themgaidep
14-06-2009, 09:57 AM
Xã Hoàng Mơ (nay thuộc Hà Nội) là xã nổi tiếng với nghề nấu rượu. Xã Mộ Trạch (nay thuộc Hải Dương) có Vũ Huyên là người lừng danh cao cờ, vì thế, dân gian có câu rằng : Rượu Hoàng Mơ, cờ Mộ Trạch. Chuyện về tài đánh cờ của Vũ Huyên từng được Lê Quý Đôn chép lại trong Kiến văn Tiểu Lục như sau:
"Tục truyền rằng, Vũ Huyên là người Mộ Trạch, hương Đường An(1), cháu của Tiến sỹ Vũ Đôn. Giữa trán của Vũ Huyên có một cái xương nhô lên tựa như hình một quân cờ. Ông có biệt tài đánh cờ tướng.
Bấy giờ, có sứ thần Trung Quốc sang nước ta, rất tự phụ là tay cao cờ, xin được đánh cờ với Hoàng đế ta. Hoàng đế muốn trị tật ba hoa của viên sứ thần kia, bèn sai người bí mật tìm người cao cờ. Đình thần tâu là có Vũ Huyên giỏi đánh cờ. Hoàng đế bèn sai chọn những người cao cờ khác cùng đánh cờ với Vũ Huyên, nhưng không ai cao cờ bằng Vũ Huyên cả.
Thế rồi Hoàng đế giao hẹn cùng sứ thần Trung Quốc đấu cờ ở giữa sân rồng vào đúng lúc giữa trưa. Vào cuộc, mỗi bên chỉ để một người cầm dù đứng che, còn mọi người phải đi nơi khác. Cái dù che cho Hoàng đế được chọc thủng một lổ nhỏ ở trên từ trước, cốt cho ánh nắng xuyên qua. Hoàng đế sai Vũ Huyên cầm dù đứng hầu, thấy nước cờ nào lợi thế, Vũ Huyên liền cầm nghiêng dù, dùng giọt nắng xuyên qua dù để chỉ cách cho Hoàng đế đi. Nhờ đó, Hoàng đế thắng luôn mấy ván, khiến sứ thần Trung Quốc vừa sợ vừa phục. Hoàng đế khen ngợi tài đánh cờ của Vũ Huyên, ban cho danh hiệu là Trạng Cờ. (Vũ Huyên) nhờ vậy được cả nước suy tôn là bậc cao cờ nhất, tục ngữ cũng vì vậy mà có câu Rượu Hoàng Mơ, cờ Mộ Trạch".
Lời bàn: Chép xong chuyện này, Lê Quý Đôn đã nêu lên hai câu thắc mắc. Một là sứ thần sao dám cả gan thách đấu cờ với Hoàng đế ta. Hai là giả thử có viên sứ thần ngông nghênh như vậy, Hoàng đế hà cớ gì lại nhận lời? Lê Quý Đôn đoán rằng, chỉ có thể là Vũ Huyên được sung vào một phái bộ sứ giả sang Trung Quốc, hoặc giả là sứ giả Trung Quốc sang nước ta, rồi Vũ Huyên nhờ có dịp tiếp xúc và đánh cờ với người Trung Quốc, thắng cờ mà nổi danh thôi.
Lê Quý Đôn dùng cặp mắt am tường điển lễ của mình để xét chuyện, song le, lời tục truyền đông tây kim cổ bao giờ cũng có lối diễn đạt riêng. Thời mà sứ giả dám coi khinh cả triều đình, thì người có khả năng giữ gìn quốc thể tất nhiên chẳng phải là Hoàng đế nữa. Vũ Huyên soi đường cho Hoàng đế đi, ắt không phải chỉ có trong việc đánh cờ. Ôi, thương hại thay những kẻ suốt đời dựa dẫm vào cái đầu của người khác. Làm Hoàng đế kiểu ấy, dễ làm lắm thay!
(1). Nay thuộc tỉnh Hải Dương
Nguyễn Khắc Thuần
Sứ Thần TQ - Vũ Huyên: 0-1
1. H8+7 P3+1 2. P3+1 H2+3 3. H2+3 H3+4 4. R1+1 C8.4 5. R1.4 H8+7 6. H3+2 R9+1 7. R4+4 C2+2 8. P7+1 P7+1 9. R4-2 P3+1 10. P3+1 C2.7 11. E7+5 P3+1 12. H7-5 R1.2 13. C8.9 R2+5 14. H5+3 R9.3 15. C9+4 P3+1 16. C9.1 P3.4 17. C1-1 H4+3 18. C1-1 R2-5 19. A4+5 P4+1 20. P5+1 C7.2 21. K5.4 C2+5 22. K4+1 R3+1 23. H2+3 C4.6 24. R4.6 C6-1 25. H-+2 R2+2 26. R6-2 R3.6 27. A5+4 R6+5 28. K4.5 R6.8 29. R9.8 R8+1 30. K5-1 H3+4
Đến đây sứ thần Trung Quốc chịu thua!
(Nguyễn Khắc Thuần từ báo: Người đại biểu nhân dân)
"Tục truyền rằng, Vũ Huyên là người Mộ Trạch, hương Đường An(1), cháu của Tiến sỹ Vũ Đôn. Giữa trán của Vũ Huyên có một cái xương nhô lên tựa như hình một quân cờ. Ông có biệt tài đánh cờ tướng.
Bấy giờ, có sứ thần Trung Quốc sang nước ta, rất tự phụ là tay cao cờ, xin được đánh cờ với Hoàng đế ta. Hoàng đế muốn trị tật ba hoa của viên sứ thần kia, bèn sai người bí mật tìm người cao cờ. Đình thần tâu là có Vũ Huyên giỏi đánh cờ. Hoàng đế bèn sai chọn những người cao cờ khác cùng đánh cờ với Vũ Huyên, nhưng không ai cao cờ bằng Vũ Huyên cả.
Thế rồi Hoàng đế giao hẹn cùng sứ thần Trung Quốc đấu cờ ở giữa sân rồng vào đúng lúc giữa trưa. Vào cuộc, mỗi bên chỉ để một người cầm dù đứng che, còn mọi người phải đi nơi khác. Cái dù che cho Hoàng đế được chọc thủng một lổ nhỏ ở trên từ trước, cốt cho ánh nắng xuyên qua. Hoàng đế sai Vũ Huyên cầm dù đứng hầu, thấy nước cờ nào lợi thế, Vũ Huyên liền cầm nghiêng dù, dùng giọt nắng xuyên qua dù để chỉ cách cho Hoàng đế đi. Nhờ đó, Hoàng đế thắng luôn mấy ván, khiến sứ thần Trung Quốc vừa sợ vừa phục. Hoàng đế khen ngợi tài đánh cờ của Vũ Huyên, ban cho danh hiệu là Trạng Cờ. (Vũ Huyên) nhờ vậy được cả nước suy tôn là bậc cao cờ nhất, tục ngữ cũng vì vậy mà có câu Rượu Hoàng Mơ, cờ Mộ Trạch".
Lời bàn: Chép xong chuyện này, Lê Quý Đôn đã nêu lên hai câu thắc mắc. Một là sứ thần sao dám cả gan thách đấu cờ với Hoàng đế ta. Hai là giả thử có viên sứ thần ngông nghênh như vậy, Hoàng đế hà cớ gì lại nhận lời? Lê Quý Đôn đoán rằng, chỉ có thể là Vũ Huyên được sung vào một phái bộ sứ giả sang Trung Quốc, hoặc giả là sứ giả Trung Quốc sang nước ta, rồi Vũ Huyên nhờ có dịp tiếp xúc và đánh cờ với người Trung Quốc, thắng cờ mà nổi danh thôi.
Lê Quý Đôn dùng cặp mắt am tường điển lễ của mình để xét chuyện, song le, lời tục truyền đông tây kim cổ bao giờ cũng có lối diễn đạt riêng. Thời mà sứ giả dám coi khinh cả triều đình, thì người có khả năng giữ gìn quốc thể tất nhiên chẳng phải là Hoàng đế nữa. Vũ Huyên soi đường cho Hoàng đế đi, ắt không phải chỉ có trong việc đánh cờ. Ôi, thương hại thay những kẻ suốt đời dựa dẫm vào cái đầu của người khác. Làm Hoàng đế kiểu ấy, dễ làm lắm thay!
(1). Nay thuộc tỉnh Hải Dương
Nguyễn Khắc Thuần
Sứ Thần TQ - Vũ Huyên: 0-1
1. H8+7 P3+1 2. P3+1 H2+3 3. H2+3 H3+4 4. R1+1 C8.4 5. R1.4 H8+7 6. H3+2 R9+1 7. R4+4 C2+2 8. P7+1 P7+1 9. R4-2 P3+1 10. P3+1 C2.7 11. E7+5 P3+1 12. H7-5 R1.2 13. C8.9 R2+5 14. H5+3 R9.3 15. C9+4 P3+1 16. C9.1 P3.4 17. C1-1 H4+3 18. C1-1 R2-5 19. A4+5 P4+1 20. P5+1 C7.2 21. K5.4 C2+5 22. K4+1 R3+1 23. H2+3 C4.6 24. R4.6 C6-1 25. H-+2 R2+2 26. R6-2 R3.6 27. A5+4 R6+5 28. K4.5 R6.8 29. R9.8 R8+1 30. K5-1 H3+4
Đến đây sứ thần Trung Quốc chịu thua!
(Nguyễn Khắc Thuần từ báo: Người đại biểu nhân dân)