mathuyenxua
24-06-2009, 07:25 PM
Trích & tóm lược từ : Cờ Tướng Trung Cuộc
Trần tấn Mỹ - Phạm tấn Hòa – Lê thiên Vị - Quách anh Tú
(Hội Cờ Thành phố Hồ chí Minh xuất bản 1992 )
GIÁ TRỊ CỦA CÁC QUÂN CỜ.
Tìm hiểu đặc điểm, tính năng và tác dụng của các quân cờ là để biết sức mạnh, sở trường, sở đoản các mặt của chúng để sử dụng phát huy đúng mức, đồng thời đối với phía địch cũng biết để đối phó cho chính xác, phù hợp.
Trong giai đoạn trung cuộc hai bên xáp chiến, mâu thuẩn xung đột luôn diễn ra, bắt buộc phải trao đổi quân thường xuyên, đồng thời phải đánh giá tình thế để có kế hoạch chơi tiếp.
Thế thì căn cứ vào đâu nên đổi quân hay không nên đổi quân, đổi thế nào là có lợi và đổi thế nào là không có lợi. Tất cả các vấn đề nầy sẽ được giải đáp khi chúng ta nắm vững khái niệm giá trị của các quân.
Thật ra khái niệm giá trị của các quân không phải mới đối với những người chơi cờ ở các thế kỷ trước. Vì từ lâu, làng cờ đã có câu nhận định sức mạnh của các quân chủ lực là “ Xe mười, Pháo bảy, Mã ba “, hoặc đánh giá Xe là quân mạnh nhất bằng câu “ Nhất Xa sát vạn “ hay đánh giá một Chốt qua hà, sức mạnh bằng nửa con Xe “ Nhất Tốt độ hà, bán Xa chi lực “. Thế nhưng sự đánh giá nhận định này về sức mạnh của các quân không chính xác và cũng không đầy đủ. Do đó khái niệm giá trị của các quân cần được xác định rõ và hoàn chỉnh hơn.
Chúng ta đã biết mỗi loại quân cờ hay mỗi binh chủng có đặc điểm, tính năng và tác dụng khác nhau nên sức mạnh của chúng cũng khác nhau, giá trị của chúng cũng không giống nhau. Mà ngay bản thân mỗi quân cờ cũng không phải lúc nào sức mạnh cũng giữ nguyên như cũ. Khi đứng ở vị trí tốt nó phát huy tính năng, tác dụng tối đa khác hẳn với khi nó đứng ở vị trí xấu, không thể phát huy tính năng tác dụng được, hay chỉ phát huy ở mức rất hạn chế.
Vậy điều trước tiên chúng ta phải thấy mỗi quân cờ có hai giá trị : giá trị vốn có và giá trị biến động. Giá trị vốn có thường được gọi là giá trị cơ bản còn giá trị biến động được gọi là giá trị tương đối.
Các nhà nghiên cứu, lý luận về cờ đã trao đổi thống nhất với nhau bảng giá trị cơ bản của các quân như sau :
Nếu lấy con Chốt chưa qua hà làm chuẩn để xác định giá trị thì nó là quân kém năng lực nhất trên bàn cờ. Khi chưa qua hà nó chỉ kiểm soát hay khống chế mỗi một điểm trước mặt nó nên tạm cho nó có giá trị bằng 1. Thế nhưng khi nó đã qua hà, nó không chế đến 2 hay 3 điểm ở trước mặt và bên cạnh ( vì Chốt biên chỉ khống chế được 2 điểm mà thôi ). Bây giờ nó mang giá trị tương đối, phải thấy nó mạnh hơn lúc chưa qua hà nên giá trị lúc này của nó phải là 2.
Đối với Sĩ, Tượng là loại binh chũng phòng ngự, có nhiệm vụ chính là bảo vệ an toàn cho Tướng, đôi lúc chúng cũng trợ giúp các quân bạn tấn công. Trong giai đoạn trung cuộc, Chốt đối phương qua hà được đổi lấy 1 Sĩ hoặc 1 Tượng, do đó người ta đánh giá Sĩ hoặc Tượng có giá trị bằng 1 Chốt đã qua hà, tức là bằng 2. Nhưng vì so sánh năng lực giữa Tượng và Sĩ thì thấy Tượng có phần đắc lực hơn nên nếu định giá trị Sĩ là 2 thì Tượng phải là 2.5 mới công bằng.
Còn quân Mã trên bàn cờ có khả năng khống chế tối đa là 8 điểm, mỗi bước nhảy của nó vượt được 2 tuyến đường ngang hay dọc. So ra thì Mã cũng mạnh đấy nhưng tác chiến ở tầm cự ly ngắn mà thôi. Nếu so với 2 Chốt đã qua hà cặp kè nhau thì năng lực của Mã không hơn bao nhiêu, do đó định giá trị cơ bản của Mã 4,5 là vừa. Nên nhớ 2 Chốt cặp kè nhau khi qua hà phải có giá trị hơn 4.
Với Pháo là binh chủng tác chiến tầm xa rất có hiệu quả. Trên đường dọc, Pháo khống chế tối đa chỉ 8 điểm nhưng nó còn khống chế cả đường ngang. Mặt khác Pháo là quân có tính cơ động cao, nó có thể đi một bước vượt đến 9 tuyến đường. Thế nhưng ở cự ly gần, nhiều khi Pháo bất lực, không làm được gì để khống chế đối phương. Do đó so với Mã thì phải thấy mỗi quân có một sở trường riêng, sức mạnh của chúng coi như tương đương nhau. Thế nhưng trong giai đoạn trung cuộc quân số hai bên tương đối còn nhiều, Mã đi lại dễ bị cản trở, còn Pháo thì nhanh nhẹn hơn, dễ phát huy năng lực hơn nên giá trị cơ bản của Pháo phải là 5.
Đối với Xe thì rõ là một binh chủng cơ động mạnh nhất, nó khống chế ngang, dọc tối đa đến 17 điểm. Nếu đem 1 Xe đổi với Pháo, Mã của đối phương thì thấy có phần thiệt thòi một chút, còn đổi với 2 Pháo thì có thể coi là cân bằng. Do đó giá trị cơ bản của Xe là 10.
Còn Tướng, bản thân nó không có sức mạnh bao nhiêu dù đôi khi nó cũng làm được nhiệm vụ trợ giúp cho các quân phe nó tấn công có kết quả. Thế nhưng giá trị cơ bản của nó thì vô cùng to lớn, không một quân nào so sánh được. Tất cả các quân đều có thể đổi, có thể hi sinh nhưng riêng quân Tướng không thể đánh đổi mà cũng không thể hi sinh, vì mất Tướng là thua ván cờ. Do đó không nên định giá trị cơ bản của Tướng vì định cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Như vậy có 6 loại quân, người ta tạm thống nhất để định giá trị cơ bản của chúng là như thế. Đây là một cơ sở để tính toán thiệt hơn khi muốn đánh đổi quân của đối phương. Thế nhưng nếu chỉ đơn thuần căn cứ vào bảng giá trị này để đổi quân thì rất sai lầm. Cần phải căn cứ vào giá trị biến động hay giá trị tương đối của các quân để tính toán, thẩm định thiệt hơn, mới chính xác.
Thế nào là giá trị biến động hay giá trị tương đối ?
Như trên đã có nêu, tuy mỗi quân cờ đều có giá trị cơ bản nhưng trong từng vị trí đứng mỗi lúc của nó mà nó có một giá trị thay đổi khác với giá trị cơ bản. Cái giá trị nẩy sinh do từ vị trí tốt, xấu, từ tình huống cụ thể mà có được gọi là giá trị biến động hay giá trị tương đối. Nếu gọi một cách hình ảnh cụ thể giá trị cơ bản là v thì giá trị biến động là v’.
Vậy giữa giá trị cơ bản với giá trị biến động thì giá trị nào lớn hơn, tức là so sánh giữa v và v’ ?
Trả lời câu hỏi này không đơn giản. Vì v là một con số qui ước cố định đối với sức mạnh từng quân cờ đã được nêu, còn v’ là một con số biến động luôn, có trường hợp lớn hơn v nhưng cũng có trường hợp nhỏ hơn v.
Để hiểu rõ sự thay đổi này, chúng ta khảo sát một số ván cờ cụ thể sau đây:
http://i611.photobucket.com/albums/tt193/mathuyenxua/Hinh%20minh%20hoa/trungcuoc_013.jpg
Hình trên là một ván cờ tàn, bên Tiên còn 1 Pháo và 1 Sĩ, bên Hậu còn 1 Xe và 2 Sĩ. Nếu tính đơn giản dựa vào giá trị cơ bản thì phải nói bên Hậu mạnh hơn bên Tiên.
Nhưng bây giờ đến lượt Tiên đi :
01. P9-3……………đe dọa chiếu bí Hậu.
01…………..Tg – 4, Hậu chỉ có mỗi một cách chống đỡ như thế để tránh nước chiếu bí.
02. P3.5…….Tg .1
03. P3-7, thắng ( vì tàn cuộc Pháo Sĩ thắng Tướng Song Sĩ )
Như vậy khi con Pháo 9-3 thì sức mạnh của nó rất ghê gớm. Sức mạnh này rõ ràng nhờ Tướng lộ của nó khống chế Sĩ giữa của Hậu khiến con Sĩ này không thoái 4 được, đồng thời chính con Sĩ 6 của Hậu cũng “ nối giáo “ cho giặc. Nếu con Sĩ 6 này giương lên trên thì Pháo bên Tiên đâu có phát huy được sức mạnh như vậy.
Bây giờ giả sử chúng ta thay con Pháo bên Tiên bằng con Xe. Kết quả ván cờ hòa.
Vậy giá trị của con Pháo khi bình 3 rõ ràng lớn hơn 1 Xe, hay nói cụ thể v’ của Pháo ở đây lớn hơn 10. Nhưng cụ thể v’ của Pháo là bao nhiêu ?
Trong thế cờ trên nếu muốn Tiên thắng thì ngoài việc thay Pháo bằng 1 Xe, phải cho bên Tiên thêm 1 Mã hoặc 1 Pháo thì mới có thể thắng được. Vậy có nghĩa là Tiên cần một lực lượng có giá trị cơ bản khoảng 10 + 5 = 15 thuộc quân chủ lực. Từ đây có thể suy ra v’ của Pháo khi bình 3 tương đương giá trị 15.
Bây giờ ta xem tiếp một ván cờ khác để hiểu sâu thêm giá trị biến động.
http://i611.photobucket.com/albums/tt193/mathuyenxua/Hinh%20minh%20hoa/trungcuoc_014.jpg
Hình trên là ván cờ tàn tương tự như ván trước, nhưng Tiên được “ tăng cường ” một Mã. Việc “ tăng cường “ này hoàn toàn không làm cho Tiên mạnh lên mà thực chất lại làm Tiên yếu hơn, vì chính con Mã này đã ngăn cản Pháo phát huy sức mạnh. Bây giờ đến lượt Tiên đi, khôn ngoan nhất là phải tìm cách thủ hòa :
01.M3/4……….X3.7
02. S6.5……….X3-5
03. P9/4……….S5.4
04. M4/3………X5-3
05. P9-6, Hòa
Tiên phối hợp Pháo, Mã và Sĩ thủ hòa Xe.
Chúng ta giải thích giá trị biến động của Pháo thế nào ?
Do có quân Mã cản đường, Pháo không thể di chuyển sang cánh mặt để tấn công được nên giá trị biến động của Pháo ở tại lộ 9 coi như không thay đổi gì so với giá trị cơ bản của nó. Thế cờ bên Tiên khuyết Sĩ, mất cả hai Tượng càng giúp cho Xe bên Hậu phát huy sức mạnh, vì vậy Tiên phải lo cầu hòa.
Cả 3 quân Pháo, Mã và Sĩ phải hợp lực nhau mới chống đỡ được. Do đó có thể nói giá trị biến động của Xe bên Hậu khi tiến sang phản công bằng giá trị tổng hợp của các quân bên Tiên : 5 + 4,5 +2 = 11,5.
So với ván trước, giá trị cơ bản của Pháo bên Tiên tăng được 10, còn ván cờ nầy bên Tiên được thêm 1 Mã có giá trị cơ bản 4,5 nếu tạm cho giá trị biến động của Mã tương đương 5 thì thực chất bên Tiên đã mất đi 5 điểm giá trị. Do đó ván cờ hòa là hợp lẽ thôi.
Chúng ta xem thêm một ván cờ khác.
http://i611.photobucket.com/albums/tt193/mathuyenxua/Hinh%20minh%20hoa/trungcuoc_015.jpg
Hình trên là một ván cờ ở cuối giai đoạn trung cuộc, lực lượng đôi bên hoàn toàn bằng nhau về quân số. Nếu tính tổng điểm giá trị cơ bản của hai bên cũng hoàn toàn cân bằng.
Thế nhưng Hậu không chống đỡ được. Vì sao ?
Vì giá trị biến động của các quân hai bên hoàn toàn khác nhau. Chúng ta xét từng quân một.
Tiên :
Xe đứng ở vị trí tốt, giá trị biến động của Xe tăng cao hơn giá trị cơ bản của nó.
Pháo đứng giữa trung lộ uy hiếp buộc Tướng bên Hậu phải bình 4. Như vậy giá trị biến động của Pháo cũng tăng cao hơn giá trị cơ bản của nó.
Mã tuy không tham gia tấn công nhưng nó phòng thủ nhốt được con Xe bên Hậu, giá trị biến động của nó cũng tăng cao hơn giá trị cơ bản của nó.
Nói chung các quân chủ lực của Tiên đều phát huy tốt sức mạnh của chúng. Nhưng điểm nổi bật ở đây chính là con Chốt đã xuống sâu, trực tiếp đe dọa Tướng bên Hậu. Phải thấy giá trị biến động của Chốt không phải là 2 mà tăng cao rất nhiều. Chính nhờ vị trí của nó đứng tốt đồng thời chính con Xe đã làm tăng sức mạnh ghê gớm của nó. Nếu không có con Xe thì giá trị biến động của nó có tăng nhưng không phải nhiều lắm. Bây giờ nếu thay con Chốt này bằng con Mã hay con Pháo thì Hậu chưa thua ngay. Chỉ có thể đổi con Chốt này bằng một con Xe thứ hai thì mới buộc Hậu thua ngay. Như vậy có thể nói v’ của con Chốt này tương đương giá trị 10.
Còn các quân bên Hậu thế nào ?
Trước hết con Xe bên Hậu bị nhốt trong góc không làm được vai trò gì từ phòng thủ đến tấn công. Nếu nó phải hành động thì chỉ đổi lấy Chốt biên hoặc Tượng của bên Tiên. Như vậy giá trị biến động của nó giảm rất thấp vì vị trí của nó quá xấu. Có thể tính cụ thể v’ của nó chỉ còn khoảng 2,5 tức là bằng giá trị cơ bản của con Tượng bên Tiên.
Con Pháo bên Hậu trong góc cũng không phát huy được tác dụng nên giá trị biến động của nó cũng giảm đi so với giá trị cơ bản của nó. Đối với con Mã cũng vậy, ở vị trí đó nó chưa phát huy được gì, cho nên v’ của con Mã này cũng tương đương với v của nó. Thế nhưng nếu di chuyển được con Mã này xuống một bước hoặc nó kịp chơi M3.1 thì giá trị biến động của nó tăng lên ghê gớm. Chính ở vị trí mới này, con Mã gia tăng giá trị biến động của nó mà đồng thời cũng làm tăng giá trị biến động của con Pháo và của cả con Chốt đã xuống sâu. Vì nếu bên Hậu đến lượt đi thì với sự phối hợp của Pháo, Mã và Chốt cũng đủ sức làm thua đối phương.
Riêng phần con Chốt bên Hậu xuống sâu phải thấy nó có giá trị biến động tăng cao. Nếu bên Tiên không giương Sĩ che mặt Tướng bên Hậu thì chỉ cần con Chốt này phối hợp với Pháo và Tướng cũng đủ làm thua bên Tiên. Vậy thì chính con Sĩ bên Tiên giương lên đã đánh tuột giá trị biến động của con Chốt này xuống rất nhiều, đến mức nó cũng chẳng gây được chút khó khăn nào cho Tướng bên Tiên.
Từ các thí dụ trên cho chúng ta thấy giá trị của các quân cờ có tính chất tương đối, tùy thuộc đặc tính của từng thế cờ và quân số hiện có của cả hai bên. Giá trị cơ bản nhiều khi không có ý nghĩa bao nhiêu trong những tình huống cụ thể mà thường chính giá trị biến động hay giá trị tương đối mới quyết định thắng bại. Đặc biệt trong giai đoạn khai cuộc và trung cuộc thì giá trị biến động của các quân rất nổi bật, nhưng khi thế cờ đơn giản dần ở giai đoạn tàn cuộc thì giá trị cơ bản của các quân mới rõ hơn.
Với khái niệm về giá trị được trình bày trên giúp chúng ta có cơ sở cụ thể để trao đổi quân khi cần thiết, đồng thời cũng giúp chúng ta thẩm định, đánh giá tình hình một cách đúng đắn trong từng thời điểm để định kế hoạch cho phù hợp.
Cũng từ những thí dụ trên đã cho chúng ta hiểu sâu hơn khái niệm về thế của các quân : Giá trị có thể gia tăng hay suy giảm tùy ở thế
Và như trên đã nêu, giá trị biến động có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị cơ bản tùy thuộc vào thế của quân cờ tốt hay xấu. Nếu thế tốt thì làm cho v’ tăng, nếu thế xấu thì làm cho v’ giảm. Để hiểu rõ hơn khi nào thì thế tốt và khi nào thì thế xấu, chúng ta nghiên cứu tiếp phần sau.
Trần tấn Mỹ - Phạm tấn Hòa – Lê thiên Vị - Quách anh Tú
(Hội Cờ Thành phố Hồ chí Minh xuất bản 1992 )
GIÁ TRỊ CỦA CÁC QUÂN CỜ.
Tìm hiểu đặc điểm, tính năng và tác dụng của các quân cờ là để biết sức mạnh, sở trường, sở đoản các mặt của chúng để sử dụng phát huy đúng mức, đồng thời đối với phía địch cũng biết để đối phó cho chính xác, phù hợp.
Trong giai đoạn trung cuộc hai bên xáp chiến, mâu thuẩn xung đột luôn diễn ra, bắt buộc phải trao đổi quân thường xuyên, đồng thời phải đánh giá tình thế để có kế hoạch chơi tiếp.
Thế thì căn cứ vào đâu nên đổi quân hay không nên đổi quân, đổi thế nào là có lợi và đổi thế nào là không có lợi. Tất cả các vấn đề nầy sẽ được giải đáp khi chúng ta nắm vững khái niệm giá trị của các quân.
Thật ra khái niệm giá trị của các quân không phải mới đối với những người chơi cờ ở các thế kỷ trước. Vì từ lâu, làng cờ đã có câu nhận định sức mạnh của các quân chủ lực là “ Xe mười, Pháo bảy, Mã ba “, hoặc đánh giá Xe là quân mạnh nhất bằng câu “ Nhất Xa sát vạn “ hay đánh giá một Chốt qua hà, sức mạnh bằng nửa con Xe “ Nhất Tốt độ hà, bán Xa chi lực “. Thế nhưng sự đánh giá nhận định này về sức mạnh của các quân không chính xác và cũng không đầy đủ. Do đó khái niệm giá trị của các quân cần được xác định rõ và hoàn chỉnh hơn.
Chúng ta đã biết mỗi loại quân cờ hay mỗi binh chủng có đặc điểm, tính năng và tác dụng khác nhau nên sức mạnh của chúng cũng khác nhau, giá trị của chúng cũng không giống nhau. Mà ngay bản thân mỗi quân cờ cũng không phải lúc nào sức mạnh cũng giữ nguyên như cũ. Khi đứng ở vị trí tốt nó phát huy tính năng, tác dụng tối đa khác hẳn với khi nó đứng ở vị trí xấu, không thể phát huy tính năng tác dụng được, hay chỉ phát huy ở mức rất hạn chế.
Vậy điều trước tiên chúng ta phải thấy mỗi quân cờ có hai giá trị : giá trị vốn có và giá trị biến động. Giá trị vốn có thường được gọi là giá trị cơ bản còn giá trị biến động được gọi là giá trị tương đối.
Các nhà nghiên cứu, lý luận về cờ đã trao đổi thống nhất với nhau bảng giá trị cơ bản của các quân như sau :
Nếu lấy con Chốt chưa qua hà làm chuẩn để xác định giá trị thì nó là quân kém năng lực nhất trên bàn cờ. Khi chưa qua hà nó chỉ kiểm soát hay khống chế mỗi một điểm trước mặt nó nên tạm cho nó có giá trị bằng 1. Thế nhưng khi nó đã qua hà, nó không chế đến 2 hay 3 điểm ở trước mặt và bên cạnh ( vì Chốt biên chỉ khống chế được 2 điểm mà thôi ). Bây giờ nó mang giá trị tương đối, phải thấy nó mạnh hơn lúc chưa qua hà nên giá trị lúc này của nó phải là 2.
Đối với Sĩ, Tượng là loại binh chũng phòng ngự, có nhiệm vụ chính là bảo vệ an toàn cho Tướng, đôi lúc chúng cũng trợ giúp các quân bạn tấn công. Trong giai đoạn trung cuộc, Chốt đối phương qua hà được đổi lấy 1 Sĩ hoặc 1 Tượng, do đó người ta đánh giá Sĩ hoặc Tượng có giá trị bằng 1 Chốt đã qua hà, tức là bằng 2. Nhưng vì so sánh năng lực giữa Tượng và Sĩ thì thấy Tượng có phần đắc lực hơn nên nếu định giá trị Sĩ là 2 thì Tượng phải là 2.5 mới công bằng.
Còn quân Mã trên bàn cờ có khả năng khống chế tối đa là 8 điểm, mỗi bước nhảy của nó vượt được 2 tuyến đường ngang hay dọc. So ra thì Mã cũng mạnh đấy nhưng tác chiến ở tầm cự ly ngắn mà thôi. Nếu so với 2 Chốt đã qua hà cặp kè nhau thì năng lực của Mã không hơn bao nhiêu, do đó định giá trị cơ bản của Mã 4,5 là vừa. Nên nhớ 2 Chốt cặp kè nhau khi qua hà phải có giá trị hơn 4.
Với Pháo là binh chủng tác chiến tầm xa rất có hiệu quả. Trên đường dọc, Pháo khống chế tối đa chỉ 8 điểm nhưng nó còn khống chế cả đường ngang. Mặt khác Pháo là quân có tính cơ động cao, nó có thể đi một bước vượt đến 9 tuyến đường. Thế nhưng ở cự ly gần, nhiều khi Pháo bất lực, không làm được gì để khống chế đối phương. Do đó so với Mã thì phải thấy mỗi quân có một sở trường riêng, sức mạnh của chúng coi như tương đương nhau. Thế nhưng trong giai đoạn trung cuộc quân số hai bên tương đối còn nhiều, Mã đi lại dễ bị cản trở, còn Pháo thì nhanh nhẹn hơn, dễ phát huy năng lực hơn nên giá trị cơ bản của Pháo phải là 5.
Đối với Xe thì rõ là một binh chủng cơ động mạnh nhất, nó khống chế ngang, dọc tối đa đến 17 điểm. Nếu đem 1 Xe đổi với Pháo, Mã của đối phương thì thấy có phần thiệt thòi một chút, còn đổi với 2 Pháo thì có thể coi là cân bằng. Do đó giá trị cơ bản của Xe là 10.
Còn Tướng, bản thân nó không có sức mạnh bao nhiêu dù đôi khi nó cũng làm được nhiệm vụ trợ giúp cho các quân phe nó tấn công có kết quả. Thế nhưng giá trị cơ bản của nó thì vô cùng to lớn, không một quân nào so sánh được. Tất cả các quân đều có thể đổi, có thể hi sinh nhưng riêng quân Tướng không thể đánh đổi mà cũng không thể hi sinh, vì mất Tướng là thua ván cờ. Do đó không nên định giá trị cơ bản của Tướng vì định cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Như vậy có 6 loại quân, người ta tạm thống nhất để định giá trị cơ bản của chúng là như thế. Đây là một cơ sở để tính toán thiệt hơn khi muốn đánh đổi quân của đối phương. Thế nhưng nếu chỉ đơn thuần căn cứ vào bảng giá trị này để đổi quân thì rất sai lầm. Cần phải căn cứ vào giá trị biến động hay giá trị tương đối của các quân để tính toán, thẩm định thiệt hơn, mới chính xác.
Thế nào là giá trị biến động hay giá trị tương đối ?
Như trên đã có nêu, tuy mỗi quân cờ đều có giá trị cơ bản nhưng trong từng vị trí đứng mỗi lúc của nó mà nó có một giá trị thay đổi khác với giá trị cơ bản. Cái giá trị nẩy sinh do từ vị trí tốt, xấu, từ tình huống cụ thể mà có được gọi là giá trị biến động hay giá trị tương đối. Nếu gọi một cách hình ảnh cụ thể giá trị cơ bản là v thì giá trị biến động là v’.
Vậy giữa giá trị cơ bản với giá trị biến động thì giá trị nào lớn hơn, tức là so sánh giữa v và v’ ?
Trả lời câu hỏi này không đơn giản. Vì v là một con số qui ước cố định đối với sức mạnh từng quân cờ đã được nêu, còn v’ là một con số biến động luôn, có trường hợp lớn hơn v nhưng cũng có trường hợp nhỏ hơn v.
Để hiểu rõ sự thay đổi này, chúng ta khảo sát một số ván cờ cụ thể sau đây:
http://i611.photobucket.com/albums/tt193/mathuyenxua/Hinh%20minh%20hoa/trungcuoc_013.jpg
Hình trên là một ván cờ tàn, bên Tiên còn 1 Pháo và 1 Sĩ, bên Hậu còn 1 Xe và 2 Sĩ. Nếu tính đơn giản dựa vào giá trị cơ bản thì phải nói bên Hậu mạnh hơn bên Tiên.
Nhưng bây giờ đến lượt Tiên đi :
01. P9-3……………đe dọa chiếu bí Hậu.
01…………..Tg – 4, Hậu chỉ có mỗi một cách chống đỡ như thế để tránh nước chiếu bí.
02. P3.5…….Tg .1
03. P3-7, thắng ( vì tàn cuộc Pháo Sĩ thắng Tướng Song Sĩ )
Như vậy khi con Pháo 9-3 thì sức mạnh của nó rất ghê gớm. Sức mạnh này rõ ràng nhờ Tướng lộ của nó khống chế Sĩ giữa của Hậu khiến con Sĩ này không thoái 4 được, đồng thời chính con Sĩ 6 của Hậu cũng “ nối giáo “ cho giặc. Nếu con Sĩ 6 này giương lên trên thì Pháo bên Tiên đâu có phát huy được sức mạnh như vậy.
Bây giờ giả sử chúng ta thay con Pháo bên Tiên bằng con Xe. Kết quả ván cờ hòa.
Vậy giá trị của con Pháo khi bình 3 rõ ràng lớn hơn 1 Xe, hay nói cụ thể v’ của Pháo ở đây lớn hơn 10. Nhưng cụ thể v’ của Pháo là bao nhiêu ?
Trong thế cờ trên nếu muốn Tiên thắng thì ngoài việc thay Pháo bằng 1 Xe, phải cho bên Tiên thêm 1 Mã hoặc 1 Pháo thì mới có thể thắng được. Vậy có nghĩa là Tiên cần một lực lượng có giá trị cơ bản khoảng 10 + 5 = 15 thuộc quân chủ lực. Từ đây có thể suy ra v’ của Pháo khi bình 3 tương đương giá trị 15.
Bây giờ ta xem tiếp một ván cờ khác để hiểu sâu thêm giá trị biến động.
http://i611.photobucket.com/albums/tt193/mathuyenxua/Hinh%20minh%20hoa/trungcuoc_014.jpg
Hình trên là ván cờ tàn tương tự như ván trước, nhưng Tiên được “ tăng cường ” một Mã. Việc “ tăng cường “ này hoàn toàn không làm cho Tiên mạnh lên mà thực chất lại làm Tiên yếu hơn, vì chính con Mã này đã ngăn cản Pháo phát huy sức mạnh. Bây giờ đến lượt Tiên đi, khôn ngoan nhất là phải tìm cách thủ hòa :
01.M3/4……….X3.7
02. S6.5……….X3-5
03. P9/4……….S5.4
04. M4/3………X5-3
05. P9-6, Hòa
Tiên phối hợp Pháo, Mã và Sĩ thủ hòa Xe.
Chúng ta giải thích giá trị biến động của Pháo thế nào ?
Do có quân Mã cản đường, Pháo không thể di chuyển sang cánh mặt để tấn công được nên giá trị biến động của Pháo ở tại lộ 9 coi như không thay đổi gì so với giá trị cơ bản của nó. Thế cờ bên Tiên khuyết Sĩ, mất cả hai Tượng càng giúp cho Xe bên Hậu phát huy sức mạnh, vì vậy Tiên phải lo cầu hòa.
Cả 3 quân Pháo, Mã và Sĩ phải hợp lực nhau mới chống đỡ được. Do đó có thể nói giá trị biến động của Xe bên Hậu khi tiến sang phản công bằng giá trị tổng hợp của các quân bên Tiên : 5 + 4,5 +2 = 11,5.
So với ván trước, giá trị cơ bản của Pháo bên Tiên tăng được 10, còn ván cờ nầy bên Tiên được thêm 1 Mã có giá trị cơ bản 4,5 nếu tạm cho giá trị biến động của Mã tương đương 5 thì thực chất bên Tiên đã mất đi 5 điểm giá trị. Do đó ván cờ hòa là hợp lẽ thôi.
Chúng ta xem thêm một ván cờ khác.
http://i611.photobucket.com/albums/tt193/mathuyenxua/Hinh%20minh%20hoa/trungcuoc_015.jpg
Hình trên là một ván cờ ở cuối giai đoạn trung cuộc, lực lượng đôi bên hoàn toàn bằng nhau về quân số. Nếu tính tổng điểm giá trị cơ bản của hai bên cũng hoàn toàn cân bằng.
Thế nhưng Hậu không chống đỡ được. Vì sao ?
Vì giá trị biến động của các quân hai bên hoàn toàn khác nhau. Chúng ta xét từng quân một.
Tiên :
Xe đứng ở vị trí tốt, giá trị biến động của Xe tăng cao hơn giá trị cơ bản của nó.
Pháo đứng giữa trung lộ uy hiếp buộc Tướng bên Hậu phải bình 4. Như vậy giá trị biến động của Pháo cũng tăng cao hơn giá trị cơ bản của nó.
Mã tuy không tham gia tấn công nhưng nó phòng thủ nhốt được con Xe bên Hậu, giá trị biến động của nó cũng tăng cao hơn giá trị cơ bản của nó.
Nói chung các quân chủ lực của Tiên đều phát huy tốt sức mạnh của chúng. Nhưng điểm nổi bật ở đây chính là con Chốt đã xuống sâu, trực tiếp đe dọa Tướng bên Hậu. Phải thấy giá trị biến động của Chốt không phải là 2 mà tăng cao rất nhiều. Chính nhờ vị trí của nó đứng tốt đồng thời chính con Xe đã làm tăng sức mạnh ghê gớm của nó. Nếu không có con Xe thì giá trị biến động của nó có tăng nhưng không phải nhiều lắm. Bây giờ nếu thay con Chốt này bằng con Mã hay con Pháo thì Hậu chưa thua ngay. Chỉ có thể đổi con Chốt này bằng một con Xe thứ hai thì mới buộc Hậu thua ngay. Như vậy có thể nói v’ của con Chốt này tương đương giá trị 10.
Còn các quân bên Hậu thế nào ?
Trước hết con Xe bên Hậu bị nhốt trong góc không làm được vai trò gì từ phòng thủ đến tấn công. Nếu nó phải hành động thì chỉ đổi lấy Chốt biên hoặc Tượng của bên Tiên. Như vậy giá trị biến động của nó giảm rất thấp vì vị trí của nó quá xấu. Có thể tính cụ thể v’ của nó chỉ còn khoảng 2,5 tức là bằng giá trị cơ bản của con Tượng bên Tiên.
Con Pháo bên Hậu trong góc cũng không phát huy được tác dụng nên giá trị biến động của nó cũng giảm đi so với giá trị cơ bản của nó. Đối với con Mã cũng vậy, ở vị trí đó nó chưa phát huy được gì, cho nên v’ của con Mã này cũng tương đương với v của nó. Thế nhưng nếu di chuyển được con Mã này xuống một bước hoặc nó kịp chơi M3.1 thì giá trị biến động của nó tăng lên ghê gớm. Chính ở vị trí mới này, con Mã gia tăng giá trị biến động của nó mà đồng thời cũng làm tăng giá trị biến động của con Pháo và của cả con Chốt đã xuống sâu. Vì nếu bên Hậu đến lượt đi thì với sự phối hợp của Pháo, Mã và Chốt cũng đủ sức làm thua đối phương.
Riêng phần con Chốt bên Hậu xuống sâu phải thấy nó có giá trị biến động tăng cao. Nếu bên Tiên không giương Sĩ che mặt Tướng bên Hậu thì chỉ cần con Chốt này phối hợp với Pháo và Tướng cũng đủ làm thua bên Tiên. Vậy thì chính con Sĩ bên Tiên giương lên đã đánh tuột giá trị biến động của con Chốt này xuống rất nhiều, đến mức nó cũng chẳng gây được chút khó khăn nào cho Tướng bên Tiên.
Từ các thí dụ trên cho chúng ta thấy giá trị của các quân cờ có tính chất tương đối, tùy thuộc đặc tính của từng thế cờ và quân số hiện có của cả hai bên. Giá trị cơ bản nhiều khi không có ý nghĩa bao nhiêu trong những tình huống cụ thể mà thường chính giá trị biến động hay giá trị tương đối mới quyết định thắng bại. Đặc biệt trong giai đoạn khai cuộc và trung cuộc thì giá trị biến động của các quân rất nổi bật, nhưng khi thế cờ đơn giản dần ở giai đoạn tàn cuộc thì giá trị cơ bản của các quân mới rõ hơn.
Với khái niệm về giá trị được trình bày trên giúp chúng ta có cơ sở cụ thể để trao đổi quân khi cần thiết, đồng thời cũng giúp chúng ta thẩm định, đánh giá tình hình một cách đúng đắn trong từng thời điểm để định kế hoạch cho phù hợp.
Cũng từ những thí dụ trên đã cho chúng ta hiểu sâu hơn khái niệm về thế của các quân : Giá trị có thể gia tăng hay suy giảm tùy ở thế
Và như trên đã nêu, giá trị biến động có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị cơ bản tùy thuộc vào thế của quân cờ tốt hay xấu. Nếu thế tốt thì làm cho v’ tăng, nếu thế xấu thì làm cho v’ giảm. Để hiểu rõ hơn khi nào thì thế tốt và khi nào thì thế xấu, chúng ta nghiên cứu tiếp phần sau.