PDA

View Full Version : Hai bài thơ về cờ Tướng của Vua Lê Thánh Tông



themgaidep
14-06-2009, 11:47 AM
Từ xưa, cờ Tướng đã trở thành một đề tài thơ ca rất phong phú của văn học Việt Nam. Nhiều nhà thơ lớn thời xưa đã có những bài thơ rất hay cảm hứng về việc chơi cờ. Lê Thánh Tông (1442-1497) ông vua thi sĩ - bác học cũng để lại hai bài thơ chữ Hán "Tượng Kỳ".


Dưới đây là bản dịch thơ sang tiếng Việt (của Ngô Linh Ngọc):

Cờ Tướng (bài 1)

Trại địch ken đầy, dọa nuốt tươi,
Bàn cờ lo tính mãi khôn nguôi!
Công danh dẫu chẳng đầy tay nắm,
Thua được thường luôn trước mắt coi.
Ngoài dóng ngựa, xe, ngừa đuổi giặc,
Trong dàn sĩ, tượng, giữ yên ngôi.
Muốn quên gươm giáo nhưng còn ngại
Lệch chuộng đường "văn", việc "võ" lơi!

Cờ Tướng (bài 2)

Trên bàn cờ gỗ trận bầy xong,
Sĩ tượng quây tròn giữ "cửu cung";
Cặp ngựa bay nghiêng, quen ngả tiến,
Đôi xe lặng tiếng, thẳng đường dong
Âm lăng, Sở Bá nguy khôn đọ,
Xích Bích, Chu lang thế rõ hùng;
Tan trận, sông dài xe, pháo hết,
Trơ bầy Tốt hỉn múa lông nhông!


Qua hai bài thơ này, Lê Thánh Tông miêu tả rõ ràng bàn cờ Tướng với đủ các binh chủng tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã, tốt và các tính năng tác dụng và cách đi quân của chúng: sĩ, tượng bảo vệ cung tướng (đại tướng doanh); mã đi chéo theo hình chữ "nhật"; xe đi thẳng... và ông thấy: cờ Tướng chỉ là một môn đấu trí vui chơi, nhưng việc thắng bại luôn bầy ra trước mắt con người, nhắc nhở việc giữ nước, chống ngoại xâm, không được một phút nào buôn lơi "việc võ". Nhưng đó cũng là việc bất đắc dĩ, thâm tâm ông không ưa gì chiến tranh, vì chiến tranh làm cho tàn nhân, hại vật, cản trở bước tiến xã hội.



(St)

cuongsym
22-11-2009, 11:09 PM
Lê Thánh Tông (25/7/1442-3/3/1497)


Là vị vua thứ năm của triều Lê, là con thứ 4 của vua Lê Thái Tông và bà Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao. Vốn bà Tiệp Dư có mang Tư Thành bị bà phi Nguyễn Thị Anh mưu hại. Nguyễn Trãi và vợ là Nguyễn Thị Lộ đã cứu giúp và đưa đi lánh nạn, sinh ra ông ở chùa Huy Văn (quận Đống Đa, Hà Nội). Thuở nhỏ Tư Thành sống ngoài cung, 4 tuổi được bà Nguyễn Thị Anh (lúc ấy là nhiếp chính cho vua Lê Thánh Tông) đón về phong vương, cho học hành cùng các thân vương. Cuối năm 1459, Nghi Dân cùng phe đảng giết chết mẹ con Nhân Tông đoạt ngôi vua. Giữa năm 1960, triều thần làm chính biến phế Nghi Dân lập Tư Thành. Ông lên ngôi năm 38 tuổi, đặt niên hiệu là Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497). Sử gia đời sau coi Thánh Tông là vị vua “tư trời cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài đại lược” (Vũ Quỳnh). Lê Thánh Tông là người yêu thơ văn, ông đã đề xướng các cuộc xướng họa cung đình, triệu tập 28 văn thần tạo thành tao đàn nhị thập bát tú. Ông là một nhà vua anh minh, có nhiều cuộc cải cách cả về chính trị lẫn văn hóa đánh dấu một giai đoạn phát triển rực rỡ của đất nước.

st

kinggaina
22-11-2009, 11:55 PM
xem trong wikipedia có nói LTT đánh sang tận Mianma,làm bá chủ ĐNA, nhà Minh phải kinh sợ. Thật đáng tự hào