ChienKhuD
24-09-2012, 10:35 PM
Thời sinh viên, mỗi năm cứ mùa nước nổi là chúng tôi lại về Tân Thạnh, Long An để săn chuột đồng. Mùa này lũ chuột lên cây tránh nước nên việc bắt chúng khá dễ. Chỉ cần lấy xuồng đi dạo một vòng là có mồi nhậu no nê. Nhiều khi may mắn còn bắt được cả trăn và rắn nước nữa.
Lớp tôi có đứa bạn nhà ở Long An. Năm ấy nó rủ nhóm bạn về nhà nó chơi ngay mùa nước nổi. Chúng tôi hỏi về đó có gì vui thì nó nói về săn chuột đồng. Mùa này chuột lên cây làm tổ tránh lũ nên săn chúng thú vị lắm. Thế là cả nhóm háo hức lên đường.
Khi tới nơi cũng đã hơn 6 giờ chiều. Hôm ấy nhà nó bắt được con rắn hổ hành nặng gần 3kg đem nấu cháo. Dù đi xa mệt mỏi nhưng được ăn món cháo rắn hổ hành kèm với uống rượu Gò Đen, ai cũng cảm thấy hưng phấn mãnh liệt. Hôm ấy gần rằm tháng tám (trung thu) trăng sáng lắm. Trăng thanh, gió mát, nước đồng mênh mông... tạo nên một cảnh đẹp thật lạ. Có lẽ vì thể mà rượu uống hoài cũng chẳng biết say. Sau khi nhậu xong chúng tôi nổi hứng đòi ca vọng cổ. Không ngờ đó là món ruột của gia đình thằng bạn. Nhà nó có tới 4 đứa em gái ai cũng biết hát. Dì 7 (mẹ nó) thì chơi đàn. Dượng 7 (ba nó) thì hầu trà (có lẽ hơi ngược đời). Phải nói một điều là nhậu vô hát vọng cổ rất ngọt. Nam ai, Phượng hoàng, Xàng xê, Đoản khúc... chơi láng hết. Hát mà không biết mệt là gì. Chúng tôi chơi tới gần 12 giờ khuya mới bắt đầu đi ngủ.
Sáng hôm sau cả nhóm thức dậy vào khoảng 9 giờ. Dì 7 và mấy đứa em đã nấu xong nồi cháo vịt khói nghi ngút. Dù còn nhức đầu choáng rượu nhưng sau khi ăn vài chén cháo nóng, mồ hôi vã ra người tỉnh hẳn. Hôm nay là ngày đầu tiên cả nhóm đi săn chuột đồng. Dụng cụ gồm 2 chiếc xuồng và 2 cây "súng săn" tự chế. Loại súng này trông giống cây nỏ. Tên được làm bằng cây tầm vong đực dài khoảng 2m. Đầu kia của tên được gắn một cây căm xe máy mài nhọn. Bọn tôi chia làm 2 nhóm và chèo xuồng dọc theo vườn tràm. Chuột làm tổ trên cây khá nhiều và nhìn rất giống tổ chim. Nhiệm vụ của chúng tôi là chèo xuồng lại gần chỗ chuột làm tổ. Nghe hơi người chúng nó sẽ chạy ra ngoài và trèo tút lên ngọn cây nằm im đấy. Một số con quá nhát bay ùm xuống nước luôn. Khi nó đã nằm im, chúng tôi chỉ việc ngắm và bắn. Con nào trúng đạn sẽ bị dính chặt vào mũi tên. Cứ thế chỉ trong vòng một buổi, chúng tôi đã bắt được mấy chục con chuột.
Chuột đồng được chế biến thành nhiều món rất ngon. Món tôi khoái nhất là chuột ướp xả chiên giòn và chuột nướng lá lốt. Món này nhậu với rượu Gò Đen thì khỏi chê. Tuy nhiên trong nhóm cũng có đứa không dám ăn. Đó là thằng Luân và Long. Hai thằng này vốn là công tử con nhà giàu. Những món ăn miền quê hoang dã này không hợp với khẩu vị của nó.
Ngày thứ hai chúng tôi tiếp tục đi săn chuột vào buổi sáng. Buổi chiều chúng tôi đi hái bông điên điển về nấu canh chua. Đứa em thằng bạn đưa chúng tôi đến chỗ mọc đầy cây điên điển. Hoa điên điển nở vàng cả một khoảng trời. Cây điên điển cao khoảng 3m, thuộc họ đậu. Người hái chỉ cần đứng trên xuồng kéo nhánh xuống và hái. Cây này rễ nhiều nhưng bám rất yếu. Chính vì thế người dân nơi đây có câu "rể điên điển" dùng để chỉ những thằng rể không biết quý trọng cha mẹ vợ.
https://dl.dropbox.com/u/11290013/Long%20An%20mua%20nuoc%20noi/Hoa%20dien%20dien.gif
Hái bông điên điển
Đêm ấy chúng tôi không nhậu mà chỉ ngồi uống trà vì sáng sớm phải lên thành phố để đi học. Đó cũng là lúc ba mẹ thằng bạn ngồi kể chuyện đời. Có một câu chuyện làm tôi xúc động đến tận bây giờ. Ông bà có một ông bạn thân ở tận đồng sâu hoang vắng. Ông này đi làm xa nhà cứ mỗi tháng mới về một lần. Lần ấy không hiểu chuyện gì mà vợ và 3 đứa con của ông lăn ra chết. Do không ai hay, khi ổng về thì xác chết đã thổi rửa. Ổng phải tự tay dọn dẹp và chôn cất vợ con của mình. Sau đó ổng đốt nhà sống kiếp lang thang không màn tới thế sự. Nghe Dì 7 nói sau này ổng đi tu và trở thành một cao tăng đắc đạo.
Mấy năm sau chúng tôi vẫn về Long An chơi mỗi dịp nước nổi. Người dân nơi đây thật thà, hiếu khách. Đời sống vật chất tuy không giàu nhưng chơi là chơi tới bến. Hiếm có nơi nào thắm đượm tình người như nơi đây. Tôi vẫn còn nhớ lời Dì 7: "Dù các con có đi đâu, làm gì, thành công hay thất bại, hễ cứ về Long An nhà Dì-Dượng là có chỗ ăn, chỗ ở ,chỗ chơi thoải mái". Vậy mà đã hơn mười năm rồi không về thăm Dì Dượng vì cuộc sống quá bận rộn...
Giờ cũng đang mùa nước nổi. Chắc Dì Dượng đang mong chúng tôi lắm.
Lớp tôi có đứa bạn nhà ở Long An. Năm ấy nó rủ nhóm bạn về nhà nó chơi ngay mùa nước nổi. Chúng tôi hỏi về đó có gì vui thì nó nói về săn chuột đồng. Mùa này chuột lên cây làm tổ tránh lũ nên săn chúng thú vị lắm. Thế là cả nhóm háo hức lên đường.
Khi tới nơi cũng đã hơn 6 giờ chiều. Hôm ấy nhà nó bắt được con rắn hổ hành nặng gần 3kg đem nấu cháo. Dù đi xa mệt mỏi nhưng được ăn món cháo rắn hổ hành kèm với uống rượu Gò Đen, ai cũng cảm thấy hưng phấn mãnh liệt. Hôm ấy gần rằm tháng tám (trung thu) trăng sáng lắm. Trăng thanh, gió mát, nước đồng mênh mông... tạo nên một cảnh đẹp thật lạ. Có lẽ vì thể mà rượu uống hoài cũng chẳng biết say. Sau khi nhậu xong chúng tôi nổi hứng đòi ca vọng cổ. Không ngờ đó là món ruột của gia đình thằng bạn. Nhà nó có tới 4 đứa em gái ai cũng biết hát. Dì 7 (mẹ nó) thì chơi đàn. Dượng 7 (ba nó) thì hầu trà (có lẽ hơi ngược đời). Phải nói một điều là nhậu vô hát vọng cổ rất ngọt. Nam ai, Phượng hoàng, Xàng xê, Đoản khúc... chơi láng hết. Hát mà không biết mệt là gì. Chúng tôi chơi tới gần 12 giờ khuya mới bắt đầu đi ngủ.
Sáng hôm sau cả nhóm thức dậy vào khoảng 9 giờ. Dì 7 và mấy đứa em đã nấu xong nồi cháo vịt khói nghi ngút. Dù còn nhức đầu choáng rượu nhưng sau khi ăn vài chén cháo nóng, mồ hôi vã ra người tỉnh hẳn. Hôm nay là ngày đầu tiên cả nhóm đi săn chuột đồng. Dụng cụ gồm 2 chiếc xuồng và 2 cây "súng săn" tự chế. Loại súng này trông giống cây nỏ. Tên được làm bằng cây tầm vong đực dài khoảng 2m. Đầu kia của tên được gắn một cây căm xe máy mài nhọn. Bọn tôi chia làm 2 nhóm và chèo xuồng dọc theo vườn tràm. Chuột làm tổ trên cây khá nhiều và nhìn rất giống tổ chim. Nhiệm vụ của chúng tôi là chèo xuồng lại gần chỗ chuột làm tổ. Nghe hơi người chúng nó sẽ chạy ra ngoài và trèo tút lên ngọn cây nằm im đấy. Một số con quá nhát bay ùm xuống nước luôn. Khi nó đã nằm im, chúng tôi chỉ việc ngắm và bắn. Con nào trúng đạn sẽ bị dính chặt vào mũi tên. Cứ thế chỉ trong vòng một buổi, chúng tôi đã bắt được mấy chục con chuột.
Chuột đồng được chế biến thành nhiều món rất ngon. Món tôi khoái nhất là chuột ướp xả chiên giòn và chuột nướng lá lốt. Món này nhậu với rượu Gò Đen thì khỏi chê. Tuy nhiên trong nhóm cũng có đứa không dám ăn. Đó là thằng Luân và Long. Hai thằng này vốn là công tử con nhà giàu. Những món ăn miền quê hoang dã này không hợp với khẩu vị của nó.
Ngày thứ hai chúng tôi tiếp tục đi săn chuột vào buổi sáng. Buổi chiều chúng tôi đi hái bông điên điển về nấu canh chua. Đứa em thằng bạn đưa chúng tôi đến chỗ mọc đầy cây điên điển. Hoa điên điển nở vàng cả một khoảng trời. Cây điên điển cao khoảng 3m, thuộc họ đậu. Người hái chỉ cần đứng trên xuồng kéo nhánh xuống và hái. Cây này rễ nhiều nhưng bám rất yếu. Chính vì thế người dân nơi đây có câu "rể điên điển" dùng để chỉ những thằng rể không biết quý trọng cha mẹ vợ.
https://dl.dropbox.com/u/11290013/Long%20An%20mua%20nuoc%20noi/Hoa%20dien%20dien.gif
Hái bông điên điển
Đêm ấy chúng tôi không nhậu mà chỉ ngồi uống trà vì sáng sớm phải lên thành phố để đi học. Đó cũng là lúc ba mẹ thằng bạn ngồi kể chuyện đời. Có một câu chuyện làm tôi xúc động đến tận bây giờ. Ông bà có một ông bạn thân ở tận đồng sâu hoang vắng. Ông này đi làm xa nhà cứ mỗi tháng mới về một lần. Lần ấy không hiểu chuyện gì mà vợ và 3 đứa con của ông lăn ra chết. Do không ai hay, khi ổng về thì xác chết đã thổi rửa. Ổng phải tự tay dọn dẹp và chôn cất vợ con của mình. Sau đó ổng đốt nhà sống kiếp lang thang không màn tới thế sự. Nghe Dì 7 nói sau này ổng đi tu và trở thành một cao tăng đắc đạo.
Mấy năm sau chúng tôi vẫn về Long An chơi mỗi dịp nước nổi. Người dân nơi đây thật thà, hiếu khách. Đời sống vật chất tuy không giàu nhưng chơi là chơi tới bến. Hiếm có nơi nào thắm đượm tình người như nơi đây. Tôi vẫn còn nhớ lời Dì 7: "Dù các con có đi đâu, làm gì, thành công hay thất bại, hễ cứ về Long An nhà Dì-Dượng là có chỗ ăn, chỗ ở ,chỗ chơi thoải mái". Vậy mà đã hơn mười năm rồi không về thăm Dì Dượng vì cuộc sống quá bận rộn...
Giờ cũng đang mùa nước nổi. Chắc Dì Dượng đang mong chúng tôi lắm.