xa12
09-08-2012, 02:24 AM
Bài viết nhằm mục đích chia sẻ một số ý tưởng về luyện tập để thăng tiến trình độ nói chung và luyện “cờ mù” nói riêng.
Rất tiếc tài liệu cờ tướng ít nói về vấn đề làm thế nào để tiến bộ nhanh trong cờ. Tài liệu cờ vua có khá hơn, nhưng phần lớn hơi lan man và thiếu thuyết phục.
Gần đây theo tôi có quyển “CHESS MASTER ... at any age” by Rolf Wetzell là cung cấp một cái nhìn tương đối hoàn chỉnh về vấn đề này. Tác giả cố gắng tìm một hệ thống khái quát để mô tả về sức mạnh cờ của 1 kỳ thủ. Hệ thống này gồm 5 thành phần
1. Images: kiến thức cờ - đó là kiến thức về những điều nên làm trong những tình huống nhất định
2. Ability to project positions – trí tưởng tượng hình dung một thế cờ và diễn biến trong đầu
3. Move selection method – cách xem xét và chọn lựa các nước đi
4. Attitude: thái độ, khao khát, mục tiêu, thời gian có thể dành cho cờ
5. Gen: tốc độ xử lý và trí nhớ
Một điều quan trọng là sức mạnh của 1 kỳ thủ chính bằng sức mạnh của mắt xích yếu nhất trong 5 phần trên. Do đó bất cứ ai muốn phát triển trình độ chơi cờ thì trước hết phải biết được phần yếu nhất của mình là gì và tập trung vào cải thiện phần đó trước nhất. Các bạn có thể đọc hàng trăm lời khuyên trên mạng, thiết nghĩ lời nào cũng là có ích cả, nhưng cần phải biết lọc ra cái nào là thực sự dành cho mình.
Cuốn sách cũng đưa ra một hình tượng khá hay về sức mạnh cờ của 1 người, đó là hình tượng 1 cái bình đựng nước hình phễu. Mực nước trong phễu càng cao thì trình độ của bạn càng mạnh. Nước cũng giống như là những gì bạn đầu tư cho cờ như đọc sách, học hỏi, thực chiến; và cũng có 2 loại, loại nặng là những loại thực sự có giá trị sẽ đọng lại mãi, trong khi loại nhẹ là loại sẽ hao hụt nhanh chóng sau một thời gian.
Hình tượng này như vậy cũng giải thích tại sao 1 người lúc đầu mới học cờ thì thấy mình tiến bộ vùn vụt (mực nước trong phễu tăng rất nhanh vì phần đáy thuôn nhỏ, và cái gì mới học mới tiếp thu chả là nước nên dễ đổ vào bình), nhưng sau một thời gian thì chững lại (đòi hỏi phải đổ nhiều nước hơn trong khi có ít nước để đổ hơn) và muốn lên đỉnh cao thì khó như không tưởng (phải sẵn sàng đổ rất nhiều nước và cái khó hơn là phải tìm đâu ra nước – cái mới - để đổ vào).
Phần sau sẽ xin bàn một vài cách để luyện “cờ mù” – phần 2 trong hệ thống sức mạnh cờ.
Rất tiếc tài liệu cờ tướng ít nói về vấn đề làm thế nào để tiến bộ nhanh trong cờ. Tài liệu cờ vua có khá hơn, nhưng phần lớn hơi lan man và thiếu thuyết phục.
Gần đây theo tôi có quyển “CHESS MASTER ... at any age” by Rolf Wetzell là cung cấp một cái nhìn tương đối hoàn chỉnh về vấn đề này. Tác giả cố gắng tìm một hệ thống khái quát để mô tả về sức mạnh cờ của 1 kỳ thủ. Hệ thống này gồm 5 thành phần
1. Images: kiến thức cờ - đó là kiến thức về những điều nên làm trong những tình huống nhất định
2. Ability to project positions – trí tưởng tượng hình dung một thế cờ và diễn biến trong đầu
3. Move selection method – cách xem xét và chọn lựa các nước đi
4. Attitude: thái độ, khao khát, mục tiêu, thời gian có thể dành cho cờ
5. Gen: tốc độ xử lý và trí nhớ
Một điều quan trọng là sức mạnh của 1 kỳ thủ chính bằng sức mạnh của mắt xích yếu nhất trong 5 phần trên. Do đó bất cứ ai muốn phát triển trình độ chơi cờ thì trước hết phải biết được phần yếu nhất của mình là gì và tập trung vào cải thiện phần đó trước nhất. Các bạn có thể đọc hàng trăm lời khuyên trên mạng, thiết nghĩ lời nào cũng là có ích cả, nhưng cần phải biết lọc ra cái nào là thực sự dành cho mình.
Cuốn sách cũng đưa ra một hình tượng khá hay về sức mạnh cờ của 1 người, đó là hình tượng 1 cái bình đựng nước hình phễu. Mực nước trong phễu càng cao thì trình độ của bạn càng mạnh. Nước cũng giống như là những gì bạn đầu tư cho cờ như đọc sách, học hỏi, thực chiến; và cũng có 2 loại, loại nặng là những loại thực sự có giá trị sẽ đọng lại mãi, trong khi loại nhẹ là loại sẽ hao hụt nhanh chóng sau một thời gian.
Hình tượng này như vậy cũng giải thích tại sao 1 người lúc đầu mới học cờ thì thấy mình tiến bộ vùn vụt (mực nước trong phễu tăng rất nhanh vì phần đáy thuôn nhỏ, và cái gì mới học mới tiếp thu chả là nước nên dễ đổ vào bình), nhưng sau một thời gian thì chững lại (đòi hỏi phải đổ nhiều nước hơn trong khi có ít nước để đổ hơn) và muốn lên đỉnh cao thì khó như không tưởng (phải sẵn sàng đổ rất nhiều nước và cái khó hơn là phải tìm đâu ra nước – cái mới - để đổ vào).
Phần sau sẽ xin bàn một vài cách để luyện “cờ mù” – phần 2 trong hệ thống sức mạnh cờ.