phanphuctruong
06-06-2010, 05:55 PM
Bài viết của TS. Nguyễn Quang A - trên báo Lao Động số ra ngày 9/2/2009
Tính mở, thích nghi, hội nhập của một nền văn hoá là rất quan trọng, vì nó là xu hướng tôn trọng người khác vì tài năng và khả năng của họ, nó có tính khoan dung.
Nhân tố then chốt thực sự là tài năng văn hoá của một nước, đặc biệt là mức mà nước đó tiếp thu được các giá trị của lao động chăm chỉ, tiết kiệm, trung thực, kiên trì và nhẫn nại…
Toàn cầu hoá đã bước vào kỷ nguyên mới. Sự phát triển vũ bão của khoa học và công nghệ tạo ra ngày càng nhiều công cụ cũng tác mà hầu như tất cả mọi người trên thế giới đều có thể tiếp cận được, trước hết nhờ lnternet và công nghệ viễn thông. Khoảng cách giữa các nền văn hoá có ý chí, cách thức và chú tâm để nhanh chóng chấp nhận các công cụ này và áp dụng chúng và các nền văn hoá không muốn làm vậy sẽ là đặc biệt đáng chú ý và trở thành vấn đế quan trọng. Những khác biệt giữa hai loại nền văn hoá sẽ được khuếch đại lên.
Một trong các chuyên gia về chủ đề này là nhà kinh tế David Landes. Ông lý luận rằng, dù cho tất cả các yếu tố khí hậu, tài nguyên thiên nhiên và địa lý đều có vai trò trong việc giải thích tại sao một số nước có khả năng tiến đến công nghiệp hoá còn các nước khác thì không, nhân tố then chốt thực sự là tài năng văn hoá của một nước, đặc biệt là mức mà nước đó tiếp thu được các giá tri của lao động chăm chú tiết kiệm, trung thực, kiên trì và nhẫn nại, cũng như mức độ nó mở đối với thay đổi, công nghệ, và bình đẳng cho phụ nữ. Ông bác bỏ các lý luận cho rằng, sự trì trệ kéo dài của một số nước chỉ đơn giản là vì chế độ thuộc địa, địa lý, hay di sản lịch sử. Thomas Friedman - tác giả của các cuốn sách Xe Lexus và Cây ôliu và Thế giới phẳng, phân tích vấn đề này rất lý thú. Theo ông, có hai khía cạnh của văn hoá đặc biệt quan trọng với toàn cầu hoá. Một là văn hoá hướng ngoại thế nào, hội nhập ra sao: Nó mở đến mức độ nào cho các tác động và ý tưởng ngoài? Thứ hai, mơ hồ hơn, là văn hoá hướng nội ra sao. Tính hướng nội này muốn nói ý thức đoàn kết dân tộc và sự chú trọng vào phát triển đạt đến mức độ nào, lòng tin của xã hại với người nước ngoài trong việc cộng tác đến mức độ nào, và giới tinh hoa của đất nước có mối liên hệ với đám đông và sẵn sàng đầu tư trong nước đến mức độ nào, hay là họ bàng quan với đồng bào nghèo khó của mình và quan tâm hơn đến việc đầu tư ra nước ngoài?
Một nền văn hoá cởi mở, hội nhập, thích nghi một cách tự nhiên - nghĩa là nền văn hoá càng hấp thụ được các tư tưởng nước ngoài và các tập quán tốt nhất rồi hoà trộn với các truyền thống của mình - thì nó càng có thêm lợi thế trong toàn cầu hoá. Khả năng cởi mở tự nhiên từng là một trong những thế mạnh của văn hoá Ấn Độ, văn hoá Mỹ, văn hoá Nhật và sau này là văn hoá Trung Quốc. Các nền văn hoá mở và sẵn sàng thay đổi có một lợi thế to lớn trong thế giới này. Những người chủ trương cô lập về văn hoá gặp phải bất lợi thật sự. Nguyễn Trường Tộ, Phan Chu Trinh về cơ bản là những người có chủ trương phát triển một nền văn hoá cởi mở, hội nhập, thích nghi như vậy. Đáng tiếc chính sách đóng cửa của phong kiến Việt Nam và những người cầm quyền thường mang tính cô lập, đã kéo lùi sự phát triển của chúng ta.
Một trong những phẩm chất lớn nhất mà một nước hay một cộng đồng có thể có được là một văn hoá khoan dung. Khi khoan dung là mật tiêu chuẩn, tất cả mọi người sẽ bừng nổ - bởi vì khoan dung sinh ra lòng tin và lòng tin là nền tảng của đổi mới và tinh thần kinh doanh. Hãy tăng mức lòng tin trong bất kỳ nhóm, công ty hay xã hội nào, nhất định các điều tốt đẹp sẽ đến. Ấn Độ là một ví dụ điển hình. Bản chất của đạo Hindu là khoan dung và theo cách thức lạ lùng của riêng nó, thoải mái... Khi để tự họ - người Ấn Độ (giống người Trung Quốc) luôn phát đạt với tư cách một cộng đồng.
Các nước không có tài nguyên thiên nhiên, thông qua tiến hoá con người, thường sẵn sàng phát triển các thói quen cởi mở với các tư tưởng mới, vì đó là cách duy nhất giúp họ có thể sống sót và tiến lên.
Đáng lưu ý là không chỉ văn hoá có vai trò quan trọng mà văn hoá còn có thể thay đổi. Nó là sản phẩm của hoàn cảnh - địa lý, trình độ giáo dục. Sự lãnh đạo, và kinh nghiệm lịch sử - của bất kỳ xã hội nào. Khi những cái đó thay đổi, văn hoá cũng có thể thay đổi.
Khía cạnh quan trọng thứ hai của một nền văn hoá là tính hướng nội của nó đến đâu. Chúng ta biết công thức cơ bản cho thành công kinh tế - tư nhân hoá các ngành do Nhà nước sở hữu, phi điều tiết các ngành công ích, giảm thuế quan và khuyến khích các ngành xuất khẩu... kế theo là tạo khung pháp luật và thể chế tốt nhất để cho tuyệt đại dân chúng có thể sáng chế, mở công ty, và trở thành các đối tác hấp dẫn cho tất cả những ai muốn cộng tác từ khắp nơi trên thế giới, cộng quản trị, giáo dục, cơ sở hạ tầng và một nền văn hoá cởi mở, hội nhập, thích nghi khéo. Nhưng tại sao một nước lại có thể thực hiện được tất cả các điều này theo cách vững chắc còn các nước khác thì không? Đó chính là các nét vô hình của khía cạnh hướng nội rất quan trọng của văn hoá mà Friedman phân tích. Trước hết chúng là hai phẩm chất: Khả năng và sự sẵn sàng của một xã hội để cùng hành động và hy sinh tất cả cho phát triển kinh tế và có các nhà lãnh đạo có tầm nhìn để nhận ra cần làm cái gì về mặt phát triển và sẵn sàng dùng quyền lực để thúc đẩy thay đổi hơn là làm giàu cho bản thân và duy trì nguyên trạng. Một số quốc gia, lãnh thổ (như Hàn Quốc và Đài Loan) có vẻ có khả năng tập trung các nguồn lực của mình để ưu tiên cho phát triển kinh tế và các nước khác (như Ai Cập và Syria) bị rối trí bởi ý thức hệ và hận thù địa phương. Một số nước có các nhà lãnh đạo dùng nhiệm kỳ của mình để cố thúc đẩy hiện đại hoá hơn là để làm giàu cho bản thân. Và một số nước đơn giản có tầng lớp ưu tú vụ lợi dùng thời gian đương chức của mình để nhồi đầy túi và sau đó đầu tư vào bất động sản ở Thụy Sĩ. Ngay cả khi các thứ vô hình ấy không dễ đo đếm, chúng thực sự quan trọng. Một thứ vô hình khác là nền văn hoá của bạn quý trọng giáo đục đến đâu. Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc và Việt Nam đều có một truyền thống lâu đời là các bậc cha mẹ rất chú trọng đến giáo dục con cái, hướng chúng trở thành kỹ sư hoặc bác sĩ (hay làm quan). (Nó cũng có mặt trái là trọng bằng cấp thái quá, cái gì cũng có hậu quả không lường trước).
Như thế, văn hoá có vai trò to lớn trong thành công hay thất bại của hội nhập quốc tế.
Tính mở, thích nghi, hội nhập của một nền văn hoá là rất quan trọng, vì nó là xu hướng tôn trọng người khác vì tài năng và khả năng của họ, nó có tính khoan dung.
Nhân tố then chốt thực sự là tài năng văn hoá của một nước, đặc biệt là mức mà nước đó tiếp thu được các giá trị của lao động chăm chỉ, tiết kiệm, trung thực, kiên trì và nhẫn nại…
Toàn cầu hoá đã bước vào kỷ nguyên mới. Sự phát triển vũ bão của khoa học và công nghệ tạo ra ngày càng nhiều công cụ cũng tác mà hầu như tất cả mọi người trên thế giới đều có thể tiếp cận được, trước hết nhờ lnternet và công nghệ viễn thông. Khoảng cách giữa các nền văn hoá có ý chí, cách thức và chú tâm để nhanh chóng chấp nhận các công cụ này và áp dụng chúng và các nền văn hoá không muốn làm vậy sẽ là đặc biệt đáng chú ý và trở thành vấn đế quan trọng. Những khác biệt giữa hai loại nền văn hoá sẽ được khuếch đại lên.
Một trong các chuyên gia về chủ đề này là nhà kinh tế David Landes. Ông lý luận rằng, dù cho tất cả các yếu tố khí hậu, tài nguyên thiên nhiên và địa lý đều có vai trò trong việc giải thích tại sao một số nước có khả năng tiến đến công nghiệp hoá còn các nước khác thì không, nhân tố then chốt thực sự là tài năng văn hoá của một nước, đặc biệt là mức mà nước đó tiếp thu được các giá tri của lao động chăm chú tiết kiệm, trung thực, kiên trì và nhẫn nại, cũng như mức độ nó mở đối với thay đổi, công nghệ, và bình đẳng cho phụ nữ. Ông bác bỏ các lý luận cho rằng, sự trì trệ kéo dài của một số nước chỉ đơn giản là vì chế độ thuộc địa, địa lý, hay di sản lịch sử. Thomas Friedman - tác giả của các cuốn sách Xe Lexus và Cây ôliu và Thế giới phẳng, phân tích vấn đề này rất lý thú. Theo ông, có hai khía cạnh của văn hoá đặc biệt quan trọng với toàn cầu hoá. Một là văn hoá hướng ngoại thế nào, hội nhập ra sao: Nó mở đến mức độ nào cho các tác động và ý tưởng ngoài? Thứ hai, mơ hồ hơn, là văn hoá hướng nội ra sao. Tính hướng nội này muốn nói ý thức đoàn kết dân tộc và sự chú trọng vào phát triển đạt đến mức độ nào, lòng tin của xã hại với người nước ngoài trong việc cộng tác đến mức độ nào, và giới tinh hoa của đất nước có mối liên hệ với đám đông và sẵn sàng đầu tư trong nước đến mức độ nào, hay là họ bàng quan với đồng bào nghèo khó của mình và quan tâm hơn đến việc đầu tư ra nước ngoài?
Một nền văn hoá cởi mở, hội nhập, thích nghi một cách tự nhiên - nghĩa là nền văn hoá càng hấp thụ được các tư tưởng nước ngoài và các tập quán tốt nhất rồi hoà trộn với các truyền thống của mình - thì nó càng có thêm lợi thế trong toàn cầu hoá. Khả năng cởi mở tự nhiên từng là một trong những thế mạnh của văn hoá Ấn Độ, văn hoá Mỹ, văn hoá Nhật và sau này là văn hoá Trung Quốc. Các nền văn hoá mở và sẵn sàng thay đổi có một lợi thế to lớn trong thế giới này. Những người chủ trương cô lập về văn hoá gặp phải bất lợi thật sự. Nguyễn Trường Tộ, Phan Chu Trinh về cơ bản là những người có chủ trương phát triển một nền văn hoá cởi mở, hội nhập, thích nghi như vậy. Đáng tiếc chính sách đóng cửa của phong kiến Việt Nam và những người cầm quyền thường mang tính cô lập, đã kéo lùi sự phát triển của chúng ta.
Một trong những phẩm chất lớn nhất mà một nước hay một cộng đồng có thể có được là một văn hoá khoan dung. Khi khoan dung là mật tiêu chuẩn, tất cả mọi người sẽ bừng nổ - bởi vì khoan dung sinh ra lòng tin và lòng tin là nền tảng của đổi mới và tinh thần kinh doanh. Hãy tăng mức lòng tin trong bất kỳ nhóm, công ty hay xã hội nào, nhất định các điều tốt đẹp sẽ đến. Ấn Độ là một ví dụ điển hình. Bản chất của đạo Hindu là khoan dung và theo cách thức lạ lùng của riêng nó, thoải mái... Khi để tự họ - người Ấn Độ (giống người Trung Quốc) luôn phát đạt với tư cách một cộng đồng.
Các nước không có tài nguyên thiên nhiên, thông qua tiến hoá con người, thường sẵn sàng phát triển các thói quen cởi mở với các tư tưởng mới, vì đó là cách duy nhất giúp họ có thể sống sót và tiến lên.
Đáng lưu ý là không chỉ văn hoá có vai trò quan trọng mà văn hoá còn có thể thay đổi. Nó là sản phẩm của hoàn cảnh - địa lý, trình độ giáo dục. Sự lãnh đạo, và kinh nghiệm lịch sử - của bất kỳ xã hội nào. Khi những cái đó thay đổi, văn hoá cũng có thể thay đổi.
Khía cạnh quan trọng thứ hai của một nền văn hoá là tính hướng nội của nó đến đâu. Chúng ta biết công thức cơ bản cho thành công kinh tế - tư nhân hoá các ngành do Nhà nước sở hữu, phi điều tiết các ngành công ích, giảm thuế quan và khuyến khích các ngành xuất khẩu... kế theo là tạo khung pháp luật và thể chế tốt nhất để cho tuyệt đại dân chúng có thể sáng chế, mở công ty, và trở thành các đối tác hấp dẫn cho tất cả những ai muốn cộng tác từ khắp nơi trên thế giới, cộng quản trị, giáo dục, cơ sở hạ tầng và một nền văn hoá cởi mở, hội nhập, thích nghi khéo. Nhưng tại sao một nước lại có thể thực hiện được tất cả các điều này theo cách vững chắc còn các nước khác thì không? Đó chính là các nét vô hình của khía cạnh hướng nội rất quan trọng của văn hoá mà Friedman phân tích. Trước hết chúng là hai phẩm chất: Khả năng và sự sẵn sàng của một xã hội để cùng hành động và hy sinh tất cả cho phát triển kinh tế và có các nhà lãnh đạo có tầm nhìn để nhận ra cần làm cái gì về mặt phát triển và sẵn sàng dùng quyền lực để thúc đẩy thay đổi hơn là làm giàu cho bản thân và duy trì nguyên trạng. Một số quốc gia, lãnh thổ (như Hàn Quốc và Đài Loan) có vẻ có khả năng tập trung các nguồn lực của mình để ưu tiên cho phát triển kinh tế và các nước khác (như Ai Cập và Syria) bị rối trí bởi ý thức hệ và hận thù địa phương. Một số nước có các nhà lãnh đạo dùng nhiệm kỳ của mình để cố thúc đẩy hiện đại hoá hơn là để làm giàu cho bản thân. Và một số nước đơn giản có tầng lớp ưu tú vụ lợi dùng thời gian đương chức của mình để nhồi đầy túi và sau đó đầu tư vào bất động sản ở Thụy Sĩ. Ngay cả khi các thứ vô hình ấy không dễ đo đếm, chúng thực sự quan trọng. Một thứ vô hình khác là nền văn hoá của bạn quý trọng giáo đục đến đâu. Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc và Việt Nam đều có một truyền thống lâu đời là các bậc cha mẹ rất chú trọng đến giáo dục con cái, hướng chúng trở thành kỹ sư hoặc bác sĩ (hay làm quan). (Nó cũng có mặt trái là trọng bằng cấp thái quá, cái gì cũng có hậu quả không lường trước).
Như thế, văn hoá có vai trò to lớn trong thành công hay thất bại của hội nhập quốc tế.