PDA

View Full Version : Xung Hư Chân Kinh



Lâm Đệ
07-11-2012, 09:47 AM
Kẹt Thế

Người đời đều khen Quản Trọng và Bão Thúc là những bạn tốt và Công tử Tiểu Bạch biết dùng người tài năng. Nhưng thực ra không phải vậy (…) Bão Thúc không phải có cái đức đề cử người hiền (tức Quản Trọng), ông ta không thể không đề cử người hiền được. Công tử Tiểu Bạch không phải có cái đức dùng kẻ thù của mình (tức Quản Trọng), ông ta không thể không dùng kẻ thù của mình được.

Đến khi Quản Di Ngô đau, Tiểu Bạch hỏi:

- Trọng phụ đau nhiều, phải nói thẳng như vậy. Nếu trọng phụ không qua khỏi thì quả nhân biết giao việc nước cho ai?

Di Ngô hỏi lại:

- Nhà vua muốn giao cho ai?

Tiểu Bạch đáp:

- Giao cho Bão Thúc Nha được không?

- Không được. Ông ấy là bậc sĩ hiền và liêm khiết. Những người nào không được như ông ấy thì ông ấy coi như không phải là người; nghe thấy ai có lỗi thì suốt đời không quên; nếu giao việc nước cho ông ấy thì ở trên gây khó khăn cho vua, ở dưới làm cho dân bất bình, thế nào cũng mang tội với vua, không bền đâu.

Tiểu Bạch hỏi:

- Vậy thì lựa ai?

- Không có ai khác thì lựa Thấp Bằng. Ông ấy ở chức cao mà quên mình ở chức cao cho nên người dưới không chống đối, thẹn rằng mình không có đức bằng vua Hoàng Đế mà thương những người không bằng mình. Đem cái đức của mình chia sẻ với người khác thì gọi là thánh nhân; đem tiền của mà chia sẻ với người khác thì gọi là hiền nhân. Cho rằng mình minh triết hơn người thì không bao giờ được lòng người; cho rằng mình minh triết kém người thì không bao giờ không được lòng người. Ở trong nước cũng như ở trong nhà, ông ấy không muốn nghe thấy, trông thấy mọi điều. Không có ai khác thì lựa Thấp Bằng.

Như vậy Quản Di Ngô không phải bạc tình với Bảo Thúc, (cái thế) không thể không bạc tình được; cũng không phải là có hậu tình với Thấp Bằng, (cái thế) không thể không hậu tình được. Có người lúc đầu mình quí trọng rồi sau lơ là; có người lúc đầu lơ là rồi sau quí trọng. Quí trọng hay lơ là lúc vầy lúc khác, cái đó không tuỳ thuộc ta

Lý Đạo Thản Thản

Cái gì gần thành thì có vẻ thành rồi, nhưng chưa phải là thành; cái gì gần bại có vẻ bại rồi, nhưng chưa phải là bại. Vì thấy nó có vẻ gần giống nhau, nên người ta lầm lẫn, mê muội. Không mê muội về chỗ giống nhau thì không sợ cái hoạ ở ngoài, không mừng vì cái phúc ở trong. Ngay những bậc sáng suốt cũng không biết tuỳ thời mà hành động, tuỳ thời mà ngừng lại.

Người nào tin ở mệnh trời thì không mừng, không sợ. Nếu mừng và sợ thì không thể so sánh với người bịt mắt, bịt tai, quay lưng vào sườn núi, nhìn xuống vực thẳm mà cũng không sợ té.

Cho nên bảo rằng sống và chết do mệnh trời cả, nghèo khổ là tại thời vận. Oán ghét sự chết yểu là không biết mệnh trời, oán ghét sự nghèo khổ là không biết thời vận. Chết mà không sợ, nghèo mà không buồn, là người biết trị mệnh an thời. Dù là người rất thông minh mà lượng lợi và hại, xét hư và thực, dò lòng người thì cũng chỉ đúng một nửa thôi, còn một nửa sai. Còn người ít thông minh, không lường lợi và hai, không xét hư và thực, không dò lòng người thì (kết quả cũng vậy) đúng được một nửa, còn một nửa sai. Vậy lường hay không lường, xét hay không xét, dò hay không dò, có khác gì nhau đâu? Chỉ có người nào không lường gì cả mà là lường tất cả, giữ được trọn mà không mất. Nhưng (thực ra) người đó cũng không biết đâu mà giữ được trọn, đâu là mất. Tóm lại, còn hay mất, có hay không là sự việc tự nhiên xảy ra, chứ không dụng tâm mà được.

Tontu
07-11-2012, 01:39 PM
Bài chia sẻ của bác Lâm hay quá! Mình thích nhất đoạn cuối của bác vì nó nói lên được tri thức rất sâu sắc. Giá mà ai cũng nhận thức được như thế thì tâm được an vui tự tại. Thiên đàng hay địa ngục tìm đâu cho xa, cứ tưởng nó nằm ở cõi nào...hóa ra nằm ngay trong "tâm" của ta, hehe.

Trên đời vốn chẳng có ai là sướng trọn vẹn, mà cũng chẳng có ai là khổ hoàn toàn. Quan niệm vinh nhục và sướng khổ chỉ có tính cách tạm bợ nhất thời. Trong cái sướng nó có cái khổ và ngược lại. Thật đúng với câu "Họa hề phúc chi sở ỷ. Phúc hề họa chi sở phục". Nào ai biết được điểm cực hạn? Công chính rồi lại gian tà; thiện rồi lại thành ác. Vì thế các bậc thánh nhân tuy vuông vức mà không hại ai, tuy góc cạnh mà không tổn thương ai, tuy ngay thẳng mà không khắc nghiệt, tuy sáng rực rỡ mà không chói lòa mắt ai.

Lâm Đệ
07-11-2012, 02:44 PM
@ Bác Tontu Obama đã chiếm đuợc mệnh trời hehe

Lâm Đệ
07-11-2012, 02:47 PM
Thế nên bác Tontu thấy không đời có lắm việc cuỡng cầu cũng không đuợc .Thế nên đành coi như chó rơm hết là khỏe nhất .

Tontu
07-11-2012, 03:13 PM
Lời của bác Lâm rất hợp ý mình hehe. Cưỡng cầu cũng chẳng được. Chỉ là mình cố gắng tận lực để không thẹn với lòng thôi. Càng cố chấp thì càng khổ nhiều. Thế nên coi nó như chó rơm hết là khỏe nhất, hehe.

PhiHuong
08-11-2012, 03:03 AM
Quái thật ! bác Lâm viết bài nào tôi cũng thấy hay, mà hay thật chứ không phải "nói nhảm cũng hay" như bác thường nói. Đoạn dưới của bài viết phải là người từng trải, chịu khó suy ngẫm mới thấy được cái chí lý của nó.
Một câu nói khéo léo, một lời nói mộc mạc nếu tai nghe không biết phân biệt thì rất dễ nhầm lẫn, cũng như thấy người mắt xếch râu ria xồm xoàm lại cho rằng dữ tướng, có biết đâu rằng đấy chỉ là vẻ quắc thước biểu hiện ra ngoài của một cái tâm thẳng thắn, hơn nữa lưỡng cực thường giống nhau. Cho nên, dò xét suy lường hay không dò xét suy lường cũng chỉ đúng - sai một nửa mà thôi.

roamingwind
08-11-2012, 03:38 AM
Tuy nhiên ... không lẽ cuối cùng chúng ta, tạm gọi là có chí hướng, chịu mệnh trời và thời vận hết? Thánh nhân còn phải chịu mênh trời thì cái thằng tiểu khí như tôi phải làm sau?


Tôi có đọc công án này của Thiền Sư Bá Trượng.

Mỗi ngày Sư thượng đường có một cụ già nghe pháp rồi theo chúng tan. Một hôm chúng tan rồi mà lão không đi. Sư mới hỏi : "Người đứng đó là ai vậy?".
Cụ già đáp : " Vào đời Phật Ca Diếp trong quá khứ tôi đã từng ở núi này. Có người tham học hỏi tôi : "Người đại tu hành có còn lọt vào nhân quả không?". Tôi trả lời là : "Bất lạc nhân quả" (không lọt vào nhân quả), thì bị đọa làm thân chồn. Nay xin Hòa Thượng cho tôi một lời chuyển ngữ".
Sư nói :"Cụ hỏi đi ?".
Cụ già bèn hỏi : "Người đại tu hành có còn lọt vào nhân quả không?".
Sư nói : "Bất muội nhân quả" (nhân quả rõ ràng).
Cụ già ngay khi nghe câu nói đó thì đại ngộ, cáo từ Sư và nói : "Tôi đã thoát thân chồn, hiện sống ở sau núi, xin Sư y theo lệ Tăng mất mà thiêu cho".
Sư dạy Duy Na và Bạch Chùy báo cho Tăng chúng biết thọ trai xong xin mời tất cả đi đưa vong Tăng chết.

Nhân quả rõ ràng.

Chuyện này làm được mà.

roamingwind
08-11-2012, 04:13 AM
@ Bác Tontu Obama đã chiếm đuợc mệnh trời hehe

Đoán là bác Lâm có nhỏ to tai trời bằng một lá phiếu cho Obama.
hehe..