Congaco_H1R5
23-06-2009, 08:57 PM
Bây giờ nhiều lúc vui vui nghĩ lại, thấy rõ ràng mình có gây khốn đốn chút đỉnh cho danh cờ Âu Thiếu Huê lúc đó, chỉ là nhờ những nước cờ sắc bén, mà danh thủ họ Âu không ngờ, từ cuốn "bí kíp" của Phạm Tấn Hòa...
Sau 1975, phong trào cờ Tướng bùng lên mãnh liệt. Khắp xóm làng, trường học đâu đâu cũng thích chơi cờ. Thành phố thì tay cờ lừng danh số một lúc đó tên là Trần Quới (biệt hiệu Lác Chảy), top 5 là các tay cờ Nguyễn Văn Xuân, Phạm Tấn Hòa, Âu Thiết Huê (phần đông là người Tàu)...
Long thuở đó cũng theo phong trào, thích nghiên cứu và đấu cờ Tướng. Tuy nhiên, mặc dầu đánh cũng tàm tạm, nhưng cũng chỉ ăn tụi non cờ thôi, chứ gặp tay khá vẫn thua hoài.
Tình cờ biết được ba Long là bạn làm chung hãng với danh thủ cờ Phạm Tấn Hòa (hãng dược phẩm Vinaspecia trong Khánh Hội). Năn nỉ ông già đưa đến gặp ông thầy Hòa để nhờ chỉ giáo vài chiêu. Phạm Tấn Hòa lúc đó còn nổi tiếng chơi giỏi môn cờ Quốc Tế tầm cỡ cả nước, cùng với những tay cờ trẻ lừng danh như anh em Từ Hoàng Thông, Từ Hoàng Thái...
Còn nhớ buổi tối hôm đó, ông già dẫn đến nhà Phạm Tấn Hòa. Khi nghe mình nói muốn học thêm cờ Tướng, ông Hòa lạnh lùng nói "Cờ Tướng thì có gì mà dạy, cầm cuốn sách này về học thuộc lòng, rồi quay lại đây".
Cuốn sách mà ông ta đưa, dày khoảng 300 trang, cũ mèm, rách tơi tả, viết bằng tiếng tàu. Toàn bộ cuốn sách là giới thiệu về cách đánh Bình Phong Mã (vô đầu bằng cách dâng hai con Mã lên hai bên con Tượng nằm chính giữa).
Cần nói thêm rằng, thế Bình Phong Mã là cách đánh cực kỳ lợi hại, mà bất cứ danh thủ cờ Tướng nào cũng thích sử dụng, bởi thế đó công thủ đều xuất sắc.
Ông Hòa chỉ giải nghĩa sơ về những chữ tàu nghĩa tấn, thối, bình là Long có thể đọc hiểu được cuốn sách tiếng Tàu đó. Còn nhớ, Long đem cuốn sách về nhà, xem, rồi xách bàn cờ ra, đi theo thế dạy của sách, học ngấu nghiến trong vui thú ngày đêm.
Sau đó, Long nhớ rằng mình không trở lại gặp danh thủ Phạm Tấn Hòa lần nào nữa, bởi vì tay cờ Phan Kỳ Long sau đó đã có thể hạ đo ván tất cả tay cờ kha khá khu Trương Minh Giảng, trong trường đại học Sư Phạm. Tiếng đồn vang xa, lâu lâu có tay cờ lạ tới kiếm thử sức, thường thì đệ tử của Phạm Tấn Hòa vẫn giành được thắng lợi.
( Phạm Tấn Hòa - Danh thủ và cũng là huấn luyện viên nổi tiếng )
Càng chơi cờ và thắng các đấu thủ, mới thấy cuốn bí kíp cờ của Phạm Tấn Hòa "kinh khủng" thiệt. Nó hầu như "tiên đoán" mọi nước đi "mạnh" có thể xảy ra, và chỉ cho cách đánh lại. Sau hơn 20 thế cờ thì sách không dạy nữa, nhưng lúc đó mình đã dành được hoàn toàn thế thượng phong, mình chỉ cần có khả năng tính trước được khoảng 2, 3 nước cờ, không đút đầu cho đối phương ăn sáng, là đánh bại được biết bao là cao thủ. Nếu đối phương đi những nước cờ không có trong sách thì đó chỉ là những nước non yếu, sau cũng chừng 20, 30 nước cờ, là thế trận của đối phương trở nên lỏng lẻo, tan rã... trừ một trường hợp đặc biệt xảy ra trong câu chuyện dưới đây.
Khoảng dịp tết Nguyên Đán năm 1986, tại nhà văn hóa Quận 5 (trung tâm Đại Thế Giới cũ) trong Chợ Lớn có tổ chức giải vô địch Cờ Tướng mừng xuân. Nghe đồn, giải cờ có quy tụ hầu hết danh thủ cờ cả nước, Long liền tìm đến để coi cho thỏa lòng hâm mộ.
Buổi sáng hôm đó, dân hâm mộ cờ vẫn đến đông nghẹt, mặc dầu các trận bán kết chỉ diễn ra vào buổi tối (hai đấu thủ ngồi trên sân khấu, có một bàn cờ khổng lồ cùng dựng trên sân khấu, mỗi nước đi của các đấu thủ, sẽ được một người cầm một cái cây móc dài, di chuyển theo những con cờ to lớn trên tấm bản cờ to lớn đó, để người phía dưới có thể theo dõi được trận đấu).
Phía trước sân khấu là sân thật rộng, nơi đó buổi tối sẽ dựng ghế cho khán giả ngồi, buổi sáng họ bày cả trăm bàn cờ nhỏ để khách hâm mộ đánh chơi với nhau. Đám đông càng cuồng nhiệt ồn ào, với những ván cờ chơi cá độ tiền...
Long lang thang qua những bàn cờ đầy nghẹt người, không xem gì được mấy, còn cảm thấy tay ngứa ngáy muốn đánh một ván cờ. Bất chợt, thấy một thanh niên người Tàu gầy cao, tóc dài chấm vai, cũng đang đứng thơ thẩn một mình, nhân tiện Long rủ anh ta ngồi xuống chơi một ván cờ cho vui. Anh ta nhìn mình có vẻ hơi ngạc nhiên một tí, rồi đồng ý chơi. Để tránh đám đông ồn ào, Long rủ anh ta ra một bàn cờ trống ở góc sân.
Vừa xung trận, Long đã đánh những thế dàn quân Bình Phong Mã chặt chẽ từ bí kíp của Phạm Tấn Hòa. Còn nhớ gã thanh niên Tàu chơi thế pháo đầu. Long đi rất nhanh 20 nước cờ đầu tự tin, trong thế thượng phong, vì đối phương chơi toàn những nước cờ đối đã được tiên đoán trong bí kíp. Nhớ lại, Long càng đi cờ nhanh, gã Tàu càng đi cờ cực kỳ chậm, vẻ mặt căng thẳng.
Theo cuốn sách, những nước cờ gã thanh niên đi là nước yếu, bởi vì sau khoảng 30 nước, thế trận sẽ dẫn đến một nước cờ tối hậu: Long sẽ thí một con xe của mình để lấy hai con tượng của đối phương, lối thí quân này bề ngoài tưởng như có sự bất lợi cho mình, nên thường đối phương sẽ thí ngay. Sau lần thí quân này, chỉ khoảng 10 nước hơn, mình sẽ chiếm thế thượng phong và đối phương sẽ không còn cách chi cứu vãn được sự thua cuộc. Nếu đối phương sáng suốt không thí cờ, thì thế cờ có thể sẽ còn giằng co, phải đi đến cờ tàn...
Còn nhớ khi Long đánh xe vào tượng, chuẩn bị cho quân cờ thí tối hậu. Anh chàng thanh niên người Tàu suy nghĩ thật lâu. Trong đầu lúc đó Long cầu cho anh ta chấp nhận thí quân, để mình thắng luôn ván cờ; nếu không, phải đi đến cờ tàn, có khi Long phải thua, bởi vì thấy hắn đi cờ kỹ và chắc chắn lắm. Lúc đó, chợt cảm thấy nóng và nồng nặc mùi mồ hôi, Long ngửng đầu lên, thấy vây chung quanh bàn cờ mình là đám đông người Tàu, nói xí xa xí xồ um sùm. Mình cũng cảm thấy lạ và ngạc nhiên, tại sao họ lại bu xem bàn cờ con, đánh chơi của mình với gã Tàu vô danh, mà lại không xem những bàn cờ độ, của những tay đánh giỏi gần đó.
Sau những những phút thật lâu suy nghĩ, gã Tàu quyết định thí quân, Long thở phào nhẹ nhõm, đám đông xung quanh lại càng ồn ào hơn. Ván cờ càng lúc đi vào chỗ quyết liệt, gã thanh niên Tàu tiếp tục đi những cờ cực kỳ sắc bén, hóa giải dần thế thượng phong của Long, đưa trận đấu về cờ tàn. Long thua ngay từ phút đầu trong trận cờ tàn, vì đối phương chơi rất nhuyễn về cờ tàn (lúc này thấy hắn đi cờ rất nhanh), trong lúc mình lại thiếu quân (đổi mất 1 con xe lấy 2 tượng lúc trước).
Đánh xong, gã thanh niên Tàu còn bày lại bàn cờ nói "Đáng lẽ ván này nếu nị đi như vầy sau khi thí xe, là ngộ thua dzồi". Long nhìn lại ván cờ, thấy rõ nước cờ của mình sau khi thí xe, là những nước không còn được chỉ trong bí kíp của Phạm Tấn Hòa!
Đám đông vẫn còn bàn tán dữ dội, gã thanh niên Tàu vẫn ngồi suy nghiệm ván cờ vừa rồi. Long thì đã thấy đói bụng nên cảm ơn, ra về. Anh ta còn hỏi với theo "nị tên gì dzậy", Long lờ luôn, lách nhanh xuyên qua đám đông ra khỏi trung tâm.
Đánh cho vui, thua không có gì quan trọng, nên buổi tối Long trở lại trung tâm Đại Thế Giới để dự khán hai trận bán kết. Trên sân khấu đang diễn ra hai trận bán kết, một trận của danh thủ Trần Quới, một trận kia của danh cờ Nguyễn Văn Xuân, đối thủ của Xuân chính là... gã thanh niên Tàu đánh ván cờ hồi buổi sáng với Long!
Long hỏi một bác Tàu ngồi kế bên, mới hay gã thanh niên Tàu buổi sáng chính là Âu Thiếu Huê, một trong năm tay cờ Tướng giỏi nhất Sài Gòn thuở đó! Âu Thiếu Huê nổi tiếng về chơi cờ tàn trong làng võ lâm cờ Tướng. Sau đó Long còn được biết thêm, buổi sáng hôm đó có nhiều người thua và thắng tiền cá độ trong trận cờ giữa Long và gã danh thủ họ Âu. Một người đã thắng cá độ vì anh ta xem thế trận hai bên và cá rằng danh thủ họ Âu phải dùng đến thế trận cờ tàn mới có thể đánh bại được gã chơi cờ vô danh tiểu tốt...
Giải cờ năm đó Trần Quới bảo vệ được danh hiệu vô địch của mình, đánh bại danh thủ Nguyễn Văn Xuân trong gang tấc. Một điều thú vị là danh thủ cờ nhất nhì Việt Nam lúc đó là Nguyễn Văn Xuân, nhưng anh ta không biết đọc, biết viết – mù chữ(!)
Hú hồn, nếu Long thắng trận cờ đó, dám giờ này còn ngồi ở Chợ Lớn, rung đùi, bán hủ tiếu hoành thánh...
Bây giờ nhiều lúc vui vui nghĩ lại, thấy rõ ràng mình có gây khốn đốn chút đỉnh cho danh cờ Âu Thiếu Huê lúc đó, chỉ là nhờ những nước cờ sắc bén, mà danh thủ họ Âu không ngờ, từ cuốn "bí kíp" của Phạm Tấn Hòa. Thêm một yếu tố về tâm lý: Long không biết gã Tàu là danh thủ cờ. Tuy vậy, họ Âu không hổ danh, vẫn chuyển được thế cờ từ bại thành thắng, vì trình độ cờ anh ta quá cao. Anh ta tưởng mình là danh thủ ẩn danh nào đó, chứ nếu rủ đánh lại, chắc chỉ vài phút là Long đại bại!
Nguồn : Blog Cờ Tướng Việt Nam
Sau 1975, phong trào cờ Tướng bùng lên mãnh liệt. Khắp xóm làng, trường học đâu đâu cũng thích chơi cờ. Thành phố thì tay cờ lừng danh số một lúc đó tên là Trần Quới (biệt hiệu Lác Chảy), top 5 là các tay cờ Nguyễn Văn Xuân, Phạm Tấn Hòa, Âu Thiết Huê (phần đông là người Tàu)...
Long thuở đó cũng theo phong trào, thích nghiên cứu và đấu cờ Tướng. Tuy nhiên, mặc dầu đánh cũng tàm tạm, nhưng cũng chỉ ăn tụi non cờ thôi, chứ gặp tay khá vẫn thua hoài.
Tình cờ biết được ba Long là bạn làm chung hãng với danh thủ cờ Phạm Tấn Hòa (hãng dược phẩm Vinaspecia trong Khánh Hội). Năn nỉ ông già đưa đến gặp ông thầy Hòa để nhờ chỉ giáo vài chiêu. Phạm Tấn Hòa lúc đó còn nổi tiếng chơi giỏi môn cờ Quốc Tế tầm cỡ cả nước, cùng với những tay cờ trẻ lừng danh như anh em Từ Hoàng Thông, Từ Hoàng Thái...
Còn nhớ buổi tối hôm đó, ông già dẫn đến nhà Phạm Tấn Hòa. Khi nghe mình nói muốn học thêm cờ Tướng, ông Hòa lạnh lùng nói "Cờ Tướng thì có gì mà dạy, cầm cuốn sách này về học thuộc lòng, rồi quay lại đây".
Cuốn sách mà ông ta đưa, dày khoảng 300 trang, cũ mèm, rách tơi tả, viết bằng tiếng tàu. Toàn bộ cuốn sách là giới thiệu về cách đánh Bình Phong Mã (vô đầu bằng cách dâng hai con Mã lên hai bên con Tượng nằm chính giữa).
Cần nói thêm rằng, thế Bình Phong Mã là cách đánh cực kỳ lợi hại, mà bất cứ danh thủ cờ Tướng nào cũng thích sử dụng, bởi thế đó công thủ đều xuất sắc.
Ông Hòa chỉ giải nghĩa sơ về những chữ tàu nghĩa tấn, thối, bình là Long có thể đọc hiểu được cuốn sách tiếng Tàu đó. Còn nhớ, Long đem cuốn sách về nhà, xem, rồi xách bàn cờ ra, đi theo thế dạy của sách, học ngấu nghiến trong vui thú ngày đêm.
Sau đó, Long nhớ rằng mình không trở lại gặp danh thủ Phạm Tấn Hòa lần nào nữa, bởi vì tay cờ Phan Kỳ Long sau đó đã có thể hạ đo ván tất cả tay cờ kha khá khu Trương Minh Giảng, trong trường đại học Sư Phạm. Tiếng đồn vang xa, lâu lâu có tay cờ lạ tới kiếm thử sức, thường thì đệ tử của Phạm Tấn Hòa vẫn giành được thắng lợi.
( Phạm Tấn Hòa - Danh thủ và cũng là huấn luyện viên nổi tiếng )
Càng chơi cờ và thắng các đấu thủ, mới thấy cuốn bí kíp cờ của Phạm Tấn Hòa "kinh khủng" thiệt. Nó hầu như "tiên đoán" mọi nước đi "mạnh" có thể xảy ra, và chỉ cho cách đánh lại. Sau hơn 20 thế cờ thì sách không dạy nữa, nhưng lúc đó mình đã dành được hoàn toàn thế thượng phong, mình chỉ cần có khả năng tính trước được khoảng 2, 3 nước cờ, không đút đầu cho đối phương ăn sáng, là đánh bại được biết bao là cao thủ. Nếu đối phương đi những nước cờ không có trong sách thì đó chỉ là những nước non yếu, sau cũng chừng 20, 30 nước cờ, là thế trận của đối phương trở nên lỏng lẻo, tan rã... trừ một trường hợp đặc biệt xảy ra trong câu chuyện dưới đây.
Khoảng dịp tết Nguyên Đán năm 1986, tại nhà văn hóa Quận 5 (trung tâm Đại Thế Giới cũ) trong Chợ Lớn có tổ chức giải vô địch Cờ Tướng mừng xuân. Nghe đồn, giải cờ có quy tụ hầu hết danh thủ cờ cả nước, Long liền tìm đến để coi cho thỏa lòng hâm mộ.
Buổi sáng hôm đó, dân hâm mộ cờ vẫn đến đông nghẹt, mặc dầu các trận bán kết chỉ diễn ra vào buổi tối (hai đấu thủ ngồi trên sân khấu, có một bàn cờ khổng lồ cùng dựng trên sân khấu, mỗi nước đi của các đấu thủ, sẽ được một người cầm một cái cây móc dài, di chuyển theo những con cờ to lớn trên tấm bản cờ to lớn đó, để người phía dưới có thể theo dõi được trận đấu).
Phía trước sân khấu là sân thật rộng, nơi đó buổi tối sẽ dựng ghế cho khán giả ngồi, buổi sáng họ bày cả trăm bàn cờ nhỏ để khách hâm mộ đánh chơi với nhau. Đám đông càng cuồng nhiệt ồn ào, với những ván cờ chơi cá độ tiền...
Long lang thang qua những bàn cờ đầy nghẹt người, không xem gì được mấy, còn cảm thấy tay ngứa ngáy muốn đánh một ván cờ. Bất chợt, thấy một thanh niên người Tàu gầy cao, tóc dài chấm vai, cũng đang đứng thơ thẩn một mình, nhân tiện Long rủ anh ta ngồi xuống chơi một ván cờ cho vui. Anh ta nhìn mình có vẻ hơi ngạc nhiên một tí, rồi đồng ý chơi. Để tránh đám đông ồn ào, Long rủ anh ta ra một bàn cờ trống ở góc sân.
Vừa xung trận, Long đã đánh những thế dàn quân Bình Phong Mã chặt chẽ từ bí kíp của Phạm Tấn Hòa. Còn nhớ gã thanh niên Tàu chơi thế pháo đầu. Long đi rất nhanh 20 nước cờ đầu tự tin, trong thế thượng phong, vì đối phương chơi toàn những nước cờ đối đã được tiên đoán trong bí kíp. Nhớ lại, Long càng đi cờ nhanh, gã Tàu càng đi cờ cực kỳ chậm, vẻ mặt căng thẳng.
Theo cuốn sách, những nước cờ gã thanh niên đi là nước yếu, bởi vì sau khoảng 30 nước, thế trận sẽ dẫn đến một nước cờ tối hậu: Long sẽ thí một con xe của mình để lấy hai con tượng của đối phương, lối thí quân này bề ngoài tưởng như có sự bất lợi cho mình, nên thường đối phương sẽ thí ngay. Sau lần thí quân này, chỉ khoảng 10 nước hơn, mình sẽ chiếm thế thượng phong và đối phương sẽ không còn cách chi cứu vãn được sự thua cuộc. Nếu đối phương sáng suốt không thí cờ, thì thế cờ có thể sẽ còn giằng co, phải đi đến cờ tàn...
Còn nhớ khi Long đánh xe vào tượng, chuẩn bị cho quân cờ thí tối hậu. Anh chàng thanh niên người Tàu suy nghĩ thật lâu. Trong đầu lúc đó Long cầu cho anh ta chấp nhận thí quân, để mình thắng luôn ván cờ; nếu không, phải đi đến cờ tàn, có khi Long phải thua, bởi vì thấy hắn đi cờ kỹ và chắc chắn lắm. Lúc đó, chợt cảm thấy nóng và nồng nặc mùi mồ hôi, Long ngửng đầu lên, thấy vây chung quanh bàn cờ mình là đám đông người Tàu, nói xí xa xí xồ um sùm. Mình cũng cảm thấy lạ và ngạc nhiên, tại sao họ lại bu xem bàn cờ con, đánh chơi của mình với gã Tàu vô danh, mà lại không xem những bàn cờ độ, của những tay đánh giỏi gần đó.
Sau những những phút thật lâu suy nghĩ, gã Tàu quyết định thí quân, Long thở phào nhẹ nhõm, đám đông xung quanh lại càng ồn ào hơn. Ván cờ càng lúc đi vào chỗ quyết liệt, gã thanh niên Tàu tiếp tục đi những cờ cực kỳ sắc bén, hóa giải dần thế thượng phong của Long, đưa trận đấu về cờ tàn. Long thua ngay từ phút đầu trong trận cờ tàn, vì đối phương chơi rất nhuyễn về cờ tàn (lúc này thấy hắn đi cờ rất nhanh), trong lúc mình lại thiếu quân (đổi mất 1 con xe lấy 2 tượng lúc trước).
Đánh xong, gã thanh niên Tàu còn bày lại bàn cờ nói "Đáng lẽ ván này nếu nị đi như vầy sau khi thí xe, là ngộ thua dzồi". Long nhìn lại ván cờ, thấy rõ nước cờ của mình sau khi thí xe, là những nước không còn được chỉ trong bí kíp của Phạm Tấn Hòa!
Đám đông vẫn còn bàn tán dữ dội, gã thanh niên Tàu vẫn ngồi suy nghiệm ván cờ vừa rồi. Long thì đã thấy đói bụng nên cảm ơn, ra về. Anh ta còn hỏi với theo "nị tên gì dzậy", Long lờ luôn, lách nhanh xuyên qua đám đông ra khỏi trung tâm.
Đánh cho vui, thua không có gì quan trọng, nên buổi tối Long trở lại trung tâm Đại Thế Giới để dự khán hai trận bán kết. Trên sân khấu đang diễn ra hai trận bán kết, một trận của danh thủ Trần Quới, một trận kia của danh cờ Nguyễn Văn Xuân, đối thủ của Xuân chính là... gã thanh niên Tàu đánh ván cờ hồi buổi sáng với Long!
Long hỏi một bác Tàu ngồi kế bên, mới hay gã thanh niên Tàu buổi sáng chính là Âu Thiếu Huê, một trong năm tay cờ Tướng giỏi nhất Sài Gòn thuở đó! Âu Thiếu Huê nổi tiếng về chơi cờ tàn trong làng võ lâm cờ Tướng. Sau đó Long còn được biết thêm, buổi sáng hôm đó có nhiều người thua và thắng tiền cá độ trong trận cờ giữa Long và gã danh thủ họ Âu. Một người đã thắng cá độ vì anh ta xem thế trận hai bên và cá rằng danh thủ họ Âu phải dùng đến thế trận cờ tàn mới có thể đánh bại được gã chơi cờ vô danh tiểu tốt...
Giải cờ năm đó Trần Quới bảo vệ được danh hiệu vô địch của mình, đánh bại danh thủ Nguyễn Văn Xuân trong gang tấc. Một điều thú vị là danh thủ cờ nhất nhì Việt Nam lúc đó là Nguyễn Văn Xuân, nhưng anh ta không biết đọc, biết viết – mù chữ(!)
Hú hồn, nếu Long thắng trận cờ đó, dám giờ này còn ngồi ở Chợ Lớn, rung đùi, bán hủ tiếu hoành thánh...
Bây giờ nhiều lúc vui vui nghĩ lại, thấy rõ ràng mình có gây khốn đốn chút đỉnh cho danh cờ Âu Thiếu Huê lúc đó, chỉ là nhờ những nước cờ sắc bén, mà danh thủ họ Âu không ngờ, từ cuốn "bí kíp" của Phạm Tấn Hòa. Thêm một yếu tố về tâm lý: Long không biết gã Tàu là danh thủ cờ. Tuy vậy, họ Âu không hổ danh, vẫn chuyển được thế cờ từ bại thành thắng, vì trình độ cờ anh ta quá cao. Anh ta tưởng mình là danh thủ ẩn danh nào đó, chứ nếu rủ đánh lại, chắc chỉ vài phút là Long đại bại!
Nguồn : Blog Cờ Tướng Việt Nam