laototphilao
23-08-2012, 12:00 AM
1. Sơn Cờ: Từng là đại kiện tướng cờ Vua Quốc gia, từng thi đấu Olympic cờ vua quốc tế Olympiad 32 năm 1996. Năm 1999, giải cờ xuân đầu tiên của FPT, anh đã toàn thắng và đạt giải nhất môn cờ vua, sau đó trong trận đấu giành danh hiệu Trạng cờ, gặp anh Khúc Trung Kiên cả cờ Vua lẫn cờ Tướng, kết quả là anh bị thua cờ Tướng và bị cầm hòa cờ Vua, sau đó trà đá tán phét anh mới tiết lộ là thả cho anh Kiên thắng không thì đập chết cả cờ Vua lẫn cờ Tướng, chả biết có thật thế không hay là nói thế cho đỡ ngượng.
Thỉnh thoảng anh lại chơi cờ. Mà không chỉ là cờ Vua, món cờ gì anh chơi cũng giỏi: Cờ tướng, Cờ Shogi (Nhật Bản), Cờ ca-rô. GD FSOFT HCM TuấnPM thường dùng Sơn Cờ để câu kéo khách hàng Nhật. Các sếp Nhật đánh cờ thua Sơn Cờ thường cay cú muốn sang lại để trả thù và thế là FSOFT HCM lại có cơ hội tiếp cận, làm ăn (Nam Dũng - Chodua.com).
Năm 2004, Lâm Hoàng Sơn đã từng tường thuật trực tiếp bằng hình ảnh trên Intranet trận Sơn Cờ đấu Shogi (1 loại cờ Nhật) với 1 bác manager cấp cao của Sanyo Elec. Corp. Cổ động viên cho trận cờ này toàn là TuấnPM với LâmNT. Cuối cùng Sơn Cờ thắng. Khách hàng thua mà sướng lắm. (Sơn còi - Chodua.com)
Ngày 31/5/2007, danh thủ cờ Vua sơn cờ đã chơi cờ đồng loạt với 20 kỳ thủ của FSOFT HCM. Không có ai thắng và chỉ mình anh Trần Nam Dũng thủ hòa được.
Đúng đầu óc bọn chơi cờ chuyên nghiệp có khác. Sơn Cờ có thể đánh cờ tưởng 3 bàn liền 1 lúc, bái phục
2. Hùng Râu (Lê Thế Hùng)
Từng là thầy của Sơn Cờ, anh học cờ bài bản khi còn là sinh viên khoa Toán ĐHTH Lomonosov bên Nga. Cờ Vua và cờ Tướng đều giỏi, có lẽ cờ Vua giỏi hơn nhưng từ hồi vào FSOFT đánh cờ Tướng nhiều hơn. Anh là người đánh cờ tỉnh táo nhất mà tôi từng biết, tất cả các món lừa đảo của đối phương hầu như không có tác dụng, các cao thủ chầu rìa nói leo cũng không thể làm lung lạc ý chí của anh. Hồi xưa chúng tôi sợ đánh cờ có đồng hồ lắm do sức ép về thời gian nhưng dường như với anh đó là thế mạnh, cách bấm đồng hồ của anh cũng làm đối thủ sợ hãi. Tập trung cao độ đó chính là một trong những tiêu chuẩn của người đánh cờ chuyên nghiệp.
Hồi FSOFT còn bên tầng 6 HITC trưa nào anh cũng ra Cafeteria đánh cờ, trước khi đánh cờ anh gọi một bát mì úp, đợi sau khi đánh bát mì đã trương phình thành 2 bát.
Anh Râu rất thích trải nghiệm bằng cách tự tạo áp lực cho mình, càng có nhiều người chầu rìa đánh cờ bu anh càng thích, anh thường tự đưa mình vào tình thế khó khăn để tự gỡ được thế mới gọi là giỏi, chắc cờ anh cao hơn chúng tôi nhiều quá, đánh thế cho thú vị.
Thường thì khi tôi đánh cờ với anh Hùng Râu thì lúc nào cũng có NghiaTD ngồi cạnh tư vấn. Hồi đấy Hùng Râu rất kỵ đánh với song ca Định + Nghĩa vì tôi đánh không theo logic nào cả và đi rất nhanh, tấn công liên tục làm cho anh bị cuốn theo, sau này anh tiến bộ trong vụ này thì không bị cuốn nữa, tỷ lệ thắng thua chắc cũng khoảng Hùng Râu 7, Định Nghĩa 3. Những ván cờ đó gọi là cờ hài vì thường các nước đi không theo quy tắc chuẩn mực gì cả, bọn bên ngoài xui đi thế này, thế kia thì nhất quyết không theo. Thỉnh thoảng có nhiều nước quái lạ đi làm cho bọn bên ngoài trố mắt không hiểu tại sao (vì không theo logic bình thường), những nước đấy nhiều khi chỉ là những nước nhỡ, nướng quân, thí quân mà thôi. Cờ hài có một cái nữa rất hài là trong hầu hết các ván đều có bất ngờ đó là khả năng lật ngược tình thế ngoạn mục, thường thì đang sắp thắng lật ngược tình thế thành thua hay còn gọi là “chuyển thắng thành bại”. Các đòn tâm lý như dọa nạt, thách thức, hò hét, chỉ đểu, đánh lạc hướng đối phương đều được thể hiện hết cỡ. Các cao thủ chầu rìa hồi đấy có cả Lâm Phương, Tuấn Phương, CườngDD, DucTH.
3. Khúc Trung Kiên
Trạng cờ giải cờ xuân đầu tiên của FPT 1999, người mà đã thắng Sơn Cờ ở cờ Tướng và cầm hòa cờ Vua. Phong cách đánh cờ của anh chậm rãi, chắc chắn, hút thuốc phả khói vào mặt đối phương. Mỗi ván cờ của anh phải trên 30 phút, suy nghĩ cẩn thận trước khi đi, không bao giờ có chuyện lỡ nước, sót nước. Tôi sợ nhất là đánh cờ với anh Kiên, chẳng phải do cờ anh ấy quá cao mà anh ấy nghĩ lâu sốt cả ruột, mình nghĩ được mấy nước hay mà đến lượt mình đi thì lại quên mất, thành ra toàn thua.
Anh Kiên là đại gia về mặt triết lý, theo Trần Nam Châu, gặp anh Kiên già mà chỉ đánh cờ thôi thì hơi phí, phải vừa đánh vừa cà kê nghe anh ấy nói chuyện mới thú :)
4. Phan Phương Đạt
Anh Đạt là người có ảnh hưởng lớn nhất đến phong trào cờ tướng FSOFT, là một trong những người mang bàn cờ lên FSOFT đánh đầu tiên, là người sáng lập giải cờ tướng Giỗ Tổ của FSOFT. Anh cũng là nhà vô địch giải cờ Giỗ Tổ lần thứ 2 (năm 2003). Anh Đạt có hai định luật nổi tiếng về cờ “Suy nghĩ là sai lầm lớn nhất” và “Mình run thì nó cũng run”
nguồn chodua
Thỉnh thoảng anh lại chơi cờ. Mà không chỉ là cờ Vua, món cờ gì anh chơi cũng giỏi: Cờ tướng, Cờ Shogi (Nhật Bản), Cờ ca-rô. GD FSOFT HCM TuấnPM thường dùng Sơn Cờ để câu kéo khách hàng Nhật. Các sếp Nhật đánh cờ thua Sơn Cờ thường cay cú muốn sang lại để trả thù và thế là FSOFT HCM lại có cơ hội tiếp cận, làm ăn (Nam Dũng - Chodua.com).
Năm 2004, Lâm Hoàng Sơn đã từng tường thuật trực tiếp bằng hình ảnh trên Intranet trận Sơn Cờ đấu Shogi (1 loại cờ Nhật) với 1 bác manager cấp cao của Sanyo Elec. Corp. Cổ động viên cho trận cờ này toàn là TuấnPM với LâmNT. Cuối cùng Sơn Cờ thắng. Khách hàng thua mà sướng lắm. (Sơn còi - Chodua.com)
Ngày 31/5/2007, danh thủ cờ Vua sơn cờ đã chơi cờ đồng loạt với 20 kỳ thủ của FSOFT HCM. Không có ai thắng và chỉ mình anh Trần Nam Dũng thủ hòa được.
Đúng đầu óc bọn chơi cờ chuyên nghiệp có khác. Sơn Cờ có thể đánh cờ tưởng 3 bàn liền 1 lúc, bái phục
2. Hùng Râu (Lê Thế Hùng)
Từng là thầy của Sơn Cờ, anh học cờ bài bản khi còn là sinh viên khoa Toán ĐHTH Lomonosov bên Nga. Cờ Vua và cờ Tướng đều giỏi, có lẽ cờ Vua giỏi hơn nhưng từ hồi vào FSOFT đánh cờ Tướng nhiều hơn. Anh là người đánh cờ tỉnh táo nhất mà tôi từng biết, tất cả các món lừa đảo của đối phương hầu như không có tác dụng, các cao thủ chầu rìa nói leo cũng không thể làm lung lạc ý chí của anh. Hồi xưa chúng tôi sợ đánh cờ có đồng hồ lắm do sức ép về thời gian nhưng dường như với anh đó là thế mạnh, cách bấm đồng hồ của anh cũng làm đối thủ sợ hãi. Tập trung cao độ đó chính là một trong những tiêu chuẩn của người đánh cờ chuyên nghiệp.
Hồi FSOFT còn bên tầng 6 HITC trưa nào anh cũng ra Cafeteria đánh cờ, trước khi đánh cờ anh gọi một bát mì úp, đợi sau khi đánh bát mì đã trương phình thành 2 bát.
Anh Râu rất thích trải nghiệm bằng cách tự tạo áp lực cho mình, càng có nhiều người chầu rìa đánh cờ bu anh càng thích, anh thường tự đưa mình vào tình thế khó khăn để tự gỡ được thế mới gọi là giỏi, chắc cờ anh cao hơn chúng tôi nhiều quá, đánh thế cho thú vị.
Thường thì khi tôi đánh cờ với anh Hùng Râu thì lúc nào cũng có NghiaTD ngồi cạnh tư vấn. Hồi đấy Hùng Râu rất kỵ đánh với song ca Định + Nghĩa vì tôi đánh không theo logic nào cả và đi rất nhanh, tấn công liên tục làm cho anh bị cuốn theo, sau này anh tiến bộ trong vụ này thì không bị cuốn nữa, tỷ lệ thắng thua chắc cũng khoảng Hùng Râu 7, Định Nghĩa 3. Những ván cờ đó gọi là cờ hài vì thường các nước đi không theo quy tắc chuẩn mực gì cả, bọn bên ngoài xui đi thế này, thế kia thì nhất quyết không theo. Thỉnh thoảng có nhiều nước quái lạ đi làm cho bọn bên ngoài trố mắt không hiểu tại sao (vì không theo logic bình thường), những nước đấy nhiều khi chỉ là những nước nhỡ, nướng quân, thí quân mà thôi. Cờ hài có một cái nữa rất hài là trong hầu hết các ván đều có bất ngờ đó là khả năng lật ngược tình thế ngoạn mục, thường thì đang sắp thắng lật ngược tình thế thành thua hay còn gọi là “chuyển thắng thành bại”. Các đòn tâm lý như dọa nạt, thách thức, hò hét, chỉ đểu, đánh lạc hướng đối phương đều được thể hiện hết cỡ. Các cao thủ chầu rìa hồi đấy có cả Lâm Phương, Tuấn Phương, CườngDD, DucTH.
3. Khúc Trung Kiên
Trạng cờ giải cờ xuân đầu tiên của FPT 1999, người mà đã thắng Sơn Cờ ở cờ Tướng và cầm hòa cờ Vua. Phong cách đánh cờ của anh chậm rãi, chắc chắn, hút thuốc phả khói vào mặt đối phương. Mỗi ván cờ của anh phải trên 30 phút, suy nghĩ cẩn thận trước khi đi, không bao giờ có chuyện lỡ nước, sót nước. Tôi sợ nhất là đánh cờ với anh Kiên, chẳng phải do cờ anh ấy quá cao mà anh ấy nghĩ lâu sốt cả ruột, mình nghĩ được mấy nước hay mà đến lượt mình đi thì lại quên mất, thành ra toàn thua.
Anh Kiên là đại gia về mặt triết lý, theo Trần Nam Châu, gặp anh Kiên già mà chỉ đánh cờ thôi thì hơi phí, phải vừa đánh vừa cà kê nghe anh ấy nói chuyện mới thú :)
4. Phan Phương Đạt
Anh Đạt là người có ảnh hưởng lớn nhất đến phong trào cờ tướng FSOFT, là một trong những người mang bàn cờ lên FSOFT đánh đầu tiên, là người sáng lập giải cờ tướng Giỗ Tổ của FSOFT. Anh cũng là nhà vô địch giải cờ Giỗ Tổ lần thứ 2 (năm 2003). Anh Đạt có hai định luật nổi tiếng về cờ “Suy nghĩ là sai lầm lớn nhất” và “Mình run thì nó cũng run”
nguồn chodua