PDA

View Full Version : Những điều nên biết trước khi dùng vaccine !



Tontu
27-11-2012, 03:21 PM
Chào quý vị @};-

Hôm nay mình xin gởi đến quý vị một bài viết về vaccine. Bài này sẽ giúp cho quý vị biết sơ qua về những điều nên trách trước khi sử dụng vaccine.

Bất cứ loại vaccine nào cũng có side effects của nó. Nhìn chung thì an toàn cho người sử dụng nếu dùng vaccine thật. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cơ thể ta không cho phép ta sử dụng nó. Vì thế bạn nên biết sơ qua để tránh những chuyện đáng tiếc khi xảy ra là điều cần phải biết.

Nào mời quý vị cùng theo dõi bài viết sau đây nhé. Bài viết này được dựa theo tiêu chuẩn của CDC, cơ quan phòng ngừa bệnh tật của chính phủ Hoa Kỳ khuyên các Y Sĩ và bệnh nhân nên làm.

Mình chỉ tóm gọn những vaccine thường dùng trong đời sống để mọi người cùng theo dõi cho tiện.


*****

Adenovirus vaccine

A. Một loại chủng ngừa cho những bệnh gây nhiễm trùng đường hô hấp (ở những tháng mùa đông, mùa xuân, và mùa hè), mắt (conjunctivitis), đường tiểu, nguyên nhân gây đi cầu (thường ở trẻ em) bởi adenovirus.

B. Adenovirus có thể ảnh hưởng bất cứ độ tuổi nào của trẻ em, nhưng trẻ em trong vòng từ 1-3 tuổi thì dễ bị nhiễm trùng.

C. Những người sau đây không nên dùng adenovirus vaccine:

1. Bất cứ ai bị dị ứng với thuốc này thì không nên dùng lại nó.

2. Những bà bầu không nên dùng.

3. Bất cứ ai nhỏ hơn 17 tuổi và lớn hơn 50 tuổi.

D. Phản ứng phụ của vaccine này:
- Đau và nhức mỏi, khó thở, đau cổ họng, mất tiếng, hắt hơi, nhẩy mũi.
- Đi cầu, khó di chuyễn, buồn nôn, ói mửa, nhức đầu.
- Máu trong nước tiểu, hay trong phân.


Anthrax vaccine:

A. Một loại vaccine dùng để chống lại vi khuẩn Bacillus anthracis. Vi khuẩn này thường được dùng bởi bọn khủng bố, chúng dùng vũ khí sinh học để thả vào không khí tấn công kẻ địch.

B. Bacillus anthracis thường gây ra những triệu chứng nguy hiểm như: inflammatory, black necrosis, cardiovascular shock và pulmonary fatal form.

C. Những người sau đây không nên dùng Anthrax vaccine:

1. Bất cứ ai lúc truớc đã dị ứng với vaccine này thì không nên dùng lại.

2. Phải nói với bác sĩ nếu bạn đã bị dị ứng với vaccine này.

3. Nếu bạn đang yếu người, hay hoặc đang có bệnh nặng thì không nên dùng. Bạn phải chờ tới khi nào sức khỏe khang phục trở lại thì mới được dùng. Tuy nhiên, những người lúc trước đã từng bị nhiễm trùng anthrax thì nên dùng lại nếu không bị dị ứng với nó. Các bà bầu có thể dùng thuốc này nếu lúc trước đã từng bị vi khuẩn này tấn công bằng vũ khí vi trùng học mà không bị dị ứng với vaccine trên.

4. Những bệnh nhân đã từng có tiền sử bệnh án là Guillain Barr Syndrome (được phê vào hồ sơ bệnh lý bởi bác sĩ) thì không nên dùng vaccine này.

5. Nếu bạn có bị dị ứng với bất cứ lý do gì, ngay cả việc dị ứng với Latex thì cũng phải cho Y Sĩ biết.

D. Phản ứng phụ của vaccine này:
- Ngứa, bầm, sưng đỏ, khó di chuyển ở vai.


DTaP vaccine

A. Đây là một loại vaccine dùng để chủng ngừa cho những bệnh như bạch hầu, uốn ván và ho gà.

B. Những trẻ em sau đây không nên dùng, hoặc phải chờ một thời gian mới được dùng:

1. Những trẻ em lúc trước đã từng bị dị ứng với DTaP vaccine thì không nên dùng lại.

2. Những trẻ em đang bị cảm, hoặc đang có bệnh trong người thì nên đợi khi sức khỏe khang phục trở lại thì mới nên dùng.

3. Những trẻ em mà đã bị dị ứng với liều đầu tiên thì không nên dùng liều kế tiếp.

4. Bất cứ trẻ em nào đã mang những chứng bệnh có liên quan tới thần kinh trong vòng một tuần sau khi dùng liều đầu tiên của DTaP vaccine thì không nên dùng liều kế tiếp.

5. Bạn phải nói cho bác sĩ ngay khi con của bạn đang bị: sốt (> 105 độ F sau khi dùng liều đầu tiên của DTaP), động kinh, khóc dòng dã hơn 3 tiếng mà không ngừng sau khi dùng liều đầu tiên DTaP vaccine.

C. Phản ứng phụ của vaccine này:
- Sốt, sưng đỏ ở nới chích, đau, mệt mỏi và biếng ăn.
- Sốt cao, khóc kéo dài nhiều giờ.
- Động kinh & hôn mê (rất hiếm khi bị).


Hepatitis A vaccine

A. Một loại chủng ngừa viêm gan loại A.

B. Những người không nên dùng vaccine, hoặc phải chờ:

1. Những ai đã từng dị ứng với nó trước đó thì không nên dùng lại.

2. Những ai đang có bệnh nặng trong người thì nên chờ tới khi bình phục thì mới nên chích ngừa lại.

3. Những ai có bất cứ dị ứng gì thì cũng nên cho Y Sĩ biết trước khi muốn chích ngừa.

4. Đối với những bà bầu thì nên cẩn trọng trước khi dùng. Bạn nên tham khảo bác sĩ gia đình để lượng định nên dùng hay không.

C. Phản ứng phụ của vaccine này:
- Đau ở chỗ chích, nhức đầu, biếng ăn.


Hepatitis B vaccine

A. Một loại chủng ngừa viêm gan B.

B. Những người không nên dùng vaccine này:

1. Bất cứ những ai đã từng dị ứng với nó trước đó thì không nên dùng lại.

2. Những ai bị dị ứng nặng với yeast, hay bất cứ phần nào của vaccine thìkhông nên dùng lại.

3. Những người đang có bệnh nặng thì nên chờ cho tới khi khỏe hẳn thì mới nên dùng.

C. Phản ứng phụ của vaccine:
- Đau ở chỗ chích ngừa.
- Hiếm khi sốt cao.


Hib vaccine

A. Một loại chủng ngừa cúm

B. Những người không nên dùng vaccine này:

1. Những ai đã từng dị ứng với vaccine này thì không nên dùng lại.

2. Những ai dị ứng với trứng gà thì không nên dùng.

3. Những trẻ em dưới 6 tuần tuổi thì không nên chủng ngừa cúm

4. Những người đang mang bệnh nặng, hay sức khỏe kém thì phải chờ khi sức khoẻ khang phục thì mới nên dùng.

C. Phản ứng phụ của vaccine:
- Sưng đỏ và nóng ở chỗ chích.
- Cũng ít khi gây hiện tượng sốt cao.


Influenza inactivated vaccine (một loại vaccine cho bệnh cúm)

A. Nếu bạn dị ứng nặng với trứng gà thì không nên dùng vaccine này, hay hoặc dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vaccine thì cũng nên cho Y Sĩ biết trước khi sử dụng vaccine trên.

B. Nếu bạn đã từng dị ứng với vaccine này trước đó thì cũng không nên dùng lại nó.

C. Nếu bạn đã từng bị Guillain Barr Syndrome (chứng bệnh bị liệt bắt đầu ở chân rồi từ từ đi lên phần trên của cơ thể…) thì cũng nên cho Y Sĩ biết để provider lượng định có nên cho bạn vaccine này hay không?

D. Những người đang có bệnh, sức khỏe kém thì cũng không nên dùng vaccine này trong thời điểm hiện tại. Bạn phải đợi đến khi sức khỏe hoàn toàn bình phục thì mới sắp xếp thời gian đi chủng ngừa.

E. Phản ứng phụ của vaccine:
- Sưng đỏ và đau ở chỗ chích.
- Sốt, nhức đầu, chảy nước mắt (nói chung lạ nhẹ).
- Động kinh (ít khi bị…nếu xảy ra thì phải gọi cho bác sĩ và đưa vào bệnh viện ngay).


Influenza live vaccine

A. Một loại chủng ngừa cúm

B. Loại này không dành cho tất cả mọi người. Chỉ dùng cho 1 số người mà thôi. Thay vào đó bạn nên dùng inactivated vaccine thay cho loại live vaccine này.

C. Những người sau đây nên dùng inactivated vaccine (flu shot):

1. Những người từ 50 tuổi trở lên và trẻ con từ 6 tháng tới 23 tháng tuổi. Tuy nhiên những trẻ dưới 6 tháng tuổi thì không nên chích ngừa này.

2. Những trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi mà bị suyễn và thở khò khè thì cũng nên chích ngừa cúm.

3. Những người đang có vấn đề về tim, phổi và thiếu máu thì cũng nên ngừa cúm.

4. Những người tiếp xúc thường xuyên với người bệnh thì cũng nên chích ngừa cúm, và những người có hệ miễn nhiễm kém thì cũng nên đi chích.

5. Đối với những người tiếp xúc với bệnh nhân HIV và tiếp xúc với những bệnh nhân ung thư, hay hoặc những bệnh có tính truyền nhiễm cao thì cũng nên chích ngừa live vaccine.

D. Bạn phải nói cho bác sĩ biết nếu bạn dị ứng với trứng gà, hay hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của vaccine thì cũng không nên chích ngừa này.

E. Nếu bạn đã từng bị dị ứng với loại vaccine này thì không nên chích ngừa loại này nữa làm gì.

F. Nếu bạn đã từng chủng ngừa bất cứ loại vaccine nào khác trong vòng 1 tháng thì cũng nên cho Y Sĩ biết.

G. Nếu bạn đang có bệnh trong người, hay hoặc cảm thấy mình không được khỏe thì không nên chích ngừa.

H. Phản ứng phụ của vaccine:
- Nghẹt mũi, nhức đầu, ho, sốt, ói mửa, đi cầu (triệu chứng nhẹ thôi).
- Đau cổ họng (nhẹ)
- Rất hiếm khi có dấu hiệu và triệu chứng nặng.


MMR vaccine (sởi, quai bị)

A. Những người sau đây không nên chích ngừa, hay hoặc phải chờ lúc thuận tiện:

1. Bất cứ những ai bị dị ứng với thuốc trụ sinh neomycin, hay bất cứ thành phần nào khác của MMR vaccine thì không nên dùng vaccine này. Bạn phải nói cho Y Sĩ biết là bạn đã có dị ứng với loại thuốc kể trên, hay bất cứ loại thuốc nào mà bạn đã từng bị dị ứng.

2. Bất cứ những ai đã từng dị ứng với loại chủng ngừa MMR kể trên thì không nên dùng lại.

3. Những người đang có tình trạng sức khỏe kém thì không nên chích ngừa loại này. Bạn phải đợi đến khi tình trạng sức khỏe được tốt mới nên dùng.

4. Bà bầu không nên chích ngừa MMR vaccine trong thời kỳ mang thai. Bà bầu phải đợi đến khi sanh con rồi mới nghĩ tới chuyện chích ngừa loại này. Nếu đã lỡ chích ngừa MMR vaccine rồi thì phải tránh dính bầu trong thời gian 1 tháng kể từ ngày đã chích ngừa.

5. Bạn phải cho Y Sĩ biết nếu bạn đã dùng những loại vaccine cho những bệnh sau đây: HIV/AIDS; bệnh ung thư; điều trị bệnh bằng phương xạ trị; đang dùng những loại steroids, những người có lượng platelet count quá thấp (hỏi bác sĩ thì sẽ biết lượng platelet count của mình thấp hay cao); những người đã từng chích ngừa 1 loại vaccine nào đó trong vòng 1 tháng qua, và những người mới truyền được truyền máu, hoặc mới cho máu. Những người kể trên không nên chính ngừa MMR vaccine vội.

B. Phản ứng phụ của vaccine:
- Sốt (ít khi bị), nổi rash (nhẹ thôi, có người không bị).
- Động kinh, co dật (rất hiếm khi bị), hôn mê (rất hiếm khi bị).


MMRV (Measles, Mumps, Rubella, Varicella) vaccine - Sởi, quai bị, bệnh dời ăn

A. Những trẻ em sau đây không nên chích ngừa MMRV NẾU đã có những điều sau đây:

1. Nếu đã từng bị dị ứng với MMRV, hay hoặc một trong số những thành phần của vaccine kể trên thì không nên dùng loại này.

2. Nếu đã từng dị ứng với thuốc trụ sinh neomycin. Bạn phải cho bác sĩ biết con của bạn đã từng dị ứng với bất cứ loại vaccine, hay hoặc loại trụ sinh nào mà con bạn đã từng gặp phải. It is important; you must tell your physician for safety.

3. Những trẻ đang mắc bệnh ung thư và đang được điều trị bằng xạ trị.

4. Những trẻ đang sử dụng những loại thuốc oral steroids.

B. Phản ứng phụ của vaccine:
- Sốt và nổi rash (hiếm khi bị nổi rash), nổi hạch ở gáy (hiếm khi bị lắm).
- Động kinh (rất hiếm khi bị).


Meningococcal vaccine (ngừa viêm màng não)

A. Những người sau đây không nên chích, hoặc phải chờ:

1. Bất cứ ai đã từng dị ứng với loại vaccine này trước đó thì không nên dùng những liều chích kế tiếp. Stop!

2. Những ai có sức khoẻ kém ở thời gian chích ngừa thì không nên đi chích, bạn phải đợi cho tới khi sức khoẻ tốt mới nên nghĩ tới việc chích hay không…

3. Vaccine này có thể dùng cho bà bầu cũng được, nhưng chỉ nên dùng khi bác sĩ cảm thấy bà bầu cần nên chích.

4. Đối với những người đang mắc bệnh sickle cell anemia (một dạng bệnh thiếu máu) thì có thể dùng vaccine này song song với những vaccine khác.

B. Phản ứng phụ của vaccine:
- Đau và sưng đỏ ở nơi chích (nhẹ).


Polio vaccine (vaccine cho bệnh bại liệt)

A. Những người sau đây không nên dùng vaccine này, hay hoặc phải chờ:

1. Bất cứ ai đã từng dị ứng với vaccine này thì không nên dùng lại.

2. Bất cứ ai đã dị ứng với những loại thuốc trụ sinh sau đây thì không nên chích ngừa: neomycin, streptomycin, polymycin B. Bạn phải nói với bác sĩ của bạn nếu bạn đã bị dị ứng với những loại thuốc kể trên.

3. Đối với những người muốn chích ngừa, nhưng vì tình trạng sức khỏe còn kém thì khoan hãy chích ngừa vội; bạn phải chờ tới khi nào tình trạng sức khỏe bình phục hoàn toàn thì mới nghĩ tới chuyện đó.

B. Phản ứng phụ của vaccine:
- Đau ở nơi chích (nhẹ).


Rabies vaccine (ngừa cho bệnh dại ví dụ như: chó, mèo, dơi cắn)

1. Bạn phải nói với Y Sĩ nếu bạn đã từng bị dị ứng với loại chủng ngừa trên, hay hoặc tình trạng sức khoẻ của bạn chưa được tốt, hay hoặc đang có bệnh trong người.

2. Nếu bạn đã từng bị bất cứ con vật nào cắn trước đó thì nên đi chích ngừa để đề phòng sau này.

3. Nếu bạn đang bị cảm, hay đang được điều trị những bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS và ung thư thì không nên chích ngừa.

A. Phản ứng phụ của vaccine:
- Đau và sưng đỏ ở chỗ chích (nhẹ).
- Nhức đầu, chóng mặt (ít khi).


Rotavirus vaccine

A. Một loại vaccine ngừa chứng bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

B. Những bé không nên chích ngừa, hoặc phải chờ sau đây:

1. Những bé đã từng dị ứng với liều chích ngừa trước đó thì không nên chích những liều sau đó.

2. Những bé từng được Y Sĩ chuẩn đoán là bệnh SCID (severe combined immunodeficiency) và intussusception (một tình trạng ruột bị nghẹt ở trẻ sơ sinh) và những trẻ có tình trạng sức khoẻ kém thì không nên dùng vaccine.

3. Nếu con của bạn đang được điều trị với steroids thì cũng không nên chích ngừa.

C. Phản ứng phụ:
- Đi cầu, ói mửa (nhẹ).


Shingles (herpes zoster) vaccine

A. Một loại vaccine ngừa herpe virus gây ra bệnh “dời ăn” và một số bệnh khác liên hệ tới.

B. Những người sau đây không nên chích ngừa:

1. Những người bị dị ứng nặng với gelatin và trụ sinh neomycin và những người có hệ miễn nhiễm kém ví dụ như: ung thư, HIV/AIDS, chemotherapy (hoá học trị liệu cho bệnh ung thư), những người đang bị ung thư máu (leukemia)/lymphoma.

2. Những bà bầu. Nếu bà bầu muốn chích ngừa thì phải hỏi ý kiến của Y Sĩ trước khi dùng. Không nên tự tiện đi ngừa nếu chưa hỏi ý kiến của Y Sĩ.

3. Những người có sức khoẻ kém thì cũng không nên ngừa.

C. Phản ứng phụ:
- Sưng đỏ và ngứa (nhẹ).


Td vaccine (ngừa uốn ván và bạch hầu) & Tdap vaccine (uốn ván, bạch hầu và ho gà)

A. Những người sau đây không nên chích, hoặc phải chờ khi sức khỏe ổn định:

1. Những người có tiền sử bị dị ứng quá nặng với những loại vaccine trên thì không nên dùng.

2. Bạn phải nói cho Y Sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với bất cứ một trong số những thành phần nào của vaccine trước đó.

3. Bất cứ ai đã từng bị hôn mê, động kinh trong vòng 7 ngày sau khi dùng liều đầu tiên của Tdp hay hoặc DTap thì không nên dùng lại Tdap.

4. Bạn phải cho bác sĩ biết ngay nếu có những dấu hiệu bị sưng, đau, và sốt sau khi dùng DTP, DTap, DT, Td vaccines

5. Nếu bạn từng được chuẩn đoán là Guillain Barr Syndrome.

6. Nói chung trước khi đi chích ngừa, bạn nên hỏi bác sĩ của bạn trước khi chủng ngừa.

B. Phản ứng phụ của vaccine:
- Sốt (cũng ít khi bị), sưng đỏ (nhẹ).
- Buồn nôn, ói mửa, đi cầu, đau ở joints (lũ trẻ thường phàn nàn, nhưng bị nhẹ).


Typhoid vaccine

A. Một loại chủng ngừa bệnh thương hàn.

B. Những người sau đây không nên chích, hoặc phải chờ:

1. Loại Inactivated Typhoid vaccine (thuốc chích)

- Không nên chích đối với những trẻ nhỏ hơn 2 tuổi.

- Những trẻ đã từng bị dị ứng với loại vaccine này trước đó thì không nên chích .

- Khi cơ thể đang ốm, hay hoặc sức khoẻ đang kém thì phải chờ tới khi sức khoẻ khang phục lại hoàn toàn thì mới tính sau.

2. Live Typhoid vaccine (dạng oral)

- Không nên cho đối với những trẻ dưới 6 tuổi.

- Nếu đã từng dị ứng, hoặc đã từng bị phản ứng ở liều thuốc trước đó thì không nên dùng tiếp. Stop!

- Đối với những người có tình trạng sức khoẻ kém, hoặc hệ miễn nhiễm đang bị yếu thì không nên dùng loại này.

- Những người đang được điều trị bằng phóng xạ, steroids thì không nên dùng loại này.

- Nếu bạn đang uống trụ sinh thì phải chờ tối thiếu 3 ngày thì mới dùng được loại này. Bạn phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Không nên tự tiện dùng mà không hỏi ý kiến của Y Sĩ.

C. Phản ứng phụ của vaccine:
- Đỏ và sưng ở chỗ chích.
- Sốt (ít khi bị).


Varicella (chickenpox) vaccine

A. Những người sau đây không nên chích, hoặc phải chờ:

1. Nếu bạn đã từng bị phản ứng hoặc dị ứng với nó trước đó thì không nên dùng những liều về sau này.

2. Những người đã từng dị ứng với trụ sinh neomycin thìkhông nên dùng chủng ngừa.

3. Những người đang có sức khoẻ kém thì phải chờ khi sức khỏe khang phục hoàn toàn thì mới nên nghĩ tới.

4. Những người đã và đang cho máu, đang được điều trị bằng steroids, chất phóng xạ (radiation), ung thư, và những bệnh truyền nhiễm thì cũng phải hỏi ý kiến của bác sĩ gia đình trước khi quyết định dùng vaccine này.

B. Phản ứng phụ của vaccine:
- Sưng đỏ ở chỗ chích, sốt (cũng ít khi bị).
- Động kinh (rất hiếm khi bị).


Yellow fever vaccine

A. Một loại vaccine ngừa sốt vàng da.

B. Những người sau đây không nên dùng vaccine này:

1. Bất cứ ai dị ứng nặng với trứng gà, gelatins và đã từng bị phản ứng nặng với liều trước đó thì không nên dùng lại loại này.

2. Bạn phải nói với Y Sĩ nếu bạn có dị ứng với bất cứ thứ gì, kể cả đồ ăn, thức uống và thuốc men.

3. Nếu bạn hiện đang có những bệnh truyền nhiễm HIV/AIDS, đang cấy bộ phận, xạ trị (radiation cho ung thư), hay đã bị cắt mất thymus, myasthenia gravis, Digeorge syndrome, và thymoma…bác sĩ sẽ lượng định có nên cho bạn vaccine này hay không?

4. Những trẻ em từ 6 tháng tuổi cho tới 8 tháng tuổi nên tránh tới những khu vực đang có nạn dịch Yellow fever.

C. Phản ứng phụ của vaccine:
- Sốt, đau và sưng đỏ (nhẹ).


Lưu ý quan trọng:

1. Nếu bạn có những hiện tượng bất thường như: sốt cao, động kinh, mê sảng, co dật, khó thở, tim đập nhanh, thở khò khè, đuối sức, mệt lả và xanh xao thì phải gọi cho bác sĩ ngay lập tức, bằng không thì phải vào bệnh viện ngay lập tức, không được chậm trễ.

2. Khi bạn bị dị ứng với bất cứ loại vaccine nào thì phải ghi nhớ tên thuốc vaccine, liều lượng, nguồn gốc từ đâu. Càng nhớ chi tiết chừng nào càng tốt chừng nấy.

3. Nếu đã từng bị dị ứng với những liều trước thì không nên dùng tiếp trong tương lai.

Thanks

Tontu
22-06-2013, 05:57 AM
2013 Recommended Immunizations for Children from Birth Through 6 Years Old

http://www.cdc.gov/vaccines/parents/downloads/parent-ver-sch-0-6yrs.pdf

Immunization Schedules

http://www.cdc.gov/vaccines/schedules/hcp/imz/child-adolescent.html

Recommended Immunization Schedule for Persons Aged 0 Through
18 Years — United States, 2013

http://www.cdc.gov/vaccines/schedules/downloads/child/mmwr-0-18yrs-catchup-schedule.pdf

Hib Vaccine - Clinical Questions & Answers

http://www.cdc.gov/vaccines/vpd-vac/hib/vac-faqs-hcp.htm

(còn tiếp)