em chỉnh đốn nhiều nên phục thiện rồi.Do vậy tôi cũng liều mạng góp ý với bạn vậy thôi.Bạn có quyền quyết định mà

Nếu đã phục thiện bác nên thay cái avatar đi.Trông ghê wa đi:D

nhachoaloiviet
07-07-2010, 12:43 PM
Nếu đã phục thiện bác nên thay cái avatar đi.Trông ghê wa đi:D

Nếu ghê thực minh thay luôn đây

Trùm chém gió
07-07-2010, 12:44 PM
Nếu ghê thực minh thay luôn đây
khó chịu nhể

PhiHuong
07-07-2010, 02:43 PM
Con người phát triển theo hướng đi lên mà bạn.Trước kia tôi hay tiện tay viết bừa,không để ỷ đến cảm giác của người khác.Bây giờ do anh em chỉnh đốn nhiều nên phục thiện rồi.Do vậy tôi cũng liều mạng góp ý với bạn vậy thôi.Bạn có quyền quyết định mà

Đã biết phục thiện sao không sửa lại những bài viết trước kia , mà chỉ nói suông vậy ?.
Dám gọi đại danh tướng Lã Bố là thế này thế nọ (không dám nhắc lại), thì không đáng để cùng bình luận văn chương đâu !.

culu2795
07-07-2010, 02:52 PM
Đã biết phục thiện sao không sửa lại những bài viết trước kia , mà chỉ nói suông vậy ?.
Dám gọi đại danh tướng Lã Bố là thế này thế nọ (không dám nhắc lại), thì không đáng để cùng bình luận văn chương đâu !.

Chà bác có vẻ nghiêm khắc quá

nhachoaloiviet
07-07-2010, 04:43 PM
Đã biết phục thiện sao không sửa lại những bài viết trước kia , mà chỉ nói suông vậy ?.
Dám gọi đại danh tướng Lã Bố là thế này thế nọ (không dám nhắc lại), thì không đáng để cùng bình luận văn chương đâu !.

Riêng thằng bất nghĩa giết bố nuôi theo giặc thì không bao giờ cần phải lăn tăn.Không thể sửa được,chỉ có chửi thêm thôi .Ai bênh nó thì chúng ta cãi nhau cho vui

culu2795
07-07-2010, 04:47 PM
Riêng thằng bất nghĩa giết bố nuôi theo giặc thì không bao giờ cần phải lăn tăn.Không thể sửa được,chỉ có chửi thêm thôi .Ai bênh nó thì chúng ta cãi nhau cho vui

Lã Bố giết hai người cha nuôi(đổng trác,đinh kiến nguyên) k thể nào k lên án.sao bác phihuong lại đi bênh nhi.

Gà làng cờ
07-07-2010, 04:58 PM
Bác nào bênh Khổng Minh thì cãi nhau với Gà tí cho vui :D

Cuong_mjnj
07-07-2010, 05:04 PM
Bác nào bênh Khổng Minh thì cãi nhau với Gà tí cho vui :D

Khổng Minh là một nhân vật kiệt xuất nhất trong Tam Quốc.27 tuổi ông đã vạch ra Long Trung Sách,theo Lưu Huyền Đức thì trăm trận trăm thắng.Giúp Thục Chủ lần lượt lấy Kinh Châu,Ba thục,Hán Trung.Ngoài ra ông còn có thuật hô phong hoán vũ,điều khiển cả Thần Linh.Chỉ tội ông chưa gặp thời mà thôi

Gà làng cờ
07-07-2010, 05:25 PM
Khổng Minh là một nhân vật kiệt xuất nhất trong Tam Quốc.27 tuổi ông đã vạch ra Long Trung Sách,theo Lưu Huyền Đức thì trăm trận trăm thắng.Giúp Thục Chủ lần lượt lấy Kinh Châu,Ba thục,Hán Trung.Ngoài ra ông còn có thuật hô phong hoán vũ,điều khiển cả Thần Linh.Chỉ tội ông chưa gặp thời mà thôi

Hay, để Gà chém gió tí: KM vạch ra Long Trung Sách nhưng không cứu nổi sự nghiệp nhà Hán, mà việc dùng người của Khổng Minh cũng là một nguyên nhân gây ra suy yếu của nhà Thục sau này. Khổng Minh đánh trăm trận nhỏ trăm thắng nhưng không thắng nổi đại cục, xét về việc đạt được mục đích thì Khổng Minh hoàn toàn thất bại. Lấy Kinh Châu là chiến lược của Mã Lương, lấy Ba Thục là công lao của Bàng Thống :)

Nói về thuật hô phong hoán vũ của Lượng: nghe nói Lượng giỏi trò này lắm, đến nỗi khi biết việc Lưu Bị lập liên doanh trại dễ dàng bị Đông Ngô dùng hỏa công đánh bại, thế mà Lượng chẳng cầu trời cho lặng gió để cứu đại quân Thục khỏi bị thiêu cháy. Rồi trước khi đánh trận vây Tư Mã Ý trong hang Hồ Lô, Lượng chả trổ tài khiến trời không mưa, để thiêu rụi cha con Tư Mã Ý luôn cho rồi, đâu phải ngậm ngùi trách số trời :)

Cuong_mjnj
07-07-2010, 05:36 PM
Hay, để Gà chém gió tí: KM vạch ra Long Trung Sách nhưng không cứu nổi sự nghiệp nhà Hán, mà việc dùng người của Khổng Minh cũng là một nguyên nhân gây ra suy yếu của nhà Thục sau này. Khổng Minh đánh trăm trận nhỏ trăm thắng nhưng không thắng nổi đại cục, xét về việc đạt được mục đích thì Khổng Minh hoàn toàn thất bại. Lấy Kinh Châu là chiến lược của Mã Lương, lấy Ba Thục là công lao của Bàng Thống :)

Nói về thuật hô phong hoán vũ của Lượng: nghe nói Lượng giỏi trò này lắm, đến nỗi khi biết việc Lưu Bị lập liên doanh trại dễ dàng bị Đông Ngô dùng hỏa công đánh bại, thế mà Lượng chẳng cầu trời cho lặng gió để cứu đại quân Thục khỏi bị thiêu cháy. Rồi trước khi đánh trận vây Tư Mã Ý trong hang Hồ Lô, Lượng chả trổ tài khiến trời không mưa, để thiêu rụi cha con Tư Mã Ý luôn cho rồi, đâu phải ngậm ngùi trách số trời :)

Tam Quốc là tiểu thuyết dã sử dựa trên sự thực lịch sử.Có những cái La tiên sinh mún chém gió cũng k dc.Suy cho cùng thì đất Thục đất hẹp đân ít,nhân tài đã chẳng có.Làm sao KM có thể đua tranh cùng vs Ngụy,Ngô.Làm dc như thế là một sự vô cùng cố gắng của tiên sinh.Mưu sự tậi nhân,thành sự tại Thiên

PhiHuong
08-07-2010, 01:41 AM
Lã Bố giết hai người cha nuôi(đổng trác,đinh kiến nguyên) k thể nào k lên án.sao bác phihuong lại đi bênh nhi.

CULU biết một mà không biết hai ! để ta giảng giải cho nhé :
Người mắc lỗi là việc của người, lịch sử ghi lại cũng đã là hình phạt rồi. Chúng ta là hậu sinh xem truyện chỉ biết vậy thôi, còn về tình tiết lúc đó thế nào chúng ta đâu có biết. Người là Danh Tướng dũng mãnh, tính tình thẳng thắn nghĩ sao nói vậy, lại sinh trước chúng ta cả ngàn năm, dù không trọng thì chúng ta cũng nên kính mới phải.
Trần Cung là một danh sĩ thời bấy giờ, ghét cái ác như thù, chỉ vì quá coi trọng tiểu tiết nên đã xa rời Tào Tháo. Sau này Ông theo Lã Bố nhưng việc không thành...Khách quan mà nói Trần Cung là một danh sĩ trí thức, chắc hẳn Ông đã nhìn thấy ưu điểm nào đó của Lã Bố nên mới theo. Nếu Lã Bố xấu xa không thể chấp nhận được, thì một người nghĩa khí ghét cái ác như thù có thể cùng hội cùng thuyền được chăng ?. Cho đến khi lên đoạn đầu đài, Ông cũng chỉ trách Lã Bố không biết nghe lời nói phải mà thôi !.

karma
08-07-2010, 02:36 AM
Riêng thằng bất nghĩa giết bố nuôi theo giặc thì không bao giờ cần phải lăn tăn.Không thể sửa được,chỉ có chửi thêm thôi .Ai bênh nó thì chúng ta cãi nhau cho vui

Hoàn toàn đồng ý với bạn xưa nay Lã Bố nổi tiếng vì những điều chẳng ra gì ,culu2795 tuy bé tí thế mà cái nhìn còn viễn kiến hơn xa ngài Pháp Sư rõ là lão ô bach tuế còn kém xa phượng hoang sơ sinh
Các lí do ngài Phap Sư đưa ra giảng giải cho culu nghe vừa buồn cười vừa ngớ ngẩn ( mà lạ thật ! lập luận như thế mà lại là cao thủ làng cờ ,thật trên đời có những cái không sao hiểu được )

Anh em quí mến Phap Sư vì tấm lòng và tài năng tuy nhiên không phải vì thế mà khi thấy Phap Sư sa đà vào những lập luận ngây ngô vớ vẩn cũng phải ừ theo

Trong bàn cờ Phap sư là thánh mọi ý kiến ngài đều được tôn trọng và nể phục bởi nó phát xuất từ công phu và sở học còn đi xa hơn .... thì bị việt vị ngay ! hihihih

Trùm chém gió
08-07-2010, 03:49 AM
chuyện tam quốc không hay bằng chuyện đông chu liệt quốc nhể

culu2795
08-07-2010, 04:58 PM
CULU biết một mà không biết hai ! để ta giảng giải cho nhé :
Người mắc lỗi là việc của người, lịch sử ghi lại cũng đã là hình phạt rồi. Chúng ta là hậu sinh xem truyện chỉ biết vậy thôi, còn về tình tiết lúc đó thế nào chúng ta đâu có biết. Người là Danh Tướng dũng mãnh, tính tình thẳng thắn nghĩ sao nói vậy, lại sinh trước chúng ta cả ngàn năm, dù không trọng thì chúng ta cũng nên kính mới phải.
Trần Cung là một danh sĩ thời bấy giờ, ghét cái ác như thù, chỉ vì quá coi trọng tiểu tiết nên đã xa rời Tào Tháo. Sau này Ông theo Lã Bố nhưng việc không thành...Khách quan mà nói Trần Cung là một danh sĩ trí thức, chắc hẳn Ông đã nhìn thấy ưu điểm nào đó của Lã Bố nên mới theo. Nếu Lã Bố xấu xa không thể chấp nhận được, thì một người nghĩa khí ghét cái ác như thù có thể cùng hội cùng thuyền được chăng ?. Cho đến khi lên đoạn đầu đài, Ông cũng chỉ trách Lã Bố không biết nghe lời nói phải mà thôi !.

Nói j thì nói chứ giết cha là k dc roài.Trần Cung bỏ Tào Tháo theo Lã Bố là do thấy Tào Công quá thâm hiểm nhưng sự lựa chọn chủ mới là hoàn toàn sai lầm.Các sách từ cổ chí kim đến nay chưa có sách nào ca ngợi Lã Bố

nhachoaloiviet
08-07-2010, 08:04 PM
Cái mẩu chuyện về Quan Công họa trúc này mình nhặt được trong một cuốn sách,muốn pót lên cho xôm trò thôi chứ không có ý ca ngợi ông tốt râu.Ông tốt râu chắc không phải là người có năng khiếu thơ văn

nhachoaloiviet
08-07-2010, 08:09 PM
CULU biết một mà không biết hai ! để ta giảng giải cho nhé :
Người mắc lỗi là việc của người, lịch sử ghi lại cũng đã là hình phạt rồi. Chúng ta là hậu sinh xem truyện chỉ biết vậy thôi, còn về tình tiết lúc đó thế nào chúng ta đâu có biết. Người là Danh Tướng dũng mãnh, tính tình thẳng thắn nghĩ sao nói vậy, lại sinh trước chúng ta cả ngàn năm, dù không trọng thì chúng ta cũng nên kính mới phải.
Trần Cung là một danh sĩ thời bấy giờ, ghét cái ác như thù, chỉ vì quá coi trọng tiểu tiết nên đã xa rời Tào Tháo. Sau này Ông theo Lã Bố nhưng việc không thành...Khách quan mà nói Trần Cung là một danh sĩ trí thức, chắc hẳn Ông đã nhìn thấy ưu điểm nào đó của Lã Bố nên mới theo. Nếu Lã Bố xấu xa không thể chấp nhận được, thì một người nghĩa khí ghét cái ác như thù có thể cùng hội cùng thuyền được chăng ?. Cho đến khi lên đoạn đầu đài, Ông cũng chỉ trách Lã Bố không biết nghe lời nói phải mà thôi !.

Lã Bố nếu không có hai vụ án sát thân thì cũng không đến nỗi nào.Tính tình cũng có lúc tử tế.Nhưng lại máu gái và khinh thường bộ hạ+ với đầu đất nữa.
Nhưng bác PhiHuong nói như trên thì không ổn.Tại sao lại phải kính một người chỉ vì họ sinh ra cách đây rất lâu.Em thấy bác hơi miễn cưỡng

Gà làng cờ
08-07-2010, 08:34 PM
Thời loạn mỗi người vũ dũng tự lập quân đội, mỗi người quân sư tự tìm lấy một chủ mà cố vấn, nếu không thì lên núi mà ở ẩn. Trần Cung chẳng theo Lã Bố thì cũng theo hoặc Trương Tú, hoặc Khổng Dung, hoặc Lưu Bị, hoặc Lưu Biểu hoặc Viên Thiệu v.v.. Ngược lại nếu Lã Bố chẳng có Trần Cung phò tá thì chắc cũng có một mưu sĩ khác làm quân sư. Vậy đâu có thể đem việc Trần Cung (hay bất kỳ ai khác) theo phò Lã Bố mà có thể kết luận rằng Bố là người tử tế?

Bố là người được Đinh Nguyên cưu mang, sau Đổng Trác đem lợi ra dụ thì phản Đinh Nguyên. Theo hầu Đổng Trác rồi được Vương Doãn dâng gái đẹp thì quay lại giết Trác. Viên Thuật đem lợi dụ thì theo Viên Thuật, Tào Tháo đem lợi dụ thì theo Tào Tháo. Hạng người hám lợi bất chấp mọi đạo lý, đến nỗi Tào Tháo vốn trọng người tài không câu nệ chuyện quá khứ, cũng không thể dung nạp.

Thử hỏi, tài nhìn người của Trần Cung và tài nhìn người của Tào Tháo, ai nhìn người giỏi hơn?

Gà làng cờ
08-07-2010, 08:57 PM
Tam Quốc là tiểu thuyết dã sử dựa trên sự thực lịch sử.Có những cái La tiên sinh mún chém gió cũng k dc.Suy cho cùng thì đất Thục đất hẹp đân ít,nhân tài đã chẳng có.Làm sao KM có thể đua tranh cùng vs Ngụy,Ngô.Làm dc như thế là một sự vô cùng cố gắng của tiên sinh.Mưu sự tậi nhân,thành sự tại Thiên

Thật ra Thục không phải đất hẹp dân ít gì đâu ;)) Thế lực của Thục cũng khá mạnh chứ đâu đến nỗi thua kém hẳn Ngô và Ngụy. Đọc đây tham khảo tí nhá:

Đất Ba, đất thục là nơi giàu có chứ ai dám bảo là hoang vu hẻo lánh nào.
Nhà Tần nhờ chiếm được vùng Ba Thục sau đó dần dần mạnh lên trở thành bá chủ chư hâù, sau theo sách tằm ăn lá dâu mà thống nhất thiên hạ
Lưu Bang sau khi đốt đường sàn đạo lui về phía Tây Thục vậy mà sau diệt cả thiên hạ.

Trong tam quốc có đoạn miêu tả. Tôi sẽ trích ra 1 đoạn cho những bạn chưa đọc tam quốc mà hay bốc phét được đọc
Thục là quận, ở phía tây, xưa gọi là Ích Châu. Sông có có Cẩm Giang là hiểm; núi có Kiếm Các là cao; chung quanh hai trăm tám thôi đường; ngang dọc hơn ba vạn dặm đất, làng mạc liên tiếp với nhau, chợ búa không quãng nào vắng, ruộng nhiều đất tốt, không lo gì nước lụt nắng to; nước giầu dân no, tiếng đàn sáo rộn ràng, vui vẻ. Thổ sản sinh ra, chứa cao tày núi, quả thực thiên hạ không đâu bằng.

Nước giàu dân mạnh kho tàng trù phú đến mức khi Lưu Bị tấn công Tây Xuyên có tướng nêu ra ý kiến đốt trụi lúa ngoài đồng mà trong thành vẫn chống chọi được sự bao vây trong vài năm.

Lưu Chương, Lưu Biểu không có tướng lĩnh mà chỉ có Lưu Bị có mãnh tướng
Không hiểu bọn Ngụy Diên, Hoàng Trung, Văn Sính có được coi là mãnh tướng được không.
Còn những bọn như Nghiêm Nhan, Trương Nhiệm, .... thì xếp vào hạng nào nhỉ??


Thực ra Thục không phải là đất yếu. Ngụy cũng chịu nhiều bất lợi lớn đấy chứ. Chỉ có Ngô là sung sướng nhất thôi.

Thục chính là "đất tổ" của nhà Hán, khi xưa Lưu Bang dựng nghiệp và đóng đô cũng là ở Thục, do đất hiểm mà tránh được họa Hạng Vũ. Lưu Bị ở đất Thục cũng quá khó để đánh đối với Tào, thực tế toàn phía Thục gây chiến với Tào Ngụy thôi vì Tháo biết là khó thắng nổi hiểm địa nước Thục, còn Ngụy thì chủ yếu đánh nhau với Đông Ngô. Sản vật nước Thục khá dồi dào, dân tuy không đông bằng hai nước kia nhưng cũng sầm uất vì đây là đất dựng nghiệp của nhà Hán. Lưu Bị được Thục lại được luôn lòng dân quy phục nhà Hán nữa, ấy là cái lợi thế lớn.

Anh tài nước Thục về sau ngày càng hiếm, bần tăng cho rằng đó không phải vì nước Thục thiếu nhân tài, mà vì chính sách không chịu bồi dưỡng, phát hiện nhân tài mà toàn đi chiêu mộ hàng hiệu của Gia Cát Lượng, chiêu mộ xong rồi lại dùng không hợp lý (kém xa Arsene Wenger).

Vậy nên nói Thục yếu nhất, kể ra cũng không thuyết phục lắm.

Phe Ngụy thường được gán cho nhiều lợi thế nhất, chẳng qua là để bào chữa cho thất bại của nhà Thục. Đất Ngụy tuy rộng nhưng khí hậu lục địa khắc nghiệt hơn Thục và Ngô rất nhiều, đến mức khi Ngụy đánh Ngô trận Xích Bích thì khá nhiều quân sĩ của Tào ốm yếu bệnh tật do không quen với khí hậu...dễ chịu của vùng Nguyên Tương Động Đình. Có được nhiều người tài hơn hẳn các nước kia, ấy là phải kể đến tài dùng người hàng đầu của Tào Tháo. Nếu cho Lưu Bị và Khổng Minh giữ Ngụy, chưa chắc Ngụy đã có nhiều người tài như thế. Họa Bắc địch từ các dân tộc du mục phía Bắc luôn là thường trực trong suốt các triều đại Trung Hoa, nhưng La tiên sinh tiệt không nói đến tí nào. Phe Ngụy một mình phải căng sức chống đỡ 4 kẻ thù là Ngô, Thục, Bắc địch, và nội phản, khác với nhà Ngô nhà Thục tình hình chính trị rất ổn định. Từ đó mà thấy cái tài của Tháo lớn đến mức nào.

Cái này copy right từ bài viết của người quen :) Để tiện nữa thì Gà post lên luôn cả bản đồ Tam Quốc, cho các bác đánh giá xem có đúng Thục là nước nhỏ không nhé:

http://i61.photobucket.com/albums/h67/congtybay/BandothoiTamQuoc.jpg

123456
08-07-2010, 11:06 PM
nói vậy là lối ngụy biện thôi.chứ thời phong kiến chú trọng ngành nông.đất Thục phần nhiều là đối núi.dân chủ yếu sống =nghề dệt lụa (lụa Ba Thuc thủa ấy rất nổi tiếng).khi chiến tranh,giao thương đình trệ,thì Thục lâm vào cảnh thiếu lương thực là điều khó tránh.ấy mới là cái bất lợi chính

1:nói Thục mạnh,sản vật trù phú....chỉ đúng trong thống kê thôi

khi Lưu Bang nghe Trương Tử Phòng lui vào đất Ba Thục để ém quân,tránh sự dòm ngó của Hạng Vũ.thậm chí còn đốt cả đường vào Ba Thục,để tránh liên lạc với bên ngoài.khi ấy,Lưu Bang xin vào đất THục,ai cũng nghĩ ông sợ Hạng Vũ nên ra vùng xa xôi lẩn tránh,ko dám về.(vùng ấy gần như vùng biên ải,chắc bác cũng biết khái niệm "đày ra biên ải")

nên nhớ khi Ngụy diệt Thục đã phải sử dụng 1 toán binh cảm tử,đi đường núi vô cùng khó khăn,để đánh úp quân Thục.

->Thục là vùng đất núi non hiểm trở,dễ phòng ngự,khó tấn công.khi chiến tranh chống địch thì dễ.nhưng trong thời bình,phát triển,mở mang bờ cõi là điều ko dễ.nên nhớ thời lạc hậu.nông nghiệp đóng vai trò tối quan trọng.nên Thục vốn đã gặp bất lợi so với 2 nước còn lại rất nhiều.nên KM cực chẳng đã mới phải tiến đánh Ngụy (tiến vào Trung Nguyên) nhằm mở mang bờ cõi.

nhìn trên bản đồ bạn post vốn cũng thấy đc phần nào vấn đề của Thục,vùng đất núi non hiểm trở.các bạn có thể thấy Thục rất ít sông,suối.chỉ có nhành của con sông lớn (nhị Hà),ai từng nghiên cứu cũng biết,từ thời cổ,đô thị vốn đc xây dựng dọc 2 bờ sông (lý do thì tự tìm hiểu nhé) nên việc nước trên vùng đất ấy vốn đã khó khăn trong việc phát triển dân (thời đại nông nghiệp chủ đạo+chiến tranh,dân số là quan trọng nhất)

lại thêm đất đai nhiều núi,đường xá đi lại khó khăn ->lại càng khó phát triển dân số (vì dân sinh thường phát triển theo đường xá,để tiện giao thương và đi lại)

nhìn sang Ngô,Ngụy sẽ thấy sự khác nhau của 2 nước này với Thục,ấy là lý do THục luôn yếu thế hơn so với 2 nước còn lại

theo vài tài liệu t đọc được (chủ yếu là bình luận về khổng Minh) các nhà nghiên cứu nhận xét,đất Thục hẹp hơn Ngô Ngụy,nhiều đồi núi,ít đồng bằng.lúa nương sản xuất ko đủ phục vụ trong nước.dân Thục chủ yếu sống=nghề dệt,vải Thục làm nổi tiếng,ko đâu sánh bằng.về dân số thì ko=1/2 của Ngô và 1/3 của Ngụy.....

2:còn nói khí hậu trung nguyên khắc nghiệt hơn Ngô,Thục thì thật nực cười.vùng Ngô (chiến trường trận Xích Bích) là vùng phía Nam (gần với biên giới Việt Nam),nên nó có đầy đủ đặc điểm của khí hậu VN.ấy là nóng ẩm,mưa nhiều.binh sĩ của Tháo mang đến trận này lại toàn là binh lính phía Bắc,quen với thời tiết lạnh và khô ở Trung Nguyên.vậy nên mới mắc nhiều bệnh tật.

còn nhớ trong sử ký Tư Mã Thiên,nói về Triệu Đà,khi ấy chiếm đất dân Bách Việt,Âu Lạc rồi tự xưng đế,khi ấy Lưu Bang muốn triệt lắm.nhưng phần vì vừa đoạt được thiên hạ,binh lực còn đang sứt mẻ,các thế lực khác chưa dẹp yên hoàn toàn.lại thêm khi cử 1 toán quân tới vùng này bị mắc sông núi hiểm trở,khí hậu nóng ẩm..nên binh sĩ mắc bệnh hàng loạt....nên nhất thời phải chiêu hàng Triệu Đà=cách công nhận Đà là chủ vùng ấy,là 1 bề tôi của nhà Hán...(nếu hứng thú mời đọc thêm để biết chi tiết)

P/S: bạn Gà này có vẻ còn trẻ,rất máu khuấy động để tranh luận,thể hiện bản thân.phần lớn tài liệu bạn đưa lên rất thú vị,nhưng toàn thấy lấy của người quen,của anh nọ,anh kia....ko biết đâu mới thực sự là kiến thức của bạn? nếu cứ "mót" bài ở 4rum khác,rồi sang 4rum này ném lên,ta đây thông kim bác cổ,thì bạn cũng chả khác các "giáo sư gu gồ" là mấy đâu ạh

thân!!

Gà làng cờ
09-07-2010, 12:17 AM
Bác 123456 đọc Totem sói chắc cũng biết khí hậu vùng phía bắc Trung Hoa, ( Nội Mông) khắc nghiệt thế nào. Khí hậu nóng ẩm, có mùa đông không quá lạnh của Đông Ngô có lẽ khó có thể khắc nghiệt bằng khí hậu lục địa . Và có thể nói thêm, đất Ngụy tuy rộng nhưng phía Tây và phía Bắc là sa mạc và thảo nguyên, đồi núi cũng rất nhiều, không thuận lợi để phát triển nông nghiệp mấy đâu ạ.

Bác không mắc phải một cái bẫy vì bác đã để ý kỹ đến địa hình, khí hậu nước Thục là không có lợi cho nông nghiệp, còn người không đọc nhiều như bác thì không biết thế nào, bởi trên bản đồ rõ là diện tích của Thục không nhỏ hơn Ngô và Ngụy nhiều (thậm chí nếu tính cả Kinh Châu thì còn lớn hơn).

p/s: Vâng, đúng là Gà rất gà, được người quen, anh này anh nọ giảng cho mà hiểu, kiến thức cũng lấy từ gu gồ mà ra đấy ạ. Kiến thức của bác chắc là tự nhiên có sẵn, không phải học hỏi từ ai?

123456
09-07-2010, 12:44 AM
Bác 123456 đọc Totem sói chắc cũng biết khí hậu vùng phía bắc Trung Hoa, ( Nội Mông) khắc nghiệt thế nào. Khí hậu nóng ẩm, có mùa đông không quá lạnh của Đông Ngô có lẽ khó có thể khắc nghiệt bằng khí hậu lục địa . Và có thể nói thêm, đất Ngụy tuy rộng nhưng phía Tây và phía Bắc là sa mạc và thảo nguyên, đồi núi cũng rất nhiều, không thuận lợi để phát triển nông nghiệp mấy đâu ạ.

Bác không mắc phải một cái bẫy vì bác đã để ý kỹ đến địa hình, khí hậu nước Thục là không có lợi cho nông nghiệp, còn người không đọc nhiều như bác thì không biết thế nào, bởi trên bản đồ rõ là diện tích của Thục không nhỏ hơn Ngô và Ngụy nhiều (thậm chí nếu tính cả Kinh Châu thì còn lớn hơn).

p/s: Vâng, đúng là Gà rất gà, được người quen, anh này anh nọ giảng cho mà hiểu, kiến thức cũng lấy từ gu gồ mà ra đấy ạ. Kiến thức của bác chắc là tự nhiên có sẵn, không phải học hỏi từ ai?

1: bạn học đâu cũng đc,có người khác giảng cho cũng đc.vì cái mình biết,cũng đc coi là kiến thức của mình rồi

nhưng bạn ko nên khuấy động phong trào,cho mọi người nhảy vào chém.rồi lại đem bài của người khác ra để phản biện.như vậy là bạn đang câu bài từ 4rum này,sang 4rum khác.nếu đã xác định phản biện với quần hùng.bạn nên tự mình phản biện :)

2: vùng nội Mông nó ở tận biên giới Phương Bắc,chứ dính đến Trung Nguyên rất ít.vùng Trung Nguyên mà Ngụy chiếm đóng ko kém màu mỡ hơn 2 nước còn lại,thậm chí là hơn bởi Tháo chiếm đc vùng đồng bằng rộng lớn,nên phần diện tích cho Nông Nghiệp lớn,sẽ bù đắp lại đc rất nhiều về mặt thời tiết

chắc ai đọc 3quoc cũng thấy Tháo là ng rất chú trọng tới nông nghiệp và an ninh lương thực.trong 3quoc có nhiều đoạn lột tả đc điều đó (vụ cắt tóc thay đầu là 1 ví dụ).bởi vậy nên căn cơ của Ngụy vốn ko thể kém 2 nước còn lại.nếu ko muốn nói là hơn nhiều

việc quân phía Bắc mắc bệnh hàng loạt ở phương Nam là do thủy thổ ko hợp,ko thể đổ tại khí hậu đẹp quá nên phát bệnh đc.vả lại,thường nghe ng ta tìm đến vùng khí hậu đẹp để tiêu bệnh.chứ chả ai đến nơi khí hậu ngon lành lại sinh bệnh đc

PhiHuong
09-07-2010, 01:25 AM
Nói j thì nói chứ giết cha là k dc roài.Trần Cung bỏ Tào Tháo theo Lã Bố là do thấy Tào Công quá thâm hiểm nhưng sự lựa chọn chủ mới là hoàn toàn sai lầm.Các sách từ cổ chí kim đến nay chưa có sách nào ca ngợi Lã Bố

Này CULU ! ta chẳng thông kim bác cổ gì, nhưng ta thấy thế này.
Xem sách, xem truyện, thấy khen thì hùa theo khen, thấy chê thì hùa theo chê, nếu gặp may mà đúng thì cũng là tri thức của người chứ có tài nghệ gì !. Phải biết khách quan nhìn nhận sự việc, xét cả đến những khía cạnh, tình tiết có thể xảy ra mà sách truyện không ghi hết. Rồi suy lý cẩn thận may ra mới bớt được những nhận định sai lầm. Làm được như thế mới gọi là có định kiến, đừng có như ai dùng nghị luận của người mà tưởng mình tài lắm !.
CULU hãy ghi nhớ lấy.

karma
09-07-2010, 01:35 AM
Này CULU ! ta chẳng thông kim bác cổ gì, nhưng ta thấy thế này.
Xem sách, xem truyện, thấy khen thì hùa theo khen, thấy chê thì hùa theo chê, nếu gặp may mà đúng thì cũng là tri thức của người chứ có tài nghệ gì !. Phải biết khách quan nhìn nhận sự việc, xét cả đến những khía cạnh, tình tiết có thể xảy ra mà sách truyện không ghi hết. Rồi suy lý cẩn thận may ra mới bớt được những nhận định sai lầm. Làm được như thế mới gọi là có định kiến, đừng có như ai dùng nghị luận của người mà tưởng mình tài lắm !.
CULU hãy ghi nhớ lấy.
Bác PhiHuong vốn cứng đầu
Khen thằng Lữ Bố mấy ai ưa
Culu nói phải sao chẳng chịu
Cậy mình tiền bối ép trẻ thơ

Khổng Tử viết - Có lỗi mà sửa được lỗi ,ấy là người hay vậy !

PhiHuong
09-07-2010, 02:20 AM
Bác PhiHuong vốn cứng đầu
Khen thằng Lữ Bố mấy ai ưa
Culu nói phải sao chẳng chịu
Cậy mình tiền bối ép trẻ thơ

Khổng Tử viết - Có lỗi mà sửa được lỗi ,ấy là người hay vậy !

Phải đâu khen Lã Bố
Chỉ muốn đừng nhăng nhố
Gọi thế nọ thế kia
Nhàm tai mong sửa hộ.

Tiêu Hà viết: trung ngôn nghịch nhĩ lợi ư hạnh-(lời nói trái tai lợi cho nết hạnh).

vitquayday
09-07-2010, 08:33 AM
Mấy bác này không những thuộc lịch sử mà hiểu về địa lý của Tam Quốc hơn cả Việt Nam chứ nhỉ.
Em đọc bài nào cũng thấy tâm phục khẩu phục.

123456
09-07-2010, 09:41 AM
Mấy bác này không những thuộc lịch sử mà hiểu về địa lý của Tam Quốc hơn cả Việt Nam chứ nhỉ.
Em đọc bài nào cũng thấy tâm phục khẩu phục.

ko thể thông thuộc hơn VN đâu bạn ah!! nếu bạn muốn có thể lập 2pic để bàn luận là biết ngay mà

nhangnho
09-07-2010, 10:15 AM
Hay, để Gà chém gió tí: KM vạch ra Long Trung Sách nhưng không cứu nổi sự nghiệp nhà Hán, mà việc dùng người của Khổng Minh cũng là một nguyên nhân gây ra suy yếu của nhà Thục sau này. Khổng Minh đánh trăm trận nhỏ trăm thắng nhưng không thắng nổi đại cục, xét về việc đạt được mục đích thì Khổng Minh hoàn toàn thất bại. Lấy Kinh Châu là chiến lược của Mã Lương, lấy Ba Thục là công lao của Bàng Thống :)

Nói về thuật hô phong hoán vũ của Lượng: nghe nói Lượng giỏi trò này lắm, đến nỗi khi biết việc Lưu Bị lập liên doanh trại dễ dàng bị Đông Ngô dùng hỏa công đánh bại, thế mà Lượng chẳng cầu trời cho lặng gió để cứu đại quân Thục khỏi bị thiêu cháy. Rồi trước khi đánh trận vây Tư Mã Ý trong hang Hồ Lô, Lượng chả trổ tài khiến trời không mưa, để thiêu rụi cha con Tư Mã Ý luôn cho rồi, đâu phải ngậm ngùi trách số trời :)

Mình chỉ tranh luận theo nội dung trong truyện thôi nhé, không theo lịch sử:

- KM vạch ra Long Trung Sách nhưng không cứu nổi sự nghiệp nhà Hán: Khổng Minh chỉ vạch ra đường lối là phải chia ba nước Hán rồi phải từ từ mà tính tiếp dựa theo tình hình, rõ ràng đã đạt được mục tiêu.
- Lấy Kinh Châu là chiến lược của Mã Lương??? Khổng Minh xúi Lưu Bị chiếm Kinh Châu của Lưu Biểu rất nhiều lần, theo mình nhớ đọc đến đoạn đó còn chưa biết Mã Lương là thằng nào :D
- Lấy Ba Thục là công lao của Bàng Thống??? Chiến lược là của Khổng Minh, chỉ huy trực tiếp là Bàng Thống, vì tham công nên bỏ mạng, Khổng Minh phải thân chinh đi thay. Chẳng nhẽ công Bàng Thống lớn nhất?
- Khổng Minh đánh trăm trận nhỏ trăm thắng nhưng không thắng nổi đại cục, xét về việc đạt được mục đích thì Khổng Minh hoàn toàn thất bại: Nếu chỉ xét đến yếu tố thành bại mà không tính đến các yếu tố khác để nhận xét tài năng của nhân vật kiệt xuất thì e rằng không đầy đủ, huống hồ Khổng Minh chỉ là chưa chiến thắng, thống nhất được đất nước thôi chứ không phải là chiến bại. Trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, quân sự Khổng Minh đều kiệt xuất cả.

- Vấn đề hô phong hoán vũ: Không tin:D

viet_tu_kbc
09-07-2010, 10:47 AM
Mình chỉ tranh luận theo nội dung trong truyện thôi nhé, không theo lịch sử:

- KM vạch ra Long Trung Sách nhưng không cứu nổi sự nghiệp nhà Hán: Khổng Minh chỉ vạch ra đường lối là phải chia ba nước Hán rồi phải từ từ mà tính tiếp dựa theo tình hình, rõ ràng đã đạt được mục tiêu.
- Lấy Kinh Châu là chiến lược của Mã Lương??? Khổng Minh xúi Lưu Bị chiếm Kinh Châu của Lưu Biểu rất nhiều lần, theo mình nhớ đọc đến đoạn đó còn chưa biết Mã Lương là thằng nào :D
- Lấy Ba Thục là công lao của Bàng Thống??? Chiến lược là của Khổng Minh, chỉ huy trực tiếp là Bàng Thống, vì tham công nên bỏ mạng, Khổng Minh phải thân chinh đi thay. Chẳng nhẽ công Bàng Thống lớn nhất?
- Khổng Minh đánh trăm trận nhỏ trăm thắng nhưng không thắng nổi đại cục, xét về việc đạt được mục đích thì Khổng Minh hoàn toàn thất bại: Nếu chỉ xét đến yếu tố thành bại mà không tính đến các yếu tố khác để nhận xét tài năng của nhân vật kiệt xuất thì e rằng không đầy đủ, huống hồ Khổng Minh chỉ là chưa chiến thắng, thống nhất được đất nước thôi chứ không phải là chiến bại. Trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, quân sự Khổng Minh đều kiệt xuất cả.

- Vấn đề hô phong hoán vũ: Không tin:D

Khổng Minh tuy giỏi nhưng không đến mức thần thánh như trong truyện đâu bro ạ, đừng tin những gì La Quán Trung viết, ông ta chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng quân thần nên khi viết tác phẩm đó có sự thiên vị rõ rệt đối với những người đứng về phò tá nhà Hán. Một ví dụ nhỏ để thấy Khổng Minh đánh trận cũng thua rất nhiều nhé : 6 lần ra Kỳ Sơn ông đều thất bại, thua trận liểng xiểng, tuy nhiên tiểu thuyết Tam Quốc lại luôn tìm lí do này lí do nọ để tránh đi cái sự thạt đấy, cho rằng Khổng Minh không thành công là do yếu tố khách quan chi phối. Dù sao ông cũng chỉ là một con người mà thôi.

nhangnho
09-07-2010, 11:01 AM
Khổng Minh tuy giỏi nhưng không đến mức thần thánh như trong truyện đâu bro ạ, đừng tin những gì La Quán Trung viết, ông ta chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng quân thần nên khi viết tác phẩm đó có sự thiên vị rõ rệt đối với những người đứng về phò tá nhà Hán. Một ví dụ nhỏ để thấy Khổng Minh đánh trận cũng thua rất nhiều nhé : 6 lần ra Kỳ Sơn ông đều thất bại, thua trận liểng xiểng, tuy nhiên tiểu thuyết Tam Quốc lại luôn tìm lí do này lí do nọ để tránh đi cái sự thạt đấy, cho rằng Khổng Minh không thành công là do yếu tố khách quan chi phối. Dù sao ông cũng chỉ là một con người mà thôi.
Mình nói rõ là tranh luận theo nội dung trong truyện rồi mà, còn lịch sử thì cũng khó mà biết sự thật lắm :)

Theo mình thì trong Tam Quốc có 2 nhân vật toàn diện nhất là Khổng Minh và Tào Tháo.

cothe2010
09-07-2010, 11:43 AM
Trần Cung là một danh sĩ thời bấy giờ, ghét cái ác như thù, chỉ vì quá coi trọng tiểu tiết nên đã xa rời Tào Tháo. Sau này Ông theo Lã Bố nhưng việc không thành...Khách quan mà nói Trần Cung là một danh sĩ trí thức, chắc hẳn Ông đã nhìn thấy ưu điểm nào đó của Lã Bố nên mới theo. Nếu Lã Bố xấu xa không thể chấp nhận được, thì một người nghĩa khí ghét cái ác như thù có thể cùng hội cùng thuyền được chăng ?. Cho đến khi lên đoạn đầu đài, Ông cũng chỉ trách Lã Bố không biết nghe lời nói phải mà thôi !.

Bạn viết đoạn này rất hay, rất logic. Tôi cũng bất ngờ ko hiểu sao La Quán Trung lại bỏ qua tình tiết này nhỉ? Hay là muốn người đọc suy ngẫm thêm?
Trần Cung ghét Tào tháo mà bỏ đi vì Tháo giết gia đình Lã Bá Xa nhưng tội ác này vẫn ko bằng Lã Bố giết 2 vị nghĩa phụ, vậy mà Trần Cung theo Lã Bố chứ ko theo Tào Tháo.
Theo như tôi đoán chắc là Trần Cung nhận ra con người Bố tuy ác nhưng ko thâm .Dầu sao cái ác vẫn có thể cảm hóa được thành thiện chứ như Tào Tháo vừa ác vừa thâm hiểm,lòng dạ khó lường, khó cải được ....có lẽ vì vậy mà Cung thờ Bố chứ ko thờ Tháo. Đó chỉ là đoán vậy thôi, nếu có gì ko phải mong các bạn góp ý thêm.

PhiHuong
09-07-2010, 12:37 PM
Bạn viết đoạn này rất hay, rất logic. Tôi cũng bất ngờ ko hiểu sao La Quán Trung lại bỏ qua tình tiết này nhỉ? Hay là muốn người đọc suy ngẫm thêm?
Trần Cung ghét Tào tháo mà bỏ đi vì Tháo giết gia đình Lã Bá Xa nhưng tội ác này vẫn ko bằng Lã Bố giết 2 vị nghĩa phụ, vậy mà Trần Cung theo Lã Bố chứ ko theo Tào Tháo.
Theo như tôi đoán chắc là Trần Cung nhận ra con người Bố tuy ác nhưng ko thâm .Dầu sao cái ác vẫn có thể cảm hóa được thành thiện chứ như Tào Tháo vừa ác vừa thâm hiểm,lòng dạ khó lường, khó cải được ....có lẽ vì vậy mà Cung thờ Bố chứ ko thờ Tháo. Đó chỉ là đoán vậy thôi, nếu có gì ko phải mong các bạn góp ý thêm.

Tôi xem truyện lâu rồi nên không nhớ rõ, bạn hãy tìm đọc- Tam Quốc Diễn Nghĩa tập 3 (loại 13 tập) trong đoạn :
Tào Tháo gạt lệ chém Trần Cung.- thì sẽ thấy hai ông tranh luận về việc này,

nhachoaloiviet
09-07-2010, 01:17 PM
Theo nhận xét của mình thì Trần Cung theo Lã Bố cũng là tình thế miễn cưỡng thôi đành chịu chứ ông không thờ phụng gì cả.ông vốn là quan tri phủ (hay quan huyện gì đó) vì theo Tào Tháo mà thành giặc vậy.Trần Cung có thể nói là một nhân vật có tài,có đạo đức,có lương tri.Khi chứng kiến vụ thảm sát Cá Ba Sa family,ông ghê tởm và nhận ra rằng con người Tào Tháo sau này cũng chả khác gì Đổng Trác.Ông vốn cảm tình việc ám sát Đổng của Tháo mà tình nguyện theo phò,nay ngộ ra mình đã vỡ mộng nên chỉ bỏ đi mà không giết Tháo vì như thế là bất nghĩa(mặc dù ông cũng rất muốn Tháo chết để trừ đi hậu họa Đổng Trác tập 2).
Trần Cung cam chịu theo phò Lã Bố vì Lã Bố tính tình bộp chộp dễ bị kích động,ham lợi quên nghĩa chứ không nham hiểm thâm ác.Và ông thấy Lã còn tạm chấp nhận đượck hơn Tháo(theo con gnuwowif của ông)Vấn đề rõ ràng không phải tài nhìn người của ai hơn ai,mà là tình thế.Tôi không cho rằng Tào Tháo rất có tài nhìn người-mà Tào giỏi lấy lòng người.Và tính cảnh giác cao độ cứu Tào sống lâu-nhưng cuối cùng cũng giết ông

Gà làng cờ
09-07-2010, 01:48 PM
Mình chỉ tranh luận theo nội dung trong truyện thôi nhé, không theo lịch sử:

- KM vạch ra Long Trung Sách nhưng không cứu nổi sự nghiệp nhà Hán: Khổng Minh chỉ vạch ra đường lối là phải chia ba nước Hán rồi phải từ từ mà tính tiếp dựa theo tình hình, rõ ràng đã đạt được mục tiêu.
- Lấy Kinh Châu là chiến lược của Mã Lương??? Khổng Minh xúi Lưu Bị chiếm Kinh Châu của Lưu Biểu rất nhiều lần, theo mình nhớ đọc đến đoạn đó còn chưa biết Mã Lương là thằng nào :D
- Lấy Ba Thục là công lao của Bàng Thống??? Chiến lược là của Khổng Minh, chỉ huy trực tiếp là Bàng Thống, vì tham công nên bỏ mạng, Khổng Minh phải thân chinh đi thay. Chẳng nhẽ công Bàng Thống lớn nhất?
- Khổng Minh đánh trăm trận nhỏ trăm thắng nhưng không thắng nổi đại cục, xét về việc đạt được mục đích thì Khổng Minh hoàn toàn thất bại: Nếu chỉ xét đến yếu tố thành bại mà không tính đến các yếu tố khác để nhận xét tài năng của nhân vật kiệt xuất thì e rằng không đầy đủ, huống hồ Khổng Minh chỉ là chưa chiến thắng, thống nhất được đất nước thôi chứ không phải là chiến bại. Trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, quân sự Khổng Minh đều kiệt xuất cả.

- Vấn đề hô phong hoán vũ: Không tin:D

Hay! Để Gà tiếp chuyện cho rôm rả nhé.

- Long Trung sách coi như đã thành công, Lượng đạt được mục đích. OK.

- Lượng mấy lần khuyên Lưu Bị cướp Kinh Châu của Lưu Biểu. Lưu Bị sợ mang tiếng với thiên hạ nên không theo. Sau trận Xích Bích, Kinh Châu lúc đó đang bị quân Tào chiếm giữ, Bị lấy Kinh Châu lúc đó là lấy từ tay của Tào Tháo, không bị mang tiếng với thiên hạ. Và bạn thử đọc lại xem lúc này ai đã vạch ra chiến lược lấy Kinh Châu? Mã Lương hay Gia Cát Lượng?

- Lấy Ba Thục: Khi đó Khổng Minh ngồi chơi ở Kinh Châu nhưng giữ toàn hàng khủng lại ( Quan Trương Triệu), để Bàng Thống cùng Lưu Bị vào nơi đất hiểm mà đem theo toàn tướng mới thu phục chưa rõ lòng dạ và có tướng làm phản (Hoàng Trung+Ngụy Diên). Kế hoạch đánh nơi này nơi khác đã được Thống vạch ra sẵn và thực hiện từng bước. Khi Thống sảy chân, Khổng Minh đã vác luôn hàng khủng là Trương Phi và Triệu Vân vào, theo kế sách cũ của Bàng Thống mà thành công.

Ngoài lề tí: Chi tiết này khiến anh em Gà nghi ngờ rằng Khổng Minh hẹp hòi đố kỵ với Bàng Thống.


Nếu chỉ xét đến yếu tố thành bại mà không tính đến các yếu tố khác để nhận xét tài năng của nhân vật kiệt xuất thì e rằng không đầy đủ, huống hồ Khổng Minh chỉ là chưa chiến thắng, thống nhất được đất nước thôi chứ không phải là chiến bại. Trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, quân sự Khổng Minh đều kiệt xuất cả.


Hì bác viết đoạn này nhiều sơ hở quá: Muốn chiến thắng thì phải có cái nhìn toàn cục, nếu cái nhìn thiếu sót mà thắng thì chỉ là ăn may. Vậy nên nếu thất bại thì là tính toán sót mặt này mặt nọ. Có đâu thua trận lại đổ tại thời tiết được?

Bác bảo Khổng Minh chưa chiến thắng? Gà thì cho rằng Khổng Minh dù có sống thêm 40 năm nữa cũng không thể chiến thắng. Bác có để ý thấy nước Thục càng đi gây chiến nhiều thì trong nước càng suy kiệt? Xưa Ngô Khởi nói: Kẻ thắng 5 trận thì sẽ gặp đại họa, kẻ thắng 4 trận thì sẽ bại vong, kẻ thắng 3 trận có thể làm nghiệp bá, kẻ thăng 2 trận thì có thể làm nghiệp vương, kẻ thắng 1 trận thì làm nghiệp Đế. Ấy là cái đạo của người cầm quân giỏi: hạn chế chiến tranh càng nhiều càng tốt, vì dù có thắng thì cũng hao người tốn của. Từ khi Khổng Minh lên, nước Thục chiến tranh không ngớt nhưng mãi không đạt được thắng lợi quyết định, ấy là đi ngược với binh pháp, chỉ làm nước nhà ngày càng suy mà thôi.

Điều đó chứng tỏ tầm nhìn về kinh tế-chính trị của Khổng Minh không giỏi.

Còn về tài dùng người thì càng có vấn đề: Nghi ngờ Ngụy Diên đến mức ép Diên làm phản, cho Mã Tốc ra chiến trường dù Mã Tốc chỉ giỏi việc bàn giấy, ôm đồm hết cả công việc mà không chịu bồi dưỡng người tài, khiến cho sau khi Khổng Minh mất thì chính trị nước Thục bê bết.



Gởi bác 123456: Bác có nhớ chuyện Khương Duy mang 8 vạn quân ra Đạp Trung làm ruộng không? Có thể nói khả năng mở rộng đất đai làm nông nghiệp của nước Thục không khó khăn như bác nói, vấn đề là người lãnh đạo nước Thục chỉ lo chiến tranh mà không lo phát triển kinh tế trong nước.

kangooroo
09-07-2010, 01:58 PM
Nói như thế cũng không làm bật lên sự kém tài của Khổng Minh lắm .Mình nghĩ Khổng Minh đều nhịn nhận được tình hình nhưng ông ta đã quá hợm tài say đòn muốn thống nhất đất nước trước khi qua đời mặc dù biết khả năng thành công gần như không có>>> Mắc sai lầm>>> dùng người sai>>>cố chấp>>>Ông lấy lý do là để trả ơn tri ngộ của Lưu Bị nên còn một hơi thở thì còn chiến đấu chứ không ngồi chơi.Lý do rất cố chấp.
Nếu KM sống thêm 40 năm nữa thì chắc chắn ông sẽ thông nhất đất nước (nhưng mà chỉ là ví dụ thì cũng chả biết thế nào)

Gà làng cờ
09-07-2010, 02:06 PM
Nói như thế cũng không làm bật lên sự kém tài của Khổng Minh lắm .Mình nghĩ Khổng Minh đều nhịn nhận được tình hình nhưng ông ta đã quá hợm tài say đòn muốn thống nhất đất nước trước khi qua đời mặc dù biết khả năng thành công gần như không có>>> Mắc sai lầm>>> dùng người sai>>>cố chấp>>>Ông lấy lý do là để trả ơn tri ngộ của Lưu Bị nên còn một hơi thở thì còn chiến đấu chứ không ngồi chơi.Lý do rất cố chấp.
Nếu KM sống thêm 40 năm nữa thì chắc chắn ông sẽ thông nhất đất nước (nhưng mà chỉ là ví dụ thì cũng chả biết thế nào)

Gà cũng cho rằng KM nhận ra hết cái yếu của Thục, nhưng do ông quá bảo thủ trong đường lối của mình, lại không có một người can gián nên chiến lược ngày càng sai lầm.

Nếu như Khổng Minh cho quân ra khai hoang Đạp Trung ngay từ sớm, thì có lẽ tình hình đã khác. Bởi nguyên nhân chính trong thất bại các chiến dịch Kỳ Sơn và 9 lần đánh Ngụy của Khương Duy sau này, Gà cho là đều vì thiếu lương thảo.

kangooroo
09-07-2010, 02:29 PM
Đúng là một phần do thời gian hạn hẹp nên GM Khổng Minh đã liên tiếp đưa ra những nước cờ non và giành thất bại trước đối thủ được đánh giá thấp hơn.

123456
09-07-2010, 06:13 PM
@Gà : bạn có cho rằng việc phải điều binh+tướng ra khai hoang,là 1 vấn đề cực chẳng đã Thục mới phải làm ko? khai hoang vốn ko phải năm 1,năm 2 là đạt kết quả ngay.t nghĩ đấy chỉ là giải pháp tình thế của Thục thôi.vì binh đi khai hoang trước,rồi mới điều dân tới ở.....việc làm tốn khá nhiều thời gian.thực sự thì nó hợp với thời thái bình hơn.còn đây là thời kỳ tam quốc.

Thục ko nhiều quân nếu tập trung phát triển nông nghiệp ->quân đội bị chia cắt lực lượng.việc bị 2 nước còn lại lấn át là có thể nhìn thấy trước mắt

nhangnho
09-07-2010, 06:24 PM
Dài dòng chút, mỗi người một quan điểm, thôi thì rôm rả một chút vậy:D


Hay! Để Gà tiếp chuyện cho rôm rả nhé.

- Long Trung sách coi như đã thành công, Lượng đạt được mục đích. OK.

- Lượng mấy lần khuyên Lưu Bị cướp Kinh Châu của Lưu Biểu. Lưu Bị sợ mang tiếng với thiên hạ nên không theo. Sau trận Xích Bích, Kinh Châu lúc đó đang bị quân Tào chiếm giữ, Bị lấy Kinh Châu lúc đó là lấy từ tay của Tào Tháo, không bị mang tiếng với thiên hạ. Và bạn thử đọc lại xem lúc này ai đã vạch ra chiến lược lấy Kinh Châu? Mã Lương hay Gia Cát Lượng?

- Lấy Ba Thục: Khi đó Khổng Minh ngồi chơi ở Kinh Châu nhưng giữ toàn hàng khủng lại ( Quan Trương Triệu), để Bàng Thống cùng Lưu Bị vào nơi đất hiểm mà đem theo toàn tướng mới thu phục chưa rõ lòng dạ và có tướng làm phản (Hoàng Trung+Ngụy Diên). Kế hoạch đánh nơi này nơi khác đã được Thống vạch ra sẵn và thực hiện từng bước. Khi Thống sảy chân, Khổng Minh đã vác luôn hàng khủng là Trương Phi và Triệu Vân vào, theo kế sách cũ của Bàng Thống mà thành công.

Ngoài lề tí: Chi tiết này khiến anh em Gà nghi ngờ rằng Khổng Minh hẹp hòi đố kỵ với Bàng Thống.



Chiến lược lấy Kinh Châu và Ba Thục đã được Khổng Minh vạch sẵn, Mã Lương bày chút mưu, Bàng Thống bày kế sách đánh Thục có chút công lao nhưng không thể phủ định công của Khổng Minh được, càng không có nghĩa là nếu không có Mã Lương và Bàng Thống thì Khổng Minh không thể làm được, thực tế trong truyện đã chứng minh Khổng Minh đã thay Bàng Thống đánh Thục thành công.

Em cũng đồng quan điểm với bác là Khổng Minh có chút cạnh tranh với Bàng Thống :D



Còn về tài dùng người thì càng có vấn đề: Nghi ngờ Ngụy Diên đến mức ép Diên làm phản, cho Mã Tốc ra chiến trường dù Mã Tốc chỉ giỏi việc bàn giấy, ôm đồm hết cả công việc mà không chịu bồi dưỡng người tài, khiến cho sau khi Khổng Minh mất thì chính trị nước Thục bê bết.


Đồng ý với bác, đoạn bôi đậm là sai lầm lớn nhất của Khổng Minh, sửa lại chút là có bồi dưỡng nhưng kết cục không được như ý. Sử dụng Mã Tốc thì là sai lầm nhỏ hơn :D, còn Ngụy Diên thì em không nghĩ Khổng Minh ép làm phản đâu :)



Hì bác viết đoạn này nhiều sơ hở quá: Muốn chiến thắng thì phải có cái nhìn toàn cục, nếu cái nhìn thiếu sót mà thắng thì chỉ là ăn may. Vậy nên nếu thất bại thì là tính toán sót mặt này mặt nọ. Có đâu thua trận lại đổ tại thời tiết được?



Ý em muốn nhấn mạnh là không phải Khổng Minh lúc còn sống bại trận mà dẫn đến mất nước :)

Nếu chỉ xét chiến thắng chỉ là khi thống nhất đất nước như bác thì có khi có trong Tam quốc diễn nghĩa mỗi anh Tư Mã Viêm, cháu bác Tư Mã Ý là giỏi :D

Ngoại giao thì chửi đội Đông Ngô khi sang làm thuyết khách, chính trị thì đưa ra sách lược từ khi còn trong lều tranh, quân sự thì cầm quân đánh thắng nhiều trận đến nỗi đối thủ nghe tên đã phải e dè, mưu lược, can đảm thì có gảy đàn đuổi Tư Mã Ý, từng yếu tố những cái đó phải là người phi thường trong từng lĩnh vực mới làm được, huống hồ một người có tất cả các tài năng đó.

Gà làng cờ
09-07-2010, 07:08 PM
@Gà : bạn có cho rằng việc phải điều binh+tướng ra khai hoang,là 1 vấn đề cực chẳng đã Thục mới phải làm ko? khai hoang vốn ko phải năm 1,năm 2 là đạt kết quả ngay.t nghĩ đấy chỉ là giải pháp tình thế của Thục thôi.vì binh đi khai hoang trước,rồi mới điều dân tới ở.....việc làm tốn khá nhiều thời gian.thực sự thì nó hợp với thời thái bình hơn.còn đây là thời kỳ tam quốc.

Thục ko nhiều quân nếu tập trung phát triển nông nghiệp ->quân đội bị chia cắt lực lượng.việc bị 2 nước còn lại lấn át là có thể nhìn thấy trước mắt

Gà cho rằng việc điều binh đi khai hoang sớm không phải là vấn đề khó khăn, nhưng nó có ý nghĩa toàn cục, bởi như ta thấy về sau chiến dịch nào của Thục cũng đều không thể hoàn thành do thiếu lương thực. Nước Việt ta đời Trần, Lê nhỏ hơn nước Thục rất nhiều mà vẫn còn làm được chính sách quân điền, ngụ binh ư nông đó thôi.

Thời điểm Khổng Minh, Lưu Bị còn sống, quân Thục có khoảng trên 80 vạn quân:

Bèn sai thừa tướng là Gia Cát Lượng trông nom thái tử ở nhà giữ hai Xuyên; sai phiêu kỵ tướng quân Mã Siêu và em là Mã Đại hiệp trợ với trấn bắc tướng quân Nguỵ Diên giữ Hán Trung để địch quân Nguỵ, sai hổ oai tướng quân Triệu Vân làm hậu ứng và đốc thúc lương thảo, Hoàng Quyền, Trình Kỳ làm tham mưu, Mã Lương, Trần Chấn coi việc văn thư; Hoàng Trung làm tiền bộ tiên phong; Phùng Tập, Trương Nam làm phó tướng; Phó Đồng, Trương Dực làm trung quân hiệu uý, Triệu Dong, Trương Thuần làm đoạn hậu. Tướng ở Xuyên vài trăm viên, cùng với tướng tốt ở rợ Ngũ Khê, cả thảy bảy mươi lăm vạn quân, kén ngày bính dần tháng bảy, năm Chương Vũ thứ nhất, ra quân.

Với ngần ấy quân, so với 8 vạn quân lúc Khương Duy ra Đạp Trung làm ruộng, liệu đem vài vạn quân đi khai hoang có thể khiến quân đội nước Thục rối loạn không? Hơn nữa địa thế nước Thục là nơi khó đánh, nước Ngụy chỉ có 2 phen gây chiến với Thục trong suốt mấy chục năm trời, còn lại là do Khổng Minh và Khương Duy đi gây chiến. Nước Ngô cũng chỉ nhăm nhe Kinh Châu chứ không đụng nổi tới Ích Châu, vậy chiến lược đem một phần nhỏ quân đi khai hoang làm ruộng để làm kế lâu dài, đâu có thể làm nguy hại đến nước Thục?

Việc khai hoang đúng là khó có kết quả chỉ trong 1,2 năm. Ta cứ coi như 5- năm đi. Đó đâu phải lâu dài gì. Bác đọc truyện Mùa Lạc của Nguyễn Khải, có mô tả đoàn sản xuất đi khai hoang lại mảnh đất đầy bom đạn ở chiến trường Điện Biên xưa, cũng chỉ vài ba năm.

Vậy nên Gà cho rằng việc khai hoang Đạp Trung từ đầu là hoàn toàn khả thi và có ý nghĩa lâu dài.

Và, Gà cho rằng đường lối ngoại giao hay nhất của Thục không phải là Liên Ngô Kháng Ngụy, mà là Hòa Ngô Hòa Ngụy kích Ngô Ngụy đánh nhau. Cứ coi như Thục là nước có kinh tế quân sự yếu nhất đi, nhưng đánh Thục không phải là chuyện dễ dàng tí nào. Vậy đâu cần đi gây chiến với Ngụy vội, cứ kích cho Ngô và Ngụy đánh nhau mà suy yếu, bản thân mình thì lo phát triển kinh tế, bồi dưỡng nhân tài. Thế không phải hay hơn sao?

123456
09-07-2010, 08:46 PM
lâu lắm mới quay lại vấn đề dân số này.may quá tìm đc cái này.chứ cũng lâu rồi nên ko nhớ đc chính xác.bài trước t từng nói Thục dân số thấp,thường thiếu lương.dân số ít hơn 2 nước còn lại nhiều.


Về dân số, nhà Ngụy là mạnh nhất. Khi nhà Ngụy mất (265), quốc gia này có hơn 663.423 hộ gia đình và 4.190.891 người trong phạm vi biên giới của mình. Nhà Thục có 280.000 hộ dân số 940.000 người. Đông Ngô có 523.000 hộ, 2.558.000 người[8]. Như vậy, nhà Ngụy chiếm hơn 58% dân số và khoảng 40% diện tích. Với những nguồn lực này, nhà Ngụy có thể có tới 400.000 quân trong khi nhà Thục và Ngô có thể có 100.000 và 230.000 quân tương ứng: khoảng 10% dân số. Liên minh Thục-Ngô chống lại nhà Ngụy là một liên minh quân sự ổn định; biên giới của ba quốc gia này gần như không thay đổi trong hơn 40 năm[9].

nguồn Tam Quốc – Wikipedia tiếng Việt (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_Qu%E1%BB%91c)

Thục chỉ có khoảng 940.000 dân,vậy nếu muốn có đc 80 vạn quân như bạn nói.phải điều hết cả nam phụ lão ấu,đàn bà...xung quân hết

chắc bạn nhầm dân số với binh lính

vậy bạn nhé!!

Gà làng cờ
09-07-2010, 09:26 PM
Cái đoạn ấy là trích từ truyện Tam Quốc đó ạ :)

Bác có trách thì trách cụ La phóng đại. Và cái đoạn bác đưa ra là thống kê sau khi nhà Ngụy mất. Còn con số 75 vạn quân Lưu Bị đem đánh Đông Ngô ấy là 50 năm trước khi nhà Ngụy mất, trong suốt 50 năm đó nước Thục đi gây chiến liên miên, hao người rất nhiều.

Hơn nữa cái nguồn wiki có chỗ nói:

Thời kỳ Tam quốc này cũng là một trong những thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Điều tra dân số cuối thời kỳ nhà Đông Hán cho con số là khoảng 56 triệu người, trong khi đó điều tra dân số trong thời kỳ đầu nhà Tây Tấn (sau khi Tấn thống nhất Trung Quốc) chỉ còn khoảng 16 triệu người. Cho dù con số thống kê có thể có sai số lớn nhưng hoàn toàn đủ cơ sở để nói rằng phần lớn dân số đã chết vì các cuộc chiến tranh liên miên trong thời kỳ này.

So với con số khoảng 8 triệu của đoạn bác trích, thì là một sự vênh lớn ngay trong cùng một nguồn.

Trước đây Gà cũng đọc một chi tiết cho biết dân số cuối thời Đông Hán là khoảng 50 triệu. Và như vậy thì dân số trong vùng nước Thục thời Lưu Bị-Khổng Minh mới thống nhất, có lẽ phải cao gấp vài lần con số 940000 người của bác. Vì lẽ đến lúc đó vùng Tây Xuyên-Ích Châu hầu như không có chiến tranh suốt nhiều năm. Vậy nếu dân số nước Thục khi mới hình thành (gồm cả Kinh Châu) có cỡ 7-8 triệu người thì 80 vạn quân là hoàn toàn có cơ sở :)

Vả lại, đang nói chuyện chính sách khai hoang Đạp Trung, nếu thực hiện sớm thì có làm rối loạn tình hình quân sự nước Thục hay không. Quan điểm của Gà vẫn như trên: Nếu quân Thục ít thì đem ít quân đi khai hoang, nếu nhiều thì đem nhiều. 1o phần thì 9 phần canh giữ, 1 phần khai khẩn, liệu có thể làm rối loạn tình hình?

123456
09-07-2010, 09:42 PM
điều đó gần như ko thể xảy ra bạn ah!! thường quân tiền tuyến muốn đánh trận đc,phải có lực lượng hậu phương rất lớn.nếu Thục muốn có 80 vạn quân,thì dân số chắc phải cỡ 10tr (1000 vạn).đọc 3quoc hình như t chưa thấy con số lớn như vậy xuất hiện.trận Xích Bích,là trận đánh lớn như vậy .quân Tào mang đi cũng chỉ là 20 vạn.liên minh Thục-Ngô (chủ yếu là của Ngô) cũng chỉ khoagnr 5 vạn.sau trận chiến này độ vài năm thì phải,Thục-Ngô hình thành.dân số ko thể nở nhanh đến vậy đâu bạn ah

Gà làng cờ
09-07-2010, 10:20 PM
Tất nhiên là các con số Gà đưa ra chỉ là phỏng đoán, nhưng bác thử xem xét những lập luận sau của Gà để đánh giá phỏng đoán đó có hợp lý không:

- Dân số cuối thời Đông Hán là 50 triệu. Diện tích vùng thuộc Ngụy là 40%, của vùng thuộc Ngô là khoảng 35% và của Thục là khoảng 25% (theo bản đồ trang trước) Vậy dân số vùng thuộc Thục cũng phải vào cỡ 20% của 50 triệu, nghĩa là 10 triệu. Trung Nguyên tuy rộng nhưng một phần diện tích không nhỏ ở phía Tây và phía Bắc là thảo nguyên và sa mạc, dân số những nơi đó thưa thớt, trừ khu vực phía Đông là sầm uất. Như vậy Gà giả thiết dân số vùng thuộc đất Thục vào cỡ 20% tổng dân số cả Ngô Thục Ngụy, có bất hợp lý không?

- Từ cuối thời Đông Hán đến khi Tào Tháo đánh trận Xích Bích, những trận chiến lớn hầu như đều xảy ra ở đất Ngụy. Trong khi đó vùng Ba Thục hầu như không có chiến tranh. Như vậy dân vùng Ba Thục không phải chịu nạn chiến tranh, không có lý do gì mà dân số lại giảm nhanh chóng.

123456
09-07-2010, 11:27 PM
hix!! rõ ràng đọc tài liệu thống kê ở trên.dân số của Ngụy đông nhất trong 3 nước.mới chỉ vào cỡ 4,2tr ng (4200 vạn) thôi mà.bạn lấy đâu ra con số 50tr vậy??


Khi nhà Ngụy mất (265), quốc gia này có hơn 663.423 hộ gia đình và 4.190.891 người

thời kỳ tam quốc,đông dân nhất cũng chỉ cỡ 5,6tr dân thôi bạn ah!!

vừa nãy bạn bảo lấy con số 80 vạn trong tam quốc,giờ lại bảo là phỏng đoán.vậy là sao??bạn nên có cái nhìn tổng thể hơn về vấn đề rồi bàn tiếp nhé.tôi đọc tam quốc,nếu nhớ ko nhầm.quân của Tào lúc đông nhất,cũng chỉ cỡ 80 vạn quân (sau khi diệt đc Viên Thiệu) ấy là Tháo còn chôn sống 7 vạn hàng binh của Viên Thiệu.

sau Ngô-Thục chiếm lại đất của Tào,dân+binh trong các thành quy hàng.cũng 1 phần lớn là từ đất của Tào mà ra.kể thêm phần nhỏ ko thuộc Tào (thuộc đồi núi-đất Ba Thục) v.v...tính đi tính lại cũng ko thể đến con số 80 vạn đc đâu bạn ah.

đã stop đc chủ đề dân số này,rồi sang chủ đề khác đc chưa bạn gà nhỉ?

Gà làng cờ
09-07-2010, 11:34 PM
Con số của bác là sau khi Ngụy mất. Con số 50 triệu ấy là cuối thời Đông Hán, tức là sớm vài chục năm trước khi hình thành Ngô Thục Ngụy. Ngay trong nguồn wiki bác trích ra đã nói đó ạ:

Khi nhà Ngụy mất (265), quốc gia này có hơn 663.423 hộ gia đình và 4.190.891 người trong phạm vi biên giới của mình. Nhà Thục có 280.000 hộ dân số 940.000 người. Đông Ngô có 523.000 hộ, 2.558.000 người[8].

Và:

Thời kỳ Tam quốc này cũng là một trong những thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Điều tra dân số cuối thời kỳ nhà Đông Hán cho con số là khoảng 56 triệu người, trong khi đó điều tra dân số trong thời kỳ đầu nhà Tây Tấn (sau khi Tấn thống nhất Trung Quốc) chỉ còn khoảng 16 triệu người. Cho dù con số thống kê có thể có sai số lớn nhưng hoàn toàn đủ cơ sở để nói rằng phần lớn dân số đã chết vì các cuộc chiến tranh liên miên trong thời kỳ này.

123456
09-07-2010, 11:49 PM
Con số của bác là sau khi Ngụy mất. Con số 50 triệu ấy là cuối thời Đông Hán, tức là sớm vài chục năm trước khi hình thành Ngô Thục Ngụy. Ngay trong nguồn wiki bác trích ra đã nói đó ạ:

Khi nhà Ngụy mất (265), quốc gia này có hơn 663.423 hộ gia đình và 4.190.891 người trong phạm vi biên giới của mình. Nhà Thục có 280.000 hộ dân số 940.000 người. Đông Ngô có 523.000 hộ, 2.558.000 người[8].

Và:

Thời kỳ Tam quốc này cũng là một trong những thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Điều tra dân số cuối thời kỳ nhà Đông Hán cho con số là khoảng 56 triệu người, trong khi đó điều tra dân số trong thời kỳ đầu nhà Tây Tấn (sau khi Tấn thống nhất Trung Quốc) chỉ còn khoảng 16 triệu người. Cho dù con số thống kê có thể có sai số lớn nhưng hoàn toàn đủ cơ sở để nói rằng phần lớn dân số đã chết vì các cuộc chiến tranh liên miên trong thời kỳ này.

vậy là theo bạn,sau thời kỳ tam quốc,đã chết 50tr (5000 vạn) dân :| (t cộng đi cộng lại,chỗ thống kê trên cũng chỉ đc cỡ hơn 5tr) còn nếu tính từ Đông Hán ->Tây Tấn (56tr->16tr) là chết những 40tr( 4000 vạn) người :|

bạn có biết chiến tranh thế giới thứ 2 đc coi là đẫm máu nhất trong lịch sử loài người tổng số dân chết trong chiến tranh là 62tr dân.nếu tính riêng nước Nga chết nhiều nhất là khoảng 2-3tr người j đấy.trong khi đây là thời kỳ chiến tranh thô sơ,chưa có vũ khí giết ng hàng loạt

thêm 1 điều nữa,là Ngụy mất do vấn đề chính trị (nhà Tư Mã nắm quyền,dần dần lật đổ) nên thời kỳ này ko có cuộc thảm sát đẫm máu nào.vả lại từ khi tam quốc hình thành.thì chiến tranh có xảy ra,nhưng về tính chất + độ thiệt hại,đã giảm hơn rất nhiều cái thời quần hùng đua tranh.vậy mà dân số vẫn giảm đi đến mực vậy sao?

bạn nên xem xét lại nhận định của mình :| hình như bạn nhầm từ 5,6tr ->16tr,thành ra 56tr ->16tr

P/S: bạn lấy các con số thống kê ấy ở đâu vậy?

123456
10-07-2010, 12:04 AM
- Dân số cuối thời Đông Hán là 50 triệu. Diện tích vùng thuộc Ngụy là 40%, của vùng thuộc Ngô là khoảng 35% và của Thục là khoảng 25% (theo bản đồ trang trước) Vậy dân số vùng thuộc Thục cũng phải vào cỡ 20% của 50 triệu, nghĩa là 10 triệu. Trung Nguyên tuy rộng nhưng một phần diện tích không nhỏ ở phía Tây và phía Bắc là thảo nguyên và sa mạc, dân số những nơi đó thưa thớt, trừ khu vực phía Đông là sầm uất. Như vậy Gà giả thiết dân số vùng thuộc đất Thục vào cỡ 20% tổng dân số cả Ngô Thục Ngụy, có bất hợp lý không?


P/S: để làm rõ ở trên.t đang nói về đoạn này của bạn đấy ạh :| (bôi đen)

vậy là theo bạn khi Ngụy-Ngô-Thục hình thành dân số vốn đã là 50tr rồi.

->khi tam quốc hình thành,đến khi nhà Tấn hình thành,đã chết những 40tr ng

sai,quá sai!!

nhachoaloiviet
10-07-2010, 12:08 AM
vậy là theo bạn,sau thời kỳ tam quốc,đã chết 50tr (5000 vạn) dân :| (t cộng đi cộng lại,chỗ thống kê trên cũng chỉ đc cỡ hơn 5tr) còn nếu tính từ Đông Hán ->Tây Tấn (56tr->16tr) là chết những 40tr( 4000 vạn) người :|

bạn có biết chiến tranh thế giới thứ 2 đc coi là đẫm máu nhất trong lịch sử loài người tổng số dân chết trong chiến tranh là 62tr dân.nếu tính riêng nước Nga chết nhiều nhất là khoảng 2-3tr người j đấy.trong khi đây là thời kỳ chiến tranh thô sơ,chưa có vũ khí giết ng hàng loạt

thêm 1 điều nữa,là Ngụy mất do vấn đề chính trị (nhà Tư Mã nắm quyền,dần dần lật đổ) nên thời kỳ này ko có cuộc thảm sát đẫm máu nào.vả lại từ khi tam quốc hình thành.thì chiến tranh có xảy ra,nhưng về tính chất + độ thiệt hại,đã giảm hơn rất nhiều cái thời quần hùng đua tranh.vậy mà dân số vẫn giảm đi đến mực vậy sao?

thêm 1 điều nữa,từ Đông Hán ->Tây Tấn là cỡ vài chục năm (ko nhớ rõ,nhưng ko thể ít hơn 40 năm) ->khoảng 2 thế hệ (từ khi Lưu Bị ra mặt tầm 30t,sau hưởng thọ tầm 60t,con trai tại vị thêm vài năm thì mất nước) ->dân số cũng có sinh ra.vậy số chết đi phải >50tr đấy bạn ah

bạn nên xem xét lại nhận định của mình :| hình như bạn nhầm từ 5,6tr ->16tr,thành ra 56tr ->16tr

P/S: bạn lấy các con số thống kê ấy ở đâu vậy?

Theo tôi nhớ thì Liên Xô đã thiệt hại hơn 20 tr người trong thế chiến 2,chứ không phải 2-3 tr đâu bạn.Còn ý kiến bạn cho rằng thời Tam Quốc không có vũ khí hủy diệt thì chết ít hơn hiện đại là không thỏa đáng.Theo mình thì mỗi trận đánh của thời cổ đều thiệt hại vài ngàn đến vài vạn quân.Mà đánh liên miên hết năm này qua năm khác

Gà làng cờ
10-07-2010, 12:11 AM
Cả hai đoạn trích đó đều là tài liệu wikipedia do chính bác cung cấp đó ạ. Nếu bác cho rằng nó không đủ tin cậy thì sao bác lại trích từ trong đó ra :|

Với lại, khác với WW II diễn ra trong 6 năm, còn thời kỳ giữa 2 con số 56 tr và 8 tr đó dài tới 100 năm, với rất nhiều cuộc chiến lớn: Hoàng Cân, Xích Bích, Hào Đình, Quan Độ v.v.. xảy ra liên tiếp, những trận này chết hàng chục vạn người. Còn nhiều trận nhỏ hơn như Thôi-Dĩ, đánh Mạnh Hoạch, đánh Kỳ Sơn, 9 lần đánh Ngụy của Khương Duy, đánh Ngụy của Gia Cát Khác, tháo nước dìm quân Bàng Đức v.v.. thì ra sao?.

Tất nhiên người lính chết trong chiến trận thì không nhiều đến vậy, nhưng người dân bị ảnh hưởng bởi chiến tranh mà chết dần chết mòn thì không nhỏ. Ngoài ra có những quân phiệt như kiểu Tào Tháo, cha bị chết ở Từ Châu bèn định giết hết dân Từ Châu để trả thù, chẳng hạn.

Nhà Ngụy mất do vấn đề chính trị, nhưng bác thử nhẩm xem nhà Ngụy chịu bao nhiêu cuộc chiến tranh lớn? Bắt đầu từ việc Tào Tháo đánh các tập đoàn khác, đến Xích Bích,Hợp Phì, Tây Lương, chiến tranh Hán Trung với nhà Thục, rồi họa xâm lược của Khổng Minh và Khương Duy?

Ai bảo bác là chiến tranh với vũ khí thô sơ thì người chết ít hơn? Chính chiến tranh thô sơ, tỉ lệ người chết trong cuộc chiến còn cao hơn cả chiến tranh hiện đại, bởi lẽ chiến tranh thô sơ hầu như là đánh kiểu giáp lá cà, tao sống thì mày chết. Hoặc dùng hỏa công thiêu rụi toàn bộ doanh trại địch, hoặc tháo nước ngập hết thành trì của địch, đó đều là những biện pháp tàn sát cả.

Phân tích về chiến tranh thô sơ và chiến tranh hiện đại, kết luận rằng chiến tranh thô sơ có tỉ lệ người chết cao hơn, Gà đã từng đọc, hình như là Almanach về các nền văn minh (không nhớ rõ).

Nhưng bác có thể thấy một điều dễ: chiến tranh thô sơ giữa các bộ lạc, thì bộ lạc thắng trận thường tiêu diệt hết cả bộ lạc kia, trừ một số ít bắt làm tù binh. Như vậy để thấy tỉ lệ người chết trong chiến tranh thô sơ là rất cao.

123456
10-07-2010, 12:20 AM
Cả hai đoạn trích đó đều là tài liệu wikipedia do chính bác cung cấp đó ạ. Nếu bác cho rằng nó không đủ tin cậy thì sao bác lại trích từ trong đó ra :|

Với lại, khác với WW II diễn ra trong 6 năm, còn thời kỳ giữa 2 con số 56 tr và 8 tr đó dài tới 100 năm, với rất nhiều cuộc chiến lớn: Hoàng Cân, Xích Bích, Hào Đình, Quan Độ v.v.. xảy ra liên tiếp, những trận này chết hàng chục vạn người. Còn nhiều trận nhỏ hơn như Thôi-Dĩ, đánh Mạnh Hoạch, đánh Kỳ Sơn, 9 lần đánh Ngụy của Khương Duy, đánh Ngụy của Gia Cát Khác, tháo nước dìm quân Bàng Đức v.v.. thì ra sao?.

Tất nhiên người lính chết trong chiến trận thì không nhiều đến vậy, nhưng người dân bị ảnh hưởng bởi chiến tranh mà chết dần chết mòn thì không nhỏ. Ngoài ra có những quân phiệt như kiểu Tào Tháo, cha bị chết ở Từ Châu bèn định giết hết dân Từ Châu để trả thù, chẳng hạn.

Nhà Ngụy mất do vấn đề chính trị, nhưng bác thử nhẩm xem nhà Ngụy chịu bao nhiêu cuộc chiến tranh lớn? Bắt đầu từ việc Tào Tháo đánh các tập đoàn khác, đến Xích Bích,Hợp Phì, Tây Lương, chiến tranh Hán Trung với nhà Thục, rồi họa xâm lược của Khổng Minh và Khương Duy?

bạn có thể xem lại đoạn P/S ở trên.t đang nói đến cái đoạn bạn lập luận


- Dân số cuối thời Đông Hán là 50 triệu. Diện tích vùng thuộc Ngụy là 40%, của vùng thuộc Ngô là khoảng 35% và của Thục là khoảng 25% (theo bản đồ trang trước) Vậy dân số vùng thuộc Thục cũng phải vào cỡ 20% của 50 triệu, nghĩa là 10 triệu.

ở bài này bạn nói


hời kỳ giữa 2 con số 56 tr và 8 tr đó dài tới 100 năm,

tổng hợp cả 2 đoạn này lại.bạn cho rằng khi tam quốc hình thành dân số vẫn giữ nguyên ở con số 50tr ng.vậy hiểu theo ý bạn là trong suốt 100 năm từ thời Đông Hán -> Tây Tấn,thì chỉ riêng lúc Ngụy-Ngô-THục đã hình thành-> Tây Tấn ,mới chết 40tr ng.còn lại các thời kỳ trên là ko đáng kể.

bạn càng nói càng rối thì phải,lập luận trên mâu thuẫn với lập luận dưới.có ngụy biện quá ko?

t hỏi bạn lấy số liệu ở đâu.là hỏi bạn lấy số liệu thời kỳ Tam Quốc hình thành,bạn lấy con số 50tr dân ở đâu ra?chứ ko hỏi bạn thời Đông Hán nhé

@nhachoaloiviet: có thể t sai thật.vì lâu rồi nên nhớ ko rõ ràng.chết 62tr ng,dân Liên Xô chết nhiều nhất,vậy con số 23tr sẽ hợp lý hơn.thank bác!!

Gà làng cờ
10-07-2010, 12:35 AM
Không có đoạn nào, ý nào Gà nói khi Tam Quốc hình thành thì dân số vẫn giữ nguyên 50 tr, bác vui lòng xem lại các bài Gà viết. Bác đừng lầm thời kỳ Tam Quốc hình thành với thời kỳ Cát cứ phân tranh.

Lập luận của Gà có thể diễn giải thế này:

- Thời kỳ cuối Đông Hán, dân số là 50 triệu. Theo cuốn Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê còn nói rằng dân số khi ấy là 58 triệu.

Nếu tính theo tỉ lệ ứng với diện tích, thì vùng đất của Thục chiếm 25%, vậy dân số chiếm khoảng 20%. OK?

- Từ Hoàng Cân đến Cát cứ phân tranh: Chiến tranh chủ yếu ở Trung Nguyên, dân số vung đất của nhà Thục sau này hầu như không bị suy suyển bởi chiến tranh. OK?

- Hết Cát cứ phân tranh thì mới hình thành Tam Quốc Ngụy- Thục- Ngô. Dân Thục khi đó vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh lớn, OK?

- Vậy dân số nhà Thục ở thời kỳ Lưu Bị, vẫn vào cỡ 7-8 triệu, có bất hợp lý không?

- Nếu dân số nước Thục là 7-8 triệu, thì có 80 vạn quân là bình thường, OK?



Còn đây là đoạn cũng trích từ chính wikipedia link (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_Th%E1%BB%A5c_H%C3%A1n):

Năm 222, Lưu Bị dẫn 70 vạn quân, tấn công Đông Ngô để lấy lại Kinh Châu và trả thù cho Quan Vũ. Tuy nhiên, do sai lầm chiến thuật nghiêm trọng, 40 trại của quân Thục bị Lục Tốn đốt cháy và gần như toàn bộ số quân bị tiêu diệt. Đây chính là trận Di Lăng nổi tiếng trong lịch sử Tam Quốc. Lưu Bị thất trận, phải chạy về thành Bạch Đế và một năm sau ông mất ở đó. Kế tục ông là Hậu chủ Lưu Thiện.

123456
10-07-2010, 01:18 AM
bạn lập luận loanh quanh quá.

1: bài ở trên của bạn đã rõ ràng ý như vậy,giờ bạn diễn giải ra loanh quanh,chỉ để lấp liếm đi cái sai của mình

2:


Nếu tính theo tỉ lệ ứng với diện tích, thì vùng đất của Thục chiếm 25%, vậy dân số chiếm khoảng 20%. OK?

- Từ Hoàng Cân đến Cát cứ phân tranh: Chiến tranh chủ yếu ở Trung Nguyên, dân số vung đất của nhà Thục sau này hầu như không bị suy suyển bởi chiến tranh. OK?

- Hết Cát cứ phân tranh thì mới hình thành Tam Quốc Ngụy- Thục- Ngô. Dân Thục khi đó vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh lớn, OK?

- Vậy dân số nhà Thục ở thời kỳ Lưu Bị, vẫn vào cỡ 7-8 triệu, có bất hợp lý không?

- Nếu dân số nước Thục là 7-8 triệu, thì có 80 vạn quân là bình thường, OK?


đây là cách lập luận loanh quanh,và chả có căn cứ nào để tính thế cả

vì trải qua các thời kỳ chiến tranh.người ta thống kê, tính dân số trên toàn Trung Quốc,chứ ko tính trên các vùng nhất định.(bạn ko tính đến yếu tố di cư trong nước-như việc dân chạy theo Lưu BỊ vậy),nên lập luận kiểu vùng này nó có chiến tranh,vùng kia ko có ->dân ở đấy nó giữ nguyên,là rất trẻ con và nông cạn

thứ đến là từ lúc bàn luận với bạn,thấy bạn có cái nhìn về địa lý rất sai lầm,như là việc bạn bảo vùng trung nguyên nhiều hoang mạc,khi hậu khắc nghiệt,hoang sơ ->ít dân.t thử nhìn lại cái bản đồ (bạn post),chả thấy cái hoang mạc nằm trong Trung Nguyên ở đâu cả.lại thường nghe hoang mạc ở TQ nó ở vùng biên giới.chứ có nằm trong nội địa đâu.

thêm 1 cái rất sai lầm trong nhận thức của bạn.là coi dân số là trải đều trên trên mọi diện tích là bằng nhau.bạn cứ 1 mực cho rằng vùng đất Ngụy nó nhiều hoang mạc ->dân ít.trong khi lại lờ đi rằng đất THục toàn núi non,khó sống hơn rất nhiều.vậy là theo bạn,mật độ dân số ở đất Thục ngang với mật độ dân số với vùng Trung Nguyên và nhìn chung là tất cả vùng khác.(bạn có chắc là bạn biết mật độ dân số là j ko?)

nên việc bạn nhân 25% diên tích,tương đương với khoảng 20% dân số vốn đã ko có căn cứ

3: theo đúng những j t quote lại bài của bạn (đây là lần thứ 3)


- Dân số cuối thời Đông Hán là 50 triệu. Diện tích vùng thuộc Ngụy là 40%, của vùng thuộc Ngô là khoảng 35% và của Thục là khoảng 25% (theo bản đồ trang trước) Vậy dân số vùng thuộc Thục cũng phải vào cỡ 20% của 50 triệu, nghĩa là 10 triệu.

rõ ràng bạn đã đánh đồng thời Đông Hán với thời Ngụy-Ngô-Thục.bạn còn diễn giải ra làm j nữa?cho người khác thêm buồn cười

4: t cứ làm 1 con tính đơn giản (theo ý bạn) dân số của Thục khi lập quốc là khoảng 7-8tr.nhưng theo thống kê,khi Thục mất nước.dân số của Thục là 940000 dân. ->trong khoảng 20 năm.Thục đã chết cỡ 6-7tr người.vậy thì kinh quá nhỉ


Diện tích vùng thuộc Ngụy là 40%, của vùng thuộc Ngô là khoảng 35% và của Thục là khoảng 25% (theo bản đồ trang trước) Vậy dân số vùng thuộc Thục cũng phải vào cỡ 20% của 50 triệu, nghĩa là 10 triệu.


Khi nhà Ngụy mất (265), quốc gia này có hơn 663.423 hộ gia đình và 4.190.891

nhà Ngụy chiếm 40% diện tích ->(theo logic của bạn từ nhà Thục) 40% của 50tr là khoảng 20tr khi lập quốc.vậy là sau thời gian này,Ngụy đã chết khoảng 16tr người

phần còn lại là của Ngô,dân số khi lập quốc vào tầm 25% còn lại,là cỡ 12-13tr người.


Đông Ngô có 523.000 hộ, 2.558.000 người

-> sau thời kỳ này,Đông Ngô chết khoảng 10tr người

1 con số kinh khủng nhỉ.nhưng sao t đọc 3quoc,thời kỳ này ko có trận đấu nào đẫm máu =thời kỳ quần hùng phân tranh.mà số người chết lại khủng khiếp vậy nhỉ.bạn giải thích sao về điều này?

(tất cả đều trích từ bài viết của bạn nhé)

-> vậy có đủ căn cứ để t kết luận là bạn bàn luận loanh quanh ko nhỉ?,vì theo những j bạn đã nói,và tính ra nó thật bất hợp lý

Gà làng cờ
10-07-2010, 01:36 AM
Cứ xem như tính toán của Gà vô lý và chẳng có giá trị gì đi. Nhưng đó lại là Gà đang cố chứng minh rằng cái dẫn chứng từ wiki của bác là có giá trị đấy.

Tính toán đó là dựa trên nguồn wiki bác cung cấp mà. Nếu bác nói dân số không thể chết đi 40 triệu trong 100 năm, thì bác đã phủ nhận luôn chính cái bằng chứng của bác đấy. Vậy bác cũng làm sao dựa vào cái nguồn wiki đó để làm dẫn chứng cho bác?

Khi nhà Ngụy mất (265), quốc gia này có hơn 663.423 hộ gia đình và 4.190.891 người trong phạm vi biên giới của mình. Nhà Thục có 280.000 hộ dân số 940.000 người. Đông Ngô có 523.000 hộ, 2.558.000 người[8].

Và:

Thời kỳ Tam quốc này cũng là một trong những thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Điều tra dân số cuối thời kỳ nhà Đông Hán cho con số là khoảng 56 triệu người, trong khi đó điều tra dân số trong thời kỳ đầu nhà Tây Tấn (sau khi Tấn thống nhất Trung Quốc) chỉ còn khoảng 16 triệu người. Cho dù con số thống kê có thể có sai số lớn nhưng hoàn toàn đủ cơ sở để nói rằng phần lớn dân số đã chết vì các cuộc chiến tranh liên miên trong thời kỳ này.

Hai đoạn đó trích từ cùng link bác lấy làm dẫn chứng. Vậy bác hãy phản bác chính cái dẫn chứng của bác đã chứ. Theo chính cái link dẫn chứng đó của bác thì dân số Trung Hoa đã chết 40 triệu trong khoảng từ cuối thời Đông Hán đến đầu Tây Tấn, tức là bao gồm thời Tam Quốc.

Hay là bác bảo cái dẫn chứng của bác đưa ra sai?

123456
10-07-2010, 01:43 AM
Đông Hán ->Tây Tấn là vào khoảng 100 năm bạn nhỉ.

trong khi dân số chết nhiều nhất,nó phải vào thời kỳ Hán suy,Đổng Trác,và quần hùng phân tranh....(thời gian xuát hiện nhiều trận đánh lớn +tàn sát) đến khi tam quốc hình thành.dân số đã ở mức rất thấp rồi và dân số vào thời điểm này bắt đầu hồi phục

chắc bạn cũng nhớ kế sách của Khổng Minh là chia 3 thiên hạ,nhằm mục đích giảm thiểu chiến tranh.nên thời kỳ tam quốc phân tranh,ko có nhiều trận đánh lớn.dân số thời kỳ này chắc chắn ko thể mất nhiều như thời kỳ đẫm máu trước đó (có thể tăng)

đó là toàn bộ những j t muốn nói

vậy đã hợp lý cho bạn chưa vậy?

Gà làng cờ
10-07-2010, 01:48 AM
lâu lắm mới quay lại vấn đề dân số này.may quá tìm đc cái này.chứ cũng lâu rồi nên ko nhớ đc chính xác.bài trước t từng nói Thục dân số thấp,thường thiếu lương.dân số ít hơn 2 nước còn lại nhiều.



nguồn Tam Quốc – Wikipedia tiếng Việt (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_Qu%E1%BB%91c)


Trích lại bài của bác với chính cái link dẫn chứng ấy :)

Trong đó có nói, dân số Trung Quốc đã chết khoảng 40 tr người trong thời Tam Quốc:


Thời kỳ Tam quốc này cũng là một trong những thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Điều tra dân số cuối thời kỳ nhà Đông Hán cho con số là khoảng 56 triệu người, trong khi đó điều tra dân số trong thời kỳ đầu nhà Tây Tấn (sau khi Tấn thống nhất Trung Quốc) chỉ còn khoảng 16 triệu người. Cho dù con số thống kê có thể có sai số lớn nhưng hoàn toàn đủ cơ sở để nói rằng phần lớn dân số đã chết vì các cuộc chiến tranh liên miên trong thời kỳ này.

Nhưng bác lại nói: Không thể nào có chuyện chết 40 tr người trong thời Tam Quốc!

Vậy là bác tự bác bỏ luôn dẫn chứng của chính bác!

Gà giúp bác bằng cách cố chứng tỏ rằng khả năng chết 40 tr người là hoàn toàn có thể. Tiếc là bác không hiểu ý của Gà muốn giúp bác, bác lại lật luôn :D

Gà chả dám nói thêm nữa :D

karma
10-07-2010, 01:49 AM
Nói như thế cũng không làm bật lên sự kém tài của Khổng Minh lắm .Mình nghĩ Khổng Minh đều nhịn nhận được tình hình nhưng ông ta đã quá hợm tài say đòn muốn thống nhất đất nước trước khi qua đời mặc dù biết khả năng thành công gần như không có>>> Mắc sai lầm>>> dùng người sai>>>cố chấp>>>Ông lấy lý do là để trả ơn tri ngộ của Lưu Bị nên còn một hơi thở thì còn chiến đấu chứ không ngồi chơi.Lý do rất cố chấp.
Nếu KM sống thêm 40 năm nữa thì chắc chắn ông sẽ thông nhất đất nước (nhưng mà chỉ là ví dụ thì cũng chả biết thế nào)
Hoang Đường ! Ngồi yên nghe bác gà và các bác uyên bác khác nói chuyện ! Cứ nói leo không ai bắt nết rồi lớn lên không ai sửa được

Gà làng cờ
10-07-2010, 01:51 AM
Đông Hán ->Tây Tấn là vào khoảng 100 năm bạn nhỉ.

trong khi dân số chết nhiều nhất,nó phải vào thời kỳ Hán suy,Đổng Trác,và quần hùng phân tranh....(thời gian xuát hiện nhiều trận đánh lớn +tàn sát) đến khi tam quốc hình thành.dân số đã ở mức rất thấp rồi và dân số vào thời điểm này bắt đầu hồi phục

chắc bạn cũng nhớ kế sách của Khổng Minh là chia 3 thiên hạ,nhằm mục đích giảm thiểu chiến tranh.nên thời kỳ tam quốc phân tranh,ko có nhiều trận đánh lớn.dân số thời kỳ này chắc chắn ko thể mất nhiều như thời kỳ đẫm máu trước đó (có thể tăng)

đó là toàn bộ những j t muốn nói

vậy đã hợp lý cho bạn chưa vậy?



Bác lập luận đoạn này rất đúng, nhưng có mâu thuẫn gì với ý của Gà đâu???

Gà viết: Suốt thời kỳ từ Khăn Vàng đến khi nhà Thục hình thành, dân vùng Thục không phải chịu chiến tranh, nên dân số không bị suy giảm so với cuối thời Đông Hán. Vậy nên Gà (ước đoán) dân Thục khi ấy cỡ 7-8 triệu người.

Gà chỉ chứng tỏ rằng, dân số nước Thục vào đầu thời Tam Quốc là khoảng 7-8 triệu, nên việc La Quán Trung nói quân Thục đem 75 vạn quân đi đánh Ngô, tức là toàn quân Thục cỡ 80 vạn, là điều hoàn toàn có thể.

Còn những cái kết luận xa xôi của bác, đâu phải của Gà?

Đến đây Gà cũng không biết bác định phản biện Gà cái gì nữa!

123456
10-07-2010, 01:58 AM
Trích lại bài của bác với chính cái link dẫn chứng ấy :)

Trong đó có nói, dân số Trung Quốc đã chết khoảng 40 tr người trong thời Tam Quốc:



Nhưng bác lại nói: Không thể nào có chuyện chết 40 tr người trong thời Tam Quốc!

Vậy là bác tự bác bỏ luôn dẫn chứng của chính bác!

Gà giúp bác bằng cách cố chứng tỏ rằng khả năng chết 40 tr người là hoàn toàn có thể. Tiếc là bác không hiểu ý của Gà muốn giúp bác, bác lại lật luôn :D

Gà chả dám nói thêm nữa :D

bạn vẫn ko chịu hiểu là thời tam quốc,người ta tính từ thời kỳ hoạn quan làm loạn,rồi Đổng Trác thao túng,quần hùng phân tranh.....chiến tranh kéo dài liên miên trong nhiều năm. số 40tr dân chết mà bạn muốn tìm nó ở thời kỳ này

còn thời kỳ Ngụy-Ngô-Thục hình thành,đã bắt đầu vào thời kỳ ổn định.các nước thường chiến tranh trên lĩnh vực chính trị nhiều hơn

trong khi lập luận của bạn lại là Ngụy-Ngô-Thục hình thành dân số vốn thế.vậy có thể hiểu ý bạn theo 2 hướng (đều sai)

1: bạn coi Ngụy-Ngô-Thục đã hình thành kể từ khi giặc hoạn quan,rồi ĐỔng Trác v.v..xuất hiện.nhưng bạn nên nhớ mới chỉ xuất hiện những Lưu Bị,Tào Tháo...thôi bạn nhé.chứ 3 nước sau này mới hình thành

2: bạn vốn coi thời kỳ Ngụy-Ngô-Thục hình thành dân số vẫn là 50tr ng.trong khi ng ta tính thời ĐÔng Hán là 50tr ng rồi.trải qua thời kỳ đẫm máu kia,tới khi 3 nước hình thành.dân số vẫn là 50tr ng,vậy thì cả thời kỳ phân tranh thiên hạ,số chết ko đáng kể ah? lại thêm tới thời Tây Tấn tính ra còn 16tr ng,vậy thì qua thời kỳ bình ổn này.số người chết còn lớn hơn cả thời kỳ hỗn loạn kia sao?

đấy là cái sai và sơ hở của bạn đấy ạh!!!

123456
10-07-2010, 02:01 AM
Bác lập luận đoạn này rất đúng, nhưng có mâu thuẫn gì với ý của Gà đâu???

Gà viết: Suốt thời kỳ từ Khăn Vàng đến khi nhà Thục hình thành, dân vùng Thục không phải chịu chiến tranh, nên dân số không bị suy giảm so với cuối thời Đông Hán. Vậy nên Gà (ước đoán) dân Thục khi ấy cỡ 7-8 triệu người.

Gà chỉ chứng tỏ rằng, dân số nước Thục vào đầu thời Tam Quốc là khoảng 7-8 triệu, nên việc La Quán Trung nói quân Thục đem 75 vạn quân đi đánh Ngô, tức là toàn quân Thục cỡ 80 vạn, là điều hoàn toàn có thể.

Còn những cái kết luận xa xôi của bác, đâu phải của Gà?

Đến đây Gà cũng không biết bác định phản biện Gà cái gì nữa!

mình chỉ cố chứng minh cho bạn thấy.dân số của Thục khi mới hình thành đạt đc 7-8tr,thì tổng số dân của thời 3 nước hình thành là 50tr (tính theo tỷ lệ của bạn)

trong khi tính theo vậy thì nó bất hợp lý.chỉ vậy thôi!!

Gà làng cờ
10-07-2010, 02:12 AM
Vậy là bác đã hiểu sai ý Gà. Hoặc là bác cố tình xuyên tạc ý Gà, vì Gà đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần: 40 tr người đó chết trong 100 năm.

Như Gà viết bài trước, Gà coi 100 năm ấy gồm 2 thời kỳ:

- Thời kỳ Hoàng cân + cát cứ phân tranh.

- Thời kỳ dựng nên 3 nước.

Thời kỳ sau Gà gọi đó là Tam Quốc.

Vậy nên các lập luận này của bác sai hết:


1: bạn coi Ngụy-Ngô-Thục đã hình thành kể từ khi giặc hoạn quan,rồi ĐỔng Trác v.v..xuất hiện.nhưng bạn nên nhớ mới chỉ xuất hiện những Lưu Bị,Tào Tháo...thôi bạn nhé.chứ 3 nước sau này mới hình thành

Bác đọc lại bài này của bác coi:


P/S: để làm rõ ở trên.t đang nói về đoạn này của bạn đấy ạh :| (bôi đen)


Dân số cuối thời Đông Hán là 50 triệu. Diện tích vùng thuộc Ngụy là 40%, của vùng thuộc Ngô là khoảng 35% và của Thục là khoảng 25% (theo bản đồ trang trước) Vậy dân số vùng thuộc Thục cũng phải vào cỡ 20% của 50 triệu, nghĩa là 10 triệu. Trung Nguyên tuy rộng nhưng một phần diện tích không nhỏ ở phía Tây và phía Bắc là thảo nguyên và sa mạc, dân số những nơi đó thưa thớt, trừ khu vực phía Đông là sầm uất. Như vậy Gà giả thiết dân số vùng thuộc đất Thục vào cỡ 20% tổng dân số cả Ngô Thục Ngụy, có bất hợp lý không?

vậy là theo bạn khi Ngụy-Ngô-Thục hình thành dân số vốn đã là 50tr rồi.

->khi tam quốc hình thành,đến khi nhà Tấn hình thành,đã chết những 40tr ng

sai,quá sai!!

Xin hỏi cái kết luận in đậm của bác là suy từ đâu ra vậy? Oan cho Gà quá trời :(


2: bạn vốn coi thời kỳ Ngụy-Ngô-Thục hình thành dân số vẫn là 50tr ng.trong khi ng ta tính thời ĐÔng Hán là 50tr ng rồi.trải qua thời kỳ đẫm máu kia,tới khi 3 nước hình thành.dân số vẫn là 50tr ng,vậy thì cả thời kỳ phân tranh thiên hạ,số chết ko đáng kể ah? lại thêm tới thời Tây Tấn tính ra còn 16tr ng,vậy thì qua thời kỳ bình ổn này.số người chết còn lớn hơn cả thời kỳ hỗn loạn kia sao?

Lại xin hỏi bác câu in đậm trong đoạn trên là bác suy từ chỗ nào ra đấy ạ (:|

Bác cứ trích lại những chỗ cụ thể trong bài của Gà khiến bác kết luận như vậy giùm Gà với nào.

Gà làng cờ
10-07-2010, 02:17 AM
mình chỉ cố chứng minh cho bạn thấy.dân số của Thục khi mới hình thành đạt đc 7-8tr,thì tổng số dân của thời 3 nước hình thành là 50tr (tính theo tỷ lệ của bạn)

trong khi tính theo vậy thì nó bất hợp lý.chỉ vậy thôi!!

Chả liên quan gì.

Như Gà nói ở nhiều bài trước: Dân số nước Thục trước đó không hề bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, nên vẫn giữ nguyên so với cuối thời Đông Hán, là cỡ 7-8 triệu.

Trong khi đó Gà vẫn nói rằng vùng Trung Nguyên thời Hoàng Cân, Đổng Trác, cát cứ đánh nhau liên tục.

Vậy đâu có thể kết luận rằng dân số vùng Thục giữ nguyên vì không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, thì dù Trung nguyên bị chiến tranh liên tiếp dân số toàn Trung Quốc vẫn giữ nguyên con số 50 triệu??????

Cái bất hợp lý đó thuộc về suy luận của bác đấy chứ.

123456
10-07-2010, 10:42 AM
bó tay với bạn.sai lè ra mà vẫn cứ cãi cố.

giờ t hỏi bạn,bạn nói rằng thời Đông Hán thống kê có 56tr dân đúng ko ?


Dân số cuối thời Đông Hán là 50 triệu. Diện tích vùng thuộc Ngụy là 40%, của vùng thuộc Ngô là khoảng 35% và của Thục là khoảng 25% (theo bản đồ trang trước) Vậy dân số vùng thuộc Thục cũng phải vào cỡ 20% của 50 triệu, nghĩa là 10 triệu.

vậy là bạn coi,dân số từ thời Đông Hán ->lúc Tam Quốc hình thành của vùng Thục là ko đổi đúng ko?

thế là nhận thức quá nông cạn và sai lầm.bạn có thực sự hiểu những vấn đề cơ bản ko?mà cứ thik bàn những thứ cao siêu trong tam quốc? hay là cái này chưa có ông anh nào dạy cho bạn biết?

t lại phải nói lại,và mong bạn đọc cho kỹ,và cố mà hiểu cái sai lầm của bạn

1:nếu tính như bạn,vậy là bạn đã coi mật độ dân số của Trung Quốc từ thời ĐÔng Hán -> tam quốc phân tranh (Thục-Ngô-Ngụy) là như nhau trong mọi diện tích và mọi thời điểm. 1 lần nữa tôi hỏi bạn,bạn có biết mật độ dân số là j ko?. cái lập luận này của bạn quá trẻ con và kém hiểu biết

ngay đến cái thể kỷ 21 này,mật độ dân số của vùng núi là bao nhiêu người/km2 bạn có biết ko?vùng đồng băng là bao nhiêu người/km2?2 vùng này nó chênh lệch nhau thế nào? vậy mà bạn coi vùng Thục nhiều núi non như vậy,vẫn có đc dân số đáng nể,mật độ ngang vùng đồng bằng.là bạn quá lãng mạn,hay thiếu hiểu biết đây hả bạn?

2: bạn coi vùng Thục xuyên suốt thời kỳ Đổng Trác ->Tam quốc phân tranh ko hề bị dính tí j tới chiến tranh.thật nực cười,bạn có thực sự đọc tam quốc ko hả? hay bạn có thực sự biết được rằng đất Thục gồm những vùng nào? và vùng nào trên lãnh thổ TQ hoàn toàn ko có chiến tranh? và dù ko có chiến tranh thì vùng này có thực sự ko mất mát tí j? bạn có hiểu giặc Hoàng Cân vì sao xuất hiện ko?

3:bạn cố bảo vệ ý kiến của mình 1 cách mù quáng.nên biết mình sai,thậm chí khi t phản biện,bạn còn ko biết phải phản biện lại thế nào.nên chỉ biết cách cãi chầy cãi cối. 1 cái lập luận hết sức sai lầm của bạn. như sau

cứ cho là bạn đúng đi,vậy lúc lập quốc dân số của Thục là 7tr đúng ko?

mà quân Ngụy,Ngô có số dân lớn hơn THục đúng ko?

vậy là dân số của Ngụy ko thể ít hơn 20tr,quân Ngô ko thể ít hơn 15tr đúng ko?

mà thống kê đến lúc Ngụy mất nước,3 nước này dân số cộng lại cũng chỉ 5tr,vậy là trong thời kỳ đc coi là bình ổn nhất của thời tam quốc,chết ít nhất là gần 40tr ng đúng ko?

chính bạn cũng nhận thấy lập luận này là vô lý.nhưng lại ko thể tự hiểu đc nó vô lý thế nào và cố cãi.

bạn đừng nói với t rằng.dân vùng Ngô,Ngụy chết là chủ yếu.nên lúc lập quốc,dân ko đạt được con số kia,mà kém,cùng lắm là=Thục nhé.Thục chưa bao giờ đông dân hơn 2 nước còn lại bạn ah.

và bạn phải hiểu điều này:

nếu bạn coi dân chết chủ yếu của Ngô,Ngụy và vùng Thục vẫn giữ đc con số 7tr dân -> vào thời điểm diễn ra trận Xích Bích,đất Ngô-Thục phải là 2 vùng đông dân nhất nhì TQ,vậy tại sao Tào ko chiếm Thục trước,rồi mới đánh Ngô? hoặc Ngô ở gần ko chiếm vùng THục trước/ mà đợi ông Lưu Bị đến mượn quân,rồi chiếm luôn đất này?

nếu lập luận của bạn là đúng,vậy là Thục-Ngô-Ngụy khi lập quốc,dân số=nhau hết (trong khi ở trên đã chỉ ra,đấy là nhận thức sai lầm về địa lý,thì thôi,t chấp nhận cho bạn)vậy mà sau thời cai trị của Lưu Bị,dân số bị giảm đi nghiêm trọng (7tr->1tr),ko hiểu ông Lưu BỊ cai trị kiểu j bạn nhỉ? mà trận đánh nào lớn thế bạn/ làm dân số chết nhiều thế trong có hơn chục năm (cả 2 nước kia cũng sụt tương tự)

4:t thật thấy nực cười cái lập luận ấu trĩ

thời kỳ chiến tranh toàn TQ,vùng này ko chiến tranh -> dân ko chết.trong khi bạn cũng tự công nhận trong chiến tranh,chết nhiều nhất là dân

nhưng t hỏi thật bạn,bạn có biết tí j về khái niệm di dân ko?

bạn có biết là thời chiến tranh,thì dân có xu hướng chạy đến vùng ít hoặc ko có chiến tranh để sống ko bạn?(chủ yếu là người giàu-vì sao bạn tự nghĩ nhe) và nếu có điều này xảy ra,thì vùng ấy trở thành 1 mảnh đất màu mỡ,sẽ bị các cánh quân nhòm ngó.

trong khi Tào dẫn quân đánh Ngô vì coi vùng này nhiều tiềm năng.chứ có thèm nhìn ngó j đến vùng đất THục ko?

5:đọc đến cái phần bình luận này của bạn,đã thấy nó quá nhiều sơ hở,và kém hiểu biết.khác hẳn các bài khác của bạn.vậy là vấn đề này bạn chưa mót đc bài nào ở 4rum khác,hay đc anh nọ,anh kia giảng cho.nên t cũng ko muốn tốn thời gian thêm để bàn luận với bạn làm j.ai đọc thì người ta tự hiêu.



chào bạn!!

Hello1
10-07-2010, 12:38 PM
Mình thấy gà làng cờ đã ... còn tỏ ra vẻ nguy hiểm .
Còn xin luận bàn 1 chút về Quan Công . Con người ai cũng có điểm yếu , điểm mạnh , ko ai là hoàn hảo cả . Khổng Minh cũng thế , Quan Công cũng thế . Điểm yếu nhất của Quan Công chính là sự kiêu ngạo , cái này ai cũng biết . Chính vì chủ quan khinh địch nên Quan Công đã bị Bàng Đức bắn 1 phát tiễn vào tay và bị thất thế nhưng xin hỏi ai đã dìm 7 đạo quân của Vu Cấm và bắt sống Bàng Đức ? Cũng vì kiêu ngạo nên Quan Công coi thường Tôn Quyền , coi con gái TQ là giống lợn , đúng là vì kiêu ngạo mà chết . Rồi điểm yếu nữa của Quan Công là nặng tình , vì tình mà tha chết cho Tào Tháo tại Hoa Dung tiểu lộ . Ko ai phủ nhận điều đó , nhưng ngược lại Quan Công có bao nhiêu điểm mạnh sao mấy người ko tính đến .
Cái dũng của Quan Công trong Tam Quốc đúng là vô địch . Các tướng Tào ko ai địch nổi Hoa Hùng nhưng QC chỉ 1 đao là lấy mạng , rồi Nhan Lương Văn Sú đó đều là các dũng tướng mà phải đến khi QC ra trận mới lấy được thủ cấp . Nhiêu ông bình như ..... , dù Quan Công có ngựa Xích Thố đi chăng nữa cũng có phải hỏa tiễn đâu mà bảo là chưa kịp chào nhau đã chém 1 cái bay đầu , QC từ xa phi lại , có phải từ đằng sau lưng chém tới đâu mà bảo ko nhìn thấy với ko kịp chào , bó tay. Kể cả khi giao chiến với Bàng Đức , thì ông nào giỏi tiểu tiết xem QC lúc đó bao nhiêu tuổi rồi , nếu tôi nhớ ko nhầm chắc gần 60 thì phải . Cái này thì khỏi bàn nhé .

Rồi ai là người duy nhất được KM giao cho giữ Kinh Châu ? Chỉ có Quan Công mới đủ tài trí làm việc đó mà thôi .
Còn 1 điều cực kỳ quan trọng nhất gửi tới mấy ông đã ko biết gì lại còn tỏ ra vẻ nguy hiểm , có biết bao nhiêu nhà ở Trung Quốc thờ Quan Công ? Kể ra trong đồn cảnh sát của TQ cũng có tượng Quan Công , ông nào đã từng sang Hồng Kông hay biên giới Móng Cái chắc cũng biết , tức là bao nhiêu người dân TQ người ta ngu hết , còn các ông khôn ??? Khôn quá cơ .

Gà làng cờ
10-07-2010, 01:57 PM
@123456: Gà thấy Gà nên dừng việc tranh cãi với bác về điểm đó lại. Nếu bác muốn một chủ đề khác, thì Gà sẽ tiếp tục.

@hello:

Gà có thể ngu lắm chứ :) Vì động đến thần tượng của ai đó, bị chửi là ngu là chuyện thường :)

hai_au106
10-07-2010, 09:27 PM
Mình thấy gà làng cờ đã ... còn tỏ ra vẻ nguy hiểm .
Còn xin luận bàn 1 chút về Quan Công . Con người ai cũng có điểm yếu , điểm mạnh , ko ai là hoàn hảo cả . Khổng Minh cũng thế , Quan Công cũng thế . Điểm yếu nhất của Quan Công chính là sự kiêu ngạo , cái này ai cũng biết . Chính vì chủ quan khinh địch nên Quan Công đã bị Bàng Đức bắn 1 phát tiễn vào tay và bị thất thế nhưng xin hỏi ai đã dìm 7 đạo quân của Vu Cấm và bắt sống Bàng Đức ? Cũng vì kiêu ngạo nên Quan Công coi thường Tôn Quyền , coi con gái TQ là giống lợn , đúng là vì kiêu ngạo mà chết . Rồi điểm yếu nữa của Quan Công là nặng tình , vì tình mà tha chết cho Tào Tháo tại Hoa Dung tiểu lộ . Ko ai phủ nhận điều đó , nhưng ngược lại Quan Công có bao nhiêu điểm mạnh sao mấy người ko tính đến .
Cái dũng của Quan Công trong Tam Quốc đúng là vô địch . Các tướng Tào ko ai địch nổi Hoa Hùng nhưng QC chỉ 1 đao là lấy mạng , rồi Nhan Lương Văn Sú đó đều là các dũng tướng mà phải đến khi QC ra trận mới lấy được thủ cấp . Nhiêu ông bình như ..... , dù Quan Công có ngựa Xích Thố đi chăng nữa cũng có phải hỏa tiễn đâu mà bảo là chưa kịp chào nhau đã chém 1 cái bay đầu , QC từ xa phi lại , có phải từ đằng sau lưng chém tới đâu mà bảo ko nhìn thấy với ko kịp chào , bó tay. Kể cả khi giao chiến với Bàng Đức , thì ông nào giỏi tiểu tiết xem QC lúc đó bao nhiêu tuổi rồi , nếu tôi nhớ ko nhầm chắc gần 60 thì phải . Cái này thì khỏi bàn nhé .

Rồi ai là người duy nhất được KM giao cho giữ Kinh Châu ? Chỉ có Quan Công mới đủ tài trí làm việc đó mà thôi .
Còn 1 điều cực kỳ quan trọng nhất gửi tới mấy ông đã ko biết gì lại còn tỏ ra vẻ nguy hiểm , có biết bao nhiêu nhà ở Trung Quốc thờ Quan Công ? Kể ra trong đồn cảnh sát của TQ cũng có tượng Quan Công , ông nào đã từng sang Hồng Kông hay biên giới Móng Cái chắc cũng biết , tức là bao nhiêu người dân TQ người ta ngu hết , còn các ông khôn ??? Khôn quá cơ .

Lúc solo với Bàng Đức thì Quân Công đã 58 tuổi rồi.Đánh hơn trăm hiệp không phân thắng bại
Ngoài ra Quan Công còn solo với Hoàng Trung cũng đến trăm hiệp không phân thắng bại,lúc đó Trung cũng 60 tuổi
Trong Ngũ Hổ tướng thì chỉ có Triệu Tử Long chưa đấu với ai đến trăm hiệp,còn Trương Phi thì solo với Mã Siêu cũng đến hơn 200 hiệp
1 số trận khác: Lã Bố vs Trưong Phi,Mã Siêu vs Hứa Chử,Hứa Chử vs Điển Vi ...cũng đều đến trăm hiệp không phân thắng bại..

hai_au106
10-07-2010, 09:46 PM
Gà cũng cho rằng KM nhận ra hết cái yếu của Thục, nhưng do ông quá bảo thủ trong đường lối của mình, lại không có một người can gián nên chiến lược ngày càng sai lầm.

Nếu như Khổng Minh cho quân ra khai hoang Đạp Trung ngay từ sớm, thì có lẽ tình hình đã khác. Bởi nguyên nhân chính trong thất bại các chiến dịch Kỳ Sơn và 9 lần đánh Ngụy của Khương Duy sau này, Gà cho là đều vì thiếu lương thảo.

Theo mình thì 6 lần ra Kỳ Sơn của Khổng Minh cũng không phải vô ích đâu.
Ai cũng biết thế của Ngụy quá mạnh,nếu Thục không đánh Ngụy trước thì trước sau gì cũng bị Ngụy nuốt.
Khổng Minh ra Kỳ Sơn để thực hiện chủ trương "tiên phát chế nhân",đánh địch trước để kiềm chế địch,nếu gặp thời thì có thể diệt Ngụy,thống nhất thiên hạ,khôi phục đại nghiệp cho nhà Hán,nếu không thì cũng là 1 cách giữ mình,khiến cho Ngụy phải lo chống đỡ ,không dám sang đánh Thục..

Gà làng cờ
10-07-2010, 10:00 PM
Theo mình thì 6 lần ra Kỳ Sơn của Khổng Minh cũng không phải vô ích đâu.
Ai cũng biết thế của Ngụy quá mạnh,nếu Thục không đánh Ngụy trước thì trước sau gì cũng bị Ngụy nuốt.
Khổng Minh ra Kỳ Sơn để thực hiện chủ trương "tiên phát chế nhân",đánh địch trước để kiềm chế địch,nếu gặp thời thì có thể diệt Ngụy,thống nhất thiên hạ,khôi phục đại nghiệp cho nhà Hán,nếu không thì cũng là 1 cách giữ mình,khiến cho Ngụy phải lo chống đỡ ,không dám sang đánh Thục..

Gà cho rằng việc lục phạt Kỳ Sơn sớm như vậy là chưa đúng thời thế.

Tào Tháo sau khi thua Gia Cát Lượng ở Hán Trung, cũng ngán ngẩm vì hiểm địa nước Thục. Nếu nhà Ngụy còn có ý định đánh Thục thì sẽ nhằm lúc Khổng Minh đi đánh dài hơi Mạnh Hoạch mà tấn công Thục. Nhưng NGụy không có chủ trương ấy.

Vậy nên Gà cho rằng Khổng Minh hoàn toàn có thể lui việc đánh Ngụy lại 5-10 năm, chỉ cần phòng thủ vững ở Hán Trung. Trong những năm ấy lo khai hoang, tích trữ lương thảo, thì những lần ra Kỳ Sơn sau này không đến nỗi nửa chừng lại phải quay về vì thiếu lương.

Đằng này sau khi đánh Mạnh Hoạch lâu ngày ở nơi rừng sâu nước độc về, Khổng Minh đã không dành thời gian bồi dưỡng quân lực mà đã gấp rút chuẩn bị đánh Ngụy ngay.

hai_au106
10-07-2010, 10:08 PM
đọc từ trang đầu thấy quả nhiên bác Gà và bác 123456 đều có những kiến thức lịch sử uyên thâm về Tam Quốc,xem 2 bác tranh luận về lý lẽ cũng thấy mở mang thêm nhiều.
Mình cũng nhất trí với bác Gà về những sai lầm của Gia Cát Luợng trong Tam Quốc,theo mình thì tổng hợp lại,ông ta có những sai lầm chiến lược sau:

Sai lầm 1: Thất thủ Kinh Châu
Năm 219, Quan Vũ lúc bấy giờ trấn thủ Kinh Châu đã đem quân tấn công quân Tào Tháo và chém Bàng Đức, nhưng lại mất cảnh giác với quân của Tôn Quyền mà không để ý rằng Tôn Quyền đang có âm mưu lấy lại Kinh Châu. Kết quả Kinh Châu bị mất và Quan Vũ, Quan Bình (con Quan Vũ) đã bị chết.

Đối với việc này, Quan Vũ chịu trách nhiệm trực tiếp, nhưng vì Gia Cát Lượng không chỉ đạo cặn kẽ cho Quan Vũ nên gây sai lầm lớn. Ông chưa nhận thức đủ nhược điểm của Quan Vũ là người nóng tính kiêu ngạo nên đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, mặc dù trước khi ông theo Huyền Đức rút khỏi Kinh Châu cũng đã từng dặn Quan Vũ 8 chữ vàng "Bắc cự Tào Tháo, đông hòa Tôn Quyền". Tin tức Kinh Châu thất bại báo về, cả Lưu Bị và Gia Cát Lượng đều hối hận nhưng trở tay không kịp.

Sai lầm 2: Thất bại bi thảm tại Hồ Đình, Tỷ Quy
Thất bại thứ hai là thất bại Hồ Đình vào năm 222. Mùa hạ năm 221, vừa lên ngôi Lưu Bị đã muốn lấy lại Kinh Châu và năm đó, mượn danh nghĩa trả thù cho Quan Vũ nên đã tuyên bố tuyệt giao với Đông Ngô, đem 70 vạn đại quân tiến đánh Đông Ngô.

Lưu Bị đánh Đông Ngô là vi phạm sách lược “liên Ngô chống Tào” của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng biết rõ đánh Ngô hại nhiều hơn lợi, nhưng lại không tận tâm tận lực can ngăn Lưu Bị, để mặc Lưu Bị thân chinh dẫn quân đông chinh, nên dẫn đến thất bại bi thảm Hồ Đình, Tỷ Quy, sau chết ở thành Bạch Đế.

Sai lầm 3: Không theo kế của Nguỵ Diên chiếm Trường An
Khi Khổng Minh ra Kì Sơn lần thứ nhất, Nguỵ Diên đã hiến một kế tuy mạo hiểm nhưng cực hay: đi theo hang Tý Ngọ chỉ một trận là chiếm được toàn bộ Tây Trường An (phò mã Hạ Hầu Mậu trấn giữ vốn là tướng Ngụy vô mưu). Nhưng Gia Cát Lượng nhất quyết không nghe, cứ nhất nhất áp đặt ý kiến cho rằng đây là hành động vô cùng mạo hiểm, các tướng Nguỵ ắt đã có đề phòng - Nhưng ông lại không hề cho thám báo thăm dò việc này. Đây cũng là một việc rất cần thiết để cầu sự chiến thắng trong hoàn cảnh chiến tranh giằng co kéo dài mà chưa bên nào thực sự chiếm điều lợi hơn bên nào. Nếu thực hiện theo kế sách của Ngụy Diên (mà thành công), theo nhiều nhà quân sự, có thể cục diện Tam Quốc sẽ thay đổi rất lớn theo hướng có lợi cho nhà Thục.

Nói về chuyện đối xử với Ngụy Diên, Gia Cát Lượng cũng chứng tỏ sự đố kỵ của mình. Các nhà phân tích cho rằng: Ngụy Diên làm phản, chính vì Gia Cát Lượng gieo vào lòng ông tư tưởng phản trắc mà thôi.

Vừa mới gặp Ngụy Diên, Gia Cát Lượng đã thét quân chém đầu vì lý do: Kẻ làm thuộc hạ mà phản chủ cầu vinh (trong khi đó, Gia Cát Lượng cũng từng thu nạp biết bao hàng tướng với lý do: từ bỏ chỗ tối về với chỗ sáng).

Rồi sau đó Gia Cát Lượng liên tiếp trù dập Ngụy Diên. Ra quân thì chuyên cho Diên làm tiên phong, nhưng dâng kế nào cũng không nghe, bày mưu nào cũng không dùng. Như vậy thì làm sao Ngụy Diên - một tướng tài - có thể đội trời chung với Gia Cát Lượng, có thể toàn tâm toàn lực phục vụ cho nhà Thục?!

Sai lầm 4: Làm mất Nhai Đình
Nhai Đình là yết hầu của Hán Trung. Hán Trung là địa bàn chiến lược của nước Thục. Gia Cát Lượng hiểu rất rõ tầm quan trọng của Nhai Đình, nên khi cử Mã Tốc trấn giữ, đã bắt ông này phải viết bản quân lệnh, nếu để mất là phải chém đầu.
Sự cẩn thận này không thừa, nhưng điều đó phỏng có ích gì khi Gia Cát Lượng đã nhìn người không đúng. Trước khi chết, Lưu Bị từng dặn Khổng Minh rằng: “Mã Tốc là kẻ chỉ có hoa ngôn, không có thực tài, quyết không nên trọng dụng vào những việc lớn”.

Vậy nhưng Gia Cát Lượng không nghe, vẫn trao yết hầu của nước Thục vào tay kẻ chỉ biết cúc cung tận tuỵ với chính bản thân mình, mà không có thực tài thực học; Kẻ luôn tự cho mình là thông thạo binh pháp ấy, không đóng quân ở giữa ngã ba đường núi - theo như sự can gián của phó tướng Vương Bình, mà lại mang toàn quân lên đóng... trên đỉnh núi (Vương Bình chỉ được chia cho 5 nghìn quân đóng trại khác để tạo thế ỷ giốc?!). Và kết cục là Mã Tốc bại trận thảm hại tại Nhai Đình, 25 vạn quân Thục bị Tư Mã Ý cùng 2 con trai chia binh bao vây chặt, đánh cho tan tác, cuối cùng nhờ Tư Mã Ý chủ động mở một góc trận tha cho tàn quân Thục rút lui, Mã Tốc mới được toàn mạng trở về, Nhai Đình được trao cho quân Ngụy một cách dễ dàng như thế?!

Sai lầm 5: Tự làm suy yếu đất nước
Với tham vọng lớn thống nhất Trung Nguyên, Gia Cát Lượng 6 lần ra Kỳ Sơn đều thất bại, do nguyên nhân nôn nóng đánh giặc, chuẩn bị lương thảo không đầy đủ, hoặc sức của địch quá mạnh, hoặc nội tình nước Thục mâu thuẫn mà nửa chừng phải lui quân. Việc đánh nhau liên miên, không tích trữ được quân lương, của cải, khiến đất nước suy kiệt nhanh chóng và lòng dân ai oán.

Sai lầm 6: Phò tá kẻ bất tài, hoang dâm vô độLưu Bị trước khi chết đã uỷ thác việc nước cho Gia Cát Lượng, nói rằng: “Tài năng của ông cao hơn Tào Tháo gấp 10 lần, nhất định có thể làm cho nước nhà ổn định, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. Nếu như ấu chúa không làm nên công việc lớn, mong ông giúp đỡ, còn như nó bất tài thực sự, ông có thể tự mình thay nó”. Lưu Bị còn để lại di chúc bắt Lưu Thiện phải kính nể Gia Cát Lượng như cha đẻ.

Lưu Thiện nối ngôi Thục đế mới 17 tuổi không có tài, Gia Cát Lượng phải lo lắng toàn cục, chỉnh đốn nội bộ và chấn chỉnh lực lượng. Mặc dù biết rằng lời Lưu Bị nói cốt là để khiến ông tận tụy với trách nhiệm phò tá Lưu Thiện mà không có ý soán đoạt ngôi vị, nhưng thấy Lưu Thiện hoang dâm vô độ, tin dùng bọn hoạn quan nịnh thần, không hề lo cho vận mệnh quốc gia, mặc dù ông có đủ quyền hành - và cả nghĩa vụ phải diệt trừ tận gốc mầm mống gây hoạ cho đất nước, đưa Thục lớn mạnh như di huấn của Lưu Bị, nhưng Gia Cát Lượng quyết giữ đạo nghĩa cổ hủ, làm "bề tôi trung" đến lúc chết chứ không trái mệnh với hậu chủ Lưu Thiện, để mặc bọn hoạn quan tiếp tục lộng hành. Kết quả Thục suy yếu rồi sau bị diệt vong.

hai_au106
10-07-2010, 10:18 PM
Mình thấy gà làng cờ đã ... còn tỏ ra vẻ nguy hiểm .
Còn xin luận bàn 1 chút về Quan Công . Con người ai cũng có điểm yếu , điểm mạnh , ko ai là hoàn hảo cả . Khổng Minh cũng thế , Quan Công cũng thế . Điểm yếu nhất của Quan Công chính là sự kiêu ngạo , cái này ai cũng biết . Chính vì chủ quan khinh địch nên Quan Công đã bị Bàng Đức bắn 1 phát tiễn vào tay và bị thất thế nhưng xin hỏi ai đã dìm 7 đạo quân của Vu Cấm và bắt sống Bàng Đức ? Cũng vì kiêu ngạo nên Quan Công coi thường Tôn Quyền , coi con gái TQ là giống lợn , đúng là vì kiêu ngạo mà chết . Rồi điểm yếu nữa của Quan Công là nặng tình , vì tình mà tha chết cho Tào Tháo tại Hoa Dung tiểu lộ . Ko ai phủ nhận điều đó , nhưng ngược lại Quan Công có bao nhiêu điểm mạnh sao mấy người ko tính đến .
Cái dũng của Quan Công trong Tam Quốc đúng là vô địch . Các tướng Tào ko ai địch nổi Hoa Hùng nhưng QC chỉ 1 đao là lấy mạng , rồi Nhan Lương Văn Sú đó đều là các dũng tướng mà phải đến khi QC ra trận mới lấy được thủ cấp ..

Thực ra Hoa Hùng không phải do Quan Công giết đâu,đó là hư cấu thôi
Trong Tam Quốc mình vừa phát hiện ra có mấy tình tiết hư cấu sau:
:

1. Quan Vũ giết Hoa Hùng: Truyện Tam quốc diễn nghĩa kể Quan Vũ chém Hoa Hùng trong nháy mắt, khi chén rượu mời của Tào Tháo trước khi ra trận còn nóng. Nhưng thực tế theo sử sách thì người giết Hoa Hùng, bộ tướng của đổng Trác là Tôn Kiên, người khai nghiệp ở Giang đông.

2. Thuyền cỏ mượn tên: Trong trận Xích Bích nổi tiếng, có tình tiết Gia Cát Lượng đi cùng Lỗ Túc và 30 thuyền cỏ trong sương mù, khiến Tào Tháo không dám xuất quân mà chỉ bắn tên ra. Thế là hàng chục vạn mũi tên cắm vào thuyền cỏ quay ngang. Gia Cát Lượng thu tên về nộp cho Chu Du. Sự thực việc dùng “thuyền cỏ mượn tên” là do chính Tôn Quyền thực hiện.

3. “Sinh Du hà sinh Lượng?”: Tam quốc diễn nghĩa kể chuyện Gia Cát Lượng 3 lần chọc tức Chu Du khiến Du tức phải than: “Trời sinh Du sao còn sinh Lượng?” rồi chết. Sự thực là Chu Du chết bệnh trong quân ngũ, không liên quan đến việc bị Gia Cát Lượng chọc tức.

cothe2010
10-07-2010, 10:27 PM
Theo mình thì 6 lần ra Kỳ Sơn của Khổng Minh cũng không phải vô ích đâu.
Ai cũng biết thế của Ngụy quá mạnh,nếu Thục không đánh Ngụy trước thì trước sau gì cũng bị Ngụy nuốt.
Khổng Minh ra Kỳ Sơn để thực hiện chủ trương "tiên phát chế nhân",đánh địch trước để kiềm chế địch,nếu gặp thời thì có thể diệt Ngụy,thống nhất thiên hạ,khôi phục đại nghiệp cho nhà Hán,nếu không thì cũng là 1 cách giữ mình,khiến cho Ngụy phải lo chống đỡ ,không dám sang đánh Thục..

Tôi nghĩ ý kiến bạn rất có lý. Dồn binh lâu ngày ko ra trận thì binh đâm lười biếng, ko có ý chí. Vả lại lần ra kỳ sơn đầu tiên thì Gia cát lượng cũng biết đối thủ mình là Tư Mã Ý nên tìm cách ly gián để vua Ngụy ko dùng Ý(Lượng chỉ ngại mỗi mình Ý mà thôi) để có thể giành chiến thắng. Bởi vậy chủ trương của KM là đánh nhanh, tranh thủ việc Tư Mã Ý chưa được trọng dụng mà tiến công giành thắng lợi là điều hợp lý.

Chuyện tiến công đánh Ngụy ko phải chỉ đơn giản dừng lại ở đó. Theo tôi nghĩ thì KM cũng muốn cho các tướng lĩnh theo mình có ý chí, quyết tâm mà tận tụy với nước nhà chinh phạt Ngụy sau khi ông lìa đời . Đặc biệt là Khương Duy - người đã theo ông và nuôi lớn ý chí sau khi KM Bắc phạt ko thành công. Bởi vậy, sau khi KM mất Duy vẫn kế tục ý chí chinh chiến của Gia Cát mà thi hành.Và như ta đã biết, sau thời gian theo KM Bắc phạt Duy đã học hỏi được rất nhiều.Ngoài ra về vấn đề sức khỏe, KM chắc chắn sau khi đánh Nam Man , tự biết mình khó có thể sống lâu nên muốn gấp đánh Ngụy cũng là điều dễ hiểu, chỉ cần quân dân đồng lòng, lương thực đầy đủ thì việc khởi quân chinh phạt là hợp lý.
Còn như ta đã biết, người giỏi dụng binh thì đánh chiếm lấy lương thảo giặc làm lương cho mình, cướp vũ khí giặc làm vũ khí cho mình. Trong nhiều trận đánh KM thu được nhiều lương thảo và khí giới như vậy là người hiểu rõ binh pháp, trưng binh nhiều lần nhưng vẫn ko gây tốn kém nhiều cho quốc gia là như vậy. Tuy ko chiến thắng toàn cục nhưng những trận thắng làm sĩ khí của quân Thục càng tăng, lòng dân càng tin tưởng, đó là 1 điều rất có lợi cho những trận đánh sau này.

Việc bạn nói khởi binh là 1 cách giữ mình tôi cũng đồng tình, vì nếu đợi lúc KM già yếu quá mới khởi binh thì lúc đó chắc cũng khó mà giữ được mình . Mà mạng KM còn ko giữ được thì nhà Ngụy chiếm thời cơ mà tấn công Thục ngay..

Còn 1 điều cuối nữa, nhưng thật tôi cũng ko muốn tranh luận chút nào về vấn đề này: những sai lầm mà bạn kể trên , dựa vào những bài của bạn Gà thì tôi cho bạn còn phải suy nghĩ nhiều, tham khảo nhiều hơn cũng như tư duy cho chính xác vào vì những điều đó chưa hợp lý.Nếu bạn đã từng đọc binh pháp thì bạn sẽ tự nghĩ ra. Tôi chỉ có chút góp ý vậy, mong bạn đừng để bụng, xin chào.

hai_au106
10-07-2010, 10:39 PM
hix!! rõ ràng đọc tài liệu thống kê ở trên.dân số của Ngụy đông nhất trong 3 nước.mới chỉ vào cỡ 4,2tr ng (4200 vạn) thôi mà.bạn lấy đâu ra con số 50tr vậy??



thời kỳ tam quốc,đông dân nhất cũng chỉ cỡ 5,6tr dân thôi bạn ah!!

vừa nãy bạn bảo lấy con số 80 vạn trong tam quốc,giờ lại bảo là phỏng đoán.vậy là sao??bạn nên có cái nhìn tổng thể hơn về vấn đề rồi bàn tiếp nhé.tôi đọc tam quốc,nếu nhớ ko nhầm.quân của Tào lúc đông nhất,cũng chỉ cỡ 80 vạn quân (sau khi diệt đc Viên Thiệu) ấy là Tháo còn chôn sống 7 vạn hàng binh của Viên Thiệu.




Bác này lấy đâu ra tài liệu Tào Tháo chôn sống 7 vạn hàng binh của Viên Thiệu thế?

hai_au106
10-07-2010, 11:09 PM
Tôi nghĩ ý kiến bạn rất có lý. Dồn binh lâu ngày ko ra trận thì binh đâm lười biếng, ko có ý chí. Vả lại lần ra kỳ sơn đầu tiên thì Gia cát lượng cũng biết đối thủ mình là Tư Mã Ý nên tìm cách ly gián để vua Ngụy ko dùng Ý(Lượng chỉ ngại mỗi mình Ý mà thôi) để có thể giành chiến thắng. Bởi vậy chủ trương của KM là đánh nhanh, tranh thủ việc Tư Mã Ý chưa được trọng dụng mà tiến công giành thắng lợi là điều hợp lý.

Chuyện tiến công đánh Ngụy ko phải chỉ đơn giản dừng lại ở đó. Theo tôi nghĩ thì KM cũng muốn cho các tướng lĩnh theo mình có ý chí, quyết tâm mà tận tụy với nước nhà chinh phạt Ngụy sau khi ông lìa đời . Đặc biệt là Khương Duy - người đã theo ông và nuôi lớn ý chí sau khi KM Bắc phạt ko thành công. Bởi vậy, sau khi KM mất Duy vẫn kế tục ý chí chinh chiến của Gia Cát mà thi hành.Và như ta đã biết, sau thời gian theo KM Bắc phạt Duy đã học hỏi được rất nhiều.Ngoài ra về vấn đề sức khỏe, KM chắc chắn sau khi đánh Nam Man , tự biết mình khó có thể sống lâu nên muốn gấp đánh Ngụy cũng là điều dễ hiểu, chỉ cần quân dân đồng lòng, lương thực đầy đủ thì việc khởi quân chinh phạt là hợp lý.
Còn như ta đã biết, người giỏi dụng binh thì đánh chiếm lấy lương thảo giặc làm lương cho mình, cướp vũ khí giặc làm vũ khí cho mình. Trong nhiều trận đánh KM thu được nhiều lương thảo và khí giới như vậy là người hiểu rõ binh pháp, trưng binh nhiều lần nhưng vẫn ko gây tốn kém nhiều cho quốc gia là như vậy. Tuy ko chiến thắng toàn cục nhưng những trận thắng làm sĩ khí của quân Thục càng tăng, lòng dân càng tin tưởng, đó là 1 điều rất có lợi cho những trận đánh sau này.

Việc bạn nói khởi binh là 1 cách giữ mình tôi cũng đồng tình, vì nếu đợi lúc KM già yếu quá mới khởi binh thì lúc đó chắc cũng khó mà giữ được mình . Mà mạng KM còn ko giữ được thì nhà Ngụy chiếm thời cơ mà tấn công Thục ngay..

Còn 1 điều cuối nữa, nhưng thật tôi cũng ko muốn tranh luận chút nào về vấn đề này: những sai lầm mà bạn kể trên , dựa vào những bài của bạn Gà thì tôi cho bạn còn phải suy nghĩ nhiều, tham khảo nhiều hơn cũng như tư duy cho chính xác vào vì những điều đó chưa hợp lý.Nếu bạn đã từng đọc binh pháp thì bạn sẽ tự nghĩ ra. Tôi chỉ có chút góp ý vậy, mong bạn đừng để bụng, xin chào.

6 sai lầm của Gia Cát Lượng tôi cũng chỉ nêu ra cho mọi người tham khảo thôi,nếu tranh luận thì vô cùng lắm,vì mọi người ai cũng đọc thuộc làu Tam Quốc,và mỗi người 1 ý kiến và phân tích của riêng mình mà.
Còn về cái tài của GCL thì đã quá nhiều người ngợi ca rồi,có nói thêm cũng bằng thừa thôi,chả thế mà người Trung Quốc vẫn gọi ông ta là Vạn Đại Quân Sư (vị quân sư muôn đời mà)...

Gà làng cờ
10-07-2010, 11:27 PM
BÁc cothe nói không phải là không hợp lý.

Bởi chúng ta đều là người ngoài cuộc, bàn bạc sự việc khi nó đã kết thúc rồi, nên mới có giả thiết thế này thế kia. Nếu là người trong cuộc, Gà nghĩ chúng ta cũng khó có thể đưa ra được sách gì hay hơn.

Tuy vậy Gà vẫn muốn cùng các bác tranh luận, mổ xẻ sâu hơn, không dừng lại ở việc tán tụng những điều La lão viết.

Bây giờ quay lại bài viết của bác Cothe:


Dồn binh lâu ngày ko ra trận thì binh đâm lười biếng, ko có ý chí

Bác cho rằng lâu đến bao lâu thì sẽ sinh lười biếng, trễ nải? Khi xưa Sở Chiêu Vương bỏ 10 năm liền để dưỡng sức quân đội, sau đó thì đánh đâu được đó. Khổng Minh đánh Ngụy còn khó khăn và lâu dài hơn trăm phần, lẽ ra việc dưỡng sĩ tích lương càng phải làm cẩn thận hơn chứ?

Binh pháp Tôn Tử nói: Đội quân thắng trận là đội quân đã chuẩn bị sẵn cho mình các yếu tố để dành chiến thắng. Đội quân thua trận là đội quân mà khi ra quân rồi mới đi tìm chiến thắng. Binh pháp nhấn mạnh đến việc chuẩn bị kỹ lưỡng các yếu tố dành thắng lợi là quan trọng đến mức nào.


Theo tôi nghĩ thì KM cũng muốn cho các tướng lĩnh theo mình có ý chí, quyết tâm mà tận tụy với nước nhà chinh phạt Ngụy sau khi ông lìa đời . Đặc biệt là Khương Duy - người đã theo ông và nuôi lớn ý chí sau khi KM Bắc phạt ko thành công.

Nếu vậy, thì lẽ ra KM nên phát hiện và bồi dưỡng thêm nhiều học trò mới phải, để họ gánh vác sự nghiệp của ông chứ? Chẳng lẽ chỉ dựa vào một mình Khương Duy? Sau này Khương Duy đánh Ngụy, ngoài hai bộ tướng cũ là Trương Dực và Liêu Hóa, cộng thêm Hạ Hầu Bá xin hàng, trong đội quân nước Thục chả còn ai đáng kể nữa.


Ngoài ra về vấn đề sức khỏe, KM chắc chắn sau khi đánh Nam Man , tự biết mình khó có thể sống lâu nên muốn gấp đánh Ngụy cũng là điều dễ hiểu, chỉ cần quân dân đồng lòng, lương thực đầy đủ thì việc khởi quân chinh phạt là hợp lý.

Chỗ in đậm: bác nói có lý, Gà cũng cho đó là lý do khiến KM vội vàng đánh Ngụy, dù nguy cơ bị Ngụy xâm lược là chưa hề rõ ràng. Nhưng bác có nghĩ rằng việc đánh nhau liên miên không cho quân sĩ nghỉ ngơi, lại khiến Thục càng ngày càng thua kém đi không?

Và có một điều này, không biết các bác có để ý không: Nước Ngụy sau khi Tào Tháo mất, hễ còn đánh nhau với bên ngoài thì còn vững, hễ yên ổn thì có đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực. Đầu tiên là việc Tào Chân dèm pha Tư Mã Ý, sau này là việc Tào Sảng tiếm quyền, rồi họ Tư Mã tiếm quyền. Bởi các bộ hạ cũ của Tào Tháo đều là người tài giỏi và lập được nhiều công to, nếu không có một ông chủ giỏi như Tào Tháo thì dễ mỗi người đi một hướng. Vậy nên nước Ngụy, nếu còn phải đối phó với bên ngoài thì nội bộ thống nhất, hễ bình yên thì dễ sinh loạn. Vậy nên Gà cho rằng KM chỉ cần thủ vững Hán Trung, hoàn toàn chưa cần đánh Ngụy vội vàng như vậy.

hai_au106
10-07-2010, 11:47 PM
theo mình thì Khổng Minh tuy tài giỏi,biết nhìn xa trông rộng nhưng vẫn có những sai lầm đáng trách,sai lầm trong việc dùng Mã Tốc giữ Nhai Đình là đáng kể nhất,tiếp đến là sai lầm Không theo kế của Nguỵ Diên chiếm Trường An
Khi Khổng Minh ra Kì Sơn lần thứ nhất, Nguỵ Diên đã hiến một kế tuy mạo hiểm nhưng cực hay: đi theo hang Tý Ngọ chỉ một trận là chiếm được toàn bộ Tây Trường An (phò mã Hạ Hầu Mậu trấn giữ vốn là tướng Ngụy vô mưu). Nhưng Gia Cát Lượng nhất quyết không nghe, cứ nhất nhất áp đặt ý kiến cho rằng đây là hành động vô cùng mạo hiểm, các tướng Nguỵ ắt đã có đề phòng - Nhưng ông lại không hề cho thám báo thăm dò việc này. Đây cũng là một việc rất cần thiết để cầu sự chiến thắng trong hoàn cảnh chiến tranh giằng co kéo dài mà chưa bên nào thực sự chiếm điều lợi hơn bên nào. Nếu thực hiện theo kế sách của Ngụy Diên (mà thành công), theo nhiều nhà quân sự, có thể cục diện Tam Quốc sẽ thay đổi rất lớn theo hướng có lợi cho nhà Thục.

cothe2010
11-07-2010, 12:05 AM
Bác cho rằng lâu đến bao lâu thì sẽ sinh lười biếng, trễ nải? Khi xưa Sở Chiêu Vương bỏ 10 năm liền để dưỡng sức quân đội, sau đó thì đánh đâu được đó. Khổng Minh đánh Ngụy còn khó khăn và lâu dài hơn trăm phần, lẽ ra việc dưỡng sĩ tích lương càng phải làm cẩn thận hơn chứ?

Binh pháp Tôn Tử nói: Đội quân thắng trận là đội quân đã chuẩn bị sẵn cho mình các yếu tố để dành chiến thắng. Đội quân thua trận là đội quân mà khi ra quân rồi mới đi tìm chiến thắng. Binh pháp nhấn mạnh đến việc chuẩn bị kỹ lưỡng các yếu tố dành thắng lợi là quan trọng đến mức nào..

Ra sao gọi là chuẩn bị kỹ lưỡng hơn? Lương thảo, lòng quân - dân đều thuận mà chiến đấu, binh lực có thể nói là khá hùng mạnh. Tư Mã Ý bị ly gián là thời cơ chín muồi. Hội đủ từng đó mà bạn bảo chưa kỹ lưỡng là sao?Tôi thấy đâu có yếu tố nào nói đến sự già yếu, mệt mỏi của quân sĩ, thiếu thốn lương thảo mà bạn bảo là cần dưỡng sĩ tích lương .


Nếu vậy, thì lẽ ra KM nên phát hiện và bồi dưỡng thêm nhiều học trò mới phải, để họ gánh vác sự nghiệp của ông chứ? Chẳng lẽ chỉ dựa vào một mình Khương Duy? Sau này Khương Duy đánh Ngụy, ngoài hai bộ tướng cũ là Trương Dực và Liêu Hóa, cộng thêm Hạ Hầu Bá xin hàng, trong đội quân nước Thục chả còn ai đáng kể nữa.

Đâu phải ai cũng nhận bừa làm học trò được hả bạn. Đâu phải ai cũng hiểu được tâm tư, nguyện vọng, cách dùng binh-bố trận của ông được. Tâm lý của 1 cao nhân đâu phải như thầy cô giáo dạy thêm ngoài giờ thời nay được. Vả lại người thống soái giỏi giang có thể chỉ huy cả hàng vạn binh chẳng hạn như Hàn Tín xưa kia cũng là 1 ví dụ điển hình. Việc chỉ nhận mình Khương Duy làm truyền nhân là hợp lý lắm.




Chỗ in đậm: bác nói có lý, Gà cũng cho đó là lý do khiến KM vội vàng đánh Ngụy, dù nguy cơ bị Ngụy xâm lược là chưa hề rõ ràng. Nhưng bác có nghĩ rằng việc đánh nhau liên miên không cho quân sĩ nghỉ ngơi, lại khiến Thục càng ngày càng thua kém đi không?

Tài lực của quốc gia phàm tiêu phí vào việc binh đao lâu dài rõ ràng ko có lợi. Nhưng bạn thử nghĩ những chiến thắng liên tục của KM, việc cướp nhiều lương thảo, khí giới và sinh mạng của quân Ngụy. Trong khi đó KM cũng ko phải đi chinh chiến xa(từ Hán Trung ra Kỳ Sơn) thì điều này ko làm cho Thục ko thể nào ngày càng thua Ngụy được. Vả lại tinh thần quân sĩ lại lên rất cao, lúc cho về nghỉ ngơi họ còn chả thèm về thì đâu phải tại KM quá khắt khe với quân sĩ, ko cho họ nghỉ ngơi???

Những chiến thắng ở những giai đoạn khác nhau thường có những ý nghĩa khác nhau. Việc xem xét binh pháp cứng nhắc sẽ gây ra những hậu quả ko hay nếu đối phương cũng là người thông thạo binh pháp



Vậy nên nước Ngụy, nếu còn phải đối phó với bên ngoài thì nội bộ thống nhất, hễ bình yên thì dễ sinh loạn. Vậy nên Gà cho rằng KM chỉ cần thủ vững Hán Trung, hoàn toàn chưa cần đánh Ngụy vội vàng như vậy.

Bình đoạn kết của bạn: Nếu chỉ ngồi đợi quân Ngụy tự gây mất nội bộ bất hòa, hoặc giả triều đình có biến cũng là chuyện rất khó. Vì Tư Mã Ý là 1 nhân vật kiệt xuất, có khả năng hình thành thế ổn định cho nhà Ngụy vì thực chất Ý vẫn chưa có ý định tiếm quyền lúc bấy giờ..

Gà làng cờ
11-07-2010, 12:56 AM
Ra sao gọi là chuẩn bị kỹ lưỡng hơn? Lương thảo, lòng quân - dân đều thuận mà chiến đấu, binh lực có thể nói là khá hùng mạnh. Tư Mã Ý bị ly gián là thời cơ chín muồi. Tôi thấy đâu có yếu tố nào nói đến sự già yếu, mệt mỏi của quân sĩ, thiếu thốn lương thảo mà bạn bảo là cần dưỡng sĩ tích lương .



Nếu chỉ đánh 1 trận, thì điều bác nói là còn hợp lý. Nhưng đây là đánh cả một chiến dịch dài hàng chục năm trời, nếu không xây dựng một chính quyền cùng với kinh tế vững chắc thì liệu có đủ sức đánh dài hơi?


Đâu phải ai cũng nhận bừa làm học trò được hả bạn. Đâu phải ai cũng hiểu được tâm tư, nguyện vọng, cách dùng binh-bố trận của ông được. Tâm lý của 1 cao nhân đâu phải như thầy cô giáo dạy thêm ngoài giờ thời nay được. Vả lại người thống soái giỏi giang có thể chỉ huy cả hàng vạn binh chẳng hạn như Hàn Tín xưa kia cũng là 1 ví dụ điển hình. Việc chỉ nhận mình Khương Duy làm truyền nhân là hợp lý lắm.

Chỗ này bác nói khá gượng ép: Tuy chỉ cần 1 người kiệt xuất có thể chỉ huy hàng vạn binh lính, nhưng dưới tay người ấy vẫn cần những phụ tá đắc lực. Như dưới tay KM có Quan Hưng Trương Bào, Triệu Vân, Ngụy Diên, Liêu Hóa Trương Dực làm tướng võ, Phí Vỹ Tưởng Uyển làm đối nội. Hay như dưới tay Tào Tháo có ngàn viên tướng giỏi, mưu sĩ trăm người. Dưới tay Khương Duy có ai? Trương Dực Liêu Hóa đã già làm tướng võ, Hạ Hầu Bá làm tham mưu. Với bộ sậu ấy liệu có thể tiến xa?

KM chỉ cần mình Khương Duy làm đệ tử truyền tâm, nhưng chỉ như vậy mà mong là sự nghiệp của mình sẽ được kế tục và thắng lợi được sao? Ngoài một học trò xuất sắc ra, người thầy cũng cần đào tạo nhiều học trò khá nữa chứ nhỉ :-w


Nhưng bạn thử nghĩ những chiến thắng liên tục của KM, việc cướp nhiều lương thảo, khí giới và sinh mạng của quân Ngụy. Trong khi đó KM cũng ko phải đi chinh chiến xa thì điều này ko làm cho Thục ko thể nào ngày càng thua Ngụy được.

Chỗ này bác đã khuếch đại lên hơi quá. Trong truyện nói rõ: tiền lương tập trung nhiều ở Tây Xuyên, vận chuyển ra Hán Trung rất khó khăn. Lương thực của quân Thục không dư dả gì, Cẩu An tải lương đến chậm 10 ngày khiến Gia Cát Lượng nổi giận muốn chém. Và thiệt hại của quân Thục trong 6 lần phạt Ngụy của KM không nhỏ, Gà sẽ thống kê lại cái này và trả lời trong bài sau.

Trong quân sự, kẻ thua thiệt hại 5 phần thì kẻ thắng cũng thiệt hại 3 phần. 5 phần đối với Ngụy là nhỏ nhưng 3 phần đối với Thục là lớn.

123456
11-07-2010, 02:14 AM
Bác này lấy đâu ra tài liệu Tào Tháo chôn sống 7 vạn hàng binh của Viên Thiệu thế?

vụ này t rất ấn tượng,nên nhớ rõ bác ah.ấy là trận Quan Độ nổi tiếng.hì hục search lại đc cái này để làm bằng chứng


Hơn 7 vạn quân của Viên Thiệu không theo kịp chủ, đều xin hàng Tào Tháo. Trong số đó có một vài người không hoàn toàn quy thuận, có biểu hiện trá hàng. Tào Tháo sợ phát sinh hậu hoạ bèn ra lệnh chôn sống cả 7 vạn hàng binh

nguồn Tào Tháo – Wikipedia tiếng Việt (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0o_Th%C3%A1o)

thế bác nhé!!!

cheoleoleo
11-07-2010, 03:37 AM
vụ này t rất ấn tượng,nên nhớ rõ bác ah.ấy là trận Quan Độ nổi tiếng.hì hục search lại đc cái này để làm bằng chứng



nguồn Tào Tháo – Wikipedia tiếng Việt (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0o_Th%C3%A1o)

thế bác nhé!!!

mình nghĩ mãi không ra không hiểu làm cách gì mà một đêm chôn cái rụp 7 vạn quân ,chôn như thế cần bao nhiêu người để làm được ? rồi người bị chôn không phản ứng gì sao ? chẳng lẽ họ cứ sắp hàng rồi lân lượt đi xuống hố ? đó là chưa kể tù binh mới hàng ban ngày ngay đêm đó đã bị chôn , thế thì đào hố khi nào? mà đất đâu sẵn thế 7 vạn người chứ ít gì ? Vậy thì tranh luận trên một vấn đề mà đã sai ngay từ tiền đề thì không biết có hợp lí không ? Mong các bác chỉ bảo hộ để hôm nay em có dịp đại khai nhãn giới , cám ơn các bác

cothe2010
11-07-2010, 09:24 AM
Nếu chỉ đánh 1 trận, thì điều bác nói là còn hợp lý. Nhưng đây là đánh cả một chiến dịch dài hàng chục năm trời, nếu không xây dựng một chính quyền cùng với kinh tế vững chắc thì liệu có đủ sức đánh dài hơi?

Bạn nói nghe buồn cười nhỉ, với từng đó điều kiện mà ko chớp lấy thời cơ, đợi Tư mã Ý nắm binh quyền mới tiến đánh thì đâu còn gì thời cơ nữa. Hay muốn đợi họ Tư Mã bị bệnh chết rồi mới tiến quân? Người giỏi dùng binh phải biết chớp lấy thời cơ để chiến thắng đó mới người tài. Tôi nghĩ khả năng giành thắng lợi của KM là có cơ sở.


Chỗ này bác nói khá gượng ép: Tuy chỉ cần 1 người kiệt xuất có thể chỉ huy hàng vạn binh lính, nhưng dưới tay người ấy vẫn cần những phụ tá đắc lực. Như dưới tay KM có Quan Hưng Trương Bào, Triệu Vân, Ngụy Diên, Liêu Hóa Trương Dực làm tướng võ, Phí Vỹ Tưởng Uyển làm đối nội. Hay như dưới tay Tào Tháo có ngàn viên tướng giỏi, mưu sĩ trăm người. Dưới tay Khương Duy có ai? Trương Dực Liêu Hóa đã già làm tướng võ, Hạ Hầu Bá làm tham mưu. Với bộ sậu ấy liệu có thể tiến xa?

KM chỉ cần mình Khương Duy làm đệ tử truyền tâm, nhưng chỉ như vậy mà mong là sự nghiệp của mình sẽ được kế tục và thắng lợi được sao? Ngoài một học trò xuất sắc ra, người thầy cũng cần đào tạo nhiều học trò khá nữa chứ nhỉ :-w

Đem Tào Tháo , Khổng Minh mà so với Khương Duy tôi nghĩ ko thật sự hợp lý. Còn về sau này cũng chỉ có Đặng Ngải, Chung Hội có thể đương đầu với Duy thôi. Bài viết của bạn trước sau ko thống nhất gì cả. Vả lại ở KM , ông muốn 1 người cầm quân tài ba, chứ ko phải loại tướng võ biền, chỉ biết khoa tay múa chân. Như tôi đã nói, việc tìm 1 người để truyền đạt những cái hay của KM xem ra khó khăn chứ ko đơn giản là vớ đại 1 người nào đó rồi truyền thụ được. Đoạn này xem ra bạn cũng cố cãi rồi.



Chỗ này bác đã khuếch đại lên hơi quá. Trong truyện nói rõ: tiền lương tập trung nhiều ở Tây Xuyên, vận chuyển ra Hán Trung rất khó khăn. Lương thực của quân Thục không dư dả gì, Cẩu An tải lương đến chậm 10 ngày khiến Gia Cát Lượng nổi giận muốn chém. Và thiệt hại của quân Thục trong 6 lần phạt Ngụy của KM không nhỏ, Gà sẽ thống kê lại cái này và trả lời trong bài sau.

Trong quân sự, kẻ thua thiệt hại 5 phần thì kẻ thắng cũng thiệt hại 3 phần. 5 phần đối với Ngụy là nhỏ nhưng 3 phần đối với Thục là lớn.

Cẩu An là tên tham quan , chỉ biết bản thân chứ ko nghĩ đến đại cục. Tôi nghĩ sự việc cũng ko nghiêm trọng đến như vậy vì tên Cẩu An lười biếng, trễ nãi việc quân , KM muốn răn quân sĩ phải tuân luật binh, nên phải chém đó mới là nguyên nhân chính.
Bạn nói về việc thiệt hại kẻ thua kẻ thắng như trên cũng có lý. Tuy nhiên tôi cần nhấn mạnh là những chiến thắng làm tăng tinh thần quân sĩ bên cạnh đó quân Ngụy thua liên tiếp tinh thần chiến đấu giảm, chả khác gì có thể lấy 1 địch 10 dù ít quân hơn vẫn có thể chiến thắng.

Tôi nghĩ tôi cũng nên dừng phần bình luận lại thôi. Vì nếu bình tiếp chắc sẽ "loạn" chứ ko được gì.

haidt911
11-07-2010, 10:53 AM
Bàn về chủ đề Tam Quốc Diễn Nghĩa, tôi thấy anh em hăng hái quá. Tôi cũng rất mê cuốn tiểu thuyết dã sử này của La tiên sinh ngay từ ngày còn rất nhỏ( Nghe đài qua giọng đọc Nguyễn Thanh). Cũng như tác giả đa số mọi người khi đọc cuốn tiểu thuyết này tình cảm của chúng ta đều dành cho triều đình nhà Thục với rất nhiều những nhân vật kiệt xuất một lòng trung thành khôi phục nhà Hán. Qua nhiều năm va vấp với XH, và đọc đi đọc lại nhiều lần tôi thấy cần phải đánh giá cuốn tiểu thuyết này một cách khách quan hơn, chứ không thể nhìn vấn đề một cách phiến diện như đa phần chúng ta vẫn nghĩ từ trươc đến nay. Đọc bài viết của các anh em tôi thật sự khâm phục sự nhìn nhận của mọi người, thật khách quan, mặc dù ngôn ngữ có khi bông đùa, có khi hơi cay nghiệt, nhưng đó đúng là một xu hướng tốt
Qua đây tôi cũng có vài lời mạn đàm cùng anh em về TQDN cho thêm phần sôi nổi, Có gì không đúng xin anh em bỏ quá cho

"Phàm thế cuộc trong thiên hạ , chia rồi lại hợp, hợp rồi lại chia. Tỷ như nhà Châu mất vận, bảy nước phân tranh, sau đó nhà Tần lại gồm thâu về một mối. Rồi khi nhà Tần bị diệt vong, để cho Hán, Sở tranh hùng, và cuối cùng Hán đã diệt Sở để thu về một mối" La tiên sinh đã mở đầu câu chuyện như thế, có nghĩa là trong trời đất không có một triều đại nào la trường tồn mãi, như vậy thì nhà Hán rồi cũng sẽ bị diệt vong là điều không thể tránh khỏi. Thế thì,cuộc chiến tranh giữa 3 nước Ngụy, Thục, Ngô phỏng có ngĩa gì? Có thể nói đó là 1 cuộc chiến tranh vô nghĩa! Mà nhân vật chính cho cuộc chiến vô nghĩa này chính là hậu duệ của Hán Cao Tổ - Lưu Bị, Lưu Huyền Đức một con người "Thà để người phụ mình chứ nhất định mìnhkhông phụ người" cùng với tập đoàn nhà Thục.không biết các anh em có nghĩ như tôi không, theo ngu ý của tôi, nếu Lưu là người thức thời nắm bắt được vận mệnh như La tiền bối đã nhận định lúc đầu thì Lưu nên cùng sát cánh với Tào Tháo, dẹp hết bọn gian thần như Lý Thôi, Quách Dĩ, Đổng Trác, giặc khăn vàng....để đưa giang sơn sơn về một mối, cho thiên hạ được hưởng thái bình, theo đúng như ý nguyện của ôngVậy màông một lòng ngu trung để dấy lên cuộc chiến tranh kéo dài đến gần một thế kỷ, để bách tính sống trong lầm than tang tóc. Trong khi Tào Mạnh Đức đánh đông đẹp bắc (Đại pháViên Thiệu, diệtViên Thuật, thu phục Trương Tú... )cốt để thống nhất giang sơn thì Lưu Bị cùng với kế sách của Khổng Minh chia ba thiên hạ. Kế sách đó đã được cụ thể hóa khi liên quân thục ngô đại phá 83 vạn quân Tào Tháo trong trận Xích Bích nổi tiếng. Sau đó chiến lợi phẩmcủa Lưu là;Kinh Châu,và 1 mưu sỹ nổi tiếng Bàng Thống, dần dần sau đó chiếm nốt Tây thục( Vựa lúa của Trung Hoa cổ đại)Thế;mạnh người đông, Lưu bắt đầu cho cuộc chiến khôi phục nhà Hán. NHưng nhà Hán đã đến thời mạt vận nên Lưu không thể chống lại được ý trời. Mất Kinh Châu, Vân Trường bị hại, nóng lòng báo thù cho em, nên Lưu bị vây khốn và giã từ cuộc đời tại thành Bạch Đế, Sau đó cũng vì nóng lòng báo thù cho 2 anh mà Dực Đức  bị ám sát. Sự nghiệp nhà Thục để lại cho 1 ông vua con họ Lưu dốt nát, hèn hạ.Cũng từ đó, Gia cát Khổng Minh, nóng lòng đền ơn chúa nên đã 6 lần xuất quân chinh phạt Trung Nguyên nhưng không thành ông lao tâm khổ tứ mà từ trần để lại một đất nước kiệt quệ kinh tế vì chiến tranh. Có lẽ còn may khi Khổng Minh nóng lòng báo ơn tri ngộ nên chiến tranh mới mau chấm dứt. Nếu Khổng Minh ngồi yên ở đất thục, xây thành đắp lũy, dựng lô cốt, phát triển kinh tế ( theo kiểu AOE, Xây Wonder chờ ngày độc lập thì có đến Tư Long Ý, Tư Phụng Ý cũng bó tay chứ đừng nói đến Cha con nhà Tư Ngựa Ý thống nhất được giang sơn lập nên nhà Tấn. Và như vậy đất nước Trung Hoa còn khổ dài dài.
CHỖ NÀO CHƯA ĐÚNG HAY KHÔNG ĐỒNG Ý THÌ CÁC ANH EM SỬA GIUM NHE! CẢM ƠN NHIỀU!

cothe2010
11-07-2010, 12:44 PM
"Phàm thế cuộc trong thiên hạ , chia rồi lại hợp, hợp rồi lại chia. Tỷ như nhà Châu mất vận, bảy nước phân tranh, sau đó nhà Tần lại gồm thâu về một mối. Rồi khi nhà Tần bị diệt vong, để cho Hán, Sở tranh hùng, và cuối cùng Hán đã diệt Sở để thu về một mối" La tiên sinh đã mở đầu câu chuyện như thế, có nghĩa là trong trời đất không có một triều đại nào la trường tồn mãi, như vậy thì nhà Hán rồi cũng sẽ bị diệt vong là điều không thể tránh khỏi. Thế thì,cuộc chiến tranh giữa 3 nước Ngụy, Thục, Ngô phỏng có ngĩa gì? Có thể nói đó là 1 cuộc chiến tranh vô nghĩa! Mà nhân vật chính cho cuộc chiến vô nghĩa này chính là hậu duệ của Hán Cao Tổ - Lưu Bị

Bài viết bạn nêu cao xu thế " tan rồi hợp - hợp rồi tan " là rất đúng đắn. Chẳng có triều đại nào thực sự bền vững muôn đời. Nhà Hán tuy tồn tại khá lâu nhưng rồi cũng sẽ thối nát, cần những cuộc cách mạng để thống nhất tư tưởng con người trong đất nước lại với nhau, cùng nhau xây dựng 1 đất nước mới tươi đẹp hơn.

Phàm mỗi con dân nhà Hán đều tự hào mình là 1 phần của đất nước hùng mạnh, bởi vậy sau này người TQ mới có câu như là " nam tử hán đại trượng phu" cũng ko ngoài ý này. Do tư tưởng như vậy nên trong thời Tam Quốc, có 1 số người nhìn nhận khía cạnh Lưu Bị là con cháu nhà Hán nên theo họ Lưu để trùng hưng nhà Hán, 1 số khác nhìn nhận là phải theo vua Hán( binh quyền thực trong tay Tào Tháo) nên xảy ra việc ko thống nhất tư tưởng trong cả nhân dân(điều này thật là ko thể tránh khỏi) mà dẫn đến chiến tranh chứ ko thể trách Lưu Bị đã dẫn đưa người dân đến cuộc chiến được.
Đây là ngu ý của tôi, mong được bạn góp ý thêm.

P.s: Tôi nghĩ StarCraft 2 hay hơn AOE nhiều đó bạn à

hai_au106
11-07-2010, 12:45 PM
Thực ra thì người Việt Nam đọc Tam Quốc luôn dành tình cảm cho nhà Thục,có lẽ là qua cách viết và diễn đạt của bộ tiểu thuyết này.
Rõ ràng qua giọng văn của Tam Quốc thì tướng sĩ nhà Thục ai cũng là huyền thoại,là thần thánh,còn những kẻ theo phe Ngụy thì luôn là những kẻ xấu xa...
Còn nhân vật của Ngô thì trung lập,nhưng khi NGô giao chiến với Ngụy thì tướng sĩ Ngô được mô tả như những anh hùng (trận Xích Bích),còn khi Ngô giao chiến với Thục thì Ngô cũng lại bị mô tả là những kẻ xấu xa (trận Hào Đình)...
. Rõ ràng là cuốn tiểu thuyết này mang nặng tư tưởng "ủng lưu phản Tào"...

hai_au106
11-07-2010, 12:56 PM
Bàn về chủ đề Tam Quốc Diễn Nghĩa, tôi thấy anh em hăng hái quá. Tôi cũng rất mê cuốn tiểu thuyết dã sử này của La tiên sinh ngay từ ngày còn rất nhỏ( Nghe đài qua giọng đọc Nguyễn Thanh). Qua đây tôi cũng có vài lời mạn đàm cùng anh em về TQDN cho thêm phần sôi nổi, Có gì không đúng xin anh em bỏ quá cho

...Cũng từ đó, Gia cát Khổng Minh, nóng lòng đền ơn chúa nên đã 6 lần xuất quân chinh phạt Trung Nguyên nhưng không thành ông lao tâm khổ tứ mà từ trần để lại một đất nước kiệt quệ kinh tế vì chiến tranh. Có lẽ còn may khi Khổng Minh nóng lòng báo ơn tri ngộ nên chiến tranh mới mau chấm dứt. Nếu Khổng Minh ngồi yên ở đất thục, xây thành đắp lũy, dựng lô cốt, phát triển kinh tế ( theo kiểu AOE, Xây Wonder chờ ngày độc lập thì có đến Tư Long Ý, Tư Phụng Ý cũng bó tay chứ đừng nói đến Cha con nhà Tư Ngựa Ý thống nhất được giang sơn lập nên nhà Tấn. Và như vậy đất nước Trung Hoa còn khổ dài dài.
CHỖ NÀO CHƯA ĐÚNG HAY KHÔNG ĐỒNG Ý THÌ CÁC ANH EM SỬA GIUM NHE! CẢM ƠN NHIỀU!

Lại đưa cả AOE vào Tam Quốc nữa à?
nếu trong AOE mà chỉ bo thành,xây chòi mà thủ thì có thắng được ko? để kẻ địch lên đời 4 rồi vác song pháo,voi điên hay ngựa sọc đôi... vào giã thì trước sau gì cũng tung nhà..
Tóm lại là Khổng Minh vẫn phải xuất quân đi chinh phạt,6 lần ra Kỳ Sơn của Khổng Minh và 9 lần "phạt Ngụy" của Khương Duy đều nhằm mục tiêu "tiên phát chế nhân" (đánh người để giữ mình),tôi đã có bài phân tích về chủ trương này của Khổng Minh ở trang 9.
Nói như trong bóng đá là áp dụng câu châm ngôn "tấn công là cách phòng thủ tốt nhất"

nhachoaloiviet
11-07-2010, 01:03 PM
Thiên hạ tan rồi lại hợp,hợp rồi lại tan...Câu này của tác giả là lời thở dài trước lẽ tựnhieen,trước vận mệnh của trờig đất. Tôi thiết nghĩ người đọc Tam Quốc dù đau xót trước cảnh chiến tranh liên miên,đầu rơi máu chảy,cảnh lầm than của nhân dân cũng không nên quy tội cho Lưu Bị tranh giành quyền lực mà không quy thuận theo Tào Tháo.Đó là những suy nghĩ điên rồ nhất .Nghĩ kỹ rồi sẽ thấy

themgaidep
11-07-2010, 02:09 PM
Đúng là Tam Quốc có lối diễn đạt ủng hộ quân Thục, đề cao Lưu Bị và các tướng của ông. Điều này đã được nhiều nhà phê bình chỉ ra rồi mà,

hai_au106
11-07-2010, 10:50 PM
Trên thực tế thì võ tướng của Thục cũng vào loại khỏe nhất,sau đây tôi đưa ra BXH điểm

TT Tên Nước Võ nghệ Sức khỏe Nhanh nhẹn
1. Quan Vũ Thục 9 8 6
2.Trương Phi Thục 7 9 6
3.Triệu Vân Thục 8 7 9
4.Hứa Chử Ngụy 7 9 5
5.Cam Ninh Ngô 8 7 7
...................

nhachoaloiviet
12-07-2010, 09:00 PM
Trên thực tế thì võ tướng của Thục cũng vào loại khỏe nhất,sau đây tôi đưa ra BXH điểm

TT Tên Nước Võ nghệ Sức khỏe Nhanh nhẹn
1. Quan Vũ Thục 9 8 6
2.Trương Phi Thục 7 9 6
3.Triệu Vân Thục 8 7 9
4.Hứa Chử Ngụy 7 9 5
5.Cam Ninh Ngô 8 7 7
...................

Bác căn cứ vào đâu để đưa ra chỉ số đến mức chính xác đến như vậy,giống trong game quá.Nếu có thể xin bác bổ sung nốt Điển Vi,Mã Siêu,Hoàng Trung,Trương Liêu,Trương Cáp,Bàng Đức,Văn Ương,Từ Hoảng,Hạ Hầu Đôn,Hạ Hầu Uyên nữa nha.
Nhiều khi đọc Tam Quốc về những vị tướng ta hay bị thành kiến về võ công của họ.Có những vị tướng không quá nổi danh nhưng thực tế chẳng thua trận bao giờ.Giả như Trương Liêu ,Hạ Hầu Đôn,Chu Thái,Lăng Thống...cho dù mấy ông như Trương Phi ,Quan Vũ cũng chưa chắc giết được họ.Làm Tướng sức khỏe võ nghệ là một phần,quan trọng là tài chỉ huy binh sĩ và biết tiến lùi đúng lúc còn quan trong hơn.Khỏe quá hay sinh kiêu,kiêu hay chết vì khinh địch

hai_au106
12-07-2010, 09:53 PM
Bác căn cứ vào đâu để đưa ra chỉ số đến mức chính xác đến như vậy,giống trong game quá.Nếu có thể xin bác bổ sung nốt Điển Vi,Mã Siêu,Hoàng Trung,Trương Liêu,Trương Cáp,Bàng Đức,Văn Ương,Từ Hoảng,Hạ Hầu Đôn,Hạ Hầu Uyên nữa nha.
Nhiều khi đọc Tam Quốc về những vị tướng ta hay bị thành kiến về võ công của họ.Có những vị tướng không quá nổi danh nhưng thực tế chẳng thua trận bao giờ.Giả như Trương Liêu ,Hạ Hầu Đôn,Chu Thái,Lăng Thống...cho dù mấy ông như Trương Phi ,Quan Vũ cũng chưa chắc giết được họ.Làm Tướng sức khỏe võ nghệ là một phần,quan trọng là tài chỉ huy binh sĩ và biết tiến lùi đúng lúc còn quan trong hơn.Khỏe quá hay sinh kiêu,kiêu hay chết vì khinh địch

hì hồi đó có trò chơi điện tử Tam Quốc,chọn 1 trong 5 chú Quan,trương,triệu ,mã ,hoàng..tôi vẫn nhớ mang máng vài chỉ số,hồi còn điện tử Sega 6 nút ý..
Ví dụ như Quan Vũ dùng long đao,triệu vân dùng giáo,đặc biệt hoàng Trung chỉ dùng mỗi 1 cây cung nhưng chỉ số nội lực của lão này thấp nhất,được mỗi cái bắn xa.

hai_au106
13-07-2010, 09:33 AM
Điển Vi,Mã Siêu,Hoàng Trung,Trương Liêu,Trương Cáp,Bàng Đức,Văn Ương,Từ Hoảng,Hạ Hầu Đôn,Hạ Hầu Uyên thì vẫn nhớ
Hạ Hầu Đôn được gọi là "mãnh tướng nuốt nguơi",khi đánh trận với Cao Thuận bị Tào Tính bắn trộm tên trúng vào mắt vẫn rút tên ra,nuôt chửng mắt mình rồi xông vào đâm chết Tào TÍnh
Hạ Hầu uyên trong trận đánh ở Đối Sơn bị Hoàng Trung chém đứt làm 2 khúc
Từ Hoảng đánh thua Mã siêu,Triệu Vân...(xem tập 4 và 5)
Điẻn Vi mới khủng,trận Uyển Thành tên này 2 tay cầm 2 ...xác người làm vũ khí,quăng đập chết bao nhiêu lính của Trương Tú,đáng tiếc trận đó Vi cũng "die" luôn vì bị tướng giặc ăn cắp mất vũ khí sở trường là đôi song kích-có lẽ sức khỏe của Điển Vi cũng ngang với Trương Phi..

hai_au106
13-07-2010, 10:08 AM
bàn luận tiếp về các võ tướng,bây giờ tôi chia ra phân loại theo binh khí họ sử dụng:

-Dùng đao (thông dụng nhất) ;Quan Vũ,Hứa Chử,Bàng Đức,Trương Liêu,Trương Cáp,Trương Nhiệm,Tào Hồng,Nhan Lương,Hoa Hùng ,Hoàng Trung (đặc biệt nhất là Quan Vũ,thanh long đao nặng 84 cân)
-Dùng giáo (thương); Triệu Tử Long,Mã Siêu,Hạ Hầu Đôn,Khương Duy,Văn Sú
-Dùng mâu:Trương Phi,trình Phổ
-Dùng kích:Lã Bố
-Dùng song kích: Điển Vi
-Dùng búa: Từ Hoảng
-Dùng song kiếm: Lưu Bị

Anh em nào biết xin bổ sung thêm

hai_au106
13-07-2010, 10:20 AM
còn về các trận đối đầu giữa các đại tướng trong Tam Quốc,mình xin thống kê ra cho anh em tham khảo để so sánh "công lực" từng người

Lã Bố vs Trương Phi-----100 hiệp ko phân thắng bại

Trương Phi vs Mã Siêu----hơn 200 hiệp ko phân thắng bại

Mã Siêu vs Hứa Chử-----hơn 200 hiệp,ko phân thắng bại

Hứa Chử vs Trương Phi---ko hiểu sao Hứa Chử hay bị "cóng",1 lần đánh được 5 hiệp Hứa Chử chạy (trận Tân Dã--có lẽ do quân nhà đang thua),1 lần được 3 hiệp Chử bị Phi đâm bị thuơng ở bả vai (trận Hán Trung,tập 5,lần này Tam Quốc viết do Hứa Chử đang say rượu)

Quan Vũ vs Hoàng Trung---hơn 200 hiệp bất phân thắng bại

Quan Vũ vs Bàng Đức----- hơn 200 hiệp ko phân thắng bại

Quan Vũ vs Kỷ Linh (tướng Viên Thuật) ---30 hiệp ko phân thắng bại (tập 2)

Trương Phi vs Kỷ Linh---10 hiệp,Linh bị Phi đâm chết( tập 2,lúc quân Lưu Bị và quân Viên Thuật giao tranh)

Hứa Chứ vs Điển Vi----100 hiệp ko phân thắng bại (tập 1,chỗ Tào Tháo lập mưu thu phục Hứa Chử ở Tiêu Quận)

Hứa Chử vs Từ Hoảng---50 hiệp ko phân thắng bại (tập 1,đoạn Tào Tháo thu phục Từ Hoảng)

Từ Hoảng vs Mã Siêu-------20 hiệp,Hoảng thua chạy (tập 4,trận Đồng Quan)

Hứa Chử+Điển Vi vs Lã Bố(2 đánh 1)----60 hiệp ko phân thắng bại (tập 1)

Lưu+Quan+Trương vs Lã Bố (3 đánh 1)---50 hiệp,Lã Bố thua chạy

Hứa Chử+Điển Vi+Hạ Hầu Đôn+Hạ Hầu Uyên vs Lã Bố (4 đánh 1)-20 hiệp,Lã Bố thua chạy (tập 1)

Hứa Chử vs triệu Tử Long ---30 hiệp,ko phân thắng bại (tập 3,trận Nhữ Nam)

Dẫn chứng các trận này tôi đều trích trong bộ Tam Quốc bản cũ,gồm 8 tập của tác giả la Quán Trung,dịch giả Phan Kế Bính)

123456
13-07-2010, 01:11 PM
bàn luận tiếp về các võ tướng,bây giờ tôi chia ra phân loại theo binh khí họ sử dụng:

-Dùng đao (thông dụng nhất) ;Quan Vũ,Hứa Chử,Bàng Đức,Trương Liêu,Trương Cáp,Trương Nhiệm,Tào Hồng,Nhan Lương,Hoa Hùng ,Hoàng Trung (đặc biệt nhất là Quan Vũ,thanh long đao nặng 84 cân)
-Dùng giáo (thương); Triệu Tử Long,Mã Siêu,Hạ Hầu Đôn,Khương Duy,Văn Sú
-Dùng mâu:Trương Phi (có lẽ là độc nhất)
-Dùng kích:Lã Bố
-Dùng song kích: Điển Vi
-Dùng búa: Từ Hoảng
-Dùng song kiếm: Lưu Bị

Anh em nào biết xin bổ sung thêm

bác ít quan tâm tới tướng nhà Ngô nhỉ,chả thấy ông nào trong này cả

Hoàng Trung còn có món cung tên rất pro mà.bên Đông Ngô có ông Cam Ninh cũng là tay thiện xạ

Gà làng cờ
13-07-2010, 01:48 PM
Họ Tào ban đầu cũng lắm tướng tài như Tào Nhân, Tào Hồng. Về sau thì hơi bị noob với những Tào Chân, Tào Sảng. Họ Hạ Hầu với họ Tào cũng có dây mơ rễ má, nguyên nhà Tháo xưa kia cũng họ Hạ Hầu, vì vậy Tháo rất trọng Hạ Hầu Đôn và Hạ Hầu Uyên, thế hệ sau cũng hơi bị noob với Hạ Hầu Mậu, Hạ Hầu Uy + Hạ Hầu Bá (Bá sang hàng Khương Duy) cũng không có danh gì lắm. Con của các hổ tướng Hứa Chử, Nhạc Tiến là Hứa Nghi, Nhạc Lâm cũng không xuất sắc như đời cha.

Nói chung giai đoạn sau cả Ngô Thục Ngụy đều ít nhân tài hẳn đi, trong đó Thục là ít nhất. Triệu Vân có 2 con trai nhưng cũng không có danh tiếng gì, Quan Hưng Trương Bào thì chết khá sớm.

Tư Mã Chiêu thì là Tào Tháo version 2, nhờ Chiêu mà chính quyền nhà Ngụy vẫn vững vàng dù các vua Tào đều kém cỏi. Nhưng khi xét nhân tài thời Tam Quốc, mọi người vẫn thường chỉ nhắc những Tào Tháo, KM, Tư Mã Ý mà bỏ qua Tư Mã Chiêu, kể cũng là có bỏ sót vậy.

hai_au106
13-07-2010, 01:56 PM
bác ít quan tâm tới tướng nhà Ngô nhỉ,chả thấy ông nào trong này cả

Hoàng Trung còn có món cung tên rất pro mà.bên Đông Ngô có ông Cam Ninh cũng là tay thiện xạ

Uh giờ mới nhớ ra,tôi xin bổ sung mấy viên tướng Ngô:
-Trình Phổ sử dụng xà mâu (giống Trương Phi?)
-Hoàng Cái sử dụng roi sắt
-Tổ Mậu dùng song kiếm (ông này bị Hoa Hùng chém chết vì đóng giả Tôn Kiên để cứu chủ-trên thực tế thì chính Tôn Kiên đã chém chết Hoa Hùng chứ ko phải Quan Vũ)
-Chu Thái,Cam Ninh dùng đao
-Lăng Thống dùng thương (ko hiểu sao có chỗ dùng cả chuỳ)

hai_au106
13-07-2010, 11:18 PM
Họ Tào ban đầu cũng lắm tướng tài như Tào Nhân, Tào Hồng. Về sau thì hơi bị noob với những Tào Chân, Tào Sảng. Họ Hạ Hầu với họ Tào cũng có dây mơ rễ má, nguyên nhà Tháo xưa kia cũng họ Hạ Hầu, vì vậy Tháo rất trọng Hạ Hầu Đôn và Hạ Hầu Uyên, thế hệ sau cũng hơi bị noob với Hạ Hầu Mậu, Hạ Hầu Uy + Hạ Hầu Bá (Bá sang hàng Khương Duy) cũng không có danh gì lắm. .
Tào Tháo vốn họ hạ Hầu,cha tháo là tào Tung làm con nuôi họ Tào nên mới đổi họ,vì vậy mà bọn Hạ Hầu Đôn,Hạ Hầu Uyên đều được Tháo ưu ái.
Sử chép sau trận đánh ở Đối Sơn,núi Định Quân (chiến dịch Hán Trung),Hạ Hầu Uyên bị Hoàng Trung chém "đứt làm 2 khúc".Tào Tháo được tin đã khóc ngất và thề quyết báo thù,sau Tháo nghiệm lại thì đúng những lời phán của đạo sĩ Quản Lộ ("mé nam núi Định Quân,tất gãy 1 cánh tay")-nghĩa là hạ Hầu Uyên-anh em với Tháo-bị chết trong trận này.(tam Quốc tập 5)

hai_au106
15-07-2010, 04:53 PM
Nhan đề box này là Tam Quốc ngoại biên mini truyện,vậy tôi xin bổ sung 1 truyện :

Lại nói về Lưu Bị, Khổng Minh, Bàng Thống.

Một hôm LB, KM, BT buồn rầu ngồi nói chuyện với nhau.
LB : chán quá con vợ tao nó ngoại tình với thằng VÂn
KM, BT : sao công chúa ý lộn chúa công lại biết??
LB : Vì 1 hôm tao về nhà tao thấy dưới gầm giường vợ tao có cái Giáo rất đẹp..
KM : hic, thế thì Vợ thần thì lòng thòng cùng thằng Râu èn hàm ngái mày ùm Trương Phi rồi( nói lái thành Râu hùm hàm én mày ngài..)
LB, BT : ủa sao ngươi biết???
KM : vì tôi thấy dưới giường vợ tôi có thanh bát xà mâu..
BT vội nói : Vậy thì chắc chắn Vợ tao đang ngoại tình với con ngựa xích thố rồi..
KM, LB : oh my God, why u know???
BT : Bởi vì lúc nãy tao về nhà tao thấy thằng Quan Zu dưới gầm giường..
..................

Gà làng cờ
15-07-2010, 05:55 PM
Bổ sung cho ý tưởng Lưu Bị âm mưu khử Quan Vũ:

Ấy là vì anh họ Lưu lấy vợ họ Tôn, làm em rể của Tôn Quyền. Lưu Bị phê bà Tôn phu nhân trẻ đẹp này lắm (2 vợ trước, Cam phu nhân thì già mà nhão, My phu nhân thì chết). Sau Tôn phu nhân bị lừa về Đông Ngô, Lưu Bị còn tiếc thương đau xót mãi không nguôi. Bị vẫn hằng mong có ngày thương thảo được với Đông Ngô để đoàn tụ với cô vợ trẻ.

Một hôm nghe tin Quan Vũ chửi Tôn Quyền rằng: Nhà mày là loài chó lợn, nhà tao là rồng phượng. Bị tái mặt, tức lắm đập bàn thật mạnh mà quát: Thằng Vũ láo lếu, mày bảo Tôn Quyền là chó lợn, khác nào mày bảo Tôn phu nhân yêu quí của anh mày cũng là..., mày bảo anh mày kết duyên với loài chó lợn sao? Lại nghĩ: Nó chửi Tôn Quyền thế rồi thì làm sao mình xin gã râu tía ấy cho Tôn phu nhân về Thục được. Càng nghĩ càng giận Quan Vũ lắm.

Từ đấy Bị càng thêm muốn trừ ông em vô lễ ;))



Tất nhiên chỉ là for fun :D Hy vọng không động chạm tới fan hâm mộ nào của Vũ hay Bị :D

hai_au106
15-07-2010, 09:06 PM
Trong lúc chờ mọi người vào các vấn đề tranh luận khác về Tam Quốc,tôi xin lồng thêm tí thư giãn vào:
sau đây là kỷ lục ghinet về các tướng trong Tam Quốc:

-Tướng đi nhiều nơi nhất : Chu Du
-Tướng chạy nhanh nhất: Trương Phi
-Tướng tài giỏi nhất : Mã Siêu
-Tướng có lông: Quan Vũ (Quan Công)
-Tướng to lớn nhất: Mã Đại
-Tướng có nhiều con nhất: Lã Bố
-Tướng tham ăn nhất: Quản Hợi (tướng Khăn Vàng)
-Tướng nhát gan nhất: Từ Hoảng
-Tướng màu mè nhất: Tào Hồng
-Tướng xấu nhất: Văn Xú
-Tướng giống phụ nữ nhất: Hoàng Cái

hai_au106
15-07-2010, 09:11 PM
tiếp theo là các kỷ lục về quan văn:

-Nghiêm chỉnh nhất: Pháp Chính
-Ngang ngược nhất: Tôn Càn
-Ham mê tửu sắc nhất: Trình Dục
-Ít tóc nhất: Tư Mã Sư
-Đàn ông thích nhất: Bành Dạng (mưu sĩ của Lưu Chương)

Fansifan
27-07-2010, 11:17 PM
Tam quốc chí diễn nghĩa là pho truyện trên dưới 120 hồi (có nhiều bản khác nhau, bản dài bản ngắn) trong đó có hàng trăm trận đánh, có vô vàn kế sách mưu mô. Nhưng người đọc Tam quốc không phải là đọc cái tập hợp những trận đánh chém nhau, người viết Tam quốc không chỉ chú ý sưu nhặt để kể lại các cuộc chém giết nhau.

Tám chín phần mười pho truyện là tưng bừng, náo nhiệt, là những vẫy vùng của anh hùng hào kiệt bốn phương. Vậy mà mở sách ra gặp ngay bài hát theo điệu "Tây giang nguyệt":
"Cổn cổn trường giang đông thệ thủy
Lãng hoa đào tận anh hùng
Thị phi thành bại: chuyển đầu không!..."
(Sông dài cuồn cuộn về đông,
Sóng vùi gió dập anh hùng còn đâu
Được thua phải quấy tranh nhau
Xôn xao mấy chốc ngoảnh đầu thành không!...)

Mới mở sách, lúc bấy giờ anh chàng Lưu Bị hàng chiếu với chàng Trương Phi hàng thịt vừa gặp nhau thề thốt, viên đô úy Tào Tháo toan giở mòi xun xoe v.v... Tất cả mới khởi đầu, một khởi đầu đầy hứa hẹn, thế mà... Mấy câu ca "trường giang đông thệ thủy" nằm ở đầu sách mà nó chủ trì toàn bộ pho sách, nằm ở đầu mà chiếu một cái nhìn bàng bạc suốt một trăm hai mươi hồi. Cái nhìn của nó chiếu đến tận cái đêm Khổng Minh tuyệt mệnh sao rơi lạnh lẽo ở Ngũ Trượng Nguyên, đến cái cảnh ông tướng Cam Ninh dựa gốc cây ngồi chết một mình quạ bu khắp người, đến những lời khờ dại ngu ngơ của Hậu chúa giữa buổi tiệc trong thành Lạc Dương v.v...

Trên đất Trung hoa trong khoảng mấy chục năm từ lúc nhà Đông Hán suy vi cho tới khi Tấn Vũ Đế chiếm xong Đông Ngô, có giặc giã rối ren, có hàng trăm ông tướng chết, có vạn vạn quân sĩ bỏ thây; người đương thời có thể trông thấy tận mắt những cái đó, nhưng ai mà thấy cái "cổn cổn trường giang đông thệ thủy, lãng hoa đào tận anh hùng"?, nhưng có ai mà trông thấy cái hắt hiu của kiếp người vô thường, cái không hư của thế cuộc phế hưng? Mắt nào chứng kiến được cái ấy? Cái không khí bàng bạc khắp pho truyện 120 hồi, ngoài đời không thể trông thấy nó đâu cả. Cái đó không hề có ở ngoài đời. Cái đó là linh hồn của một tác phẩm nghệ thuật.

Và nghệ phẩm cần có một linh hồn. Nếu không nó vô vị, dù tinh vi tỉ mỉ đến đâu.

Vô vị như một cái cây thật?

Vâng, mặc dù nó chính là cây thật. Chỉ có thứ cây không thật mà do một nghệ sĩ chăm nuôi cho giống cây thật mới có được một linh hồn.

Cây giống cây hay ho như thế, thực tội nghiệp cho bao nhiêu là thứ truyện viết về những cái không giống ngoài đời: cảnh không giống cảnh, người không giống người ngoài đời...

Ấy! xin đừng tội nghiệp nó. Nó hay ho theo lối khác. Nếu vẫn thích ví von thì chơi kiểng có ba bảy kiểu chơi kiểng, lẽ nào truyện lại chỉ có một lối truyện?

mrbomb
28-07-2010, 01:10 AM
Thêm một kỷ lục: Ông bị tiêu chảy nhiều nhất: Tào Tháo =)) =)) =))

mrbomb
28-07-2010, 01:19 AM
Tiếp theo, Ông có năng khiếu kinh doanh nhất : Mạnh Hoạch với món Gà Mạnh Hoạch còn đến bi h. :))

mrbomb
31-07-2010, 12:31 AM
Không thấy ai tham gia topic này nữa nhỉ!

hai_au106
22-08-2010, 11:03 PM
Thêm một kỷ lục: Ông bị tiêu chảy nhiều nhất: Tào Tháo =)) =)) =))

Hì,mình đã kể ra rất nhiều kỷ lục mà quên mât ông quan trọng này đấy