leanhvu_dn
08-11-2012, 09:35 PM
Nhớ lại giải đầu tiên
Tháng 12 năm 1992, Giải Vô địch cờ Tướng toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng.
Đến lúc ấy mới hay rằng cả nghìn năm qua dựng nước, đây là lần đầu tổ chức được một giải cờ toàn quốc dù là nơi có Chùa Vua suốt 500 năm nay thờ thần cờ Đế Thích hay Sài gòn với những giải cờ gây chấn động cũng như đất quế kinh đò từng có những cuộc cờ lớn. Nhưng chưa bao giờ các kỳ thủ từ khắp miền đất nước hội tụ về một nơi đề lập nên một giải cớ lớn như thế.
Gặp nhau tay bắt mặt mừng, vui và thật cảm động. Có các cụ 70, 80 vui quá chẳng ngại đường xa mà đến còn phần lớn là lứa tuổi trung niên, có vợ con cả rồi. Thanh niên cũng có nhưng mà chưa nhiều. Nữ thì tuyệt nhiên không có một ai. Tác phong khề khà, thoải mái, đầm ấm vẫn còn phảng phất đâu đây. Khi nghe sử dụng đồng hồ và ghi biên bản ai cũng chỉ nghe qua lấy lệ. Xưa nay đánh ván cờ nhìn qua là biết ai thấp, ai chơi bày vẽ làm gì cho thêm rườm rà.
Người Nam kẻ Bắc, gặp nhau là chuyện trò, nửa thể kỷ qua ai mất ai còn. Chuyện về những chuyến chu du, về những cuộc tỷ thí với các danh thủ Đài Loan, Hồng Kông năm xưa... kể làm sao cho hết.
Cái năm 92 ấy, cuộc cờ đầu tiên ấy cũng lắm cái ngộ nghĩnh, không mang phong cách của giải Vô địch toàn quốc nghiêm chỉnh như bây giờ. Khán giả ngoài sân đông ơi là đông, thiên hạ nô nức rủ nhau đi coi cờ Tướng, mua vé vào xem hẳn hoi, cả sân râm ran tiếng bình luận, khen chê... trước các ván cờ được treo bảng. Gặp khi có nước có cao độc đáo khán giả lại vỗ tay tán thưởng ầm ầm. Trong phòng các kỳ thủ cũng chơi theo kiểu độc đáo của mình: vừa chơi vừa trao đổi với nhau thoải mái, đốt thuốc, thưởng thức trà ngon, nhổ râu... Có đồng hồ đấy nhưng chỉ có mấy ông đã biết chơi cờ Vua là bấm còn lại phần đông bỏ mặc đồng hồ. Biên bản có tới bảy chục phần trăm không ghi hoặc phết vào vài cái gạch chiếu lệ. Ban tổ chức nhắc chán rồi cũng bỏ qua. Cũng có vài chuyện rắc rối vì sự "hiện đại hóa" này nhưng rồi lấy "tình thân làm trọng" bỏ qua cho nhau cả. Cờ Tướng đặc biệt nó có cái tình, có một sao lưu, có sự tri kỷ, trọng tài, phục đức của nhau. Đánh xong rủ nhau cùng đi vãn cảnh, thăm phố thăm phường, trèo Ngũ Hành Sơn hay thăm phố Hội. Thế nhưng có nhiều ván đánh rất xuất sắc, các cao thủ thật sự tỏ rõ trình độ cao cường của mình. Cho tới bấy giờ nhiều ván cờ vẫn được người ta nhắc tới. Các danh thủ đoạt giải cao năm ấy bây giờ đều là những đại kỳ sư quốc tế, kiện tướng quốc gia và hiện còn thi đấu phong độ.
Ngày bế mạc tất cả các kỳ thủ và ban tổ chức cùng ký tên mình vào một bàn cờ để làm kỷ niệm, các kỳ thủ ngồi thành hình bàn tròn lớn, ai cũng nhìn thấy mặt nhau. Giải thưởng, cờ thưởng khá nhiều, có cả giải khuyến khích để đoàn nào cũng có kỷ niệm. Tan lễ còn ở lại khá lâu chụp ảnh chung, có kỳ thủ phía Bắc nhận lời kỳ hữu, đáp tàu, làm luôn cuốc du đấu phương Nam.
Và cũng chính từ cái năm đáng ghi nhớ ấy cờ Tướng Việt Nam có được bệ phóng để lao vút về phía trước: đội ngũ đông lên từng năm một, cờ Tướng nữ xuất hiện, cờ Tướng Việt Nam vượt khỏi biên giới nước nhà bước lên đài quốc tế, đem về cho Tổ quốc những thắng lợi vẻ vang...
http://ns0.upanh.com/b3.s30.d2/a345fcba3d817d5ab7781ff9cd7a3e47_50681890.m.jpg
Mai Thanh Minh - Vô địch và Trần Văn Ninh - Á quân của giải đầu tiên 1992
:loaloa1:loaloa1:loaloa1:loaloa1
Tháng 12 năm 1992, Giải Vô địch cờ Tướng toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng.
Đến lúc ấy mới hay rằng cả nghìn năm qua dựng nước, đây là lần đầu tổ chức được một giải cờ toàn quốc dù là nơi có Chùa Vua suốt 500 năm nay thờ thần cờ Đế Thích hay Sài gòn với những giải cờ gây chấn động cũng như đất quế kinh đò từng có những cuộc cờ lớn. Nhưng chưa bao giờ các kỳ thủ từ khắp miền đất nước hội tụ về một nơi đề lập nên một giải cớ lớn như thế.
Gặp nhau tay bắt mặt mừng, vui và thật cảm động. Có các cụ 70, 80 vui quá chẳng ngại đường xa mà đến còn phần lớn là lứa tuổi trung niên, có vợ con cả rồi. Thanh niên cũng có nhưng mà chưa nhiều. Nữ thì tuyệt nhiên không có một ai. Tác phong khề khà, thoải mái, đầm ấm vẫn còn phảng phất đâu đây. Khi nghe sử dụng đồng hồ và ghi biên bản ai cũng chỉ nghe qua lấy lệ. Xưa nay đánh ván cờ nhìn qua là biết ai thấp, ai chơi bày vẽ làm gì cho thêm rườm rà.
Người Nam kẻ Bắc, gặp nhau là chuyện trò, nửa thể kỷ qua ai mất ai còn. Chuyện về những chuyến chu du, về những cuộc tỷ thí với các danh thủ Đài Loan, Hồng Kông năm xưa... kể làm sao cho hết.
Cái năm 92 ấy, cuộc cờ đầu tiên ấy cũng lắm cái ngộ nghĩnh, không mang phong cách của giải Vô địch toàn quốc nghiêm chỉnh như bây giờ. Khán giả ngoài sân đông ơi là đông, thiên hạ nô nức rủ nhau đi coi cờ Tướng, mua vé vào xem hẳn hoi, cả sân râm ran tiếng bình luận, khen chê... trước các ván cờ được treo bảng. Gặp khi có nước có cao độc đáo khán giả lại vỗ tay tán thưởng ầm ầm. Trong phòng các kỳ thủ cũng chơi theo kiểu độc đáo của mình: vừa chơi vừa trao đổi với nhau thoải mái, đốt thuốc, thưởng thức trà ngon, nhổ râu... Có đồng hồ đấy nhưng chỉ có mấy ông đã biết chơi cờ Vua là bấm còn lại phần đông bỏ mặc đồng hồ. Biên bản có tới bảy chục phần trăm không ghi hoặc phết vào vài cái gạch chiếu lệ. Ban tổ chức nhắc chán rồi cũng bỏ qua. Cũng có vài chuyện rắc rối vì sự "hiện đại hóa" này nhưng rồi lấy "tình thân làm trọng" bỏ qua cho nhau cả. Cờ Tướng đặc biệt nó có cái tình, có một sao lưu, có sự tri kỷ, trọng tài, phục đức của nhau. Đánh xong rủ nhau cùng đi vãn cảnh, thăm phố thăm phường, trèo Ngũ Hành Sơn hay thăm phố Hội. Thế nhưng có nhiều ván đánh rất xuất sắc, các cao thủ thật sự tỏ rõ trình độ cao cường của mình. Cho tới bấy giờ nhiều ván cờ vẫn được người ta nhắc tới. Các danh thủ đoạt giải cao năm ấy bây giờ đều là những đại kỳ sư quốc tế, kiện tướng quốc gia và hiện còn thi đấu phong độ.
Ngày bế mạc tất cả các kỳ thủ và ban tổ chức cùng ký tên mình vào một bàn cờ để làm kỷ niệm, các kỳ thủ ngồi thành hình bàn tròn lớn, ai cũng nhìn thấy mặt nhau. Giải thưởng, cờ thưởng khá nhiều, có cả giải khuyến khích để đoàn nào cũng có kỷ niệm. Tan lễ còn ở lại khá lâu chụp ảnh chung, có kỳ thủ phía Bắc nhận lời kỳ hữu, đáp tàu, làm luôn cuốc du đấu phương Nam.
Và cũng chính từ cái năm đáng ghi nhớ ấy cờ Tướng Việt Nam có được bệ phóng để lao vút về phía trước: đội ngũ đông lên từng năm một, cờ Tướng nữ xuất hiện, cờ Tướng Việt Nam vượt khỏi biên giới nước nhà bước lên đài quốc tế, đem về cho Tổ quốc những thắng lợi vẻ vang...
http://ns0.upanh.com/b3.s30.d2/a345fcba3d817d5ab7781ff9cd7a3e47_50681890.m.jpg
Mai Thanh Minh - Vô địch và Trần Văn Ninh - Á quân của giải đầu tiên 1992
:loaloa1:loaloa1:loaloa1:loaloa1