leanhvu_dn
20-11-2012, 03:54 PM
Tả Tông Đường, một danh tướng đời Thanh song cũng là người cao cờ nổi tiếng trong thiên hạ. Ông được người đời ví như là Đế Thích của trần gian.
Một hôm trên đường đi kinh lý ở Giang Tô, Tả Tông Đường thấy một ngôi nhà tranh cũ nát, bé nhỏ song lại treo một tấm biển lớn “Người cao cờ đệ nhất thiên hạ”. Tả Tông Đường lắc đầu: “Kẻ nào mà kiêu ngạo như vậy. Chắc người này chưa bao giờ ra khỏi nhà nên mục hạ vô nhân”.
Nói rồi ông đẩy tấm liếp che cửa để vào nhà, xin đọ tài với chủ nhân. Tả Tông Đường giao hẹn: “Nếu nhà ngươi thua ta liền ba ván thì phải dỡ tấm biển ngay lập tức”. Chủ nhà - một cụ già cũ người nhưng đôi mắt rất tinh anh bèn vâng dạ đồng ý. Quả nhiên chỉ chưa uống hết chén trà, Tả Tông Đường thắng liền ba ván, ông hồ hởi đốc toàn quân tiếp tục lên đường.
Bẵng đi vài năm sau, Tả Tông Đường được Vua cho an trí. Ông sai gia nhân đi đường Giang Tô để hy vọng gặp lại đối thủ cũ. Rất ngạc nhiên, Tả Tông Đường thấy đối thủ của mình không những không bỏ tấm biển “Người cao cờ đệ nhất thiên hạ” đi mà lại còn thay bằng một tấm biển khác có dòng chữ “Người cao cờ đệ nhất thiên hạ” to gấp hai, ba lần dòng chữ ở tấm biển cũ. Dừng lại trước ngôi nhà, Tả Tông Đường gọi “đối thủ” ra rồi mắng: “Nhà ngươi thật là hợm hĩnh. Lần trước thua ta cờ, ngươi hứa là sẽ bỏ tấm biển đi. Ta đi khỏi, ngươi lại treo tấm biển khác to hơn để loè thiên hạ. Để ngươi chừa thói kiêu ngạo, ta chơi với ngươi năm ván nữa. Nếu lần này ta lại thắng, ngươi phải chẻ ngay tấm biển kia để làm củi”.
Chủ nhân ngôi nhà tranh vâng dạ rối rít, lấy bàn cờ ra để đọ trí với Tả Tông Đường. Lần này chưa kịp ngồi ấm chỗ, Tả Tông Đường đại bại.
Không hề tức giận, trái lại trong lòng vô cùng cảm phục các thế cờ bí hiểm, biến hoá như thần của cụ già, Tả Tông Đường khiêm tốn hỏi: “Thưa Tiên sinh, vì sao lần này tiên sinh chơi giỏi như thế? Loại cao cờ như tôi, cũng không thể lường được”.
Cụ già lễ phép thưa: “Bẩm ngài. Lần trước sở dĩ tôi không dám thắng ngài, chỉ vì ngài đang là mệnh quan của triều đình. Nếu thắng, chắc ngài sẽ không để tôi được yên, chứ đâu chỉ bắt bỏ đi cái biển hiệu. Vậy nên tôi đã cố tình thua. Lần này, nhìn đồ đạc và gia nhân, tôi biết ngài đã nghỉ hưu. Vậy nên tôi mới dám phạm thượng, thắng ngài. Mong ngài đại xá cho kẻ tối dạ này”...
Tả Tông Đường ôm ghì “đối thủ” vào lòng, rồi cả cười: “Trên bàn cờ, tiên sinh quả là người sáng trí. Song trong cách nhìn người, tiên sinh đúng là tối dạ. Tiên sinh hiểu về ta như thế tức là chẳng hiểu gì cả và coi thường ta quá. Ta đâu phải loại tiểu nhân. Bởi lẽ, vị trí trong xã hội và vị trí ở bàn cờ tướng là hai chuyện rất khác nhau. Ta không bao giờ lấy vị trí của ta trong xã hội để áp đảo tiên sinh lúc chơi cờ. Chẳng qua tiên sinh tự áp đảo mình mà thôi”.
Tả Tông Đường vừa đi khuất, người cao cờ đệ nhất thiên hạ liền hạ ngay tấm biển nọ rồi đem đốt. Trong ánh lửa bập bùng, ông thầm nghĩ: “Người ứng xử như Tả Tông Đường mới là bậc cao cờ đệ nhất thiên hạ”.
Phúc Bình
:angel:angel:angel:angel
Một hôm trên đường đi kinh lý ở Giang Tô, Tả Tông Đường thấy một ngôi nhà tranh cũ nát, bé nhỏ song lại treo một tấm biển lớn “Người cao cờ đệ nhất thiên hạ”. Tả Tông Đường lắc đầu: “Kẻ nào mà kiêu ngạo như vậy. Chắc người này chưa bao giờ ra khỏi nhà nên mục hạ vô nhân”.
Nói rồi ông đẩy tấm liếp che cửa để vào nhà, xin đọ tài với chủ nhân. Tả Tông Đường giao hẹn: “Nếu nhà ngươi thua ta liền ba ván thì phải dỡ tấm biển ngay lập tức”. Chủ nhà - một cụ già cũ người nhưng đôi mắt rất tinh anh bèn vâng dạ đồng ý. Quả nhiên chỉ chưa uống hết chén trà, Tả Tông Đường thắng liền ba ván, ông hồ hởi đốc toàn quân tiếp tục lên đường.
Bẵng đi vài năm sau, Tả Tông Đường được Vua cho an trí. Ông sai gia nhân đi đường Giang Tô để hy vọng gặp lại đối thủ cũ. Rất ngạc nhiên, Tả Tông Đường thấy đối thủ của mình không những không bỏ tấm biển “Người cao cờ đệ nhất thiên hạ” đi mà lại còn thay bằng một tấm biển khác có dòng chữ “Người cao cờ đệ nhất thiên hạ” to gấp hai, ba lần dòng chữ ở tấm biển cũ. Dừng lại trước ngôi nhà, Tả Tông Đường gọi “đối thủ” ra rồi mắng: “Nhà ngươi thật là hợm hĩnh. Lần trước thua ta cờ, ngươi hứa là sẽ bỏ tấm biển đi. Ta đi khỏi, ngươi lại treo tấm biển khác to hơn để loè thiên hạ. Để ngươi chừa thói kiêu ngạo, ta chơi với ngươi năm ván nữa. Nếu lần này ta lại thắng, ngươi phải chẻ ngay tấm biển kia để làm củi”.
Chủ nhân ngôi nhà tranh vâng dạ rối rít, lấy bàn cờ ra để đọ trí với Tả Tông Đường. Lần này chưa kịp ngồi ấm chỗ, Tả Tông Đường đại bại.
Không hề tức giận, trái lại trong lòng vô cùng cảm phục các thế cờ bí hiểm, biến hoá như thần của cụ già, Tả Tông Đường khiêm tốn hỏi: “Thưa Tiên sinh, vì sao lần này tiên sinh chơi giỏi như thế? Loại cao cờ như tôi, cũng không thể lường được”.
Cụ già lễ phép thưa: “Bẩm ngài. Lần trước sở dĩ tôi không dám thắng ngài, chỉ vì ngài đang là mệnh quan của triều đình. Nếu thắng, chắc ngài sẽ không để tôi được yên, chứ đâu chỉ bắt bỏ đi cái biển hiệu. Vậy nên tôi đã cố tình thua. Lần này, nhìn đồ đạc và gia nhân, tôi biết ngài đã nghỉ hưu. Vậy nên tôi mới dám phạm thượng, thắng ngài. Mong ngài đại xá cho kẻ tối dạ này”...
Tả Tông Đường ôm ghì “đối thủ” vào lòng, rồi cả cười: “Trên bàn cờ, tiên sinh quả là người sáng trí. Song trong cách nhìn người, tiên sinh đúng là tối dạ. Tiên sinh hiểu về ta như thế tức là chẳng hiểu gì cả và coi thường ta quá. Ta đâu phải loại tiểu nhân. Bởi lẽ, vị trí trong xã hội và vị trí ở bàn cờ tướng là hai chuyện rất khác nhau. Ta không bao giờ lấy vị trí của ta trong xã hội để áp đảo tiên sinh lúc chơi cờ. Chẳng qua tiên sinh tự áp đảo mình mà thôi”.
Tả Tông Đường vừa đi khuất, người cao cờ đệ nhất thiên hạ liền hạ ngay tấm biển nọ rồi đem đốt. Trong ánh lửa bập bùng, ông thầm nghĩ: “Người ứng xử như Tả Tông Đường mới là bậc cao cờ đệ nhất thiên hạ”.
Phúc Bình
:angel:angel:angel:angel