PDA

View Full Version : Câu mở của hai người Việt ở mùa này là



laotam
16-06-2010, 05:36 PM
Bên đấy có bị cắt điện không?

lavong
16-06-2010, 06:07 PM
Hihi!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!Tui ở vinh long cũng vậy.Vậy mà mấy ông nhà nước ko lo , lại đi lo làm đường siêu tốc 56 tỷ usd.Hihi!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

trung_cadan
16-06-2010, 06:13 PM
Bài này chả liên quan gì đến mục hỏi đáp thắc mắc các bác nhé , sẽ bị khóa sau ít phút !!!

lavong
16-06-2010, 06:20 PM
Anh hãy để anh em khác có ý kiến đi . Mình nên dân chủ một chút.

Congaco_H1R5
16-06-2010, 06:22 PM
Để mục Hỏi đáp thắc mắc thì hơi vô lý một chút - thôi cho nó qua góc giang hồ để anh em vào giải tỏa Stress vì vì cúp điện nhé .

lavong
16-06-2010, 06:22 PM
Mình là những người đàn ông chơi cờ cũng nên quan tâm đến các vấn đề xã hội chứ!!

hyh
16-06-2010, 06:22 PM
Bài này chả liên quan gì đến mục hỏi đáp thắc mắc các bác nhé , sẽ bị khóa sau ít phút !!!

Bài này liên quan đấy chứ, không có điện làm sao vào được TLKD?

lavong
16-06-2010, 06:23 PM
Xin anh em khác có ý kiến đi nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

lavong
16-06-2010, 06:28 PM
Ok. Thanhs!!! Anh Congaco H1R5!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

lavong
16-06-2010, 06:35 PM
Sẵn đây xin anh em hãy bình luận vì sao cờ tướng Trung Quốc vô địch tuyệt đối.Tại sao cờ tướng nước ta ko thể theo kịp.Em thấy vấn đề này mình nên bàn luận.Nêu lên những bức súc , hạn chế , những tiêu cực trong làng cờ của mình (Góp ý có tính xây dựng,chứ ko phải nói gì cũng được). Thanks!!!!!!!!!

hyh
16-06-2010, 09:02 PM
Sẵn đây xin anh em hãy bình luận vì sao cờ tướng Trung Quốc vô địch tuyệt đối.Tại sao cờ tướng nước ta ko thể theo kịp.Em thấy vấn đề này mình nên bàn luận.Nêu lên những bức súc , hạn chế , những tiêu cực trong làng cờ của mình (Góp ý có tính xây dựng,chứ ko phải nói gì cũng được). Thanks!!!!!!!!!
Cờ tướng Trung Quốc vô địch tuyệt đối vì họ thắng tuyệt đối
Cờ tướng nước ta không thể theo kịp vì ta đánh hay thua.
Bức súc thì rất nhiều, ví dụ như điện hay bị cắt...:))

bapcai
16-06-2010, 09:23 PM
Hihi!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!thanks!!!!!!!!!!!!!!!!!Nói hoài coi chừng bị xóa topic bây giờ.

trung_cadan
16-06-2010, 11:59 PM
Sẵn đây xin anh em hãy bình luận vì sao cờ tướng Trung Quốc vô địch tuyệt đối.Tại sao cờ tướng nước ta ko thể theo kịp.Em thấy vấn đề này mình nên bàn luận.Nêu lên những bức súc , hạn chế , những tiêu cực trong làng cờ của mình (Góp ý có tính xây dựng,chứ ko phải nói gì cũng được). Thanks!!!!!!!!!

Lập topic mới mà bàn bạn nhé !!!

dinhxuanthu
17-06-2010, 12:14 AM
Sẵn đây xin anh em hãy bình luận vì sao cờ tướng Trung Quốc vô địch tuyệt đối.Tại sao cờ tướng nước ta ko thể theo kịp.Em thấy vấn đề này mình nên bàn luận.Nêu lên những bức súc , hạn chế , những tiêu cực trong làng cờ của mình (Góp ý có tính xây dựng,chứ ko phải nói gì cũng được). Thanks!!!!!!!!!

Trước nhất là bị cúp điện hoài luyện sw bị đứt khúc cộng với lại nóng bức nên làm sao theo kịp cờ tướng trung quốc !...=P~ nói đùa cho vui xả xì trét hihi..

viet_tu_kbc
17-06-2010, 12:32 AM
Hic, hôm nay nóng vãi chưởng, thế mà lại bị cúp điện nữa. Dự báo thời tiết mấy hôm tới có hôm lên tới 42 độ C, chết mất thôi...

laotam
17-06-2010, 08:11 AM
Hôm nay sẽ mất điện diện rộng khá nhiều khu vực từ 7h30 đến 16h30

phanphuctruong
17-06-2010, 08:39 AM
Sẵn đây xin anh em hãy bình luận vì sao cờ tướng Trung Quốc vô địch tuyệt đối.Tại sao cờ tướng nước ta ko thể theo kịp.Em thấy vấn đề này mình nên bàn luận.Nêu lên những bức súc , hạn chế , những tiêu cực trong làng cờ của mình (Góp ý có tính xây dựng,chứ ko phải nói gì cũng được). Thanks!!!!!!!!!

Cờ tướng TQ vô địch tuyệt đối là vì:

- Người TQ xem cờ tướng là đặc trưng văn hóa của họ nên có rất nhiều người chơi cờ!

- Khi đã xem là văn hóa thì họ rất có trách nhiệm với những gì tạo nên văn hóa nên họ nghiên cứu khai - trung và tàn cuộc rất bài bản --> không phải muốn ra quân thế nào ra, đánh thế nào đánh.

- Cờ tướng TQ đã lên chuyên nghiệp nên một năm họ tổ chức rất nhiều giải đấu! Đây là một trong những nguồn thu chính của kỳ thủ ngoài tiền lương!

- Họ luôn quan tâm đến vấn đề phát triển và kế thừa, nên mỗi ĐCĐS đèu có truyền nhân kế tục.

- Mạnh dạn trong vấn đề giao lưu là đặc điểm good của họ khi họ cơ cấu mỗi người chỉ có tối đa một lần thi đấu quốc tế trong năm!

Cờ tướng nước ta không theo kịp vì:

- Ít ai chịu nghiên cứu và truy cập những nước biến mới! Ngay cả TTNT bị lọt cuộc xem ra nhiều đấu thủ nghiệp dư còn biết!

- Cuộc sống anh em còn vất vả, phải lăn lộn kiếm sống thông qua chơi cờ độ! Nên vấn đề mua - bán độ xảy ra là tất yếu!

- Thiếu lực lượng kế thừa!

- Thiếu sự quan tâm của cấp trên!

Congaco_H1R5
17-06-2010, 08:47 AM
Cái vụ điện đóm và chuyện cờ sao lại hùm bà lằn trong 1 topic nhỉ ?

scholes
17-06-2010, 08:51 AM
VN kém nhiều hơn so với TQ chủ yếu là do yếu tố con người,yếu tố về trí tuệ mà thôi.khi nào xuất hiện nhiều người có thể đánh cờ như SW mạnh nhất thì VN chả sợ gì TQ, tiếc là vẫn chưa có ai làm được như vậy

laotam
17-06-2010, 09:15 AM
Phát điên” vì... mất điện
(Dân trí) - Trong khi trời oi bức và nắng nóng hầm hập tới 40 độ C và đã có văn bản yêu cầu “điều tiết” cấp Bộ khắp nơi trên cả nước tình trạng mất điện diễn ra liên miên cả ngày, thậm chí cả đêm khiến người người “phát điên”.
“Phơi mặt” trên trần nhà cả đêm
“Phát điên” vì... mất điện - Sự kiện trong ngày - Dân trí (http://dantri.com.vn/c20/s20-402987/phat-dien-vi-mat-dien.htm)

Sự nóng bức của thời tiết đã làm cho chị Thảo (ở số 1, ngõ 163, đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, Hà Nội) - một bà bầu sắp đến tháng nằm ổ vốn đã mệt mỏi, nay phải sống trong tình cảnh mất điện liên miên, mất điện không được báo trước càng thêm uể oải.

Chị Thảo tâm sự: “Điện ở khu nhà tôi phập phù lúc có lúc không, thậm chí mất điện suốt đêm. Ở trong nhà nóng như cái lò, không thể nào ngủ được nên 2 vợ chồng tôi phải leo lên trần nhà ngồi “phơi mặt” ở đó cả đêm để hóng gió và quạt cho nhau.

Có điều hơi lạ là trong khi điện sinh hoạt của dân mất cả đêm thì điện cao áp ở ngoài đường vẫn sáng trưng, tôi không hiểu tại sao ngành điện không tiết giảm điện đường cho hợp lý hơn… Thức trắng đêm không được ngủ nên sáng ra đi làm cả 2 vợ chồng tôi đều mệt bã người!”.
Cũng trong cảnh mất điện, Nam (SV trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội) mệt mỏi: “Phòng trọ chật hẹp nên khi mất điện càng thêm ngột ngạt, chúng em đang ôn thi cuối kỳ nên vất vả lắm, toàn phải thắp nến để học. Phòng trọ của em có 3 người nên lên cái lịch luân phiên: 2 đứa học còn 1 đứa có trách nhiệm ngồi quạt cho mát…”

Mất điện, nhiều ngày nay gia đình nhà chị Hạnh (ở phường Mai Lĩnh, quận Hà Đông) phải “lôi” nhau ra hè nằm trải chiếu cả đêm. Chị Hạnh uể oải kể: “Nhà tôi mất điện từ 16h chiều 15/6 đến sáng 16/6 vẫn chưa có.

Điện mất suốt ngày đêm, quạt và đèn không thể nạp tích trữ được nên cả nhà nằm lũ lượt ở hiên nhà. Tôi và mẹ chồng đã 70 tuổi phải thức trắng đêm để thay nhau quạt cho con cho cháu. Thức đến 2, 3h sáng tôi có cảm thấy thời tiết càng nóng hơn, mồ hôi hột vã ra, cả nhà phờ phạc, tôi thực sự phát điên lên vì mất điện…”

Trong 1 tình cảnh khác, anh Long (ở huyện Gia Lâm) kể: “Điện lúc có lúc không, có khi chỉ mất một lát, nhiều hôm mất cả đêm. Tôi và đứa em đành đi dạo phố giữa đêm khuya. Anh em tôi cứ quần cộc áo phông, đội mũ bảo hiểm phóng trên phố. Xung quanh hàng xóm nhà nhà cũng đổ ra đường, chả ai muốn về nhà vì vừa nóng vừa tối”.

Vào nhà nghỉ "sơ tán" khẩn cấp

“Mất điện cả ngày cả đêm, nhà lại có trẻ nhỏ, sợ con ốm nên vợ chồng tôi phải chở nhau đi tới nhà người quen ở khu khác để “sơ tán” khẩn cấp. Mất điện liên tục trong 2 ngày nên những nhà nào không đi sơ tán thì mở cửa toang hoang, có nhiều người ra cổng ngồi “tụ tập” nói chuyện râm ran, ban đêm nhưng nhộn nhịp lắm ” - chị Lan (xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội) cho hay.

Thời cảnh mất điện, nhà chị Nhung (ở phố Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình) thỉnh thoảng lại “đón tiếp” mấy vị khách đặc biệt đến “tạm trú”. Chị Nhung chia sẻ: “Nhà tôi chỉ có 1 tầng “gói gọn” trong 40m2 nhưng những lúc “tối lửa tắt đèn” như thế này căn nhà lại trở nên rộng rãi khi trở thành nơi trú chân của nhiều người gặp hoạn nạn vì mất điện”.

Không có người thân để đi sơ tán, gia đình anh Hưng (ở phố Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên) nghĩ ra chiêu: “Đi nhà nghỉ”. “Gần 23h đêm thì bị mất điện, nóng quá không chịu được nên vợ chồng con cái lục tục dậy mặc quần áo chở nhau vào nhà nghỉ "sơ tán" khẩn cấp" - anh Hưng cho hay.
Không chỉ tại nhà dân mà ở các cơ quan công sở cũng bị mất điện ngay trong giờ hành chính gây gián đoạn và ảnh hưởng rất nhiều tới tiến độ, hiệu quả công việc. Từ 9h sáng đến 11h trưa ngày 16/6, hàng loạt cơ quan công sở trên phố Tạ Quang Bửu như: Cục Nhà giáo, Cục Khảo thí (Bộ Giáo dục), các công ty truyền thông… nhân viên “nằm dài” trong văn phòng vì không có điện để làm việc.

Chị Quỳnh (làm việc trong toà nhà 8C, số 30 Tạ Quang Bửu, Hà Nội) cho biết: “Công việc của tôi lại liên quan đến máy tính và mạng internet thế nhưng ở cơ quan mất điện liên tục nên ngày nào tôi cũng phải chạy tứ tung khắp khu này khu khác để “ăn nhờ” điện!”


Mất điện, Cửa Lò thành… “hỏa lò”
Nắng nóng tới 40 - 41 độ, “hưởng” thêm những gió Lào ngột ngạt, tưởng rằng “nằm im” trong nhà nghỉ, khách sạn là ổn nhưng khách đến khu du lịch Cửa Lò (Nghệ An) lại phải kêu trời khi 1 ngày mất điện tới 4 lần!?

Chị Loan (khách du lịch ở Hà Nội) chia sẻ: “Cơ quan tôi từ Hà Nội vào Cửa Lò nghỉ mát, nhưng mát chả thấy đâu chỉ thấy nắng nóng như ở trong lò. Cả ngày tôi không ra khỏi khách sạn với mong muốn được hạ nhiệt nhờ máy điều hòa nhiệt độ thế nhưng khách sạn tôi ở 1 ngày bị cúp điện tới 4 lần”.

Ở thị xã Cửa Lò, điện bị mất chủ yếu vào ban ngày, các nhà hàng, khách sạn chủ yếu phải dùng máy nổ, máy phát điện để “chiều lòng” thượng đế, tuy nhiên công suất hoạt động của máy chưa thể phục vụ hết nhu cầu của khách.

Anh Bình (chủ 1 nhà hàng ăn uống ở thị xã Cửa Lò) cho biết: “Nhà hàng của tôi đông khách vào bậc nhất nhì khu này, nhưng khi mất điện thì chúng tôi chỉ có thể đáp ứng nhu cầu điện chạy quạt cho khách, còn điều hòa, máy lạnh thì phải cắt hết và đành kêu khách ráng chịu khổ vì máy móc không đủ công suất…”

Khách du lịch đã ngộp thở vì mất điện nhưng người dân sống tại TP Vinh còn ngộp hơn khi cảnh thành phố phải “tắt đèn” diễn ra liên miên nhiều ngày nay.

laotam
17-06-2010, 09:17 AM
Hôm nay, Hà Nội lập kỷ lục nắng nóng
(Dân trí) - Hôm qua 16/6, nhiệt độ tại Hà Nội tăng đến 43 độ C. Tuy nhiên, hôm nay và ngày mai (17 - 18/6) nắng nóng tại Hà Nội còn vượt ngưỡng “khủng”.
Hôm nay, Hà Nội lập kỷ lục nắng nóng - Sự kiện trong ngày - Dân trí (http://dantri.com.vn/c20/s20-402986/hom-nay-ha-noi-lap-ky-luc-nang-nong.htm)
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, trong 5 ngày qua do ảnh hưởng của vùng thấp nóng phía tây cùng với hiệu ứng gió phơn mạnh ở nam đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội và các tỉnh bắc và trung Trung Bộ đã xảy ra nắng nóng diện rộng, nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 - 38 độ C; nhiều nơi ở bắc Trung Bộ nhiệt độ cao nhất tới 38 - 40 độ C; Tĩnh Gia (Thanh Hóa) 40,4 độ C; Tây Hiếu (Nghệ An) 40,3 độ C.

Hà Nội nhiệt độ lúc 13h ngày 16/3 đã lên tới là 38,6 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ thực tế đo được ngoài trời lên tới gần 43 độ C. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Lan Châu, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ: hôm nay và ngày mai (17 - 18/6) Hà Nội mới thực sự bước vào những ngày nắng nóng cao điểm nhất.

Dự báo, nền nhiệt (do trong lều khí tượng) sẽ vượt đến ngưỡng kỷ lục 40 độ C. Như vậy, nhiệt độ thực tế bên ngoài sẽ vượt đến ngưỡng 44 - 45 độ C.

Với trạng thái thời tiết này, người di chuyển ngoài trời cần chuẩn bị phương tiện chống nắng hữu hiệu, phòng tránh hiện tượng cảm, say nắng. Cùng đó, các tỉnh ven biển Trung Bộ cũng tiếp tục có nắng nóng trên diện rộng, nhiệt đô phổ biến trong khoảng 36 - 39 độ C; riêng các tỉnh bắc Trung Bộ có nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến 38 - 40 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Dự báo đợt nắng nóng diện rộng này sẽ còn kéo dài đến ngày 20/6. Sau đó, Bắc Bộ sẽ đón mưa rào và giông rải rác, có nơi mưa to. Theo thống kê của ngành khí tượng, từ đầu năm 2010 tới nay nước ta đã trải qua 6 đợt nắng nóng. Dự kiến sẽ còn tiếp diễn 6 - 7 đợt nóng nữa trong mùa hè này.

Lịch cắt điện
Lịch cắt điện chi tiết tại Hà Nội từ ngày 16-18/6 | Xã hội | giadinh.net.vn (http://giadinh.net.vn/20100615100918487p0c1000/lich-cat-dien-chi-tiet-tai-ha-noi-tu-ngay-16186.htm)

laotam
17-06-2010, 09:21 AM
Nắng nóng, dân sùng sục đi lùng máy phát, quạt điện
Mất nhiều thời gian tìm kiếm, tốn nhiều công sức đi lại và chịu mua đắt là thực tế mà nhiều người dân Hà Nội gặp phải khi nhu cầu các sản phẩm làm mát, chống nóng chợt nảy sinh vào đúng lúc cao điểm.

VietNamNet (http://vietnamnet.vn/kinhte/201006/Nang-nong-dan-sung-suc-di-lung-may-phat-quat-dien-916491/)

Về quê mua máy phát

Từ đầu tuần nay, anh Nguyễn Tuấn Hà, công tác tại quận Hai Bà Trưng quay cuồng tìm mua chiếc máy phát điện công suất nhỏ dùng cho gia đình. Lần tìm trên các website mua bán rao vặt, thông tin về các dòng máy và các cửa hàng kinh doanh hiện ra dài dặc. Tuy vậy, cứ nhắm được chiếc nào, gọi điện đến nhà phân phối hỏi mua thì không dưới 10 lần anh nhận được câu trả lời “hết nhẵn” hoặc “không còn hàng”:



“Chiếc Honda SH3000 giá 7,5 triệu đồng trên trang vatgia.com đứng đầu về số lượng người mua trong số 382 loại. Tôi “kết” lắm, gọi điện đến 13 cửa hàng khắp Hà Nội thì tất cả đều nói máy Honda từ hàng nhập khẩu đến sản xuất trong nước đều hết nhẵn. Máy phát hiệu Huyndai thì còn lác đác, duy chỉ còn hàng Đài Loan, Trung Quốc là dễ mua nhưng phải chịu đi ra ngoại thành”.



Quả vậy, dân kinh doanh trên các phố máy phát từ Trường Chinh đến Gia Lâm sau khi lắc đầu có “mách nhỏ” nên tìm đến các vùng ven, bởi lượng tiêu thụ ở đó chậm hơn, nhiều khả năng còn hàng, anh Hà phải xuống tận Ba La, Hà Đông. Bí quá anh đành tậu tạm chiếc 3,5 KvA giá 5,2 triệu đồng của Đài Loan.



Trần Phương, nhà trên đường Phạm Hùng cũng than thở, tháng 5 vừa rồi anh mới bắt đầu đi lùng mua cho gia đình ở quê chiếc máy phát tầm hơn 10 triệu đồng nhưng lần tìm khắp các điểm bán lớn, đồng thời nhờ cậy bạn bè là dân kinh doanh, vậy mà lịch hẹn cứ bị dây dưa hết tháng 6 sang tháng 7. Đến giờ chưa mua được, Phương đã bắt đầu nghĩ đến điều ngược lại là đem tiền về sắm ở quê cho lành.



Nếu chia thị trường máy phát điện làm 4 phân khúc: một là dòng từ Nhật về, hai là dòng sản xuất trong nước của Hữu Toàn, Hòa Bình, ba là dòng có thương hiệu của Trung Quốc và bốn là dòng không có thương hiệu của Trung Quốc thì theo giới kinh doanh trên đường Trường Chinh, ba dòng đầu hiện rất khan hàng. Riêng dòng không rõ thương hiệu, xuất xứ thì “cực nhiều” nhưng doanh số lại không cao.



Tốc độ tiêu thụ của các hãng lớn hiện đều đã tăng trưởng 30-35% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số vượt quá dự kiến ban đầu của các hãng khi mà từ tháng 3 ngành điện vẫn khẳng định đủ điện cung ứng cho mùa hè năm nay khiến hầu hết đều nhập và dự trữ hàng ở mức vừa phải. Nhưng thực tế hai tháng gần đây, cắt điện luân phiên trở nên phổ biến, dân đổ xô đi mua, các đơn vị nhập liên tục cũng không kịp cung ứng.



Giá cả theo đó đã tăng lên vù vù. Nhân viên kinh doanh một hãng cho biết, từ tháng 4, mức tăng phổ biến là 10-15%, thậm chí có loại lên đến 20-25%. Anh này còn khẳng định mức tăng giá kể trên đã là một nỗ lực tiết chế rất lớn bởi nếu chạy theo nhu cầu của thị trường hiện nay, chiếc máy giá 15 triệu đồng, dân kinh doanh có thể đẩy lên mức 20-22 triệu đồng, dân vẫn mua vèo vèo.



Quan sát giá trên các trang mua bán 1 tuần nay, anh Tuấn Hà đã nhận thấy chiếc SH2500 giá rao cách đây vài ngày là 7,6 triệu đồng thì ở bên ngoài nhiều cửa hàng đã vống lên mức mười mấy triệu đồng kèm lời hẹn: “hai tuần nữa mới có hàng”. Ngay “con” 3,5 KvA giá 5,2 triệu đồng của anh mới mua, trước không biết giá bao nhiêu, nay vừa vác về, mấy ông hàng xóm đã sang phán: “chú mua đắt hơn trước 1 triệu đồng!”.



Vã mồ hôi bán quạt

Tại trung tâm Việt Long trên đường Giảng Võ, 12h trưa, cả nhân viên lẫn trưởng quầy điện lạnh vẫn nháo nhào trước lượng khách đổ đến đông nghẹt. Anh Nguyễn Đình Thụy – trưởng phòng kinh doanh ước tính, 3 ngày nay lượng điều hòa bán ra trên toàn hệ thống đạt trên 500 bộ/ngày – gấp 5-6 lần những ngày trước nắng nóng. Còn doanh số quạt điện phải đạt 700-800 chiếc/ngày.



Sức mua hàng điện lạnh và điện gia dụng cũng được phản ánh tăng gấp 3-4 lần so với tuần trước tại trung tâm Pico trên đường Nguyễn Trãi. Trong đó tập trung mạnh nhất là những mặt hàng thuộc phân khúc bình dân.



Hiện các dòng điều hòa 1 chiều, công suất vừa phải 9.000 BTU giá khoảng 5-6 triệu đồng đều khá khan. Một số model điều hòa của Panasonic và LG rơi vào cảnh cháy hàng, các trung tâm phải hẹn với khách chờ đợi 1-2 tuần hoặc tư vấn khách chuyến sang mua loại có công suất 12.000 BTU.



Vượt qua cả mặt hàng tiêu điểm mùa hè là điều hòa, quạt điện, đặc biệt là quạt sạc đang trở thành mặt hàng bán chạy nhất tại các trung tâm mua sắm lớn. Nếu như một số model điều hòa chỉ tạm thời chậm hàng trong 1-2 tuần thì quạt điện, quạt sạc nhiều loại thực sự là không có hàng.



Quầy quạt tại Top Care trên đường Láng Hạ những ngày này 9 - 10h tối khách vẫn ra vào nườm nượp mặc dù hàng chỉ còn lèo tèo vài nhãn hiệu có giá cả khá mắc từ 700 đến trên 1 triệu đồng/chiếc; những loại giá 200-400.000 đồng hầu như rất ít để lựa chọn.



Còn tại hệ thống Việt Long, quạt tích điện Sunca đầu tháng 5 giá bán chỉ 450.000 đồng thì nay khan hàng, giá bán đã lên tới xấp xỉ 800.000 đồng/chiếc. Quạt cây 16LV của Mitsubisi giá hơn triệu đồng đến các loại quạt để bàn, treo tường của Điện Cơ, Thống Nhất đều đứng đầu TOP nhập hàng.



Nhà có 3 cái quạt bàn, tất cả tự dưng "sinh bệnh" cùng một lúc, chị Huyền Thanh, nhân viên kế toán của một doanh nghiệp ở quận Hoàn Kiếm vẫn ấm ức kể, mới đây đi làm về, chị ghé một trung tâm mua một chiếc quạt bàn Asia giá 360.000 đồng, về đến nhà, chồng chị khoe một chiếc tương tự vừa xách về ở một siêu thị với giá 430.000 đồng. "Mua hàng lúc cao điểm thật không biết đâu mà lường!" - chị than vãn.

laotam
17-06-2010, 09:27 AM
Nhà nghỉ đội giá 'trên trời' nhờ 'khát' điện
Nắng nóng kéo dài, kèm theo mất điện triền miên đang buộc nhiều người dân chống chọi bằng cách... "đổ xô" vào nhà nghỉ, khiến "mặt hàng" này "đội" giá vô tội vạ.

Nhà nghỉ đội giá 'trên trời' nhờ 'khát' điện | Kinh tế | giadinh.net.vn (http://giadinh.net.vn/20100616020734782p0c1002/nha-nghi-doi-gia-tren-troi-nho-khat-dien.htm)
Theo ghi nhận, chưa khi nào đường phố Khương Trung, Bùi Xương Trạch lại nhộn nhịp vào lúc...1, 2 h sáng như mấy ngày nay. Người già, trẻ nhỏ đua nhau ra đường hóng gió vì mất điện. Tiếng nô đùa, quát tháo, khóc lóc "trộn lẫn", tạo thành thứ âm thanh hỗn độn... thời mất điện.
"Khát" điện, "cắn răng" nằm nhà nghỉ

Trong con ngõ nhỏ của phố Chùa Bộc, tình hình cũng không khác mấy, một đôi vợ chồng trẻ tay lăm lăm quạt nan, quạt lấy quạt để cho đứa con nhỏ vừa tròn 3 tháng tuổi nhưng vẫn không ăn thua: đứa trẻ khóc ré lên vì "khát" điện!

Điện cứ như "ma chơi" cùng cái nóng có lúc lên tới 38, 39 độ C, khiến người dân thủ đô khốn khổ tìm mọi cách chống chọi. Họ kéo nhau ra các quán nước vỉa hè, bờ hồ đóng đô..., nhưng vẫn chưa "đã hờn", lại "tay bồng tay bế" vào nhà nghỉ lánh nạn. Anh Hà Mạnh Thắng, người dân ở phố Xã Đàn, cho biết: “Hai ngày nay, gia đình tôi phải vào nhà nghỉ để ngủ, vì điện cứ chập chờn, có hôm 3h sáng còn mất”.

Gia đình chị Thơm, anh Trung tại phố Khương Trung thì đang rơi vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan". Dù hai vợ chồng hằng ngày bán hàng ngoài chợ, thu nhập bấp bênh, vẫn phải cắn răng đi nhà nghỉ vì cháu nhỏ nhất được 3 tuổi lên cơn sốt mấy ngày nay. Chị Thơm than thở: "Tiền lãi lời hai vợ chồng tôi đi chợ cả tuần nay thì nướng vào nhà nghỉ tới một nửa. Không đi thì cũng không được vì con bị sốt, nhỡ nó có bề gì thì ân hận cả đời…”.

Giá tăng gấp 3 vẫn "cháy" phòng

Nhiều ngày nay, các "quán trọ bất đắc dĩ" này liên tục "cháy" phòng, đặc biệt là quanh khu vực bị mất điện. Chủ nhà nghỉ Mạnh Dũng, ở số 148 Trần Duy Hưng, cho biết: “Mỗi khi mất điện, số lượng người đến nhà nghỉ lại tăng đột biến, nên cháy phòng liên tục”.
Theo khảo sát, giá thuê phòng đã được các chủ nhà nghỉ "hô tăng" một cách tùy hứng. Đi vòng quanh khu vực ngõ Đuôi Cá trên đường Giải Phóng - nơi có cả dãy nhà nghỉ mọc lên như nấm - chúng tôi (PV) vào nhà nghỉ Thiên Hương - trông nhỏ bé, cũ kỹ đúng chất “bình dân” nhưng có giá "giật mình". Bà chủ tầm tuổi ngũ tuần, mập mạp "hét" 250.000 đồng một phòng 2 người. Thấy chúng tôi tỏ ý chê đắt, bà chủ giải thích: “Nếu các em đến cách đây 2 tuần thì chỉ 90.000 đồng mỗi phòng nhưng tuần trước, nhà chị mới lắp điều hòa nên tiền nào của đấy thôi em ạ…”.

Khu vực đường Tôn Thất Tùng, nhà nghỉ hầu như chỉ dành cho những gia đình có mác “trung lưu”. Mới 21h nhưng khi chúng tôi vào hỏi thuê phòng tại nhà nghỉ Lan Chi ngõ 1B (Tôn Thất Tùng) thì được một nhân viên cho biết: “Cả mười lăm phòng nhà em đều kín người, chỉ có một phòng duy nhất người ta đã đặt trước nhưng nếu các chị trả hơn thì bọn em cho thuê”. “Trả hơn” ở đây có nghĩa là phải trên mức giá 350.000 đồng một phòng.

Tuy nhiên, không phải muốn thuê nhà nghỉ là "có". Nhiều gia đình tại các khu vực mất điện lục tục kéo nhau đi, rồi chỉ một tiếng sau, lại phải kéo nhau về vì nhà nghỉ đã hết phòng. Chị Nguyễn Thị Điển, sống tại khu vực Khương Đình, than: “Hôm qua, khu tôi ở đột ngột mất điện, cả nhà quyết định đi nhà nghỉ vì cháu nhỏ khóc dữ quá, nhưng đi tìm cả tiếng đồng hồ mà chẳng có nhà nghỉ nào còn phòng, đành quay về thức cả đêm quạt cho con ngủ. Cứ cắt điện triền miên mà lại không báo trước như thế này khổ dân quá”.

Theo Báo Đất Việt

laotam
17-06-2010, 09:29 AM
Bắc Bộ và miền Trung:
Nghẹt thở vì...điện
GiadinhNet - Chưa kịp "hồi sức" vì đợt nắng nóng tháng 5, tuần nắng nóng cao điểm giữa tháng 6 này lại khiến hàng vạn hộ dân điêu đứng.
Nghẹt thở vì...điện | Kinh tế | giadinh.net.vn (http://giadinh.net.vn/20100616082054513p0c1002/nghet-tho-vidien.htm)
Điệp khúc "cắt điện" trong những ngày nhiệt độ lên tới 39-41 độ C đã làm cho nhiều vùng quê Bắc bộ và Trung bộ rơi vào cảnh khốn đốn.
Để giảm tải và tiết kiệm điện, Sở điện lực nhiều tỉnh, thành phố đã và đang thực hiện chính sách cắt điện luân phiên. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân tỉnh lẻ. Bác Hội (TP Việt Trì, Phú Thọ) vừa lau mồ hôi chảy thành dòng vừa phàn nàn: "Trời nắng nóng lại không có điện, dân chúng tôi khổ vô cùng. Thằng cháu tôi nó cứ khóc suốt vì nóng, người lớn cũng không thể làm được việc gì vì mồ hôi cứ chảy ròng ròng...".

Khu vực thành thị đã khổ vì điện phập phù, ở vùng nông thôn, tình trạng cắt điện còn nghiêm trọng hơn. Ngày có ngày không, đời sống của người dân đảo lộn vì thiếu điện. Cô Thuỷ ở xã Quang Tâm, huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) than thở: "Trời nắng như đổ lửa, đi làm về lại không có tí quạt mà nghỉ ngơi. Hôm nào quên không bơm sẵn nước thì cả ngày khốn khổ. Nắng đến độ ngồi trong nhà còn như cái lò nung, thành ra hôm nào mất điện bà con cũng chả ra đồng mà kiếm gốc cây hay ngồi bờ ao tránh nóng...".
So với Phú Thọ, Quảng Ninh và một số tỉnh khác thì Thanh Hoá là một trong những tỉnh cắt điện nhiều hơn cả. Người dân nơi đây phản ánh, cứ một ngày có điện lại "khuyến mại" một ngày cắt! Mà ngày cắt ít nhất cũng phải 10 giờ, tầm trung là 15 giờ còn cực đại là... 24/24. Ông Đông ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Xương (Thanh Hoá ) tâm sự: "Chúng tôi hiểu là do thiếu điện nên ngành điện mới phải cắt, nhưng đừng cắt nhiều quá. Người dân chúng tôi khốn khổ lắm nhưng cũng chẳng biết kêu ai. Đành sống chung với... điện phập phù thôi!".

Trăm ngàn "kế"… độc


Ở thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh... khi mất điện người dân nghĩ ra cách lên xe bus, hay vào siêu thị, nhà sách để trốn nóng. Còn ở nông thôn, người dân thường tụ tập dưới một gốc cây, hay ra bờ ao cả buổi trưa để tìm chút hơi nước đỡ nóng. Ông Hữu, 80 tuổi ở xã Quảng Tâm, Quảng Xương (Thanh Hoá) tâm sự: "Từ hồi mất điện liên tục, trưa nào tôi cũng phải ra bờ ao nhà hàng xóm ngồi. Tuổi cao rồi, nhờ tý hơi nước từ ao lên cho đỡ nóng nhưng mà nước cũng bỏng rát như bị đun sôi. Thật mệt mỏi!". Ở nông thôn quê ông Hữu, hè đến là mùa thuê máy phát điện. Đình đám, cưới hỏi, ma chay tất tật đều đi thuê chứ chờ điện lưới thì... "ốm" nặng!
Với những gia đình hạn chế về tài chính, người ta đã tìm ra nhiều cách để chống chọi với cái nóng khắc nghiệt của thời tiết. Anh Thuỷ (Quảng Thọ, Quảng Xương, Thanh Hoá) cho biết nhà có con nhỏ, trời nóng như thiêu đốt khiến cháu khóc suốt. Vợ quạt tay cho con ngủ không được, anh được một số người chỉ cho cách dùng ắc quy sạc của đèn pin do Trung Quốc sản xuất đem nối vào quạt nhỏ, nên đã làm thử. Cách đó là lật đuôi bóng sáng đằng sau của đèn pin, lấy hai dây nối với bóng của đèn, nối vào hai đầu dây của quạt. Khi nào dùng thì chỉ cần kéo bóng ở đuôi đèn lên là quạt sẽ chạy. Với đèn 20W cũng dùng quạt được khoảng 4- 5 giờ, bớt nóng nực. Cháu bé nhà anh được ngủ ngon giấc, còn người nhà đi làm về cũng có thể nghỉ ngơi được chút ít.

Nhiều người khác thì đấu nối thiết bị điện vào ắc quy xe máy để chống nóng và lấy điện sinh hoạt. Anh Chiến, một người dân ở Quảng Thọ cho biết: "Dùng cách này cũng có được điện dùng khoảng 3 giờ, đến khi bình ắc quy yếu thì chỉ cần nổ máy 15 phút là được. Tuy có thể nguy hiểm nhưng chí ít cũng giải quyết được nhu cầu dùng điện trong lúc bức bách...".

Báo GĐ&XH đã từng đưa ý kiến các chuyên gia về nguy hiểm tính mạng, sức khỏe khi sử dụng các thiết bị tự chế để chống nóng. Tuy nhiên, với những người dân quê đầy bức xúc về điện này, sự ép buộc của hoàn cảnh đã khiến người ta... liều!



Theo VnExpress, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết do phải sửa chữa đường dây, đảm bảo an toàn mạng lưới nên trong thời gian tới vẫn còn nhiều nơi bị cắt điện luân phiên.

Ngày 14 -15/6, hàng nghìn hộ dân cùng nhiều công sở hoạt động tại Hà Nội phải chịu cảnh phập phù - điện cắt không báo trước. Không chỉ các khu vực thuộc quận Đống Đa, phường Giảng Võ, phố chùa Láng, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp các tuyến phố như Bà Triệu, Nguyễn Du... cũng chịu cảnh tương tự. Dự kiến sau 20/6, tình hình cung ứng điện ở nội thành sẽ trở lại bình thường.

laotam
17-06-2010, 09:31 AM
Điện sẽ còn mất ở nhiều nơi
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết do phải sửa chữa đường dây, đảm bảo an toàn mạng lưới nên trong thời gian tới vẫn còn nhiều nơi bị cắt điện luân phiên.

http://giadinh.net.vn/20100614092752957p0c1000/dien-se-con-mat-o-nhieu-noi.htm
Thông tin mà hãng cung ứng điện lớn nhất Việt Nam này đưa ra không quá bất ngờ với nhiều người. Bởi lâu nay, người dân đã quá quen với chuyện điện cắt không báo trước. Còn ngành điện luôn đưa ra các lý do quá cũ rằng - hệ thống cần bảo dưỡng, nhu cầu sử dụng quá cao, thiếu nguồn dự phòng nên điện buộc phải cắt.

Sáng nay, hàng nghìn hộ dân cùng nhiều công sở hoạt động tại Hà Nội phải chịu cảnh phập phù - điện cắt không báo trước. Không chỉ các khu vực thuộc quận Đống Đa, phường Giảng Võ, phố chùa Láng, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp các tuyến phố như Bà Triệu, Nguyễn Du... cũng chịu cảnh tương tự.
Giám đốc Điện lực Đống Đa (Hà Nội) - Ngô Đạt Đức lý giải chuyện điện bị cắt trên địa bàn mình quản lý là do công ty đang thực hiện việc bảo dưỡng sửa chữa đường dây để đảm bảo cung ứng điện trong mùa mưa bão. "Các đơn vị điện lực đã thông báo trước cho những khách hàng lớn. Đối với từng địa phương, chúng tôi đã thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng", ông Đức nói.

Cũng theo ông Đức, theo kế hoạch, cơ quan điện lực Đống Đa tập trung lực lượng để sửa chữa bảo dưỡng đường dây nên tình trạng mất điện sẽ diễn ra đến hết tuần này. "Về nguyên tắc, cơ quan điện lực không cắt điện nhiều, chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ. Các khu vực xen kẽ dân cư và công sở nên rất khó để cắt lệch giờ nhau", ông Đức nói.

Đại diện một số công ty điện cũng có cách giải thích tương tự - điện cắt là do phải bảo dưỡng đường dây. Và như vậy, muốn không xảy ra sự cố, người dân phải chấp nhận chuyện bị mất điện.

Trên thực tế, theo phản ánh của nhiều độc giả, nạn cắt điện đã lan rộng ra khắp nơi khiến sinh hoạt của người dân bị gián đoạn, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ và ảnh hưởng theo. Chị Phương - nhân viên công ty tuyền thông ở phố Chùa Bộc, Hà Nội cho hay, cơ quan chị bị cắt điện từ trưa và có thể kéo dài đến 16h chiều nay mới có trở lại. Thời tiết lên đến 38 độ C, điều hòa và quạt đều không hoạt động được, cả cơ quan chị nháo nhác. "Lẽ ra ngành điện nên linh hoạt, cắt điện của khu dân cư và công sở lệch nhau. Cắt điện các công sở vào tầm 12h đến 2h chiều nhiều doanh nghiệp như chúng tôi không bị ảnh hưởng", chị chia sẻ.

Chị Hà - người dân ở Khu chung cư Văn Quán, Hà Nội cho biết nhiều tuần nay sinh hoạt của gia đình chị và nhiều hộ gia đình ở đây bị ảnh hưởng trầm trọng. Điện cắt không báo trước nên nhiều người bị kẹt cầu thang máy. Điện mất nhiều đến mức không đủ thời gian để nấu chín một nồi cơm. "Người lớn có thể chịu được nhưng người già trẻ con trông rất tội nghiệp giữa cái nóng lên tới gần 40 độ. Giận nhất là ngành điện không báo trước nên chúng tôi không chủ động được trong việc sơ tán trẻ con đi tránh nóng", chị Hà than thở.

Trên thực tế, người dân Hà Nội được coi là đối tượng được ngành điện ưu ái hơn rất nhiều nên tình trạng cắt điện cũng không nhiều so với các vùng nông thôn. Ông Phúc ở Hải Hậu - Nam Định người dân ngóng điện như nắng hạn chờ mưa. Có thời điểm, điện bị cắt cả tuần liền, không chỉ ngày mà cả đêm khiến giấc ngủ của bà con cứ chập chờn. Cô con gái ông ở Hà Nội gửi cho cái máy tập chạy cách đây 2 tháng mà ông Phúc chỉ chạy được có 3 lần. Lý do là điện mất triền miên, khi có thì lại phập phù chỉ đủ thắp vài bóng điện tuýp, bật vài cái quạt nên cái máy trở thành cục gạch không thể khởi động.

"Bà con đang tất bật làm mùa. Cả ngày vất vả chỉ chờ buổi tối có điện để mong có giấc ngủ ngon. Thế nhưng, ước mong này xa vời quá", ông Phúc nói.

Anh Lê Xuân Trường, một doanh nghiệp kinh doanh giày dép tại Hải Dương cho biết, cứ cách một ngày, địa phương của anh lại bị cắt điện một lần từ 7h sáng đến 19h30. Nhiều khi khách đến phải mua hàng trong tình cảnh tối tăm, nóng nực. Không chỉ có vậy, bố mẹ anh ở huyện Bình Giang cũng chịu chung cảnh tương tự. Chuyện mất điện ở các miền quê từ 7h sáng đến 21-22h đã trở thành cơm bữa

"Mỗi tháng, cửa hàng tôi phải đóng đến hơn chục triệu tiền điện. Tình trạng mất điện thường xuyên khiến doanh thu của anh giảm đến 50%", anh Trường nói.

Theo thông báo từ Điện lực Hà Nội, ngày mai nhiều khu vực ở Hà Nội sẽ tiếp tục bị cắt điện do công ty thực hiện việc bảo dưỡng đường dây. Dự kiến sau 20/6 tình hình cung ứng điện ở nội thành sẽ trở lại bình thường. Một số khu vực ngoại thành bị mất điện chủ yếu do nguồn cung ứng điện đang khó khăn, nhiều hồ thủy điện đã gần tới mực nước chết. Còn ở các vùng nông thôn, điện vẫn căng thẳng và có thể tiếp tục cắt luân phiên

laotam
21-06-2010, 07:23 PM
Bị cúp điện liên tục, dân bao vây chi nhánh điện

VietNamNet (http://vietnamnet.vn/tinnhanh/201006/Bi-cup-dien-lien-tuc-dan-bao-vay-chi-nhanh-dien-917310/)
Trong hai ngày 18 và 19/6, hàng trăm người dân xã Quỳnh Hội, Quỳnh Phụ, Thái Bình đã áp giải lãnh đạo chính quyền xã đến bao vây Chi nhánh điện và UBND H.Quỳnh Phụ để đòi được phân phối điện một cách công bằng

Những người quá khích đã bắt một số nhân viên điện lực phơi nắng hoặc nhốt trong nhà kín để nếm mùi nóng nực. Ngoài ra, họ còn cắt dỡ đường dây điện của nhà chủ tịch UBND huyện.

Nguyên nhân là do trong những ngày oi bức vừa qua, Chi nhánh điện Quỳnh Phụ liên tục cắt điện mà không khai lịch cắt. Hơn nữa, tại khu vực huyện, họ còn lợi dụng quyền hạn của mình chỉ cấp điện cho những khách hàng chịu bỏ tiền ra để nối dây trực tiếp từ trạm điện, những người còn lại chịu cảnh mất điện liên tục.

Việc cắt điện vô tội vạ trong đợt nắng nóng kéo dài cộng với những trận đấu của mùa World Cup đã khiến cho người dân ở các cùng nông thôn không khỏi bức xúc. Đầu tháng 6, một lãnh đạo ngành điện đã thừa nhận tình trạng cắt điện liên tục và thái độ không đúng mức của một số nhân viên khi tiếp nhận phản ảnh của dân. Vị này hứa sẽ chỉ đạo rút kinh nghiệm và khắc phục những thiếu sót này.

Tuy nhiên, các vùng nông thôn vẫn bị cắt điện tràn lan. Theo ước tính từ đầu tháng 6, sản lượng điện cấp cho khu vực này giảm đến 10-15%. Dự báo qua ngày 20/6, điện sẽ được cấp ổn định trở lại.

laotam
21-06-2010, 07:24 PM
Hà Nội dừng cắt điện từ ngày 19/6
VietNamNet (http://vietnamnet.vn/kinhte/201006/Ha-Noi-dung-cat-dien-tu-ngay-19/6-917020/)

Từ hôm nay, 19/6, Tổng công ty điện lực Hà Nội “hoãn” tất cả các kế hoạch cắt điện để nâng cấp lưới, phục vụ công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội vì nắng nóng.

Theo chỉ đạo từ Trung tâm điều độ - thông tin, Tổng công ty điện lực Hà Nội vào chiều qua, 18/6, lịch cắt điện từ ngày 19 đến ngày 27/6 trên toàn thành phố sẽ bị hủy tạm thời.
29 đơn vị điện lực quận huyện sẽ phải dừng ngay mọi công việc nâng cấp lưới, đấu nối công trình điện, hạ ngầm lưới điện, cũng như các công việc trùng tu, bảo dưỡng, kiểm tra vận hành hệ thống điện trước mùa mưa bão và mùa hè.

Việc “hoãn” kế hoạch cắt điện này là nhằm đảm bảo điện sinh hoạt cho người dân Hà Nội trong đợt nắng nóng kỷ lục hiện nay.

Như VietNamNet đã phản ánh, từ ngày 15/6, khắp các quận, huyện của TP Hà Nội đều bị cắt điện tràn lan. Trong đó, hàng loạt trụ sở, văn phòng các tòa soạn báo ở Hà Nội vốn cần được ưu tiên cũng bị cắt điện.

Kế hoạch này của điện lực Hà Nội rơi đúng vào những ngày nắng nóng tột đỉnh, tới 39-40 độ C, thậm chí có ngày là 43 độ C, khiến cho đời sống sinh hoạt, công việc của người dân Hà Nội bị đảo lộn.

Nếu vì phục vụ đấu nối các công trình, hạ ngầm lưới điện theo chương trình, sẽ có khoảng 200 điểm trên lưới điện toàn thành phố phải bị “ngắt”. Kéo theo, hàng chục nghìn hộ dân Hà Nội sẽ bị mất điện cả một ngày.

Ví dụ, để đấu nối cáp chìm cho một trạm biến áp, hay nâng công suất trạm, có trường hợp phải cắt cả một đường trục 22kV, dẫn tới có khoảng 3000- 5000 hộ dân ‘ăn điện” trên đường trục này bị mất điện trong 1 ngày.

Cảnh nháo nhác, khốn khổ đi “trú nóng” như chạy loạn hiện nay của người dân Hà Nội đã cho thấy sự bất hợp lý nếu ngành điện Hà Nội vẫn cứng nhắc thực hiện một chương trình “nâng cấp lưới” trong lúc thời tiết khắc nghiệt.

Với việc điều độ điện linh hoạt trên, tình hình điện ban ngày sẽ được cải thiện.

Tuy nhiên, “tránh vỏ dưa thì gặp vỏ dừa”, người dân Hà Nội vẫn tiếp tục khổ sở, vật vã vì điện… lại mất vào ban đêm.

Thực tế ở nhiều địa bàn hiện nay, buổi đêm, hiện tượng nhảy aptomat các trạm biến áp do quá tải đã bắt đầu phổ biến. Nhiều khả năng, cảnh điện đóm phập phù, mất rồi có 4-5 lần/đêm như tầm này năm ngoái đang tái diễn.

Ví dụ, từ 10-11h đêm là lại mất điện ở khu Pháo Đài Láng, khu sau chợ Láng Hạ A, khu Từ Liêm, Lạc Long Quân…

Theo Tổng công ty điện lực Hà Nội, nhu cầu phụ tải Hà Nội đã tăng ở mức kỷ lục. Trung bình những ngay qua, dù đã cắt cúp liên miên nhưng sản lượng tiêu thụ điện của Hà Nội vẫn ở mức 34- 35 triệu MWh, thậm chí là 37 triệu MWh (hôm 17/6).

Khoảng 1.000 trạm biến áp đang trong tình trạng quá tải.

laotam
21-06-2010, 07:27 PM
Khó tránh khỏi việc cắt điện sinh hoạt
VietNamNet (http://vietnamnet.vn/kinhte/201006/Kho-tranh-khoi-viec-cat-dien-sinh-hoat-917351/)

Trước nhiều ý kiến phản ánh của bạn đọc về tình trạng cắt điện luân phiên bất hợp lý, ông Hồ Tuấn, Trưởng Ban quan hệ cộng đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam(EVN) đã trao đổi với VietNamNet về vấn đề này

PV: Thưa ông, việc điện lực nhiều địa phương cắt điện sinh hoạt sâu từ 6h sáng tới 23-24h, liên tục 7 ngày trong tuần liệu có đúng với nguyên tắc cắt điện luân phiên?

Tuy nhiên, trong tháng 5 và những ngày đầu tháng 6/2010, nhiều đợt nắng nóng gay gắt xuất hiện trên phạm vi cả nước khiến nhu cầu sử dụng điện tăng rất cao. Trong khi đó, nguồn cung ứng điện vẫn bị hạn chế. Hệ thống điện hiện mất cân đối sản lượng từ 7 - 9%.

Do lượng điện phân bổ hạn chế, nên thực tế tại một số thời điểm ở một số nơi đã phải thực hiện cắt điện luân phiên với thời gian dài hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả các địa phương đều bị cắt điện kéo dài với thời gian như độc giả phản ánh.

PV: Nhiều đơn vị cắt điện không thông báo cho dân, như tại các địa phương ở Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa… như VietNamNet đã phản ánh, ông có ý kiến gì về điều này?

- Lịch cắt điện sẽ phải được các đơn vị điện lực có trách nhiệm thông báo trước 5 ngày cho khách hàng. Trường hợp độc giả phản ánh là không được thông báo có thể là do các nguyên nhân như có sự cố đường dây hoặc trạm biến áp, là trường hợp bất khả kháng và không thể thông báo trước.

Bên cạnh đó, theo quy định, đơn vị điện lực chỉ thông báo trực tiếp cho các khách hàng lớn, còn các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, đơn vị điện lực thông báo qua chính quyền địa phương và phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều khách hàng không có điều kiện theo dõi nên có thể không biết.

Đối với các xã do các tổ chức, cá nhân ngoài EVN bán điện (hiện nay các tổ chức ngoài EVN bán điện tại 2.356 xã), đơn vị điện lực chỉ thông báo đến tổ chức bán điện (là khách hàng ký hợp đồng mua bán điện với đơn vị điện lực), không thông báo trực tiếp cho các hộ dân. Nếu người dân ở các xã này không được thông báo trước thì không thuộc trách nhiệm của EVN.

Qua kiểm tra việc cung ứng điện tại 20 tỉnh, thành phố tháng 4-5/2010, do Bộ Công Thương, Cục Điều tiết điện lực và EVN thực hiện, một số trường hợp khách hàng bị mất điện mà không thông báo trước được là do sự cố bất khả kháng đường dây và trạm biến áp.

Đối với một số ít trường hợp cắt điện, trả điện chưa đúng như thời gian trong thông báo, lịch cắt điện chưa hợp lý, thông báo không đủ 5 ngày theo qui định, Bộ Công Thương và EVN đã chỉ đạo các đơn vị nghiêm túc khắc phục ngay.

PV: Tại cuộc họp báo vừa qua, EVN cho biết vẫn tiết giảm điện nhiều ở khu vực nông thôn, sinh hoạt. Ông có suy nghĩ gì trước cảnh điện mất kéo theo mất nước, người dân không xem được đài báo, ảnh hưởng sức khỏe và năng suất lao động?

- Hiện nay, điện đã là nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống xã hội. Vì vậy, chúng tôi ý thức được những ảnh hưởng khi xảy ra thiếu điện và xin chia sẻ với các khách hàng, đặc biệt là các hộ sử dụng điện sinh hoạt và khách hàng sử dụng điện ở nông thôn vì những tác động bất lợi do tiết giảm điện trong thời gian qua, rất mong được quý khách hàng thông cảm.

Mặc dù theo tính toán ban đầu, sản lượng điện mất cân đối trong mùa khô khoảng 2 - 5% tổng sản lượng toàn hệ thống, nhưng trên thực tế, do những nguyên nhân đã nêu trên, trong tháng 5 và đầu tháng 6, sản lượng điện thiếu hụt đã là từ 7 - 9%.

Với tỷ trọng sản lượng điện phụ tải công nghiệp xây dựng hiện nay chiếm trên 50% tổng sản lượng điện toàn hệ thống, do đó để ưu tiên cung cấp điện cho nhóm này thì lượng điện tiết giảm đối với các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt và khách hàng ở khu vực nông thôn cao hơn. Đây là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, tỷ lệ tiết giảm này ở mỗi địa phương có khác nhau.

PV: Vậy, ông có đánh giá thế nào trước nghịch lý cắt sâu ở khu vực sinh hoạt, nông thôn, nhưng lượng điện tiết giảm không nhiều mà phạm vi ảnh hưởng dân sinh lại lớn?

- Việc ưu tiên cấp điện cho sản xuất nhằm nhanh chóng phục hồi đà tăng trưởng kinh tế thời điểm này là sự lựa chọn đúng đắn và cần thiết của Chính phủ, không phải là nghịch lý.

Tuy nhiên, để giảm thiểu thiệt hại của ngưòi dân trong thời điểm thiếu điện, EVN đã chỉ đạo các đơn vị điện lực khẩn trương làm việc với các khách hàng sản xuất trên địa bàn, đề nghị các đơn vị này tiết kiệm 5 - 10% sản lượng điện tiêu thụ.

Qua theo dõi, nhiều doanh nghiệp trên cả nước đã hưởng ứng và thực sự chia sẻ với cộng đồng trong thời điểm khó khăn này bằng các biện pháp tiết kiệm điện hữu hiệu. Bên cạnh đó, EVN cũng mong nhận được sự chia sẻ từ chính mỗi khách hàng bằng việc sử dụng điện hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí.

Hiện nay EVN đang nỗ lực hết sức thực hiện các giải pháp để tăng khả năng cung ứng điện như: huy động tối đa tất cả nguồn điện hiện có, tranh thủ rút ngắn thời gian sửa chữa, khắc phục sự cố nguồn, lưới điện, tích cực đôn đốc để đưa nhanh các tổ máy nhiệt điện than mới ở khu vực phía Bắc vào vận hành ổn định, truyền tải điện cao từ Nam ra Bắc qua đường dây 500 kV, mua điện Trung Quốc ở mức cao...

Chúng tôi hy vọng, sắp tới khi tình hình thủy văn và nước về các hồ thủy điện được cải thiện thực sự, tình hình cung cấp điện sẽ tốt dần lên.

laotam
23-06-2010, 11:43 AM
Tình hình cung ứng điện tiếp tục căng thẳng
Hiện nay, tình hình thủy văn vẫn chưa được cải thiện dẫn đến mực nước tại nhiều hồ thủy điện ở miền Bắc và miền Trung xuống rất thấp, thậm chí nhiều nơi đã xuống mực nước chết khiến tình hình cung ứng điện vẫn tiếp tục căng thẳng.


Tình hình cung ứng điện tiếp tục căng thẳng - Sự kiện trong ngày - Dân trí (http://dantri.com.vn/c20/s20-404281/tinh-hinh-cung-ung-dien-tiep-tuc-cang-thang.htm)

Căng thẳng nguồn điện

Đầu tháng 6/2010, ông Đặng Hoàng An, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hứa hẹn, khả năng sau 20/6, tình hình thủy văn được cải thiện thì việc sản xuất và cung ứng điện sẽ dần trở lại bình thường.

Tuy nhiên, thực tế thời tiết diễn ra không thuận lợi.

Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty thủy điện Hòa Bình cho biết, mực nước của hồ Hòa Bình hiện ở mức 81m, cách mực nước chết khoảng 1,5m.

Theo ông Thành, thủy điện Hòa Bình cung ứng tới 12% sản lượng điện của cả nước nhưng với mực nước trên, công ty đã phải cho dừng chạy nhiều tổ máy, một số tổ máy chỉ hoạt động cầm cự. Thậm chí, trong vài ngày tới không biết toàn bộ nhà máy có hoạt động được không vì còn phụ thuộc vào nguồn nước về hồ.

Nhưng ngay cả khi nước trên hệ thống sông Đà có được cải thiện trong vài ngày tới thì các nhà máy của Trung Quốc ở thượng nguồn cũng khai thác lợi thế trước nên không ai dám chắc nước về hồ thủy điện thế nào.

Không chỉ thủy điện Hòa Bình mà các hồ thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà cũng chỉ còn cách mực nước chết vài chục cm.
Theo EVN, nguồn thủy điện chiếm tới 34,2% nguồn cung ứng điện cả nước, mùa mưa có thể phát 130 triệu kWh/ngày (nếu hoạt động 20 giờ/ngày), mùa khô có thể phát 65-68 triệu kWh/ngày (tương đương 10-12 tiếng/ngày).

Tuy nhiên, hạn hán đã khiến cho nguồn điện quan trọng này chỉ còn có thể huy động ở mức 40-45 triệu kWh/ngày, thấp hơn mức khống chế ban đầu của EVN tới 5 triệu kWh/ngày.

Với tình hình này, việc cung ứng điện sẽ phải trông chờ vào các nguồn chạy dầu, nhiệt điện... Tuy nhiên, cái khó với ngành điện là các nguồn điện mới huy động từ các nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Sơn Động, Cẩm Phả... còn chưa ổn định, hay gặp sự cố.

Cùng với đó, một số nhà máy điện lại đang vận hành quá công suất, rất dễ gặp sự cố.

Nâng cao khả năng cung ứng điện

Trước tình hình này, Bộ Công Thương đã yêu cầu EVN tiếp tục chỉ đạo sát sao các đơn vị trực thuộc tập trung lực lượng, huy động phát tối đa các nguồn điện.

Bên cạnh việc theo dõi sát tình hình thủy văn để kịp thời điều chỉnh và có chế độ vận hành linh hoạt các nhà máy thủy điện theo nguyên tắc nước về đến đâu phát điện đến đó, giữ không để mực nước các hồ xuống mực nước chết, đảm bảo cung ứng điện ở mức cao nhất có thể. EVN tập trung khắc phục sự cố để sớm đưa vào hoạt động trở lại Nhà máy điện Hải Phòng 1 và Quảng Ninh 1.

Đồng thời, EVN chỉ đạo các đơn vị phát điện trực thuộc tăng cường công tác ứng trực để trong thời gian ngắn nhất sửa chữa khắc phục sự cố (nếu có).

Ngoài ra, EVN chỉ đạo các tổng công ty điện lực chủ động trao đổi, làm việc với các đơn vị sản xuất kinh doanh có các nguồn điện diesel dự phòng nhằm giảm bớt khó khăn cho ngành điện.

Bộ Công Thương cũng yêu cầu EVN thường xuyên giám sát việc cung cấp điện của các tổng công ty điện lực. Trong trường hợp phải điều hòa, tiết giảm phụ tải điện cần phải thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương.

Về phía Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Bộ trưởng yêu cầu làm việc với nhà thầu Talisman về các biện pháp rút ngắn thời gian bảo dưỡng và sửa chữa giàn cung cấp khí PM3-CAA; duy trì việc cung cấp khí để đảm bảo huy động đủ cho công suất và sản lượng phát điện của các cụm điện khí ở khu vực Phú Mỹ và Nhơn Trạch như thời gian qua đã thực hiện.

Bên cạnh đó, PVN có nhiệm vụ phối hợp với EVN xác định sản lượng điện phát của Nhà máy điện Cà Mau 1 và 2 để chuẩn bị đủ dầu DO cho phát điện theo yêu cầu cung ứng điện trong giai đoạn sửa chữa giàn cung cấp khí PM3-CAA.

Còn Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam có nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị phát điện trực thuộc đảm bảo phát điện tối đa các nguồn điện hiện có trong hệ thống điện quốc gia.

Mặt khác, tập đoàn phải thực hiện các biện pháp sớm đưa vào vận hành trở lại các tổ máy phát điện đang bị sự cố tại Nhà máy điện Sơn Động và Cẩm Phả.

Phó Tổng Giám đốc EVN Đậu Đức Khởi cho biết thêm EVN đã phải huy động tối đa công suất phát điện dầu diesel, dầu FO, DO, tăng lượng điện mua từ Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu điện dành cho sản xuất và tiêu dùng trong thời gian tới.

Tuy nhiên, theo ông Khởi, một mình ngành điện khó có thể giải quyết được tình hình mất điện căng thẳng như hiện nay, mà cần có sự chung tay giúp sức của mọi tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp và “tiết kiệm vẫn là giải pháp tối ưu”./.

Theo Mai Phương-Thu Hường
Báo Tin Tức/Vietnam+

phaibietlangnghe
23-06-2010, 04:17 PM
Lập topic mới mà bàn bạn nhé !!!

Có gì mà phải lập.Bàn luận cũng được mà.

trung_cadan
23-06-2010, 04:51 PM
Có gì mà phải lập.Bàn luận cũng được mà.

Gửi bạn :

Topic đang bàn về cắt điện , 1 số thành viên muốn bàn sang vấn đề khác , thế nên mình mời các bạn đó lập topic mới về vấn đề đó .

Bạn không hiểu hay cố tình không hiểu về thiện ý của mình ???

phaibietlangnghe
23-06-2010, 05:47 PM
Gửi bạn :

Topic đang bàn về cắt điện , 1 số thành viên muốn bàn sang vấn đề khác , thế nên mình mời các bạn đó lập topic mới về vấn đề đó .

Bạn không hiểu hay cố tình không hiểu về thiện ý của mình ???
Nếu ai muốn lập thì họ lập rồi.

laotam
24-06-2010, 10:01 PM
Bắc Bộ nắng nóng trở lại, miền Trung chưa hạ nhiệt
(Dân trí) - Gió phơn mạnh kết hợp với vùng áp thấp nóng khiến Bắc Bộ nắng nóng trở lại từ ngày mai (25/6). Các tỉnh miền Trung vẫn chịu cảnh nắng nóng gay gắt kéo dài.


Bắc Bộ nắng nóng trở lại, miền Trung chưa hạ nhiệt - Sự kiện trong ngày - Dân trí (http://dantri.com.vn/c20/s20-404618/bac-bo-nang-nong-tro-lai-mien-trung-chua-ha-nhiet.htm)


Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết: Do ảnh hưởng bởi rìa nam rãnh áp thấp bị nén bởi áp cao lục địa ở phía Bắc, kết hợp với hiệu ứng phơn mạnh, từ ngày mai (25/6) khu vực các tỉnh nam đồng bằng Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ sẽ có nắng nóng trên diện rộng với nhiêt độ cao nhất phổ biến trong khoảng 35-37 độ C. Tuy nhiên, đợt nắng nóng này sẽ không kéo dài và độ gay gắt cũng không như đợt nóng dữ dội vừa diễn ra tại Hà Nội.

Chuyên gia khí tượng cho biết, khoảng đêm nay (24/6), rãnh áp thấp bị nén sẽ tác động đến các tỉnh vùng núi phía Bắc và khu đông bắc gây ra mưa rào và dông rải rác. Trong cơn dông cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như tố, lốc và gió giật mạnh.
Trong khi đó, các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ tiếp tục duy trì hiệu ứng phơn mạnh, nên có nắng nóng trên diện rộng. Nhiệt độ cao nhất phổ biến 36- 38 độ, một số nơi cao trên 38 độ.
Dự báo, nắng nóng trên diện rộng ở các tỉnh miền Trung sẽ kéo dài trong vài ba ngày tới.

Nghệ An là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt nóng dữ dội đang diễn ra. Theo báo cáo từ địa phương này, hiện có 277 hồ đập lớn cạn nước, một nửa trong số 600 hồ nhỏ do địa phương quản lý cũng chỉ đạt 15 đến 30% lượng nước so dung tích thiết kế. Nhiều huyện miền núi tình trạng thiếu nước đang diễn ra trầm trọng.

Tại xã Thanh Tùng (Thanh Chương), hầu hết giếng khơi đều cạn khô, các khe suối, đập đều trơ đáy khiến nhiều người phải rủ nhau ra bờ ruộng đào giếng để lấy nước sinh hoạt.
Phạm Thanh

laotam
25-06-2010, 05:15 PM
Hà Nội “mổ xẻ” việc… cắt điện
(Dân trí) - UBND TP Hà Nội vừa có buổi làm việc với Sở Công thương, Tổng Công ty điện lực Hà Nội… nhằm “mổ xẻ” việc cắt điện vừa qua. “Chốt” lại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Huy Tưởng yêu cầu ngành điện phải bám sát thời tiết để linh hoạt điều hành…


Hà Nội “mổ xẻ” việc… cắt điện - Sự kiện trong ngày - Dân trí (http://dantri.com.vn/c20/s20-404659/ha-noi-mo-xe-viec-cat-dien.htm)

Tại buổi làm việc chiều 24/6, ông Nguyễn Huy Nam, Phó Giám đốc Ban Quản lý các khu công nghiệp của thành phố cho biết, chỉ có khu Công nghiệp Bắc Thăng Long nhận được thông báo trước khi cắt điện. Các khu công nghiệp còn lại thường bị cắt điện đột ngột, thậm chí cắt điện xong rồi mới… thông báo.

Các khu công nghiệp đều bày tỏ sự bức xúc do không kịp điều chỉnh sản xuất, nhất là với các nhà máy sản xuất vi mạch, thiệt hại rất lớn. “Chúng tôi không giải thích được, chỉ biết chia sẻ với các doanh nghiệp”, ông Nam nói.

Giám đốc Sở Công thương Lưu Tiến Long cũng cho biết, các nhà máy nước cũng như một số doanh nghiệp đã có đơn về việc bị cắt điện không báo trước. “Không phải anh em họ nói không đúng đâu - chúng tôi đang cho thanh tra, nếu vi phạm là xử phạt”, ông Long nhấn mạnh.

Trước những bức xúc xung quanh việc cắt điện, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Huy Tưởng cho biết, ông rất “tò mò” muốn biết, việc cắt điện vừa qua là do sửa chữa, nâng cấp hay do nguồn điện thiếu.

Ông Vũ Quang Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Điện lực Hà Nội không trả lời thẳng mà phân bua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam ưu tiên cấp điện cho Hà Nội, nhưng có vận động tiết kiệm. Điện lực Hà Nội đã có yêu cầu chiếu sáng đô thị giảm 50% lượng điện tiêu thụ, các khu công nghiệp giảm 5 - 10%.
Trước việc lãnh đạo Tổng Công ty điện lực “né” nguyên nhân, Giám đốc sở Công thương Lưu Tiến Long đi thẳng vào vấn đề: điện thương phẩm từ nguồn quốc gia cho Hà Nội tăng 15%, trong khi phụ tải của Hà Nội tăng tới 22%...

Theo ông Long, lượng điện sử dụng cho nông nghiệp chỉ chiếm trên 1,3%, công nghiệp 34,1% và điện sử dụng trong các hộ dân chiếm 45%... “Trong những ngày nắng nóng vừa qua, các hộ tiêu dùng đã chạy hết công suất, ngành điện không tiết giảm, các trạm biến áp cũng tự nhảy”, ông Long nói.

Một lãnh đạo của Tổng Công ty điện lực Hà Nội “phụ hoạ” thêm, trong tháng 6 vừa qua có ngày sản lượng điện của Hà Nội lên tới 39,5 triệu kw/h. Riêng tại Hà Đông, do quá tải có ngày một trạm biến áp tại quận này “nhảy” tới 12 lần.

Vị lãnh đạo Tổng Công ty này cũng than phiền về việc thành phố mới đây “cấm” đào đường, vỉa hè khiến cho trạm điện Xa la được đầu tư 60 tỷ đồng nhưng chưa thể làm đường dây để dẫn điện. Cùng đó, trạm điện Linh Đàm chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng cũng được nói đến…

Trong phát biểu kết thúc buổi họp, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Huy Tưởng đánh giá, ngành điện lực vừa qua có nhiều cố gắng. Tuy nhiên, việc sửa chữa, nâng cấp nhỏ trong những ngày nắng nóng vừa qua (dẫn tới cắt điện) là không hợp lý.

Theo ông Tưởng, thời tiết thường được dự báo trước 4 - 5 ngày, do vậy thời gian tới ngành điện lực phải căn cứ vào đây để có sự linh hoạt trong điều hành. Cùng đó, Ông Tưởng yêu cầu hạn chế cắt điện và khi cắt điện cần có thông báo trước.

Trước đó, Giám đốc Sở Công thương Lưu Tiến Long cũng yêu cầu Tổng Công ty điện lực Hà Nội phải quán triệt các đơn vị bên dưới của Tổng Công ty thực hiện lộ trình cắt điện thích hợp và nghiêm chỉnh. Kế hoạch xây dựng, sửa chữa phải tránh mùa khô, những dịp nắng nóng cao điểm.
Cấn Cường

laotam
26-06-2010, 07:44 AM
Miền Bắc sắp vào mùa mưa
(Dân trí) - Dự báo từ đêm 25/6, Bắc Bộ sẽ đón đợt mưa to kéo dài 3 - 4 ngày. Các chuyên gia khí tượng nhận định, đây là dấu hiệu cho thấy mùa mưa tại miền Bắc bắt đầu và là tin vui đối với hệ thống thủy điện đang khô cạn.

Miền Bắc sắp vào mùa mưa - Sự kiện trong ngày - Dân trí (http://dantri.com.vn/c20/s20-404868/mien-bac-sap-vao-mua-mua.htm)
Chuyên gia Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, đợt mưa này sẽ kéo dài đến đầu tuần sau với cường độ khá lớn, trên diện rộng. Những dấu hiệu này cho thấy miền Bắc đã bắt đầu bước vào mùa mưa và những đợt nắng nóng tại Hà Nội sẽ ngắn đi.

Đây là tin vui đối với hệ thống thủy điện miền Bắc đang rơi vào tình trạng cạn kiệt do thiếu mưa kéo dài từ đầu năm đến nay. Theo báo cáo, hiện mực nước hồ Hòa Bình chỉ nhỉnh hơn 81m, cách mực nước chết khoảng 1,5m và mức phát điện hồ Tuyên Quang, Thác Bà cũng chỉ còn cách mực nước chết vài chục cm.

EVN thông báo, nguồn thủy điện chiếm tới 34,2% nguồn cung ứng điện cả nước. Tuy nhiên, tình hình hạn hán trong nhiều tháng qua đã khiến nguồn năng lượng quan trọng này chỉ có thể huy động ở mức rất thấp

Phạm Thanh

laotam
26-06-2010, 07:46 AM
Người nuôi tôm lao đao vì… cúp điện
(Dân trí) - Những ngày gần đây, nắng nóng cộng với cúp điện thường xuyên khiến bà con nuôi tôm ở xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) lao đao, điêu đứng. Nhiều vuông tôm buộc phải bán non hòng cứu vãn chút vốn liếng.

Người nuôi tôm lao đao vì… cúp điện - Sự kiện trong ngày - Dân trí (http://dantri.com.vn/c20/s20-404803/nguoi-nuoi-tom-lao-dao-vi-cup-dien.htm)

Đến thăm Hợp tác xã Dịch vụ và Nuôi trồng Thủy sản Phổ Minh, nơi sở hữu gần một nửa trong tổng diện tích trên 24 ha ao hồ nuôi tôm toàn xã trong những ngày cuối tháng 6 nắng gắt. Thời gian này, Hợp tác xã đang bước vào tháng thứ 2 của mùa tôm vụ chậm. Những cánh quạt sục khí quay tròn, tung nước bay trắng xóa, tiếng máy nổ vang động cả một vùng.
Ghé vào ngôi nhà nhỏ giữa cánh đồng tôm, chúng tôi gặp mấy anh xã viên đang bàn tán rỉ rả về những trận bóng đêm qua, xen lẫn đó là những cái nhăn nhó vì một vụ mùa nữa đành phải bán non tôm.

“Giá mà điện ổn định tui đâu phải bán non mấy sào tôm để bù lỗ. Ông nhà điện làm ăn chi lạ, mất hoài làm khổ bà con quá trời”, anh Nguyễn Bảy, một xã viên nuôi tôm than phiền.

Nhà anh Bảy có hơn 3.400m2 hồ nuôi, không phải là hộ nuôi tôm lớn nhất trong HTX, nhưng nhà anh phải bán tôm non cách đây mấy ngày. Tôm nuôi chưa đầy 3 tháng phải bán chạy, doanh thu chỉ đạt 130 triệu đồng. Tính hết mọi chi phí anh còn phải bù lỗ ít nhất 30 triệu đồng. “Nếu kéo dài được khoảng 2 tuần nữa, tôi có thể thu về 200 triệu, lợi nhuận 50 triệu đồng là ít”, anh Bảy cho biết.

Hỏi lý do tại sao phải bán non, anh Bảy phân trần: Do không đảm bảo được máy nổ dự phòng để sục khí và bơm nước vào hồ nuôi nên lượng oxi không bảo đảm dẫn đến tôm có nguy cơ chết hàng loạt. Phải tranh thủ bán tôm non may ra đỡ phải mất trắng vì tôm chết.

“Khi ông nhà điện đe dọa, người nuôi tôm chúng tôi chẳng khác gì gặp phải các loại dịch bệnh ở tôm”, anh Bảy chua chát.

Theo anh Bảy, bình quân mỗi tháng HTX sử dụng hết 60.000 kw, tháng cao điểm lên đến 100.000 kw. Nếu mọi hoạt động nuôi thả diễn ra bình thường thì cuối vụ sẽ cho thu hoạch từ 75-78 tấn/ha, đạt thu 400 triệu/ha. Tuy nhiên, với điện chập chờn như thế này thì khó có thể nói trước được điều gì.

Ông Nguyễn Muộn, Chủ nhiệm HTX cho biết: “Vấn đề quan trọng là ông nhà điện chẳng làm theo lịch cúp điện mà xã thông báo, mà cứ cúp bất ngờ, cúp đột ngột làm chúng tôi trở tay không kịp”.

Trong khi đó, theo ông Muộn, thao tác để chuyển từ nguồn điện lưới sang máy nổ với một hồ lớn 3.000m2 cho tôm 3 tháng tuổi cần đến 4 máy nổ và phải mất hơn 1 giờ mới xong. Mặt khác, khi mùa tôm 3 tháng tuổi thì việc máy sục khí chạy liên tục là rất quan trọng, để đảm bảo lượng khí oxi trong hồ.
Ngoài việc lịch trình cúp điện không ổn định gây ảnh hưởng, khó khăn cho người nuôi tôm thì việc dùng nguồn dầu để chạy máy phát điện cũng gây thiệt hại kinh tế đáng kể, thậm chí là kinh phí mua dầu tốn gần gấp đôi so với việc dùng điện.

Theo tính toán, một hồ nuôi rộng chừng 3.000m2 trong một tiếng đồng hồ sẽ tiêu thụ hết 5 lít dầu, tốn khoảng trên 60.000 đồng. Mà mỗi ngày phải chạy mất 7 giờ.

Ông Muộn cho biết thêm, nghề nuôi tôm được coi là nghề đánh bạc với trời. Con tôm nuôi phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, nguồn nước. Đơn cử, như vụ vừa rồi, dù nguồn giống đã có giấy kiểm dịch nhưng khi thả xuống vẫn bị dịch bệnh, chết hàng loạt, bà con lại phải nuôi lại từ đầu. Được mùa thì hỉ hả lắm đấy, nhưng đã mất thì cũng tán gia bại sản chứ chẳng đùa”.

Rời HTX khi mặt trời đã đứng bóng, hình ảnh những con tôm 45 ngày tuổi mà anh Muộn vớt lên cho chúng tôi xem và câu nói của bà con nuôi tôm cứ hiện hữu trong tâm trí tôi: “Chúng tôi rất cần sự nghiêm chỉnh của nhà điện, để còn biết phương án dùng máy nổ dự phòng. Cái nghề được cho là “đánh bạc với trời” rồi, giờ lại còn phải đánh bạc với ông điện nữa thì khốn khổ lắm”!

Trọng Huy

cheoleoleo
26-06-2010, 08:29 AM
Cám ơn laotam đem báo vào đay cho anh em đọc nhờ thế kiến văn được mở rộng biết được chuyện tôm tép

laotam
28-06-2010, 02:16 AM
Đầu tháng 7 cung ứng điện sẽ dần ổn định
(Dân trí) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự báo, sau tuần đầu tiên tháng 7, khi các nhà máy nhiệt điện mới vận hành ổn định và lưu lượng nước về các hồ thuỷ điện ở miền Bắc được cải thiện, việc cung ứng điện sẽ dần trở lại bình thường


Đầu tháng 7 cung ứng điện sẽ dần ổn định - Sự kiện trong ngày - Dân trí (http://dantri.com.vn/c20/s20-405114/dau-thang-7-cung-ung-dien-se-dan-on-dinh.htm)

Theo báo cáo của EVN, trong tháng 5 và tới ngày 20/6, mặc dù đã huy động tối đa công suất toàn bộ các nguồn điện trong điều kiện kỹ thuật cho phép song mới chỉ đáp ứng được khoảng 90% nhu cầu (khoảng 305 - 310 triệu kWh/ngày).

Trong 20 ngày đầu tháng 6 tổng sản lượng điện huy động của toàn hệ thống đạt 5,518 tỷ kWh, đạt trung bình 275,9 triệu kWh/ngày. Trong đó thủy điện là 1,093 tỷ kWh, nhiệt điện than là 0,906 tỷ kWh, tua bin khí là 2,534 tỷ kWh, tua bin khí chạy dầu DO là 142 triệu kWh, nhiệt điện dầu FO là 381 triệu kWh, nhập khẩu Trung Quốc là 325 triệu kWh.

Trong tuần cuối tháng 6, theo dự báo của EVN, nhu cầu điện sẽ không tăng cao và có xu hướng giảm hơn so với cuối tháng 5 và nửa đầu tháng 6 do thời tiết đã bớt nóng hơn, miền Nam đã chính thức bước vào mùa mưa. Đợt nắng nóng kỷ lục 60 năm, dữ dội, kéo dài gần 10 ngày liên tục ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ đã chấm dứt.

Mặt khác, trong giai đoạn từ nay đến hết tháng 6, hầu hết các sự cố của các tổ máy nhiệt điện than mới ở miền Bắc đã được khắc phục và đưa vào vận hành trở lại như: tổ máy 1 của Nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả, tổ máy 1 Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng, tổ máy 1 Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, tổ máy 1 Nhà máy Nhiệt điện Sơn Động. Tình hình nước về các nhà máy thủy điện tuy chưa có chuyển biến đáng kể nhưng dự báo sẽ được cải thiện phần nào vì ở miền Bắc đã bắt đầu có mưa.

Vì vậy trong tuần cuối tháng 6, việc đáp ứng nhu cầu điện của toàn hệ thống có thể đạt mức cao hơn so với các tuần trước đó, dẫn đến việc tuy vẫn phải duy trì tiết giảm điện nhưng tỷ lệ sản lượng điện bị tiết giảm trên toàn quốc sẽ ở mức thấp hơn so với nửa đầu tháng 6, dự kiến khoảng 5% - 7%.

Dự báo sau tuần đầu tiên của tháng 7, khi các nhà máy nhiệt điện than mới thật sự vận hành ổn định và lưu lượng nước về các hồ thuỷ điện ở miền Bắc đã được cải thiện, tình hình sản xuất và cung ứng điện sẽ tốt hơn và sẽ dần trở lại bình thường.

Lan Hương

laotam
28-06-2010, 05:27 PM
Bắc Bộ hạ nhiệt, Trung Bộ kéo dài cảnh nắng cháy
(Dân trí) - Cơ quan khí tượng cho biết, khu vực nam đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh ven biển bắc và Trung Bộ tiếp tục xảy ra nắng nóng trên diện rộng. Trong khi phía Đông Bắc Bộ mát mẻ hơn do xuất hiện mưa, dông rải rác về đêm.


Bắc Bộ hạ nhiệt, Trung Bộ kéo dài cảnh nắng cháy - Sự kiện trong ngày - Dân trí (http://dantri.com.vn/c20/s20-405348/bac-bo-ha-nhiet-trung-bo-keo-dai-canh-nang-chay.htm)

Vẫn chưa thể thoát khỏi đợt nắng nóng kéo dài, miền Trung tiếp tục bị thiêu đốt bởi nắng nóng gần 40 độ C trong vài ngày tới. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ thông báo, hôm nay (28/6), do ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục đi qua các tỉnh Bắc Bộ kết hợp với hiệu ứng phơn mạnh nên khu vực nam đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh ven biển bắc và Trung Bộ tiếp tục xảy ra nắng nóng trên diện rộng.

Trưa nay, nhiêt độ ở những khu vực này phổ biến trong khoảng 35- 38 độ, một số nơi nền nhiệt đã cao trên 38 độ như: Hương Khê (Hà Tĩnh) 38,3 độ; Hòa Bình (Hà Nội) 38,4 độ… Đợt nắng nóng kéo dài gần nửa tháng nay tại miền Trung khiến người dân lâm vào hoàn cảnh mệt mỏi
Nhưng theo cơ quan khí tượng, hiệu ứng phơn vẫn tiếp tục duy trì trên khu vực nam đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh ven biển bắc và Trung Bộ, nên ở các tỉnh này tiếp tục có nắng nóng trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 36-38 độ, một số nơi trên 38 độ. Nắng nóng trên diện rộng ở các tỉnh miền Trung vẫn còn kéo dài trong vài ba ngày tới.

Trong khi đó, từ ngày mai (29/6) khu vực phía Đông Bắc Bộ trong đó có Hà Nội sẽ chịu ảnh hưởng bởi rãnh áp thấp có trục qua Bắc Bộ, nên sẽ có mưa rào và dông rải rác, trời trở mát.

Phạm Thanh

laotam
29-06-2010, 12:11 PM
Hà Nội:
Lên phương án cấp điện phục vụ thi Đại học
(Dân trí) - Điện lực TP Hà Nội vừa có thông báo yêu cầu Trung tâm Điều độ - Thông tin, Xí nghiệp Quản lý lưới điện 110kV và Điện lực các quận, huyện triển khai việc đảm bảo điện cho các địa điểm thi đại học, cao đẳng trên toàn TP theo phương án của công ty.

Lên phương án cấp điện phục vụ thi Đại học - Sự kiện trong ngày - Dân trí (http://dantri.com.vn/c20/s20-405415/len-phuong-an-cap-dien-phuc-vu-thi-dai-hoc.htm)
Cụ thể, Điện lực Hà Nội yêu cầu không cắt điện lưới cao, trung, hạ thế toàn thành phố trong thời gian các đợt thi tuyển sinh Đại học và Cao đẳng và 2 ngày trước đó. Không cắt điện cao, trung, hạ thế tại các địa điểm in sao đề thi, chấm thi trong thời gian phục vụ thi tuyển sinh Đại học và Cao đẳng năm học 2010.
Trung tâm Điều độ - Thông tin (TĐT) có trách nhiệm tạo phương thức thích hợp cấp điện ổn định cho các địa điểm thi, Hội đồng ra đề thi, sao in đề thi, coi thi, chấm thi kỳ thi tuyển sinh trên.

Các Công ty điện lực quận, huyện cần chủ động liên hệ với các phòng Giáo dục - Đào tạo quận, huyện sở tại để có danh sách các địa điểm cần đảm bảo điện phục vụ kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, gửi về cho Ban Kỹ thuật và Trung tâm Điều độ - Thông tin biết về các địa điểm (trạm biến áp, đường dây) cần đảm bảo điện.

Điện lực các quận, huyện phối hợp với các trường ĐH và CĐ khi có đề nghị đảm bảo điện phục vụ các địa điểm thi, Hội đồng ra đề thi, sao in đề thi, coi thi, chấm thi kỳ thi tuyển sinh trên; kiểm tra đường dây, TBA cấp điện cho các địa điểm thi, nếu không đạt yêu cầu vận hành cần sửa chữa, khắc phục ngay.

Điện lực Hà Nội yêu cầu điện lực các quận, huyện có phương án đảm bảo điện tại các Hội đồng ra đề thi, sao in đề thi, chấm thi, các địa điểm lưu trữ dữ liệu và xử lý kết quả thi (phương án cấp điện: yêu cầu phải có 2 nguồn, lập lịch trực trong các ngày thi và có phiếu thao tác chuyển nguồn).

Thêm vào đó, cần chuẩn bị đủ lực lượng, vật tư, thiết bị, phương tiện để khẩn trương xử lý sự cố, hoặc chuyển đổi phương thức dự phòng nhanh chóng cấp điện lại cho các địa điểm thi khi xảy ra sự cố.

Phương án đảm bảo điện và danh sách các điểm thi của điện lực các quận, huyện gửi về Tổng Công ty (Ban Kỹ thuật, Ban Kế hoạch và Trung tâm Điều độ - Thông tin), xong trước 29/6/2010.

Tiến Nguyên

cuongsym
29-06-2010, 12:15 PM
Công nhận là dạo này cũng đỡ bị cắt điện tùm lum,

xuan2009
29-06-2010, 03:31 PM
Công nhận là dạo này cũng đỡ bị cắt điện tùm lum,

Mừng cho bạn, mừng cho mọi người nơi bạn sống.
Còn tôi và nơi tôi sống: Qui nhơn BĐ thì …Mấy hôm nay đọc báo thấy cũng vui vui vì hình như trời sắp thương mình, nhưng cũng lo lo vì thấy trên báo Bình định ông phó giám đốc CTĐLBĐ nói Qui nhơn sẽ cúp điện từ 2 buổi /tuần lên 3 buổi/tuần (tức gấp rưởi). Biết vậy nhưng lại mong ..biết đâu mấy ổng …. thương …không tăng. Nhưng sáng nay thì “nỗi kinh hoàng đã thành sự thật” - Cắt điện (theo lịch cũ chỗ tôi mai mới cúp điện). Thôi thì thân phận dân quèn cắn răng mà chịu. Nghiệt nỗi từ ngày hay cắt điện đến giờ, thằng cháu nội mới 2 tuổi của tôi cứ coi tôi như kẻ tội phạm. Mà nó thì đã hiểu được gì mà giãi thích. Cho nên tôi phải thay thế cái quạt điện lấy mồ hôi của nó để thấm ướt thân già này. Bây giờ tôi biết rằng phải tăng năng suất lên gấp rưởi để phục vụ cho cái tương lai này.
Giờ đây- khi tôi đang viết mấy dòng chữ này thì nó (thằng cháu nội) đã ngủ ngon lành và cái quạt điện đã trở về với đúng “chức năng, nhiệm vụ”, mồ hôi của nó, của tôi cũng đã ráo.
Tôi nhìn nó, trẻ con ngủ thật dễ thương. Không biết trong giấc ngủ ngon lành nó mơ thấy gì?. Còn tôi, tôi không ngủ, tôi đang nghỉ về đời mình: Hơn 30 năm trước tôi thức quạt cho ba của nó (thằng con trai của tôi) ngủ, nay tôi quạt cho nó ngủ, rồi không biết 30 năm nữa có còn sống để quạt cho con nó (thằng Chít nội của tôi) ngủ không??? Nghĩ mà thấy buồn…
Tôi: một anh thợ điện già cảm thấy hổ thẹn, xấu hổ vì ngành điện
Chúc “ nỗi kinh hoàng” này mau qua cho người người được yên vui cuộc sống. CHÀO.

laotam
30-06-2010, 10:09 PM
Miền Trung: Ưu tiên cấp điện phục vụ thi đại học

- Tổng Công ty Điện lực miền Trung chỉ đạo ưu tiên cấp điện cho các hội đồng thi, điểm chấm thi đại học, cao đẳng

VietNamNet (http://vietnamnet.vn/giaoduc/201006/Mien-Trung-Uu-tien-cap-dien-phuc-vu-thi-dai-hoc-919187/)

Ngày 29/6, Tổng Công ty Điện lực miền Trung cho hay đã chỉ đạo các Công ty Điện lực trực thuộc chủ động làm việc với 12 trường đại học và 6 trường cao đẳng trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên để nắm danh sách các địa điểm thi, điểm làm việc của các Ban chỉ đạo, Hội đồng thi...
Từ đó, rà soát phương án điều hòa tiết giảm phụ tải và lập phương án ưu tiên cấp điện liên tục cho 291 địa điểm phục vụ 3 đợt thi tuyển sinh. Sau các kỳ thi, một số địa điểm phục vụ công tác chấm thi cũng sẽ được cấp điện liên tục.



Đề phòng một số tình huống xấu có thể xảy ra, Tổng Công ty Điện lực miền Trung cũng phối hợp với Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Trung cô lập tạm thời bảo vệ tần số thấp (F81) đối với các đường dây cấp điện cho các hội đồng thi trong thời gian diễn ra kỳ thi.



Trong trường hợp tổng công suất khả dụng nguồn điện không đáp ứng đủ nhu cầu phụ tải, thống nhất với Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Trung không thực hiện yêu cầu cắt điện khẩn cấp đối với tỉnh Thừa Thiên-Huế, Bình Định, Đăk Lăk và TP Đà Nẵng vì đây là các địa phương tập trung nhiều trường đại học và cao đẳng với số lượng thí sinh dự thi rất đông.



Thành Đoàn Đà Nẵng cho hay, tham gia chương trình tiếp sức mùa thi năm nay có gần 1.200 tình nguyện viên là đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn TP. Từ ngày 27/6 đến 4/7, các đội tình nguyện toả ra khắp TP, “trực chiến” tại 45 điểm tiếp sức trong đợt 1.



Thành Đoàn Đà Nẵng đã phát hơn 1.500 cẩm nang và 20.000 bản đồ TP nhằm cung cấp các thông tin về địa điểm thi, quán cơm bình dân, các tuyến đường... cho các đội tiếp sức mùa thi. Đồng thời dự kiến giới thiệu hơn 10.000 chỗ trọ giá rẻ hoặc miễn phí cho các thí sinh từ tỉnh xa đến tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng trên địa bàn TP.

Ông Đỗ Thái Lâm, Phó Trưởng ga Đà Nẵng cho biết, để phục vụ nhu cầu đi lại của thí sinh thi đại học, cao đẳng, từ ngày 30/6, ga Đà Nẵng sẽ tăng cường thêm 3 chuyến tàu chạy tuyến Đà Nẵng - Quy Nhơn.



Cụ thể, tàu ĐQ1 sẽ khởi hành tại Đà Nẵng lúc 5g30, đến Quy Nhơn lúc 13g47 phút vào các ngày 1, 2, 3, 7, 11/7. Tàu ĐQ2 xuất phát từ Quy Nhơn lúc 13g35, đến Đà Nẵng lúc 21g28 các ngày 30/6 và 5, 10/7. Tàu ĐQ4 xuất phát từ Quy Nhơn lúc 15g, đến Đà Nẵng lúc 23g13 các ngày 1, 6/7.



Ngoài ra, ngành đường sắt còn tăng cường thêm 2 tàu Thống Nhất chạy hàng ngày gồm TN5 đến Đà Nẵng vào 11g13 và TN6 đến Đà Nẵng lúc 12g54 cùng các tàu liên tuyến SH1 - 2, VQ 1 – 2 để phục vụ nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp này.

*
Hải Châu

laotam
01-07-2010, 12:55 PM
'Giá điện chưa thả nổi, thì còn... thiếu điện'
- Nếu đổi ông TGĐ Tập đoàn Điện lực (EVN) này sang ông TGĐ khác, cục diện thiếu điện vẫn thế thôi khi mà, giá điện chưa dám thả nổi, ông Tạ Văn Hường, Vụ trưởng Vụ Năng lượng, Bộ Công Thương trao đổi với VietNamNet xung quanh câu chuyện thiếu điện hiện nay.


VietNamNet (http://vietnamnet.vn/kinhte/201007/Gia-dien-chua-tha-noi-thi-con-thieu-dien-919363/)

Thiếu điện còn do…chưa thả nổi giá điện

PV: Thưa ông, với tình trạng thiếu điện triền miên, nhiều năm nay, đa số ý kiến đều cho rằng, lỗi sâu xa là do cơ chế độc quyền của EVN còn kéo dài?
- Thực ra, EVN chỉ còn độc quyền truyền tải, phân phối. Về nguồn điện, EVN chỉ còn chiếm 60% nguồn.

Vấn đề mấu chốt ở đây là vấn đề giá điện. Nhà nước chưa dám thả nổi giá điện.

Ngành điện khuyến khích có sự tham gia của các nhà đầu tư ngoài EVN, tuy kêu gọi là thế, nhưng đều có sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước về giá.
Cơ chế của ta là, nếu anh có sản xuất điện thì ta chỉ chấp nhận mua điện của anh với mức nhất định và nó không theo thị trường. Mấy dự án điện phong chẳng hạn, chào tới 9-10 cent/kWh mới xây, nhưng ta không chấp nhận giá ấy.

Nếu ta thả nổi giá điện theo thị trường thực sự thì có thể, nhà đầu tư sẽ xây dựng nhà máy điện rất “bất cần”, bằng mọi giá, trong một thời gian ngắn là xong và họ sẽ vẫn nhanh chóng kiếm được người mua điện.

Thế nên, tuy nước ta thiếu điện như thế, nhưng nhiều nhà đầu tư không vào được.

PV: Tuy nhiên, thả nổi giá điện ngay thì sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền tới mặt bằng giá cả hàng hóa, gây lạm phát… ?

- Nâng giá điện sẽ kích thích đầu tư, khắc phục thiếu điện nhưng lại làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa khi giá điện tăng, ưu đãi giá điện nhưng thiếu điện, làm thiệt hại sản xuất… rõ ràng là, Nhà nước bây giờ sẽ phải hết sức đắn đo, lựa chọn trong câu chuyện này.

Tuy nhiên, theo tôi, Nhà nước phải tính toán câu chuyện trên ở mức độ nào đó, vì sự phát triển kinh tế cần một môi trường ổn định.

Đầu tư điện, giá rẻ đi đôi với chất lượng kém

PV: Hi vọng bù đắp lại cho sự thiếu hụt nguồn thủy điện hiện nay là các nhà máy nhiệt điện mới nhưng, các nhà máy này lại bị sự cố liên tục, chậm tiến độ? Xin ông giải thích rõ?
- Bản chất của các nhà máy nhiệt điện than là công nghệ rất khó và phức tạp, cho nên, xây dựng xong, sẽ cần ít nhất 1 năm hiệu chỉnh để nhà máy hoạt động ổn định, tin cậy. Nhưng vì hệ thống điện của ta luôn thiếu nên cứ xây dựng xong nhà máy, chúng ta đã “tính” luôn cả suất tham gia của nhà máy đó trong việc đảm bảo cung ứng điện.

Chính vì thế, khi các nhà máy mới trục trặc là gây căng thẳng thêm cho hệ thống điện. Riêng mấy nhà máy lớn như Cẩm Phả, Sơn Động, Hải Phòng 1, Quảng Ninh 1, khi bị sự cố, ngừng hoạt động là mất đến gần 1000 MW, không phải ít.

PV: Thưa ông, hỏng hóc, chạm tiến độ còn do thiết bị, nhân lực nhà thầu không đáp ứng và đa số dự án do nhà thầu Trung Quốc thi công. Ông nhìn nhận vấn đề này thế nào?

- Đó là câu chuyện muôn thuở của vấn đề đầu tư vào ngành điện ở Việt Nam. 90% nhà máy nhiệt điện than của ta là thuê nhà thầu Trung Quốc và chúng ta chấp nhận tất cả máy móc, thiết bị, công nghệ của họ.

Ưu điểm của nhà thầu Trung Quốc là đưa ra giá chào rất rẻ… phù hợp với tiềm lực tài chính của ta.

Có dự án, các nước G7 chào gần 2.000USD/kWh, còn họ chỉ chào chưa đến 1.000USD/kWh. Và chính vì giá cả cạnh tranh như vậy, nên các nhà thầu khác khó thắng thầu. Và không có lý do gì, ta lại không chấp nhận hồ sơ dự thầu và không xem xét nghiêm túc mức giá chào của nhà thầu Trung Quốc.

Khi chấp nhận như vậy thì cái ta được lớn nhất là giá cả trong hệ thống đầu tư điện rẻ hơn. Tuy nhiên, hậu quả thực tế là giá rẻ thì nhà máy lại bị trục trặc này kia, vì cái dở nhất của nhà thầu Trung Quốc là chất lượng công nghệ, thiết bị không thể bằng các nước G7.

Còn ở các nước G7, giá chào cao gấp đôi nhưng chắc chắn, vấn đề chất lượng có thể được đảm bảo hơn, bao gồm cả đảm bảo tiến độ như cam kết.

Chúng ta đang phải chấp nhận tình trạng lựa chọn đối tác với các đối nghịch lợi ích như vậy.

Cách chức Tổng giám đốc EVN, không ích gì

PV: Ông Bộ trưởng Năng lượng nước Iraq đã phải từ chức vì để thiếu điện. Khi một công ty hoạt động kém thì ông TGĐ sẽ bị cách chức. Còn ở ta, thiếu điện là câu chuyện trường kỳ, gây thiệt hại cho nền kinh tế rất lớn nhưng những người đứng đầu ngành điện có vẻ vô can? Ông nghĩ sao về điều này?
- Nói về lý thuyết thì đúng như thế. Hoạt động kém hiệu quả là TGĐ công ty có thể bị cách chức. Nhưng thực tế ngành điện ở nước ta, với tình hình phụ tải như thế, thời tiết như thế mà Chính phủ vẫn ưu đãi giá điện, không thả giá theo thị trường thì kể cả có cách chức ông TGĐ EVN hiện nay, rồi cho ông khác thay thế thì liệu có thay đổi cục diện thiếu điện được không? Tôi chắc là không.

Nếu nói chậm tiến độ nguồn điện, gây ra thiếu điện thì không chỉ mình EVN mà tất cả các chủ đầu tư khác trong nước cũng làm chậm tiến độ. Mặc dù, biết trước kịch bản nguy cơ thiếu điện, nhưng trong điều kiện hiện nay, EVN cũng không thể làm tốt hơn được.

Vì hệ thống điện của ta không đủ công suất dự phòng lớn, để có thể diễn biến theo kịch bản hòan hảo là hạn hán hay chậm tiến độ thì vẫn đủ điện.

Vấn đề thay đổi cục diện thiếu điện không chỉ một mình ông TGĐ EVN mà là vấn đề của toàn xã hội, của các bộ ngành… EVN chẳng qua là người đại diện Nhà nước chịu trách nhiệm vấn đề này.

Còn nếu giao cho một ông TGĐ mới đứng đầu ngành điện mà kèm theo điều kiện, cho phép giá của nhà đầu tư chào bán 7-8 cent/kWh, ta cũng mua thì chắc là được.

PV: Tuy nhiên, trước tình trạng thiếu điện, cắt điện tràn lan ở các tỉnh nhưng báo chí lại rất khó tiếp cận với lãnh đạo EVN để đề nghị lên tiếng trước công luận? Ông đánh giá sao về điều này?

- Tôi cho rằng, việc đó là EVN cần phải cải tiến cách cư xử với công chúng. Hãy để cho dư luận hiểu mình. Còn đánh đổi TGĐ EVN này với TGĐ khác thì tôi e là không giải quyết được gì.

*
Phạm Huyền (thực hiện)

xuan2009
02-07-2010, 03:07 PM
Tôi lấy tin này từ báo Bình định.

"TRONG NƯỚC
Chấm dứt cắt điện luân phiên
8:31', 2/7/ 2010 (GMT+7)

Hôm qua (1.7), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có công điện khẩn chỉ đạo các tổng công ty, công ty trực thuộc từ ngày 1.7 không thực hiện điều hòa tiết giảm phụ tải tại các địa phương (trừ trường hợp sự cố bất khả kháng), tập trung tối đa đảm bảo điện đầy đủ cho các trạm bơm chống hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ hè thu và vụ mùa tại bắc Trung Bộ và duyên hải nam Trung Bộ. Đảm bảo điện cho các kỳ thi đại học và cao đẳng trong tháng 7 và các sự kiện chính trị - xã hội khác.

Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia phải huy động hợp lý các nguồn điện, sẵn sàng các phương án xử lý khi sự cố xảy ra. Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia chỉ đạo các công ty truyền tải điện bảo đảm vận hành tuyệt đối an toàn lưới điện 220-500 kV, đặc biệt là đường dây 500 kV Bắc - Nam, các đường dây 220 kV nhập khẩu điện từ Trung Quốc. Các công ty phát điện tuân thủ đúng phương thức huy động của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, đảm bảo độ sẵn sàng của các tổ máy đang vận hành, rút ngắn thời gian sửa chữa các tổ máy, đảm bảo hoạt động của mạch tách lưới giữ tự dùng, đảm bảo an toàn các hồ chứa.

Theo EVN, trong tháng 7 dự báo phụ tải hệ thống điện tiếp tục tăng trưởng ở mức cao (17,63%) so với cùng kỳ năm 2009, sản lượng điện trung bình ngày có thể đạt 297 triệu kWh, công suất lớn nhất dao động từ 14.000-15.500 MW. Tình hình cung ứng điện hiện đã có chuyển biến tích cực do xuất hiện mưa ở vùng núi phía bắc, tình hình thủy văn có cải thiện, lưu lượng nước về các hồ thủy điện miền Bắc đã tăng lên, mực nước hồ Hòa Bình lúc 7 giờ ngày 1.7 đạt 85,65 m, hồ Tuyên Quang đạt 98,26 m, các nhà máy nhiệt điện than mới bị sự cố đã vào vận hành trở lại...

. Theo TNO"

Có đúng không? Mong là đúng để "Câu mở của hai người Việt ở mùa này là"...Có điện rồi. Xin các bạn đừng trách vì sao tôi hay nghi ngờ. Nói thật tôi đã mất hoàn toàn lòng tin với mấy ..... điện lực, có thể lần này EVN nói đúng nhưng lòng tin trong tôi vẫn chẳng còn.
Thằng cháu nội của tôi hết lẻo nhẻo "kết tội" tôi, tôi thoát cảnh làm ... quạt để trở lại là...người, là anh thợ điện già đã về hưu.

CHẤM DỨT CẮT ĐIỆN LUÂN PHIÊN

Mừng cho dân ta, mừng cho các bạn, mừng cho tôi. TIN NÀY QUÁ VUI. CHÀO.

skeleton
02-07-2010, 03:34 PM
Đêm qua mình vừa phải thức gần trắng đêm để quạt cho 2 mẹ con ngủ, cũng may là do mình chịu khó quạt nhiều thời gian vừa rồi nên đến sáng nay vẫn không thấy tê tay. Chỉ có điều lên cơ quan mà mắt cứ lờ đờ. Nghĩ lại cũng khiếp thật, nếu cứ 1 tuần 3 buổi kiểu này chắc ốm mất.

saiyan1
02-07-2010, 03:43 PM
đất nước càng trên đà phát triển=>tỷ lê phát triển ngày càng tăng=>cắt điện,thiêu nguyên nhiên liệu.đất nước đã phát triển=> ít khi thiếu điện

laotam
06-07-2010, 06:27 PM
Người Hà Nội lại phờ phạc vì mất điện ban đêm

- Chưa kịp mừng vì sự cải thiện nguồn cung ứng điện thì đêm qua, 5/7, rất nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội bị mất điện nửa đêm giữa lúc đỉnh điểm nắng nóng, khiến người dân táo tác kiếm chỗ ngủ.


VietNamNet (http://vietnamnet.vn/kinhte/201007/Nguoi-Ha-Noi-lai-pho-phac-vi-mat-dien-ban-dem-920510/)

Hôm 1/7, Tập đòan Điện lực Việt Nam vui mừng thông báo, sẽ ngừng tiết giảm điện ở tất cả các địa phương. Điều đó nghĩa là, tình cảnh cắt điện luân phiên sẽ được chấm dứt.

Tổng công ty điện lực Hà Nội cũng cam kết đảm bảo cung ứng điện ổn định trong tháng 7/2010, nhất là cho kỳ thi tuyển sinh, đại học và đại hội Đảng các cấp.

Tuy nhiên, dường như “ông trời” không ủng hộ ngành điện Hà Nội. Chưa kịp mừng với sự cải thiện nguồn cung ứng điện quốc gia thì người dân Hà Nội giờ lại đối mặt với cảnh mất điện ban đêm vì.. quá tải!

“Đúng là một đêm “hãi hùng” vì mất điện! Nghe bảo, không cắt điện nữa mà đêm qua, nhà tôi ở phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, mất điện tới 3 lần,” anh Nguyễn Vinh, giám đốc một công ty chế biến đồ gỗ kể lại.

Năm ngoái, khi trận nóng 40 độ C bắt đầu “hòanh hành” ở Hà Nội vào trung tuần tháng 6, phường Thụy Khuê là một trong những điểm nóng về quá tải. Mùa hè năm nay, anh Vinh đã “di trú” tới căn nhà thứ 2 vừa mua ở đường Trần Duy Hưng. Nhưng vì ngay cạnh nhà mới của anh, lại có công trình cao ốc đang xây dựng, ban đêm công trường vẫn hoạt động ồn ào khiến anh không ngủ nổi. Anh tính về ngủ tạm ở nhà bố mẹ tại Thụy Khuê để tránh tiếng ồn.

Ai ngờ, anh lại chịu cảnh mất điện, y chang năm ngoái: 21h điện mất, 21h30: có điện, 22h lại mất điện, rồi lại có và 23h thì điện mất tới tận 2h 30 mới có điện trở lại.

Không chịu nổi nóng, anh Vinh phải đi thuê nhà nghỉ để ngủ trốn nóng. Nhưng, nhà nghỉ này cũng mất điện và phải chạy máy nổ nên chỉ chạy quạt chứ không chạy nổi điều hòa. Trong cái nóng hầm hập, anh Vinh ngủ chập chờn, chốc chốc lại gọi về nhà hỏi bà giúp việc xem có điện chưa?

"Mất điện vào cái đêm nóng như thiêu đốt, còn khiến ông hàng xóm như phát rồ, phát cuồng", anh Vinh kể. Bên cạnh nhà anh, ông hàng xóm không kiềm chế được, “chửi oang oang” ngành điện! Anh nói, ông hàng xóm ấy vốn là một công nhân vệ sinh, thử hỏi, đi quét rác đường phố về, nóng nực, mệt mỏi, chỉ mong về nhà nghỉ ngơi mát mẻ thì điện lại mất. Không phát điên với ngành điện mới là lạ.

Anh bức xúc: "Mất điện vì quá tải đã thành trường ca ở khu đường Thụy Khuê này. Vì từ 5-6 năm nay, cứ mùa hè, trời nóng là lại mất điện ban đêm. Không hiểu sao, ngành điện Hà Nội vẫn không khắc phục được? Trong khi bên kia đường Hoàng Hoa Thám, có mấy công trường xây dựng im lìm, không hoạt động ban đêm, vẫn thắp đèn công suất lớn chỉ để chiếu sáng, rất lãng phí.

Một điểm nóng khác về sự quá tải trạm biến áp, là khu vực tổ 36, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. Chị Khuê Oanh, ở tổ 36, phường Dịch Vọng than thở: nghe bảo trạm biến áp gần nhà đã nâng công suất gấp đôi mà sao vẫn điện vẫn phập phù. Khu nhà tôi bị mất điện từ 11h30 đêm và phải đến 2h sáng mới có điện trở lại.

Mất điện khiến chị phờ phạc cả đêm vì “chống nóng cho 2 con nhỏ”, cả đêm luôn tay quạt, rồi lại lấy khăn ướt, lau mồ hôi cho các con, cứ thế cho đến 2h sáng thì “điện về”.

Từ đầu mùa nóng đến giờ, hiện tượng điện đóm phập phù cũng đã lặp đi lặp lại nhiều lần ở khu này. Bi hài nhất là trước đó, ngay từ tối, vài người bạn của chị Khuê Oanh do bị mất điện ở nhà, đã kéo sang khu nhà chị trú nhờ vì tưởng, khu này đã được cải tạo nâng công suất trạm biến áp thì sẽ không bị quá tải nữa. Ai ngờ, tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa, điện vẫn mất như năm ngoái.

Những người dân ở khu đô thị Định Công cũng phải trải qua một đêm rã rời vì điện. Anh Hà Nguyễn, một cán bộ công ty truyền thông sống tại khu này than thở: “Khu nhà tôi mất điện liền tù tì 5 tiếng đồng hồ. Từ 21h30 đến tận 3h30 mới có điện trở lại.” Nhà có 2 cháu nhỏ, 1 cháu 3 tuổi, 1 cháu 5 tuổi, không ngủ được, khó chịu vì nóng nên quấy khóc, anh chị thì vừa quạt, vừa dỗ con. Còn tôi thì cả đêm, cứ lăn qua lăn lại, hết nằm lại ngồi dậy, ngóng điện! Đúng là khổ!

Anh Chí Hà, sống ở phường Trung Hòa kể, tối qua, khu nhà anh cũng bị mất điện. Hàng xóm phát cáu lên bảo: Đang thi cử, mà lại mất điện, thật phi lý!

Được biết, tại phường Dịch Vọng, trạm biến áp đã được điện lực Cầu Giấy nâng công suất từ 650kVA lên 1.000KVA. Nhưng dường như, nỗ lực này vẫn không thấm vào đâu so với nhu cầu tiêu dùng điện tăng mạnh vào ban đêm.

Hôm 5/7, sản lượng tiêu thụ điện của tòan Hà Nội đã lên tới gần 38 triệu kWh, công suất đỉnh lên tới 1.855MWh. Trong đợt nắng nóng hồi tháng 6, mức tiêu thụ điện cao nhất là 39,3 triệu kWh, tăng tới 25% so với cùng kỳ.

Tổng công ty điện lực Hà Nội cho biết, để khắc phục tình trạng quá tải như mùa hè năm 2009, 6 tháng đầu năm nay, điện lực Hà Nội đã đầu tư tới 1.500 tỷ cho các công trình lưới điện. Trong đó, đã đưa thêm một trạm biến áp 110kV và nhánh rẽ với tổng công suất 40MVA, 6 công trình cải tạo, nâng công suất TBA với tổng công suất tăng thêm là 177MVA, như các trạm 110kV Thượng Đình, Văn Điển, Tía, Vân Đình, Gia Lâm, Nghĩa Đô, Nội Bài. Ngòai ra, đơn vị này cũng đã triển khai thi công 592 TBA phân phối xuống 0,4KV với tổng công suất 254.295KVA.

Phụ tải tăng cao đột biến trong cùng một thời điểm là lý do chủ chốt dẫn tới mất điện ban đêm. Tuy nhiên, tình huống này đều là đã được ngành điện Hà Nội nắm bắt từ trước nhưng dường như, việc quá tải, mất điện ban đêm vẫn chưa được khắc phục tốt.

*
Phạm Huyền

laotam
06-07-2010, 06:43 PM
Trời nắng nóng, nổi điên giết người

Trời nắng nóng, một người tâm thần lên cơn điên đã rượt đánh nhiều người và giết chết một người dân vô tội…


Trời nắng nóng, nổi điên giết người - Sự kiện trong ngày - Dân trí (http://dantri.com.vn/c20/s20-407142/troi-nang-nong-noi-dien-giet-nguoi.htm)

14 giờ ngày 5/7, cơ quan công an đã hoàn tất việc khám nghiệm tử thi và bàn giao cho gia đình chôn cất nạn nhân Lưu Văn Thành (sinh năm 1949) trú tại tổ 2, thôn Thanh Sơn, xã Bình Định Nam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Ông Thành bị Nguyễn Đức Vinh đánh vào đầu chết tại chỗ vào lúc 4 giờ 30 phút rạng sáng ngày 4/7.



Theo hồ sơ của cơ quan công an xã Bình Định Nam cho biết, vào khoảng thời gian trên, ông Lưu Văn Thành từ chợ Hà Châu, thuộc địa bàn thôn Lý Trường, xã Bình Phú trở về nhà thì gặp Nguyễn Đức Vinh và bị Vinh dùng tuýp sắt rượt đánh.

Do sức yếu không chạy thoát kịp nên ông Thành đã bị Vinh đánh vào đầu chết tại chỗ. Trước đó, Vinh cũng đã dùng tuýp sắt rượt đánh nhiều người dân trong khu vực khi hắn trên đường về nhà sau trận bóng giữa hai đội Tây Ban Nha - Praguay vào rạng sáng ngày 4/7, nhưng tất cả đều chạy thoát thân.



Được biết, đối tượng Vinh bị mắc bệnh tâm thần đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hoà Khánh, TP Đà Nẵng và vừa trốn bệnh viện trở về nhà. Do trời quá nắng nóng nên Vinh nổi cơn điện loạn vác tuýp sắt đi đánh người và gây nên cái chết cho ông Thành.



Sau khi gây án, Vinh đã bị lực lượng công an huyện Thăng Bình bắt giữ và đưa về Bệnh viện tâm thần Hoà Khánh để điều trị.



Theo Vũ Trung

Vietnamnet

xuan2009
08-07-2010, 05:43 PM
" Câu mở của hai người Việt ở mùa này là:
Bên đấy có bị cắt điện không? "

Vẫn còn nguyên giá trị và và lời " Chấm dứt cắt điện luân phiên " cũng chỉ là lời nói suông ..Xạo. Đừng nói dối với dân chứ. Nếu chưa " Chấm dứt cắt điện luân phiên " thì chí ít cũng phải chấm dứt nói Xạo.
Buồn thật! nhưng rồi mọi việc cũng sẽ qua đi và cuối năm lại ...vượt qua mọi khó khăn....đã hoàn thành vượt .... Vỗ tay rầm trời ....rượu bia tràn trề ... mặt mày hớn hở...rồi ...rồi... THƯỞNG ... rồi năm sau có còn cắt điện nữa không. Cái này trời còn không biết nữa huống hồ chi mấy anh dân quèn "người trần mắt toét" như tôi (Mắt bị toét vì tội cứ trợn mắt lên chờ điện).
Tôi một anh điện già đã về hưu cảm thấy xấu hổ.

laotam
08-07-2010, 10:36 PM
Hà Nội: Nắng gắt, cá chết nổi đầy hồ Giảng Võ

Trời nắng nóng kéo dài, cộng thêm tình trạng nước ô nhiễm đã khiến cho hàng nghìn con cá rô phi chết nổi lều phều trên hồ Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội).


VietNamNet (http://vietnamnet.vn/xahoi/201007/Ha-Noi-Nang-gat-ca-chet-noi-day-ho-Giang-Vo-921011/)

Trong khoảng 3 ngày lại đây, hiện tượng cá chết bất thường vì nắng nóng đã tăng cao tại hồ Giảng Võ.
Chiều 8/7, P.V VietNamNet có mặt tại hồ này ghi nhận tình trạng cá chết hàng loạt. Từ trên bờ, chỉ cần quan sát bằng mắt thường có thể thấy vô vàn đốm trắng xuất hiện trên mặt hồ, kéo dài suốt từ khu vực giáp với Khách sạn Hà Nội, cho đến trước cửa Trường tiểu học Kim Đồng.



Mùi xú uế bốc lên khá rõ. Xuống sát mép hồ có thể quan sát thấy hàng nghìn con cá nằm phơi xác, chủ yếu là loại cá rô phi nằm mắc kẹt trên kè đá. Càng đi về phía cửa cống xả giáp đường Ngọc Khánh tình trạng cá chết diễn ra càng nhiều. Đặc biệt xác cá mắc kẹt đầy trong một cửa cống tại đây, điều đó cho thấy có thêm yếu tố ô nhiễm môi trường.



Theo phản ánh của một số người dân sống ở toà chung cư A6 gần hồ, tình trạng cá chết đã diễn ra rải rác cách đây chừng hơn 1 tuần, song đặc biệt tăng cao trong khoảng thời gian Hà Nội diễn ra đợt nắng nóng mới này.

laotam
09-07-2010, 07:17 PM
Sau nắng nóng bất thường, bão lũ lại dồn dập
(Dân trí) - Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa họp bàn khẩn cấp trước những thay đổi bất thường của thời tiết. Dự báo sau nắng nóng kéo dài bất thường, hạn hán nghiêm trọng, có thể bão lũ sẽ dồn dập đổ về với diễn biến khó lường.


Sau nắng nóng bất thường, bão lũ lại dồn dập - Sự kiện trong ngày - Dân trí (http://dantri.com.vn/c20/s20-407795/sau-nang-nong-bat-thuong-bao-lu-lai-don-dap.htm)
Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, xung quanh vấn đề này:

Đã sang đến tháng 7 (vào mùa mưa) nhưng cả Bắc Bộ và Trung Bộ vẫn phải đương đầu với nắng nóng kéo dài bất thường, có lúc vượt 40 độ C. Hiện tượng này có phải là nguyên nhân khiến ngành khí tượng phải triệu tập cuộc họp bất thường để đưa ra những dự báo mới về diễn biến thời tiết từ nay đến cuối năm?

Trên thực tế, năm nay mọi diễn biến thời tiết đều dị biệt so với mọi năm. Nếu mọi năm, bắt đầu từ tháng 5 đã xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) thì năm nay hiện tượng này xuất hiện rất muộn. Thay vào đó, trong 2 tháng đầu mùa lại tiếp tục xảy ra 6 đợt nắng nóng khá gay gắt và kéo dài hơn so với cùng cùng kỳ năm 2009. Đặc biệt, trong tháng 6 đã xảy ra 1 đợt nắng nóng gay gắt, trên diện rộng và kéo dài kỷ lục tính trong gần 50 năm trở lại (từ ngày 8-20/6) tại các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ, đặc biệt tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Trước những diễn biến này cùng những nghiên cứu khác, chúng tôi đã phải họp bàn để đưa ra dự báo điều chỉnh cho mùa mưa bão sắp tới. Bởi nhiều khả năng, năm nay mưa bão sẽ đến muộn, nhưng lại diễn biến rất phức tạp khó lường.
Nguyên nhân của những đợt nắng nóng bất thường này từ đâu thưa ông? Ông dự đoán sẽ còn xảy ra bao nhiêu đợt nóng trong tháng 7 này tại Bắc Bộ và Trung Bộ?

Do ảnh hưởng của El. Nino đã tác động đến Việt Nam từ năm ngoái, khiến mùa mưa kết thúc sớm trên cả nước, hệ thống sông hồ đều rơi vào tình cảnh thiếu nước. Đến tháng 5/210, nó vẫn tác động đến nhiều quốc gia trong đó có VN, gây nắng nóng kéo dài và bất thường, càng khiến tình trạng khô hạn thêm nghiêm trọng. Tuy nhiên hiện tượng El. Nino đang có xu hướng dần chuyển sang La Nina. Nên đợt nắng gay gắt trong đầu tháng 7 vừa qua được nhận định là do chịu ảnh hưởng quá trình chuyển tiếp của trạng thái thời tiết.

Tuy nhiên, chỉ đến giữa tuần sau (khoảng 14-15/7) miền Bắc sẽ chấm dứt những đợt nắng nóng gay gắt và kéo dài. Thay vào đó là các đợt mưa xen kẽ giữa những đợt nắng nóng ngắn ngày. Dự báo các đợt mưa lớn có khả năng xảy ra tập trung trong cuối tháng 7 và tháng 8/2010.

Nhưng nắng nóng tại miền Trung vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Từ nay đến cuối tháng 7, chưa nhìn thấy dấu hiệu vùng này sẽ xuất hiện mưa. Vì thế, tình trạng khô hạn tại miền Trung trong thời gian tới rất đáng ngại.
Cơ quan khí tượng lại đưa ra dự báo rất đáng lo: Sau nắng nóng, hạn hán diện rộng, mùa mưa, bão, lũ năm 2010 có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina, với diễn biến phức tạp, bão mạnh, lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất dồn dập đổ về. Khu vực nào được cảnh báo có thể xảy ra nhiều bão, lũ nhất và bắt đầu từ bao giờ, thưa ông?

Dự báo năm 2010, số lượng bão và ATNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông có khả năng thấp hơn một ít so với trung bình nhiều năm (TBNN), khoảng 10- 12 cơn (TBNN khoảng 14 - 15 cơn). Tuy nhiên, số cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam lại tăng, từ 6 - 7 cơn (TBNN là 5 - 6 cơn). Đáng lưu ý là bão sẽ đến muộn và nhiều khả năng sẽ dồn dập đổ về khu vực miền núi thuộc Bắc Bộ, khu vực miền Trung và tiến sâu vào Tây Nguyên.

Các tỉnh Bắc Trung Bộ cần đề phòng khả năng có mưa lớn đến muộn vào các tháng 9 - 11.

Cụ thể, đỉnh lũ cao nhất năm 2010, trên các sông chính ở Bắc Bộ có khả năng xuất hiện vào tháng 8; trên các sông ở Thanh Hóa, Bình Thuận vào tháng 8 và 9; trên các sông từ Nghệ An đến Quảng Bình và Tây Nguyên vào tháng 9 và 10, các sông từ Quảng Trị đến Ninh Thuận vào tháng 10 và 11 và trên sông Tiền, sông Hậu vào đầu tháng 10.
Xin cảm ơn ông!


La Nina là hiện tượng biển lạnh đi ở trung tâm Thái Bình Dương và khi hiện tượng này xảy ra, sẽ mưa nhiều hơn, ẩm nhiều hơn ở vùng lục địa. Hệ quả là Việt Nam và các nước trên bán đảo Đông Dương sẽ xuất hiện mưa là lũ nhiều hơn bình thường. La Nina xuất hiện cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ chế của bão.

Phạm Thanh
(thực hiện)

laotam
09-07-2010, 07:19 PM
Nắng nóng gay gắt tiếp tục đe dọa việc cấp điện
(Dân trí) - Nhiều hồ thủy điện miền Trung, miền Nam đã về sát mực nước chết; hàng loạt sự cố trên đường dây và các nhà máy điện liên tiếp diễn ra gây ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp điện trong tuần đầu tháng 7 dưới thời tiết nắng nóng gay gắt.


Nắng nóng gay gắt tiếp tục đe dọa việc cấp điện - Sự kiện trong ngày - Dân trí (http://dantri.com.vn/c20/s20-407714/nang-nong-gay-gat-tiep-tuc-de-doa-viec-cap-dien.htm)

Trong tuần đầu tiên của tháng 7, Bắc bộ và Bắc Trung bộ tiếp tục hứng chịu đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ ngoài trời có ngày lên đến 45oC, trời hoàn toàn không mưa.

Kể từ ngày 1/7, Tập đoàn Điện lực Việt Nam không thực hiện điều hòa phụ tải tại các địa phương (trừ trường hợp bất khả kháng), phụ tải hệ thống điện đã tăng rất cao.

Theo báo cáo của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện trung bình 7 ngày đầu tháng 7 là gần 310 triệu kWh/ngày, tăng hơn 24% so với các ngày tuần đầu tháng 7/2009, riêng miền Bắc tăng gần 33%, sản lượng cao nhất đạt gần 330 triệu kWh (ngày 6/7).

EVN cho biết, lưu lượng nước về các hồ trong những ngày đầu tháng 7 đều thấp ở cả 3 miền. Do không có mưa trên lưu vực, các hồ thuỷ điện miền Trung, miền Nam như Ialy, Hàm Thuận, Trị An, Thác Mơ, v.v... đã về sát mức nước chết (Trị An còn 31 cm, Hàm Thuận còn 19 cm, Thác Mơ 75 cm, Ialy còn 60 cm).

Các nhà máy thuỷ điện bắc miền Trung như Bản Vẽ, Cửa Đạt chỉ phát sản lượng thấp do không có nước. Riêng hồ Hòa Bình ở mức 85,23m (trên mức nước chết hơn 5m), hồ Tuyên Quang hơn 97m (trên mức nước chết hơn 7m), hồ Thác Bà hơn 46m (trên mức nước chết 50 cm).

Một số nguồn nhiệt điện than mới ở khu vực phía Bắc vừa qua có sự cố như TM 2 Nhiệt điện Quảng Ninh (dự kiến 8/7 đốt lại), tổ máy S1 NĐ Sơn Động (ngừng để sửa chữa, cải tạo lò, dự kiến cuối tháng 7 xong), TM 1 Nhiệt điện Quảng Ninh (ngừng sửa chữa bơm cấp và đường thải xỉ than đáy lò, dự kiến ngày 14/7 đốt lại).

Do nắng nóng gay gắt, phụ tải tăng cao, nhiều hồ thủy điện đã về mực nước chết, trên hệ thống điện đã xuất hiện tình trạng đầy, thậm chí quá tải một số đường dây và trạm biến áp (khu vực Tân Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Bình,...), nhất là đường dây 500 kV Bắc - Nam. Các đường dây 220 kV mua điện Trung Quốc phải vận hành rất căng thẳng, truyền tải công suất và điện năng cao. Trong giờ cao điểm, đã xuất hiện tình trạng điện áp và tần số hệ thống giảm thấp - là nguy cơ gây sụp đổ hệ thống.

Đặc biệt là đêm 8/7, trên hệ thống 500kV đã xảy ra sự cố, gây nhảy các đoạn đường dây Pleiku - Di Linh, Pleiku - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Hà Tĩnh, và 1 mạch đường dây Nho Quan - Hà Tĩnh, và MBA 500kV Hà Tĩnh, gây mất liên kết trên hệ thống điện 500kV, gây sự cố các tổ máy nhà máy điện Cà Mau, nhà máy điện Phú Mỹ, các nhà máy Buôn Kuốp, Sông Hinh, Serepok 3, 4, tổ máy S7 nhiệt điện Uông Bí mở rộng,... Sự cố đã gây ảnh hưởng đến cấp điện khu vực miền Trung (khoảng 700 MW) và miền Bắc (khoảng 2.000 MW).

Lan Hương