tranmy_bt
17-09-2009, 11:46 AM
CÁC TRẬN DÙNG PHÁO
Các trận tấn công và đối công dựa vào uy lực của Pháo làm nòng cốt thường gọi chung là “pháo cục” gồm các trận cơ bản sau đây:
1. Đương đầu pháo gồm các trận khai cuộc vào pháo 5 (pháo đầu) như đương đầu pháo tiến tốt 5 (thường gọi là pháo đầu mã đội), đương đầu pháo tiến tốt 3,…
2. Thuận pháo : đi sau vào pháo đầu chống lại pháo đầu của đối phương, cùng vào theo một chiều với pháo đối phương (bên đi trước pháo 2 bình 5, bên đi sau pháo 8 bình 5…)
3. Nghịch pháo: cũng gọi là Liệt pháo, đi sau vào pháo đầu ngược chiều pháo đầu của đối phương (bên đi trước pháo 2 bình 5, bên đi sau pháo 2 bình 5). Theo sách cổ nếu đánh nghịch pháo mà lên mã biên (mã 8 tiến 9) thì là trận Đại liệt, lên mã trong (Mã 8 tiến 7) thì là trận Tiểu liệt. Trận Tiểu liệt vừa đánh vừa đỡ, ít gai go hơn trận Đại liệt.
4. Sĩ giác pháo: (ta thường gọi là vào Pháo tai sĩ) tức pháo 2 bình 4, hoặc pháo 8 bình 6.
5. Quá cung pháo: khai cục đi trước , đi ngay pháo 2 bình 6, hoặc pháo 8 bình 4 (tức là pháo đi ngang qua mặt cung tướng.)
6. Liễm pháo: khai cục đi trước đi pháo 2 bình 3 hoặc pháo 8 bình 7.
7. Quá cung liễm pháo: (còn gọi là Kim câu pháo) Khai cục đi trước đi pháo 2 bình 7 hoặc pháo 8 bình 3.
8. Điệp pháo: khai cục đi sau tiến pháo lên một nước giữ tốt đầu, rồi đi tiếp con pháo kia vào ngay sau con pháo đó.
ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHÁO CỤC:
Các trận dùng pháo để khai cục có ưu và nhược điểm sau:
a. Đi trước khai cục bằng Đương đầu pháo tức pháo đầu là khai cục mạnh nhất và chủ động nhất.
b. Đi sau dùng trận Thuận pháo, tuy có tác dụng đối công nhưng dễ bị kém thế, kém chủ động. Vì hai bên cùng là trận pháo đầu nên bên đi sau dễ bị thiệt nước, kém phân. Vì vậy, dùng Thuận pháo phải rất nhuần nhuyễn về đấu pháp và linh hoạt về chiến thuật.
c. Ngoài trận Bình phong mã có khả năng chống lại Đương đầu pháo, còn tất cả các trận khác đều rất khó giành hơn phân, hơn thế với trận Đương đầu pháo, chuyển sang Trung Tàn rất dễ bị động đưa đến thất bại.
d. Đương đầu pháo tiến tốt 5 (pháo đầu mã đội) có sức tấn công trung lộ rất mạnh, nhưng rất khó phá trận “Bình phong mã tiến tốt 3, pháo tuần hà”, 2 bên dễ tính quân, dễ hòa.
e. Đương đầu pháo tiến tốt 7: biến hóa phong phú, có thể biến thành các trận: “ Đương đầu pháo thất lộ mã (pháo 5, ngựa 7) hoặc Ngũ thất pháo (pháo 5 pháo 7)… các trận này dùng để chống Bình phong mã rất linh hoạt. Bên Bình phong mã tùy tình hình sẽ ứng phó bằng các trận Bình phong mã tiến tốt 7,Bình phong mã cao tả pháo tuần hà, hoặc cao hữu pháo tuần hà, hoặc pháo quá hà…hình thành các trận pháo mã tranh hùng cực kỳ sinh động.
f. Quá cung pháo: đi trước mà không vào pháo đầu để tấn công mà nặng về phòng thủ để tùy thời mà lừa lọc, chuyển dần sang thế công, trận này cũng như trận Sĩ giác pháo đều yếu, dễ trở thành bị động vì khả năng công phá trực tiếp dinh lũy đối phương bị hạn chế, chỉ chờ đối phương sơ hở để phản công.
(Theo Cờ tướng- những vấn đề cơ bản, tập II)
Các trận tấn công và đối công dựa vào uy lực của Pháo làm nòng cốt thường gọi chung là “pháo cục” gồm các trận cơ bản sau đây:
1. Đương đầu pháo gồm các trận khai cuộc vào pháo 5 (pháo đầu) như đương đầu pháo tiến tốt 5 (thường gọi là pháo đầu mã đội), đương đầu pháo tiến tốt 3,…
2. Thuận pháo : đi sau vào pháo đầu chống lại pháo đầu của đối phương, cùng vào theo một chiều với pháo đối phương (bên đi trước pháo 2 bình 5, bên đi sau pháo 8 bình 5…)
3. Nghịch pháo: cũng gọi là Liệt pháo, đi sau vào pháo đầu ngược chiều pháo đầu của đối phương (bên đi trước pháo 2 bình 5, bên đi sau pháo 2 bình 5). Theo sách cổ nếu đánh nghịch pháo mà lên mã biên (mã 8 tiến 9) thì là trận Đại liệt, lên mã trong (Mã 8 tiến 7) thì là trận Tiểu liệt. Trận Tiểu liệt vừa đánh vừa đỡ, ít gai go hơn trận Đại liệt.
4. Sĩ giác pháo: (ta thường gọi là vào Pháo tai sĩ) tức pháo 2 bình 4, hoặc pháo 8 bình 6.
5. Quá cung pháo: khai cục đi trước , đi ngay pháo 2 bình 6, hoặc pháo 8 bình 4 (tức là pháo đi ngang qua mặt cung tướng.)
6. Liễm pháo: khai cục đi trước đi pháo 2 bình 3 hoặc pháo 8 bình 7.
7. Quá cung liễm pháo: (còn gọi là Kim câu pháo) Khai cục đi trước đi pháo 2 bình 7 hoặc pháo 8 bình 3.
8. Điệp pháo: khai cục đi sau tiến pháo lên một nước giữ tốt đầu, rồi đi tiếp con pháo kia vào ngay sau con pháo đó.
ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHÁO CỤC:
Các trận dùng pháo để khai cục có ưu và nhược điểm sau:
a. Đi trước khai cục bằng Đương đầu pháo tức pháo đầu là khai cục mạnh nhất và chủ động nhất.
b. Đi sau dùng trận Thuận pháo, tuy có tác dụng đối công nhưng dễ bị kém thế, kém chủ động. Vì hai bên cùng là trận pháo đầu nên bên đi sau dễ bị thiệt nước, kém phân. Vì vậy, dùng Thuận pháo phải rất nhuần nhuyễn về đấu pháp và linh hoạt về chiến thuật.
c. Ngoài trận Bình phong mã có khả năng chống lại Đương đầu pháo, còn tất cả các trận khác đều rất khó giành hơn phân, hơn thế với trận Đương đầu pháo, chuyển sang Trung Tàn rất dễ bị động đưa đến thất bại.
d. Đương đầu pháo tiến tốt 5 (pháo đầu mã đội) có sức tấn công trung lộ rất mạnh, nhưng rất khó phá trận “Bình phong mã tiến tốt 3, pháo tuần hà”, 2 bên dễ tính quân, dễ hòa.
e. Đương đầu pháo tiến tốt 7: biến hóa phong phú, có thể biến thành các trận: “ Đương đầu pháo thất lộ mã (pháo 5, ngựa 7) hoặc Ngũ thất pháo (pháo 5 pháo 7)… các trận này dùng để chống Bình phong mã rất linh hoạt. Bên Bình phong mã tùy tình hình sẽ ứng phó bằng các trận Bình phong mã tiến tốt 7,Bình phong mã cao tả pháo tuần hà, hoặc cao hữu pháo tuần hà, hoặc pháo quá hà…hình thành các trận pháo mã tranh hùng cực kỳ sinh động.
f. Quá cung pháo: đi trước mà không vào pháo đầu để tấn công mà nặng về phòng thủ để tùy thời mà lừa lọc, chuyển dần sang thế công, trận này cũng như trận Sĩ giác pháo đều yếu, dễ trở thành bị động vì khả năng công phá trực tiếp dinh lũy đối phương bị hạn chế, chỉ chờ đối phương sơ hở để phản công.
(Theo Cờ tướng- những vấn đề cơ bản, tập II)