PDA

View Full Version : The Science of Living Things !



Tontu
12-05-2012, 12:41 PM
Chào các thành viên

Để mở đầu chủ đề của chúng ta hôm nay, mình xin giới thiệu tới quý độc giả qua bài viết "The Science of Living Things". Bài viết này sẽ giúp cho quý thiện hữu tri thức biết sơ qua cơ cấu hình thành của các tế bào bình thường, những quan niệm về sự hình thành của sự sống qua lăng kính Khoa Học và cũng như cái nhìn của các bậc Triết Gia đối với sự hiện hữu của năng lượng và vật chất đối với con người như thế nào...

The Science of Living Things

Những Triết Gia Hy Lạp thời thượng cổ cho rằng vũ trụ được tập hợp bởi bốn tính chất cơ bản của sự sống bao gồm: Đất, Nước, Gió, Lửa. Các Triết Gia thời ấy cho rằng bốn tính chất này là nguồn gốc của sự sống. Người Hy Lạp cũng tin rằng mỗi con người là một tiểu vũ trụ mà trong đó những tính chất này được hiện hữu trong bốn dạng khác nhau: blơod (tượng chưng cho Khí); phlegm (tượng chưng cho nước), black bile (tượng chưng cho đất), yellow bile (tượng chưng cho lửa).

Những nhà Sinh Lý Học cận đại đã cho rằng có khoảng 105 những thực thể của những nguyên tố của vũ trụ đã ngự trị trong mỗi một con người của chúng ta, hơn là 4 tính chất như đã nêu (Đất, Nước, Gió, Lửa). Không những thế, các chất liệu về di truyền cũng đã được sắp đặt một cách trình tự ngăn nắp giống như có một bàn tay của một đấng Tạo Hóa đã nhào nặn và ban tặng cho con người vậy. Các chất liệu DNA chứa đựng những thông tin về di truyền và có tính kế thừa từ những đơn vị nhỏ nhất của gene cho tới sự cấu thành của các bộ phận trong cùng một cơ thể. Sự sống vốn dĩ hiện hữu trong nhiều dạng khác nhau, nó chỉ chuyển đổi từ dạng này qua dạng khác, nhưng không đánh mất đi cái thực thể vốn dĩ của nó.

Mặc dù quan niệm về sự sống của người thời nay và thời xưa có khác nhau, nhưng vẫn có một vài điểm chung trên phương diện luận thuyết. Chẳng hạn như: cơ thể của con người được bao gồm những tính chất của những nguyên tố mà được thừa kế từ vũ trụ mà tuân theo Đinh Luật Tự Nhiên. Một luận thuyết nữa của những Triết Gia thời xưa thì cho rằng chính sự "Điều Hòa và Thăng Bằng" đã giữ cho "Tinh, Khí, Thần" được hiệp nhất. Luận thuyết thời Cận Đại thì đã từng nhắc tới cơ chế "Homeostasis" và Self-Regulatory Process. Xin tạm dịch là cơ chế "Điều Hòa và Tự Điều Chỉnh" khi khí hậu, thời tiết và môi trường làm thay đổi trạng thái của con người. Nó liên hệ không chỉ "chất lỏng" mà còn nói tới bằng chứng của sự cân bằng của các chức năng cơ thể và vật chất.

Các Triết Gia thời xưa thì cho rằng bệnh tật là do trạng thái Âm và Dương mất thăng bằng mà gây ra xáo trộn của cơ thể, trong khi đó các nhà khoa học cận đại thì giải thích rằng đó là do cơ chế rối loạn guồng máy hoạt động giữa các chức năng làm ảnh hưởng tới bộ phận nào đó của cơ thể, hay hoặc gây ra bởi sự tấn công của các vi sinh vật (i.e vi khuẩn, virus), fungus, protozoa...mà gây ra. Mặc dù cách giải thích của người thời xưa và nay có phần khác nhau, nhưng chúng có một điểm chung là dù "ốm đau" hay "khỏe mạnh" gì thì cũng tác động trực tiếp trên cái "Tiểu Vũ Trụ" mà mỗi một người trong chúng ta đã và đang thừa kế từ sự sống phải không các bạn? Vả chăng nó là một Quy Luật Tự Nhiên mà mỗi một cá thể đều phải trải qua những giai đoạn thăng trầm của đời sống, có ốm đau thì mới biết quý lúc khỏe mạnh, có sinh thì ắt có tử. Sau cùng, chúng ta được thừa hưởng những giá trị văn minh của người thời xưa và cũng như những khám phá mới của Khoa Học cận đại đã khai mở tầm nhìn của con người về sự sống được phong phú hơn và hoàn mỹ hơn.

Theo Triết Học Đông Phương thì "Âm Dương" là một ý niệm quan trọng mang nặng tư tưởng của Lão Tử. Khi nói đến Âm Dương thì ta nghĩ ngay đến tính năng động của vật chất trong càn khôn vũ trụ. Nó được xem như một sự liên kết chặt chẽ trong tự nhiên. Trong âm có dương, nhất âm nhất dương cũng như giòng thái cực, có hắc thì cũng có bạch, hai bên xung khắc với nhau, phải tương sinh tương khắc thì mới quân bình. Mặc dù chúng có tính đối nghịch nhau nhưng thực ra là sự dịch chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Luận thuyết trên cũng tương tự như luận thuyết "Bảo Tồn Năng Lượng" của Tây Phương vậy. Những tính chất đối nghịch nhau nhưng thực ra là một sự bổ sung và nếu hợp nhất lại thì chúng sẽ tạo thành một tổng thể tự nhiên. Chính cái tổng thể ấy mà bao trùm mọi sự sống của vạn vật. Nếu phân tích tỉ mỉ chúng ta sẽ thấy Triết Học Đông Phương chú trọng nhiều về "nội hàm" hơn là "hình thức".

Nếu nhìn sự sống bằng lăng kính Khoa Học thì ta sẽ thấy như sau: Tế bào là một đơn vị căn bản của sự sống. Các nhà khoa học phỏng đoán rằng cơ thể con người có độ khoảng gần 100, 000 tỷ những tế bào. Những tế bào dù là unicellular hay multicellular đều có khả năng cung cấp cấu trúc, tái tạo năng lượng, điều chỉnh và sửa chữa mỗi khi một cơ quan sống bị tổn thương.

Có 2 loại tế bào chính: Eukaryotic cells thường tìm thấy ở các loài động vật có vú, bao gồm cả con người, thực vật, fungi và protists. Những tế bào thuộc Eukaryotic cells luôn luôn có nhân thật. Trong nhân có chứa chất liệu di truyền, khả năng sao chép, sửa chữa, tái tạo, etc. Trong khi đó Prokaryotic cells (i.e bacteria) chỉ là một loại tế bào đơn (unicellular). Tuy thế chúng lại là những vi sinh vật phát triển sớm nhất, một sự phát triển có từ thời khởi thủy của Trái Đất.

Còn tiếp...