PDA

View Full Version : Có nên ăn óc khỉ hay không?



Tontu
17-11-2012, 12:13 PM
Chào toàn thể quý thành viên @};-

Hôm này mình xin gởi tặng các thành viên yêu quý một bài viết nói về các món ăn của Từ Hy Thái Hậu và nhận định của Y Học về món "óc khỉ" có nên ăn hay không? Bài viết này sẽ giúp cho mọi người có được 1 cái nhìn đúng đắn hơn và cũng như những sai lầm cho rằng ăn óc khỉ sẽ trị được bệnh bán thân bất toại, một sự hiểu biết không có cơ sở khoa học nào cả.

Mời quý độc giả cùng theo dõi về những món ăn lạ của Từ Hy Thái Hậu nhé...


*******

Trước sức mạnh quân sự hùng hậu của 8 nước phương Tây cùng liên minh đánh Trung Quốc, Từ Hy Tây Thái Hậu nhà Thanh (Trung Quốc) tự hiểu rằng con đường tốt nhất là dùng ngoại giao để giải quyết. Thái thú Lý Hồng Chương được giao sứ mạng gặp gỡ các sứ thần Tây phương. Mở đầu cho mối giao hảo này, một yến tiệc linh đình nhất đời nhà Thanh được tổ chức vào Tết Nguyên Đán năm 1874 có mời sứ thần nước ngoài tham dự tại Duy An Cung. Thực khách gồm 400 người, thực đơn có 140 món, khai tiệc đúng 12 giờ đêm giao thừa năm 1874, kéo dài đến giờ Tý đêm mồng 7 Tết, chi phí 98 triệu hoa viên Trung Quốc, tương đương 374 ngàn lượng vàng, được chuẩn bị trước 11 tháng 6 ngày, cần đến 1750 người phục dịch. Ngay từ rằm tháng 2 năm Quý Dậu (1873), mỗi tỉnh Trung Quốc được lệnh cử 10 đầu bếp xuất sắc nhất về kinh đô hội ý thảo thực đơn. Sau gần hai tháng hội ý, các đầu bếp đã thống nhất một thực đơn gồm 140 món, trong đó có 7 món cực kỳ đặc biệt . Trong 7 ngày đêm yến tiệc ấy, mỗi ngày chỉ dùng 1 món.

Quan khách nhận được thiệp mời ngay từ 23 tháng Chạp năm 1873, gồm 212 vị trong phái đoàn bát quốc liên minh nước ngoài cùng 188 công thần được tuyển chọn của triều Thanh. Đêm 30 Tết, tất cả tề tựu tại Duy An Cung, cùng lúc ấy, Thái Hậu Từ Hay dự lễ Trừ tịch ở Tôn Long Miếu. Sau 3 hồi chiêng trống long phụng vang lên, là hồi khánh ngọc báo tin Thái Hậu xuất cung. Quan khách đồng loạt đứng dậy hướng về long kiệu - nơi Tây Thái Hậu ngự - do 8 vệ sĩ lực lưỡng khiêng. Lý Hồng Chương khom mình tới vén rèm long kiệu. Thái Hậu Từ Hy khẽ lách mình ra, gật chào quan khách. Thái Hậu rực rỡ trong chiếc áo bào đỏ, có thêu rồng vàng uốn khúc, đầu đội mũ bình thiên, đến chỗ ngồi, phẩy nhẹ phất trần mời quan khách an toạ. 3 hồi chiêng trống vang lên, thay mặt triều đình nhà Thanh, thái thú Lý Hồng Chương phát biểu ý kiến về ý nghĩa buổi tiệc nhằm thắt chặt tình hữu nghị giữa nhà thành với các nước phương Tây. Thay mặt 8 nước, sứ thần nước Anh đáp từ. 3 tiếng ngọc khánh báo hiệu đại yến bắt đầu. Quan khách ngồi cách nhau khoảng thước tây. Sau lưng mỗi người có 2 nô tỳ nam và nữ phục dịch. Món ăn thứ nhất được dọn lên.

Cứ ăn hết một món, nhạc lại tấu lên một bản. Dùng đúng 5 món, thực khách được uống một chén rượu thuốc nước có tác dụng tiêu thực. Rượu đãi khách cũng là rượi đại bổ. Nhà bếp dọn lên mỗi ngày 20 món, trong đó có một món đặc biệt nhất như đã nói trên. Cứ mỗi lần dùng một món mới là Thái Hậu lại gõ ngọc khánh, một viên nội giám lại vòng tay xướng tên món ăn.

BẢY MÓN ĂN ĐẶC BIỆT TRONG BỮA TIỆC CỦA TỪ HY THÁI HẬU

1. Cỏ Phương Chi

Cỏ Phương Chi mọc trên đá, mở ngọn núi Thái Hàng. Cỏ này chỉ vào những năm nhuận mới mọc, mọc một lần trong năm ấy, vào ngày Trung thu, sống rất ngắn ngày (khoảng từ 1 tháng đến tháng rưỡi), gặp phải ngọn gió bắc đầu mùa là khô héo liền. Muốn lấy cỏ, trước đó một ngày phải dắt lên núi một con ngựa đực trắng tuyền. Mặt trời vừa mọc, dẫn ngựa tới phiến đá có cỏ, đợi ngựa ăn xong, chém ngựa chết ngay, sau đó, mổ bụng lấy dạ dày đem về chế thuốc, phơi khô. Tương truyền, cỏ này mát, trừ bách bệnh. Trong bữa tiệc đãi khách, cỏ Phương Chi được nấu với Long Tu, người ăn vào sẽ sảng khoái tinh thần, suốt cả tháng không thấy mệt mỏi.

2. Chuột Bao Tử

Chuột đồng được bắt về nuôi cho ăn toàn gạo trộn trứng gà và các vị thuốc bổ, uống nước sâm và lê ép. Mỗi ngày chuột được tắm rửa 2 lần bằng nước trầm thơm và dầu hương liệu hảo hạng. Món chuột bao tử lấy từ lứa con, cháu của các con chuột trên. Đầu bếp rất khéo, bọc chuộc bên ngoài bằng lớp bột như bánh bao, khi người ăn đưa bánh lên miệng sẽ nghe được tiếng kêu của chuột còn sống bên trong. Món này bổ tì, vị, bổ mắt. Trong bữa ăn, sứ thần Bồ Đào Nha đành khiếm lễ từ chối món này khi thấy đuôi chuột ngọ nguậy trong miệng sứ thần các nước bạn.

3. Tinh Tượng

Nhà bếp lựa chọn những tai yến to, tốt tại bờ biển phía Nam, nấu với nước nhân sâm và đường Cao Ly. Sau đó nhồi bột phấn Kiết Châu với nước lê Vân Nam, nấu khô lại, nặn thành từng hình voi nhỏ, bỏ vào lò nung chín, cứng đặc lại. Người ta khoé trên lưng các con voi ấy một lỗ nhỏ cho vừa một bong bóng cá đã ngâm thuốc bắc phơi khô nhét vào được. Tượng tinh (khí voi) được bỏ vào bong bóng cá này, đem đi hấp. Trong bữa tiệc, quan khách lấy kim vàng chọc thủng rồi cho chất ấy chảy vào chén bạc mà uống. Món này bổ lục phủ ngũ tạng, trị dứt các chứng nhức mỏi.

4. Trứng Công

Công làm nem đã là món quý, món trứng chim công lại càng quý hơn vì khó lấy được trứng công (khó gần ổ trứng vì công sẽ chống cự dữ dội để bảo vệ trứng, nhiều khi công phá vỡ ổ trứng, không cho người lấy). Muốn đãi khách món này, cần 100 con khỉ được huấn luyện để trộm trứng công. Kết quả thu được 500 trứng đãi khách, nhưng khỉ chết mất một phần ba.

5. Óc Khỉ

Gần núi Thiên Hoa ở Sơn Đông có rừng lê được gọi là Lê Ngọc Căn, trị được các bệnh cam, thận, nhiệt uất, ho kinh niên. Rừng lê này bị một bầy khỉ ở đó chén sạch, vì vậy thịt khỉ ở đây thơm, ngon, đại bổ, ăn vào trị được bệnh bán thân bất toại. Tương truyền óc khỉ này lại bổ hơn cả. Số khỉ Thiên Hoa Sơn đem đãi khách là 80 con, toàn loại choai choai, chưa thay lông, cứ 5 người ăn một bộ óc khỉ. 80 con khỉ này được tẩm bổ hàng ngày. Trước giờ đãi khách, mỗi con khỉ trên được đặt vào một lồng nhỏ - trông giống như cái trống con - có thể mở, khép dễ dàng, một đầu khoét lỗ vừa đủ cho đầu khỉ ló lên được; lồng có gông đặc biệt để khỉ không nhúc nhích được. Khi ăn, người phục dịch cầm chiếc chày ngà giáng xuống đầu khỉ, cái đập này đã được luyện tập, đủ khiến con khỉ chết ngay, không kịp kêu lên một tiếng. Sau đó, rưới nước sâm nóng lên đầu khỉ để óc tái đi một chút. Quan khách sẽ dùng muỗng bạc múc óc khỉ ra ăn.

6. Heo Sữa Phúc Châu

Vùng Phúc Châu (Trung Quốc) có giống heo quý, thịt thơm, ngon, chuyên ăn một loại củ (giống như củ Hoành Tinh) mọc ở đồi Châu Tịch Xương. Bữa tiệc đãi khách gồm 100 con heo sữa, là giống heo 2 tháng của giống heo Phúc Châu này. Những con heo đó được đập chết (không chọc tiết, làm lông), thui qua một lượt cho chóng hết lớp lông. Xong, mổ bụng bỏ hết ruột gan rồi ướp các loại thuốc bổ quý trong 3 ngày, đem chưng cách thủy. Lúc ấy thịt heo vô cùng thơm ngon, xương rất mềm.

7. Sơn Dương Trùng

Được lệnh của Tây Thái Hậu, các thợ săn Hồ Bắc - sau gần một tháng lặn lội rừng sâu núi thẳm - bắt được 6 con dê núi đang có chửa tại một cánh rừng vùng Thiên Tân. Đàn dê này được chăm sóc cẩn thận, hàng ngày ăn toàn cỏ Vân Nam và Quảng Tây tải về. Đây là cỏ "Đông trùng hạ thảo", loại cỏ quý, là vị thuốc bổ can thận (cỏ này mùa hạ mịn màng, đến mùa đông, từ ngọn cỏ xuất hiện một loại sâu như sâu dâu, ăn rất bổ). Ăn cỏ quý này, lại ăn thêm các lá cây thuốc bổ khác, 6 con dê núi ngày càng mập mạp, đẻ ra lứa con cũng mạnh khoẻ, to lớn hơn so với đồng loại. Dê con này vừa đúng 2 tháng tuổi, được chọn lấy 14 con giao cho nhà bếp làm lông, moi ruột. Sau đó, chúng được ngâm vào thùng gỗ to đựng nước gừng và rượu quý. Sau ngày thứ 2, dê được vớt ra bỏ vào bể bằng sứ chứa sữa dê tươi và nước sâm nhung. Tiếp 2 ngày ngâm nữa, người ta lấy hoa sen trắng (đã được tách nhánh hoa và ghim kim vàng xuyên từ hương sen đến cuống hoa) cắm đầy mình dê. Để vậy, ngâm đến ngày thứ 10 (đúng hôm mông 7 tiệc tàn), xuất hiện những con trùng trắng muốt đầy trong hoa sen. Nhà bếp nhặt lấy trùng sơn dương này chế biến thành món ăn, có tác dụng bổ, khoẻ, trị các bệnh lao phổi, tê bại, bán thân bất toại.

Lời bàn:

Có những người cho rằng ăn "óc khỉ" sẽ được bổ óc và chữa được bán thân bất toại. Sự hiểu biết này thật chẳng phù hợp với khoa học chút nào. Hay nói đúng hơn là sai!

Theo một nhóm các khoa học gia của Johns Hopkins University, School of Medicine, khi quan sát các bộ óc của những con khỉ thuộc khu vực Cameroon, đã cho thấy rằng trong óc của khí có chứa nhiều loại virus độc hại như HTLV I-V. Những virus này được khám phá ở vùng ngoại ô của Cameroon vào năm 2005. Vì thế khi thực khách ăn óc khỉ, HTLV sẽ đi thẳng trực tiếp vào các tế bào và bắt đầu quá trình phân chia, sinh sôi nảy nở và gây ra chứng bệnh về thần kinh như HTLV-I associated myopathy (xem phụ lục), và gia tăng nguy cơ ung thư máu như (i.e adult T-cell leukemia/lymphoma).

Ngoài ra óc khỉ có chứa rất nhiều chất mỡ cholesterol. Các chất mỡ này khi vào người sẽ gia tăng nguy cơ sơ vữa động mạch (atherosclerosis), làm các mạch máu bị chai cứng đi dẫn tới tình trạng các mạch máu không còn khả năng đàn hồi để cung cấp đủ số lượng máu và các chất dưỡng khí để nuôi sống các tế bào và cũng như các mạch máu, dẫn tới hậu quả trụy tim, và tai biến mạch máu não (stroke).

Việc mổ óc khỉ để hưởng thụ là một hành vi tội ác không thể chấp nhận được. Chẳng những không giúp ích gì mà còn gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe của chúng ta.

Khi ai mời ta ăn "óc khỉ" bạn hãy mạnh dạn say "No"

Phụ lục:

Human T-lymphotropic virus (HTLV)-associated myopathy: là một loại bệnh ảnh hưởng tới các hệ thần kinh ngoại biên mà gây ra bởi nhiễm trùng HTLV. HTLV tấn công vào các dây thần kinh cột sống và làm tê liệt chân tay, cũng như tấn công vào các cơ quan bộ phận khác như mắt (uveitis). Khi chúng tấn công vào các hệ thần kinh ngoại biên làm các bắp thịt ở chân bị suy yếu, thậm chí có thể làm tê liệt. Ngoài ra còn gây thương tổn tới thận tạo ra chứng tiểu dắt. Khi HTLV tấn công vào alveolar của phổi sẽ dẫn tới tình trạng viêm các túi khí của phổi mà được biết như là pulmonary lymphocyte alveolitis và nhiều triệu chứng khác.

themgaidep
17-11-2012, 01:53 PM
Không biết óc khỉ bổ ngang bổ dọc đến đâu nhưng nhìn thấy con khỉ khi bị "tra tấn" thế thì không thể ăn được. Thà giết nó đi rồi làm gì thì làm chứ...

- Say "No" -

Tontu
17-11-2012, 02:10 PM
Ăn óc khỉ chỉ "bổ ngửa" thôi bác ạ, hehe. Ăn óc khỉ mà khoa học chứng minh là thập bổ đại toàn thì tôi dẹp ngành Y liền.

Mấy cha ba Tàu thì ôi thôi...óc người mà chúng còn không tha, nói chi tới mấy con khỉ. Đúng là hết thuốc chữa với bọn này.

nhachoaloiviet
17-11-2012, 02:51 PM
Ăn cái gì thì ăn nhưng không được hành hạ động vật, em thấy như vậy là quá tởm lợm. Đúng là con người man rợ ,không trò gì là chúng nó không không dám làm.

Àh bác Sun Tzi ơi , bác trong ngành y chắc rành về kính hiển vi lắm. Bác cho em hỏi về mấy chỉ số trên kính hiển vi ra sao, cái nào cần chú ý, độ phóng bao nhiêu thì nhìn được những cái gì nha hi

Tontu
18-11-2012, 12:33 PM
Chào nhachoa

Kính hiển vi có nhiều loại tùy theo việc nghiên cứu của mình mà có những chọn lựa khác nhau. Tuy nhiên có hai loại thường dùng trong Y Học là Light microscope và Electron microscopes. Hai loại này có công dụng khác nhau. Loại Light Microscope chỉ dùng quan sát những cấu trúc đơn giản của một cell và những loại vi khuẩn thường có size từ 0.2-2 microns in width or diameter, cũng có thể nhìn thấy một số vi khuẩn không phải hình cầu mà có size lên tới 10 microns theo chiều dài, nhưng cũng có những con có chiều dài lên tới gần cả ngàn microns theo diameters (100-750 microns) chẳng hạn như con Thiomargarita namibiensis. Nói chung thì size của bacteria thay đổi tùy loại chứ không có kích thước cố định.

Size của một vi khuẩn trung bình có kích cỡ từ 1000 nm, trong khi các loại virus thì có kích thước từ 20-400 nm.

Tùy theo ứng dụng mà chọn light or electron microscopes. Các loại bacteria bình thường thì chỉ cần light là đủ. Tuy nhiên nếu bạn muốn xem submicroscopic level of a cell để phân tích, xem toxin protein của một virus, cấu trúc của virus, các thành phần của protein và DNA, các công nghệ về dược phòng, etc...thì phải dùng electron microscope thì mới xem được. Vì độ phóng đại của electron microscope có thể nhìn thấy những vi sinh vật có size kích thước 1/triệu-1/tỷ lần, ngoài ra còn có thể nhìn sâu vào từng cấu trúc của từng phân tử của mỗi submicroscopic levels.

Trở lại vấn đề của bạn. Khi dùng light microscope, bạn phải dùng 40X lens trước, the stage phải ở dưới điểm giữa của 2 lens. Sau đó mới bỏ 1 giọt immersion oil vào chỗ stain, kế đó mới đổi lens sang là 100x rồi mới focus with fine focus knob. Sau đó mới move slide qua lại để tìm vi khuẩn. Một điều bạn cần lưu ý là khi quan sát những vi khuẩn có size lớn thì phải dùng 100x oil immersion lens và lens phải được dùng kèm theo với chất dầu nếu không bạn sẽ chẳng nhìn thấy vi khuẩn ở đâu cả.

Khi dùng Light microscope: có 1 vài phần của microscope mà bạn cần điều chỉnh là objective lens, coarse & fine adjustment và stage.

Những loại electron microscope thường chỉ dùng cho nhà thương, các cơ quan nghiên cứu, hoặc các kỹ nghệ lớn mới sài.