luugu
16-06-2009, 12:14 PM
Chơi cờ, đặc biệt là cờ tướng, là cái thú từ ngàn xưa của người Việt nói riêng và các nước châu Á nói chung. Trong "giới cờ" Việt Nam đang tồn tại một "làng cờ giang hồ" với nhiều giai thoại kỳ thú...
"Giang hồ Tam ác" ngày xưa...
Nhắc đến cờ giang hồ, không thể bỏ qua nhóm “Giang hồ Tam Ác”. Trước khi lập nhóm, cả ba đã “đụng” nhau nẩy lửa bằng cách mà về sau họ đã áp dụng cho mọi đối thủ trong giang hồ.
Đánh cờ là một thú chơi của nhiều người và được thể hiện theo nhiều hình thức, từ tao nhã đến giang hồ tứ chiến.
Lê Nhị Trí sinh năm 1949, quê ở Nha Mân (Sa Đéc). Nhờ đam mê và chịu khó học hỏi nên trình độ cậu Trí mau chóng được khẳng định khi dễ dàng hạ hết bạn bè đồng tuổi, còn so với các cao thủ trong xóm thì ngang ngửa chứ chẳng chơi. Có lần ra chợ, thấy người ta bày cờ thế ăn tiền, Trí dốc hết tiền học phí mà bố mẹ đưa để thử thách vận may.
Ông kể: “Tuổi trẻ bồng bột, thế là bị mấy tay lão luyện dụ lấy sạch túi. Từ nỗi nhục này, tôi thề với lòng phải lấy cho bằng được những gì đã mất”. Năm đó, Trí đang học Đệ Thất (lớp 6). Có ngờ đâu, lời thề đó đã đưa ông trở thành Nhị Ác...
Sau ngày thống nhất đất nước, ông sống bằng nghề chơi cờ độ. Năm 1976, ông gặp một người tự nhận là Bảy, có trình độ ngang ngửa với ông, thắng-thua qua lại nhiều lần, nói chung là huề vốn. Một ngày nọ, Bảy bất ngờ tăng tiền độ lên đến 1 chỉ vàng/ván. Sinh nghi, ông Trí tìm kế “hoãn binh”.
Về nhà, ông nghiên cứu các ván đấu với đối thủ và phát hiện nhiều điều lạ. Có những ván tưởng thắng dễ, nhưng lại hòa, tưởng thua chắc nhưng rốt cuộc ăn. Rõ ràng tay Bảy trên cơ, nhưng cố tình thua để “nhử mồi”. Ông quyết định tìm hiểu thân thế của tay Bảy này. Trước ngày tỉ thí, một thông tin đắt giá chuyển đến: “Có lẽ tay Bảy là Lê Thiên Vị. Đặc điểm nhận dạng là ngón tay cái có tật. Nếu là tay quái kiệt này thì trình độ phải hơn ông đến 3 nước tiên”.
Y hẹn, ông Trí đến nơi hội ngộ và phát hiện đây chính thật là Lê Thiên Vị. Chẳng nói chẳng rằng, ông lôi bàn cờ ra và đi liền 3 nước tiên. Đối thủ ngạc nhiên nhưng rồi chợt hiểu, phì cười mà rằng: “Biết tui là ai rồi hả?”. Hai người kết nghĩa từ đó. Nhất Ác Lê Thiên Vị nổi danh với việc đánh hay, nhưng giả dạng trí thức để lấy tiền thiên hạ. Về sau, Trần Quới (tức Lác Chảy, vô địch 11 năm liên tục) góp mặt, dĩ nhiên cũng phải qua hàng chục ván đấu cờ độ cùng với nhóm của Vị–Trí, họ kết nghĩa huynh đệ và biệt danh Giang hồ Tam ác ra đời từ đấy.
Ông Trí cho biết: “Thật ra ngôi thứ chỉ là phân cấp theo tuổi tác chứ về đẳng cấp thì Trần Quới đứng đầu, nhì là anh Vị. Tôi thì được anh em nể ở tài mưu lược và chiến thuật... gài độ”. Ông Trí thừa nhận đó là thời điểm sống không lý tưởng, nhưng tình nghĩa anh em quả là “tình thân như thủ túc”.
Năm 1988, Trần Quới vượt biên và mất tích. Tam Ác chỉ còn lại hai. Niềm đam mê cờ độ của họ cũng tan biến dần. “Những ngày đó, lên công đài hay ra đánh độ, chúng tôi thấy trống vắng ghê lắm, thấy thiếu mất một người hiểu mình”, ông Trí tâm sự. Rồi từ đó, Nhị Ác gác kiếm, vĩnh biệt cờ giang hồ luôn.
Giờ ông Trí là một người sưu tầm và kinh doanh lan kiểng có tiếng trên toàn quốc. Còn ông Lê Thiên Vị chính là HLV trưởng đội cờ tướng TP HCM hiện nay.
Chuyện nhà vô địch quốc gia ngày nay
Tại Việt Nam, kỳ đài (KĐ) có từ những năm 1930, trong các tửu lầu do người Hoa sáng lập. Họ dùng KĐ để thu hút thêm khách và phần thưởng khi ấy là những chai rượu Martin hảo hạng. Nổi bật trong thời điểm ấy là KĐ Đại Thế Giới (Trung tâm VH quận 5 bây giờ).
Năm 1956, KĐ chính thức được lập tại Giải trí trường Thị Nghè. Đặc biệt là cùng lúc có đến 2 người công đài vì có đến 4 cao thủ thay nhau làm đài chủ là Lý Anh Mậu, Phạm Thanh Mai, Tất Kiên Dương và Lê Bỉnh Hy. Ba năm sau, do thua lỗ, KĐ này tự giải tán. Về sau thỉnh thoảng cũng có vài cuộc tỉ thí kỳ đài nhưng chẳng kéo dài được bao lâu…
Sau này, KĐ được duy trì lâu nhất là tại Trung tâm VH quận 11 (từ 1996 đến cuối 2002). Người giữ đài chủ lâu nhất là Trương Á Minh với 55 tuần tại Trung tâm VH quận 11, và 37 ngày liên tiếp bất bại tại Vọng Các (về nữ là Ngô Lan Hương: 5 kỳ liên tục). Cũng cần nói thêm, Đặc cấp quốc tế Đại sư Trềnh A Sáng lại không có duyên với kỳ đài, giỏi như ông mà chẳng bao giờ giữ đài chủ quá 2 tuần (2 lần).
Cách đây hơn 6 năm, công an cửa khẩu Lào Cai từng bắt giữ một người vượt biên sang Trung Quốc. Bị tình nghi là buôn lậu, người đàn ông tên Bảo có dáng cao dong dỏng và khuôn mặt khá... giang hồ một mực kêu oan: “Tôi chỉ muốn sang đánh cờ tướng… độ thôi”. Dĩ nhiên là chẳng ai tin.
Đồn trưởng công an ra điều kiện: “Nếu chấp tui 2 xe mà thắng thì coi như anh đúng”. Dĩ nhiên là chỉ dưới 30 nước, ông phải xin hàng bởi ông đâu biết vừa tỉ thí cùng Nguyễn Thành Bảo, khi ấy là vô địch U-20 châu Á và nay là ĐKVĐ quốc gia, một cao thủ cờ giang hồ.
Thời đó, Thành Bảo chuyên đi đánh độ từ Móng Cái đến mũi Cà Mau (không kỳ đài nào hiện hữu ở VN mà anh chưa đặt chân đến) lẫn sang Trung Quốc... để kiếm tiền khi đã nghiên cứu rất kỹ các đối thủ. Anh không sang Quảng Đông, nơi xuất thân của những cao thủ TQ mà qua cửa khẩu Lào Cai để đến Côn Minh (Vân Nam) - vùng đất có nhiều tay máu mê, nhưng trình độ có hạn. Mỗi lần sang TQ, anh lưu lại khoảng 3-5 ngày, tùy theo số lượng “giang hồ” mà anh “bắt” được. Thậm chí, Bảo còn thuê cả thông dịch viên (50 nhân dân tệ/đêm) và nhờ họ bắt mối đối thủ giùm...
Bảo kể: “Tôi chọn loại khách sạn trung bình để nghỉ ngơi, đồng thời làm địa điểm “kiếm sống”. Nói chung, do biết định lượng đối thủ nên tôi thắng nhiều hơn thua. Mỗi chuyến đi như vậy phải ăn độ hơn 10 triệu đồng thì mới có lời, bởi chi phí sinh hoạt trong thời gian lưu lại TQ cũng đã bằng ngần ấy tiền rồi”.
Thời điểm “đánh độ” của Bảo gắn liền với hàng loạt những vụ lùm xùm tai tiếng không hay. Sau thời gian “tu tâm dưỡng tính”, Bảo tiếp cận internet và tham gia đều hơn các giải trong nước và quốc tế để bây giờ trở thành chủ lực của đội tuyển Việt Nam.
Bảo thừa nhận: “Nếu cho lời khuyên, tôi mong các bạn trẻ đừng đi vào con đường này. Khi có tiền bạc vào, tính ăn thua đẩy lên rất cao, lúc đó bạn rất khó “đi” bài bản được. Mặt khác, chơi cờ độ rất dễ ghiền, đánh luôn một lèo từ sáng đến khuya, rất hại sức khỏe. Đó là chưa kể đến khả năng tán gia bại sản khi bị các cao thủ lừa đảo bằng mọi cách...”.
Những biến tấu của cờ giang hồ
Trong làng cờ tướng có 3 dạng cờ: cờ sáng, cờ úp và cờ mù. Tuy nhiên giới cờ giang hồ thường sử dụng 2 loại cờ úp và cờ mù để “phục vụ” cho việc kiếm tiền của họ.
Cờ úp khởi đầu bằng việc các quân cờ được úp lại và sắp xếp theo vị trí y như cờ sáng (cờ tướng thông thường). Bước đi đầu tiên của quân (bị úp) tương ứng với vị trí ban đầu trên bàn cờ của nó (quân bị úp ở vị trí con Pháo sẽ đi nước đầu như Pháo). Sau bước đi đầu tiên, quân cờ sẽ được mở ra. Lúc này, mở ra con nào thì nước đi y như con đó (chẳng hạn sau khi bạn mở con Pháo (giả) ra con Sĩ, thì từ đó về sau, con Sĩ sẽ đi đúng nước con Sĩ). Chính vì lý do này mà Sĩ, Tượng được phép qua sông, chỉ bằng một nước đi... Vì vậy, cờ úp có nhiều biến hóa hơn cờ sáng, nhưng yếu tố may rủi chiếm đến 30%.
Cờ mù được phổ biến vào những năm 60 và trên thế giới rất chuộng. Kỳ thủ thi đấu cờ mù sẽ bị bịt mắt và khi đi sẽ báo nước với nhau (thi đấu bằng trí nhớ và… công lực như người khiếm thị). Trong lịch sử VN, Thái Sanh Bính được xem là người tiên phong thi đấu loại cờ này tại Giải trí trường Thị Nghè (nay là Thảo cầm viên) những năm 57-58, “hậu duệ” có Trần Quới…
Trên thế giới, Đặc cấp Quốc tế đại sư Liễu Đại Hoa (TQ) từng đạt kỷ lục Guinness khi đấu cờ mù cùng 19 kỳ thủ xuất sắc (được đánh cờ sáng). Kết quả, ông thắng 14, hòa 4 và chỉ thua 1. Vì trí nhớ và công lực kinh hồn, ông còn có biệt danh Đông Phương Điện Não.
Theo HLV Lê Thiên Vị, cờ úp hiện rất phát triển tại các nước châu Á (chủ yếu trong cộng đồng người Hoa) nhưng chỉ mang tính phong trào. Còn ở VN, do may rủi mang tính quyết định nên nhìn chung cờ úp được các cao thủ dùng để đánh… độ (có vậy dân nghiệp dư mới dám chơi).
(Theo Sài Gòn Giải Phóng)
Việt Báo (Theo_NgoiSao)
"Giang hồ Tam ác" ngày xưa...
Nhắc đến cờ giang hồ, không thể bỏ qua nhóm “Giang hồ Tam Ác”. Trước khi lập nhóm, cả ba đã “đụng” nhau nẩy lửa bằng cách mà về sau họ đã áp dụng cho mọi đối thủ trong giang hồ.
Đánh cờ là một thú chơi của nhiều người và được thể hiện theo nhiều hình thức, từ tao nhã đến giang hồ tứ chiến.
Lê Nhị Trí sinh năm 1949, quê ở Nha Mân (Sa Đéc). Nhờ đam mê và chịu khó học hỏi nên trình độ cậu Trí mau chóng được khẳng định khi dễ dàng hạ hết bạn bè đồng tuổi, còn so với các cao thủ trong xóm thì ngang ngửa chứ chẳng chơi. Có lần ra chợ, thấy người ta bày cờ thế ăn tiền, Trí dốc hết tiền học phí mà bố mẹ đưa để thử thách vận may.
Ông kể: “Tuổi trẻ bồng bột, thế là bị mấy tay lão luyện dụ lấy sạch túi. Từ nỗi nhục này, tôi thề với lòng phải lấy cho bằng được những gì đã mất”. Năm đó, Trí đang học Đệ Thất (lớp 6). Có ngờ đâu, lời thề đó đã đưa ông trở thành Nhị Ác...
Sau ngày thống nhất đất nước, ông sống bằng nghề chơi cờ độ. Năm 1976, ông gặp một người tự nhận là Bảy, có trình độ ngang ngửa với ông, thắng-thua qua lại nhiều lần, nói chung là huề vốn. Một ngày nọ, Bảy bất ngờ tăng tiền độ lên đến 1 chỉ vàng/ván. Sinh nghi, ông Trí tìm kế “hoãn binh”.
Về nhà, ông nghiên cứu các ván đấu với đối thủ và phát hiện nhiều điều lạ. Có những ván tưởng thắng dễ, nhưng lại hòa, tưởng thua chắc nhưng rốt cuộc ăn. Rõ ràng tay Bảy trên cơ, nhưng cố tình thua để “nhử mồi”. Ông quyết định tìm hiểu thân thế của tay Bảy này. Trước ngày tỉ thí, một thông tin đắt giá chuyển đến: “Có lẽ tay Bảy là Lê Thiên Vị. Đặc điểm nhận dạng là ngón tay cái có tật. Nếu là tay quái kiệt này thì trình độ phải hơn ông đến 3 nước tiên”.
Y hẹn, ông Trí đến nơi hội ngộ và phát hiện đây chính thật là Lê Thiên Vị. Chẳng nói chẳng rằng, ông lôi bàn cờ ra và đi liền 3 nước tiên. Đối thủ ngạc nhiên nhưng rồi chợt hiểu, phì cười mà rằng: “Biết tui là ai rồi hả?”. Hai người kết nghĩa từ đó. Nhất Ác Lê Thiên Vị nổi danh với việc đánh hay, nhưng giả dạng trí thức để lấy tiền thiên hạ. Về sau, Trần Quới (tức Lác Chảy, vô địch 11 năm liên tục) góp mặt, dĩ nhiên cũng phải qua hàng chục ván đấu cờ độ cùng với nhóm của Vị–Trí, họ kết nghĩa huynh đệ và biệt danh Giang hồ Tam ác ra đời từ đấy.
Ông Trí cho biết: “Thật ra ngôi thứ chỉ là phân cấp theo tuổi tác chứ về đẳng cấp thì Trần Quới đứng đầu, nhì là anh Vị. Tôi thì được anh em nể ở tài mưu lược và chiến thuật... gài độ”. Ông Trí thừa nhận đó là thời điểm sống không lý tưởng, nhưng tình nghĩa anh em quả là “tình thân như thủ túc”.
Năm 1988, Trần Quới vượt biên và mất tích. Tam Ác chỉ còn lại hai. Niềm đam mê cờ độ của họ cũng tan biến dần. “Những ngày đó, lên công đài hay ra đánh độ, chúng tôi thấy trống vắng ghê lắm, thấy thiếu mất một người hiểu mình”, ông Trí tâm sự. Rồi từ đó, Nhị Ác gác kiếm, vĩnh biệt cờ giang hồ luôn.
Giờ ông Trí là một người sưu tầm và kinh doanh lan kiểng có tiếng trên toàn quốc. Còn ông Lê Thiên Vị chính là HLV trưởng đội cờ tướng TP HCM hiện nay.
Chuyện nhà vô địch quốc gia ngày nay
Tại Việt Nam, kỳ đài (KĐ) có từ những năm 1930, trong các tửu lầu do người Hoa sáng lập. Họ dùng KĐ để thu hút thêm khách và phần thưởng khi ấy là những chai rượu Martin hảo hạng. Nổi bật trong thời điểm ấy là KĐ Đại Thế Giới (Trung tâm VH quận 5 bây giờ).
Năm 1956, KĐ chính thức được lập tại Giải trí trường Thị Nghè. Đặc biệt là cùng lúc có đến 2 người công đài vì có đến 4 cao thủ thay nhau làm đài chủ là Lý Anh Mậu, Phạm Thanh Mai, Tất Kiên Dương và Lê Bỉnh Hy. Ba năm sau, do thua lỗ, KĐ này tự giải tán. Về sau thỉnh thoảng cũng có vài cuộc tỉ thí kỳ đài nhưng chẳng kéo dài được bao lâu…
Sau này, KĐ được duy trì lâu nhất là tại Trung tâm VH quận 11 (từ 1996 đến cuối 2002). Người giữ đài chủ lâu nhất là Trương Á Minh với 55 tuần tại Trung tâm VH quận 11, và 37 ngày liên tiếp bất bại tại Vọng Các (về nữ là Ngô Lan Hương: 5 kỳ liên tục). Cũng cần nói thêm, Đặc cấp quốc tế Đại sư Trềnh A Sáng lại không có duyên với kỳ đài, giỏi như ông mà chẳng bao giờ giữ đài chủ quá 2 tuần (2 lần).
Cách đây hơn 6 năm, công an cửa khẩu Lào Cai từng bắt giữ một người vượt biên sang Trung Quốc. Bị tình nghi là buôn lậu, người đàn ông tên Bảo có dáng cao dong dỏng và khuôn mặt khá... giang hồ một mực kêu oan: “Tôi chỉ muốn sang đánh cờ tướng… độ thôi”. Dĩ nhiên là chẳng ai tin.
Đồn trưởng công an ra điều kiện: “Nếu chấp tui 2 xe mà thắng thì coi như anh đúng”. Dĩ nhiên là chỉ dưới 30 nước, ông phải xin hàng bởi ông đâu biết vừa tỉ thí cùng Nguyễn Thành Bảo, khi ấy là vô địch U-20 châu Á và nay là ĐKVĐ quốc gia, một cao thủ cờ giang hồ.
Thời đó, Thành Bảo chuyên đi đánh độ từ Móng Cái đến mũi Cà Mau (không kỳ đài nào hiện hữu ở VN mà anh chưa đặt chân đến) lẫn sang Trung Quốc... để kiếm tiền khi đã nghiên cứu rất kỹ các đối thủ. Anh không sang Quảng Đông, nơi xuất thân của những cao thủ TQ mà qua cửa khẩu Lào Cai để đến Côn Minh (Vân Nam) - vùng đất có nhiều tay máu mê, nhưng trình độ có hạn. Mỗi lần sang TQ, anh lưu lại khoảng 3-5 ngày, tùy theo số lượng “giang hồ” mà anh “bắt” được. Thậm chí, Bảo còn thuê cả thông dịch viên (50 nhân dân tệ/đêm) và nhờ họ bắt mối đối thủ giùm...
Bảo kể: “Tôi chọn loại khách sạn trung bình để nghỉ ngơi, đồng thời làm địa điểm “kiếm sống”. Nói chung, do biết định lượng đối thủ nên tôi thắng nhiều hơn thua. Mỗi chuyến đi như vậy phải ăn độ hơn 10 triệu đồng thì mới có lời, bởi chi phí sinh hoạt trong thời gian lưu lại TQ cũng đã bằng ngần ấy tiền rồi”.
Thời điểm “đánh độ” của Bảo gắn liền với hàng loạt những vụ lùm xùm tai tiếng không hay. Sau thời gian “tu tâm dưỡng tính”, Bảo tiếp cận internet và tham gia đều hơn các giải trong nước và quốc tế để bây giờ trở thành chủ lực của đội tuyển Việt Nam.
Bảo thừa nhận: “Nếu cho lời khuyên, tôi mong các bạn trẻ đừng đi vào con đường này. Khi có tiền bạc vào, tính ăn thua đẩy lên rất cao, lúc đó bạn rất khó “đi” bài bản được. Mặt khác, chơi cờ độ rất dễ ghiền, đánh luôn một lèo từ sáng đến khuya, rất hại sức khỏe. Đó là chưa kể đến khả năng tán gia bại sản khi bị các cao thủ lừa đảo bằng mọi cách...”.
Những biến tấu của cờ giang hồ
Trong làng cờ tướng có 3 dạng cờ: cờ sáng, cờ úp và cờ mù. Tuy nhiên giới cờ giang hồ thường sử dụng 2 loại cờ úp và cờ mù để “phục vụ” cho việc kiếm tiền của họ.
Cờ úp khởi đầu bằng việc các quân cờ được úp lại và sắp xếp theo vị trí y như cờ sáng (cờ tướng thông thường). Bước đi đầu tiên của quân (bị úp) tương ứng với vị trí ban đầu trên bàn cờ của nó (quân bị úp ở vị trí con Pháo sẽ đi nước đầu như Pháo). Sau bước đi đầu tiên, quân cờ sẽ được mở ra. Lúc này, mở ra con nào thì nước đi y như con đó (chẳng hạn sau khi bạn mở con Pháo (giả) ra con Sĩ, thì từ đó về sau, con Sĩ sẽ đi đúng nước con Sĩ). Chính vì lý do này mà Sĩ, Tượng được phép qua sông, chỉ bằng một nước đi... Vì vậy, cờ úp có nhiều biến hóa hơn cờ sáng, nhưng yếu tố may rủi chiếm đến 30%.
Cờ mù được phổ biến vào những năm 60 và trên thế giới rất chuộng. Kỳ thủ thi đấu cờ mù sẽ bị bịt mắt và khi đi sẽ báo nước với nhau (thi đấu bằng trí nhớ và… công lực như người khiếm thị). Trong lịch sử VN, Thái Sanh Bính được xem là người tiên phong thi đấu loại cờ này tại Giải trí trường Thị Nghè (nay là Thảo cầm viên) những năm 57-58, “hậu duệ” có Trần Quới…
Trên thế giới, Đặc cấp Quốc tế đại sư Liễu Đại Hoa (TQ) từng đạt kỷ lục Guinness khi đấu cờ mù cùng 19 kỳ thủ xuất sắc (được đánh cờ sáng). Kết quả, ông thắng 14, hòa 4 và chỉ thua 1. Vì trí nhớ và công lực kinh hồn, ông còn có biệt danh Đông Phương Điện Não.
Theo HLV Lê Thiên Vị, cờ úp hiện rất phát triển tại các nước châu Á (chủ yếu trong cộng đồng người Hoa) nhưng chỉ mang tính phong trào. Còn ở VN, do may rủi mang tính quyết định nên nhìn chung cờ úp được các cao thủ dùng để đánh… độ (có vậy dân nghiệp dư mới dám chơi).
(Theo Sài Gòn Giải Phóng)
Việt Báo (Theo_NgoiSao)