PDA

View Full Version : Triết học của trang tử



PhiHuong
08-12-2009, 12:23 AM
Trang Tử đi chơi trong núi thấy có cây lớn cành lá rậm-rạp. Bác thợ đốn cây đứng yên bên cạnh mà không chịu đốn. Hỏi lý do, bèn đáp rằng :" Vì không dùng được vào đâu cả ". Trang Tử nói :" Cây này vì bất tài mà được sống trọn tuổi trời ". Sau khi ra khỏi núi , Ngài ghé nghỉ ở nhà một người quen , người quen này mừng rỡ, gọi trẻ giết nhạn làm thịt đãi khách. Đứa trẻ thưa rằng:"Một con thì biết gáy, một con không biết gáy, xin hỏi phải giết con nào ?" Chủ nhân đáp :" Giết con không biết gáy". Hôm sau bọn học trò hỏi Trang Tử :" Hôm qua , cây trong núi nhờ bất tài mà được sống trọn tuổi trời. nay con nhạn của chủ nhà vì bất tài mà chết. Như vậy tiên-sinh nghĩ sao về việc ấy ?" Trang Tử cười, đáp:" Ta sẽ trọn ở giữa tài và bất tài. Bởi vì tài và bất tài đều như nhau, nghĩa là đều không phải cả, cho nên sao tránh được cho khỏi lụy thân ".

(SUU TÂM)

trannhien
08-12-2009, 04:59 PM
Trang Tử đi chơi trong núi thấy có cây lớn cành lá rậm-rạp. Bác thợ đốn cây đứng yên bên cạnh mà không chịu đốn. Hỏi lý do, bèn đáp rằng :" Vì không dùng được vào đâu cả ". Trang Tử nói :" Cây này vì bất tài mà được sống trọn tuổi trời ". Sau khi ra khỏi núi , Ngài ghé nghỉ ở nhà một người quen , người quen này mừng rỡ, gọi trẻ giết nhạn làm thịt đãi khách. Đứa trẻ thưa rằng:"Một con thì biết gáy, một con không biết gáy, xin hỏi phải giết con nào ?" Chủ nhân đáp :" Giết con không biết gáy". Hôm sau bọn học trò hỏi Trang Tử :" Hôm qua , cây trong núi nhờ bất tài mà được sống trọn tuổi trời. nay con nhạn của chủ nhà vì bất tài mà chết. Như vậy tiên-sinh nghĩ sao về việc ấy ?" Trang Tử cười, đáp:" Ta sẽ trọn ở giữa tài và bất tài. Bởi vì tài và bất tài đều như nhau, nghĩa là đều không phải cả, cho nên sao tránh được cho khỏi lụy thân ".

(SUU TÂM)

Bổ sung :
Trang Tử cười, đáp: "Ta ở trong cái khoảng giữa tài và bất tài. Cái khoảng tài và bất tài tựa như được chứ thật chưa phải, cho nên vẫn chưa tránh khỏi lụy. Nếu vẫn cưỡi đạo đức mà bay nhởn nhơ thì không vậy. Không quản khen chê, lúc như rồng, lúc như rắn, cùng với thời mà biến hoá mà không quyết chuyện một việc nào cả, lúc lên lúc xuống, lấy đức hoá làm mực độ. bay nhởn với tổ của vạn vật, sai khiến vật mà không bị vạn vật sai khiến thì làm sao có thể bị lụy được"