loan
17-04-2010, 09:48 PM
Sách "Tinh hoa tri thức văn hoá Trung Quốc" do Vương Kiến Huy, Dịch Học Kim chủ biên (Nhà xuất bản Thế giới - năm 2004) có bài viết về cờ Vây:
CỜ VÂY THẦN BÍ THỜI CỔ ĐẠI
Cờ Vây là một môn đánh cờ truyền thống của Trung Quốc, ra đời sớm hơn cả cờ Tướng, ít ra đã có trên 2500 năm lịch sử. Vì nó được truyền sang Nhật Bản và các nước Âu - Mỹ, nên hiện nay đã trở thành môn cờ quốc tế.
Cờ Vây được phát minh khi nào? Ai phát minh? Sách cổ Bác vật chí 1600 năm trước nói do vua Nghiêu phát minh ra để dạy con mình là Đan Châu, lại có người nói do vua Thuấn phát minh ra để dạy con mình là Thương Quân. Đấy đều là truyền thuyết, không mấy tin cậy. Những ghi chép sớm nhất về cờ Vây phát hiện gần đây là việc ghi chép lấy cờ Vây để so sánh với việc trị nước của nước Vệ trong sách Tả truyện, đây là chuyện xảy ra năm 559 trước Công nguyên, cách đây 2500 năm. Sách Luận ngữ 2400 năm trước và sách Mạnh Tử 2300 năm trước đều nói đến cờ Vây (thời đó gọi là dịch). Qua đó có thể thấy cờ Vây đã có trên 2500 năm lịch sử. Còn về chuyện cờ Vây được truyền ra nước ngoài (ví dụ như truyền sang Nhật Bản) cũng đã trên 1000 năm.
Cờ Vây rất thịnh hành ở thời cổ đại, văn nhân, học sĩ, đế vương, tướng lĩnh mưu sĩ phong kiến, thậm chí cả tài nhân thục nữ, tăng nhân đạo sĩ đều thích chơi cờ. Trung Quốc từ xưa đã có cách nói gộp "cầm, kỳ, thi, hoạ", có thể thấy, cờ Vây trở thành một mắt xích của văn hoá truyền thống. Dịch chỉ do Ban Cố triều Hán viết lưu truyền đến tận ngày nay. Thời kì Nguỵ, Tấn, Nam Bắc triều là thời kì quan trọng của lịch sử cờ Vây, là thời kì phổ cập và nâng cao. Thời Lưu Tống từng tổ chức thi cờ Vây trong Trung Quốc, chọn ra 278 cao thủ cờ Vây. Tống Minh Đế Lưu Húc còn đặt quan sở cho các kì gia, ban cho bổng lộc. Lương Vũ Đế Tiêu Diễn đích thân biên soạn cuốn Kỳ kinh. Tác phẩm liên quan đến việc đánh cờ Vây sớm nhất hiện còn tồn tại ở Trung Quốc, là bản kỳ kinh chép tay thời kì Bắc Chu tìm thấy trong hang đá Đôn Hoàng, ghi chép quy tắc và kĩ thuật đánh cờ thời đó. Do cờ Vây vô cùng huyền diệu, nhà thơ đời Đường Bì Nhật Hưu nói một cách khoa trương là chỉ có thần tiên mới có thể phát minh ra trò chơi này. Cao thủ cờ Vây Nhật Bản thời Đường mộ danh tìm đến Trung Quốc để thi đấu. Nhà thơ thời Đường Đỗ Phủ, Đỗ Mục, từ nhân thời Tống Tô Đông Pha đều có thơ vịnh cảnh đánh cờ Vây. Thời Nam Tống xuất hiện tác phẩm viết về cờ Vây một cách hệ thống có lí luận, có kinh nghiệm, có chỉ dẫn là Vong ưu thanh lạc tập. Đại nho gia thời Nguyên Ngu Tập từng luận về cờ Vây như sau: "Giống như trời tròn đất vuông, có nguyên lí động tĩnh âm dương, có thứ tự sắp xếp như trăng sao, có cơ biến hoá như sấm sét, có quyền sinh sát như thời Xuân Thu, có thế mạnh như sông núi, có sự chìm nổi của thế đạo, có sự thịnh suy như người vật. Người thông hiểu sẽ biết lấy nhân để thủ, lấy nghĩa để hành, lấy lễ để thi, lấy trí tuệ để chứng tỏ năng lực...". Thời kỳ đầu vương triều nhà Thanh, từng là thời kỳ xuất hiện nhiều cao thủ cờ Vây ở Trung Quốc. Kỹ thuật chơi cờ của Hoàng Long Sĩ, Từ Tinh Hữu, Thi Tương Hạ, Phạm Tây Bình đến nay vẫn được nhân sĩ trong và ngoài nước tán tụng.
Trong số các tác phẩm viết về cờ Vây ở Trung Quốc, nổi tiếng nhất là tác phẩm Dịch lí chỉ quy của tác giả Thi Định Am đời Thanh, nhưng ý nghĩa nội hàm thâm sâu khó hiểu. Sau này Tiền Trường Trạch biên soạn thành cuốn Dịch lí chỉ quy đồ, trở thành tác phẩm chuyên nghiên cứu về cờ Vây, còn tác phẩm trước đã bị thất truyền. Từ nửa cuối thời nhà Thanh, trong một khoảng thời dài từ thời Dân Quốc tới sau giải phóng, trình độ chơi cờ Vây giữa các kỳ thủ Trung Quốc và Nhật Bản có khoảng cách rất xa. Đầu thập kỉ 60, phó thủ tướng thời đó là Trần Nghị đã kêu gọi giới cờ Vây Trung Quốc trong vòng 10 năm hãy đuổi kịp trình độ của Nhật Bản, đồng thời ông còn đích thân đảm nhiệm chức chủ tịch danh dự Hiệp hội cờ Vây Trung Quốc mới thành lập năm 1962. Từ đó cờ Vây Trung Quốc bắt đầu có bước tiến dài
p/s: Còn một phần nữa :D
CỜ VÂY THẦN BÍ THỜI CỔ ĐẠI
Cờ Vây là một môn đánh cờ truyền thống của Trung Quốc, ra đời sớm hơn cả cờ Tướng, ít ra đã có trên 2500 năm lịch sử. Vì nó được truyền sang Nhật Bản và các nước Âu - Mỹ, nên hiện nay đã trở thành môn cờ quốc tế.
Cờ Vây được phát minh khi nào? Ai phát minh? Sách cổ Bác vật chí 1600 năm trước nói do vua Nghiêu phát minh ra để dạy con mình là Đan Châu, lại có người nói do vua Thuấn phát minh ra để dạy con mình là Thương Quân. Đấy đều là truyền thuyết, không mấy tin cậy. Những ghi chép sớm nhất về cờ Vây phát hiện gần đây là việc ghi chép lấy cờ Vây để so sánh với việc trị nước của nước Vệ trong sách Tả truyện, đây là chuyện xảy ra năm 559 trước Công nguyên, cách đây 2500 năm. Sách Luận ngữ 2400 năm trước và sách Mạnh Tử 2300 năm trước đều nói đến cờ Vây (thời đó gọi là dịch). Qua đó có thể thấy cờ Vây đã có trên 2500 năm lịch sử. Còn về chuyện cờ Vây được truyền ra nước ngoài (ví dụ như truyền sang Nhật Bản) cũng đã trên 1000 năm.
Cờ Vây rất thịnh hành ở thời cổ đại, văn nhân, học sĩ, đế vương, tướng lĩnh mưu sĩ phong kiến, thậm chí cả tài nhân thục nữ, tăng nhân đạo sĩ đều thích chơi cờ. Trung Quốc từ xưa đã có cách nói gộp "cầm, kỳ, thi, hoạ", có thể thấy, cờ Vây trở thành một mắt xích của văn hoá truyền thống. Dịch chỉ do Ban Cố triều Hán viết lưu truyền đến tận ngày nay. Thời kì Nguỵ, Tấn, Nam Bắc triều là thời kì quan trọng của lịch sử cờ Vây, là thời kì phổ cập và nâng cao. Thời Lưu Tống từng tổ chức thi cờ Vây trong Trung Quốc, chọn ra 278 cao thủ cờ Vây. Tống Minh Đế Lưu Húc còn đặt quan sở cho các kì gia, ban cho bổng lộc. Lương Vũ Đế Tiêu Diễn đích thân biên soạn cuốn Kỳ kinh. Tác phẩm liên quan đến việc đánh cờ Vây sớm nhất hiện còn tồn tại ở Trung Quốc, là bản kỳ kinh chép tay thời kì Bắc Chu tìm thấy trong hang đá Đôn Hoàng, ghi chép quy tắc và kĩ thuật đánh cờ thời đó. Do cờ Vây vô cùng huyền diệu, nhà thơ đời Đường Bì Nhật Hưu nói một cách khoa trương là chỉ có thần tiên mới có thể phát minh ra trò chơi này. Cao thủ cờ Vây Nhật Bản thời Đường mộ danh tìm đến Trung Quốc để thi đấu. Nhà thơ thời Đường Đỗ Phủ, Đỗ Mục, từ nhân thời Tống Tô Đông Pha đều có thơ vịnh cảnh đánh cờ Vây. Thời Nam Tống xuất hiện tác phẩm viết về cờ Vây một cách hệ thống có lí luận, có kinh nghiệm, có chỉ dẫn là Vong ưu thanh lạc tập. Đại nho gia thời Nguyên Ngu Tập từng luận về cờ Vây như sau: "Giống như trời tròn đất vuông, có nguyên lí động tĩnh âm dương, có thứ tự sắp xếp như trăng sao, có cơ biến hoá như sấm sét, có quyền sinh sát như thời Xuân Thu, có thế mạnh như sông núi, có sự chìm nổi của thế đạo, có sự thịnh suy như người vật. Người thông hiểu sẽ biết lấy nhân để thủ, lấy nghĩa để hành, lấy lễ để thi, lấy trí tuệ để chứng tỏ năng lực...". Thời kỳ đầu vương triều nhà Thanh, từng là thời kỳ xuất hiện nhiều cao thủ cờ Vây ở Trung Quốc. Kỹ thuật chơi cờ của Hoàng Long Sĩ, Từ Tinh Hữu, Thi Tương Hạ, Phạm Tây Bình đến nay vẫn được nhân sĩ trong và ngoài nước tán tụng.
Trong số các tác phẩm viết về cờ Vây ở Trung Quốc, nổi tiếng nhất là tác phẩm Dịch lí chỉ quy của tác giả Thi Định Am đời Thanh, nhưng ý nghĩa nội hàm thâm sâu khó hiểu. Sau này Tiền Trường Trạch biên soạn thành cuốn Dịch lí chỉ quy đồ, trở thành tác phẩm chuyên nghiên cứu về cờ Vây, còn tác phẩm trước đã bị thất truyền. Từ nửa cuối thời nhà Thanh, trong một khoảng thời dài từ thời Dân Quốc tới sau giải phóng, trình độ chơi cờ Vây giữa các kỳ thủ Trung Quốc và Nhật Bản có khoảng cách rất xa. Đầu thập kỉ 60, phó thủ tướng thời đó là Trần Nghị đã kêu gọi giới cờ Vây Trung Quốc trong vòng 10 năm hãy đuổi kịp trình độ của Nhật Bản, đồng thời ông còn đích thân đảm nhiệm chức chủ tịch danh dự Hiệp hội cờ Vây Trung Quốc mới thành lập năm 1962. Từ đó cờ Vây Trung Quốc bắt đầu có bước tiến dài
p/s: Còn một phần nữa :D