CXQ
02-04-2010, 11:59 PM
Sau nhiều năm chờ đợi, cờ tướng đã được đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại Asian Games lần thứ 16-2010 diễn ra tại Quảng Châu vào tháng 11 tới. Giới hâm mộ cờ cũng hy vọng môn thể thao trí tuệ này sẽ còn tiếp tục hiện diện, nếu một số nước có phong trào cờ tướng mạnh được quyền tổ chức đăng cai đại hội này như: Malaysia, Việt Nam… Đó là chuyện ở tương lai, còn trong năm 2009 vừa qua, cờ tướng Việt Nam cũng có một số giải đấu ấn tượng.
http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2010/01/images319966_1.jpg
1. Trước tiên phải nói đến giải VĐTG lần thứ 11 ở Sơn Đông (Trung Quốc) hồi tháng 8. Ở đấu trường này, bên cạnh HCB cá nhân nam của Nguyễn Thành Bảo và HCB đồng đội nam, thật đáng tiếc là Ngô Lan Hương đã để vuột chiếc HCV lần thứ 2 khi hoà Cao Ý Bình (Đài Loan) trong thế thắng.
Còn nhớ ở giải lần thứ 10 năm 2007, trong lúc Lan Hương hơn Quách Lợi Bình (Trung Quốc) hệ số phụ và nhiều hy vọng đăng quang, thì cũng chính Ý Bình lại thua Lợi Bình ở ván cuối trong thế cờ hoà, giúp kỳ thủ Trung Quốc lên ngôi vô địch. Đến giải vô địch cá nhân châu Á (tháng 9, Malaysia), nữ kỳ thủ 16 tuổi Nguyễn Hoàng Yến (TPHCM) đã giành HCĐ cá nhân và đang là nhân tố đầy triển vọng. Sau giải đấu này, Nguyễn Trần Đỗ Ninh, Trần Chánh Tâm và Hoàng Yến đều được phong Quốc tế đại sư (tương đương Kiện tướng quốc tế môn cờ vua).
Tại Asian Indoor Games 3 trên sân nhà (Quảng Ninh, tháng 11), Việt Nam cũng xếp hạng nhì đồng đội nam cờ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, dù đưa vào chương trình nội dung cờ tiêu chuẩn và cờ nhanh, nhưng các nữ kỳ thủ Việt Nam lại không có dịp thi thố tài năng cũng nhừ bảo vệ ngôi vô địch nữ, vì BTC không vận động đủ số nước tối thiểu tham dự.
Song song với những sự kiện đáng chú ý vừa nêu, làng cờ Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung cũng mất mát lớn khi Đặc cấp quốc tế đại sư (tương đương Đại kiện tướng quốc tế môn cờ vua) Nguyễn Vũ Quân sớm từ giã cõi trần. Anh sinh năm 1983, là một kỳ thủ toàn diện và từng nhiều lần VĐQG cũng như đoạt HCB thế giới.
2. Tháng 11 tới, môn cờ tướng Đại hội TDTT toàn quốc sẽ thi đấu tại Hà Nội nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, thay vì ở Hội An như dự kiến trước đây. Trước đó, vào đầu tháng 3, giải vô địch hạng Nhất quốc gia sẽ tổ chức tại Bình Phước và giải cờ tướng Việt Nam mở rộng - Cúp Phương Trang lần 4 sẽ so tài ở Tiền Giang vào cuối tháng 4. Năm nay, Cúp Phương Trang sẽ tăng số lượng kỳ thủ nước ngoài lên 9 người (mời thêm Malaysia). Sau 3 lần tổ chức, giải đang được đánh giá cao khi Liên đoàn cờ Trung Quốc đề nghị Việt Nam báo số lượng, chứ không mời đích danh để họ tổ chức tuyển chọn VĐV góp mặt.
Theo HLV Hoàng Đình Hồng, dự kiến đội DTQG sẽ tập trung vào đầu tháng 5 để chuẩn bị cho 2 giải đấu quốc tế quan trọng trong năm nay: Asian Games 16 và giải vô địch đồng đội châu Á. Asian Games có 3 bộ huy chương: cá nhân nam, đồng đội nam và cá nhân nữ. Còn giải đồng đội châu Á (ở Malaysia) thi đấu 3 nội dung: đồng đội nam, cá nhân nữ và U 18 nam.
Nhìn chung, tại các cuộc thi tài ở châu Á và thế giới, đối thủ lớn nhất của Việt Nam vẫn là cao thủ đến từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam còn phải đối đầu với Đài Loan, Hongkong, Singapore, Philippines… Kỳ thủ trẻ Ngô Tông Hàn (Singapore, hạng 6 thế giới 2009) hoặc Trang Hoằng Minh (Philippines, hạng 5 thế giới 2009) từng gây không ít khó khăn cho 2 kỳ thủ hàng đầu của Việt Nam là Nguyễn Vũ Quân lẫn Nguyễn Thành Bảo trong những lần đấu trí.
Thách thức rất lớn, nhưng cờ tướng Việt Nam vẫn phấn đấu đoạt HCV ở đấu trường quan trọng nhất là Asian Games 16, dù BTC không tổ chức nội dung đồng đội nữ - một thế mạnh của Việt Nam.
TRÚC QUỲNH (SGGP)
http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2010/01/images319966_1.jpg
1. Trước tiên phải nói đến giải VĐTG lần thứ 11 ở Sơn Đông (Trung Quốc) hồi tháng 8. Ở đấu trường này, bên cạnh HCB cá nhân nam của Nguyễn Thành Bảo và HCB đồng đội nam, thật đáng tiếc là Ngô Lan Hương đã để vuột chiếc HCV lần thứ 2 khi hoà Cao Ý Bình (Đài Loan) trong thế thắng.
Còn nhớ ở giải lần thứ 10 năm 2007, trong lúc Lan Hương hơn Quách Lợi Bình (Trung Quốc) hệ số phụ và nhiều hy vọng đăng quang, thì cũng chính Ý Bình lại thua Lợi Bình ở ván cuối trong thế cờ hoà, giúp kỳ thủ Trung Quốc lên ngôi vô địch. Đến giải vô địch cá nhân châu Á (tháng 9, Malaysia), nữ kỳ thủ 16 tuổi Nguyễn Hoàng Yến (TPHCM) đã giành HCĐ cá nhân và đang là nhân tố đầy triển vọng. Sau giải đấu này, Nguyễn Trần Đỗ Ninh, Trần Chánh Tâm và Hoàng Yến đều được phong Quốc tế đại sư (tương đương Kiện tướng quốc tế môn cờ vua).
Tại Asian Indoor Games 3 trên sân nhà (Quảng Ninh, tháng 11), Việt Nam cũng xếp hạng nhì đồng đội nam cờ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, dù đưa vào chương trình nội dung cờ tiêu chuẩn và cờ nhanh, nhưng các nữ kỳ thủ Việt Nam lại không có dịp thi thố tài năng cũng nhừ bảo vệ ngôi vô địch nữ, vì BTC không vận động đủ số nước tối thiểu tham dự.
Song song với những sự kiện đáng chú ý vừa nêu, làng cờ Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung cũng mất mát lớn khi Đặc cấp quốc tế đại sư (tương đương Đại kiện tướng quốc tế môn cờ vua) Nguyễn Vũ Quân sớm từ giã cõi trần. Anh sinh năm 1983, là một kỳ thủ toàn diện và từng nhiều lần VĐQG cũng như đoạt HCB thế giới.
2. Tháng 11 tới, môn cờ tướng Đại hội TDTT toàn quốc sẽ thi đấu tại Hà Nội nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, thay vì ở Hội An như dự kiến trước đây. Trước đó, vào đầu tháng 3, giải vô địch hạng Nhất quốc gia sẽ tổ chức tại Bình Phước và giải cờ tướng Việt Nam mở rộng - Cúp Phương Trang lần 4 sẽ so tài ở Tiền Giang vào cuối tháng 4. Năm nay, Cúp Phương Trang sẽ tăng số lượng kỳ thủ nước ngoài lên 9 người (mời thêm Malaysia). Sau 3 lần tổ chức, giải đang được đánh giá cao khi Liên đoàn cờ Trung Quốc đề nghị Việt Nam báo số lượng, chứ không mời đích danh để họ tổ chức tuyển chọn VĐV góp mặt.
Theo HLV Hoàng Đình Hồng, dự kiến đội DTQG sẽ tập trung vào đầu tháng 5 để chuẩn bị cho 2 giải đấu quốc tế quan trọng trong năm nay: Asian Games 16 và giải vô địch đồng đội châu Á. Asian Games có 3 bộ huy chương: cá nhân nam, đồng đội nam và cá nhân nữ. Còn giải đồng đội châu Á (ở Malaysia) thi đấu 3 nội dung: đồng đội nam, cá nhân nữ và U 18 nam.
Nhìn chung, tại các cuộc thi tài ở châu Á và thế giới, đối thủ lớn nhất của Việt Nam vẫn là cao thủ đến từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam còn phải đối đầu với Đài Loan, Hongkong, Singapore, Philippines… Kỳ thủ trẻ Ngô Tông Hàn (Singapore, hạng 6 thế giới 2009) hoặc Trang Hoằng Minh (Philippines, hạng 5 thế giới 2009) từng gây không ít khó khăn cho 2 kỳ thủ hàng đầu của Việt Nam là Nguyễn Vũ Quân lẫn Nguyễn Thành Bảo trong những lần đấu trí.
Thách thức rất lớn, nhưng cờ tướng Việt Nam vẫn phấn đấu đoạt HCV ở đấu trường quan trọng nhất là Asian Games 16, dù BTC không tổ chức nội dung đồng đội nữ - một thế mạnh của Việt Nam.
TRÚC QUỲNH (SGGP)