Congaco_H1R5
24-06-2009, 02:56 PM
Phần I
Thân phận của Tốt trên bàn cờ, còn tùy thuộc vào từng quan niệm của mỗi kỳ thủ...
LỜI DẪN
Cờ Tướng là một trong những môn thể thao trí tuệ được ưa thích nhiều nhất. Không mấy ai là không biết chơi cờ Tướng và không biết "lời bàn" về một vài giai thoại trong thú tiêu khiển thanh cao này. Sự phổ cập đa dạng và phát triển tột độ của bộ môn cờ Tướng, thiết tưởng không cần phải dẫn chứng dài dòng.
Nếu thú chơi cờ Tướng đã trở nên thông dụng và phát tiển mạnh như vậy, thì những giai thoại về Làng Cờ, những cuộc tranh luận về thế cờ, ván cờ, hoặc về một giải cờ nào đó; về những danh thủ nổi tiếng một thời, về những kỳ phổ hay ho tưởng đã thất truyền nhưng nay lại thấy in ấn và xuất bản… chắc chắn là nhiều vô kể. Rõ ràng nếu muốn lạm bàn về cờ Tướng, sẽ có lắm đầu đề để chọn lựa, mà đầu đề nào cũng có nhiều sự kỳ bí, biến hoá, không thể "lời bàn" cho thật cặn kẽ, thấu đáo hết được. Ở đây, chỉ xin đề cập đến một khiá cạnh nhỏ trong thú chơi cờ Tướng, liên quan tới một trong những quân cờ mà vốn thường có lắm dư luận đánh giá rất khác nhau về tính cách vinh nhục của nó: quân Tốt (cũng gọi là Chốt). Thật thế, chính là quân Tốt, một quân "bộ binh" chiếm số lượng nhiều nhất trong số các quân binh chủng khác trên bàn cờ Tướng: 10 quân, (trong trường hợp ở Cờ Vua, Tốt còn được gọi là Binh, có tới 16 quân), có tính cách rất phức tạp. Thân phận của Tốt trên bàn cờ, còn tùy thuộc vào từng quan niệm của mỗi kỳ thủ, bởi vì Tốt là quân yếu nhất, khả năng ứng biến chậm chạp, di chuyển từng nấc một, đem so với những Xe những Pháo thì thật là hết sức chênh lệch. Có nhiều đánh giá về Tốt rất khác nhau tuỳ vào sự thắng bại của từng ván cờ riêng biệt…
Người đời thường ví von, gọi nhau, xem nhau như là quân Tốt đen trong một Ván Cờ Đời lắm nỗi đa đoan, oan trái. "Những thằng Tốt đen trong cuộc đời này" - đó là lời cảm thán đầy thái độ căm phẫn, hoặc cam chịu, chấp nhận. Nhưng lời khuyên duy nhất có thể đưa ra là, trong một ván cờ giao đấu thật sự theo nghiã đen cũng như trong thân phận mỗi người giữa dòng đời trôi nổi, người ta phải học cách nhận diện đúng đắn những quân Tốt đen hiện hữu chung quanh, để chọn lựa cho mình một thái độ hành xử thích hợp, xem trọng đạo lý và đề cao đức độ, mà không đến nỗi bị thua thiệt cũng như không làm mất đi nhân cách của mình. Bài học về Tốt đen rất có giá trị trong bất cứ giai đoạn nào của ván cờ, cũng như trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc đời mỗi người trong tất cả chúng ta…
Sau đây là một vài điều xin được nhận xét về tính cách của quân Tốt:
TỐT: ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ TƯ TƯỞNG PHONG KIẾN
Con vua thì lại làm vua - Con sãi ở chùa thì quét lá đa…
Trong trường hợp này thì đúng quá, vì Tốt cho đến cuối đời, cũng vẫn là thân phận Tốt, không khá hơn được. Cờ Tướng mang hệ tư tưởng phong kiến rất rõ, khác với cờ Vua, là sau khi quân Binh đã trải qua "đoạn đường chiến binh" đầy gian nan khổ ải, nhưng đi đến hàng ngang cuối cùng, thì lại được phong cấp rất chi cao trọng, ngang hàng với những nào là Hậu, Xe, Tượng, Mã. Thậm chí quân Binh trong cờ Vua còn có mục đích và cứu cánh rõ rệt, là làm thế nào để được sống sót và đạt đến vị trí vinh quang nhất, (ở hàng ngang chót cùng trên bàn cờ) để có thể, tùy ý người chơi, trở nên quân cờ mạnh nhất, với sức tàn phá khủng khiếp nhất.v.v… Nhưng ở cờ Tướng thì không, quân Tốt đã có số phận an bài rồi. Cho dù Tốt có làm nên được chiến công hiển hách cách mấy, như tiêu diệt được vài quân thù, phá nát được hệ thống phòng thủ đối phương tạo điều kiện cho quân chủ lực tiến công dứt điểm dành thắng lợi.v.v… thì cũng chẳng được trả công hay thăng cấp, tưởng thưởng gì cả: Tốt cũng vẫn là Tốt cho đến tàn cuộc cờ thì thôi. Không những vậy, Tốt rất lấy làm hãi sợ, tủi hổ, khi bị buộc phải tiến đến hàng ngang cuối cùng của bàn cờ. Hệ tư tưởng phong kiến ở trong cờ Tướng được thể hiện rõ nét qua quân Tốt là như thế, chưa nói thêm là còn có quân Tướng, chẳng bao giờ ra khỏi hoàng cung cả, rất cách biệt với quần chúng. Nên nhớ ở cờ Vua, thì quân Vua đi kinh lý rất xa, có mặt khắp nơi không hạn chế…
TRẺ SƠ SINH TRONG KHAI CUỘC
Trong khai cuộc, thường thì chưa thấy sự hiểm nguy do Tốt đem lại, bởi vì lúc này cả 2 đấu thủ chỉ lo bố trí lực lượng chủ lực để chuẩn bị tham chiến mà thôi. Vai trò của Tốt trong giai đoạn này thường chỉ là khai thông cho tam hoặc thất lộ Mã, hoặc khi đối phương đi đơn đề Mã (Mã nhảy lên bên tả hoặc hữu chứ không lên giữ Tốt đầu) thì Tốt 1 hay Tốt 9 được tiến lên để phong toả quân Mã này. Đặc biệt, Tốt 5 ít khi được điều động tiến lên, trừ khi phải nhường vị trí cho Mã đội hay có Ngọa Tâm Pháo yểm trợ ở phía sau, thì cũng phải qua dăm bảy nước đi trước đó. Trong giai đoạn này, số phận của Tốt rất hẩm hiu, tội nghiệp. Tốt sẵn sàng bị chết non, bị hy sinh uổng mạng, bị tiêu diệt không thương tiếc, cho dù chưa được triển khai với bất cứ ý đồ gì. Khi đối phương bình Xe ăn Tốt đè Mã hoặc sử dụng Phi Pháo chém loạn xạ (!), hoặc Pháo đầu khơi mào cuộc tàn sát đầy hào hứng, nổ ngay tọa độ Tốt 5 giữ cửa, thì lực lượng Tốt bị thiệt hại nhiều lắm. Nếu gặp những đấu thủ thích lấy sự chém giết làm điều vui thú thì ôi thôi, chỉ sau dăm ba nước đi, là binh chủng Tốt chẳng còn được mấy mống. Chỉ có một trường hợp Tốt được gọi là Tiên nhân chỉ lộ, được điều động ngay trong nước đi đầu tiên, thì có khác hơn một chút. Lúc này Tốt 3 hoặc Tốt 7 được giữ ấn tiên phong, được khoác cho một chức danh giả là minh tu (sửa) Sạn đạo (Hán Sở Tranh Hùng) để chuẩn bị cho quân chủ lực theo đó tràn sang trận địa đối phương. Giả bộ đấy thôi, vì khi Tiên nhân chỉ lộ tiến sang hà, thăm dò phản ứng của đấu thủ, thì thường là tiên nhân bất đắc dĩ này không thọ lâu được, cầm chắc cái chết. Nhưng rất hiếm khi các kỳ thủ sử dụng phương án này, vì tiên nhân chỉ lộ là một ý đồ được thực hiện mang tính nghiêm túc không cao, ít khi mang lại hiệu quả. Tóm lại, trong giai đoạn triển khai bố trí lực lượng, Tốt rất tội nghiệp, như trẻ sơ sinh vậy, chưa gây nên tác hại gì cho ai, không những vậy mà còn lắm phen bị thác non rất thảm thương.
KẺ KHIÊU KHÍCH
Sau khi đã giàn quân xong xuôi, bắt đầu vào trung cuộc, hai bên đấu thủ chuẩn bị tiến hành một cuộc trường chinh. Nước đi đầu tiên để chuẩn bị cho cuộc chinh chiến trường kỳ này thường là cho Tốt tiến lên hà, đối diện với Tốt đối phương. Vị trí này trở thành điểm nóng đầu tiên trên bàn cờ đang thi đấu. Hỗ trợ cho Tốt thường là những binh chủng chủ lực ở tuyến sau. Tốt này bèn được gọi là Tốt thí, bởi vì có bị giết chết cũng không sao, nhưng sẽ tạo điều kiện cho các quân binh chủng yểm trợ tiến lên để giữ được những vị trí trọng yếu nhằm chiếm ưu thế. Mọi sự chú ý của đối phương đều dồn cả vào vị trí đang tranh chấp này, mà thường phải giải quyết sự khiêu khích do Tốt khơi mào. Thế nên sau khi tiến lên hà, Tốt khiêu khích sẽ bị Tốt đối địch giết tươi liền. Bị giết là phải, bởi vì khi tiến lên đứng bên này sông, nhìn ngó ngang ngược qua phía bên kia, đối diện với Tốt đối phương, sự khiêu khích đã trở nên quá rõ ràng khó có thể tha thứ được. Có đến 8, 9 trong 10 trường hợp, đấu thủ khỏi cần suy nghĩ nhiều, cứ thấy bị Tốt khiêu khích là tiêu diệt ngay. Chỉ trừ khi đấu thủ là một danh thủ có nhiều kinh nghiệm kỳ cuộc, tạm thời ẩn nhẫn đưa Xe lên tuần hà, hoặc lên Tượng phòng thủ, với ý niệm rằng Tốt nọ rồi cũng không sống nổi đâu mà! Tốt thí có lẽ số phận đang chỉ mành treo chuông, run như cầy sấy, không hề mong muốn bị loại ra khỏi cuộc chơi một cách chóng vánh như vậy. Vậy mà có khi cũng được gọi là cảm tử quân, sẵn sàng chết không tiếc thân. Như vậy, để khởi đầu cho một cuộc trường chinh, để có cớ đem quân sang trận địa đối phương nhằm (trả thù) cho một con dân (!) sẽ bị giết chết, vừa bị giết chết, Tốt được điều động tiến lên hà, công khai khiêu khích đối phương, thái độ gây hấn không cần dấu diếm, rất đáng ghét. Và, cuộc cờ từ đây bắt đầu đi vào trung biến lắm phức tạp, mà rõ ràng khuấy động sự bình yên ban đầu chính là quân Tốt khiêu khích vậy.
Phần II
Dù vậy, Y vẫn không quên mục đích của mình là tiến lên, và chỉ biết tiến về phía trước mà thôi. Nhưng đột nhiên, Y trở nên hung hãn hẳn lên...
KẺ SÁT NHÂN
Thế nhưng vì một lý do nào đó, giả sử nếu đối phương cho rằng nếu tiêu diệt Tốt khiêu khích này thì sẽ bị hăm dọa bởi một mối hiểm nguy đến từ phía khác cấp bách hơn; thế là đành phải chọn phương án thực hiện hoá giải mối hiểm nguy đó trước đã.
Trong trường hợp này nếu để chọn lựa giữa 2 đối tượng chống trả, Tốt khiêu khích vẫn bị đấu thủ đánh giá thấp hơn. Chính vì sự lựa chọn này mà vô tình, Tốt nọ sẽ được sống sót. Thế là Y trở nên hãnh tiến, ung dung tiêu diệt Tốt đối diện và tiến sang hà. Y đã thoát hiểm một lần, giờ thì để sống còn, Y phải giết đã, để nếu có chết thì cũng thỏa mãn là đã giết được kẻ ngang cơ với mình, rồi chết cũng cam. Vả chăng cơ may để thoát hiểm lần thứ 2 là không thể có được, rất hiếm khi xảy ra. Thế thì phải giết, cứ giết cái đã, giết để vượt sông, để thoát khỏi cơn bĩ cực, để thoát ra khỏi cái thực tại đáng sợ, là tử thần đang chực chờ trước mặt. Có đến 8, 9 trong 10 trường hợp, Tốt khiêu khích nọ liền trở thành kẻ sát nhân sau khi được đối phương tha thứ không giết, thế mới lạ! Không bao giờ có một dẫn chứng rõ rệt hơn về thái độ của Tốt đã lấy oán trả ân, thà phụ người còn hơn bị người phụ, giết người đã không nỡ giết mình, như nhân vật Tào Tháo trong truyện Tam quốc vậy. Khiêu khích đối phương mà không thấy phản ứng, tưởng không còn chi để phải dè chừng nữa, bèn làm tới luôn, lấy phương châm đạp đổ để tiến thân làm câu chỉ đạo, thẳng tiến vượt sông, bất chấp tội ác. Hỡi ơi, Tốt tàn bạo đến là dường nào!
KẺ CUỒNG SÁT
Thế là Tốt đã đặt được một chân lên phòng tuyến của đối phương, sau khi đã thoát cảnh hiểm nghèo bắn chậm thì chết và trở thành kẻ sát nhân không gớm tay. Giờ đây không còn có chi có thể làm cho Y sợ hãi, có thể làm cho Y cùn nhụt nhuệ khí nữa rồi. Giả sử có phải hy sinh ngay bây giờ thì Y cũng lấy làm thỏa mãn mà chết, sung sướng mà chết, vì Y cho rằng đã trả nợ núi sông rồi, đã mạng đổi mạng theo lẽ… công bằng rồi, không hề chết oan đâu. Y tự hào về chiến tích của mình, là đã tiêu diệt được một đối thủ sừng sỏ đã cả gan ngăn cản sự tiến thân hứa hẹn nhiều vinh quang (!) của Y. Đã sang sông được rồi, và từ vị trí mới mẻ này, Y có thể đưa mắt nhìn về cả 3 phía, phía tả, hữu, và dĩ nhiên, cả ở phía trước, vốn là sở trường của Y. Giờ đây Y có thể kết bè, tụ đảng, giao hảo với cả 2 bên tả hữu. Dù vậy, Y vẫn không quên mục đích của mình là tiến lên, và chỉ biết tiến về phía trước mà thôi. Nhưng đột nhiên, Y trở nên hung hãn hẳn lên. Đã đành Y sẵn sàng tiêu diệt kẻ nào ngăn cản đường tiến thủ của Y, nhưng ngay cả những kẻ vô can ở hai bên không hề gây khó khăn cho sự thăng tiến của Y, Y vẫn ra tay sát hại như thường. Như kẻ sát nhân khát máu, Y thích nhìn cảnh máu chảy đầu rơi, thích cảnh tàn sát, chết chóc. Y lăm lăm tìm giết, giết càng nhiều càng thấy thích thú. Y như mặc cảm về sự thấp hèn của bản thân, nên càng giết được nhiều người, Y càng như khẳng định được giá trị của mình(!). Y sẵn sàng thí, sẵn sàng đổi, vì Y biết rõ mạng cùi của Y, thân phận kém cỏi của Y còn lâu mới bằng được người. Y cho là khi được cùng chết với ai thì vô hình trung, Y được xem như bằng với người đó, ngang hàng với người đó. Ý nghĩ của Y thật nông cạn, toan tính của Y thật hẹp hòi. Đầu tiên là vì giữ mình, Y phải giết. Nhưng khi đã được sống rồi, thì Y biến đổi hẳn. Có thể tham vọng của Y trở nên lớn hơn chăng! Tóm lại, khi Tốt đã sang sông được rồi thì tự nhiên trở nên hung tợn khôn lường, gặp ai giết nấy. Thật đáng hãi sợ vô cùng cho kẻ tiểu nhân liều mạng. Ghê thay!
KẺ LĂNG NHỤC
Thế là Tốt đã trở thành kẻ cuồng sát, thành tên hung bạo đến tột cùng khi thẳng tay giết chóc không chút nao lòng. Mỗi lần ra tay hạ sát được một quân chủng nào của đối phương thì giá trị của Tốt như được thăng tiến thêm lên, vai trò như quan trọng hơn lên! Sự đánh đổi nhiều khi trở nên hết sức chênh lệch, vì Tốt đã gây nợ máu nhiều quá mà vẫn còn… sống sót! Thế nhưng không phải lúc nào Tốt cũng thoả mãn được tính hiếu sát, bởi khả năng di chuyển chậm của Y làm phạm vi chém giết bị hạn chế rất nhiều. Thì cũng có lắm trường hợp, do không giết ngay đươc, Tốt bèn công khai bộc lộ ý đồ lăng nhục rủa sả đối tượng không tiếc lời. Tốt đi qua, đi lại, (chứ không tiến lên, vì tiến lên có thể bị tiêu diệt), để không cho kỵ binh Mã đối phương nhảy lên bàn hà, hoặc để không cho khẩu đại Pháo quân địch khai hỏa, không cho chiến Xa kẻ thù xuất trận. Tốt làm như kẻ phá thối, gây sự tức tối khôn tả cho đối phương. Bởi vì lúc này Tốt không tạo được tình thế hiểm nguy nào về phía địch quân cả, Tốt cũng không tiêu diệt được đối tượng nào cả. Nhưng sự lăng nhục thái quá của Y có thể làm đối phương thiếu kiên nhẫn, không chịu đựng được nữa. Và thế là, sách lược sỉ nhục kế của Tốt đã đem lại kết quả, các lực lượng yểm trợ lúc này theo đó ào ạt dâng lên. Khi các quân binh chủng kia tha hồ khai thác sự sơ suất của quân địch, thì chắc hẳn rằng Tốt đang ha hả cả cười vì sự thắng lợi giai đoạn của mình. Lăng nhục kế rất lợi hại, mà chỉ có Tốt mới thực hiện được. Ta hẳn còn nhớ luật Cờ Tướng chỉ cho phép Tốt (và cả Tướng) được trường tróc để cầu hoà, hoặc thậm chí bắt đấu thủ phải thực hiện nước đi khác, nếu không phải xử thua. Thế thì còn ai hơn Y khi được sử dụng vào mục đích lăng nhục đối phương cho đến kỳ thân bại danh liệt thì mới thôi! Đáng giận thay, hận thay, hỡi kẻ tiểu nhân đắc thế kia!
TAI HỌA LỚN DẦN
Từng bước, từng bước, Tốt tiến lên, gần vào đến tuyến phòng ngự của địch quân. Tai họa lớn dần. Đối phương đã được chứng kiến sự vong ân bội nghĩa của Tốt lúc mới vượt sông, phải trốn chạy bởi sự cuồng sát thái quá của Tốt lúc đang hãnh tiến, phải lãnh đủ sự sỉ nhục vô hạn của Tốt lúc đã đắc thế, để đành phải nhìn nhận Tốt như là một địch họa tồi tệ nhất trong lịch sử kỳ cuộc thề gian. Lang sói đã ngồi trên thềm nhà còn nói chuyện nhân nghĩa gì nữa! (Hồng Lâu Mộng). Tới lúc này, mọi quân binh chủng đang chiến đấu ở bất cứ vị trí nào nơi tiền phương, đều phải lập tức trở về cứu ứng và cùng với lực lượng phòng vệ, phải ngăn chặn bằng bất cứ giá nào bước tiến của Tốt. Mọi sự so sánh phân định giá trị thân phận giờ đây không còn ý nghĩa gì nữa, và bị đảo lộn một cách chua xót. Lỡ thế hai Xa đành bỏ phí Gặp thời một Tốt cũng thành công (Thơ Hồ Chí Minh). Đối phương hẳn có thể đang ngậm ngùi tiếc hận bởi đã bỏ sót không tiêu diệt Tốt kia, mà trước đó đã từng nhìn nhận là vô hại, là trẻ sơ sinh, là mối hiểm họa còn ở xa (!)… Than ôi, liệu cơ hội để sửa chữa sai lầm có còn không, vì kẻ cướp đã vào nhà rồi, lực lượng phòng vệ đã tan nát hết rồi, có khi Tướng Quân không mảnh vải che thân lạnh lùng run rẩy đứng vươn cổ giơ tay chịu trói là khác! Ta còn nhớ trong Chiếc Lư Đồng Mắt Cua, nhà văn Nguyễn Tuân đã kể cho nghe hình ảnh của một danh thủ Bắc hà ngã gục xuống giữa sân đình làng trong một ván Cờ Người lịch sử, vì uất ức quá độ, ú ớ không nói được tiếng nào đến sùi cả bọt mép và trở nên tê bại vĩnh viễn toàn thân kể cả á khẩu cho tới hết đời, chỉ vì một quân… Tốt đen. Lại cũng trong phim Ván Bài Lật Ngửa, kỹ sư Nguyễn Thành Luân (Nguyễn Chánh Tín thủ vai) bị thua tan tác trong một ván cờ giải trí ở Dinh Độc Lập Sài gòn (cũ) cũng chỉ bởi một quân Tốt ở tàn cục, do ngài cố vấn Ngô Đình Nhu (Lâm Bình Chi thủ vai) điều động chỉ huy... Ngô Đình Nhu còn nói: "Khi Tốt đã vào đến Cung Tướng, hắn trở nên hết sức nguy hiểm (!)…". (Cái độc đáo của nhận định này theo ta phải hiểu là vai trò của Nguyễn Thành Luân lúc đó). Như vậy, khi Tốt đã gần vào đến trung cung Tướng đối phương, tai họa càng lúc càng trở nên hiển nhiên, tình thế trở nên cấp bách và ngặt nghèo. Tốt đã gieo rắc sự khủng khiếp trên khắp các tuyến phòng ngự của địch thủ, bởi sự không nhân nhượng khoan thứ và nhất là bởi sự không quên thân phận của mình. Nỗi uất ức khôn cùng của đấu thủ là ở điểm này: chỉ là một quân Tốt quèn thôi, trước đây đã từng đưọc tha cho không giết, nay bỗng dưng trở nên đắc thế, phùng thời hãnh tiến, hung tợn, chẳng còn biết trời cao đất dày là gì nữa, lầm lì tiến tới mang theo biết bao nỗi kinh hoàng không tưởng tượng nổi. Cái giá phải trả cho sự khoan thứ trước đây đối thủ đã dành cho Tốt giờ trở nên quá ư đắt đỏ: buông cờ đầu hàng vô điều kiện trong nỗi tủi nhục không bút nào tả xiết!
TỐT CẦU HOÀ
Nhưng cũng có khi Tốt không dành được thắng lợi chung cuộc sau khi đã hãnh tiến hung bạo một thời. Y đứng thộn ra, ngẩn ngơ tẽn tò đơn độc ở bên trận địa đối phương, không lực lượng hỗ trợ, không ô dù che đỡ. Y như nhận thức được rằng khả năng hạn chế của Y không hề làm cho đối phương phải bó tay chịu trói hay run sợ như Y hằng mong muốn. Y như ngao ngán trấn tĩnh lại và chợt hiểu rằng thì ra men say chiến thắng nhất thời mau phai làm sao! Y đứng phân vân giữa ngã ba đường, tiến không dám mà lùi thì cũng không xong (luật chơi không cho phép). Y nhìn qua hai bên tả hữu trống trải, những kẻ cựu thù đều đã khuất bóng cả rồi, không còn ai để cho Y có thể diễu võ dương oai nữa. Có thể chăng Y cũng ân hận phần nào vì tính hiếu sát của mình, gây nên quá nhiều chuyện ân oán giang hồ không cần thiết, để đến giờ không được chung hưởng niềm vui thắng lợi đáng ra phải có? Hoặc biết đâu Y cũng cảm thấy quá tiếc nuối vì sự vội vã, làm ra vẻ ta đây là kẻ đang mang tử thần đến tiêu diệt đối phương, thì lại làm đối phương cảnh giác và chỉnh đốn lại hàng phòng ngự. Thế là xôi hỏng bỏng không, ý đồ của Tốt đã lộ liễu quá thì vị tất chẳng làm nên chuyện lớn đặng! Cũng có khi Y đang vò đầu bứt tai vì những chuyện tẹp nhẹp mà lẽ ra Y không nên mắc phải chỉ vì bận bịu lo bôi lọ và sỉ nhục đối phương, để thoả mãn sự tự ti vốn đã tiềm tàng sẵn trong thân phận của Y, làm trễ nải đến phương án phối hợp chung với các quân binh chủng khác, để mất cơ hội gây tổn thất lớn nhất cho đối phương, và đánh được một đòn phủ đầu, dứt điểm. Y hối hận quá, và có như đang bần thần ngẫm nghĩ tìm một cách thức vẫy vùng thế nào đó để hòng có thể cứu vãn được gì chăng! Thật là may mắn cho Y, vì nơi Y đang đứng không phải là tử điểm mà đối phương quyết tâm triệt hạ. Y chưa lâm vào tình thế túng quẫn đến độ phải trầm mình, buông xuôi, phó mặc con Tạo xoay vần. Y nhận thức rõ rệt rằng nếu không dành được thắng lợi cho chủ soái thì ít ra, Y cũng còn sống để tạo thế quân bình lực lượng cho cả 2 bên tham chiến. Và như vậy, Y không cần phải bộc lộ bản chất hiếu chiến hiếu sát nữa, mà thái độ của Y trở thành như kẻ thức thời, cầu an, hết cả ham muốn chen chúc vào vòng danh lợi. Y né tránh nhẹ nhàng những ý đồ tầm thù của đối phương, chọn vị trí an phận mà không ai có thể tìm đến để tiếp xúc, để gây hấn. Thật ra thái độ này cũng chính là một biến thái của sự khiêu khích vốn đã có ở Y, nhưng may thay, không gây thiệt hại gì cho đối phương cả, và vì thế, dù cho có căm hờn cách mấy, đối thủ cũng đành bắt tay chịu hoà không làm gì hơn được. Tính cách của Tốt cầu hoà không phải là không đáng ghét, tuy nhiên cũng còn có thể tha thứ được, bởi lẽ, bất phân thắng bại trong cuộc chơi cũng là cơ hội để sửa chữa lại lỗi lầm đã qua trong quá khứ, mà cả hai bên đều tỏ vẻ hài lòng, hoặc chí ít cũng là giả bộ hài lòng ngoài mặt. Riêng đấu thủ vừa bị khổ sở vì Tốt đối phương ở ván vừa rồi hẳn đang trầm ngâm suy nghĩ và tự cổ động cho lòng trí rắn rỏi thêm lên, để kỳ cuộc thi đấu tiếp theo sau đây (nếu có) sẽ không phải chịu đựng sự quậy phá như trước nữa. Tốt cầu hòa, chẳng hiểu là công hay tội, nhưng cũng đáng khen ở chỗ là biết người biết ta, biết tiến lên đầy quyết đoán, nhưng cũng biết dừng lại (vâng, dừng lại) với sự khiêm tốn chân thực. Bài học về Tốt cầu hòa rất đáng để ta suy ngẫm.
Phần III
Thế là Tốt lụt trở thành múa vu vơ tay đã mỏi, Tướng Soái đối phương đã ở ngoài tầm tay với của Y. Y bất lực ngoái đầu nhìn lại, hỏng đời mất rồi...
TỐT "LỤT"
Còn nữa, một hình ảnh bi đát nhất mà Tốt không hề mong muốn trở thành, đó là lỡ sa chân vào vị trí ở quá sâu trong phòng tuyến của đối phương, làm mất tác dụng hăm dọa, công phá, hết còn gây nguy hiểm cho địch, và nhất là không còn có thể lăng nhục, sỉ vả hoặc tàn sát ai được nữa. Thân phận của Tốt, được thể hiện rõ rệt chỉ khi lâm vào tình thế dở khóc dở cười như vậy.
Hãy nhớ lại, Tốt cầu hoà thì còn có mục đích để sống còn, chứ Tốt lụt thì không. Y đã dấn bước quá sâu vào phòng tuyến của đối phương, và chỉ trong một giây sơ sẩy, Y chợt cay đắng nhìn nhận rằng lẽ ra Y không nên tỏ ra vội vã nóng nảy như vậy, dấn bước hung hãn nhặm lẹ như vậy. Nghĩa là lúc Y tiến lên, thấy Tướng Soái đối phương thối lui ra vẻ hãi sợ quá, Y bèn thêm lòng hăm hở, tiến lên nữa. Không ngờ Tướng Soái đối phương nhẹ nhàng bước lên và vượt qua tầm nhìn thiển cận của Y. Thế là Tốt lụt trở thành múa vu vơ tay đã mỏi, Tướng Soái đối phương đã ở ngoài tầm tay với của Y. Y bất lực ngoái đầu nhìn lại, hỏng đời mất rồi. Thì ra Tốt lụt có bao giờ được trang bị đầy đủ để có bản lãnh khuất phục được ai? Thế là bao nhiêu thành tích của Y phút chốc tan thành mây khói. Bao nhiêu niềm hy vọng mong mỏi đạt được thắng lợi giờ trở nên công cốc công cò, chẳng còn giá trị và ý nghiã gì nữa. Tốt lụt không còn nhận được sự yểm trợ từ hậu phương, và không còn người đỡ đầu như trước, Y trở nên yếu ớt và rất đáng thương. Như thân phận gà què ăn quẩn cối xay, Tốt lụt không thể di chuyển đi đâu xa xôi được. Y thoi thóp thiểu não nằm yên chờ bị tiêu diệt. Y không còn đủ sức kháng cự. Y không còn nhe răng trêu chọc và sỉ nhục được ai. Y trở nên có cũng như không và nhiều khi bị lãng quên hẳn trong cuộc cờ. Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu nữa! Một thân phận Tốt chao đảo, lắc lư, bị đè bẹp dúm dưới chân Ngựa, Xe hay Voi, Tượng của đối phương ở hàng ngang dưới đáy của bàn cờ, trông thật thảm hại và đáng thương biết bao! Mãi tới giờ phút này, phải chăng Tốt mới tri thiên mệnh để hiểu rõ thân thế và sự nghiệp của mình. Hoá ra Tốt chỉ là một tên hãnh tiến, hèn mọn, tiểu nhân, bị kẻ khác lợi dụng để mưu cầu ích lợi riêng họ chứ Tốt không hưởng được phần gì trong thành quả đó. Thế là cuộc đời Tốt lụt chìm vào tăm tối, không còn được ai nhắc tới tên, hoặc họa chăng nếu có nhắc, thì chỉ dùng toàn những lời lẽ khinh chê mà thôi, cho xứng với thân phận.
TỐT CHỜ THỜI : GIÁ TRỊ CỦA KẺ SĨ
Cục cờ tàn, nhiều khi vẫn còn có vài Tốt chờ thời như Tốt 1 và 9, đôi lúc vẫn chưa được triển khai, vẫn án binh bất động nhìn ngó thời cuộc đổi thay. Những Tốt này vô tình bị lãng quên bên lề cuộc đời, hoặc giả vì không thích hợp với sự hận thù chém giết bời bời, hoặc giả vì không có cơ hội thăng tiến, hoặc thêm nữa, đó là một thái độ đã được chọn lựa. Thật sự thì những giá trị của những Tốt này vẫn còn nguyên vẹn, không những vậy, lại còn được đề cao thêm lên. Đó cũng là điều nghe qua có vẻ nghịch lý, nhưng trong kỳ cuộc thì lại rất thường xảy ra và rất hữu lý. Giả sử đấu thủ đang suy tính thiệt hơn khi lực lượng hai bên đã mòn mỏi vì chinh chiến và vì những quân chủ lực bị giết chóc gần hết, thì chừng nhìn lại thấy những Tốt chờ thời đang nằm rải rác đó đây, tuy chưa vượt sông, chưa gây nên nợ máu xương, nhưng giá trị thành bại của cuộc cờ vẫn có thể nhìn thấy được. Không như Tốt lụt thì xem như đã thác, dù có thể đang sống vất vưởng đâu đó lây lất bên trận địa đối phương, thì Tốt chờ thời vẫn có thể được trưng dụng và thậm chí có thể trở nên đắc dụng để mang lại thắng lợi cho quân nhà. Đã từng xảy ra trong kỳ cuộc là cho tới kết thúc ván cờ, một bên đấu thủ đã buông cờ chịu thua rồi mà một vài Tốt chờ thời cũng vẫn còn nằm… chờ thời, chưa được thực hiện nước đi. Nhưng sự độc đáo là ở chỗ chính là nhờ vào giá trị của Tốt chờ thời mà ván cờ mới kết thúc cho, chứ không thì còn kéo dài biết bao thời gian nữa! Nghiã là số lượng của Tốt chờ thời có thể làm nghiêng hẳn cán cân lực lượng 2 bên, đưa đến sự tất yếu bên có nhiều Tốt chờ thời sẽ là bên thắng lợi. Xem ra, không cần phải gieo rắc lắm thù oán mà vẫn an nhiên vui hưởng chiến thắng, Tốt chờ thời dễ thương làm sao, hiền hoà làm sao!
TỐT SONG SINH – TỐT HUYNH ĐỆ
Cũng có khi Tốt được sự hỗ trợ của chính những đồng đội mang thân phận giống Y như đúc, nghĩa là cũng biết khiêu khích, rồi trở thành kẻ sát nhân, kẻ cuồng sát và hết sức hãnh tiến hung hăng tìm giết để làm tiêu hao lực lượng đối phương… Thông thường thì Tốt song sinh hoặc Tốt huynh đệ tự tìm gặp nhau, phối hợp với nhau và cùng sống chết có nhau. Hình ảnh đẹp nhất của Tốt song sinh hoặc Tốt huynh đệ là khi từ từ dìu nhau tiến tới, áp lực tăng dần lên gấp 2, 3 lần trên tuyến phòng ngự đối phương. Thường thường Tốt song sinh sẽ tạm chia tay nhau khi xuống đến trung cung Tướng đối phương, để tạo áp lực gọng kềm từ 2 phía thì sẽ làm đối phương hãi sợ và trở nên lúng túng hơn. Mặt khác, Tốt huynh đệ có tiềm lực rất lớn trong cục cờ tàn, có thể chấp hẳn 1 Xe đối phương mà vẫn thủ hoà được ván cờ, thậm chí có thể thủ thắng nếu như đối phương thiếu kiên nhẫn vì bị… sỉ nhục như đã nói ở phần trên. Lưu ý Tốt song sinh không thể mạnh bằng Tốt huynh đệ, vả chăng ba cây chụm lại thì vẫn hơn là chỉ có 2 Tốt. Tốt huynh đệ qủa còn đáng yêu ở chỗ là khi đã tìm đến cùng sống chết có nhau thì tự dưng bớt đi cái tôi, cái tính cách hiếu chiến và hung hăng của mỗi cá nhân. Đó là một bài học hay về sự đoàn kết nhất trí để tạo nên tiếng nói chung trong một mục đích duy nhất: chiến thắng khắc địch! Tóm lại, khi cuộc cờ có chiều hướng chuyển biến sang tàn cục, và khi nhìn vào cục diện, thấy bên nào có nhóm Tốt huynh đệ thì tự khắc kẻ bàng quan nghiêng cảm tình về bên đó ngay, và thậm chí còn có thể nhận định thêm rằng với sự đoàn kết thương yêu nhau đến là thế này, thắng lợi chắc chắn đã ở trong tầm tay rồi…
Tương phản với sự đoàn kết này là sự chia rẽ mạnh ai nấy sống của Tốt người dưng nước lã, không hề có một sự nương nhờ phối hợp kết hợp gì cả. Tốt huynh đệ từ bỏ nhau, để rồi riêng ai nấy chết một cách thảm thương. Thường trong những ván cờ thế, Tốt người dưng nước lã có đội hình rất đẹp và xuất phát rất thuận lợi, đầy đủ cả 4 hoặc 5 anh em không thiếu một ai. Ấy vậy mà lần lượt sẽ bị tiêu diệt đến không còn lấy một mống chỉ bởi 1 Xe hay 1 Pháo hoặc thậm chí chỉ 1 Mã, nhục nhã khôn tả. Đấy là do Tốt thiếu đoàn kết nhất trí mà ra. Thì sự thất bại sẽ không thể tránh khỏi.
TỐT BỊ ĐẬP ĐẦU, NÊN CHĂNG?
Trong Cờ Vua, cách ăn quân đối phương có vẻ nhẹ nhàng và điềm tĩnh, nghĩa là dùng tay nhấc quân cờ của đối phương ra khỏi bàn cờ (quân bị ăn) rồi thế chỗ quân của mình (quân được ăn) vào ô trống của quân đó. Vả lại, cũng không thể ăn quân theo cách nào khác bởi vì hình thức cấu tạo của quân cờ Vua rất khác với quân cờ Tướng. Cờ Tướng có quân là những miếng tròn nhỏ có bề dày độ bằng một lóng tay út, hoặc làm bằng gỗ, bằng nhựa, hay quý giá hơn, làm bằng sừng trâu, ngà voi v.v… Vì vậy quân cờ Tướng không sợ bị gió thổi ngã hoặc là bị gãy đầu cụt chân như ở cờ Vua, và do đó để ăn quân đối phương, các kỳ thủ hay dùng ngón giữa và ngón cái kẹp hai bên trong khi ngón trỏ đè trên mặt quân cờ, cầm lên và giơ cao tay đập mạnh lên quân bị ăn, trượt hai ngón cái và giữa xuống kẹp ngang quân đó kéo lùi về phía lòng bàn tay, rồi điền quân của mình vào vị trí bỏ trống. Thông thường nếu bàn cờ làm bằng gỗ, sẽ nghe một tiếng chát khô khốc: một quân đối phương đã bị loại ra khỏi cuộc chơi một cách dứt khoát… (Không những chỉ vậy, người ngoài còn có thể nghe một tiếng chiếu rất sảng khoái sau đó, hoặc những giọng cười đắc ý, hay những câu lầm bầm không có trong… tự điển, của cả hai bên kỳ thủ, bên bị mất quân và bên được ăn quân).
Thế nhưng trong những ván cờ thi đấu ở trình độ cao thì không bao giờ nghe những những tiếng chát chúa như vậy, vì các danh thủ biết cách tự chế và không bộc lộ tình cảm khi tiêu diệt được quân đối phương, vả lại còn phải tính đến phong cách thi đấu nữa. Như danh thủ Túy Kỳ Tiên Trịnh A Sáng ăn quân đối phương một cách điềm tĩnh, chậm rãi và từ tốn, mà các thao tác thì cũng y như mô tả ở trên, chỉ khác là không gây nên một tiếng động nào. Còn danh thủ Thập Tam Thái Bảo Dương Nghiệp Lương thì có cách ăn quân quá sức rụt rè, chậm chạp, làm như áy náy, ngại ngùng, như không nỡ giết vậy. (Thật ra sau nước đi này, thì ván cờ đã trở nên ngã ngũ: Dương Nghiệp Lương toàn thắng!). Thập Tam cầm quân của mình lên, như nặng quá không nhấc cao tay được, đem tới gần quân bị ăn và dùng ngón út (!) đẩy quân này ra khỏi vị trí, thế chỗ quân mình vào đó, (phải mấy lần ngo ngoe ngón út thì quân bị ăn mới chính thức bị đi chỗ khác chơi) rồi từ từ rón rén thu hồi quân cờ vô dụng nọ bằng cả bàn tay, xong rồi thì rụt tay về nhanh như chớp (!)… Phần đông các kỳ thủ thực hiện cách ăn quân thông dụng nhất là nhặt quân bị tiêu diệt lên nắm chặt trong lòng bàn tay, rồi dùng ngón trỏ đè lên quân của mình đẩy tới vị trí quân vừa bị lấy ra khỏi bàn cờ. Cách ăn quân này tỏ ra rất tôn trọng đối phương, đúng với tinh thần thi đấu và không ồn ào. Trong cờ Vua cũng phải thực hiện cách ăn quân như vậy thì mới đúng luật.
Trở lại với quân Tốt, có ý kiến cho rằng khi Tốt bị tiêu diệt chớ nên đập đầu Tốt kẻo tội nghiệp, vì Tốt chỉ là nạn nhân chứ không phải là kẻ chính phạm. (Quả là một ý tưởng thật hay, rất giàu tình cảm và mang tính nhân bản cao). Vì rằng khi Tốt chỉ biết lao lên và hùng hục đấm đá là bởi phải làm theo lệnh, bởi phải chấp hành theo sự chỉ đạo từ ở trên, không thể thoái thác hay trốn tránh trách nhiệm được (!), chứ quả tình Tốt không muốn thế (!) bao giờ v.v…
Lời trần tình nghe qua cũng dễ làm mủi lòng, gợi mối thương tâm, và động lòng trắc ẩn làm sao!
Thế nhưng giữa lúc hỗn quân hỗn quan, tình thế cấp bách và rối rắm, thì giờ đâu để phân biệt kẻ chính người tà, kẻ gian người thật, mà nếu cần phải tiêu diệt gấp để giải vây thì phải tăng cường hỏa lực tối đa áp đảo, mở ngay một trường sát kiếp để sinh tồn, chứ còn có cách nào khác! Thì than ôi, kể cả nạn nhân cũng không thoát khỏi bị đối xử như là một kẻ tội phạm đáng chê trách nhất, và vẫn bị… đập đầu như thường (nghĩa là người ngoài nghe đánh chát một tiếng khô khốc, là một Tốt bị ăn đó). Vả chăng như đã nhận định ở trên, không nhiều thì ít, Tốt cũng đã gây nên lắm sự phiền nhiễu cho đối phương, lại bảo đối phương hãy nhẹ tay thì làm sao được! Không những không thể nhẹ tay mà nếu như Tốt đó đã gây quá nhiều tội ác (theo sự nhận định của đối phương) thì khi tiêu diệt Tốt này, bao nhiêu căm hờn chất chứa từ bấy lâu nay sẽ trút hết lên đầu quân Tốt xấu số đó. Khỏi nói thêm là có lẽ tiếng đập đầu Tốt lúc này nghe rất ghê sợ: một cú thẳng cánh không chút tiếc thương, và đầu Tốt thì nát bấy như tương.
LỜI CUỐI
Ở trên là một vài nhận định vui về thân phận quân Tốt trong cờ Tướng. Chắc chắn là chưa đầy đủ, nhưng chỉ xin được xem như là một gợi ý để cóp nhặt những lời bàn khác từ các kỳ hữu bốn phương, mà chắc chắn sẽ có nhiều lý giải phong phú hơn, sâu sắc và cặn kẽ hơn… Bản thân người viết tuy sinh hoạt trong lãnh vực này, nhưng không phải là một danh thủ, nên có vài dẫn chứng chưa được thâm hậu lắm, xin các kỳ hữu bốn phương vui lòng xá lỗi cho. Thâm tạ.
Viết xong tại Hàm Tân, Bình Thuận
Xuân Đinh Sửu 1997
Đỗ Hùng
Nguồn: Thể Thao Cuối Tuần TpHCM
Thân phận của Tốt trên bàn cờ, còn tùy thuộc vào từng quan niệm của mỗi kỳ thủ...
LỜI DẪN
Cờ Tướng là một trong những môn thể thao trí tuệ được ưa thích nhiều nhất. Không mấy ai là không biết chơi cờ Tướng và không biết "lời bàn" về một vài giai thoại trong thú tiêu khiển thanh cao này. Sự phổ cập đa dạng và phát triển tột độ của bộ môn cờ Tướng, thiết tưởng không cần phải dẫn chứng dài dòng.
Nếu thú chơi cờ Tướng đã trở nên thông dụng và phát tiển mạnh như vậy, thì những giai thoại về Làng Cờ, những cuộc tranh luận về thế cờ, ván cờ, hoặc về một giải cờ nào đó; về những danh thủ nổi tiếng một thời, về những kỳ phổ hay ho tưởng đã thất truyền nhưng nay lại thấy in ấn và xuất bản… chắc chắn là nhiều vô kể. Rõ ràng nếu muốn lạm bàn về cờ Tướng, sẽ có lắm đầu đề để chọn lựa, mà đầu đề nào cũng có nhiều sự kỳ bí, biến hoá, không thể "lời bàn" cho thật cặn kẽ, thấu đáo hết được. Ở đây, chỉ xin đề cập đến một khiá cạnh nhỏ trong thú chơi cờ Tướng, liên quan tới một trong những quân cờ mà vốn thường có lắm dư luận đánh giá rất khác nhau về tính cách vinh nhục của nó: quân Tốt (cũng gọi là Chốt). Thật thế, chính là quân Tốt, một quân "bộ binh" chiếm số lượng nhiều nhất trong số các quân binh chủng khác trên bàn cờ Tướng: 10 quân, (trong trường hợp ở Cờ Vua, Tốt còn được gọi là Binh, có tới 16 quân), có tính cách rất phức tạp. Thân phận của Tốt trên bàn cờ, còn tùy thuộc vào từng quan niệm của mỗi kỳ thủ, bởi vì Tốt là quân yếu nhất, khả năng ứng biến chậm chạp, di chuyển từng nấc một, đem so với những Xe những Pháo thì thật là hết sức chênh lệch. Có nhiều đánh giá về Tốt rất khác nhau tuỳ vào sự thắng bại của từng ván cờ riêng biệt…
Người đời thường ví von, gọi nhau, xem nhau như là quân Tốt đen trong một Ván Cờ Đời lắm nỗi đa đoan, oan trái. "Những thằng Tốt đen trong cuộc đời này" - đó là lời cảm thán đầy thái độ căm phẫn, hoặc cam chịu, chấp nhận. Nhưng lời khuyên duy nhất có thể đưa ra là, trong một ván cờ giao đấu thật sự theo nghiã đen cũng như trong thân phận mỗi người giữa dòng đời trôi nổi, người ta phải học cách nhận diện đúng đắn những quân Tốt đen hiện hữu chung quanh, để chọn lựa cho mình một thái độ hành xử thích hợp, xem trọng đạo lý và đề cao đức độ, mà không đến nỗi bị thua thiệt cũng như không làm mất đi nhân cách của mình. Bài học về Tốt đen rất có giá trị trong bất cứ giai đoạn nào của ván cờ, cũng như trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc đời mỗi người trong tất cả chúng ta…
Sau đây là một vài điều xin được nhận xét về tính cách của quân Tốt:
TỐT: ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ TƯ TƯỞNG PHONG KIẾN
Con vua thì lại làm vua - Con sãi ở chùa thì quét lá đa…
Trong trường hợp này thì đúng quá, vì Tốt cho đến cuối đời, cũng vẫn là thân phận Tốt, không khá hơn được. Cờ Tướng mang hệ tư tưởng phong kiến rất rõ, khác với cờ Vua, là sau khi quân Binh đã trải qua "đoạn đường chiến binh" đầy gian nan khổ ải, nhưng đi đến hàng ngang cuối cùng, thì lại được phong cấp rất chi cao trọng, ngang hàng với những nào là Hậu, Xe, Tượng, Mã. Thậm chí quân Binh trong cờ Vua còn có mục đích và cứu cánh rõ rệt, là làm thế nào để được sống sót và đạt đến vị trí vinh quang nhất, (ở hàng ngang chót cùng trên bàn cờ) để có thể, tùy ý người chơi, trở nên quân cờ mạnh nhất, với sức tàn phá khủng khiếp nhất.v.v… Nhưng ở cờ Tướng thì không, quân Tốt đã có số phận an bài rồi. Cho dù Tốt có làm nên được chiến công hiển hách cách mấy, như tiêu diệt được vài quân thù, phá nát được hệ thống phòng thủ đối phương tạo điều kiện cho quân chủ lực tiến công dứt điểm dành thắng lợi.v.v… thì cũng chẳng được trả công hay thăng cấp, tưởng thưởng gì cả: Tốt cũng vẫn là Tốt cho đến tàn cuộc cờ thì thôi. Không những vậy, Tốt rất lấy làm hãi sợ, tủi hổ, khi bị buộc phải tiến đến hàng ngang cuối cùng của bàn cờ. Hệ tư tưởng phong kiến ở trong cờ Tướng được thể hiện rõ nét qua quân Tốt là như thế, chưa nói thêm là còn có quân Tướng, chẳng bao giờ ra khỏi hoàng cung cả, rất cách biệt với quần chúng. Nên nhớ ở cờ Vua, thì quân Vua đi kinh lý rất xa, có mặt khắp nơi không hạn chế…
TRẺ SƠ SINH TRONG KHAI CUỘC
Trong khai cuộc, thường thì chưa thấy sự hiểm nguy do Tốt đem lại, bởi vì lúc này cả 2 đấu thủ chỉ lo bố trí lực lượng chủ lực để chuẩn bị tham chiến mà thôi. Vai trò của Tốt trong giai đoạn này thường chỉ là khai thông cho tam hoặc thất lộ Mã, hoặc khi đối phương đi đơn đề Mã (Mã nhảy lên bên tả hoặc hữu chứ không lên giữ Tốt đầu) thì Tốt 1 hay Tốt 9 được tiến lên để phong toả quân Mã này. Đặc biệt, Tốt 5 ít khi được điều động tiến lên, trừ khi phải nhường vị trí cho Mã đội hay có Ngọa Tâm Pháo yểm trợ ở phía sau, thì cũng phải qua dăm bảy nước đi trước đó. Trong giai đoạn này, số phận của Tốt rất hẩm hiu, tội nghiệp. Tốt sẵn sàng bị chết non, bị hy sinh uổng mạng, bị tiêu diệt không thương tiếc, cho dù chưa được triển khai với bất cứ ý đồ gì. Khi đối phương bình Xe ăn Tốt đè Mã hoặc sử dụng Phi Pháo chém loạn xạ (!), hoặc Pháo đầu khơi mào cuộc tàn sát đầy hào hứng, nổ ngay tọa độ Tốt 5 giữ cửa, thì lực lượng Tốt bị thiệt hại nhiều lắm. Nếu gặp những đấu thủ thích lấy sự chém giết làm điều vui thú thì ôi thôi, chỉ sau dăm ba nước đi, là binh chủng Tốt chẳng còn được mấy mống. Chỉ có một trường hợp Tốt được gọi là Tiên nhân chỉ lộ, được điều động ngay trong nước đi đầu tiên, thì có khác hơn một chút. Lúc này Tốt 3 hoặc Tốt 7 được giữ ấn tiên phong, được khoác cho một chức danh giả là minh tu (sửa) Sạn đạo (Hán Sở Tranh Hùng) để chuẩn bị cho quân chủ lực theo đó tràn sang trận địa đối phương. Giả bộ đấy thôi, vì khi Tiên nhân chỉ lộ tiến sang hà, thăm dò phản ứng của đấu thủ, thì thường là tiên nhân bất đắc dĩ này không thọ lâu được, cầm chắc cái chết. Nhưng rất hiếm khi các kỳ thủ sử dụng phương án này, vì tiên nhân chỉ lộ là một ý đồ được thực hiện mang tính nghiêm túc không cao, ít khi mang lại hiệu quả. Tóm lại, trong giai đoạn triển khai bố trí lực lượng, Tốt rất tội nghiệp, như trẻ sơ sinh vậy, chưa gây nên tác hại gì cho ai, không những vậy mà còn lắm phen bị thác non rất thảm thương.
KẺ KHIÊU KHÍCH
Sau khi đã giàn quân xong xuôi, bắt đầu vào trung cuộc, hai bên đấu thủ chuẩn bị tiến hành một cuộc trường chinh. Nước đi đầu tiên để chuẩn bị cho cuộc chinh chiến trường kỳ này thường là cho Tốt tiến lên hà, đối diện với Tốt đối phương. Vị trí này trở thành điểm nóng đầu tiên trên bàn cờ đang thi đấu. Hỗ trợ cho Tốt thường là những binh chủng chủ lực ở tuyến sau. Tốt này bèn được gọi là Tốt thí, bởi vì có bị giết chết cũng không sao, nhưng sẽ tạo điều kiện cho các quân binh chủng yểm trợ tiến lên để giữ được những vị trí trọng yếu nhằm chiếm ưu thế. Mọi sự chú ý của đối phương đều dồn cả vào vị trí đang tranh chấp này, mà thường phải giải quyết sự khiêu khích do Tốt khơi mào. Thế nên sau khi tiến lên hà, Tốt khiêu khích sẽ bị Tốt đối địch giết tươi liền. Bị giết là phải, bởi vì khi tiến lên đứng bên này sông, nhìn ngó ngang ngược qua phía bên kia, đối diện với Tốt đối phương, sự khiêu khích đã trở nên quá rõ ràng khó có thể tha thứ được. Có đến 8, 9 trong 10 trường hợp, đấu thủ khỏi cần suy nghĩ nhiều, cứ thấy bị Tốt khiêu khích là tiêu diệt ngay. Chỉ trừ khi đấu thủ là một danh thủ có nhiều kinh nghiệm kỳ cuộc, tạm thời ẩn nhẫn đưa Xe lên tuần hà, hoặc lên Tượng phòng thủ, với ý niệm rằng Tốt nọ rồi cũng không sống nổi đâu mà! Tốt thí có lẽ số phận đang chỉ mành treo chuông, run như cầy sấy, không hề mong muốn bị loại ra khỏi cuộc chơi một cách chóng vánh như vậy. Vậy mà có khi cũng được gọi là cảm tử quân, sẵn sàng chết không tiếc thân. Như vậy, để khởi đầu cho một cuộc trường chinh, để có cớ đem quân sang trận địa đối phương nhằm (trả thù) cho một con dân (!) sẽ bị giết chết, vừa bị giết chết, Tốt được điều động tiến lên hà, công khai khiêu khích đối phương, thái độ gây hấn không cần dấu diếm, rất đáng ghét. Và, cuộc cờ từ đây bắt đầu đi vào trung biến lắm phức tạp, mà rõ ràng khuấy động sự bình yên ban đầu chính là quân Tốt khiêu khích vậy.
Phần II
Dù vậy, Y vẫn không quên mục đích của mình là tiến lên, và chỉ biết tiến về phía trước mà thôi. Nhưng đột nhiên, Y trở nên hung hãn hẳn lên...
KẺ SÁT NHÂN
Thế nhưng vì một lý do nào đó, giả sử nếu đối phương cho rằng nếu tiêu diệt Tốt khiêu khích này thì sẽ bị hăm dọa bởi một mối hiểm nguy đến từ phía khác cấp bách hơn; thế là đành phải chọn phương án thực hiện hoá giải mối hiểm nguy đó trước đã.
Trong trường hợp này nếu để chọn lựa giữa 2 đối tượng chống trả, Tốt khiêu khích vẫn bị đấu thủ đánh giá thấp hơn. Chính vì sự lựa chọn này mà vô tình, Tốt nọ sẽ được sống sót. Thế là Y trở nên hãnh tiến, ung dung tiêu diệt Tốt đối diện và tiến sang hà. Y đã thoát hiểm một lần, giờ thì để sống còn, Y phải giết đã, để nếu có chết thì cũng thỏa mãn là đã giết được kẻ ngang cơ với mình, rồi chết cũng cam. Vả chăng cơ may để thoát hiểm lần thứ 2 là không thể có được, rất hiếm khi xảy ra. Thế thì phải giết, cứ giết cái đã, giết để vượt sông, để thoát khỏi cơn bĩ cực, để thoát ra khỏi cái thực tại đáng sợ, là tử thần đang chực chờ trước mặt. Có đến 8, 9 trong 10 trường hợp, Tốt khiêu khích nọ liền trở thành kẻ sát nhân sau khi được đối phương tha thứ không giết, thế mới lạ! Không bao giờ có một dẫn chứng rõ rệt hơn về thái độ của Tốt đã lấy oán trả ân, thà phụ người còn hơn bị người phụ, giết người đã không nỡ giết mình, như nhân vật Tào Tháo trong truyện Tam quốc vậy. Khiêu khích đối phương mà không thấy phản ứng, tưởng không còn chi để phải dè chừng nữa, bèn làm tới luôn, lấy phương châm đạp đổ để tiến thân làm câu chỉ đạo, thẳng tiến vượt sông, bất chấp tội ác. Hỡi ơi, Tốt tàn bạo đến là dường nào!
KẺ CUỒNG SÁT
Thế là Tốt đã đặt được một chân lên phòng tuyến của đối phương, sau khi đã thoát cảnh hiểm nghèo bắn chậm thì chết và trở thành kẻ sát nhân không gớm tay. Giờ đây không còn có chi có thể làm cho Y sợ hãi, có thể làm cho Y cùn nhụt nhuệ khí nữa rồi. Giả sử có phải hy sinh ngay bây giờ thì Y cũng lấy làm thỏa mãn mà chết, sung sướng mà chết, vì Y cho rằng đã trả nợ núi sông rồi, đã mạng đổi mạng theo lẽ… công bằng rồi, không hề chết oan đâu. Y tự hào về chiến tích của mình, là đã tiêu diệt được một đối thủ sừng sỏ đã cả gan ngăn cản sự tiến thân hứa hẹn nhiều vinh quang (!) của Y. Đã sang sông được rồi, và từ vị trí mới mẻ này, Y có thể đưa mắt nhìn về cả 3 phía, phía tả, hữu, và dĩ nhiên, cả ở phía trước, vốn là sở trường của Y. Giờ đây Y có thể kết bè, tụ đảng, giao hảo với cả 2 bên tả hữu. Dù vậy, Y vẫn không quên mục đích của mình là tiến lên, và chỉ biết tiến về phía trước mà thôi. Nhưng đột nhiên, Y trở nên hung hãn hẳn lên. Đã đành Y sẵn sàng tiêu diệt kẻ nào ngăn cản đường tiến thủ của Y, nhưng ngay cả những kẻ vô can ở hai bên không hề gây khó khăn cho sự thăng tiến của Y, Y vẫn ra tay sát hại như thường. Như kẻ sát nhân khát máu, Y thích nhìn cảnh máu chảy đầu rơi, thích cảnh tàn sát, chết chóc. Y lăm lăm tìm giết, giết càng nhiều càng thấy thích thú. Y như mặc cảm về sự thấp hèn của bản thân, nên càng giết được nhiều người, Y càng như khẳng định được giá trị của mình(!). Y sẵn sàng thí, sẵn sàng đổi, vì Y biết rõ mạng cùi của Y, thân phận kém cỏi của Y còn lâu mới bằng được người. Y cho là khi được cùng chết với ai thì vô hình trung, Y được xem như bằng với người đó, ngang hàng với người đó. Ý nghĩ của Y thật nông cạn, toan tính của Y thật hẹp hòi. Đầu tiên là vì giữ mình, Y phải giết. Nhưng khi đã được sống rồi, thì Y biến đổi hẳn. Có thể tham vọng của Y trở nên lớn hơn chăng! Tóm lại, khi Tốt đã sang sông được rồi thì tự nhiên trở nên hung tợn khôn lường, gặp ai giết nấy. Thật đáng hãi sợ vô cùng cho kẻ tiểu nhân liều mạng. Ghê thay!
KẺ LĂNG NHỤC
Thế là Tốt đã trở thành kẻ cuồng sát, thành tên hung bạo đến tột cùng khi thẳng tay giết chóc không chút nao lòng. Mỗi lần ra tay hạ sát được một quân chủng nào của đối phương thì giá trị của Tốt như được thăng tiến thêm lên, vai trò như quan trọng hơn lên! Sự đánh đổi nhiều khi trở nên hết sức chênh lệch, vì Tốt đã gây nợ máu nhiều quá mà vẫn còn… sống sót! Thế nhưng không phải lúc nào Tốt cũng thoả mãn được tính hiếu sát, bởi khả năng di chuyển chậm của Y làm phạm vi chém giết bị hạn chế rất nhiều. Thì cũng có lắm trường hợp, do không giết ngay đươc, Tốt bèn công khai bộc lộ ý đồ lăng nhục rủa sả đối tượng không tiếc lời. Tốt đi qua, đi lại, (chứ không tiến lên, vì tiến lên có thể bị tiêu diệt), để không cho kỵ binh Mã đối phương nhảy lên bàn hà, hoặc để không cho khẩu đại Pháo quân địch khai hỏa, không cho chiến Xa kẻ thù xuất trận. Tốt làm như kẻ phá thối, gây sự tức tối khôn tả cho đối phương. Bởi vì lúc này Tốt không tạo được tình thế hiểm nguy nào về phía địch quân cả, Tốt cũng không tiêu diệt được đối tượng nào cả. Nhưng sự lăng nhục thái quá của Y có thể làm đối phương thiếu kiên nhẫn, không chịu đựng được nữa. Và thế là, sách lược sỉ nhục kế của Tốt đã đem lại kết quả, các lực lượng yểm trợ lúc này theo đó ào ạt dâng lên. Khi các quân binh chủng kia tha hồ khai thác sự sơ suất của quân địch, thì chắc hẳn rằng Tốt đang ha hả cả cười vì sự thắng lợi giai đoạn của mình. Lăng nhục kế rất lợi hại, mà chỉ có Tốt mới thực hiện được. Ta hẳn còn nhớ luật Cờ Tướng chỉ cho phép Tốt (và cả Tướng) được trường tróc để cầu hoà, hoặc thậm chí bắt đấu thủ phải thực hiện nước đi khác, nếu không phải xử thua. Thế thì còn ai hơn Y khi được sử dụng vào mục đích lăng nhục đối phương cho đến kỳ thân bại danh liệt thì mới thôi! Đáng giận thay, hận thay, hỡi kẻ tiểu nhân đắc thế kia!
TAI HỌA LỚN DẦN
Từng bước, từng bước, Tốt tiến lên, gần vào đến tuyến phòng ngự của địch quân. Tai họa lớn dần. Đối phương đã được chứng kiến sự vong ân bội nghĩa của Tốt lúc mới vượt sông, phải trốn chạy bởi sự cuồng sát thái quá của Tốt lúc đang hãnh tiến, phải lãnh đủ sự sỉ nhục vô hạn của Tốt lúc đã đắc thế, để đành phải nhìn nhận Tốt như là một địch họa tồi tệ nhất trong lịch sử kỳ cuộc thề gian. Lang sói đã ngồi trên thềm nhà còn nói chuyện nhân nghĩa gì nữa! (Hồng Lâu Mộng). Tới lúc này, mọi quân binh chủng đang chiến đấu ở bất cứ vị trí nào nơi tiền phương, đều phải lập tức trở về cứu ứng và cùng với lực lượng phòng vệ, phải ngăn chặn bằng bất cứ giá nào bước tiến của Tốt. Mọi sự so sánh phân định giá trị thân phận giờ đây không còn ý nghĩa gì nữa, và bị đảo lộn một cách chua xót. Lỡ thế hai Xa đành bỏ phí Gặp thời một Tốt cũng thành công (Thơ Hồ Chí Minh). Đối phương hẳn có thể đang ngậm ngùi tiếc hận bởi đã bỏ sót không tiêu diệt Tốt kia, mà trước đó đã từng nhìn nhận là vô hại, là trẻ sơ sinh, là mối hiểm họa còn ở xa (!)… Than ôi, liệu cơ hội để sửa chữa sai lầm có còn không, vì kẻ cướp đã vào nhà rồi, lực lượng phòng vệ đã tan nát hết rồi, có khi Tướng Quân không mảnh vải che thân lạnh lùng run rẩy đứng vươn cổ giơ tay chịu trói là khác! Ta còn nhớ trong Chiếc Lư Đồng Mắt Cua, nhà văn Nguyễn Tuân đã kể cho nghe hình ảnh của một danh thủ Bắc hà ngã gục xuống giữa sân đình làng trong một ván Cờ Người lịch sử, vì uất ức quá độ, ú ớ không nói được tiếng nào đến sùi cả bọt mép và trở nên tê bại vĩnh viễn toàn thân kể cả á khẩu cho tới hết đời, chỉ vì một quân… Tốt đen. Lại cũng trong phim Ván Bài Lật Ngửa, kỹ sư Nguyễn Thành Luân (Nguyễn Chánh Tín thủ vai) bị thua tan tác trong một ván cờ giải trí ở Dinh Độc Lập Sài gòn (cũ) cũng chỉ bởi một quân Tốt ở tàn cục, do ngài cố vấn Ngô Đình Nhu (Lâm Bình Chi thủ vai) điều động chỉ huy... Ngô Đình Nhu còn nói: "Khi Tốt đã vào đến Cung Tướng, hắn trở nên hết sức nguy hiểm (!)…". (Cái độc đáo của nhận định này theo ta phải hiểu là vai trò của Nguyễn Thành Luân lúc đó). Như vậy, khi Tốt đã gần vào đến trung cung Tướng đối phương, tai họa càng lúc càng trở nên hiển nhiên, tình thế trở nên cấp bách và ngặt nghèo. Tốt đã gieo rắc sự khủng khiếp trên khắp các tuyến phòng ngự của địch thủ, bởi sự không nhân nhượng khoan thứ và nhất là bởi sự không quên thân phận của mình. Nỗi uất ức khôn cùng của đấu thủ là ở điểm này: chỉ là một quân Tốt quèn thôi, trước đây đã từng đưọc tha cho không giết, nay bỗng dưng trở nên đắc thế, phùng thời hãnh tiến, hung tợn, chẳng còn biết trời cao đất dày là gì nữa, lầm lì tiến tới mang theo biết bao nỗi kinh hoàng không tưởng tượng nổi. Cái giá phải trả cho sự khoan thứ trước đây đối thủ đã dành cho Tốt giờ trở nên quá ư đắt đỏ: buông cờ đầu hàng vô điều kiện trong nỗi tủi nhục không bút nào tả xiết!
TỐT CẦU HOÀ
Nhưng cũng có khi Tốt không dành được thắng lợi chung cuộc sau khi đã hãnh tiến hung bạo một thời. Y đứng thộn ra, ngẩn ngơ tẽn tò đơn độc ở bên trận địa đối phương, không lực lượng hỗ trợ, không ô dù che đỡ. Y như nhận thức được rằng khả năng hạn chế của Y không hề làm cho đối phương phải bó tay chịu trói hay run sợ như Y hằng mong muốn. Y như ngao ngán trấn tĩnh lại và chợt hiểu rằng thì ra men say chiến thắng nhất thời mau phai làm sao! Y đứng phân vân giữa ngã ba đường, tiến không dám mà lùi thì cũng không xong (luật chơi không cho phép). Y nhìn qua hai bên tả hữu trống trải, những kẻ cựu thù đều đã khuất bóng cả rồi, không còn ai để cho Y có thể diễu võ dương oai nữa. Có thể chăng Y cũng ân hận phần nào vì tính hiếu sát của mình, gây nên quá nhiều chuyện ân oán giang hồ không cần thiết, để đến giờ không được chung hưởng niềm vui thắng lợi đáng ra phải có? Hoặc biết đâu Y cũng cảm thấy quá tiếc nuối vì sự vội vã, làm ra vẻ ta đây là kẻ đang mang tử thần đến tiêu diệt đối phương, thì lại làm đối phương cảnh giác và chỉnh đốn lại hàng phòng ngự. Thế là xôi hỏng bỏng không, ý đồ của Tốt đã lộ liễu quá thì vị tất chẳng làm nên chuyện lớn đặng! Cũng có khi Y đang vò đầu bứt tai vì những chuyện tẹp nhẹp mà lẽ ra Y không nên mắc phải chỉ vì bận bịu lo bôi lọ và sỉ nhục đối phương, để thoả mãn sự tự ti vốn đã tiềm tàng sẵn trong thân phận của Y, làm trễ nải đến phương án phối hợp chung với các quân binh chủng khác, để mất cơ hội gây tổn thất lớn nhất cho đối phương, và đánh được một đòn phủ đầu, dứt điểm. Y hối hận quá, và có như đang bần thần ngẫm nghĩ tìm một cách thức vẫy vùng thế nào đó để hòng có thể cứu vãn được gì chăng! Thật là may mắn cho Y, vì nơi Y đang đứng không phải là tử điểm mà đối phương quyết tâm triệt hạ. Y chưa lâm vào tình thế túng quẫn đến độ phải trầm mình, buông xuôi, phó mặc con Tạo xoay vần. Y nhận thức rõ rệt rằng nếu không dành được thắng lợi cho chủ soái thì ít ra, Y cũng còn sống để tạo thế quân bình lực lượng cho cả 2 bên tham chiến. Và như vậy, Y không cần phải bộc lộ bản chất hiếu chiến hiếu sát nữa, mà thái độ của Y trở thành như kẻ thức thời, cầu an, hết cả ham muốn chen chúc vào vòng danh lợi. Y né tránh nhẹ nhàng những ý đồ tầm thù của đối phương, chọn vị trí an phận mà không ai có thể tìm đến để tiếp xúc, để gây hấn. Thật ra thái độ này cũng chính là một biến thái của sự khiêu khích vốn đã có ở Y, nhưng may thay, không gây thiệt hại gì cho đối phương cả, và vì thế, dù cho có căm hờn cách mấy, đối thủ cũng đành bắt tay chịu hoà không làm gì hơn được. Tính cách của Tốt cầu hoà không phải là không đáng ghét, tuy nhiên cũng còn có thể tha thứ được, bởi lẽ, bất phân thắng bại trong cuộc chơi cũng là cơ hội để sửa chữa lại lỗi lầm đã qua trong quá khứ, mà cả hai bên đều tỏ vẻ hài lòng, hoặc chí ít cũng là giả bộ hài lòng ngoài mặt. Riêng đấu thủ vừa bị khổ sở vì Tốt đối phương ở ván vừa rồi hẳn đang trầm ngâm suy nghĩ và tự cổ động cho lòng trí rắn rỏi thêm lên, để kỳ cuộc thi đấu tiếp theo sau đây (nếu có) sẽ không phải chịu đựng sự quậy phá như trước nữa. Tốt cầu hòa, chẳng hiểu là công hay tội, nhưng cũng đáng khen ở chỗ là biết người biết ta, biết tiến lên đầy quyết đoán, nhưng cũng biết dừng lại (vâng, dừng lại) với sự khiêm tốn chân thực. Bài học về Tốt cầu hòa rất đáng để ta suy ngẫm.
Phần III
Thế là Tốt lụt trở thành múa vu vơ tay đã mỏi, Tướng Soái đối phương đã ở ngoài tầm tay với của Y. Y bất lực ngoái đầu nhìn lại, hỏng đời mất rồi...
TỐT "LỤT"
Còn nữa, một hình ảnh bi đát nhất mà Tốt không hề mong muốn trở thành, đó là lỡ sa chân vào vị trí ở quá sâu trong phòng tuyến của đối phương, làm mất tác dụng hăm dọa, công phá, hết còn gây nguy hiểm cho địch, và nhất là không còn có thể lăng nhục, sỉ vả hoặc tàn sát ai được nữa. Thân phận của Tốt, được thể hiện rõ rệt chỉ khi lâm vào tình thế dở khóc dở cười như vậy.
Hãy nhớ lại, Tốt cầu hoà thì còn có mục đích để sống còn, chứ Tốt lụt thì không. Y đã dấn bước quá sâu vào phòng tuyến của đối phương, và chỉ trong một giây sơ sẩy, Y chợt cay đắng nhìn nhận rằng lẽ ra Y không nên tỏ ra vội vã nóng nảy như vậy, dấn bước hung hãn nhặm lẹ như vậy. Nghĩa là lúc Y tiến lên, thấy Tướng Soái đối phương thối lui ra vẻ hãi sợ quá, Y bèn thêm lòng hăm hở, tiến lên nữa. Không ngờ Tướng Soái đối phương nhẹ nhàng bước lên và vượt qua tầm nhìn thiển cận của Y. Thế là Tốt lụt trở thành múa vu vơ tay đã mỏi, Tướng Soái đối phương đã ở ngoài tầm tay với của Y. Y bất lực ngoái đầu nhìn lại, hỏng đời mất rồi. Thì ra Tốt lụt có bao giờ được trang bị đầy đủ để có bản lãnh khuất phục được ai? Thế là bao nhiêu thành tích của Y phút chốc tan thành mây khói. Bao nhiêu niềm hy vọng mong mỏi đạt được thắng lợi giờ trở nên công cốc công cò, chẳng còn giá trị và ý nghiã gì nữa. Tốt lụt không còn nhận được sự yểm trợ từ hậu phương, và không còn người đỡ đầu như trước, Y trở nên yếu ớt và rất đáng thương. Như thân phận gà què ăn quẩn cối xay, Tốt lụt không thể di chuyển đi đâu xa xôi được. Y thoi thóp thiểu não nằm yên chờ bị tiêu diệt. Y không còn đủ sức kháng cự. Y không còn nhe răng trêu chọc và sỉ nhục được ai. Y trở nên có cũng như không và nhiều khi bị lãng quên hẳn trong cuộc cờ. Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu nữa! Một thân phận Tốt chao đảo, lắc lư, bị đè bẹp dúm dưới chân Ngựa, Xe hay Voi, Tượng của đối phương ở hàng ngang dưới đáy của bàn cờ, trông thật thảm hại và đáng thương biết bao! Mãi tới giờ phút này, phải chăng Tốt mới tri thiên mệnh để hiểu rõ thân thế và sự nghiệp của mình. Hoá ra Tốt chỉ là một tên hãnh tiến, hèn mọn, tiểu nhân, bị kẻ khác lợi dụng để mưu cầu ích lợi riêng họ chứ Tốt không hưởng được phần gì trong thành quả đó. Thế là cuộc đời Tốt lụt chìm vào tăm tối, không còn được ai nhắc tới tên, hoặc họa chăng nếu có nhắc, thì chỉ dùng toàn những lời lẽ khinh chê mà thôi, cho xứng với thân phận.
TỐT CHỜ THỜI : GIÁ TRỊ CỦA KẺ SĨ
Cục cờ tàn, nhiều khi vẫn còn có vài Tốt chờ thời như Tốt 1 và 9, đôi lúc vẫn chưa được triển khai, vẫn án binh bất động nhìn ngó thời cuộc đổi thay. Những Tốt này vô tình bị lãng quên bên lề cuộc đời, hoặc giả vì không thích hợp với sự hận thù chém giết bời bời, hoặc giả vì không có cơ hội thăng tiến, hoặc thêm nữa, đó là một thái độ đã được chọn lựa. Thật sự thì những giá trị của những Tốt này vẫn còn nguyên vẹn, không những vậy, lại còn được đề cao thêm lên. Đó cũng là điều nghe qua có vẻ nghịch lý, nhưng trong kỳ cuộc thì lại rất thường xảy ra và rất hữu lý. Giả sử đấu thủ đang suy tính thiệt hơn khi lực lượng hai bên đã mòn mỏi vì chinh chiến và vì những quân chủ lực bị giết chóc gần hết, thì chừng nhìn lại thấy những Tốt chờ thời đang nằm rải rác đó đây, tuy chưa vượt sông, chưa gây nên nợ máu xương, nhưng giá trị thành bại của cuộc cờ vẫn có thể nhìn thấy được. Không như Tốt lụt thì xem như đã thác, dù có thể đang sống vất vưởng đâu đó lây lất bên trận địa đối phương, thì Tốt chờ thời vẫn có thể được trưng dụng và thậm chí có thể trở nên đắc dụng để mang lại thắng lợi cho quân nhà. Đã từng xảy ra trong kỳ cuộc là cho tới kết thúc ván cờ, một bên đấu thủ đã buông cờ chịu thua rồi mà một vài Tốt chờ thời cũng vẫn còn nằm… chờ thời, chưa được thực hiện nước đi. Nhưng sự độc đáo là ở chỗ chính là nhờ vào giá trị của Tốt chờ thời mà ván cờ mới kết thúc cho, chứ không thì còn kéo dài biết bao thời gian nữa! Nghiã là số lượng của Tốt chờ thời có thể làm nghiêng hẳn cán cân lực lượng 2 bên, đưa đến sự tất yếu bên có nhiều Tốt chờ thời sẽ là bên thắng lợi. Xem ra, không cần phải gieo rắc lắm thù oán mà vẫn an nhiên vui hưởng chiến thắng, Tốt chờ thời dễ thương làm sao, hiền hoà làm sao!
TỐT SONG SINH – TỐT HUYNH ĐỆ
Cũng có khi Tốt được sự hỗ trợ của chính những đồng đội mang thân phận giống Y như đúc, nghĩa là cũng biết khiêu khích, rồi trở thành kẻ sát nhân, kẻ cuồng sát và hết sức hãnh tiến hung hăng tìm giết để làm tiêu hao lực lượng đối phương… Thông thường thì Tốt song sinh hoặc Tốt huynh đệ tự tìm gặp nhau, phối hợp với nhau và cùng sống chết có nhau. Hình ảnh đẹp nhất của Tốt song sinh hoặc Tốt huynh đệ là khi từ từ dìu nhau tiến tới, áp lực tăng dần lên gấp 2, 3 lần trên tuyến phòng ngự đối phương. Thường thường Tốt song sinh sẽ tạm chia tay nhau khi xuống đến trung cung Tướng đối phương, để tạo áp lực gọng kềm từ 2 phía thì sẽ làm đối phương hãi sợ và trở nên lúng túng hơn. Mặt khác, Tốt huynh đệ có tiềm lực rất lớn trong cục cờ tàn, có thể chấp hẳn 1 Xe đối phương mà vẫn thủ hoà được ván cờ, thậm chí có thể thủ thắng nếu như đối phương thiếu kiên nhẫn vì bị… sỉ nhục như đã nói ở phần trên. Lưu ý Tốt song sinh không thể mạnh bằng Tốt huynh đệ, vả chăng ba cây chụm lại thì vẫn hơn là chỉ có 2 Tốt. Tốt huynh đệ qủa còn đáng yêu ở chỗ là khi đã tìm đến cùng sống chết có nhau thì tự dưng bớt đi cái tôi, cái tính cách hiếu chiến và hung hăng của mỗi cá nhân. Đó là một bài học hay về sự đoàn kết nhất trí để tạo nên tiếng nói chung trong một mục đích duy nhất: chiến thắng khắc địch! Tóm lại, khi cuộc cờ có chiều hướng chuyển biến sang tàn cục, và khi nhìn vào cục diện, thấy bên nào có nhóm Tốt huynh đệ thì tự khắc kẻ bàng quan nghiêng cảm tình về bên đó ngay, và thậm chí còn có thể nhận định thêm rằng với sự đoàn kết thương yêu nhau đến là thế này, thắng lợi chắc chắn đã ở trong tầm tay rồi…
Tương phản với sự đoàn kết này là sự chia rẽ mạnh ai nấy sống của Tốt người dưng nước lã, không hề có một sự nương nhờ phối hợp kết hợp gì cả. Tốt huynh đệ từ bỏ nhau, để rồi riêng ai nấy chết một cách thảm thương. Thường trong những ván cờ thế, Tốt người dưng nước lã có đội hình rất đẹp và xuất phát rất thuận lợi, đầy đủ cả 4 hoặc 5 anh em không thiếu một ai. Ấy vậy mà lần lượt sẽ bị tiêu diệt đến không còn lấy một mống chỉ bởi 1 Xe hay 1 Pháo hoặc thậm chí chỉ 1 Mã, nhục nhã khôn tả. Đấy là do Tốt thiếu đoàn kết nhất trí mà ra. Thì sự thất bại sẽ không thể tránh khỏi.
TỐT BỊ ĐẬP ĐẦU, NÊN CHĂNG?
Trong Cờ Vua, cách ăn quân đối phương có vẻ nhẹ nhàng và điềm tĩnh, nghĩa là dùng tay nhấc quân cờ của đối phương ra khỏi bàn cờ (quân bị ăn) rồi thế chỗ quân của mình (quân được ăn) vào ô trống của quân đó. Vả lại, cũng không thể ăn quân theo cách nào khác bởi vì hình thức cấu tạo của quân cờ Vua rất khác với quân cờ Tướng. Cờ Tướng có quân là những miếng tròn nhỏ có bề dày độ bằng một lóng tay út, hoặc làm bằng gỗ, bằng nhựa, hay quý giá hơn, làm bằng sừng trâu, ngà voi v.v… Vì vậy quân cờ Tướng không sợ bị gió thổi ngã hoặc là bị gãy đầu cụt chân như ở cờ Vua, và do đó để ăn quân đối phương, các kỳ thủ hay dùng ngón giữa và ngón cái kẹp hai bên trong khi ngón trỏ đè trên mặt quân cờ, cầm lên và giơ cao tay đập mạnh lên quân bị ăn, trượt hai ngón cái và giữa xuống kẹp ngang quân đó kéo lùi về phía lòng bàn tay, rồi điền quân của mình vào vị trí bỏ trống. Thông thường nếu bàn cờ làm bằng gỗ, sẽ nghe một tiếng chát khô khốc: một quân đối phương đã bị loại ra khỏi cuộc chơi một cách dứt khoát… (Không những chỉ vậy, người ngoài còn có thể nghe một tiếng chiếu rất sảng khoái sau đó, hoặc những giọng cười đắc ý, hay những câu lầm bầm không có trong… tự điển, của cả hai bên kỳ thủ, bên bị mất quân và bên được ăn quân).
Thế nhưng trong những ván cờ thi đấu ở trình độ cao thì không bao giờ nghe những những tiếng chát chúa như vậy, vì các danh thủ biết cách tự chế và không bộc lộ tình cảm khi tiêu diệt được quân đối phương, vả lại còn phải tính đến phong cách thi đấu nữa. Như danh thủ Túy Kỳ Tiên Trịnh A Sáng ăn quân đối phương một cách điềm tĩnh, chậm rãi và từ tốn, mà các thao tác thì cũng y như mô tả ở trên, chỉ khác là không gây nên một tiếng động nào. Còn danh thủ Thập Tam Thái Bảo Dương Nghiệp Lương thì có cách ăn quân quá sức rụt rè, chậm chạp, làm như áy náy, ngại ngùng, như không nỡ giết vậy. (Thật ra sau nước đi này, thì ván cờ đã trở nên ngã ngũ: Dương Nghiệp Lương toàn thắng!). Thập Tam cầm quân của mình lên, như nặng quá không nhấc cao tay được, đem tới gần quân bị ăn và dùng ngón út (!) đẩy quân này ra khỏi vị trí, thế chỗ quân mình vào đó, (phải mấy lần ngo ngoe ngón út thì quân bị ăn mới chính thức bị đi chỗ khác chơi) rồi từ từ rón rén thu hồi quân cờ vô dụng nọ bằng cả bàn tay, xong rồi thì rụt tay về nhanh như chớp (!)… Phần đông các kỳ thủ thực hiện cách ăn quân thông dụng nhất là nhặt quân bị tiêu diệt lên nắm chặt trong lòng bàn tay, rồi dùng ngón trỏ đè lên quân của mình đẩy tới vị trí quân vừa bị lấy ra khỏi bàn cờ. Cách ăn quân này tỏ ra rất tôn trọng đối phương, đúng với tinh thần thi đấu và không ồn ào. Trong cờ Vua cũng phải thực hiện cách ăn quân như vậy thì mới đúng luật.
Trở lại với quân Tốt, có ý kiến cho rằng khi Tốt bị tiêu diệt chớ nên đập đầu Tốt kẻo tội nghiệp, vì Tốt chỉ là nạn nhân chứ không phải là kẻ chính phạm. (Quả là một ý tưởng thật hay, rất giàu tình cảm và mang tính nhân bản cao). Vì rằng khi Tốt chỉ biết lao lên và hùng hục đấm đá là bởi phải làm theo lệnh, bởi phải chấp hành theo sự chỉ đạo từ ở trên, không thể thoái thác hay trốn tránh trách nhiệm được (!), chứ quả tình Tốt không muốn thế (!) bao giờ v.v…
Lời trần tình nghe qua cũng dễ làm mủi lòng, gợi mối thương tâm, và động lòng trắc ẩn làm sao!
Thế nhưng giữa lúc hỗn quân hỗn quan, tình thế cấp bách và rối rắm, thì giờ đâu để phân biệt kẻ chính người tà, kẻ gian người thật, mà nếu cần phải tiêu diệt gấp để giải vây thì phải tăng cường hỏa lực tối đa áp đảo, mở ngay một trường sát kiếp để sinh tồn, chứ còn có cách nào khác! Thì than ôi, kể cả nạn nhân cũng không thoát khỏi bị đối xử như là một kẻ tội phạm đáng chê trách nhất, và vẫn bị… đập đầu như thường (nghĩa là người ngoài nghe đánh chát một tiếng khô khốc, là một Tốt bị ăn đó). Vả chăng như đã nhận định ở trên, không nhiều thì ít, Tốt cũng đã gây nên lắm sự phiền nhiễu cho đối phương, lại bảo đối phương hãy nhẹ tay thì làm sao được! Không những không thể nhẹ tay mà nếu như Tốt đó đã gây quá nhiều tội ác (theo sự nhận định của đối phương) thì khi tiêu diệt Tốt này, bao nhiêu căm hờn chất chứa từ bấy lâu nay sẽ trút hết lên đầu quân Tốt xấu số đó. Khỏi nói thêm là có lẽ tiếng đập đầu Tốt lúc này nghe rất ghê sợ: một cú thẳng cánh không chút tiếc thương, và đầu Tốt thì nát bấy như tương.
LỜI CUỐI
Ở trên là một vài nhận định vui về thân phận quân Tốt trong cờ Tướng. Chắc chắn là chưa đầy đủ, nhưng chỉ xin được xem như là một gợi ý để cóp nhặt những lời bàn khác từ các kỳ hữu bốn phương, mà chắc chắn sẽ có nhiều lý giải phong phú hơn, sâu sắc và cặn kẽ hơn… Bản thân người viết tuy sinh hoạt trong lãnh vực này, nhưng không phải là một danh thủ, nên có vài dẫn chứng chưa được thâm hậu lắm, xin các kỳ hữu bốn phương vui lòng xá lỗi cho. Thâm tạ.
Viết xong tại Hàm Tân, Bình Thuận
Xuân Đinh Sửu 1997
Đỗ Hùng
Nguồn: Thể Thao Cuối Tuần TpHCM