mathuyenxua
18-06-2009, 03:22 PM
Trích & tóm lược từ : Cờ Tướng Trung Cuộc
Trần tấn Mỹ - Phạm tấn Hòa – Lê thiên Vị - Quách anh Tú
(Hội Cờ Thành phố Hồ chí Minh xuất bản 1992 )
I .PHÂN BIỆT GIỮA CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN THUẬT.
Tìm hiểu nguồn gốc thì các từ CHIẾN LƯỢC và CHIẾN THUẬT xuất phát từ những thuật ngữ quân sự của Hy Lạp có nội dung ý nghĩa như sau:
CHIẾN LƯỢC là nghệ thuật phối hợp tác dụng của những lực lượng quân sự để dẫn dắt một cuộc chiến tranh.
CHIẾN THUẬT là nghệ thuật phối hợp tác dụng của các đạo binh hoặc các vũ khí khác nhau nhằm đạt được hiệu quả tối đa trong tác chiến.
Như vậy theo nguyên gốc thì ý nghĩa của các từ chiến lược và chiến thuật có điểm giống nhau nhưng cũng có những khía cạnh khác hẳn nhau.
Cả hai đều là nghệ thuật phối hợp nhưng một đằng nhằm dẫn dắt một cuộc chiến tranh nói chung còn một đằng nhằm đạt được hiệu quả tối đa trong tác chiến.
Vậy CHIẾN LƯỢC và CHIẾN THUẬT hiện nay ta dùng có ý nghĩa thế nào ? Sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này ra sao ?
Theo chúng tôi thì CHIẾN LƯỢC trong môn cờ là đường lối tiến hành một trận đấu. Có đường lối thì mới dẫn dắt cuộc chiến từng bước theo những phương hướng đề ra, nếu không có đường lối thì sẽ lúng túng, chẳng biết phải tiến hành ván cờ như thế nào. Nhưng đường lối là một khái niệm rất rộng và trừu tượng, bao gồm nhiều vấn đề, vì vậy để làm rõ nội dung của thuật ngữ chiến lược trong môn cờ chúng ta chỉ khoanh lại mấy vấn đề sau :
- Một là tư tưởng chiến lược :
Khi tiến hành một ván cờ thì tư tưởng của các đấu thủ có mấy dạng là tấn công, đối công và phòng thủ. Đó là 3 dạng tư tưởng chiến lược chính, nhưng khi thể hiện thì nó có nhiều vẻ khác nhau. Chẳng hạn, cùng là tư tưởng tấn công nhưng có người thích kiểu tấn công ồ ạt, chớp nhoáng, có người thích kiểu tấn công vây siết từ từ. Cũng là tư tưởng đối công có người chơi đối công một cách “ liều mạng ” một mất một còn nhưng cũng có người chơi đối công một cách thận trọng, dè dặt, không mạo hiểm đến mức mặc cho may rủi. Còn tư tưởng phòng ngự cũng vậy, có người phòng ngự tiêu cực, thụ động nhưng cũng có người phòng ngự tích cực, luôn tìm mọi cơ may để phản công.
- Hai là kế hoạch chiến lược :
Khi đã khẳng định tư tưởng chiến lược như thế nào thì phải tiến hành trận đấu theo một kế hoạch, thể hiện tư tưởng chiến lược trên. Nói kế hoạch là nói vấn đề huy động và bố trí lực lượng, xác định nhiệm vụ của từng loại binh chủng, xác định hướng tấn công hoặc phòng thủ. Dự kiến những biện pháp cụ thể phải đưa ra thực hiện. Trong giai đoạn khai cuộc thường người ta chỉ có thể đề ra một kế hoạch tổng quát nên cũng gọi đó là kế hoạch chiến lược. Sang giai doạn trung cuộc, tình hình diễn biến càng lúc càng căng thẳng, phức tạp thì kế hoạch phải được cụ thể hóa rõ ràng để giải quyết các mâu thuấn cho phù hợp và có lợi.
- Ba là mục tiêu chiến lược :
Song song với việc vạch một kế hoạch để tác chiến là việc xác định rõ mục tiêu. Bởi vì có xác định rõ mục tiêu thì kế hoạch mới có cơ sở để vạch cụ thể, rõ ràng. Còn xác định mục tiêu không rõ, hay không có mục tiêu cụ thể thì kế hoạch sẽ chung chung hoặc thực chất chẳng có kế hoạch gì. Nếu mục tiêu đề ra cho một giai đoạn ngắn, thì đó là mục tiêu trước mắt, còn nếu đề ra cho một giai đoạn dài, thì đó là mục tiêu chiến lược.
- Bốn là nguyên tắc, phương châm chiến lược :
Đây là những kinh nghiệm từ thực tiễn đấu cờ được tổng kết để người chơi học tập và vận dụng. Có những nguyên tắc chung như Tượng kỳ thập quyết ( Mười bí quyết trong chơi cờ ) nhưng cũng có những nguyên tắc nêu ra cho từng giai đoạn khai, trung, tàn cuộc rất bổ ích mà bất cứ chiến lược nào cũng cần quan tâm vận dụng. Còn phương châm cũng là những kinh nghiệm hay, được nêu ra như một loại “ kim chỉ nam “ hướng dẫn các hoạt động chiến đấu đạt kết quả. Tùy đối thủ trình độ cao, thấp cỡ nào mà đề ra phương châm cho phù hợp. Như gặp đối thủ thấp hơn thì có thể phương châm là : “ Bí mật, bất ngờ, đánh nhanh, diệt gọn “ , còn gặp đối thủ cao thì có thể phương châm là : “ Thận trọng đối công, giành từng thắng lợi nhỏ, đẩy lùi địch từng bước rồi tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn “.
Đó là mấy nội dung cốt lõi mang tính đường lối chung khi tiến hành một ván cờ. Các vấn đề này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo nên một chiến lược tổng quát trong khai cuộc. Do đó khi viết về khai cuộc, chúng tôi từng khẳng định đó chủ yếu là vấn đề chiến lược, vì bản thân khai cuộc thể hiện đầy đủ các nội dung trên.
Trong giai đoạn chuyển từ khai cuộc sang trung cuộc, các xung đột mâu thuẫn tăng cao thì nhiều vấn đề chiến lược nổi lên cần phải lý giải và có chủ trương giải quyết. Đó là những vấn đề như : giá trị quân, thế tốt, thế xấu, điểm yếu, khâu yếu, mối quan hệ giữa các quân, giữa lực lượng vật chất với quyền chủ động, vấn đề tấn công và phòng thủ….Nói chung những vấn đề nầy đều là những nội dung của chiến lược. Do đó có người gọi đây là những yếu tố chiến lược cũng không có gì sai.
Còn CHIẾN THUẬT trong môn cờ là những phương pháp hoặc biện pháp cụ thể nhằm thực hiện các tư tưởng, ý đồ theo kế hoạch chiến lược hoặc theo kế hoạch cụ thể đã vạch ra. Mà phương pháp hay biện pháp thì rất phong phú đa dạng, luôn gắn với việc sử dụng, điều động, bố trí phối hợp các lực lượng nhằm phát huy tối đa hiệu quả của chúng trong từng trận đánh. Do đó khái niệm nội dung của chiến thuật cũng rất rộng, nhưng nó cụ thể hơn. Đại thể có thể nêu một số nội dung sau đây :
- Một là nước đi và điều quân :
Đây là một nội dung cơ bản nhất của chiến thuật, vì có nước đi thì mới có điều quân, khi đã có điều quân thì mới thực hiện được ý đồ của đấu thủ. Xét về tính chất thì điều quân có thể là một nước tấn công hoặc là một nước phòng thủ, có thể gồm một số nước tích cực hoặc tiêu cực tùy tình hình cụ thể mà đánh giá.
- Hai là đổi quân :
Đổi quân là một đòn chiến thuật phổ biến trong chơi cờ. Tùy mục đích yêu cầu của việc đổi quân, người ta phân ra làm nhiều loại : đổi quân để giành nước tiên, giành lấy thế, đổi quân để lời chất hoặc lời quân, đổi quân để giải vây, để cầu hòa.
- Ba là hi sinh quân :
Hi sinh quân hay bỏ quân là đòn chiến thuật cũng rất phổ biến. Người ta cũng căn cứ vào mục đích ý nghĩa của hành động này để phân ra các loại : hi sinh để giành lấy thế, đoạt tiên, hi sinh để nhốt quân, giam quân, hi sinh để giải vây, hi sinh để đánh bí ….
- Bốn là phong tỏa hoặc mở đường :
Phong tỏa là ngăn chận việc triển khai hay điều động quân đối phương, còn mở đường là để giúp cho quân của phe mình thêm cơ động hay linh hoạt.
- Năm là sự phối hợp các quân :
Đây là một nội dung quan trọng trong chiến thuật, vì nếu các quân đứng riêng lẻ thì sức mạnh của chúng có thể giảm đi, ngược lại nếu chúng liên lạc nhau, phối hợp cùng nhau thì sức mạnh của chúng gia tăng rất nhiều. Từ sự phối hợp này mới có thể thực hiện các đòn đánh phối hợp với nhiều mục đích khác nhau.
-Sáu là gia tăng hiệu năng của từng quân cờ :
Vấn đề này liên quan đến việc điều động, bố trí quân, liên quan đến việc mở thông các đường, đến vị trí chỗ đứng, đồng thời liên quan đến cả sự phối hợp với các quân bạn. Nhưng bản thân từng quân cờ, từng binh chủng có nhiều khả năng về đòn chiến thuật cần cố gắng phát huy. Chẳng hạn nước tấn công đôi của Xe, của Pháo hay đòn đánh chĩa của Mã ; đòn phối hợp chiếu rút của Xe, Pháo hoặc Xe, Mã, các đòn ghim quân hoặc phong tỏa rất lợi hại của Xe phối hợp với Pháo….
Đó là một số nội dung cơ bản của chiến thuật, nó thường có mối quan hệ gắn bó với nhau, diễn ra đồng thời hoặc nối tiếp trên một cánh hoặc cả hai cánh. Có thể nói : Chiến thuật là sự biểu hiện cụ thể của chiến lược trong từng thời điểm một cách sinh động. Giữa chiến lược và chiến thuật có mối quan hệ mật thiết nhau đến mức chiến lược mà thiếu chiến thuật thì đường lối chiến đấu trở nên trừu tượng, ngược lại chiến thuật mà thiếu chiến lược thì như đi trong đường hầm.
( Còn tiếp )
Trần tấn Mỹ - Phạm tấn Hòa – Lê thiên Vị - Quách anh Tú
(Hội Cờ Thành phố Hồ chí Minh xuất bản 1992 )
I .PHÂN BIỆT GIỮA CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN THUẬT.
Tìm hiểu nguồn gốc thì các từ CHIẾN LƯỢC và CHIẾN THUẬT xuất phát từ những thuật ngữ quân sự của Hy Lạp có nội dung ý nghĩa như sau:
CHIẾN LƯỢC là nghệ thuật phối hợp tác dụng của những lực lượng quân sự để dẫn dắt một cuộc chiến tranh.
CHIẾN THUẬT là nghệ thuật phối hợp tác dụng của các đạo binh hoặc các vũ khí khác nhau nhằm đạt được hiệu quả tối đa trong tác chiến.
Như vậy theo nguyên gốc thì ý nghĩa của các từ chiến lược và chiến thuật có điểm giống nhau nhưng cũng có những khía cạnh khác hẳn nhau.
Cả hai đều là nghệ thuật phối hợp nhưng một đằng nhằm dẫn dắt một cuộc chiến tranh nói chung còn một đằng nhằm đạt được hiệu quả tối đa trong tác chiến.
Vậy CHIẾN LƯỢC và CHIẾN THUẬT hiện nay ta dùng có ý nghĩa thế nào ? Sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này ra sao ?
Theo chúng tôi thì CHIẾN LƯỢC trong môn cờ là đường lối tiến hành một trận đấu. Có đường lối thì mới dẫn dắt cuộc chiến từng bước theo những phương hướng đề ra, nếu không có đường lối thì sẽ lúng túng, chẳng biết phải tiến hành ván cờ như thế nào. Nhưng đường lối là một khái niệm rất rộng và trừu tượng, bao gồm nhiều vấn đề, vì vậy để làm rõ nội dung của thuật ngữ chiến lược trong môn cờ chúng ta chỉ khoanh lại mấy vấn đề sau :
- Một là tư tưởng chiến lược :
Khi tiến hành một ván cờ thì tư tưởng của các đấu thủ có mấy dạng là tấn công, đối công và phòng thủ. Đó là 3 dạng tư tưởng chiến lược chính, nhưng khi thể hiện thì nó có nhiều vẻ khác nhau. Chẳng hạn, cùng là tư tưởng tấn công nhưng có người thích kiểu tấn công ồ ạt, chớp nhoáng, có người thích kiểu tấn công vây siết từ từ. Cũng là tư tưởng đối công có người chơi đối công một cách “ liều mạng ” một mất một còn nhưng cũng có người chơi đối công một cách thận trọng, dè dặt, không mạo hiểm đến mức mặc cho may rủi. Còn tư tưởng phòng ngự cũng vậy, có người phòng ngự tiêu cực, thụ động nhưng cũng có người phòng ngự tích cực, luôn tìm mọi cơ may để phản công.
- Hai là kế hoạch chiến lược :
Khi đã khẳng định tư tưởng chiến lược như thế nào thì phải tiến hành trận đấu theo một kế hoạch, thể hiện tư tưởng chiến lược trên. Nói kế hoạch là nói vấn đề huy động và bố trí lực lượng, xác định nhiệm vụ của từng loại binh chủng, xác định hướng tấn công hoặc phòng thủ. Dự kiến những biện pháp cụ thể phải đưa ra thực hiện. Trong giai đoạn khai cuộc thường người ta chỉ có thể đề ra một kế hoạch tổng quát nên cũng gọi đó là kế hoạch chiến lược. Sang giai doạn trung cuộc, tình hình diễn biến càng lúc càng căng thẳng, phức tạp thì kế hoạch phải được cụ thể hóa rõ ràng để giải quyết các mâu thuấn cho phù hợp và có lợi.
- Ba là mục tiêu chiến lược :
Song song với việc vạch một kế hoạch để tác chiến là việc xác định rõ mục tiêu. Bởi vì có xác định rõ mục tiêu thì kế hoạch mới có cơ sở để vạch cụ thể, rõ ràng. Còn xác định mục tiêu không rõ, hay không có mục tiêu cụ thể thì kế hoạch sẽ chung chung hoặc thực chất chẳng có kế hoạch gì. Nếu mục tiêu đề ra cho một giai đoạn ngắn, thì đó là mục tiêu trước mắt, còn nếu đề ra cho một giai đoạn dài, thì đó là mục tiêu chiến lược.
- Bốn là nguyên tắc, phương châm chiến lược :
Đây là những kinh nghiệm từ thực tiễn đấu cờ được tổng kết để người chơi học tập và vận dụng. Có những nguyên tắc chung như Tượng kỳ thập quyết ( Mười bí quyết trong chơi cờ ) nhưng cũng có những nguyên tắc nêu ra cho từng giai đoạn khai, trung, tàn cuộc rất bổ ích mà bất cứ chiến lược nào cũng cần quan tâm vận dụng. Còn phương châm cũng là những kinh nghiệm hay, được nêu ra như một loại “ kim chỉ nam “ hướng dẫn các hoạt động chiến đấu đạt kết quả. Tùy đối thủ trình độ cao, thấp cỡ nào mà đề ra phương châm cho phù hợp. Như gặp đối thủ thấp hơn thì có thể phương châm là : “ Bí mật, bất ngờ, đánh nhanh, diệt gọn “ , còn gặp đối thủ cao thì có thể phương châm là : “ Thận trọng đối công, giành từng thắng lợi nhỏ, đẩy lùi địch từng bước rồi tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn “.
Đó là mấy nội dung cốt lõi mang tính đường lối chung khi tiến hành một ván cờ. Các vấn đề này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo nên một chiến lược tổng quát trong khai cuộc. Do đó khi viết về khai cuộc, chúng tôi từng khẳng định đó chủ yếu là vấn đề chiến lược, vì bản thân khai cuộc thể hiện đầy đủ các nội dung trên.
Trong giai đoạn chuyển từ khai cuộc sang trung cuộc, các xung đột mâu thuẫn tăng cao thì nhiều vấn đề chiến lược nổi lên cần phải lý giải và có chủ trương giải quyết. Đó là những vấn đề như : giá trị quân, thế tốt, thế xấu, điểm yếu, khâu yếu, mối quan hệ giữa các quân, giữa lực lượng vật chất với quyền chủ động, vấn đề tấn công và phòng thủ….Nói chung những vấn đề nầy đều là những nội dung của chiến lược. Do đó có người gọi đây là những yếu tố chiến lược cũng không có gì sai.
Còn CHIẾN THUẬT trong môn cờ là những phương pháp hoặc biện pháp cụ thể nhằm thực hiện các tư tưởng, ý đồ theo kế hoạch chiến lược hoặc theo kế hoạch cụ thể đã vạch ra. Mà phương pháp hay biện pháp thì rất phong phú đa dạng, luôn gắn với việc sử dụng, điều động, bố trí phối hợp các lực lượng nhằm phát huy tối đa hiệu quả của chúng trong từng trận đánh. Do đó khái niệm nội dung của chiến thuật cũng rất rộng, nhưng nó cụ thể hơn. Đại thể có thể nêu một số nội dung sau đây :
- Một là nước đi và điều quân :
Đây là một nội dung cơ bản nhất của chiến thuật, vì có nước đi thì mới có điều quân, khi đã có điều quân thì mới thực hiện được ý đồ của đấu thủ. Xét về tính chất thì điều quân có thể là một nước tấn công hoặc là một nước phòng thủ, có thể gồm một số nước tích cực hoặc tiêu cực tùy tình hình cụ thể mà đánh giá.
- Hai là đổi quân :
Đổi quân là một đòn chiến thuật phổ biến trong chơi cờ. Tùy mục đích yêu cầu của việc đổi quân, người ta phân ra làm nhiều loại : đổi quân để giành nước tiên, giành lấy thế, đổi quân để lời chất hoặc lời quân, đổi quân để giải vây, để cầu hòa.
- Ba là hi sinh quân :
Hi sinh quân hay bỏ quân là đòn chiến thuật cũng rất phổ biến. Người ta cũng căn cứ vào mục đích ý nghĩa của hành động này để phân ra các loại : hi sinh để giành lấy thế, đoạt tiên, hi sinh để nhốt quân, giam quân, hi sinh để giải vây, hi sinh để đánh bí ….
- Bốn là phong tỏa hoặc mở đường :
Phong tỏa là ngăn chận việc triển khai hay điều động quân đối phương, còn mở đường là để giúp cho quân của phe mình thêm cơ động hay linh hoạt.
- Năm là sự phối hợp các quân :
Đây là một nội dung quan trọng trong chiến thuật, vì nếu các quân đứng riêng lẻ thì sức mạnh của chúng có thể giảm đi, ngược lại nếu chúng liên lạc nhau, phối hợp cùng nhau thì sức mạnh của chúng gia tăng rất nhiều. Từ sự phối hợp này mới có thể thực hiện các đòn đánh phối hợp với nhiều mục đích khác nhau.
-Sáu là gia tăng hiệu năng của từng quân cờ :
Vấn đề này liên quan đến việc điều động, bố trí quân, liên quan đến việc mở thông các đường, đến vị trí chỗ đứng, đồng thời liên quan đến cả sự phối hợp với các quân bạn. Nhưng bản thân từng quân cờ, từng binh chủng có nhiều khả năng về đòn chiến thuật cần cố gắng phát huy. Chẳng hạn nước tấn công đôi của Xe, của Pháo hay đòn đánh chĩa của Mã ; đòn phối hợp chiếu rút của Xe, Pháo hoặc Xe, Mã, các đòn ghim quân hoặc phong tỏa rất lợi hại của Xe phối hợp với Pháo….
Đó là một số nội dung cơ bản của chiến thuật, nó thường có mối quan hệ gắn bó với nhau, diễn ra đồng thời hoặc nối tiếp trên một cánh hoặc cả hai cánh. Có thể nói : Chiến thuật là sự biểu hiện cụ thể của chiến lược trong từng thời điểm một cách sinh động. Giữa chiến lược và chiến thuật có mối quan hệ mật thiết nhau đến mức chiến lược mà thiếu chiến thuật thì đường lối chiến đấu trở nên trừu tượng, ngược lại chiến thuật mà thiếu chiến lược thì như đi trong đường hầm.
( Còn tiếp )