Congaco_H1R5
22-06-2009, 11:27 AM
Người kể chuyện cờ
Ông có dáng vẻ bệ vệ, giọng nói sang sảng, trí nhớ thì thật tuyệt vời. Nhắc tới nhân vật nào trong làng cờ tướng Việt Nam, ông đều nhớ rõ ngày, tháng, năm sinh, kèm theo những giai thoại thú vị gắn bó với cuộc đời họ. Bạn bè trong nghề mến mộ thường gọi ông là “Người kể chuyện cờ” bởi kiến thức sâu rộng như một... từ điển sống.
http://antg.cand.com.vn/Uploaded_ANTG/maiphuong/14_ong821.jpg
Ông Quách Anh Tú
Các tác phẩm “Kể chuyện cờ tướng”, “10 danh kỳ đầu đàn phương Nam đầu thế kỷ XX”... là một kho tư liệu cực kỳ quý giá khi ông không ngại gian nan, bôn ba nhiều nơi sưu tầm nghiên cứu. Ông là Quách Anh Tú, nguyên Chủ tịch Liên đoàn cờ TP HCM, Phó chủ tịch Liên đoàn cờ Việt Nam.
Sau một thời gian cống hiến, ông “ẩn” vào hậu trường và dành dụm thời gian tiếp tục săn tìm những giai thoại mới về các bậc tiền bối vang danh, chỉ để có dịp “kể chuyện” cho mọi người nghe. Thế nhưng chuyện kể về chính cuộc đời ông cũng không kém phần thú vị...
Tuổi thơ sóng gió
Ông sinh năm 1939 tại xã An Nhơn Tây (huyện Củ Chi). Vùng đất thép thành đồng thời điểm ấy là vùng tự do, nơi Việt Minh hoạt động công khai. Mới lên 6 tuổi, ông đã theo lũ trẻ trong làng cầm những ống tre báo động cho bà con khi tàu giặc đến, “hăng máu lắm, vui lắm, nhưng cũng sợ thấy mồ” - ông cười rổn rảng.
Cũng thời điểm ấy, ông dần biết đến cờ tướng khi thấy ba mình (ông Quách Văn Tuấn) thường xuyên tổ chức đánh cờ tướng với bạn bè trước hiên nhà, dưới tán cây. “Sau này tôi mới biết, đó là cách ba tôi ngụy trang địch để tổ chức hội họp với các đồng chí của mình”.
Năm 1947, trong một lần càn quét, bọn giặc Tây đã đâm hàng chục nhát dao chí mạng, cướp đi mạng sống cùng lúc của bà ngoại và người chị ruột thân yêu của ông.
Nỗi buồn nối tiếp nỗi buồn, khi hai năm sau đó, ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Tý (khoảng tháng 2/1949), trong một trận càn lớn của giặc Pháp vào căn cứ Lý Văn Mạnh (vùng Vườn thơm) trên sông Vàm Cỏ Tây, cha ông cũng vĩnh viễn nằm xuống lúc ông Tú vừa tròn 10 tuổi.
Mãi sau này ông mới biết cha mình là nhà hoạt động cách mạng, từng làm chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh của tỉnh Chợ Lớn - Long An, Trưởng ban Thông tin - Tuyên truyền của Liên Tỉnh ủy kiêm phụ trách công tác dân quân...
Xin được nói thêm, ngay sau khi hy sinh, thi hài liệt sĩ Quách Văn Tuấn đã được bà con và các đồng chí đem an táng bên bờ kinh thuộc xã Thuận Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An (con kinh này được gọi là kinh Ông Tuấn). Đến năm 2002, ba ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc Lập và đường Quách Văn Tuấn (phường 12, quận Tân Bình) chính là tên ông...
Cái duyên với Lý Anh Mậu
Năm 1954, chàng trai Quách Anh Tú chuyển về sống ở khu chợ Bà Chiểu (gần lăng Ông - tức lăng Lê Văn Duyệt, nay thuộc quận Bình Thạnh). Hàng xóm của ông lại là các bác thợ hớt tóc, chuyên dùng cờ tướng “giết” thời gian. Sống trong “xóm cờ tướng”, lại máu me con nhà nòi, cậu Tú đâm ra ghiền môn chơi này đến quên ăn quên uống.
Cậu thường xuyên lấy giấy bút ghi lại các thế cờ khó của các cụ, rồi đem về nhà nghiên cứu lại trên bàn cờ tự chế của mình: các quân cờ bằng nút phéng, bên trên dán giấy viết lên những chữ thuần Việt như M là Mã, X là Xe... Chỉ trong thời gian ngắn, cậu hạ hết các bác chơi cờ cao tuổi trong xóm và thường xuyên qua trao đổi cờ cùng ông Phí, người được coi là cao thủ số 1 ở chợ Bà Chiểu.
Có một giai thoại khá thú vị do em họ của ông tên là Năm Long kể lại: “Một buổi sáng nọ, có gã thanh niên mặt mày bặm trợn gõ cửa nhà chúng tôi thách đấu ăn tiền. Trước đối thủ xấc láo, ông Quách Anh Hào - anh ruột của Anh Tú - quyết dạy cho gã này một bài học.
Thế nhưng gã này giỏi thật, sau vài nước đi rõ ràng hắn chiếm ngay thế thượng phong, thi triển cờ rất tinh quái. Trước tình thế này, tôi ghi ngay “biên bản” trận đấu rồi bí mật chạy lên gác đưa cho anh Tú. Anh Tú xem qua nhanh rồi viết ra vài tình huống, cùng phương pháp giải cho tôi đem xuống hỗ trợ từ xa.
Tôi làm giao liên bất đắc dĩ như vậy và kết quả thế nào thì mọi người cũng hiểu: gã thanh niên cao ngạo nọ biến ngay khỏi nhà vì thua một cách khó hiểu, mà có biết đâu đã được “thọ giáo” cùng anh Tú nhà ta...”.
Năm 1955, một thanh niên lạ mặt đến địa bàn của ông. Tay này hạ lần lượt hết cao thủ trong xóm khiến đối phương phải “tâm phục khẩu phục”. Đến khi người thanh niên này thọ giáo cùng ông Phí, cậu Tú càng ngỡ ngàng hơn, các thế đánh của ông Phí đều kín như bưng, không một kẽ hở, thế mà khi phản đòn, người thanh niên này đều hóa giải dễ dàng, đặc biệt sử dụng cặp Mã cực siêu.
Ông Tú tâm sự: “Từ nghi ngờ, tôi đã bị chinh phục và nhanh chóng “bái sư” người này ngay”. Người mà ông Tú say mê không ai khác chính là cao thủ Lý Anh Mậu, kỳ thủ danh nổi như cồn, khi được làm đài chủ của kỳ đài Đại Thế Giới lúc mới 23 tuổi (vào năm 1949).
Từ đó tuy khá chênh lệch tuổi tác nhưng Lý Anh Mậu vừa là bạn thân vừa là thầy chuyên dạy “kỳ lý” của ông. Có một chi tiết khá thú vị, thuở nhỏ ông Tú rất say mê truyện, tiểu thuyết của nhà văn Lý Văn Sâm với các tác phẩm như “Sương gió biên thùy”, “15 năm hận sử”, “Sau dãy Trường Sơn”... và Lý Anh Mậu lại chính là em ruột của nhà văn này.
Năm 1958, sự kiện chấn động tại kỳ đài Thị Nghè khi kỳ thủ trẻ Quách Anh Tú công đài và thắng đài chủ nổi tiếng Lê Bỉnh Hy, con Lê Vinh Đường - một cao thủ, một chuyên gia cờ tướng có mối quan hệ cực tốt với hầu hết các danh thủ của Quảng Châu và Hồng Công.
Dĩ nhiên đó là kết quả của 3 năm tôi luyện cùng Lý Anh Mậu. Mê văn chương, mê chữ Hán, năm 1964 Quách Anh Tú tốt nghiệp loại ưu Đại học Sư phạm chuyên ban Việt - Hán, đồng thời lấy cùng lúc 2 chứng chỉ Triết Đông phương và Văn học Quốc Âm của Trường đại học Văn khoa.
Vào ngành sư phạm từ cuối năm 1964, “ông thầy Việt cộng” này không ngừng khéo léo khơi gợi lòng yêu nước trong học sinh và sau tết Mậu Thân (1968) ông ra vùng giải phóng công tác ở Tiểu ban Báo chí T2 thuộc B60.
Vì sự phát triển của làng cờ
Những ai đam mê cờ, khi đọc tác phẩm “10 danh kỳ đầu đàn phương Nam đầu thế kỷ XX” của Quách Anh Tú, sẽ rất “khoái” bởi những giai thoại hết sức thú vị, hấp dẫn của các cao thủ thuở xưa, từ danh kỳ Nguyễn Văn Ngoan đến thiên tài Trần Quới.
Ông nói: “Săn tìm giai thoại của người xưa cũng là một cách “ôn cố tri ân”. Biết chuyện người xưa để thời nay phát huy những gương tốt, xóa bỏ những chuyện tiêu cực”. Để có được chi tiết về bậc tiền bối Nguyễn Văn Ngoan (Ba Quang, 1900 -1966), ông đã lặn lội cả năm trời để tìm lại những người con của nhân vật này khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và TP HCM.
Cả gia đình ông Ba Quang chỉ có duy nhất một bức ảnh của ông nhưng bàn thờ lại đặt tận ngoài đảo Phú Quốc. Thế là ông Quách Anh Tú phải liên lạc lại nhờ chuyển giúp và một năm sau, ông mới có chân dung Ba Quang dù đó chỉ là tấm hình 3x4cm, các góc cạnh gần như gãy vụn...
Sau ngày miền Nam giải phóng, ông chuyển sang nghiên cứu cờ vua (khi còn phụ trách ngành giáo dục TP Mỹ Tho cuối những năm 70). Ông cùng Lê Hồng Đức, Võ Hoàng Chương là 3 kỳ thủ đầu tiên của TP HCM tham dự giải vô địch cờ vua toàn quốc lần 1.
Ngay lần đầu có mặt, ông đã chứng kiến trận chung kết đầy tiêu cực giữa các tuyển thủ (mục đích là để ông Lê Hồng Đức mất ngôi vua). Từ đó cái tên Kỳ Quân (bút danh của ông) xuất hiện đều đặn trên báo thể thao, một cộng tác viên viết nhiều thể loại: phân tích, bình luận, giai thoại làng cờ... và đương nhiên không thể thiếu những bài chống tiêu cực với bút pháp giống như phong cách của ông: mạnh mẽ, quyết liệt nhưng đầy tính xây dựng.
Ông nhớ mãi một bài báo của mình với cái tít thật ấn tượng “Thắng mà không thắng, hòa mà không... hòa” để mô tả ván đấu có kết quả lạ lùng (phải đấu lại vì có người phạm luật) giữa hai kỳ thủ có cái tên đáng nhớ Đặng Tất Thắng và Phạm Tất Hòa.
Làng cờ vẫn gọi ông là “ông to mồm” vì giọng nói như chuông (và còn dám nói thẳng, nói thật), nhưng nhắc đến ông ai cũng kính nể vì đó là một người không hề vụ lợi, luôn đấu tranh cho sự phát triển của làng cờ. Chuẩn bị bước sang tuổi 70, nhưng ông vẫn là mẫu kỳ thủ mới.
Chính ông (thử) vận dụng chơi cờ trên Internet và ngay sau đó khuyến khích anh em vận động viên áp dụng thay cho xu hướng ham mê đấu cờ giang hồ.
Suốt hơn 30 năm qua, không một vấn đề gì về phong trào cờ ở TP HCM mà người ta không tìm đến ông tham khảo ý kiến, và có lẽ ý kiến của ông luôn là ý kiến cuối cùng.
Giã từ Chủ tịch Liên đoàn cờ TP HCM, Ban chấp hành Liên đoàn cờ Việt Nam, nhưng với ông mọi thứ chưa dừng lại. Ông đã, đang và sẽ tiếp tục cống hiến vì một làng cờ Việt Nam trong sạch dù tuổi già sức yếu
Đặng Sơn Bình
ST từ CAND.com
Ông có dáng vẻ bệ vệ, giọng nói sang sảng, trí nhớ thì thật tuyệt vời. Nhắc tới nhân vật nào trong làng cờ tướng Việt Nam, ông đều nhớ rõ ngày, tháng, năm sinh, kèm theo những giai thoại thú vị gắn bó với cuộc đời họ. Bạn bè trong nghề mến mộ thường gọi ông là “Người kể chuyện cờ” bởi kiến thức sâu rộng như một... từ điển sống.
http://antg.cand.com.vn/Uploaded_ANTG/maiphuong/14_ong821.jpg
Ông Quách Anh Tú
Các tác phẩm “Kể chuyện cờ tướng”, “10 danh kỳ đầu đàn phương Nam đầu thế kỷ XX”... là một kho tư liệu cực kỳ quý giá khi ông không ngại gian nan, bôn ba nhiều nơi sưu tầm nghiên cứu. Ông là Quách Anh Tú, nguyên Chủ tịch Liên đoàn cờ TP HCM, Phó chủ tịch Liên đoàn cờ Việt Nam.
Sau một thời gian cống hiến, ông “ẩn” vào hậu trường và dành dụm thời gian tiếp tục săn tìm những giai thoại mới về các bậc tiền bối vang danh, chỉ để có dịp “kể chuyện” cho mọi người nghe. Thế nhưng chuyện kể về chính cuộc đời ông cũng không kém phần thú vị...
Tuổi thơ sóng gió
Ông sinh năm 1939 tại xã An Nhơn Tây (huyện Củ Chi). Vùng đất thép thành đồng thời điểm ấy là vùng tự do, nơi Việt Minh hoạt động công khai. Mới lên 6 tuổi, ông đã theo lũ trẻ trong làng cầm những ống tre báo động cho bà con khi tàu giặc đến, “hăng máu lắm, vui lắm, nhưng cũng sợ thấy mồ” - ông cười rổn rảng.
Cũng thời điểm ấy, ông dần biết đến cờ tướng khi thấy ba mình (ông Quách Văn Tuấn) thường xuyên tổ chức đánh cờ tướng với bạn bè trước hiên nhà, dưới tán cây. “Sau này tôi mới biết, đó là cách ba tôi ngụy trang địch để tổ chức hội họp với các đồng chí của mình”.
Năm 1947, trong một lần càn quét, bọn giặc Tây đã đâm hàng chục nhát dao chí mạng, cướp đi mạng sống cùng lúc của bà ngoại và người chị ruột thân yêu của ông.
Nỗi buồn nối tiếp nỗi buồn, khi hai năm sau đó, ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Tý (khoảng tháng 2/1949), trong một trận càn lớn của giặc Pháp vào căn cứ Lý Văn Mạnh (vùng Vườn thơm) trên sông Vàm Cỏ Tây, cha ông cũng vĩnh viễn nằm xuống lúc ông Tú vừa tròn 10 tuổi.
Mãi sau này ông mới biết cha mình là nhà hoạt động cách mạng, từng làm chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh của tỉnh Chợ Lớn - Long An, Trưởng ban Thông tin - Tuyên truyền của Liên Tỉnh ủy kiêm phụ trách công tác dân quân...
Xin được nói thêm, ngay sau khi hy sinh, thi hài liệt sĩ Quách Văn Tuấn đã được bà con và các đồng chí đem an táng bên bờ kinh thuộc xã Thuận Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An (con kinh này được gọi là kinh Ông Tuấn). Đến năm 2002, ba ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc Lập và đường Quách Văn Tuấn (phường 12, quận Tân Bình) chính là tên ông...
Cái duyên với Lý Anh Mậu
Năm 1954, chàng trai Quách Anh Tú chuyển về sống ở khu chợ Bà Chiểu (gần lăng Ông - tức lăng Lê Văn Duyệt, nay thuộc quận Bình Thạnh). Hàng xóm của ông lại là các bác thợ hớt tóc, chuyên dùng cờ tướng “giết” thời gian. Sống trong “xóm cờ tướng”, lại máu me con nhà nòi, cậu Tú đâm ra ghiền môn chơi này đến quên ăn quên uống.
Cậu thường xuyên lấy giấy bút ghi lại các thế cờ khó của các cụ, rồi đem về nhà nghiên cứu lại trên bàn cờ tự chế của mình: các quân cờ bằng nút phéng, bên trên dán giấy viết lên những chữ thuần Việt như M là Mã, X là Xe... Chỉ trong thời gian ngắn, cậu hạ hết các bác chơi cờ cao tuổi trong xóm và thường xuyên qua trao đổi cờ cùng ông Phí, người được coi là cao thủ số 1 ở chợ Bà Chiểu.
Có một giai thoại khá thú vị do em họ của ông tên là Năm Long kể lại: “Một buổi sáng nọ, có gã thanh niên mặt mày bặm trợn gõ cửa nhà chúng tôi thách đấu ăn tiền. Trước đối thủ xấc láo, ông Quách Anh Hào - anh ruột của Anh Tú - quyết dạy cho gã này một bài học.
Thế nhưng gã này giỏi thật, sau vài nước đi rõ ràng hắn chiếm ngay thế thượng phong, thi triển cờ rất tinh quái. Trước tình thế này, tôi ghi ngay “biên bản” trận đấu rồi bí mật chạy lên gác đưa cho anh Tú. Anh Tú xem qua nhanh rồi viết ra vài tình huống, cùng phương pháp giải cho tôi đem xuống hỗ trợ từ xa.
Tôi làm giao liên bất đắc dĩ như vậy và kết quả thế nào thì mọi người cũng hiểu: gã thanh niên cao ngạo nọ biến ngay khỏi nhà vì thua một cách khó hiểu, mà có biết đâu đã được “thọ giáo” cùng anh Tú nhà ta...”.
Năm 1955, một thanh niên lạ mặt đến địa bàn của ông. Tay này hạ lần lượt hết cao thủ trong xóm khiến đối phương phải “tâm phục khẩu phục”. Đến khi người thanh niên này thọ giáo cùng ông Phí, cậu Tú càng ngỡ ngàng hơn, các thế đánh của ông Phí đều kín như bưng, không một kẽ hở, thế mà khi phản đòn, người thanh niên này đều hóa giải dễ dàng, đặc biệt sử dụng cặp Mã cực siêu.
Ông Tú tâm sự: “Từ nghi ngờ, tôi đã bị chinh phục và nhanh chóng “bái sư” người này ngay”. Người mà ông Tú say mê không ai khác chính là cao thủ Lý Anh Mậu, kỳ thủ danh nổi như cồn, khi được làm đài chủ của kỳ đài Đại Thế Giới lúc mới 23 tuổi (vào năm 1949).
Từ đó tuy khá chênh lệch tuổi tác nhưng Lý Anh Mậu vừa là bạn thân vừa là thầy chuyên dạy “kỳ lý” của ông. Có một chi tiết khá thú vị, thuở nhỏ ông Tú rất say mê truyện, tiểu thuyết của nhà văn Lý Văn Sâm với các tác phẩm như “Sương gió biên thùy”, “15 năm hận sử”, “Sau dãy Trường Sơn”... và Lý Anh Mậu lại chính là em ruột của nhà văn này.
Năm 1958, sự kiện chấn động tại kỳ đài Thị Nghè khi kỳ thủ trẻ Quách Anh Tú công đài và thắng đài chủ nổi tiếng Lê Bỉnh Hy, con Lê Vinh Đường - một cao thủ, một chuyên gia cờ tướng có mối quan hệ cực tốt với hầu hết các danh thủ của Quảng Châu và Hồng Công.
Dĩ nhiên đó là kết quả của 3 năm tôi luyện cùng Lý Anh Mậu. Mê văn chương, mê chữ Hán, năm 1964 Quách Anh Tú tốt nghiệp loại ưu Đại học Sư phạm chuyên ban Việt - Hán, đồng thời lấy cùng lúc 2 chứng chỉ Triết Đông phương và Văn học Quốc Âm của Trường đại học Văn khoa.
Vào ngành sư phạm từ cuối năm 1964, “ông thầy Việt cộng” này không ngừng khéo léo khơi gợi lòng yêu nước trong học sinh và sau tết Mậu Thân (1968) ông ra vùng giải phóng công tác ở Tiểu ban Báo chí T2 thuộc B60.
Vì sự phát triển của làng cờ
Những ai đam mê cờ, khi đọc tác phẩm “10 danh kỳ đầu đàn phương Nam đầu thế kỷ XX” của Quách Anh Tú, sẽ rất “khoái” bởi những giai thoại hết sức thú vị, hấp dẫn của các cao thủ thuở xưa, từ danh kỳ Nguyễn Văn Ngoan đến thiên tài Trần Quới.
Ông nói: “Săn tìm giai thoại của người xưa cũng là một cách “ôn cố tri ân”. Biết chuyện người xưa để thời nay phát huy những gương tốt, xóa bỏ những chuyện tiêu cực”. Để có được chi tiết về bậc tiền bối Nguyễn Văn Ngoan (Ba Quang, 1900 -1966), ông đã lặn lội cả năm trời để tìm lại những người con của nhân vật này khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và TP HCM.
Cả gia đình ông Ba Quang chỉ có duy nhất một bức ảnh của ông nhưng bàn thờ lại đặt tận ngoài đảo Phú Quốc. Thế là ông Quách Anh Tú phải liên lạc lại nhờ chuyển giúp và một năm sau, ông mới có chân dung Ba Quang dù đó chỉ là tấm hình 3x4cm, các góc cạnh gần như gãy vụn...
Sau ngày miền Nam giải phóng, ông chuyển sang nghiên cứu cờ vua (khi còn phụ trách ngành giáo dục TP Mỹ Tho cuối những năm 70). Ông cùng Lê Hồng Đức, Võ Hoàng Chương là 3 kỳ thủ đầu tiên của TP HCM tham dự giải vô địch cờ vua toàn quốc lần 1.
Ngay lần đầu có mặt, ông đã chứng kiến trận chung kết đầy tiêu cực giữa các tuyển thủ (mục đích là để ông Lê Hồng Đức mất ngôi vua). Từ đó cái tên Kỳ Quân (bút danh của ông) xuất hiện đều đặn trên báo thể thao, một cộng tác viên viết nhiều thể loại: phân tích, bình luận, giai thoại làng cờ... và đương nhiên không thể thiếu những bài chống tiêu cực với bút pháp giống như phong cách của ông: mạnh mẽ, quyết liệt nhưng đầy tính xây dựng.
Ông nhớ mãi một bài báo của mình với cái tít thật ấn tượng “Thắng mà không thắng, hòa mà không... hòa” để mô tả ván đấu có kết quả lạ lùng (phải đấu lại vì có người phạm luật) giữa hai kỳ thủ có cái tên đáng nhớ Đặng Tất Thắng và Phạm Tất Hòa.
Làng cờ vẫn gọi ông là “ông to mồm” vì giọng nói như chuông (và còn dám nói thẳng, nói thật), nhưng nhắc đến ông ai cũng kính nể vì đó là một người không hề vụ lợi, luôn đấu tranh cho sự phát triển của làng cờ. Chuẩn bị bước sang tuổi 70, nhưng ông vẫn là mẫu kỳ thủ mới.
Chính ông (thử) vận dụng chơi cờ trên Internet và ngay sau đó khuyến khích anh em vận động viên áp dụng thay cho xu hướng ham mê đấu cờ giang hồ.
Suốt hơn 30 năm qua, không một vấn đề gì về phong trào cờ ở TP HCM mà người ta không tìm đến ông tham khảo ý kiến, và có lẽ ý kiến của ông luôn là ý kiến cuối cùng.
Giã từ Chủ tịch Liên đoàn cờ TP HCM, Ban chấp hành Liên đoàn cờ Việt Nam, nhưng với ông mọi thứ chưa dừng lại. Ông đã, đang và sẽ tiếp tục cống hiến vì một làng cờ Việt Nam trong sạch dù tuổi già sức yếu
Đặng Sơn Bình
ST từ CAND.com