PDA

View Full Version : Những mặt tích cực & tiêu cực của thuốc Aspirin



Tontu
14-12-2012, 12:36 PM
Chào quý thành viên @};-

Gởi bác KT, cùng toàn thể quý thành viên bài viết tiếp theo nói về công dụng của thuốc Aspirin và cũng như những điều cần biết khi dùng thuốc này.

Thuốc Aspirin nhằm giảm đau, chống viêm, và chống sốt. Nó được xếp cùng 1 nhóm của NSAIDs (i.e ibuprofen, naproxen, etc), nhưng chỉ khác ở cơ chế hoạt động. Đối với những ai không có tiền sử bệnh lý peptic ulcer (duodenal ulcer, gastric ulcer), hay hoặc gastrointestinal bleeding thì có thể dùng Aspirin được. Tuy nhiên, khi người bệnh có tình trạng bị lở loét bao tử thì sẽ được cho những loại thuốc giảm đau khác như ibuprofen, hay hoặc những dạng NSAIDs khác. Xét về khả năng giảm đau thì thuốc Aspirin có tác dụng kém hơn ibuprofen nhiều, nhưng bù lại ibuprofen không có tác dụng chống viêm, cho dù có đi nữa thì cũng kém hơn thuốc Aspirin. Mỗi loại đều có những ưu điểm nhất định của nó. Lấy một ví dụ: Nếu bạn đang đau răng thì ibuprofen có tác dụng giảm đau mau hơn Aspirin. Ibuprofen có tác dụng giảm đau nói chung. Thường thì các nha sĩ và bác sĩ hay cho ibuprofen để giảm đau trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu người bệnh có tình trạng đau nhức + viêm và mưng mủ…thì trong trường hợp này bác sĩ sẽ cho thêm trụ sinh và ibuprofen đi kèm, tùy trường hợp mà có phương pháp xử lý khác nhau.

Với chức năng của prostaglandin, một thành phần của lipids mà được tạo ra từ Fatty Acids, qua việc ức chế của COX1 và COX2, chúng làm giảm sốt khá đáng kể. Nếu so với tylenol (cũng làm giảm sốt), nhưng khả năng chống viêm của Aspirin có phần khá hơn. Tuy nhiên, Hiệp Hội Y Khoa Nhi Đồng của Hoa Kỳ cũng khuyến cáo các Y Sĩ nên tránh việc sử dụng thuốc Aspirin nhằm trị sốt cho trẻ em vì nguy cơ mắc phải hội chứng Reye’s syndrome (có hiện tượng nổi rash, ói mửa, làm hại gan, sưng não, có trẻ bị vàng da, nhưng cũng có đứa không bị vàng da).

Có một điều bạn cần lưu ý rằng nếu bạn dị ứng với ibuprofen thì không nên dùng Aspirin thay thế vì chúng cùng 1 nhóm với nhau, nhưng chỉ khác mechanism of action mà thôi. Nếu người sử dụng thuốc Aspirin với một liều lớn (high dose) thì dễ gây ra tình trạng hủy hoại các hồng huyết cầu dẫn tới hemolytic anemia (thiếu máu). Đối với những bệnh nhân đang có những vấn đề về bệnh thận (thận suy, thận yếu) và gout (bệnh thống phong) thì không nên dùng thuốc Aspirin. Tại sao vậy?

Giải thích: Prostaglandins giúp làm dãn nở afferent arteriole nhằm gia tăng GFR (glomerular filtration rate) và tăng RPF (renal blood flow) ở một điều kiện bình thường. Chính nhờ khả năng hoạt động của Prostaglandin mà giúp cho thận có khả năng gạn lọc máu và bài tiết ra các chất thải một cách thuận tiện hơn, đồng thời gia tăng lưu lượng máu ở thận. Khi thuốc Aspirin đi vào, chúng sẽ ức chế chức năng của Prostaglandin tại afferent arteriole làm giảm lưu lượng máu cung cấp cho thận (giảm RBF), đồng thời cũng làm giảm đi GFR tạo ra tình trạng tubular necrosis, interstitial nephritis và suy thận cấp tính (acute renal failure). Vì thế đối với những bệnh nhân bị yếu thận, thận suy và gout thì không nên sử dụng aspirin nếu không được sự chấp thuận của Y Sĩ. Ngoài ra những bệnh nhân đang uống Coumadin + Aspirin thì càng gia tăng nguy cơ xuất huyết đường ruột (Gastrointestinal bleeđing). Khi dùng aspirin với liều lượng cao trong một thời gian dài sẽ dễ mắc nguy cơ thiếu chất sắt (Iron deficiency anemia).

Ngoài ra khi dùng Aspirin, bạn cũng nên biết rằng thuốc Aspirin khi dùng chung với các chất cồn alcohol cũng gia tăng nguy cơ GI bleeding, đặc biệt đối với người có tình trạng loãng máu. Khi Aspirin được dùng chung với các thuốc trị tiểu đường như tolbutamide và chlorpropamide thì hiệu quả của thuốc trị tiểu đường cũng bị kém đi đôi chút.

Với chức năng antiplatelet (chống đông) của Aspirin cũng giúp ngăn ngừa sự cố đông máu. Chính vì lý do này chúng làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não (stroke), và heart attack một cách khá hiệu qủa. Với liều lượng 81 mg (baby dose) hàng ngày cũng đủ giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng của tim mạch.

Ngoài ra Aspirin cũng giúp ngăn ngừa và làm giảm bớt nguy cơ tử vong ở những bệnh nhân ung thư ruột (colorectal cancer) như tôi đã trình bày từ bài viết kỳ trước. Bài viết đó đã được đăng trên tạp chí Y Khoa Hoa Kỳ, New England Journal of Medicine (tạp chí dành riêng cho Y Sĩ, và sinh viên Y Khoa).

Các cuộc nghiên cứu cũng cho thấy rằng với liều lượng baby dose được dùng hàng ngày của Aspirin cũng giúp cải tiến khả năng nhận thức và cũng như trí nhớ cho bệnh nhân. Một cuộc nghiên cứu gồm hơn 600 người tham dự và có bệnh về tim mạch, trong đó được chia làm 2 nhóm. Nhóm dùng thuốc Asprin với liều lượng baby dose và nhóm không dùng thuốc Aspirin. Hai nhóm được theo dõi trong khoảng thời gian 5 năm. Các nhà khoa học để ý thấy rằng nhóm dùng thuốc Aspirin để ngừa biến chứng của tim mạch có chỉ số điểm Mini Mental State Exam (kiểm tra khả năng nhận thức) cao hơn là nhóm không dùng thuốc Aspirin. Một điều khá lý thú rằng thuốc Aspirin lại có hiệu quả khả quan đối với phụ nữ, trong khi đó thì nam giới không thấy có sự cải tiến gì đáng kể.

Các bạn nên biết rằng Aspirin không có khả năng chữa bệnh Alzheimer đâu nhé. Nó chỉ đơn giản là có lợi đối với những người bị dementia mà thôi. Điều này muốn nói rằng liều lượng thấp (baby dose) của Aspirin không có nghĩa là trị được bệnh Alzheimer. Nếu không cần thiết phải uống Aspirin thì đừng nên tự tiện uống truớc. Ta chỉ dùng Aspirin khi và chỉ khi cần thiết mà thôi.

Lịch sử cũng đã cho thấy rằng đức chúa Giêsu, đức Phật và các vĩ nhân như Albert Einstein, Leonard Da Vinci, thánh Gandhi, Pythagore, etc…đều là những người thích “ăn chay” và họ cũng đã có được một sức khỏe tốt. Chính vì ăn chay cho nên cơ thể ít bị những biến chứng về tim mạch và bệnh lú lẫn. Chính vì ăn thịt và tiêu thụ nhiều các chất béo cho nên làm nghẹt các thành động mạch ở tim gây ra đột qụy. Một khi tim bị trụy, máu sẽ khó bơm được lên não, hoặc máu ở trên não bị đóng cục, sẽ dẫn tới tình trạng bị tai biến mạch máu não.

Chẳng có một linh đơn diệu thuốc nào bằng áp dụng phương pháp ăn uống thanh đạm, tập thể dục đều đặn và thường xuyên. Giới hạn các chất cồn (uống ít thôi), không thưốc lá và cũng như gái gú thì sợ gì không có sức khỏe tốt.

Tuy nhiên, mỗi bữa ăn một ly rượu vang đỏ sẽ giúp cải tiến tình trạng tim mạch rất tốt. Vì trong trái nho, các hột nho có khả năng chống oxidation rất cao. Chúng không những có lợi đối với người có bệnh tim, mà còn giúp giảm bớt nguy cơ ung thư với chức năng anti-oxidation. Mình nói là rượu nho, chứ không phải rượu nào cũng có khả năng trên đâu nha, hehe. Còn nữa, khi ăn nho, bạn nên cố gắng ăn luôn cả hột nho. Chính hột nho mới có khả năng anti-oxidation.

Vậy muốn có được sức khỏe tốt cho chính bản thân mình thì ta nên tập ăn uống sao cho lành mạnh ngay từ khi còn trẻ tuổi. Đợi tới khi gần đất xa trời mới lo ăn uống cẩn thận thì đã quá muộn.

Chúc các thành viên sức khỏe khang an và mạnh giỏi.

kt22027
14-12-2012, 02:49 PM
Cám ơn bác Tontu. Đọc về khả năng giảm nguy cơ Alzheimer của Aspirin cao đến mức 55% nghe hấp dẫn quá, và cái tên Alzheimer's Research and Prevention Foundation Alzheimer's Research & Prevention Foundation (http://www.alzheimersprevention.org/piller_4.htm) nghe cũng ngon lắm nhưng nhìn trang web thì thấy hơi... không chuyên nghiệp mấy, bác Tontu có biết nhóm này không?

Còn nhóm này cũng có kết quả tốt về tính ngăn ngừa Alzheimer của Aspirin nhưng không dám nói chắc như nhóm trên ;) nguồn này thì đáng tin rồi. Effect of non-steroidal anti-inflammatory drugs on risk of Alzheimer's disease: systematic review and meta-analysis of observational studies (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC165707/)

Má vợ tôi bị mất trí, nên các nguồn tin có liên quan đến bệnh này tôi cũng quan tâm, nếu bác Tontu có thêm tài liệu về bệnh này xin bác cho tôi thêm thông tin. Cám ơn bác.

Tontu
15-12-2012, 12:28 PM
Chào bác KT, Lâm, CKD cùng toàn thể quý thành viên

Thấy bác KT rất có lòng...mình xin giới thiệu 1 trang mạng vô cùng nổi tiếng và uy tín bậc nhất trên thế giới, có một không hai. Lịch sử và sự tồn tại của tạp chí này có được 200 năm. Nó được sáng lập bởi Hàn Lâm Viện Massachusetts Medical Society. Khi nói đến nó thì không một bác sĩ Tây Y nào lại không biết tới. Nó là nơi hội tụ của nhiều nhà khoa học gia lỗi lạc khắp nơi trên thế giới cùng chia sẻ những kiến thức Y Học. Nó là tạp chí Tây Y cổ xưa nhất từ trước tới nay. Những học giả trong đây phần lớn có cả hai văn bằng M.D (Medical Doctor) + PhD (medical field) vì thế những điều họ chia sẻ rất đáng tin cậy. Tôi cũng rất thường vào đây xem để mở rộng kiến thức và cập nhập thông tin cho riêng mình, rất hữu ích cho sự nghiệp.

Bác KT theo đường link phía dưới đây để vào thẳng trang nhà của New England Journal of Medicine để đọc bài chia sẻ về hiệu quả của NSAIDs đối với bệnh Alzheimer nhé.

Có rất nhiều viện nghiên cứu do tư nhân góp cổ phần và sáng lập ra...nhưng vì họ thảo luận và đưa ra những luận điểm chỉ thiên về mục đích quảng cáo thuốc và có lợi cho họ nên tôi rất ít khi đọc lắm. Nói thẳng là không đáng tin lắm...vì hơi thiên lệch về một chiều.


Lưu ý 1: NSAIDs là một nhóm gồm có Aspirin, ibuprofen, naproxen, and some others

Lưu ý 2: Mặc dù đường link hiện lên là error nhưng vẫn vào được trang nhà của họ. Yên tâm!

Link: NSAIDs vs Alzheimer's disease

Full discussion:

MMS: Error (http://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa010178#t=articleDiscussion)

Brief discussion:

MMS: Error (http://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa010178)

Trang nhà:

MMS: Error (http://www.nejm.org/)

Chúc bà con 1 ngày vui và an bình.